Kinh Đời
Obama bài học nhân bản ( Thế giới nhiễu nhương, là TT liệu có thích hợp? )
Giữa những lần vỗ tay không dứt và những tiếng hò reo phấn khích của hàng chục ngàn người trong một khán đường lớn nhất nước Mỹ tại Chicago, diễn từ chia tay của Tổng Thống Barack Obama không dùng đánh bóng những thành tích của mình, mà như một chia sẻ chân tình với người dân về con đường dân chủ và những giá trị tinh thần lâu đời của nước Mỹ, cùng những niềm hy vọng, lạc quan về tương lai đất nước. Nhưng không chỉ ngần ấy, dăm phút ngắn ngủi cảm ơn người dân, gia đình cùng thuộc cấp của TT Obama chắc chắn đã là điều gây nhiều cảm xúc cho không ít người tham dự hay theo dõi qua màn hình.
Có người viết cho tôi rằng, bất luận ai là tổng thống thì những chính sách của ông cũng luôn có người ủng hộ hay chống đối. Mức độ có thể khác nhau nhưng quả thật là vậy. Nên những sách lược, những được mất những năm cầm quyền của bất cứ đời tổng thống Hoa Kỳ nào đó, hãy nhường lại cho những nhà sử học có thể có những đánh giá công tâm hơn. Còn với riêng tôi, những giá trị đẹp vẫn phải vượt lên mọi điều, trên cả chính kiến lẫn định kiến có thể thay đổi. Dù nhỏ nhặt như những lời cảm ơn của TT Obama đến người dân, gia đình và thuộc cấp của mình hay lá thư của chị em nhà Bush gởi cho hai con gái Obama.
Hãy bắt đầu bằng giọt nước mắt của Phó Tổng Thống Joe Biden của những ngày cuối nhiệm kỳ. Hình ảnh ông rưng rưng trước những lời lẽ Obama dành cho mình, “Joe Binden,… quyết định đầu tiên và đúng nhất mà tôi đưa ra là chọn anh làm ứng viên. Không chỉ vì anh đã là một phó tổng thống xuất sắc mà hơn thế nữa, tôi có thêm một người anh trai. Chúng tôi yêu mến anh và Jill như gia đình vậy, tình bạn với anh đã là một trong những niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi”. Có hình ảnh và ngôn từ nào diễn đạt mạnh mẽ hơn khi một già một trẻ, một trắng một đen ôm và vỗ nhẹ vai nhau, như những người anh em đích thực. Vài ngày sau, Joe Biden lại chặm nước mắt của mình khi được đích thân Obama trao tặng Huân chương Tự Do. Giọt nước mắt của một chính khách lão luyện có hơn bốn mươi năm phục vụ trên chính trường Hoa Kỳ, người xứng đáng được nhận những huân chương quốc gia cao quý nhất, chắc không phải vì vui mừng mà vì cảm động về cái tình bạn chân thật đó.
Nó cảm động như những giọt nước mắt của một vị tổng thống điềm tĩnh, dí dỏm nhưng đa cảm, khi nói về vợ mình. Những nhiếp ảnh gia làm công việc lưu lại những hình ảnh của gia đình Tổng thống Obama bảo rằng, đây là một gia đình rất dễ dàng để chụp được những tấm ảnh sống thực, giàu cảm xúc. Bởi Obama vốn nổi tiếng là một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Chỉ mỗi việc cả gia đình Omaba sẽ lưu lại Washington sau khi rời nhiệm sở để không làm gián đoạn và chờ cô con gái út Sasha hoàn tất trung học đã làm tôi quý trọng ông thêm. Như tôi quý mến tất cả những gia đình luôn biết yêu thương và hy sinh cho nhau. Nhất là với những người quyền lực, tưởng như trọng trách quốc gia đã đè nặng hết cả tâm trí họ. Ống kính quay cảnh cô con gái Malia và những người đã lau nước mắt khi nghe Obama cảm ơn vợ. “Michelle, hai mươi lăm năm qua em không chỉ là vợ, là mẹ của các con anh, mà em còn là người bạn thân thiết nhất của anh. Em đã nhận lấy vai trò mà em không yêu cầu, và tự em đã hoàn thành với sự tinh tế, mạnh mẽ, phong nhã và đầy dí dỏm. Em đã biến Bạch Ốc thành ngôi nhà thuộc về hết thẩy mọi người. Một thế hệ mới đặt mục tiêu cao hơn khi nhìn em là khuôn mẫu của họ. Em làm anh hãnh diện. Em làm cho quốc gia hãnh diện. Với hai con Malia và Sasha. Trong một hoàn cảnh khác thường nhất, hai con đã trưởng thành, trở thành hai thiếu nữ tuyệt vời, thông minh và xinh đẹp, nhưng quan trọng hơn là thành những người nhân ái, sâu sắc và đầy nhiệt thành. Các con đã vượt qua gánh nặng nổi tiếng thật dễ dàng. Trong mọi chuyện ba đã làm trong đời thì điều ba hãnh diện nhất là làm cha của hai con”. Há đó không phải là cái đẹp về sự yêu thương và giá trị gia đình chuẩn mực? Trên internet, nhiều người dân và không ít các nhà báo đã viết rằng, đó là những giây phút đã làm họ cảm động và chảy nước mắt khi theo dõi buổi lễ. Những tiếng nói từ con tim dễ dàng được những con tim đón nhận. Bởi không ít người chỉ quen nhìn vào uy quyền của những khuôn mặt lạnh lẽo, nghiêm trang. Tôi chỉ thấy, càng uy quyền và nổi tiếng thì sự bình dị, gần gũi lại càng đáng kính và cao quý hơn.
Nên khi Obama cảm ơn các nhân viên thuộc cấp của mình trong buổi lễ này, bảo họ là những người nhiệt huyết và có lý tưởng đã đi theo ông suốt tám năm qua, có nhiều người còn lâu hơn thế nữa, để cùng ông hoàn thành trọng trách quốc gia, tôi tin đó là một lời cảm ơn rất chân thành. Vì ông là người không chỉ nói giỏi. Tôi chắc bạn đã từng xem thước phim Obama cầm dù che mưa cho một nữ nhân viên của mình, đã thấy bức ảnh ông cung tay với một người lao công quét dọn tại Bạch Ốc khi đi ngang qua, cùng vô số điều tương tự khác. Như bản tin về những ngày bận rộn cuối nhiệm kỳ, Obama vẫn sắp xếp thời gian bay sang Florida để làm phụ rể cho một nhân viên thuộc cấp của mình lấy vợ, là một giám đốc sự vụ mà suốt tám năm qua đã xếp đặt cho những chuyến đi đó đây cho Obama và trở thành người bạn đánh gôn của ông. Rồi những đánh giá trân trọng mà ông đã dành cho nữ cố vấn gốc Việt Elizabeth Phú khi sang Việt Nam hồi năm trước hay cho tân nữ dân biểu liên bang Stephanie Ngọc-Dung Murphy, những người thuộc sắc dân thiểu số có cơ may làm việc với ông. Cổ vũ cho sự thăng tiến và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt với di dân và các sắc dân thiểu số, chính sách của Obama thể hiện chính con người và lý tưởng của ông. Nếu có nhóm dân bản xứ nào đó chống đối chính sách này thì nó chẳng là điều khó hiểu, còn với những người thiểu số, lý do nào để chống đối những cơ hội của chính họ và con cháu mình?
Ngày cuối tuần, tôi lại đọc thêm được câu chuyện đẹp bên lề
khác, cạnh những câu chuyện thời sự còn đầy gay gắt của chính trường.
Ðẹp bởi nó là câu chuyện chẳng bị ràng buộc bởi định kiến hay xu hướng
chính trị và màu da của những người trẻ tuổi, vừa giống và khác nhau. Ðó
là lá thư của hai chị em song sinh Barbara và Jenna, các ái nữ của Tổng
Thống George W. Bush gởi cho hai con gái nhỏ của Obama, được đăng trên
tạp chí Time, vốn thường dành cho những bài chính luận khô khan. Hai
chị em nhà Bush, những cô bé bước vào Bạch Ốc từ rất nhỏ, khi ông nội
mình là Tổng thống rồi đến cha mình. Họ hưởng sự danh giá và danh tiếng
nhiều như những áp lực và sự bó buộc mà trẻ em thông thường khác không
bị. Ðó là một “club” con cái những tổng thống mà họ bị đưa đẩy để phải
đọc hay nghe cha mẹ mình bị chỉ trích nặng nề, không chỉ với những vấn
đề quốc gia trên chính trường, báo chí mà cả những ngôn từ hạ cấp của
những người thường dân lỗ mãng,
xa lạ nào đó. Trong lá thư dài, chị em Bush chúc mừng chị em Obama đã đi
qua con đường bị đè nặng bởi sự danh tiếng của cha mẹ mà họ cũng đã
trải qua, để chuẩn bị bước vào đại học, mang theo tất cả kỷ niệm một
thời Bạch Cung. Họ khuyên Malia và Sasha đừng quên từ những nhân viên
phục vụ, mật vụ cho đến những cơ hội được gặp gỡ các nhân vật đứng đầu
thế giới, những chuyến đi khắp các Châu lục…, sẽ là một vốn liếng quý
giá làm hành trang vào đời, theo đuổi những mục tiêu cao đẹp đã thừa
hưởng từ cha mẹ. Họ khuyên các em hãy tự khám phá những đam mê và con
người thật của mình, cho phép mình phạm lỗi lầm, hãy tìm kiếm và trân
trọng tình bạn và bỏ ngoài tai những lời phán xét của kẻ ngoại
cuộc. Bức thư chân thành và cảm động, như tâm tình của những người chị
khuyên em gái, mang nhiều ý hướng tốt đẹp và có giá trị cho cả những
thanh thiếu niên nói chung.
Những khác biệt về tư tưởng, xu hướng cùng mối liên đới chính trị của mỗi người là điều tự nhiên và tích cực trong một xã hội dân chủ, nếu chúng không đặt nền tảng trên những định kiến, trên những quyền lợi riêng tư và những ý tưởng phân chia để cùng nhắm đến việc phát triển xã hội chung, để tôn vinh những giá trị tinh thần cao đẹp, để mang lại quyền bình đẳng và cơ hội rộng mở cho bất cứ ai. Với tôi, tình bạn giữa hai người đàn ông khác màu da đã cùng dẫn dắt nước Mỹ trong tám năm qua hay sự bày tỏ yêu thương gia đình, với thuộc cấp của một người đàn ông quyền lực nhất thế giới và những ân cần, chia sẻ của các cô gái trong những gia đình danh tiếng nhất nước Mỹ, là những bài học và giá trị nhân bản. Chúng cho thấy những hàng rào của định kiến có thể bị biến mất để xã hội trở nên tốt đẹp hơn, cho dù con đường đi của nó luôn có nhiều thử thách.
ÐYT
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Obama bài học nhân bản ( Thế giới nhiễu nhương, là TT liệu có thích hợp? )
Giữa những lần vỗ tay không dứt và những tiếng hò reo phấn khích của hàng chục ngàn người trong một khán đường lớn nhất nước Mỹ tại Chicago, diễn từ chia tay của Tổng Thống Barack Obama không dùng đánh bóng những thành tích của mình, mà như một chia sẻ chân tình với người dân về con đường dân chủ và những giá trị tinh thần lâu đời của nước Mỹ, cùng những niềm hy vọng, lạc quan về tương lai đất nước. Nhưng không chỉ ngần ấy, dăm phút ngắn ngủi cảm ơn người dân, gia đình cùng thuộc cấp của TT Obama chắc chắn đã là điều gây nhiều cảm xúc cho không ít người tham dự hay theo dõi qua màn hình.
Có người viết cho tôi rằng, bất luận ai là tổng thống thì những chính sách của ông cũng luôn có người ủng hộ hay chống đối. Mức độ có thể khác nhau nhưng quả thật là vậy. Nên những sách lược, những được mất những năm cầm quyền của bất cứ đời tổng thống Hoa Kỳ nào đó, hãy nhường lại cho những nhà sử học có thể có những đánh giá công tâm hơn. Còn với riêng tôi, những giá trị đẹp vẫn phải vượt lên mọi điều, trên cả chính kiến lẫn định kiến có thể thay đổi. Dù nhỏ nhặt như những lời cảm ơn của TT Obama đến người dân, gia đình và thuộc cấp của mình hay lá thư của chị em nhà Bush gởi cho hai con gái Obama.
Hãy bắt đầu bằng giọt nước mắt của Phó Tổng Thống Joe Biden của những ngày cuối nhiệm kỳ. Hình ảnh ông rưng rưng trước những lời lẽ Obama dành cho mình, “Joe Binden,… quyết định đầu tiên và đúng nhất mà tôi đưa ra là chọn anh làm ứng viên. Không chỉ vì anh đã là một phó tổng thống xuất sắc mà hơn thế nữa, tôi có thêm một người anh trai. Chúng tôi yêu mến anh và Jill như gia đình vậy, tình bạn với anh đã là một trong những niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi”. Có hình ảnh và ngôn từ nào diễn đạt mạnh mẽ hơn khi một già một trẻ, một trắng một đen ôm và vỗ nhẹ vai nhau, như những người anh em đích thực. Vài ngày sau, Joe Biden lại chặm nước mắt của mình khi được đích thân Obama trao tặng Huân chương Tự Do. Giọt nước mắt của một chính khách lão luyện có hơn bốn mươi năm phục vụ trên chính trường Hoa Kỳ, người xứng đáng được nhận những huân chương quốc gia cao quý nhất, chắc không phải vì vui mừng mà vì cảm động về cái tình bạn chân thật đó.
Nó cảm động như những giọt nước mắt của một vị tổng thống điềm tĩnh, dí dỏm nhưng đa cảm, khi nói về vợ mình. Những nhiếp ảnh gia làm công việc lưu lại những hình ảnh của gia đình Tổng thống Obama bảo rằng, đây là một gia đình rất dễ dàng để chụp được những tấm ảnh sống thực, giàu cảm xúc. Bởi Obama vốn nổi tiếng là một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Chỉ mỗi việc cả gia đình Omaba sẽ lưu lại Washington sau khi rời nhiệm sở để không làm gián đoạn và chờ cô con gái út Sasha hoàn tất trung học đã làm tôi quý trọng ông thêm. Như tôi quý mến tất cả những gia đình luôn biết yêu thương và hy sinh cho nhau. Nhất là với những người quyền lực, tưởng như trọng trách quốc gia đã đè nặng hết cả tâm trí họ. Ống kính quay cảnh cô con gái Malia và những người đã lau nước mắt khi nghe Obama cảm ơn vợ. “Michelle, hai mươi lăm năm qua em không chỉ là vợ, là mẹ của các con anh, mà em còn là người bạn thân thiết nhất của anh. Em đã nhận lấy vai trò mà em không yêu cầu, và tự em đã hoàn thành với sự tinh tế, mạnh mẽ, phong nhã và đầy dí dỏm. Em đã biến Bạch Ốc thành ngôi nhà thuộc về hết thẩy mọi người. Một thế hệ mới đặt mục tiêu cao hơn khi nhìn em là khuôn mẫu của họ. Em làm anh hãnh diện. Em làm cho quốc gia hãnh diện. Với hai con Malia và Sasha. Trong một hoàn cảnh khác thường nhất, hai con đã trưởng thành, trở thành hai thiếu nữ tuyệt vời, thông minh và xinh đẹp, nhưng quan trọng hơn là thành những người nhân ái, sâu sắc và đầy nhiệt thành. Các con đã vượt qua gánh nặng nổi tiếng thật dễ dàng. Trong mọi chuyện ba đã làm trong đời thì điều ba hãnh diện nhất là làm cha của hai con”. Há đó không phải là cái đẹp về sự yêu thương và giá trị gia đình chuẩn mực? Trên internet, nhiều người dân và không ít các nhà báo đã viết rằng, đó là những giây phút đã làm họ cảm động và chảy nước mắt khi theo dõi buổi lễ. Những tiếng nói từ con tim dễ dàng được những con tim đón nhận. Bởi không ít người chỉ quen nhìn vào uy quyền của những khuôn mặt lạnh lẽo, nghiêm trang. Tôi chỉ thấy, càng uy quyền và nổi tiếng thì sự bình dị, gần gũi lại càng đáng kính và cao quý hơn.
Nên khi Obama cảm ơn các nhân viên thuộc cấp của mình trong buổi lễ này, bảo họ là những người nhiệt huyết và có lý tưởng đã đi theo ông suốt tám năm qua, có nhiều người còn lâu hơn thế nữa, để cùng ông hoàn thành trọng trách quốc gia, tôi tin đó là một lời cảm ơn rất chân thành. Vì ông là người không chỉ nói giỏi. Tôi chắc bạn đã từng xem thước phim Obama cầm dù che mưa cho một nữ nhân viên của mình, đã thấy bức ảnh ông cung tay với một người lao công quét dọn tại Bạch Ốc khi đi ngang qua, cùng vô số điều tương tự khác. Như bản tin về những ngày bận rộn cuối nhiệm kỳ, Obama vẫn sắp xếp thời gian bay sang Florida để làm phụ rể cho một nhân viên thuộc cấp của mình lấy vợ, là một giám đốc sự vụ mà suốt tám năm qua đã xếp đặt cho những chuyến đi đó đây cho Obama và trở thành người bạn đánh gôn của ông. Rồi những đánh giá trân trọng mà ông đã dành cho nữ cố vấn gốc Việt Elizabeth Phú khi sang Việt Nam hồi năm trước hay cho tân nữ dân biểu liên bang Stephanie Ngọc-Dung Murphy, những người thuộc sắc dân thiểu số có cơ may làm việc với ông. Cổ vũ cho sự thăng tiến và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt với di dân và các sắc dân thiểu số, chính sách của Obama thể hiện chính con người và lý tưởng của ông. Nếu có nhóm dân bản xứ nào đó chống đối chính sách này thì nó chẳng là điều khó hiểu, còn với những người thiểu số, lý do nào để chống đối những cơ hội của chính họ và con cháu mình?
Ngày cuối tuần, tôi lại đọc thêm được câu chuyện đẹp bên lề
khác, cạnh những câu chuyện thời sự còn đầy gay gắt của chính trường.
Ðẹp bởi nó là câu chuyện chẳng bị ràng buộc bởi định kiến hay xu hướng
chính trị và màu da của những người trẻ tuổi, vừa giống và khác nhau. Ðó
là lá thư của hai chị em song sinh Barbara và Jenna, các ái nữ của Tổng
Thống George W. Bush gởi cho hai con gái nhỏ của Obama, được đăng trên
tạp chí Time, vốn thường dành cho những bài chính luận khô khan. Hai
chị em nhà Bush, những cô bé bước vào Bạch Ốc từ rất nhỏ, khi ông nội
mình là Tổng thống rồi đến cha mình. Họ hưởng sự danh giá và danh tiếng
nhiều như những áp lực và sự bó buộc mà trẻ em thông thường khác không
bị. Ðó là một “club” con cái những tổng thống mà họ bị đưa đẩy để phải
đọc hay nghe cha mẹ mình bị chỉ trích nặng nề, không chỉ với những vấn
đề quốc gia trên chính trường, báo chí mà cả những ngôn từ hạ cấp của
những người thường dân lỗ mãng,
xa lạ nào đó. Trong lá thư dài, chị em Bush chúc mừng chị em Obama đã đi
qua con đường bị đè nặng bởi sự danh tiếng của cha mẹ mà họ cũng đã
trải qua, để chuẩn bị bước vào đại học, mang theo tất cả kỷ niệm một
thời Bạch Cung. Họ khuyên Malia và Sasha đừng quên từ những nhân viên
phục vụ, mật vụ cho đến những cơ hội được gặp gỡ các nhân vật đứng đầu
thế giới, những chuyến đi khắp các Châu lục…, sẽ là một vốn liếng quý
giá làm hành trang vào đời, theo đuổi những mục tiêu cao đẹp đã thừa
hưởng từ cha mẹ. Họ khuyên các em hãy tự khám phá những đam mê và con
người thật của mình, cho phép mình phạm lỗi lầm, hãy tìm kiếm và trân
trọng tình bạn và bỏ ngoài tai những lời phán xét của kẻ ngoại
cuộc. Bức thư chân thành và cảm động, như tâm tình của những người chị
khuyên em gái, mang nhiều ý hướng tốt đẹp và có giá trị cho cả những
thanh thiếu niên nói chung.
Những khác biệt về tư tưởng, xu hướng cùng mối liên đới chính trị của mỗi người là điều tự nhiên và tích cực trong một xã hội dân chủ, nếu chúng không đặt nền tảng trên những định kiến, trên những quyền lợi riêng tư và những ý tưởng phân chia để cùng nhắm đến việc phát triển xã hội chung, để tôn vinh những giá trị tinh thần cao đẹp, để mang lại quyền bình đẳng và cơ hội rộng mở cho bất cứ ai. Với tôi, tình bạn giữa hai người đàn ông khác màu da đã cùng dẫn dắt nước Mỹ trong tám năm qua hay sự bày tỏ yêu thương gia đình, với thuộc cấp của một người đàn ông quyền lực nhất thế giới và những ân cần, chia sẻ của các cô gái trong những gia đình danh tiếng nhất nước Mỹ, là những bài học và giá trị nhân bản. Chúng cho thấy những hàng rào của định kiến có thể bị biến mất để xã hội trở nên tốt đẹp hơn, cho dù con đường đi của nó luôn có nhiều thử thách.
ÐYT
( Báo Trẻ )