Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, đương kim Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, một trong các quan chức cao cấp hàng đầu trong nền chính trị Việt Nam, vừa bị án kỷ luật cảnh cáo và phải ra khỏi trong Bộ Chính trị.
Quyết định được đưa ra hôm Chủ Nhật 7/5/2017, trong ngày họp thứ tư của Hội nghị Trung ương 5 khóa 12 Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên một bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh bị phế truất khỏi Bộ Chính trị, khiến người ta đặt câu hỏi về việc chiếc ghế lãnh đạo đảng ở thành phố lớn nhất nước sắp tới sẽ ra sao.
Ông Thăng bị kỷ luật cảnh cáo, mất ghế Bộ Chính trị
Bình luận về việc ông Đinh La Thăng mất ghế trong Bộ Chính trị
Ông Đinh La Thăng bị hạ bệ, mạng XH nói gì?
TS Doanh nói về Hội nghị TƯ 5 và ông Thăng
Trong cuộc thảo luận bàn tròn với BBC, được thực hiện ngay sau khi có quyết định kỷ luật ông Thăng, một khách mời bình luận rằng việc bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị đồng nghĩa với việc ông Thăng "sẽ không còn là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nữa".
"Với việc mất chức ủy viên Bộ Chính trị, đương nhiên ông Thăng sẽ không còn là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, vì trong cơ cấu cứng của Bộ Chính trị Việt Nam thì người giữ vị trí này luôn luôn phải là ủy viên Bộ Chính trị," Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam từ Sài Gòn nói.
"Tôi cho rằng việc điều chuyển một nhân vật khác trong Bộ Chính trị vào thay thế cho ông Đinh La Thăng và quá trình chuyển giao ban bí thư ở TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trong vòng từ hai đến ba tuần, sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 5."
"Việc này Đảng sẽ muốn làm rất nhanh. Một trong những minh chứng gần nhất là việc phân công các ủy viên Bộ Chính trị nhậm chức sau Đại hội 12 cũng chỉ diễn ra trong vòng từ hai đến ba tuần lễ mà thôi, chậm nhất là một tháng."
Đảng CS: 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng
Nhà báo Nguyễn Giang của BBC bình luận về Hội nghị TƯ5
Bàn tròn BBC: Hội nghị Trung ương 5 và "số phận ông Thăng"
Trước câu hỏi ai sẽ là người có thể thay ông Đinh La Thăng, một blogger từ TP Hồ Chí Minh trong cuộc trao đổi với BBC hôm 3/5, trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương 5, cho rằng việc lựa chọn gương mặt mới sẽ phải 'căn cứ vào đặc điểm của Sài Gòn'.
"Dù sao thành phố cũng có đặc điểm dân chủ kế thừa từ thời Việt Nam Cộng Hòa," blogger Nguyễn An Dân nói. "Tư duy Đảng bộ Sài Gòn cũng tiến bộ hơn các địa phương khác."
"Bí thư Thành ủy phải mang tư duy đổi mới, nhưng không được làm 'vỡ bình'," ông Nguyễn An Dân bình luận. "Nhân sự sẽ được chọn theo hai tố chất đó, ví dụ ông Nguyễn Văn Bình hay Nguyễn Thiện Nhân."
Tuy nhiên, ông Phạm Chí Dũng cho rằng gương mặt thay thế 'hiện vẫn là một ẩn số', và có lẽ 'phải chờ đến hết hội nghị Trung ương 5 mới có thể rút nhân sự, đưa ủy viên Bộ chính trị nào đó có thể về thay ông Thăng'.
Đưa ra phán đoán cá nhân, ông Phạm Chí Dũng cho rằng: "Thuận tiện nhất, đỡ phải nhức đầu nhất, đỡ phải đàm phán nhất và ít tranh chấp nhất trong nội bộ là có lẽ đưa bà Tòng Thị Phóng về làm bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh."
"Lý do đơn giản là bởi bà Tòng Thị Phóng hiện đang là Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ chính trị. Mà trong Quốc hội lại có tới hai ủy viên Bộ Chính trị, như vậy một cách nào đó, bà Tòng Thị Phóng là một ủy viên Bộ chính trị có thể nói là "hơi dôi dư"."
"Dư ra một ủy viên Bộ chính trị như vậy có vẻ là uổng đối với công tác tổ chức của Trung ương. Thành thử Đảng có thể tính chuyện đưa một ủy viên Bộ Chính trị còn đang dư ở bên Quốc hội chắn luôn vào chỗ ở TPHCM thay cho ông Đinh La Thăng."