Truyện Ngắn & Phóng Sự

Pleiku và những nhà văn Phố Núi.

Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên,


Nguyễn Mạnh Trinh


 
Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng lãng mạn.
Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì huyền ảo mộng mơ với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai, nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt với những ngõ phố tràn ngập lính viễn chinh tìm vui trong gái đẹp và men say. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền
mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút mộng ảo trong đời để làm kỷ niệm... Pleiku, những cuộc tình có thực đầy giông bão của những người lính và những cô gái giang hồ. Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo dài trắng và người lính dạn dày trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo nữ sinh tung bay theo nắng.
Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vì cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non... ở đây cùng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người. Từ giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Những câu văn được viết với tâm cảm sống bừng bừng. Những bài thơ như ghi khắc lại những cuộc đời hiện thực trong bát ngát khung trời thi ca. Cảnh và người, người và cảnh, như có gì trao đổi với nhau, xẻ chia với nhau trong khi chiến tranh đến và cuốn đi tất cả như trong một cơn hồng thủy.
Những nhà văn, nhà thơ đã làm cho nắng Pleiku lung linh hơn và bầu trời Pleiku mênh mông cao vút hơn.
 
Nhà thơ Vũ Hữu Định
Một người đội vương miện cho Pleiku là Vũ Hữu Định. Ông chỉ là người “khách lạ” ghé chơi, không phải là người bản quán đã thở và sống với thành phố ấy. Nhưng, người khách lạ ấy đã làm rạng rỡ hơn cảnh vật và khám phá từ thiên nhiên những tâm tình ấp ủ theo từng ngõ phố từng bước chân đi.
Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chẳng phải là ngoa ngôn. Những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để làm thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người làm thơ.
Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:
  
“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pkeiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”
 
Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh dù không phải là một trăm phần trăm nguyên tác. Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là:
“mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Thì sửa lại là:
“mai xa lắc trên đồi biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!
 
Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán, một người bạn thân cùng quê với anh, đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau: “Với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của nhà thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970, năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng, tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà... Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt là lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan. Quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!”
Còn một chút gì để nhớ, ơi kỷ niệm của một thời trong một đời người.
Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng trong thơ. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vươn lên màu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà còn có niềm vui,...
 
Nhà thơ Kim Tuấn
Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm 1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở phố núi. Với thị trấn này, anh là một người cố cựu và đã sống đã thở với tâm tình của một người chọn lựa một quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.
Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku” để thấy lại cảm giác của một thời thế nào. Những phút rất thật từ nỗi bâng khuâng đời sống.
http://farm8.staticflickr.com/7225/6873856296_4c79f3c9ea_z.jpg
“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền
Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt
ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
ôi đời mình sao nhìn muốn khóc
Ta với ta xa lạ vô cùng
Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu
Có bức tường vôi ghi dấu đạn thù
Có cuộc đời ta chìm trong khói lửa
Kiếp người sao đã lãng du
Buổi chiều ở Pleiku
Buổi chiều nghe mưa bay trên đầu ngọn núi
Buổi chiều như mọi buổi chiều
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn tiếng nào để nói yêu em.”
 
Những buổi chiều ở Pleiku, với “tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng”, đúng là tình cảnh chúng tôi nhưng khác với thi sĩ là chúng tôi vẫn còn nhiều lời yêu em chứ không phải “anh còn tiếng nào để nói yêu em”.
Kim Tuấn có bài “Làm thơ trên núi” của những cảm giác thực của một buổi chiều đứng trên cao nhìn xuống thành phố dưới thấp. Bài thơ của cô đơn, của những phút giây mà con người tự nhiên nghĩ ra những điều thật xa lạ, trong cái lạnh lẽo của thiên nhiên có nỗi mênh mang của số phận con người:
 
“... đá mòn như tuổi trẻ
mười năm còn chiến tranh
mười năm xa phố chợ
mười năm không thị thành
mười năm còn ở lính
chiến trận xa lửa mù
lên cao cùng trời đất
ngước mặt trông mây chiều
cúi xuống nhìn vực thẳm
đã già đi bao nhiêu... ”
 
Kim Tuấn quen thuộc với rừng với núi. Quanh quẩn ở vùng ba biên giới, những cuộc hành quân nhắc đến những địa danh gợi lại nỗi niềm hoang vu, nhắc lại những giây phút của cái Ta lẫn lộn vào không gian u tịch:
 
“Khi về núi đứng trông theo
con sông nước cạn bên đèo khói mây
đỉnh cao chiều gió ngang mày
lênh đênh sương phủ vòm cây nhớ rừng
mắt buồn giọt nhỏ rưng rưng
mưa bay xuống thấp lưng chừng lũng sâu
cỏ xanh màu lá hoa sầu
đá xanh màu nhớ đêm sâu ngút ngàn
với trời mây đã lang thang
với ta cuộc chiến bàng hoàng lửa reo”
 
Một bài thơ văn xuôi của Kim Tuấn nhưng lại được phổ nhạc thật hay. Bài thơ “Những điều ghi được trong giấc ngủ”. Phổ thơ văn xuôi có lẽ là một công việc khá lạ bởi vì đem âm nhạc để biểu hiện cho những dàn trải của ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng.
“Khi tôi trở về có con chim câu nằm trong tổ ấm. Dây kẽm gai hết rào quanh đồn phòng ngự và người lính đã trở về cày đám ruộng xanh.
Khi tôi trở về có con diều bay đùa trong gió. Ở quê nhà, trên thảm cỏ xanh, có đứa trẻ để bụng lòi chấm rốn đen cười nụ thanh bình. Buổi chiều có con trâu rung mõ vu vơ như trong giấc mộng...”
 
Phạm Duy đã từ những ngôn ngữ ấy của thơ để phổ thành ca khúc “Khi tôi về” với ước vọng hòa bình tươi đẹp trên quê hương. Nhưng thực tế, khi hết chiến tranh thì không phải những hình ảnh tươi đẹp ấy. Mà là chia ly, là chết chóc, là những đêm đen tối thẳm của lịch sử dân tộc chúng ta...
 
Nhà văn Trần Văn Minh
Khi còn là Tư lệnh Không đoàn 62, đồn trú ở Pleiku, nhà văn Trần Văn Minh đã mang cảnh và người của thành phố núi này vào tác phẩm của mình rất nhiều. Một tác giả có văn phong đặc biệt, nhìn cảnh và người với tâm tư hoài niệm từ ký ức. Khi là Tư lệnh KQ từ năm 1967 đến 1975, ông là tác giả của những tập truyện ngắn Trong ĐụcChết Non ở trong nước và Chốn Lao Xao ở hải ngoại. Theo phần tiểu sử ở cuối tác phẩm Chốn Lao Xao: “Tác giả Trần Văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội. Ông viết văn làm thơ đăng trong các tập san Không Quân ký dưới nhiều bút hiệu như Trần Trụ Y, Trần Mộng Thường, Md. Cô Dương... và có hai tác phẩm đã xuất bản với tên thật làm bút hiệu.
Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất hài hước trong nghịch cảnh, vui tếu trong gian nan, biểu tượng sức sống trẻ trung của một Quân chủng oai hùng hào hoa mà ông từng là cánh chim đầu đàn...”
Từ những truyện ngắn viết ở trong nước đến những bài cảm hứng ngắn viết ở hải ngoại, tác giả Trần Văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống nhưng vẫn một tâm hồn tiếu ngạo, dù có chất mỉa mai nhưng vẫn đậm đà tình nghĩa, nhất là đối với những người đã có chung màu cờ sắc áo.
Khi sống ở hải ngoại, nhà văn Trần Văn Minh vẫn mang mang tấm lòng hoài cổ. Trong tác phẩm Chốn Lao Xao của mình, có lần ông cựu tướng nhà văn tâm sự: “Tôi ấy à?! Mười mấy năm nay, cái lạc hằng ấp ủ của tôi thì thật đơn sơ, là sẽ đưa hường nhan tri kỷ về lấy lại mái nhà xưa trong Tân Sơn Nhứt không có tiếng động cơ phản lực gào rú ngày đêm, đêm mưa nàng gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi, hai đứa nằm lặng yên trong bóng đêm nghe tiếng mưa rơi rạt rào trên mái ngói, nặng chĩu tầu tiêu ngoài vườn cũ sau hè, nghe tiếng kêu thương của con nhạn lạc ngang trời trong gió mưa, để... để làm gì tôi không biết nữa! Chỉ thế thôi! Có chút xíu thế thôi, mà, hỡi ôi, mười mấy mùa mưa đã về trên trại Phi Long dập vùi tả tơi hoa cỏ mà mộng nhỏchưa thành đầu đã bạc, gối đã mỏi lưng đã chùn người đã xác xơ!”
Khi sinh thời ở hải ngoại ông hay viết trên Lý Tưởng và các đặc san Không Quân. Ông có lần viết về các tác giả trẻ của Không Quân và sau đó có gọi điện thoại đến cho tôi và vẫn ngôn ngữ cố hữu để khích lệ những bài thơ viết về Pleiku. “Ê! Qua khoái thơ của toa lắm. Mà sao bây giờ những bài thơ Pleiku sao như nhạt đi vậy. Bộ bị núi Hàm Rồng nó ám hay sao chớ!” Hình như lúc ông nói chuyện bằng điện thoại với tôi thì ông đang ngà ngà hơi men và đang nói chuyện với các anh em trẻ ở tòa soạn báo NhânVăn, San José...
 
Nhà thơ Võ Ý
Một nhà thơ Không quân xuất thân khóa 17 Võ Bị Đà Lạt: Võ Ý. Ông không phải là người phố núi chọn mà ông chọn phố núi có lẽ vì duyên nghiệp tiền kiếp gì đó. Sau khi ra trường, ông gia nhập quân chủng Không Quân. Là một phi công, người đã tình nguyện lên phố núi “nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” làm thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa. Với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi nhớ. Thơ của những người lướt gió đè mây chắc lãng mạn lắm, như bài thơ Xưa Trên Đó. Có phải đúng như câu thơ “mỗi một đường bay là một cánh hoa rơi” mà giang hồ truyền tụng không?
http://farm8.staticflickr.com/7095/7020323983_e548a969dd_z.jpg
“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
dốc cũng vừa ta bước xuống vô biên
mê cho lắm cho tay dài với mộng
mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền
mưa thì sình bụi mù thay nắng gió
gặp là vui cam khổ cũng cam đành
vui cho quên đâu bằng xưa trên đó
áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng
quên được thì quên nhớ ai thì nhớ
quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây
nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó
tượng đá thần linh sao ta tỉnh say.
Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
Đồi như vương cây như vấn chân nàng
Phố cũng xưa và tim thì đau nhói
Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn...”
 
Ở Pleiku, viết văn làm thơ là một cách thế sống thực cũng như đang thở với đời. Cái nghênh ngang tuổi trẻ, của không gian trong tầm tay làm thơ rộng hơn, bao quát hơn cõi nhân sinh đang dưới cánh bay vùng vẫy. Con người gần với trăng sao hơn, và ngôi tinh đẩu dẫn lộ lúc nào cũng thân yêu đằng trước. Là chim đầu đàn của Phi đoàn Bắc Đẩu 118, những thăng trầm của đời binh nghiệp hiện diện trong thơ văn của chàng trẻ tuổi mà ngày xưa câu thơ Chinh Phụ ngâm đã phác họa hào hùng: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Trấn thủ vùng tam biên Tây Nguyên, cảnh ấy, người ấy, thời tiết ấy, nỗi niềm ấy, làm sao mà không làm thơ cho được:
 
“bây giờ ta ở Pleiku
thấy xanh đó núi thấy mù này sương
núi xanh còn ngỡ phố phường
mù sương ngan ngát dễ thường dễ khuây
bây giờ ta nấu nung đây
kêu thương con quốc đắng cay tấc lòng
bụi hồng gió cuốn thinh không
ta con chim nhỏ dám mong cõi trời.”
 
Tháng Tư 1975, quốc phá gia vong, những người lính tan hàng ngậm nỗi hờn căm chiến bại. Võ Ý với những bài viết nhắc lại một thời khổ ải mà những người thua trận phải chịu đựng. Nhưng, không phải là thái độ bi quan đầu hàng số phận mà, vẫn là thái độ vươn lên nhìn đời với cái nghĩa sắt son của câu châm ngôn quen thuộc của quân chủng mà ông phục vụ “không bỏ anh em không bỏ bạn bè”. Nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau vẫn là tinh thần tương trợ của những người lính Việt Nam Cộng Hòa...
Định cư ở Hoa Kỳ, làm lại cuộc sống mới nhưng lúc nào cũng ngóng về quê nhà, nơi người mẹ hiền đang sống để nhớ thương con. Đêm Vu Lan chờ xe buýt, có phải là phút giây để ngóng lại quê nhà:
 
“Bước lui bước tới bước chờ
Bước lưu lạc đó bây giờ là đây
Đèn đường nước Mỹ đến hay
Trăng Vu Lan ngỡ tháng ngày phôi pha
Lòng con tấc cỏ phương xa
Chén cơm hiếu tử sao qua Thái Bình
Ngực con thắm thiết hồng xinh
Mà dòng lệ Mục Kiền Liên dâng trào
Bước lui bước tới nôn nao
Bước luân hồi đó trước sau cũng về
Mẹ ơi con lạc bến mê
Mà bờ giác chỉ cận kề Mẹ thôi.”

Nguyễn Mạnh Trinh

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Pleiku và những nhà văn Phố Núi.

Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên,


Nguyễn Mạnh Trinh


 
Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng lãng mạn.
Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì huyền ảo mộng mơ với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai, nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt với những ngõ phố tràn ngập lính viễn chinh tìm vui trong gái đẹp và men say. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền
mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút mộng ảo trong đời để làm kỷ niệm... Pleiku, những cuộc tình có thực đầy giông bão của những người lính và những cô gái giang hồ. Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo dài trắng và người lính dạn dày trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo nữ sinh tung bay theo nắng.
Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vì cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non... ở đây cùng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người. Từ giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Những câu văn được viết với tâm cảm sống bừng bừng. Những bài thơ như ghi khắc lại những cuộc đời hiện thực trong bát ngát khung trời thi ca. Cảnh và người, người và cảnh, như có gì trao đổi với nhau, xẻ chia với nhau trong khi chiến tranh đến và cuốn đi tất cả như trong một cơn hồng thủy.
Những nhà văn, nhà thơ đã làm cho nắng Pleiku lung linh hơn và bầu trời Pleiku mênh mông cao vút hơn.
 
Nhà thơ Vũ Hữu Định
Một người đội vương miện cho Pleiku là Vũ Hữu Định. Ông chỉ là người “khách lạ” ghé chơi, không phải là người bản quán đã thở và sống với thành phố ấy. Nhưng, người khách lạ ấy đã làm rạng rỡ hơn cảnh vật và khám phá từ thiên nhiên những tâm tình ấp ủ theo từng ngõ phố từng bước chân đi.
Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chẳng phải là ngoa ngôn. Những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để làm thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người làm thơ.
Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:
  
“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pkeiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”
 
Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh dù không phải là một trăm phần trăm nguyên tác. Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là:
“mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Thì sửa lại là:
“mai xa lắc trên đồi biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!
 
Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán, một người bạn thân cùng quê với anh, đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau: “Với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của nhà thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970, năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng, tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà... Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt là lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan. Quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!”
Còn một chút gì để nhớ, ơi kỷ niệm của một thời trong một đời người.
Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng trong thơ. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vươn lên màu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà còn có niềm vui,...
 
Nhà thơ Kim Tuấn
Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm 1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở phố núi. Với thị trấn này, anh là một người cố cựu và đã sống đã thở với tâm tình của một người chọn lựa một quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.
Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku” để thấy lại cảm giác của một thời thế nào. Những phút rất thật từ nỗi bâng khuâng đời sống.
http://farm8.staticflickr.com/7225/6873856296_4c79f3c9ea_z.jpg
“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền
Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt
ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
ôi đời mình sao nhìn muốn khóc
Ta với ta xa lạ vô cùng
Buổi chiều ở Pleiku có gì lạ đâu hở em
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu
Có bức tường vôi ghi dấu đạn thù
Có cuộc đời ta chìm trong khói lửa
Kiếp người sao đã lãng du
Buổi chiều ở Pleiku
Buổi chiều nghe mưa bay trên đầu ngọn núi
Buổi chiều như mọi buổi chiều
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn tiếng nào để nói yêu em.”
 
Những buổi chiều ở Pleiku, với “tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng”, đúng là tình cảnh chúng tôi nhưng khác với thi sĩ là chúng tôi vẫn còn nhiều lời yêu em chứ không phải “anh còn tiếng nào để nói yêu em”.
Kim Tuấn có bài “Làm thơ trên núi” của những cảm giác thực của một buổi chiều đứng trên cao nhìn xuống thành phố dưới thấp. Bài thơ của cô đơn, của những phút giây mà con người tự nhiên nghĩ ra những điều thật xa lạ, trong cái lạnh lẽo của thiên nhiên có nỗi mênh mang của số phận con người:
 
“... đá mòn như tuổi trẻ
mười năm còn chiến tranh
mười năm xa phố chợ
mười năm không thị thành
mười năm còn ở lính
chiến trận xa lửa mù
lên cao cùng trời đất
ngước mặt trông mây chiều
cúi xuống nhìn vực thẳm
đã già đi bao nhiêu... ”
 
Kim Tuấn quen thuộc với rừng với núi. Quanh quẩn ở vùng ba biên giới, những cuộc hành quân nhắc đến những địa danh gợi lại nỗi niềm hoang vu, nhắc lại những giây phút của cái Ta lẫn lộn vào không gian u tịch:
 
“Khi về núi đứng trông theo
con sông nước cạn bên đèo khói mây
đỉnh cao chiều gió ngang mày
lênh đênh sương phủ vòm cây nhớ rừng
mắt buồn giọt nhỏ rưng rưng
mưa bay xuống thấp lưng chừng lũng sâu
cỏ xanh màu lá hoa sầu
đá xanh màu nhớ đêm sâu ngút ngàn
với trời mây đã lang thang
với ta cuộc chiến bàng hoàng lửa reo”
 
Một bài thơ văn xuôi của Kim Tuấn nhưng lại được phổ nhạc thật hay. Bài thơ “Những điều ghi được trong giấc ngủ”. Phổ thơ văn xuôi có lẽ là một công việc khá lạ bởi vì đem âm nhạc để biểu hiện cho những dàn trải của ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng.
“Khi tôi trở về có con chim câu nằm trong tổ ấm. Dây kẽm gai hết rào quanh đồn phòng ngự và người lính đã trở về cày đám ruộng xanh.
Khi tôi trở về có con diều bay đùa trong gió. Ở quê nhà, trên thảm cỏ xanh, có đứa trẻ để bụng lòi chấm rốn đen cười nụ thanh bình. Buổi chiều có con trâu rung mõ vu vơ như trong giấc mộng...”
 
Phạm Duy đã từ những ngôn ngữ ấy của thơ để phổ thành ca khúc “Khi tôi về” với ước vọng hòa bình tươi đẹp trên quê hương. Nhưng thực tế, khi hết chiến tranh thì không phải những hình ảnh tươi đẹp ấy. Mà là chia ly, là chết chóc, là những đêm đen tối thẳm của lịch sử dân tộc chúng ta...
 
Nhà văn Trần Văn Minh
Khi còn là Tư lệnh Không đoàn 62, đồn trú ở Pleiku, nhà văn Trần Văn Minh đã mang cảnh và người của thành phố núi này vào tác phẩm của mình rất nhiều. Một tác giả có văn phong đặc biệt, nhìn cảnh và người với tâm tư hoài niệm từ ký ức. Khi là Tư lệnh KQ từ năm 1967 đến 1975, ông là tác giả của những tập truyện ngắn Trong ĐụcChết Non ở trong nước và Chốn Lao Xao ở hải ngoại. Theo phần tiểu sử ở cuối tác phẩm Chốn Lao Xao: “Tác giả Trần Văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội. Ông viết văn làm thơ đăng trong các tập san Không Quân ký dưới nhiều bút hiệu như Trần Trụ Y, Trần Mộng Thường, Md. Cô Dương... và có hai tác phẩm đã xuất bản với tên thật làm bút hiệu.
Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất hài hước trong nghịch cảnh, vui tếu trong gian nan, biểu tượng sức sống trẻ trung của một Quân chủng oai hùng hào hoa mà ông từng là cánh chim đầu đàn...”
Từ những truyện ngắn viết ở trong nước đến những bài cảm hứng ngắn viết ở hải ngoại, tác giả Trần Văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống nhưng vẫn một tâm hồn tiếu ngạo, dù có chất mỉa mai nhưng vẫn đậm đà tình nghĩa, nhất là đối với những người đã có chung màu cờ sắc áo.
Khi sống ở hải ngoại, nhà văn Trần Văn Minh vẫn mang mang tấm lòng hoài cổ. Trong tác phẩm Chốn Lao Xao của mình, có lần ông cựu tướng nhà văn tâm sự: “Tôi ấy à?! Mười mấy năm nay, cái lạc hằng ấp ủ của tôi thì thật đơn sơ, là sẽ đưa hường nhan tri kỷ về lấy lại mái nhà xưa trong Tân Sơn Nhứt không có tiếng động cơ phản lực gào rú ngày đêm, đêm mưa nàng gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi, hai đứa nằm lặng yên trong bóng đêm nghe tiếng mưa rơi rạt rào trên mái ngói, nặng chĩu tầu tiêu ngoài vườn cũ sau hè, nghe tiếng kêu thương của con nhạn lạc ngang trời trong gió mưa, để... để làm gì tôi không biết nữa! Chỉ thế thôi! Có chút xíu thế thôi, mà, hỡi ôi, mười mấy mùa mưa đã về trên trại Phi Long dập vùi tả tơi hoa cỏ mà mộng nhỏchưa thành đầu đã bạc, gối đã mỏi lưng đã chùn người đã xác xơ!”
Khi sinh thời ở hải ngoại ông hay viết trên Lý Tưởng và các đặc san Không Quân. Ông có lần viết về các tác giả trẻ của Không Quân và sau đó có gọi điện thoại đến cho tôi và vẫn ngôn ngữ cố hữu để khích lệ những bài thơ viết về Pleiku. “Ê! Qua khoái thơ của toa lắm. Mà sao bây giờ những bài thơ Pleiku sao như nhạt đi vậy. Bộ bị núi Hàm Rồng nó ám hay sao chớ!” Hình như lúc ông nói chuyện bằng điện thoại với tôi thì ông đang ngà ngà hơi men và đang nói chuyện với các anh em trẻ ở tòa soạn báo NhânVăn, San José...
 
Nhà thơ Võ Ý
Một nhà thơ Không quân xuất thân khóa 17 Võ Bị Đà Lạt: Võ Ý. Ông không phải là người phố núi chọn mà ông chọn phố núi có lẽ vì duyên nghiệp tiền kiếp gì đó. Sau khi ra trường, ông gia nhập quân chủng Không Quân. Là một phi công, người đã tình nguyện lên phố núi “nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” làm thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa. Với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi nhớ. Thơ của những người lướt gió đè mây chắc lãng mạn lắm, như bài thơ Xưa Trên Đó. Có phải đúng như câu thơ “mỗi một đường bay là một cánh hoa rơi” mà giang hồ truyền tụng không?
http://farm8.staticflickr.com/7095/7020323983_e548a969dd_z.jpg
“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
dốc cũng vừa ta bước xuống vô biên
mê cho lắm cho tay dài với mộng
mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền
mưa thì sình bụi mù thay nắng gió
gặp là vui cam khổ cũng cam đành
vui cho quên đâu bằng xưa trên đó
áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng
quên được thì quên nhớ ai thì nhớ
quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây
nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó
tượng đá thần linh sao ta tỉnh say.
Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
Đồi như vương cây như vấn chân nàng
Phố cũng xưa và tim thì đau nhói
Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn...”
 
Ở Pleiku, viết văn làm thơ là một cách thế sống thực cũng như đang thở với đời. Cái nghênh ngang tuổi trẻ, của không gian trong tầm tay làm thơ rộng hơn, bao quát hơn cõi nhân sinh đang dưới cánh bay vùng vẫy. Con người gần với trăng sao hơn, và ngôi tinh đẩu dẫn lộ lúc nào cũng thân yêu đằng trước. Là chim đầu đàn của Phi đoàn Bắc Đẩu 118, những thăng trầm của đời binh nghiệp hiện diện trong thơ văn của chàng trẻ tuổi mà ngày xưa câu thơ Chinh Phụ ngâm đã phác họa hào hùng: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Trấn thủ vùng tam biên Tây Nguyên, cảnh ấy, người ấy, thời tiết ấy, nỗi niềm ấy, làm sao mà không làm thơ cho được:
 
“bây giờ ta ở Pleiku
thấy xanh đó núi thấy mù này sương
núi xanh còn ngỡ phố phường
mù sương ngan ngát dễ thường dễ khuây
bây giờ ta nấu nung đây
kêu thương con quốc đắng cay tấc lòng
bụi hồng gió cuốn thinh không
ta con chim nhỏ dám mong cõi trời.”
 
Tháng Tư 1975, quốc phá gia vong, những người lính tan hàng ngậm nỗi hờn căm chiến bại. Võ Ý với những bài viết nhắc lại một thời khổ ải mà những người thua trận phải chịu đựng. Nhưng, không phải là thái độ bi quan đầu hàng số phận mà, vẫn là thái độ vươn lên nhìn đời với cái nghĩa sắt son của câu châm ngôn quen thuộc của quân chủng mà ông phục vụ “không bỏ anh em không bỏ bạn bè”. Nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau vẫn là tinh thần tương trợ của những người lính Việt Nam Cộng Hòa...
Định cư ở Hoa Kỳ, làm lại cuộc sống mới nhưng lúc nào cũng ngóng về quê nhà, nơi người mẹ hiền đang sống để nhớ thương con. Đêm Vu Lan chờ xe buýt, có phải là phút giây để ngóng lại quê nhà:
 
“Bước lui bước tới bước chờ
Bước lưu lạc đó bây giờ là đây
Đèn đường nước Mỹ đến hay
Trăng Vu Lan ngỡ tháng ngày phôi pha
Lòng con tấc cỏ phương xa
Chén cơm hiếu tử sao qua Thái Bình
Ngực con thắm thiết hồng xinh
Mà dòng lệ Mục Kiền Liên dâng trào
Bước lui bước tới nôn nao
Bước luân hồi đó trước sau cũng về
Mẹ ơi con lạc bến mê
Mà bờ giác chỉ cận kề Mẹ thôi.”

Nguyễn Mạnh Trinh

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm