Kinh Đời

QUÊ NHÀ QUÊ NGƯỜI_ BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI

Tháng giêng, đầu năm Tây cuối năm Ta, tôi đi về tất bật trong mưa dầm gió giật, trong cái buồn lạnh của đất trời. Mưa ròng rã lê thê, có những việc cần mà phải hoãn

Lưu Na

Tháng giêng, đầu năm Tây cuối năm Ta, tôi đi về tất bật trong mưa dầm gió giật, trong cái buồn lạnh của đất trời.  Mưa ròng rã lê thê, có những việc cần mà phải hoãn vì không thể hoàn tất, chôn chân ở nhà mà lòng vẫn vui vẫn mừng vì thấy được mưa.  Mưa, những năm đầu đến ở đất này trời cũng có những ngày mưa dai dẳng cả tuần lễ như năm nay.  Những cơn mưa năm ấy đã là sự cứu rỗi cho kẻ lưu lạc bơ vơ trên xứ người, bởi đó là những lúc tôi tìm được quê nhà như Trần Trung Quân nói: “ở đâu cũng đất cũng trời thế gian.”  Tôi đã qua bao cơn mưa nơi xứ người?  Mối hận lòng bị bứt rời khỏi quê hương có bao giờ phai lạt?  Gẫm lại, năm tháng tôi sống nơi đất này đã gần gấp đôi tuổi trẻ với quê hương.  Tôi đã thôi buồn trước những cơn mưa dẫu quê nhà vẫn là hình ảnh ray rứt hoài trong buồng tim khối óc.  Tôi có còn là một người dân Việt?

Câu hỏi nảy sinh khi đọc những dòng chữ của Trương Vấn:

Mỗi khi nghĩ và nhớ về buổi chiều Sài gòn với những cơn mưa bất chợt, tôi lại bùi ngùi tội nghiệp cho những người trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại.  Họ không có một thành phố của riêng mình, với những quán xá hò hẹn, những con đường bụi bậm đứng chờ nhau mong cho trời đừng đổ mưa để không ướt áo, hay buổi trưa hè chở nhau trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, dừng lại bên đường cùng nhau uống chung ly nước mía. (Trương Vấn, Quê Nhà Quê Người, trang 23).

Câu nói tóm gọn cả một thời niên thiếu của tôi, cả một quê nhà của tôi khi bước chân đi.

blank

Tôi rời nhà xa quê năm hai mươi tuổi.  Đủ để biết mùi chiến tranh phân cách khổ đau, đủ để có tí tình còm mà thương mà nhớ, có nụ hôn dưới mưa và những lãng mạn ngu xuẩn ngọt ngào làm kỷ niệm cho tuổi vào thu.  Nhưng quê nhà của tôi chỉ có vậy, không đầy ắp những hệ lụy và hạnh phúc như của bậc đàn anh, và nỗi đau bị bứt lìa quê hương cũng không đắng chát như những dòng hoài niệm của Trương Vấn.

Quê nhà của tôi ngoài những dòng đã trích cũng chỉ là những kỷ niệm học trò, những trang sách vàng ố, những buổi lang thang tìm mua sách vỉa hè khi những cuốn báo còn được kẹp bằng những cái kẹp gỗ trên dây thép như thể người ta phơi áo quần, những bi kịch mà tôi may mắn chỉ chứng kiến bên lề chứ không là nạn nhân khổ lụy.  May mắn hay đáng tội nghiệp như Trương Vấn băn khoăn?

Trương Vấn khơi cho tôi nhìn lại mình những năm tháng trẻ nơi xứ người.  Ở đâu cũng đất cũng trời thế gian, dẫu không có thành phố con đường quán xá của riêng mình, tuổi trẻ xứ người của tôi vẫn đầy ắp những gian nan và hạnh phúc, rất riêng, bởi lãng mạn không là của riêng một xã hội một vùng đất một sắc dân, và lãng mạn là điều bất chợt khởi lên tự mảnh đất mình đang sống tự hoàn cảnh mình đang đeo mang, không có gì cụ thể để phân định ngoài cái lòng bồng bột.  Những mối tình của tôi là những mối tình mưa với những người trai cùng huyết thống cùng mang một nỗi đau buồn, không có vỉa hè quán nước đường bụi thì có những đêm biển lạnh căm bên vòng lửa nhảy múa lắt lay, không có tà áo quấn quít bên vòng bánh xe đạp cũ thì có những tấm áo khoác dầy cộm ấp ủ hai tấm thân gầy dưới bóng mưa đêm, không có quê nhà ba mươi năm trở lại thì cũng vẫn đau lòng bắt gặp người xưa nơi góc phố, quán hàng…  Cùng với những mảnh hồn phiêu bạt, chúng tôi, những đứa trẻ bị đẩy ra khỏi quê hương không có cái lãng mạn dại dột xuống đường của Trương Vấn, nhưng có những đêm dài lăn tìm con chữ, níu những tiếng những lời của quê mẹ mong trường tồn một dòng giống lưu truyền một quê hương dù chỉ còn trong tâm tưởng, không lãng mạn lắm sao.

Bởi chính nơi con chữ lưu vong xứ người tôi biết rõ một quê hương, biết thương biết hận cho những gì đã mất.  Tôi biết cảm kích những người chiến sĩ vô danh đã bỏ mình cho tôi, trong âm thầm quên lãng, tôi biết kính trọng và thương, thương những người “đã cởi bộ quân phục mặc trên người, đủ bình tĩnh để xếp chúng lại thật ngay ngắn phẳng phiu, cẩn thận cột giây đôi giầy trận theo đúng quy cách quân trường, rồi đặt chúng nằm cạnh bộ quân phục,”…  “còn nhớ cái bóng của mình đã đứng thật nghiêm, bàn tay trái nắm chặt để ngón cái chạy xuôi theo đùi chân trái, tay phải đưa lên ngang tầm mắt, thật dõng dạc chào một lần cuối những thứ vừa cởi bỏ trên người ở chân cầu Bến Lức khi giọt nắng cuối cùng vừa biến mất…” (Trang 63).  Họ là Hoàng Diệu, là Nguyễn Thái Học, là lịch sử, mà chính nơi tuổi trẻ xứ người tôi mới có cơ hội để biết.  Tôi đã nên người, bằng văn hóa nhân bản xứ tạm dung, thứ văn hóa hội nhập và dung chứa, để dẫu không còn là con dân đất Việt tôi vẫn là người Việt nhờ những dòng lịch sử của đất nước mà tôi học được nơi đất này.  Có để làm gì đâu, có được gì đâu hơn là một nỗi ngậm ngùi.  Nhưng ở nơi mất gốc mà tuổi trẻ xứ người tôi đã tìm được bản sắc của mình, để như cây tre dẫu tách muôn ngàn gốc phân bủa khắp nơi trên mặt đất đều cùng lúc nở hoa khi tới kỳ và cùng với những lưu dân Việt khi nhắm mắt tôi vẫn nhớ về đất mẹ.  Tuổi trẻ xứ người đã biến tôi thành một sắc dân pha giống, cung cách suy nghĩ của người Mỹ mà lòng tràn đầy một quê hương đã mất, rất buồn, nhưng cũng như Trương Vấn, tôi không quên cội nguồn – mà giờ đây biết đâu nguồn cội?
blank

Bởi quê nhà khi tôi về lại không còn là một quê nhà chậm rãi bạc phai.  Sắc màu và sự xa hoa quay tít chung quanh xóa nhòa quê cũ, tôi chỉ tìm thấy quê nhà nơi những buổi trưa chậm rầu của những bóng hình đơn lẻ, ăn chén cơm buồn trong thinh lặng giữa bốn bức tường xi măng cốt sắt của nhà cửa thời thoát xác.  Tôi lạc trên quê hương mình như Từ Thức lạc trần.  Dẫu canh cánh bên lòng mảnh đất quê hương, tôi không dám hay đúng hơn là không muốn, như Trương Vấn, gửi nắm xương tàn nơi đất mẹ, nơi quê nhà, dẫu nơi tôi sống vẫn chỉ là đất quê người.

Đất quê người, chính mảnh đất ấy đã khiến tôi chăm chú giữ gìn chút truyền thống.  Những năm tháng ấy tôi phải nửa đêm tấn vào người năm ba lớp áo, bó con trai như bó giò, vặn vẹo với từng cơn gió thốc mà đến chùa đêm ba mươi để thắp một nén nhang bứt một trái quít mang về để trên bàn thờ cho ngày mới.  Có khác gì đâu với cảnh anh dẫn vợ con vượt năm trăm dặm đường mang về một đóa quỳnh, mang về một hình ảnh một kỷ niệm của quê hương.  Khi các con gái anh đặt chân lên mảnh đất quê mẹ, con trai tôi đã quanh lại hỏi tôi cái kỷ niệm đi chùa đêm ba mươi của năm xưa _ để nó dẫn bạn gái làm một cuộc hành hương.  Tôi có thể gọi mảnh đất đã cho tôi sống cuộc sống cũ là đất quê người?

Chúng ta, dẫu đã phân trăm nhánh trăm dòng, vẫn mỗi người mang một mảnh hồn quê mà gieo mà trồng trên xứ lạ, và dẫu vẫn cùng mang một niềm khắc khoải về quê nhà, lại không cùng một cảm nghĩ về quê người.  Ai đó đã nói, “ngoảnh lại không còn biết đâu là quê nhà…,”  đọc Quê Nhà Quê Người của Trương Vấn chợt thấm thía cái điều “trong cõi riêng buồn thấy lại ta.” (Mai Thảo).

Lưu Na


https://vietbao.com/p112a263592/que-nha-que-nguoi-biet-dau-nguon-c

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

QUÊ NHÀ QUÊ NGƯỜI_ BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI

Tháng giêng, đầu năm Tây cuối năm Ta, tôi đi về tất bật trong mưa dầm gió giật, trong cái buồn lạnh của đất trời. Mưa ròng rã lê thê, có những việc cần mà phải hoãn

Lưu Na

Tháng giêng, đầu năm Tây cuối năm Ta, tôi đi về tất bật trong mưa dầm gió giật, trong cái buồn lạnh của đất trời.  Mưa ròng rã lê thê, có những việc cần mà phải hoãn vì không thể hoàn tất, chôn chân ở nhà mà lòng vẫn vui vẫn mừng vì thấy được mưa.  Mưa, những năm đầu đến ở đất này trời cũng có những ngày mưa dai dẳng cả tuần lễ như năm nay.  Những cơn mưa năm ấy đã là sự cứu rỗi cho kẻ lưu lạc bơ vơ trên xứ người, bởi đó là những lúc tôi tìm được quê nhà như Trần Trung Quân nói: “ở đâu cũng đất cũng trời thế gian.”  Tôi đã qua bao cơn mưa nơi xứ người?  Mối hận lòng bị bứt rời khỏi quê hương có bao giờ phai lạt?  Gẫm lại, năm tháng tôi sống nơi đất này đã gần gấp đôi tuổi trẻ với quê hương.  Tôi đã thôi buồn trước những cơn mưa dẫu quê nhà vẫn là hình ảnh ray rứt hoài trong buồng tim khối óc.  Tôi có còn là một người dân Việt?

Câu hỏi nảy sinh khi đọc những dòng chữ của Trương Vấn:

Mỗi khi nghĩ và nhớ về buổi chiều Sài gòn với những cơn mưa bất chợt, tôi lại bùi ngùi tội nghiệp cho những người trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại.  Họ không có một thành phố của riêng mình, với những quán xá hò hẹn, những con đường bụi bậm đứng chờ nhau mong cho trời đừng đổ mưa để không ướt áo, hay buổi trưa hè chở nhau trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, dừng lại bên đường cùng nhau uống chung ly nước mía. (Trương Vấn, Quê Nhà Quê Người, trang 23).

Câu nói tóm gọn cả một thời niên thiếu của tôi, cả một quê nhà của tôi khi bước chân đi.

blank

Tôi rời nhà xa quê năm hai mươi tuổi.  Đủ để biết mùi chiến tranh phân cách khổ đau, đủ để có tí tình còm mà thương mà nhớ, có nụ hôn dưới mưa và những lãng mạn ngu xuẩn ngọt ngào làm kỷ niệm cho tuổi vào thu.  Nhưng quê nhà của tôi chỉ có vậy, không đầy ắp những hệ lụy và hạnh phúc như của bậc đàn anh, và nỗi đau bị bứt lìa quê hương cũng không đắng chát như những dòng hoài niệm của Trương Vấn.

Quê nhà của tôi ngoài những dòng đã trích cũng chỉ là những kỷ niệm học trò, những trang sách vàng ố, những buổi lang thang tìm mua sách vỉa hè khi những cuốn báo còn được kẹp bằng những cái kẹp gỗ trên dây thép như thể người ta phơi áo quần, những bi kịch mà tôi may mắn chỉ chứng kiến bên lề chứ không là nạn nhân khổ lụy.  May mắn hay đáng tội nghiệp như Trương Vấn băn khoăn?

Trương Vấn khơi cho tôi nhìn lại mình những năm tháng trẻ nơi xứ người.  Ở đâu cũng đất cũng trời thế gian, dẫu không có thành phố con đường quán xá của riêng mình, tuổi trẻ xứ người của tôi vẫn đầy ắp những gian nan và hạnh phúc, rất riêng, bởi lãng mạn không là của riêng một xã hội một vùng đất một sắc dân, và lãng mạn là điều bất chợt khởi lên tự mảnh đất mình đang sống tự hoàn cảnh mình đang đeo mang, không có gì cụ thể để phân định ngoài cái lòng bồng bột.  Những mối tình của tôi là những mối tình mưa với những người trai cùng huyết thống cùng mang một nỗi đau buồn, không có vỉa hè quán nước đường bụi thì có những đêm biển lạnh căm bên vòng lửa nhảy múa lắt lay, không có tà áo quấn quít bên vòng bánh xe đạp cũ thì có những tấm áo khoác dầy cộm ấp ủ hai tấm thân gầy dưới bóng mưa đêm, không có quê nhà ba mươi năm trở lại thì cũng vẫn đau lòng bắt gặp người xưa nơi góc phố, quán hàng…  Cùng với những mảnh hồn phiêu bạt, chúng tôi, những đứa trẻ bị đẩy ra khỏi quê hương không có cái lãng mạn dại dột xuống đường của Trương Vấn, nhưng có những đêm dài lăn tìm con chữ, níu những tiếng những lời của quê mẹ mong trường tồn một dòng giống lưu truyền một quê hương dù chỉ còn trong tâm tưởng, không lãng mạn lắm sao.

Bởi chính nơi con chữ lưu vong xứ người tôi biết rõ một quê hương, biết thương biết hận cho những gì đã mất.  Tôi biết cảm kích những người chiến sĩ vô danh đã bỏ mình cho tôi, trong âm thầm quên lãng, tôi biết kính trọng và thương, thương những người “đã cởi bộ quân phục mặc trên người, đủ bình tĩnh để xếp chúng lại thật ngay ngắn phẳng phiu, cẩn thận cột giây đôi giầy trận theo đúng quy cách quân trường, rồi đặt chúng nằm cạnh bộ quân phục,”…  “còn nhớ cái bóng của mình đã đứng thật nghiêm, bàn tay trái nắm chặt để ngón cái chạy xuôi theo đùi chân trái, tay phải đưa lên ngang tầm mắt, thật dõng dạc chào một lần cuối những thứ vừa cởi bỏ trên người ở chân cầu Bến Lức khi giọt nắng cuối cùng vừa biến mất…” (Trang 63).  Họ là Hoàng Diệu, là Nguyễn Thái Học, là lịch sử, mà chính nơi tuổi trẻ xứ người tôi mới có cơ hội để biết.  Tôi đã nên người, bằng văn hóa nhân bản xứ tạm dung, thứ văn hóa hội nhập và dung chứa, để dẫu không còn là con dân đất Việt tôi vẫn là người Việt nhờ những dòng lịch sử của đất nước mà tôi học được nơi đất này.  Có để làm gì đâu, có được gì đâu hơn là một nỗi ngậm ngùi.  Nhưng ở nơi mất gốc mà tuổi trẻ xứ người tôi đã tìm được bản sắc của mình, để như cây tre dẫu tách muôn ngàn gốc phân bủa khắp nơi trên mặt đất đều cùng lúc nở hoa khi tới kỳ và cùng với những lưu dân Việt khi nhắm mắt tôi vẫn nhớ về đất mẹ.  Tuổi trẻ xứ người đã biến tôi thành một sắc dân pha giống, cung cách suy nghĩ của người Mỹ mà lòng tràn đầy một quê hương đã mất, rất buồn, nhưng cũng như Trương Vấn, tôi không quên cội nguồn – mà giờ đây biết đâu nguồn cội?
blank

Bởi quê nhà khi tôi về lại không còn là một quê nhà chậm rãi bạc phai.  Sắc màu và sự xa hoa quay tít chung quanh xóa nhòa quê cũ, tôi chỉ tìm thấy quê nhà nơi những buổi trưa chậm rầu của những bóng hình đơn lẻ, ăn chén cơm buồn trong thinh lặng giữa bốn bức tường xi măng cốt sắt của nhà cửa thời thoát xác.  Tôi lạc trên quê hương mình như Từ Thức lạc trần.  Dẫu canh cánh bên lòng mảnh đất quê hương, tôi không dám hay đúng hơn là không muốn, như Trương Vấn, gửi nắm xương tàn nơi đất mẹ, nơi quê nhà, dẫu nơi tôi sống vẫn chỉ là đất quê người.

Đất quê người, chính mảnh đất ấy đã khiến tôi chăm chú giữ gìn chút truyền thống.  Những năm tháng ấy tôi phải nửa đêm tấn vào người năm ba lớp áo, bó con trai như bó giò, vặn vẹo với từng cơn gió thốc mà đến chùa đêm ba mươi để thắp một nén nhang bứt một trái quít mang về để trên bàn thờ cho ngày mới.  Có khác gì đâu với cảnh anh dẫn vợ con vượt năm trăm dặm đường mang về một đóa quỳnh, mang về một hình ảnh một kỷ niệm của quê hương.  Khi các con gái anh đặt chân lên mảnh đất quê mẹ, con trai tôi đã quanh lại hỏi tôi cái kỷ niệm đi chùa đêm ba mươi của năm xưa _ để nó dẫn bạn gái làm một cuộc hành hương.  Tôi có thể gọi mảnh đất đã cho tôi sống cuộc sống cũ là đất quê người?

Chúng ta, dẫu đã phân trăm nhánh trăm dòng, vẫn mỗi người mang một mảnh hồn quê mà gieo mà trồng trên xứ lạ, và dẫu vẫn cùng mang một niềm khắc khoải về quê nhà, lại không cùng một cảm nghĩ về quê người.  Ai đó đã nói, “ngoảnh lại không còn biết đâu là quê nhà…,”  đọc Quê Nhà Quê Người của Trương Vấn chợt thấm thía cái điều “trong cõi riêng buồn thấy lại ta.” (Mai Thảo).

Lưu Na


https://vietbao.com/p112a263592/que-nha-que-nguoi-biet-dau-nguon-c

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm