Sức khỏe và đời sống
Quả cóc: Mang tên ‘xấu xí’ nhưng lợi ích thì rất nhiều
Quả cóc không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của chị em với hương vị hấp dẫn, đối với giảm cân hay các lợi ích sức khỏe khác, quả cóc vẫn là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Oai – Trưởng khoa Đông Y (BVĐK Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc là một loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng cao, có nhiều lợi ích sức khỏe.
Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.
Mời bạn hãy cùng khám phá 11 lợi ích của quả cóc:
1. Giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư
Quả cóc là trái cây chứa rất nhiều vitamin C. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
2. Sức khỏe đôi mắt
Các vitamin A trong quả cóc đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe đôi mắt. Retinol – một dẫn xuất của Vitamin A có chứa trong quả cóc giúp điều phối các đồ vật được võng mạc thu lại hình ảnh và truyền tải đến não.
3. Chữa lành vết thương
Với sự đa dạng của vitamin A, giúp duy trì các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó quả cóc có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
4. Ngăn ngừa thiếu máu
Sắt có trong 100 g cóc chứa tới 30mg, có thể hỗ trợ sự hình thành của các tế bào hồng cầu. Ngoài sắt, quả cóc cũng chứa vitamin B1 có thể giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và làm tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
5. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Không chỉ kiwi và xoài mới chứa hàm lượng vitamin C cao, vì quả Cóc cũng có cùng hàm lượng. Vitamin C có thể bảo vệ các phân tử quan trọng – chẳng hạn như protein, lipid (chất béo), carbohydrates và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do, các độc tố hoặc các chất ô nhiễm. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm.
6. Kiểm soát mức cholesterol
Ngoài việc chống lão hóa, vitamin C chứa trong quả cóc cũng giúp chuyển hóa cholesterol thành axit mật xanh ( một loại axit để hỗ trợ việc tiêu hóa chất béo trong cơ thể). Do đó có thể có tác động đối với nồng độ cholesterol trong máu và tỷ lệ mắc sỏi mật. Vì vậy, loại quả này vô cùng hữu ích trong kiểm soát mức cholesterol của bạn.
7. Phục hồi thể lực
Lượng vitamin C giàu có trong quả cóc có thể giúp bảo vệ cho hệ thống miễn dịch và giúp các vận động viên trong quá trình phục hồi sau khi tập luyện vất vả.
8. Duy trì xương và răng khỏe mạnh
Hàm lượng phốt pho có trong quả cóc rất có lợi cho việc duy trì xương và răng khỏe mạnh.
9. Giảm cân
Quả cóc cung cấp ít calo. Trong 100g thịt quả cóc cung cấp khoảng 29 calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt, chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả rất có ích trong việc giảm cân.
10. Giảm lượng đường trong máu
Đối với những người bị tiểu đường tuýp 2, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mọi người có thể chế biến bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản khô ráo không để bị ẩm mốc.
11. Trị cảm cúm, đau họng
Trong 100g thịt của loại cóc chứa tới 42mg a-xít ascorbic. Ngoài ra, loại quả này chứa rất nhiều chất sắt tốt cho cơ thể của bạn. Do vậy, ăn quả cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Lưu ý:
Mặc dù quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, với các loại trái cây như cóc, xoài… có vị chua thường chứa một lượng axit rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc. Cần ăn vừa phải, hạn chế dùng món cóc dầm thịt bò khô, dầm đường. Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
Bất kỳ một lượng thực phẩm nào chúng ta cũng chỉ nên ăn trái cây một lượng vừa phải, liều lượng với người trưởng thành khoảng 300g một ngày. Ngoài ra, bạn nên ăn đa dạng các loại trái cây để cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Cao Sơn
Quả cóc: Mang tên ‘xấu xí’ nhưng lợi ích thì rất nhiều
Quả cóc không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của chị em với hương vị hấp dẫn, đối với giảm cân hay các lợi ích sức khỏe khác, quả cóc vẫn là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Oai – Trưởng khoa Đông Y (BVĐK Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc là một loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng cao, có nhiều lợi ích sức khỏe.
Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.
Mời bạn hãy cùng khám phá 11 lợi ích của quả cóc:
1. Giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư
Quả cóc là trái cây chứa rất nhiều vitamin C. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
2. Sức khỏe đôi mắt
Các vitamin A trong quả cóc đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe đôi mắt. Retinol – một dẫn xuất của Vitamin A có chứa trong quả cóc giúp điều phối các đồ vật được võng mạc thu lại hình ảnh và truyền tải đến não.
3. Chữa lành vết thương
Với sự đa dạng của vitamin A, giúp duy trì các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó quả cóc có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
4. Ngăn ngừa thiếu máu
Sắt có trong 100 g cóc chứa tới 30mg, có thể hỗ trợ sự hình thành của các tế bào hồng cầu. Ngoài sắt, quả cóc cũng chứa vitamin B1 có thể giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và làm tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
5. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Không chỉ kiwi và xoài mới chứa hàm lượng vitamin C cao, vì quả Cóc cũng có cùng hàm lượng. Vitamin C có thể bảo vệ các phân tử quan trọng – chẳng hạn như protein, lipid (chất béo), carbohydrates và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do, các độc tố hoặc các chất ô nhiễm. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm.
6. Kiểm soát mức cholesterol
Ngoài việc chống lão hóa, vitamin C chứa trong quả cóc cũng giúp chuyển hóa cholesterol thành axit mật xanh ( một loại axit để hỗ trợ việc tiêu hóa chất béo trong cơ thể). Do đó có thể có tác động đối với nồng độ cholesterol trong máu và tỷ lệ mắc sỏi mật. Vì vậy, loại quả này vô cùng hữu ích trong kiểm soát mức cholesterol của bạn.
7. Phục hồi thể lực
Lượng vitamin C giàu có trong quả cóc có thể giúp bảo vệ cho hệ thống miễn dịch và giúp các vận động viên trong quá trình phục hồi sau khi tập luyện vất vả.
8. Duy trì xương và răng khỏe mạnh
Hàm lượng phốt pho có trong quả cóc rất có lợi cho việc duy trì xương và răng khỏe mạnh.
9. Giảm cân
Quả cóc cung cấp ít calo. Trong 100g thịt quả cóc cung cấp khoảng 29 calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt, chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả rất có ích trong việc giảm cân.
10. Giảm lượng đường trong máu
Đối với những người bị tiểu đường tuýp 2, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mọi người có thể chế biến bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản khô ráo không để bị ẩm mốc.
11. Trị cảm cúm, đau họng
Trong 100g thịt của loại cóc chứa tới 42mg a-xít ascorbic. Ngoài ra, loại quả này chứa rất nhiều chất sắt tốt cho cơ thể của bạn. Do vậy, ăn quả cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Lưu ý:
Mặc dù quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, với các loại trái cây như cóc, xoài… có vị chua thường chứa một lượng axit rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần lưu tâm khi ăn cóc. Cần ăn vừa phải, hạn chế dùng món cóc dầm thịt bò khô, dầm đường. Không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
Bất kỳ một lượng thực phẩm nào chúng ta cũng chỉ nên ăn trái cây một lượng vừa phải, liều lượng với người trưởng thành khoảng 300g một ngày. Ngoài ra, bạn nên ăn đa dạng các loại trái cây để cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Cao Sơn