Truyện Ngắn & Phóng Sự
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 3
Vậy là từ sáng ngày mai, thứ hai 16 tháng 6 năm 1975 tôi sẽ có chổ ở hợp pháp. Rồi có thể ngay ngày hôm sau tôi sẽ vào đời nhưng với hoàn cảnh không được như ý muốn.
( HNPĐ ) Vậy là từ sáng ngày mai, thứ hai 16 tháng 6 năm 1975 tôi sẽ có chổ ở hợp pháp. Rồi có thể ngay ngày hôm sau tôi sẽ vào đời nhưng với hoàn cảnh không được như ý muốn. Thay vì tôi vào đời bằng chính công việc mình đã chuẩn bị trước, thì nay tôi sẽ phải làm bất cứ công việc gì, miễn là lương thiện, để có tiền sinh sống. Giữ được tính lương thiện trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì khó cũng giống như người ta đi tìm lại… quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất vậy. Khó nhưng cố giữ thì được. Mất nhưng cố cùng tranh đấu thì rồi Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở lại. Tôi tin như vậy!
Nhớ lại hôm tôi từ bến Bình Đông đến Tòa Tổng Giám mục Sàigòn, người tôi gặp đầu tiên là Cha Hai. Cha và tôi chưa gặp mặt nhau qua lần nào ,và, cũng chưa nghe nói về nhau. Thế mà khi nghe tôi trình bày; có lẽ nhờ ở thái độ và gương mặt lương thiện của tôi nên Cha Hai chịu ngồi nghe tôi nói. Tôi thuật lại tất cả sự thật kể từ buổi Cha Chung người Hồng Kông, trong một buổi tĩnh tâm, Ngài nói về những khổ lụy mà người miền Nam sẽ phải chịu ... Cho đến lúc tôi trốn đi từ Bến Bình Đông. Kể xong, tôi cảm nhận liền là Cha Hai rất khó xử, nhưng Ngài cũng không nỡ để tôi phải ra sống ngoài hè phố. Thế rồi Cha nói: “Con đừng lo lắng nhiều, Cha sẽ tìm xem có cách nào giúp con.” Ngồi một lúc với gương mặt như suy nghĩ, Cha đứng lên và đưa tôi xuống nhà bếp và đồng thời Cha dặn là đừng kể chuyện mà tôi vừa kể cho bất cứ người nào ở đây nghe. Nếu Đức Tổng có hỏi thì phải kể thật. Còn những người khác thì cứ nói đại khái là người nhà của chú Tiến. Chú Tiến là người phụ trách ẩm thực cho Tòa Tổng. Chú tuổi trung niên nhưng rất khỏe mạnh. Tôi ở chung với chú Tiến trong cái nhà bếp cũng khá rộng lớn.
Một buổi sáng ngày kia khi tôi đang ngồi nói chuyện với Cha Hai trong văn phòng của Cha thì, cánh cửa phòng thình lình bị đẩy bung ra. Một người mặc áo chùng đen Linh mục đứng trước của phòng nhìn vào trong phòng và nhìn khắp như quan sát, nhưng người đó không chào hỏi Cha Hai. Cha Hai ngước mặt lên nhìn nhưng Ngài cũng chẳng nói một tiếng nào. Người đang đứng trước cửa nhìn vào phòng là người trước khi miền Nam bị mất rất nổi tiếng về chống đối chính phủ và xuống đường. Tên ông là Phan Khắc Từ. Tôi nhận ra ông vì hình ảnh của ông trong những lần đi dẫn đầu đám thanh niên xuống đường chống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được đưa lên trang đầu của nhiều tờ nhật báo. Tôi nhìn ông nhưng liền vội nhìn xuống chân với vẻ lo lắng. Tôi sợ ông hỏi tôi là ai thì Cha Hai sẽ không thể nói khác đi được. Nhưng, may mắn quá. Phan Khắc Từ nhìn quanh phòng một vòng rồi quay người đi qua phòng khác mà không có một lời chào hoặc xin lỗi. Sáng hôm nay tôi mới được giáp mặt Phan Khắc Từ. Tôi luôn nghĩ các vị Linh mục quá rành về chế độ cộng sản, đặc biệt là bọn cộng phỉ miền Bắc, nên bọn phỉ rất ghét đạo Thiên Chúa và thù ghét các Cha. Người dân tầm thường như tôi còn biết bọn cộng phỉ là những tên vô thần luôn muốn tận diệt các tôn giáo, huống hồ là các vị Linh mục. Thành công của bọn cộng phỉ đưa đến ngày 30 tháng tư là nhờ ở sự tuyên truyền dối trá, hành động man rợ như giết người bừa bãi mà chủ ý là làm cho mọi người sợ mà không dám chống lại… với vũ khi của Nga Tàu. Tôi thù Phan Khắc Từ. Tôi ghét Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan… và những ông Cha theo bọn phỉ để phá tôn giáo và phá miền Nam.
Bây giờ điều thắc mắc của tôi cũng đã có lời giải rồi. Hôm tôi mới đến Cha Hai cứ dặn đi dặn lại rằng đừng kể với bất cứ ai trong Tòa Tổng về chuyện của mình. Thì ra trong Tòa Tổng có một - hoặc cũng có nhiều nữa nhưng tôi chưa biết - tên cộng phỉ đội lốt ông Cha để chống lại những con chiên của Chúa.
16/6/1975
Căn nhà mà Cha Hai đưa tôi đến là căn nhà nằm trong hẻm cách chợ Vườn Chuối khoảng hai trăm thước. Căn nhà có bề ngang bốn thước đúng và bề dài là chín thước hơn; không lầu không gác lửng. Căn nhà được chia ra hai phần, phần phía sau làm chỗ ngủ cho ba người và chỗ nấu ăn cũng như tắm rửa. Phần phía trước làm phòng khách với bộ salon cũ. Sàn nhà lót gạch bông bóng loáng và rất sạch. Người đàn bà tiếp Cha Hai là người Bắc di cư năm 1954. Bà bị chồng bỏ khi tuổi đời mới hai mươi chín. Từ đó bà ở vậy và làm nghề bán phở để nuôi hai người con trai. Xe phở của bà đặt tại góc đường Nguyễn Thông và Tú Xương mà bên kia đường là nhà thương Saint Paul, nhưng đã sang lại trước khi mất Sàigòn. Bà cùng hai người con cũng tính ra đi nhưng người con thứ hai không về kịp nên bà đành phải ở lại. Người con trai lớn của bà sinh năm 1947, và, nếu như không bị mất Sàigòn thì khoảng gần cuối năm 1975 anh sẽ ra trường với văn bằng kỷ sư điện. Anh là Trung úy Công Binh phục vụ tại Hội An nhưng được cho về Saigon để học tiếp hai năm cuối tại Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ. Người con trai kế sinh năm 1952, bằng tuổi tôi, là Thiếu úy Chi khu phó ở tỉnh nhỏ nào đó thuộc vùng bốn chiến thuật. Cả hai đã đi trình diện để bị tập trung cải tạo ngày hôm qua; Chúa nhật 15/6/1975 là hạn chót.
Có lẽ Cha Hai đã có nói trước với người đàn bà về tôi, nên bà lên tiếng, đồng thời bà nhìn tôi với ánh mắt thương yêu của người mẹ hiền: “Lát nữa cháu ra phường khai, cháu là người quen biết với bác. Gia đình cháu ở ngoài đó (Pleiku) đã bị mất hết không còn người nào, kể cả giấy tờ tùy thân,… khi chạy di tản. Cháu vào đây gặp bác và xin tá túc ở nhà của bác. Họ nói như thế nào, hoặc quyết định như thế nào thì cho bác biết. Cháu đừng ngại gì cả, bác sẽ giúp cháu.” Thật lòng mà nói thì tôi muốn chạy đến ôm bà quá. Tôi chưa bao giờ để ý đến ánh mắt nhìn của mẹ tôi khi nhìn tôi, ngoại trừ hôm mẹ tôi khóc khi ba tôi bị giết. Nhưng, ánh mắt của bà khi nhìn tôi sao mà giống như những người mẹ hiền nhìn con vậy. Với một người đàn bà xa lạ và nghèo nhưng lại có lòng độ lượng với một người như tôi, lại còn hứa sẽ giúp tôi và khuyên tôi đừng lo lắng thì… Tôi xem bà là người Mẹ Hai của tôi. Từ hôm nay tôi sẽ gọi bà là Mẹ Hai.
Cha Hai không có tiền bạc nhiều nhưng Cha cũng đưa cho bà một ít để chi dùng. Bà cám ơn Cha nhưng từ chối nhận tiền. “Con còn xoay xở được mà Cha. Xin Cha cứ yên tâm, con hứa giúp cháu đây thì con sẽ giữ lời.” Tôi thấy Cha Hai nhìn bà với ánh mắt rất trìu mến. Với tôi Cha chỉ nói: “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền lòng Tắc nhé.” Tôi cảm nhận được là Cha muốn nói muốn dặn dò nhiều điều nữa với tôi, nhưng, không hiểu Cha nghĩ sao rồi không nói mà dắt chiếc xe đạp đi thẳng ra ngõ. Cha và tôi gặp nhau hôm nay cũng là lần cuối cùng, vì, một thời gian ngắn sau đó Cha đi nhận xứ ở một vùng trong Chợ Lớn mà tôi thì có quá nhiều điều phiền muộn nên không muốn gặp lại Cha. Tôi không muốn Cha bị phiền vì những gì tôi làm.
Chiều cùng ngày tôi đến Uỷ ban nhân dân phường 7 quận 3 vào lúc hai giờ. Tôi đến để xin ghi tên tạm trú. Viên bí thư phường tên Tuân đã vặn hỏi tôi đủ điều. Kể cả việc về cái tên Phạm Công Tắc-Kè… kỳ cục của tôi. Tuân là tên cộng sản chuyên đi bắt người vào ban đêm, nhất là những người nói những lời chế giễu về chế độ. Tuân muốn mọi người phải luôn sống trong hồi hộp và lo sợ mà vì vậy đã có rất nhiều người chịu làm điềm chỉ viên cho Tuân. Không hiểu chiều nay tôi may mắn hay là Tuân… dễ dãi mà gần một tiếng đồng hồ sau, Tuân đã ký cho tôi tờ giấy cho phép tạm trú và nói là sẽ điều tra về tôi. Một tháng sau tôi chính thức có tên trong tờ “hộ khẩu”.
Một hôm, tôi nhớ rất rõ đó là những ngày cuối tháng hai năm 1978 nhưng không nhớ ngày. Khi đó tôi mới từ nhà ra chợ trời để mua bán quần áo cũ thì, Mẹ Hai từ nhà đến gặp tôi và cho biết tên cộng phỉ khu vực tên Lịch - Lịch “uống máu chó” - là hỗn danh tôi đặt cho Lịch vì có lần, tôi và nhiều người chứng kiến Lịch cầm cái ca chứa đầy máu tươi của con chó vừa bị cắt cổ và uống với vẻ hí hửng lắm. “Ông Lịch ghé nhà nói là con phải có mặt tại buổi họp phường vào tối hôm nay lúc bảy giờ.” Mẹ Hai phải ra đây gặp tôi là vì cả ngày tôi sống ở ngoài đường cho đến bảy tám giờ tối tôi mới trở về nhà. Nghe Mẹ Hai nói tôi liền cảm nhận có một sự không ổn nhưng không đoán ra. Tôi không muốn Mẹ Hai phải lo lắng nên tôi cố làm mặt vui và mời Mẹ ăn tô canh bún. Canh bún của người Bắc nấu với cua rất ngon và có rau rút (dút) ăn kèm. Tôi biết món ăn này nhờ những ngày… đứng đầu đường xó chợ.
***
Tôi đến buổi họp đúng giờ. Buổi họp tối hôm nay họp tại Đình Phú Thạnh vì nơi đây rất rộng. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy đông người đến họp quá, và, khi hỏi ra thì mới biết đây là buổi họp liên phường gồm phường sáu và phường bảy với mục đích đấu tố những người mà bọn cộng phỉ cho là “có tội ác với đồng bào”. Cán bộ Tuân là người từng lấy lời khai của tôi hôm nào ở phường, nay đã là cán bộ của quận. Tuân đeo khẩu súng K54 bên hông như để tăng thêm phần sắt máu cho buổi họp mà, theo tôi thì không cần thiết. Ai cũng biết Tuân thời gian qua và rất sợ hắn đến nhà ban đêm và gõ cửa. Có tới sáu tên cán bộ ngồi sau một cái bàn dài có trải khăn trắng và hai đầu bàn có hai bình bông như để tăng thêm phần sang trọng. Sau lời chào hỏi của Tuân, Tuân gọi tên một người mà lâu ngày tôi không còn nhớ tên, nhưng nhớ người bị kêu lên đứng trước bà con hai phường để chịu sự đấu tố là ông cựu Phường trưởng của phường này trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông bị bán thân bất toại khi đang bị giam trong tù Chí Hòa nên được tha cho về. Hai người con gái của ông phải dìu ông đi lên đứng trước mặt bà con. Lịch “hút máu chó” bắt đầu nói tràng giang đại hải về những tội của ông để cho bà con đấu tố. Bọn cộng phỉ bắt mọi người phải im lặng ngồi nghe chúng nhục mạ người bị thất thế. Bọn chúng nhục mạ ông cựu Phường trưởng toàn những lời thêu dệt như ông đã hiếp hai mẹ con cô… nhiều lần. Người nào muốn mua hay bán nhà đều phải cần có chữ ký của ông thì phải nộp cho ông một số tiền bằng cả chục cây vàng… vân vân. Lịch “uống máu chó” kêu gọi ai từng là nạn nhân của ông cựu Phường trưởng thì hãy mạnh dạn đứng lên tố. “Cách mạng” hứa trừng trị thật nặng những kẻ nào có hành vi thù oán với người lên tố. Có tất cả năm người đàn bà và hai người đàn ông lần lượt lên đấu tố ông cựu Phường trưởng với những lời lẽ rất ác độc. Trong đó có một người đàn bà nói bà là em họ của ông cựu Phường trưởng.
Trước khi bọn cộng phỉ chiếm được miền Nam tôi đã được đọc nhiều tài liệu nói về những màn đấu tố man rợ đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tôi không tin lắm. Người Việt Nam tin Trời Phật, tức tam giáo đồng nguyên, xem trọng gia đình nên, trong bộ luật Hồng Đức từng có quy định: Cấm con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau… Điều cơ bản của luật này là để giữ đạo nghĩa trong gia đình. Thế mà tên phỉ Hồ Chí Minh đã cùng đồng bọn làm đủ mọi cách để người dân sợ sệt mà phải đấu tố lẫn nhau. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa tuyệt đối không bao giờ có chuyện khốn nạn như vậy xảy ra. Tình làng nghĩa xóm cũng luôn được đề cao nên có câu: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Bây giờ thì người người đấu tố hạ nhục lẫn nhau và dò xét lẫn nhau để lập công. Bọn cộng phỉ luôn miệng ra rả nói về khoan hồng, nói chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại; nói về nếp sống văn hóa với tinh thần dân tộc nhưng lại cư xử với nhau như kẻ thù. Bọn cộng phỉ cứ mở miệng là nói về phẩm cách con người. Nhưng, bọn chúng thật sự không hiểu con người có phẩm cách là con người biết tôn trọng giá trị của người khác. Người miền Nam mới bị sống với bọn cộng phỉ có ba năm mà một số người chẳng còn giữ được chút tư cách nào trong đối xử tình người. Vì sợ hãi, và cũng vì mưu cầu lợi ích cho bản thân cũng như cho gia đình mà con người đã nhẫn tâm dựng lên đủ thứ mọi tội để sỉ nhục nhau. Nếu chế độ này còn tồn tại lâu thì con người Việt Nam sẽ chẳng còn bản tính người nữa. Con người sẽ dễ dàng giết nhau mà không hề biết gớm tay. Tội ác của bọn cộng phỉ muôn đời không thể gột rửa được.
Tội nghiệp cho người bị ngã ngựa cứ phải cúi đầu nhìn xuống đất mà chẳng thốt lên được lời. Cũng may là ông vì bị bệnh nên giọng nói ngọng nghệu khó nghe vì vậy bọn cộng phỉ cũng mau chóng thông qua cho ông về chỗ ngồi, sau khi tuyên bố là ông và gia đình phải nhận sự giám sát và giáo dục của tất cả bà con liên Phường.
Không hiểu sao mỗi lần tôi nhìn lên chỗ sáu tên gọi là cán bộ thì tôi thấy họ cứ nhìn ngay tôi chằm chằm . Tôi định bỏ ra về vì có ngồi thêm nữa thì cũng chỉ để nghe bọn nó chửi mà thôi. Tôi quay đầu nhìn về phía cửa nhưng chưa kịp đứng lên thì, tôi nghe Lịch “uống máu chó” nói rất lớn như thể hắn đã đoán được là tôi sẽ chuồn: “Mời tất cả bà con ổn định lại chỗ ngồi và im lặng. Xin bà con lưu ý là, hôm nay chúng tôi cũng có mời một người đến đây. Người này chúng tôi đã theo dõi nên biết hắn cố ý chống lại cách mạng, chống lại nhân dân. Người đó phải lên đứng ở đây để trả lời trước bà con cô bác về những âm mưu mà tên đó đã và vẫn đang chống lại nhà nước.” Lịch “uống máu chó” ngưng nói và hướng ánh mắt nhìn ngay tôi làm cho trái tim của tôi đập mạnh đến nỗi muốn văng ra khỏi lồng ngực. “Chúng tôi mời anh Phạm Công Tắc-Kè…” Cả hội trường đang im phăng phắc bỗng cười ầm lên rồi tất cả đều quay mặt nhìn ngay tôi. Thật ra thì tôi tuy ở trong Phường 7 nhưng chưa giao tiếp với bất cứ người nào, ngoài những tên cộng phỉ của Phường và Quận. Chỉ một điều giản dị là vì tôi không quen ai, và tôi cũng không muốn ai quen tôi vì tôi sợ… Nhưng nhiều người biết tôi.
Lịch “uống máu chó” đưa bàn tay phải lên cao để mọi người chú ý rồi nói thật lớn: “Xin bà con giữ im lặng cho.” Quay nhìn ngay tôi, hắn nói: “Mời anh Phạm Công Tắc-Kè lên đây.” Gương mặt của tôi bỗng nặng như bị đổ chàm. Lúc này chắc chắn mặt của tôi đang bị đỏ như Quan Công vì tôi cảm nhận cả cái mặt bị nóng như có lửa đốt. Tôi ngượng đến chín cả người khi phải đứng lên mà hai cái chân của tôi thì cứ như bị quíu lại làm cho bước chân đi như xiêu như vẹo. Khi tôi đứng nhìn xuống mọi người thì cả hội trường im lặng như tờ. Tôi thoáng thấy mấy cô gái trẻ trong đội Thanh niên xung phong cũng đang nhìn tôi và cười mỉa mai như thể tôi là tên phản động nguy hiểm. Tôi cảm thấy số phận mình bắt đầu bị nguy rồi. Cuộc đổi đời đã làm thay đổi con người tôi trở thành tên lưu manh. Tôi mua quần áo cũ thì cố mua cho rẻ. Nhưng khi bán thì cố sao bán cho mắc. Gạt được người nào mua lầm hay bán hớ thì tôi cảm thấy “hồ hởi phấn khởi” lắm, vì như vậy tôi sẽ có một ngày ăn ngon hơn và nhiều hơn. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Lời của tổ tiên đã nói thì muôn đời không bao giờ sai. Sống với bọn cộng phỉ mà không lưu manh thì làm sao tồn tại được. Tôi đã biết nói láo cách nhuần nhuyễn mà không hề bị lương tâm cắn rứt.
Gương mặt của Phan Khắc Từ hôm nào lại hiển hiện ra trước mắt tôi. Không biết Từ có được chứng kiến những cảnh đấu tố này chưa. Nếu chưa thì chắc chắn cũng đã có nghe nói rồi. Từ nghĩ gì khi cùng đồng bọn là mấy ông Cha cố tình đánh phá chính quyền miền Nam để rồi rước cái bọn cộng phỉ không bao giờ biết tôn trọng phẩm cách của con người. Bọn lãnh tụ sinh viên nông nỗi khoái xuống đường để được gọi là anh hùng, để được người đời gọi là “nhà cách mạng”… bây giờ ở đâu hết rồi và có thấy có biết những trò man rợ do bọn cộng phỉ đang làm không? Chỉ có loài thú mới không nhìn ra cái sai trái cái lầm lỡ đã đưa cả một dân tộc xuống bùn đen.
Lịch “uống máu chó” cắt ngang dòng suy tư của tôi khi hắn nói đã điều tra về việc làm của tôi trước kia ở bên bến Bình Đông và: “Chúng tôi sẽ cho anh đi cải tạo vĩnh viễn. Chúng tôi khuyên anh nên từ bỏ những ý nghĩ chống lại cách mạng. Bởi, ai chống lại cách mạng thì đều phải bị tiêu diệt.” Sau đó Lịch “uống máu chó” nói là tôi không hề tham gia công tác xã hội chủ nghĩa. Trốn trình diện nghĩa vụ quân sự. Ghi tên tình nguyện đi Thanh niên xung phong rồi bỏ không đi. Tôi thật sự đang bị hoảng loạn và xấu hổ quá. Những điều mà Lịch “uống máu chó” lên án tôi, tôi đã nghĩ cách giải từ lâu rồi nên không lo lắm. Chỉ có chuyện bên bến Bình Đông mới làm cho tôi lo sợ. Lúc đó hội trường vẫn im phăng phắc và mọi con mắt đều đang đổ dồn về tôi thì, một người đàn ông là cò mồi đưa tay xin nói. Tên phỉ Tuân cho phép thì ông đứng lên nhìn ngay tôi và nói: “Tôi yêu cầu anh… hãy trả lời về những gì mà anh Lịch công an khu vực vừa nói. Tại sao anh trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong khi hai đứa con của tôi thì xin mãi mới được cách mạng chấp thuận cho đi. Nếu quả tình anh cố ý chống lại cách mạng thì tôi xin bà con cùng đề nghị cách mạng phải đưa anh đi cải tạo ngay từ bây giờ.” Tôi nhìn ngay mặt ông khi ông nói. Tôi nhớ ông này rồi. Ông là ba của thằng Đực. Ông bị ho lao hay bị suyển nên mỗi khi nói ông phải lấy hơi lên mới nói được. Tôi không biết tên ông nhưng biết thằng con của ông tên Đực. Nó còn nhỏ nên mỗi sáng khi tôi đi ra chợ trời thì thường thấy nó đứng ở đầu hẻm. Bà Ba Hòa bán café ở đầu hẻm có lần nói bóng nói gió cho tôi nghe khi tôi đi ngang qua chỗ bà : “ Học hành thì không chịu học, cứ đứng rình xem ai làm gì là méc là trình báo. Đồ cái thứ nịnh hót.”
Tôi chưa kịp lên tiếng trình bày thì tên phỉ Tuân lên tiếng trước và hăm dọa tôi đủ điều.: “… Hơn một triệu quân Ngụy và nửa triệu quân Mỹ còn bị đảng và nhân ta đánh cho tan tành. Với một nhóm chỉ vài ba tên thì làm được chuyện gì để mà chống đối chứ. Tôi yêu cầu anh nói rõ ra cho các cô bác ở đây biết, vì sao anh vẫn chống đối cách mạng.”
Bây giờ là lúc tôi không thể rụt rè được nữa. Sống hay chết, ở lại nhà hay đi tù cải tạo sẽ tùy thuộc vào những gì mà tôi sẽ trình bày vì tôi đã ngừa trước chuyện này rồi. Bọn phỉ muốn hại tôi khi buộc tôi tội chống đối chúng.Tôi hít một hơi thật dài và thật sâu cho không khí vào đầy hai cái lá phổi rồi dõng dạc nói thật chậm thật lớn và thật rõ ràng để mọi người cùng nghe được và hiểu. Tôi đã trình bày về việc tôi bỏ bến Bình Đông để về cư ngụ ở đây là vì, khi ông Bí thư quận cho tôi về thì căn nhà đó có bộ đội đang ở. Họ nhất quyết không chịu cho tôi tá túc dù chỉ là một phút. Họ nói họ đang giữ an ninh. Khi tôi về đây tôi nghĩ vì đó không phải là tôi trốn nên tôi đã không khai. Còn việc nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là vì tôi bị bệnh nặng, bệnh đau xương từ khi còn nhỏ mà các bác sĩ bệnh viện Bình Dân có chứng cho tôi và Mẹ Hai tôi có trình giấy của các bác sĩ cho ông Phường trưởng nên tôi được hoãn.
Viết lại ra đây thì vắn tắt vậy, chứ thật ra tôi đã trình bày cũng hơn nửa tiếng đồng hồ và người tôi bị ướt đẫm mồ hôi như tắm, phần thì trong hội trường nóng quá, phần thì tôi sợ quá. Tôi sợ sẽ bị đầy ải trong trại tù cải tạo mà bây giờ cả Sàigòn, cả nước Việt Nam và cả thế giới đều biết sự đối xử dã man của kẻ mang danh là “cách mạng”.
Cuối cùng mọi người không một ai lên tiếng phản đối tôi vỉ thấy những lý do của tôi hoàn toàn hợp lý nên, bà con cô bác khi được đám cộng phỉ hỏi, đã yêu cầu cho tôi được miễn đi cải tạo nhưng phải chịu thử thách. Lịch “uống máu chó” căm tôi lắm mà đành phải mỉm cười gượng nhưng cũng kèm thêm nhiều câu đe dọa.Tôi không hiểu vì sao sáu tên phỉ không ai thắc mắc gì đến cái tên Phạm Công Tắc mà tôi đã khai tại quận 7, với tên Phạm Công Tắc-Kè trong hiện tại.
Chuyện tôi thoát khỏi đi Nghĩa vụ quân sự và Thanh niên xung phong là: Hôm tôi nhận được giấy mời phải trình diện tại Phường để lập hồ sơ đi nghĩa vụ quân sự. Tôi vì lo quá nên đã thức trắng cả đêm. Tôi không thể chấp nhận mình là tên lính cộng phỉ được. Tôi chống bọn cộng phỉ - dù chỉ là đơn thân và âm thầm - nhưng tôi quyết không cầm súng đứng chung hàng ngũ với bọn người mà tôi khinh bỉ và gọi là phỉ. Tôi cầu nguyện rất nhiều và kêu gọi linh hồn của ba tôi về giúp tôi nữa. Gần sáng thì một ý nghĩ đã loé ra trong cái đầu của tôi. Tôi phải trình diện lúc chín giờ sáng để được gọi là: “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.” Thì, tám giờ sáng tôi đã có mặt tại bệnh viện Bình Dân để khai báo là tôi bị té tối hôm qua từ trên mái nhà xuống. Bây giờ xương sống của tôi đau quá mà hai chân… sao cứ tê rần rần hoài. Các bác sĩ của Việt Nam Cộng Hòa bị kẹt lại thì “được” cho làm những công việc lặt vặt không chuyên môn. Còn các tên y tá của bọn cộng phỉ nhưng lại tự xưng là bác sĩ và được cử làm giám đốc bệnh viện cũng như những chức vụ quan trọng mà, thật ra thì các tên đó chẳng biết gì cả nhưng lại muốn ngồi khám bệnh cho ra vẻ ta đây là bác sĩ. Thấy tôi cứ nhăn mặt ra vẻ đau đớn quá mà cái mặt thì cũng xanh lè như tàu lá chuối vì cả đêm không ngủ, nên các “chú sĩ” bèn ghi toa cho tôi đi mua thuốc uống và viết giấy hẹn ngày mai trở lại tái khám. Nếu vẫn còn đau thì sẽ chuyển đến phòng chụp X quang. Phòng này thì lại do các bác sĩ thật của Việt Nam Cộng Hòa phụ trách mà ngày trước thường chỉ do các y tá có bằng chuyên môn đảm nhận.
Nhận được tờ giấy hẹn ngày mai của “chú sĩ” là tôi tức tốc đi về nhà nhờ Mẹ Hai cầm đến Phường trình cho tên Phường trưởng. Tên Phường trưởng cũng là tên ngu dốt đến nỗi ký tên còn phải nắn nót thì khi nhìn thấy giấy của bác sĩ với chữ ký cùng cái mộc đỏ chói, hẹn ngày mai trở lại là tên Phường trưởng chấp thuận liền. Cái trò này tôi áp dụng luôn cho kỳ bị bắt buộc ghi tên đi Thanh niên xung phong. Trước khi Thanh niên xung phong của Phường lên đường thì Phường có tổ chức buổi liên hoan và tặng quà. Tôi không đến dự mà đến bệnh viện Bình Dân để diễn lại vở tuồng cũ. Đêm hôm đó Mẹ Hai của tôi lại đến gặp tên Phường trưởng và đưa giấy hẹn của “chú sĩ” đồng thời nói tôi lại bị đau nữa nên chiều ngày mai phải đến bệnh viện khám và… nhập viện. Từ sau những lần đó Phường không thèm nói đến tên tôi nữa. Phường xem tôi như người bệnh hoạn, người bị phế thải không đáng được đứng trong hàng ngũ của “cách mạng”. Tôi được miễn luôn các công việc lặt vặt như quét đường và làm sạch Phường. Công việc thủy lợi cũng miễn luôn. Tôi không ngờ mình mới sống có mấy năm với bọn phỉ mà đã trở thành người khôn vặt và cũng thành người lưu manh từ lúc nào mà không hề hay biết.
Sau lần thoát nạn tối hôm họp liên Phường thì gần tháng sau… Tôi trở về nhà sớm lúc bốn giờ chiều. Trên đường về nhà tôi ghé vào Chợ Lớn, khu Tôn Thọ Tường, tôi mua hai ký thịt heo quay rất ngon và rất dòn; cùng hai ổ bánh mì. Tôi biết Mẹ Hai tôi thèm món này lắm nhưng bà không dám mua ăn vì sắp phải đi thăm hai người con đang bị tập trung cải tạo ở Long Khánh. Sở dĩ tôi mua đến hai ký thịt quay là để cho Mẹ Hai kho với trứng vịt đem cho hai người con trong trại tù cải tạo.
Khác với mọi hôm là Mẹ Hai thường đón tôi với nụ cười. Nhưng, hôm nay Mẹ Hai tôi có vẻ buồn và lại không nhìn thẳng mặt tôi. Tôi lại linh cảm có chuyện không lành đến với tôi nữa rồi. Đúng như vậy, khi ngồi vào bàn ăn Mẹ Hai tôi không cầm đũa mà chỉ nhìn dĩa thịt quay mà nuốt nước miếng. Thật khó khăn lắm Mẹ Hai mới nói được lên lời: “Con à, lúc trưa ông Lịch có đến đây gặp mẹ và khuyên mẹ nên tìm cách đuổi con ra khỏi nhà. Ông ấy nói con có lý lịch xấu mà trên quận có lưu hồ sơ vì vậy hai đứa con của mẹ sẽ khó được về sớm mà phải bị học tập rất lâu. Chỉ khi nào con không còn ở đây nữa thì hai đứa mới được cách mạng cứu xét và khoan hồng cho về sớm.” Mẹ Hai mới nói đến đó thì nước mắt đã lưng tròng. Mẹ Hai nhìn tôi thương hại và không nỡ nói thêm. May mà tôi chỉ ngồi nghe chứ chưa ăn. Nếu đang ăn mà nghe chuyện như vậy chắc tôi sẽ bị nghẹn và không chừng phải đi cấp cứu. Tôi biết Mẹ Hai tôi là người ngoan đạo và rất đạo đức. Nhưng, tình mẫu tử vẫn mạnh hơn tình mẹ con nuôi. Bọn cộng phỉ từ cấp lãnh đạo trở xuống đều là bọn tiểu nhân nên bọn chúng cố nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để trả thù người miền Nam mà, cách đánh động vô tình mẫu tử nơi những người đàn bà là một. Tôi không còn cách nào hơn là phải làm cho Mẹ Hai không bị khó xử nên tôi liền đề nghị: “Từ nay mẹ cứ để cái ghế bố ở ngoài hàng ba và mẹ che cho con miếng vải lớn, dầy, ở hàng rào. Cứ sau mười hai giờ đêm con sẽ vào đó ngủ và bốn giờ sáng con sẽ đi ra khỏi nhà; ngày nào cũng vậy. Mẹ đừng ngại vì con biết mẹ rất tốt với con. Hơn nữa tên Lịch một khi không thấy con, mặc dù ông ấy biết con về khuya và ngủ ở hàng ba rồi sáng đi sớm, thì như vậy là ông ấy cũng mãn nguyện vì đã hại được con rồi. Trong lúc đó con cũng sẽ kiếm một chỗ ở rồi con sẽ rút tên ra khỏi “hộ khẩu.” Mẹ Hai tôi khóc và không chịu ăn. Tôi cũng ăn qua loa hai miếng thịt và một chút bánh mì rồi thôi.
Ngay khuya hôm đó tôi liền thực hành đúng như tôi đã nói với Mẹ Hai. Sau đó dù trời khô hay mưa, dù trời bão hay yên bình tôi cũng thức dậy đúng bốn giờ và dọn dẹp khoảng đôi ba phút là tôi đi ngay. Tôi đi ra đường Lê Văn Duyệt rồi đi qua tới đường Trần Quý Cáp. Tại góc đường Trần Quý Cáp và Bà Huyện Thanh Quan, trước trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền có một sạp báo mở bán sớm. Tôi mua tờ Tin Sáng, tờ báo của tên trí thức ăn cơm quốc gia nhưng lại thờ ma cộng phỉ tên Ngô Công Đức. Tờ báo giá năm cắc tiền cộng phỉ. Tôi cầm tờ báo và đi tiếp đến Vương Cung Thánh Đường Sàigòn, tức nhà thờ Đức Bà… thì cũng gần năm giờ sáng. Tôi dự lễ đầu tiên và chấm dứt lễ lúc sáu giờ. Thấy ngoài trời còn tối nên tôi dự tiếp một lễ nữa. Thường thì tôi ngủ gục trong cái lễ thứ nhì này. Tan lễ nhì là bảy giờ sáng. Tôi ra ngồi trong công viên nhỏ trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ và cầu nguyện tiếp. Khoảng bảy giờ mười lăm phút tôi đi bộ đến quán café gần rạp chiếu phim Vĩnh Lợi.Tôi vào quán ngồi uống ly đen nhỏ và đọc báo… cho tới lúc tôi ra chợ trời để tiếp tục công việc mua bán… Mười hai giờ thiếu hai mươi phút đêm, lúc đó thường thì tôi đang ngồi trong công viên Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành và, tôi bắt đầu đi bộ về nhà.
Chỉ có hơn tháng, khi màn đêm buông xuống là tôi cảm thấy mình bất lực. Bất cứ một tiếng động lớn hay một cái nhìn chằm chằm của những người lạ mà tôi gặp trên đường về nhà, cũng khiến cho tôi cảm thấy như có điều nguy hiểm sắp xảy đến mà không làm sao ngăn lại được. Tôi cố gạt nỗi lo sợ ra khỏi đầu óc, nhưng rồi nó cứ trở lại mà không có cách gì thoát được.
Tại sao tôi lại sợ quá đến như vậy? Thì ra tinh thần của tôi đã bị bạc nhược rồi. Thời gian đó tôi còn là thanh niên nên cần ăn nhiều và cần ngủ nhiều. Vì vậy mà chỉ hơn tháng thức khuya dậy sớm và ăn uống thất thường mà con người của tôi đã bị sa sút từ thể xác đến tinh thần thật trầm trọng. Ban ngày hễ ngồi đâu là tôi gục ngay ở đó. Đầu óc tôi cứ mụ mị đến không thể suy nghĩ hay tính toán gì được nữa. Một hôm, sau khi dự lễ thứ nhì xong, tôi ra ngồi trước tượng Đức Mẹ và vì tuyệt vọng quá nên tôi khóc. Tôi cầu xin Đức Mẹ giúp cho tôi thoát khỏi cái đất nước của tận cùng cuộc sống đau thương và hận thù này. Và, lời cầu xin của tôi được Đức Mẹ nhậm lời nên cuộc đời của tôi từ từ đã được thay đổi đến độ tôi phải tin đó là phép mầu, bởi tôi hoàn toàn không có khả năng để làm những chuyện “lớn” như vậy. Người đầu tiên tôi gặp và giúp tôi có cuộc sống thay đổi, đó là một người rất nổi tiếng của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Người miền Nam nào trước kia ai lại không biết, không một lần nghe đến tên danh thủ Tam Lang của đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Tôi gặp Anh vào khoảng gần cuối tháng 5 năm 1978. Lúc đó giải túc cầu thế giới được tổ chức tại Argentina sắp bắt đầu. Điều đặc biệt là, tôi mê đội tuyển Hòa Lan mà đây lại là lần đầu tôi nhìn thấy hình đội tuyển đăng trên tờ Tin Sáng.
Qua những lần giao tiếp với Anh, tôi không hiểu từ nguyên do nào mà tôi lại cứ luôn gọi Anh là, Anh Võ Đại Lang. Anh không hề phản đối khi nghe tôi gọi Anh như vậy. Anh cũng không bao giờ chịu làm những chuyện mà vì đó bọn phỉ có thể xem thường Anh; chẳng hạn như… làm độ bán độ. Anh đang chơi cho đội Cảng Sàigòn. Nhưng, Anh giới thiệu bạn của Anh cho tôi. Có một lần Anh, tôi, ngồi uống café cùng với hai cựu danh thủ nữa là, Anh Nguyễn Văn Ngôn (Ngôn 2) và Anh Võ Thành Sơn. Anh Võ Đại Lang nhìn đoàn người chạy xe xuôi ngược trên đường phố và Anh nói với tôi mà như không phải với tôi. Anh nói… khơi khơi : “Muốn thoát khỏi cái đất nước khốn nạn này thì chính mình phải tự tổ chức lấy. Mình vừa thoát được mà còn giúp được người khác cùng thoát nữa.” Tôi âm thầm ghi nhận lời của Anh và tôi bắt đầu thực hành.
Người như Anh mà khi mất đi ngày 02/06/2014 lại bị bọn phỉ hồ đồ gọi là đồng chí thì thật là oan cho Anh quá. Tôi, Phạm Công Tắc, tên sau này là Phạm Công Tắc-Kè. Xin xác định với toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam còn ở trong nước hoặc đã ra sống ở nước ngoài và đã từng thương yêu Anh: Tôi gần gũi và tâm sự với Anh rất thường nên tôi biết Anh Tam Lang - Anh Võ Đại Lang của tôi - hoàn toàn không thích bọn cộng phỉ. Anh là người thật hiền hậu thật đạo đức và là người con rất hiếu thảo. Anh không bao giờ có thể là đồng chí với bọn cộng phỉ vì bọn đó là những đứa đá cá lăn dưa và sẵn sàng tố cả cha lẫn mẹ mình mà tên Trường Chinh đã từng thực hiện.
ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Vậy là từ sáng ngày mai, thứ hai 16 tháng 6 năm 1975 tôi sẽ có chổ ở hợp pháp. Rồi có thể ngay ngày hôm sau tôi sẽ vào đời nhưng với hoàn cảnh không được như ý muốn. Thay vì tôi vào đời bằng chính công việc mình đã chuẩn bị trước, thì nay tôi sẽ phải làm bất cứ công việc gì, miễn là lương thiện, để có tiền sinh sống. Giữ được tính lương thiện trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì khó cũng giống như người ta đi tìm lại… quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất vậy. Khó nhưng cố giữ thì được. Mất nhưng cố cùng tranh đấu thì rồi Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở lại. Tôi tin như vậy!
Nhớ lại hôm tôi từ bến Bình Đông đến Tòa Tổng Giám mục Sàigòn, người tôi gặp đầu tiên là Cha Hai. Cha và tôi chưa gặp mặt nhau qua lần nào ,và, cũng chưa nghe nói về nhau. Thế mà khi nghe tôi trình bày; có lẽ nhờ ở thái độ và gương mặt lương thiện của tôi nên Cha Hai chịu ngồi nghe tôi nói. Tôi thuật lại tất cả sự thật kể từ buổi Cha Chung người Hồng Kông, trong một buổi tĩnh tâm, Ngài nói về những khổ lụy mà người miền Nam sẽ phải chịu ... Cho đến lúc tôi trốn đi từ Bến Bình Đông. Kể xong, tôi cảm nhận liền là Cha Hai rất khó xử, nhưng Ngài cũng không nỡ để tôi phải ra sống ngoài hè phố. Thế rồi Cha nói: “Con đừng lo lắng nhiều, Cha sẽ tìm xem có cách nào giúp con.” Ngồi một lúc với gương mặt như suy nghĩ, Cha đứng lên và đưa tôi xuống nhà bếp và đồng thời Cha dặn là đừng kể chuyện mà tôi vừa kể cho bất cứ người nào ở đây nghe. Nếu Đức Tổng có hỏi thì phải kể thật. Còn những người khác thì cứ nói đại khái là người nhà của chú Tiến. Chú Tiến là người phụ trách ẩm thực cho Tòa Tổng. Chú tuổi trung niên nhưng rất khỏe mạnh. Tôi ở chung với chú Tiến trong cái nhà bếp cũng khá rộng lớn.
Một buổi sáng ngày kia khi tôi đang ngồi nói chuyện với Cha Hai trong văn phòng của Cha thì, cánh cửa phòng thình lình bị đẩy bung ra. Một người mặc áo chùng đen Linh mục đứng trước của phòng nhìn vào trong phòng và nhìn khắp như quan sát, nhưng người đó không chào hỏi Cha Hai. Cha Hai ngước mặt lên nhìn nhưng Ngài cũng chẳng nói một tiếng nào. Người đang đứng trước cửa nhìn vào phòng là người trước khi miền Nam bị mất rất nổi tiếng về chống đối chính phủ và xuống đường. Tên ông là Phan Khắc Từ. Tôi nhận ra ông vì hình ảnh của ông trong những lần đi dẫn đầu đám thanh niên xuống đường chống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được đưa lên trang đầu của nhiều tờ nhật báo. Tôi nhìn ông nhưng liền vội nhìn xuống chân với vẻ lo lắng. Tôi sợ ông hỏi tôi là ai thì Cha Hai sẽ không thể nói khác đi được. Nhưng, may mắn quá. Phan Khắc Từ nhìn quanh phòng một vòng rồi quay người đi qua phòng khác mà không có một lời chào hoặc xin lỗi. Sáng hôm nay tôi mới được giáp mặt Phan Khắc Từ. Tôi luôn nghĩ các vị Linh mục quá rành về chế độ cộng sản, đặc biệt là bọn cộng phỉ miền Bắc, nên bọn phỉ rất ghét đạo Thiên Chúa và thù ghét các Cha. Người dân tầm thường như tôi còn biết bọn cộng phỉ là những tên vô thần luôn muốn tận diệt các tôn giáo, huống hồ là các vị Linh mục. Thành công của bọn cộng phỉ đưa đến ngày 30 tháng tư là nhờ ở sự tuyên truyền dối trá, hành động man rợ như giết người bừa bãi mà chủ ý là làm cho mọi người sợ mà không dám chống lại… với vũ khi của Nga Tàu. Tôi thù Phan Khắc Từ. Tôi ghét Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan… và những ông Cha theo bọn phỉ để phá tôn giáo và phá miền Nam.
Bây giờ điều thắc mắc của tôi cũng đã có lời giải rồi. Hôm tôi mới đến Cha Hai cứ dặn đi dặn lại rằng đừng kể với bất cứ ai trong Tòa Tổng về chuyện của mình. Thì ra trong Tòa Tổng có một - hoặc cũng có nhiều nữa nhưng tôi chưa biết - tên cộng phỉ đội lốt ông Cha để chống lại những con chiên của Chúa.
16/6/1975
Căn nhà mà Cha Hai đưa tôi đến là căn nhà nằm trong hẻm cách chợ Vườn Chuối khoảng hai trăm thước. Căn nhà có bề ngang bốn thước đúng và bề dài là chín thước hơn; không lầu không gác lửng. Căn nhà được chia ra hai phần, phần phía sau làm chỗ ngủ cho ba người và chỗ nấu ăn cũng như tắm rửa. Phần phía trước làm phòng khách với bộ salon cũ. Sàn nhà lót gạch bông bóng loáng và rất sạch. Người đàn bà tiếp Cha Hai là người Bắc di cư năm 1954. Bà bị chồng bỏ khi tuổi đời mới hai mươi chín. Từ đó bà ở vậy và làm nghề bán phở để nuôi hai người con trai. Xe phở của bà đặt tại góc đường Nguyễn Thông và Tú Xương mà bên kia đường là nhà thương Saint Paul, nhưng đã sang lại trước khi mất Sàigòn. Bà cùng hai người con cũng tính ra đi nhưng người con thứ hai không về kịp nên bà đành phải ở lại. Người con trai lớn của bà sinh năm 1947, và, nếu như không bị mất Sàigòn thì khoảng gần cuối năm 1975 anh sẽ ra trường với văn bằng kỷ sư điện. Anh là Trung úy Công Binh phục vụ tại Hội An nhưng được cho về Saigon để học tiếp hai năm cuối tại Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ. Người con trai kế sinh năm 1952, bằng tuổi tôi, là Thiếu úy Chi khu phó ở tỉnh nhỏ nào đó thuộc vùng bốn chiến thuật. Cả hai đã đi trình diện để bị tập trung cải tạo ngày hôm qua; Chúa nhật 15/6/1975 là hạn chót.
Có lẽ Cha Hai đã có nói trước với người đàn bà về tôi, nên bà lên tiếng, đồng thời bà nhìn tôi với ánh mắt thương yêu của người mẹ hiền: “Lát nữa cháu ra phường khai, cháu là người quen biết với bác. Gia đình cháu ở ngoài đó (Pleiku) đã bị mất hết không còn người nào, kể cả giấy tờ tùy thân,… khi chạy di tản. Cháu vào đây gặp bác và xin tá túc ở nhà của bác. Họ nói như thế nào, hoặc quyết định như thế nào thì cho bác biết. Cháu đừng ngại gì cả, bác sẽ giúp cháu.” Thật lòng mà nói thì tôi muốn chạy đến ôm bà quá. Tôi chưa bao giờ để ý đến ánh mắt nhìn của mẹ tôi khi nhìn tôi, ngoại trừ hôm mẹ tôi khóc khi ba tôi bị giết. Nhưng, ánh mắt của bà khi nhìn tôi sao mà giống như những người mẹ hiền nhìn con vậy. Với một người đàn bà xa lạ và nghèo nhưng lại có lòng độ lượng với một người như tôi, lại còn hứa sẽ giúp tôi và khuyên tôi đừng lo lắng thì… Tôi xem bà là người Mẹ Hai của tôi. Từ hôm nay tôi sẽ gọi bà là Mẹ Hai.
Cha Hai không có tiền bạc nhiều nhưng Cha cũng đưa cho bà một ít để chi dùng. Bà cám ơn Cha nhưng từ chối nhận tiền. “Con còn xoay xở được mà Cha. Xin Cha cứ yên tâm, con hứa giúp cháu đây thì con sẽ giữ lời.” Tôi thấy Cha Hai nhìn bà với ánh mắt rất trìu mến. Với tôi Cha chỉ nói: “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền lòng Tắc nhé.” Tôi cảm nhận được là Cha muốn nói muốn dặn dò nhiều điều nữa với tôi, nhưng, không hiểu Cha nghĩ sao rồi không nói mà dắt chiếc xe đạp đi thẳng ra ngõ. Cha và tôi gặp nhau hôm nay cũng là lần cuối cùng, vì, một thời gian ngắn sau đó Cha đi nhận xứ ở một vùng trong Chợ Lớn mà tôi thì có quá nhiều điều phiền muộn nên không muốn gặp lại Cha. Tôi không muốn Cha bị phiền vì những gì tôi làm.
Chiều cùng ngày tôi đến Uỷ ban nhân dân phường 7 quận 3 vào lúc hai giờ. Tôi đến để xin ghi tên tạm trú. Viên bí thư phường tên Tuân đã vặn hỏi tôi đủ điều. Kể cả việc về cái tên Phạm Công Tắc-Kè… kỳ cục của tôi. Tuân là tên cộng sản chuyên đi bắt người vào ban đêm, nhất là những người nói những lời chế giễu về chế độ. Tuân muốn mọi người phải luôn sống trong hồi hộp và lo sợ mà vì vậy đã có rất nhiều người chịu làm điềm chỉ viên cho Tuân. Không hiểu chiều nay tôi may mắn hay là Tuân… dễ dãi mà gần một tiếng đồng hồ sau, Tuân đã ký cho tôi tờ giấy cho phép tạm trú và nói là sẽ điều tra về tôi. Một tháng sau tôi chính thức có tên trong tờ “hộ khẩu”.
Một hôm, tôi nhớ rất rõ đó là những ngày cuối tháng hai năm 1978 nhưng không nhớ ngày. Khi đó tôi mới từ nhà ra chợ trời để mua bán quần áo cũ thì, Mẹ Hai từ nhà đến gặp tôi và cho biết tên cộng phỉ khu vực tên Lịch - Lịch “uống máu chó” - là hỗn danh tôi đặt cho Lịch vì có lần, tôi và nhiều người chứng kiến Lịch cầm cái ca chứa đầy máu tươi của con chó vừa bị cắt cổ và uống với vẻ hí hửng lắm. “Ông Lịch ghé nhà nói là con phải có mặt tại buổi họp phường vào tối hôm nay lúc bảy giờ.” Mẹ Hai phải ra đây gặp tôi là vì cả ngày tôi sống ở ngoài đường cho đến bảy tám giờ tối tôi mới trở về nhà. Nghe Mẹ Hai nói tôi liền cảm nhận có một sự không ổn nhưng không đoán ra. Tôi không muốn Mẹ Hai phải lo lắng nên tôi cố làm mặt vui và mời Mẹ ăn tô canh bún. Canh bún của người Bắc nấu với cua rất ngon và có rau rút (dút) ăn kèm. Tôi biết món ăn này nhờ những ngày… đứng đầu đường xó chợ.
***
Tôi đến buổi họp đúng giờ. Buổi họp tối hôm nay họp tại Đình Phú Thạnh vì nơi đây rất rộng. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy đông người đến họp quá, và, khi hỏi ra thì mới biết đây là buổi họp liên phường gồm phường sáu và phường bảy với mục đích đấu tố những người mà bọn cộng phỉ cho là “có tội ác với đồng bào”. Cán bộ Tuân là người từng lấy lời khai của tôi hôm nào ở phường, nay đã là cán bộ của quận. Tuân đeo khẩu súng K54 bên hông như để tăng thêm phần sắt máu cho buổi họp mà, theo tôi thì không cần thiết. Ai cũng biết Tuân thời gian qua và rất sợ hắn đến nhà ban đêm và gõ cửa. Có tới sáu tên cán bộ ngồi sau một cái bàn dài có trải khăn trắng và hai đầu bàn có hai bình bông như để tăng thêm phần sang trọng. Sau lời chào hỏi của Tuân, Tuân gọi tên một người mà lâu ngày tôi không còn nhớ tên, nhưng nhớ người bị kêu lên đứng trước bà con hai phường để chịu sự đấu tố là ông cựu Phường trưởng của phường này trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông bị bán thân bất toại khi đang bị giam trong tù Chí Hòa nên được tha cho về. Hai người con gái của ông phải dìu ông đi lên đứng trước mặt bà con. Lịch “hút máu chó” bắt đầu nói tràng giang đại hải về những tội của ông để cho bà con đấu tố. Bọn cộng phỉ bắt mọi người phải im lặng ngồi nghe chúng nhục mạ người bị thất thế. Bọn chúng nhục mạ ông cựu Phường trưởng toàn những lời thêu dệt như ông đã hiếp hai mẹ con cô… nhiều lần. Người nào muốn mua hay bán nhà đều phải cần có chữ ký của ông thì phải nộp cho ông một số tiền bằng cả chục cây vàng… vân vân. Lịch “uống máu chó” kêu gọi ai từng là nạn nhân của ông cựu Phường trưởng thì hãy mạnh dạn đứng lên tố. “Cách mạng” hứa trừng trị thật nặng những kẻ nào có hành vi thù oán với người lên tố. Có tất cả năm người đàn bà và hai người đàn ông lần lượt lên đấu tố ông cựu Phường trưởng với những lời lẽ rất ác độc. Trong đó có một người đàn bà nói bà là em họ của ông cựu Phường trưởng.
Trước khi bọn cộng phỉ chiếm được miền Nam tôi đã được đọc nhiều tài liệu nói về những màn đấu tố man rợ đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tôi không tin lắm. Người Việt Nam tin Trời Phật, tức tam giáo đồng nguyên, xem trọng gia đình nên, trong bộ luật Hồng Đức từng có quy định: Cấm con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau… Điều cơ bản của luật này là để giữ đạo nghĩa trong gia đình. Thế mà tên phỉ Hồ Chí Minh đã cùng đồng bọn làm đủ mọi cách để người dân sợ sệt mà phải đấu tố lẫn nhau. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa tuyệt đối không bao giờ có chuyện khốn nạn như vậy xảy ra. Tình làng nghĩa xóm cũng luôn được đề cao nên có câu: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Bây giờ thì người người đấu tố hạ nhục lẫn nhau và dò xét lẫn nhau để lập công. Bọn cộng phỉ luôn miệng ra rả nói về khoan hồng, nói chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại; nói về nếp sống văn hóa với tinh thần dân tộc nhưng lại cư xử với nhau như kẻ thù. Bọn cộng phỉ cứ mở miệng là nói về phẩm cách con người. Nhưng, bọn chúng thật sự không hiểu con người có phẩm cách là con người biết tôn trọng giá trị của người khác. Người miền Nam mới bị sống với bọn cộng phỉ có ba năm mà một số người chẳng còn giữ được chút tư cách nào trong đối xử tình người. Vì sợ hãi, và cũng vì mưu cầu lợi ích cho bản thân cũng như cho gia đình mà con người đã nhẫn tâm dựng lên đủ thứ mọi tội để sỉ nhục nhau. Nếu chế độ này còn tồn tại lâu thì con người Việt Nam sẽ chẳng còn bản tính người nữa. Con người sẽ dễ dàng giết nhau mà không hề biết gớm tay. Tội ác của bọn cộng phỉ muôn đời không thể gột rửa được.
Tội nghiệp cho người bị ngã ngựa cứ phải cúi đầu nhìn xuống đất mà chẳng thốt lên được lời. Cũng may là ông vì bị bệnh nên giọng nói ngọng nghệu khó nghe vì vậy bọn cộng phỉ cũng mau chóng thông qua cho ông về chỗ ngồi, sau khi tuyên bố là ông và gia đình phải nhận sự giám sát và giáo dục của tất cả bà con liên Phường.
Không hiểu sao mỗi lần tôi nhìn lên chỗ sáu tên gọi là cán bộ thì tôi thấy họ cứ nhìn ngay tôi chằm chằm . Tôi định bỏ ra về vì có ngồi thêm nữa thì cũng chỉ để nghe bọn nó chửi mà thôi. Tôi quay đầu nhìn về phía cửa nhưng chưa kịp đứng lên thì, tôi nghe Lịch “uống máu chó” nói rất lớn như thể hắn đã đoán được là tôi sẽ chuồn: “Mời tất cả bà con ổn định lại chỗ ngồi và im lặng. Xin bà con lưu ý là, hôm nay chúng tôi cũng có mời một người đến đây. Người này chúng tôi đã theo dõi nên biết hắn cố ý chống lại cách mạng, chống lại nhân dân. Người đó phải lên đứng ở đây để trả lời trước bà con cô bác về những âm mưu mà tên đó đã và vẫn đang chống lại nhà nước.” Lịch “uống máu chó” ngưng nói và hướng ánh mắt nhìn ngay tôi làm cho trái tim của tôi đập mạnh đến nỗi muốn văng ra khỏi lồng ngực. “Chúng tôi mời anh Phạm Công Tắc-Kè…” Cả hội trường đang im phăng phắc bỗng cười ầm lên rồi tất cả đều quay mặt nhìn ngay tôi. Thật ra thì tôi tuy ở trong Phường 7 nhưng chưa giao tiếp với bất cứ người nào, ngoài những tên cộng phỉ của Phường và Quận. Chỉ một điều giản dị là vì tôi không quen ai, và tôi cũng không muốn ai quen tôi vì tôi sợ… Nhưng nhiều người biết tôi.
Lịch “uống máu chó” đưa bàn tay phải lên cao để mọi người chú ý rồi nói thật lớn: “Xin bà con giữ im lặng cho.” Quay nhìn ngay tôi, hắn nói: “Mời anh Phạm Công Tắc-Kè lên đây.” Gương mặt của tôi bỗng nặng như bị đổ chàm. Lúc này chắc chắn mặt của tôi đang bị đỏ như Quan Công vì tôi cảm nhận cả cái mặt bị nóng như có lửa đốt. Tôi ngượng đến chín cả người khi phải đứng lên mà hai cái chân của tôi thì cứ như bị quíu lại làm cho bước chân đi như xiêu như vẹo. Khi tôi đứng nhìn xuống mọi người thì cả hội trường im lặng như tờ. Tôi thoáng thấy mấy cô gái trẻ trong đội Thanh niên xung phong cũng đang nhìn tôi và cười mỉa mai như thể tôi là tên phản động nguy hiểm. Tôi cảm thấy số phận mình bắt đầu bị nguy rồi. Cuộc đổi đời đã làm thay đổi con người tôi trở thành tên lưu manh. Tôi mua quần áo cũ thì cố mua cho rẻ. Nhưng khi bán thì cố sao bán cho mắc. Gạt được người nào mua lầm hay bán hớ thì tôi cảm thấy “hồ hởi phấn khởi” lắm, vì như vậy tôi sẽ có một ngày ăn ngon hơn và nhiều hơn. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Lời của tổ tiên đã nói thì muôn đời không bao giờ sai. Sống với bọn cộng phỉ mà không lưu manh thì làm sao tồn tại được. Tôi đã biết nói láo cách nhuần nhuyễn mà không hề bị lương tâm cắn rứt.
Gương mặt của Phan Khắc Từ hôm nào lại hiển hiện ra trước mắt tôi. Không biết Từ có được chứng kiến những cảnh đấu tố này chưa. Nếu chưa thì chắc chắn cũng đã có nghe nói rồi. Từ nghĩ gì khi cùng đồng bọn là mấy ông Cha cố tình đánh phá chính quyền miền Nam để rồi rước cái bọn cộng phỉ không bao giờ biết tôn trọng phẩm cách của con người. Bọn lãnh tụ sinh viên nông nỗi khoái xuống đường để được gọi là anh hùng, để được người đời gọi là “nhà cách mạng”… bây giờ ở đâu hết rồi và có thấy có biết những trò man rợ do bọn cộng phỉ đang làm không? Chỉ có loài thú mới không nhìn ra cái sai trái cái lầm lỡ đã đưa cả một dân tộc xuống bùn đen.
Lịch “uống máu chó” cắt ngang dòng suy tư của tôi khi hắn nói đã điều tra về việc làm của tôi trước kia ở bên bến Bình Đông và: “Chúng tôi sẽ cho anh đi cải tạo vĩnh viễn. Chúng tôi khuyên anh nên từ bỏ những ý nghĩ chống lại cách mạng. Bởi, ai chống lại cách mạng thì đều phải bị tiêu diệt.” Sau đó Lịch “uống máu chó” nói là tôi không hề tham gia công tác xã hội chủ nghĩa. Trốn trình diện nghĩa vụ quân sự. Ghi tên tình nguyện đi Thanh niên xung phong rồi bỏ không đi. Tôi thật sự đang bị hoảng loạn và xấu hổ quá. Những điều mà Lịch “uống máu chó” lên án tôi, tôi đã nghĩ cách giải từ lâu rồi nên không lo lắm. Chỉ có chuyện bên bến Bình Đông mới làm cho tôi lo sợ. Lúc đó hội trường vẫn im phăng phắc và mọi con mắt đều đang đổ dồn về tôi thì, một người đàn ông là cò mồi đưa tay xin nói. Tên phỉ Tuân cho phép thì ông đứng lên nhìn ngay tôi và nói: “Tôi yêu cầu anh… hãy trả lời về những gì mà anh Lịch công an khu vực vừa nói. Tại sao anh trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong khi hai đứa con của tôi thì xin mãi mới được cách mạng chấp thuận cho đi. Nếu quả tình anh cố ý chống lại cách mạng thì tôi xin bà con cùng đề nghị cách mạng phải đưa anh đi cải tạo ngay từ bây giờ.” Tôi nhìn ngay mặt ông khi ông nói. Tôi nhớ ông này rồi. Ông là ba của thằng Đực. Ông bị ho lao hay bị suyển nên mỗi khi nói ông phải lấy hơi lên mới nói được. Tôi không biết tên ông nhưng biết thằng con của ông tên Đực. Nó còn nhỏ nên mỗi sáng khi tôi đi ra chợ trời thì thường thấy nó đứng ở đầu hẻm. Bà Ba Hòa bán café ở đầu hẻm có lần nói bóng nói gió cho tôi nghe khi tôi đi ngang qua chỗ bà : “ Học hành thì không chịu học, cứ đứng rình xem ai làm gì là méc là trình báo. Đồ cái thứ nịnh hót.”
Tôi chưa kịp lên tiếng trình bày thì tên phỉ Tuân lên tiếng trước và hăm dọa tôi đủ điều.: “… Hơn một triệu quân Ngụy và nửa triệu quân Mỹ còn bị đảng và nhân ta đánh cho tan tành. Với một nhóm chỉ vài ba tên thì làm được chuyện gì để mà chống đối chứ. Tôi yêu cầu anh nói rõ ra cho các cô bác ở đây biết, vì sao anh vẫn chống đối cách mạng.”
Bây giờ là lúc tôi không thể rụt rè được nữa. Sống hay chết, ở lại nhà hay đi tù cải tạo sẽ tùy thuộc vào những gì mà tôi sẽ trình bày vì tôi đã ngừa trước chuyện này rồi. Bọn phỉ muốn hại tôi khi buộc tôi tội chống đối chúng.Tôi hít một hơi thật dài và thật sâu cho không khí vào đầy hai cái lá phổi rồi dõng dạc nói thật chậm thật lớn và thật rõ ràng để mọi người cùng nghe được và hiểu. Tôi đã trình bày về việc tôi bỏ bến Bình Đông để về cư ngụ ở đây là vì, khi ông Bí thư quận cho tôi về thì căn nhà đó có bộ đội đang ở. Họ nhất quyết không chịu cho tôi tá túc dù chỉ là một phút. Họ nói họ đang giữ an ninh. Khi tôi về đây tôi nghĩ vì đó không phải là tôi trốn nên tôi đã không khai. Còn việc nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là vì tôi bị bệnh nặng, bệnh đau xương từ khi còn nhỏ mà các bác sĩ bệnh viện Bình Dân có chứng cho tôi và Mẹ Hai tôi có trình giấy của các bác sĩ cho ông Phường trưởng nên tôi được hoãn.
Viết lại ra đây thì vắn tắt vậy, chứ thật ra tôi đã trình bày cũng hơn nửa tiếng đồng hồ và người tôi bị ướt đẫm mồ hôi như tắm, phần thì trong hội trường nóng quá, phần thì tôi sợ quá. Tôi sợ sẽ bị đầy ải trong trại tù cải tạo mà bây giờ cả Sàigòn, cả nước Việt Nam và cả thế giới đều biết sự đối xử dã man của kẻ mang danh là “cách mạng”.
Cuối cùng mọi người không một ai lên tiếng phản đối tôi vỉ thấy những lý do của tôi hoàn toàn hợp lý nên, bà con cô bác khi được đám cộng phỉ hỏi, đã yêu cầu cho tôi được miễn đi cải tạo nhưng phải chịu thử thách. Lịch “uống máu chó” căm tôi lắm mà đành phải mỉm cười gượng nhưng cũng kèm thêm nhiều câu đe dọa.Tôi không hiểu vì sao sáu tên phỉ không ai thắc mắc gì đến cái tên Phạm Công Tắc mà tôi đã khai tại quận 7, với tên Phạm Công Tắc-Kè trong hiện tại.
Chuyện tôi thoát khỏi đi Nghĩa vụ quân sự và Thanh niên xung phong là: Hôm tôi nhận được giấy mời phải trình diện tại Phường để lập hồ sơ đi nghĩa vụ quân sự. Tôi vì lo quá nên đã thức trắng cả đêm. Tôi không thể chấp nhận mình là tên lính cộng phỉ được. Tôi chống bọn cộng phỉ - dù chỉ là đơn thân và âm thầm - nhưng tôi quyết không cầm súng đứng chung hàng ngũ với bọn người mà tôi khinh bỉ và gọi là phỉ. Tôi cầu nguyện rất nhiều và kêu gọi linh hồn của ba tôi về giúp tôi nữa. Gần sáng thì một ý nghĩ đã loé ra trong cái đầu của tôi. Tôi phải trình diện lúc chín giờ sáng để được gọi là: “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.” Thì, tám giờ sáng tôi đã có mặt tại bệnh viện Bình Dân để khai báo là tôi bị té tối hôm qua từ trên mái nhà xuống. Bây giờ xương sống của tôi đau quá mà hai chân… sao cứ tê rần rần hoài. Các bác sĩ của Việt Nam Cộng Hòa bị kẹt lại thì “được” cho làm những công việc lặt vặt không chuyên môn. Còn các tên y tá của bọn cộng phỉ nhưng lại tự xưng là bác sĩ và được cử làm giám đốc bệnh viện cũng như những chức vụ quan trọng mà, thật ra thì các tên đó chẳng biết gì cả nhưng lại muốn ngồi khám bệnh cho ra vẻ ta đây là bác sĩ. Thấy tôi cứ nhăn mặt ra vẻ đau đớn quá mà cái mặt thì cũng xanh lè như tàu lá chuối vì cả đêm không ngủ, nên các “chú sĩ” bèn ghi toa cho tôi đi mua thuốc uống và viết giấy hẹn ngày mai trở lại tái khám. Nếu vẫn còn đau thì sẽ chuyển đến phòng chụp X quang. Phòng này thì lại do các bác sĩ thật của Việt Nam Cộng Hòa phụ trách mà ngày trước thường chỉ do các y tá có bằng chuyên môn đảm nhận.
Nhận được tờ giấy hẹn ngày mai của “chú sĩ” là tôi tức tốc đi về nhà nhờ Mẹ Hai cầm đến Phường trình cho tên Phường trưởng. Tên Phường trưởng cũng là tên ngu dốt đến nỗi ký tên còn phải nắn nót thì khi nhìn thấy giấy của bác sĩ với chữ ký cùng cái mộc đỏ chói, hẹn ngày mai trở lại là tên Phường trưởng chấp thuận liền. Cái trò này tôi áp dụng luôn cho kỳ bị bắt buộc ghi tên đi Thanh niên xung phong. Trước khi Thanh niên xung phong của Phường lên đường thì Phường có tổ chức buổi liên hoan và tặng quà. Tôi không đến dự mà đến bệnh viện Bình Dân để diễn lại vở tuồng cũ. Đêm hôm đó Mẹ Hai của tôi lại đến gặp tên Phường trưởng và đưa giấy hẹn của “chú sĩ” đồng thời nói tôi lại bị đau nữa nên chiều ngày mai phải đến bệnh viện khám và… nhập viện. Từ sau những lần đó Phường không thèm nói đến tên tôi nữa. Phường xem tôi như người bệnh hoạn, người bị phế thải không đáng được đứng trong hàng ngũ của “cách mạng”. Tôi được miễn luôn các công việc lặt vặt như quét đường và làm sạch Phường. Công việc thủy lợi cũng miễn luôn. Tôi không ngờ mình mới sống có mấy năm với bọn phỉ mà đã trở thành người khôn vặt và cũng thành người lưu manh từ lúc nào mà không hề hay biết.
Sau lần thoát nạn tối hôm họp liên Phường thì gần tháng sau… Tôi trở về nhà sớm lúc bốn giờ chiều. Trên đường về nhà tôi ghé vào Chợ Lớn, khu Tôn Thọ Tường, tôi mua hai ký thịt heo quay rất ngon và rất dòn; cùng hai ổ bánh mì. Tôi biết Mẹ Hai tôi thèm món này lắm nhưng bà không dám mua ăn vì sắp phải đi thăm hai người con đang bị tập trung cải tạo ở Long Khánh. Sở dĩ tôi mua đến hai ký thịt quay là để cho Mẹ Hai kho với trứng vịt đem cho hai người con trong trại tù cải tạo.
Khác với mọi hôm là Mẹ Hai thường đón tôi với nụ cười. Nhưng, hôm nay Mẹ Hai tôi có vẻ buồn và lại không nhìn thẳng mặt tôi. Tôi lại linh cảm có chuyện không lành đến với tôi nữa rồi. Đúng như vậy, khi ngồi vào bàn ăn Mẹ Hai tôi không cầm đũa mà chỉ nhìn dĩa thịt quay mà nuốt nước miếng. Thật khó khăn lắm Mẹ Hai mới nói được lên lời: “Con à, lúc trưa ông Lịch có đến đây gặp mẹ và khuyên mẹ nên tìm cách đuổi con ra khỏi nhà. Ông ấy nói con có lý lịch xấu mà trên quận có lưu hồ sơ vì vậy hai đứa con của mẹ sẽ khó được về sớm mà phải bị học tập rất lâu. Chỉ khi nào con không còn ở đây nữa thì hai đứa mới được cách mạng cứu xét và khoan hồng cho về sớm.” Mẹ Hai mới nói đến đó thì nước mắt đã lưng tròng. Mẹ Hai nhìn tôi thương hại và không nỡ nói thêm. May mà tôi chỉ ngồi nghe chứ chưa ăn. Nếu đang ăn mà nghe chuyện như vậy chắc tôi sẽ bị nghẹn và không chừng phải đi cấp cứu. Tôi biết Mẹ Hai tôi là người ngoan đạo và rất đạo đức. Nhưng, tình mẫu tử vẫn mạnh hơn tình mẹ con nuôi. Bọn cộng phỉ từ cấp lãnh đạo trở xuống đều là bọn tiểu nhân nên bọn chúng cố nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để trả thù người miền Nam mà, cách đánh động vô tình mẫu tử nơi những người đàn bà là một. Tôi không còn cách nào hơn là phải làm cho Mẹ Hai không bị khó xử nên tôi liền đề nghị: “Từ nay mẹ cứ để cái ghế bố ở ngoài hàng ba và mẹ che cho con miếng vải lớn, dầy, ở hàng rào. Cứ sau mười hai giờ đêm con sẽ vào đó ngủ và bốn giờ sáng con sẽ đi ra khỏi nhà; ngày nào cũng vậy. Mẹ đừng ngại vì con biết mẹ rất tốt với con. Hơn nữa tên Lịch một khi không thấy con, mặc dù ông ấy biết con về khuya và ngủ ở hàng ba rồi sáng đi sớm, thì như vậy là ông ấy cũng mãn nguyện vì đã hại được con rồi. Trong lúc đó con cũng sẽ kiếm một chỗ ở rồi con sẽ rút tên ra khỏi “hộ khẩu.” Mẹ Hai tôi khóc và không chịu ăn. Tôi cũng ăn qua loa hai miếng thịt và một chút bánh mì rồi thôi.
Ngay khuya hôm đó tôi liền thực hành đúng như tôi đã nói với Mẹ Hai. Sau đó dù trời khô hay mưa, dù trời bão hay yên bình tôi cũng thức dậy đúng bốn giờ và dọn dẹp khoảng đôi ba phút là tôi đi ngay. Tôi đi ra đường Lê Văn Duyệt rồi đi qua tới đường Trần Quý Cáp. Tại góc đường Trần Quý Cáp và Bà Huyện Thanh Quan, trước trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền có một sạp báo mở bán sớm. Tôi mua tờ Tin Sáng, tờ báo của tên trí thức ăn cơm quốc gia nhưng lại thờ ma cộng phỉ tên Ngô Công Đức. Tờ báo giá năm cắc tiền cộng phỉ. Tôi cầm tờ báo và đi tiếp đến Vương Cung Thánh Đường Sàigòn, tức nhà thờ Đức Bà… thì cũng gần năm giờ sáng. Tôi dự lễ đầu tiên và chấm dứt lễ lúc sáu giờ. Thấy ngoài trời còn tối nên tôi dự tiếp một lễ nữa. Thường thì tôi ngủ gục trong cái lễ thứ nhì này. Tan lễ nhì là bảy giờ sáng. Tôi ra ngồi trong công viên nhỏ trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ và cầu nguyện tiếp. Khoảng bảy giờ mười lăm phút tôi đi bộ đến quán café gần rạp chiếu phim Vĩnh Lợi.Tôi vào quán ngồi uống ly đen nhỏ và đọc báo… cho tới lúc tôi ra chợ trời để tiếp tục công việc mua bán… Mười hai giờ thiếu hai mươi phút đêm, lúc đó thường thì tôi đang ngồi trong công viên Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành và, tôi bắt đầu đi bộ về nhà.
Chỉ có hơn tháng, khi màn đêm buông xuống là tôi cảm thấy mình bất lực. Bất cứ một tiếng động lớn hay một cái nhìn chằm chằm của những người lạ mà tôi gặp trên đường về nhà, cũng khiến cho tôi cảm thấy như có điều nguy hiểm sắp xảy đến mà không làm sao ngăn lại được. Tôi cố gạt nỗi lo sợ ra khỏi đầu óc, nhưng rồi nó cứ trở lại mà không có cách gì thoát được.
Tại sao tôi lại sợ quá đến như vậy? Thì ra tinh thần của tôi đã bị bạc nhược rồi. Thời gian đó tôi còn là thanh niên nên cần ăn nhiều và cần ngủ nhiều. Vì vậy mà chỉ hơn tháng thức khuya dậy sớm và ăn uống thất thường mà con người của tôi đã bị sa sút từ thể xác đến tinh thần thật trầm trọng. Ban ngày hễ ngồi đâu là tôi gục ngay ở đó. Đầu óc tôi cứ mụ mị đến không thể suy nghĩ hay tính toán gì được nữa. Một hôm, sau khi dự lễ thứ nhì xong, tôi ra ngồi trước tượng Đức Mẹ và vì tuyệt vọng quá nên tôi khóc. Tôi cầu xin Đức Mẹ giúp cho tôi thoát khỏi cái đất nước của tận cùng cuộc sống đau thương và hận thù này. Và, lời cầu xin của tôi được Đức Mẹ nhậm lời nên cuộc đời của tôi từ từ đã được thay đổi đến độ tôi phải tin đó là phép mầu, bởi tôi hoàn toàn không có khả năng để làm những chuyện “lớn” như vậy. Người đầu tiên tôi gặp và giúp tôi có cuộc sống thay đổi, đó là một người rất nổi tiếng của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Người miền Nam nào trước kia ai lại không biết, không một lần nghe đến tên danh thủ Tam Lang của đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Tôi gặp Anh vào khoảng gần cuối tháng 5 năm 1978. Lúc đó giải túc cầu thế giới được tổ chức tại Argentina sắp bắt đầu. Điều đặc biệt là, tôi mê đội tuyển Hòa Lan mà đây lại là lần đầu tôi nhìn thấy hình đội tuyển đăng trên tờ Tin Sáng.
Qua những lần giao tiếp với Anh, tôi không hiểu từ nguyên do nào mà tôi lại cứ luôn gọi Anh là, Anh Võ Đại Lang. Anh không hề phản đối khi nghe tôi gọi Anh như vậy. Anh cũng không bao giờ chịu làm những chuyện mà vì đó bọn phỉ có thể xem thường Anh; chẳng hạn như… làm độ bán độ. Anh đang chơi cho đội Cảng Sàigòn. Nhưng, Anh giới thiệu bạn của Anh cho tôi. Có một lần Anh, tôi, ngồi uống café cùng với hai cựu danh thủ nữa là, Anh Nguyễn Văn Ngôn (Ngôn 2) và Anh Võ Thành Sơn. Anh Võ Đại Lang nhìn đoàn người chạy xe xuôi ngược trên đường phố và Anh nói với tôi mà như không phải với tôi. Anh nói… khơi khơi : “Muốn thoát khỏi cái đất nước khốn nạn này thì chính mình phải tự tổ chức lấy. Mình vừa thoát được mà còn giúp được người khác cùng thoát nữa.” Tôi âm thầm ghi nhận lời của Anh và tôi bắt đầu thực hành.
Người như Anh mà khi mất đi ngày 02/06/2014 lại bị bọn phỉ hồ đồ gọi là đồng chí thì thật là oan cho Anh quá. Tôi, Phạm Công Tắc, tên sau này là Phạm Công Tắc-Kè. Xin xác định với toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam còn ở trong nước hoặc đã ra sống ở nước ngoài và đã từng thương yêu Anh: Tôi gần gũi và tâm sự với Anh rất thường nên tôi biết Anh Tam Lang - Anh Võ Đại Lang của tôi - hoàn toàn không thích bọn cộng phỉ. Anh là người thật hiền hậu thật đạo đức và là người con rất hiếu thảo. Anh không bao giờ có thể là đồng chí với bọn cộng phỉ vì bọn đó là những đứa đá cá lăn dưa và sẵn sàng tố cả cha lẫn mẹ mình mà tên Trường Chinh đã từng thực hiện.
ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 3
Vậy là từ sáng ngày mai, thứ hai 16 tháng 6 năm 1975 tôi sẽ có chổ ở hợp pháp. Rồi có thể ngay ngày hôm sau tôi sẽ vào đời nhưng với hoàn cảnh không được như ý muốn.
( HNPĐ ) Vậy là từ sáng ngày mai, thứ hai 16 tháng 6 năm 1975 tôi sẽ có chổ ở hợp pháp. Rồi có thể ngay ngày hôm sau tôi sẽ vào đời nhưng với hoàn cảnh không được như ý muốn. Thay vì tôi vào đời bằng chính công việc mình đã chuẩn bị trước, thì nay tôi sẽ phải làm bất cứ công việc gì, miễn là lương thiện, để có tiền sinh sống. Giữ được tính lương thiện trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì khó cũng giống như người ta đi tìm lại… quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất vậy. Khó nhưng cố giữ thì được. Mất nhưng cố cùng tranh đấu thì rồi Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở lại. Tôi tin như vậy!
Nhớ lại hôm tôi từ bến Bình Đông đến Tòa Tổng Giám mục Sàigòn, người tôi gặp đầu tiên là Cha Hai. Cha và tôi chưa gặp mặt nhau qua lần nào ,và, cũng chưa nghe nói về nhau. Thế mà khi nghe tôi trình bày; có lẽ nhờ ở thái độ và gương mặt lương thiện của tôi nên Cha Hai chịu ngồi nghe tôi nói. Tôi thuật lại tất cả sự thật kể từ buổi Cha Chung người Hồng Kông, trong một buổi tĩnh tâm, Ngài nói về những khổ lụy mà người miền Nam sẽ phải chịu ... Cho đến lúc tôi trốn đi từ Bến Bình Đông. Kể xong, tôi cảm nhận liền là Cha Hai rất khó xử, nhưng Ngài cũng không nỡ để tôi phải ra sống ngoài hè phố. Thế rồi Cha nói: “Con đừng lo lắng nhiều, Cha sẽ tìm xem có cách nào giúp con.” Ngồi một lúc với gương mặt như suy nghĩ, Cha đứng lên và đưa tôi xuống nhà bếp và đồng thời Cha dặn là đừng kể chuyện mà tôi vừa kể cho bất cứ người nào ở đây nghe. Nếu Đức Tổng có hỏi thì phải kể thật. Còn những người khác thì cứ nói đại khái là người nhà của chú Tiến. Chú Tiến là người phụ trách ẩm thực cho Tòa Tổng. Chú tuổi trung niên nhưng rất khỏe mạnh. Tôi ở chung với chú Tiến trong cái nhà bếp cũng khá rộng lớn.
Một buổi sáng ngày kia khi tôi đang ngồi nói chuyện với Cha Hai trong văn phòng của Cha thì, cánh cửa phòng thình lình bị đẩy bung ra. Một người mặc áo chùng đen Linh mục đứng trước của phòng nhìn vào trong phòng và nhìn khắp như quan sát, nhưng người đó không chào hỏi Cha Hai. Cha Hai ngước mặt lên nhìn nhưng Ngài cũng chẳng nói một tiếng nào. Người đang đứng trước cửa nhìn vào phòng là người trước khi miền Nam bị mất rất nổi tiếng về chống đối chính phủ và xuống đường. Tên ông là Phan Khắc Từ. Tôi nhận ra ông vì hình ảnh của ông trong những lần đi dẫn đầu đám thanh niên xuống đường chống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được đưa lên trang đầu của nhiều tờ nhật báo. Tôi nhìn ông nhưng liền vội nhìn xuống chân với vẻ lo lắng. Tôi sợ ông hỏi tôi là ai thì Cha Hai sẽ không thể nói khác đi được. Nhưng, may mắn quá. Phan Khắc Từ nhìn quanh phòng một vòng rồi quay người đi qua phòng khác mà không có một lời chào hoặc xin lỗi. Sáng hôm nay tôi mới được giáp mặt Phan Khắc Từ. Tôi luôn nghĩ các vị Linh mục quá rành về chế độ cộng sản, đặc biệt là bọn cộng phỉ miền Bắc, nên bọn phỉ rất ghét đạo Thiên Chúa và thù ghét các Cha. Người dân tầm thường như tôi còn biết bọn cộng phỉ là những tên vô thần luôn muốn tận diệt các tôn giáo, huống hồ là các vị Linh mục. Thành công của bọn cộng phỉ đưa đến ngày 30 tháng tư là nhờ ở sự tuyên truyền dối trá, hành động man rợ như giết người bừa bãi mà chủ ý là làm cho mọi người sợ mà không dám chống lại… với vũ khi của Nga Tàu. Tôi thù Phan Khắc Từ. Tôi ghét Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan… và những ông Cha theo bọn phỉ để phá tôn giáo và phá miền Nam.
Bây giờ điều thắc mắc của tôi cũng đã có lời giải rồi. Hôm tôi mới đến Cha Hai cứ dặn đi dặn lại rằng đừng kể với bất cứ ai trong Tòa Tổng về chuyện của mình. Thì ra trong Tòa Tổng có một - hoặc cũng có nhiều nữa nhưng tôi chưa biết - tên cộng phỉ đội lốt ông Cha để chống lại những con chiên của Chúa.
16/6/1975
Căn nhà mà Cha Hai đưa tôi đến là căn nhà nằm trong hẻm cách chợ Vườn Chuối khoảng hai trăm thước. Căn nhà có bề ngang bốn thước đúng và bề dài là chín thước hơn; không lầu không gác lửng. Căn nhà được chia ra hai phần, phần phía sau làm chỗ ngủ cho ba người và chỗ nấu ăn cũng như tắm rửa. Phần phía trước làm phòng khách với bộ salon cũ. Sàn nhà lót gạch bông bóng loáng và rất sạch. Người đàn bà tiếp Cha Hai là người Bắc di cư năm 1954. Bà bị chồng bỏ khi tuổi đời mới hai mươi chín. Từ đó bà ở vậy và làm nghề bán phở để nuôi hai người con trai. Xe phở của bà đặt tại góc đường Nguyễn Thông và Tú Xương mà bên kia đường là nhà thương Saint Paul, nhưng đã sang lại trước khi mất Sàigòn. Bà cùng hai người con cũng tính ra đi nhưng người con thứ hai không về kịp nên bà đành phải ở lại. Người con trai lớn của bà sinh năm 1947, và, nếu như không bị mất Sàigòn thì khoảng gần cuối năm 1975 anh sẽ ra trường với văn bằng kỷ sư điện. Anh là Trung úy Công Binh phục vụ tại Hội An nhưng được cho về Saigon để học tiếp hai năm cuối tại Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ. Người con trai kế sinh năm 1952, bằng tuổi tôi, là Thiếu úy Chi khu phó ở tỉnh nhỏ nào đó thuộc vùng bốn chiến thuật. Cả hai đã đi trình diện để bị tập trung cải tạo ngày hôm qua; Chúa nhật 15/6/1975 là hạn chót.
Có lẽ Cha Hai đã có nói trước với người đàn bà về tôi, nên bà lên tiếng, đồng thời bà nhìn tôi với ánh mắt thương yêu của người mẹ hiền: “Lát nữa cháu ra phường khai, cháu là người quen biết với bác. Gia đình cháu ở ngoài đó (Pleiku) đã bị mất hết không còn người nào, kể cả giấy tờ tùy thân,… khi chạy di tản. Cháu vào đây gặp bác và xin tá túc ở nhà của bác. Họ nói như thế nào, hoặc quyết định như thế nào thì cho bác biết. Cháu đừng ngại gì cả, bác sẽ giúp cháu.” Thật lòng mà nói thì tôi muốn chạy đến ôm bà quá. Tôi chưa bao giờ để ý đến ánh mắt nhìn của mẹ tôi khi nhìn tôi, ngoại trừ hôm mẹ tôi khóc khi ba tôi bị giết. Nhưng, ánh mắt của bà khi nhìn tôi sao mà giống như những người mẹ hiền nhìn con vậy. Với một người đàn bà xa lạ và nghèo nhưng lại có lòng độ lượng với một người như tôi, lại còn hứa sẽ giúp tôi và khuyên tôi đừng lo lắng thì… Tôi xem bà là người Mẹ Hai của tôi. Từ hôm nay tôi sẽ gọi bà là Mẹ Hai.
Cha Hai không có tiền bạc nhiều nhưng Cha cũng đưa cho bà một ít để chi dùng. Bà cám ơn Cha nhưng từ chối nhận tiền. “Con còn xoay xở được mà Cha. Xin Cha cứ yên tâm, con hứa giúp cháu đây thì con sẽ giữ lời.” Tôi thấy Cha Hai nhìn bà với ánh mắt rất trìu mến. Với tôi Cha chỉ nói: “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền lòng Tắc nhé.” Tôi cảm nhận được là Cha muốn nói muốn dặn dò nhiều điều nữa với tôi, nhưng, không hiểu Cha nghĩ sao rồi không nói mà dắt chiếc xe đạp đi thẳng ra ngõ. Cha và tôi gặp nhau hôm nay cũng là lần cuối cùng, vì, một thời gian ngắn sau đó Cha đi nhận xứ ở một vùng trong Chợ Lớn mà tôi thì có quá nhiều điều phiền muộn nên không muốn gặp lại Cha. Tôi không muốn Cha bị phiền vì những gì tôi làm.
Chiều cùng ngày tôi đến Uỷ ban nhân dân phường 7 quận 3 vào lúc hai giờ. Tôi đến để xin ghi tên tạm trú. Viên bí thư phường tên Tuân đã vặn hỏi tôi đủ điều. Kể cả việc về cái tên Phạm Công Tắc-Kè… kỳ cục của tôi. Tuân là tên cộng sản chuyên đi bắt người vào ban đêm, nhất là những người nói những lời chế giễu về chế độ. Tuân muốn mọi người phải luôn sống trong hồi hộp và lo sợ mà vì vậy đã có rất nhiều người chịu làm điềm chỉ viên cho Tuân. Không hiểu chiều nay tôi may mắn hay là Tuân… dễ dãi mà gần một tiếng đồng hồ sau, Tuân đã ký cho tôi tờ giấy cho phép tạm trú và nói là sẽ điều tra về tôi. Một tháng sau tôi chính thức có tên trong tờ “hộ khẩu”.
Một hôm, tôi nhớ rất rõ đó là những ngày cuối tháng hai năm 1978 nhưng không nhớ ngày. Khi đó tôi mới từ nhà ra chợ trời để mua bán quần áo cũ thì, Mẹ Hai từ nhà đến gặp tôi và cho biết tên cộng phỉ khu vực tên Lịch - Lịch “uống máu chó” - là hỗn danh tôi đặt cho Lịch vì có lần, tôi và nhiều người chứng kiến Lịch cầm cái ca chứa đầy máu tươi của con chó vừa bị cắt cổ và uống với vẻ hí hửng lắm. “Ông Lịch ghé nhà nói là con phải có mặt tại buổi họp phường vào tối hôm nay lúc bảy giờ.” Mẹ Hai phải ra đây gặp tôi là vì cả ngày tôi sống ở ngoài đường cho đến bảy tám giờ tối tôi mới trở về nhà. Nghe Mẹ Hai nói tôi liền cảm nhận có một sự không ổn nhưng không đoán ra. Tôi không muốn Mẹ Hai phải lo lắng nên tôi cố làm mặt vui và mời Mẹ ăn tô canh bún. Canh bún của người Bắc nấu với cua rất ngon và có rau rút (dút) ăn kèm. Tôi biết món ăn này nhờ những ngày… đứng đầu đường xó chợ.
***
Tôi đến buổi họp đúng giờ. Buổi họp tối hôm nay họp tại Đình Phú Thạnh vì nơi đây rất rộng. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy đông người đến họp quá, và, khi hỏi ra thì mới biết đây là buổi họp liên phường gồm phường sáu và phường bảy với mục đích đấu tố những người mà bọn cộng phỉ cho là “có tội ác với đồng bào”. Cán bộ Tuân là người từng lấy lời khai của tôi hôm nào ở phường, nay đã là cán bộ của quận. Tuân đeo khẩu súng K54 bên hông như để tăng thêm phần sắt máu cho buổi họp mà, theo tôi thì không cần thiết. Ai cũng biết Tuân thời gian qua và rất sợ hắn đến nhà ban đêm và gõ cửa. Có tới sáu tên cán bộ ngồi sau một cái bàn dài có trải khăn trắng và hai đầu bàn có hai bình bông như để tăng thêm phần sang trọng. Sau lời chào hỏi của Tuân, Tuân gọi tên một người mà lâu ngày tôi không còn nhớ tên, nhưng nhớ người bị kêu lên đứng trước bà con hai phường để chịu sự đấu tố là ông cựu Phường trưởng của phường này trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông bị bán thân bất toại khi đang bị giam trong tù Chí Hòa nên được tha cho về. Hai người con gái của ông phải dìu ông đi lên đứng trước mặt bà con. Lịch “hút máu chó” bắt đầu nói tràng giang đại hải về những tội của ông để cho bà con đấu tố. Bọn cộng phỉ bắt mọi người phải im lặng ngồi nghe chúng nhục mạ người bị thất thế. Bọn chúng nhục mạ ông cựu Phường trưởng toàn những lời thêu dệt như ông đã hiếp hai mẹ con cô… nhiều lần. Người nào muốn mua hay bán nhà đều phải cần có chữ ký của ông thì phải nộp cho ông một số tiền bằng cả chục cây vàng… vân vân. Lịch “uống máu chó” kêu gọi ai từng là nạn nhân của ông cựu Phường trưởng thì hãy mạnh dạn đứng lên tố. “Cách mạng” hứa trừng trị thật nặng những kẻ nào có hành vi thù oán với người lên tố. Có tất cả năm người đàn bà và hai người đàn ông lần lượt lên đấu tố ông cựu Phường trưởng với những lời lẽ rất ác độc. Trong đó có một người đàn bà nói bà là em họ của ông cựu Phường trưởng.
Trước khi bọn cộng phỉ chiếm được miền Nam tôi đã được đọc nhiều tài liệu nói về những màn đấu tố man rợ đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tôi không tin lắm. Người Việt Nam tin Trời Phật, tức tam giáo đồng nguyên, xem trọng gia đình nên, trong bộ luật Hồng Đức từng có quy định: Cấm con cái tố cáo cha mẹ, vợ tố cáo chồng, anh em tố cáo nhau… Điều cơ bản của luật này là để giữ đạo nghĩa trong gia đình. Thế mà tên phỉ Hồ Chí Minh đã cùng đồng bọn làm đủ mọi cách để người dân sợ sệt mà phải đấu tố lẫn nhau. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa tuyệt đối không bao giờ có chuyện khốn nạn như vậy xảy ra. Tình làng nghĩa xóm cũng luôn được đề cao nên có câu: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Bây giờ thì người người đấu tố hạ nhục lẫn nhau và dò xét lẫn nhau để lập công. Bọn cộng phỉ luôn miệng ra rả nói về khoan hồng, nói chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại; nói về nếp sống văn hóa với tinh thần dân tộc nhưng lại cư xử với nhau như kẻ thù. Bọn cộng phỉ cứ mở miệng là nói về phẩm cách con người. Nhưng, bọn chúng thật sự không hiểu con người có phẩm cách là con người biết tôn trọng giá trị của người khác. Người miền Nam mới bị sống với bọn cộng phỉ có ba năm mà một số người chẳng còn giữ được chút tư cách nào trong đối xử tình người. Vì sợ hãi, và cũng vì mưu cầu lợi ích cho bản thân cũng như cho gia đình mà con người đã nhẫn tâm dựng lên đủ thứ mọi tội để sỉ nhục nhau. Nếu chế độ này còn tồn tại lâu thì con người Việt Nam sẽ chẳng còn bản tính người nữa. Con người sẽ dễ dàng giết nhau mà không hề biết gớm tay. Tội ác của bọn cộng phỉ muôn đời không thể gột rửa được.
Tội nghiệp cho người bị ngã ngựa cứ phải cúi đầu nhìn xuống đất mà chẳng thốt lên được lời. Cũng may là ông vì bị bệnh nên giọng nói ngọng nghệu khó nghe vì vậy bọn cộng phỉ cũng mau chóng thông qua cho ông về chỗ ngồi, sau khi tuyên bố là ông và gia đình phải nhận sự giám sát và giáo dục của tất cả bà con liên Phường.
Không hiểu sao mỗi lần tôi nhìn lên chỗ sáu tên gọi là cán bộ thì tôi thấy họ cứ nhìn ngay tôi chằm chằm . Tôi định bỏ ra về vì có ngồi thêm nữa thì cũng chỉ để nghe bọn nó chửi mà thôi. Tôi quay đầu nhìn về phía cửa nhưng chưa kịp đứng lên thì, tôi nghe Lịch “uống máu chó” nói rất lớn như thể hắn đã đoán được là tôi sẽ chuồn: “Mời tất cả bà con ổn định lại chỗ ngồi và im lặng. Xin bà con lưu ý là, hôm nay chúng tôi cũng có mời một người đến đây. Người này chúng tôi đã theo dõi nên biết hắn cố ý chống lại cách mạng, chống lại nhân dân. Người đó phải lên đứng ở đây để trả lời trước bà con cô bác về những âm mưu mà tên đó đã và vẫn đang chống lại nhà nước.” Lịch “uống máu chó” ngưng nói và hướng ánh mắt nhìn ngay tôi làm cho trái tim của tôi đập mạnh đến nỗi muốn văng ra khỏi lồng ngực. “Chúng tôi mời anh Phạm Công Tắc-Kè…” Cả hội trường đang im phăng phắc bỗng cười ầm lên rồi tất cả đều quay mặt nhìn ngay tôi. Thật ra thì tôi tuy ở trong Phường 7 nhưng chưa giao tiếp với bất cứ người nào, ngoài những tên cộng phỉ của Phường và Quận. Chỉ một điều giản dị là vì tôi không quen ai, và tôi cũng không muốn ai quen tôi vì tôi sợ… Nhưng nhiều người biết tôi.
Lịch “uống máu chó” đưa bàn tay phải lên cao để mọi người chú ý rồi nói thật lớn: “Xin bà con giữ im lặng cho.” Quay nhìn ngay tôi, hắn nói: “Mời anh Phạm Công Tắc-Kè lên đây.” Gương mặt của tôi bỗng nặng như bị đổ chàm. Lúc này chắc chắn mặt của tôi đang bị đỏ như Quan Công vì tôi cảm nhận cả cái mặt bị nóng như có lửa đốt. Tôi ngượng đến chín cả người khi phải đứng lên mà hai cái chân của tôi thì cứ như bị quíu lại làm cho bước chân đi như xiêu như vẹo. Khi tôi đứng nhìn xuống mọi người thì cả hội trường im lặng như tờ. Tôi thoáng thấy mấy cô gái trẻ trong đội Thanh niên xung phong cũng đang nhìn tôi và cười mỉa mai như thể tôi là tên phản động nguy hiểm. Tôi cảm thấy số phận mình bắt đầu bị nguy rồi. Cuộc đổi đời đã làm thay đổi con người tôi trở thành tên lưu manh. Tôi mua quần áo cũ thì cố mua cho rẻ. Nhưng khi bán thì cố sao bán cho mắc. Gạt được người nào mua lầm hay bán hớ thì tôi cảm thấy “hồ hởi phấn khởi” lắm, vì như vậy tôi sẽ có một ngày ăn ngon hơn và nhiều hơn. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Lời của tổ tiên đã nói thì muôn đời không bao giờ sai. Sống với bọn cộng phỉ mà không lưu manh thì làm sao tồn tại được. Tôi đã biết nói láo cách nhuần nhuyễn mà không hề bị lương tâm cắn rứt.
Gương mặt của Phan Khắc Từ hôm nào lại hiển hiện ra trước mắt tôi. Không biết Từ có được chứng kiến những cảnh đấu tố này chưa. Nếu chưa thì chắc chắn cũng đã có nghe nói rồi. Từ nghĩ gì khi cùng đồng bọn là mấy ông Cha cố tình đánh phá chính quyền miền Nam để rồi rước cái bọn cộng phỉ không bao giờ biết tôn trọng phẩm cách của con người. Bọn lãnh tụ sinh viên nông nỗi khoái xuống đường để được gọi là anh hùng, để được người đời gọi là “nhà cách mạng”… bây giờ ở đâu hết rồi và có thấy có biết những trò man rợ do bọn cộng phỉ đang làm không? Chỉ có loài thú mới không nhìn ra cái sai trái cái lầm lỡ đã đưa cả một dân tộc xuống bùn đen.
Lịch “uống máu chó” cắt ngang dòng suy tư của tôi khi hắn nói đã điều tra về việc làm của tôi trước kia ở bên bến Bình Đông và: “Chúng tôi sẽ cho anh đi cải tạo vĩnh viễn. Chúng tôi khuyên anh nên từ bỏ những ý nghĩ chống lại cách mạng. Bởi, ai chống lại cách mạng thì đều phải bị tiêu diệt.” Sau đó Lịch “uống máu chó” nói là tôi không hề tham gia công tác xã hội chủ nghĩa. Trốn trình diện nghĩa vụ quân sự. Ghi tên tình nguyện đi Thanh niên xung phong rồi bỏ không đi. Tôi thật sự đang bị hoảng loạn và xấu hổ quá. Những điều mà Lịch “uống máu chó” lên án tôi, tôi đã nghĩ cách giải từ lâu rồi nên không lo lắm. Chỉ có chuyện bên bến Bình Đông mới làm cho tôi lo sợ. Lúc đó hội trường vẫn im phăng phắc và mọi con mắt đều đang đổ dồn về tôi thì, một người đàn ông là cò mồi đưa tay xin nói. Tên phỉ Tuân cho phép thì ông đứng lên nhìn ngay tôi và nói: “Tôi yêu cầu anh… hãy trả lời về những gì mà anh Lịch công an khu vực vừa nói. Tại sao anh trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong khi hai đứa con của tôi thì xin mãi mới được cách mạng chấp thuận cho đi. Nếu quả tình anh cố ý chống lại cách mạng thì tôi xin bà con cùng đề nghị cách mạng phải đưa anh đi cải tạo ngay từ bây giờ.” Tôi nhìn ngay mặt ông khi ông nói. Tôi nhớ ông này rồi. Ông là ba của thằng Đực. Ông bị ho lao hay bị suyển nên mỗi khi nói ông phải lấy hơi lên mới nói được. Tôi không biết tên ông nhưng biết thằng con của ông tên Đực. Nó còn nhỏ nên mỗi sáng khi tôi đi ra chợ trời thì thường thấy nó đứng ở đầu hẻm. Bà Ba Hòa bán café ở đầu hẻm có lần nói bóng nói gió cho tôi nghe khi tôi đi ngang qua chỗ bà : “ Học hành thì không chịu học, cứ đứng rình xem ai làm gì là méc là trình báo. Đồ cái thứ nịnh hót.”
Tôi chưa kịp lên tiếng trình bày thì tên phỉ Tuân lên tiếng trước và hăm dọa tôi đủ điều.: “… Hơn một triệu quân Ngụy và nửa triệu quân Mỹ còn bị đảng và nhân ta đánh cho tan tành. Với một nhóm chỉ vài ba tên thì làm được chuyện gì để mà chống đối chứ. Tôi yêu cầu anh nói rõ ra cho các cô bác ở đây biết, vì sao anh vẫn chống đối cách mạng.”
Bây giờ là lúc tôi không thể rụt rè được nữa. Sống hay chết, ở lại nhà hay đi tù cải tạo sẽ tùy thuộc vào những gì mà tôi sẽ trình bày vì tôi đã ngừa trước chuyện này rồi. Bọn phỉ muốn hại tôi khi buộc tôi tội chống đối chúng.Tôi hít một hơi thật dài và thật sâu cho không khí vào đầy hai cái lá phổi rồi dõng dạc nói thật chậm thật lớn và thật rõ ràng để mọi người cùng nghe được và hiểu. Tôi đã trình bày về việc tôi bỏ bến Bình Đông để về cư ngụ ở đây là vì, khi ông Bí thư quận cho tôi về thì căn nhà đó có bộ đội đang ở. Họ nhất quyết không chịu cho tôi tá túc dù chỉ là một phút. Họ nói họ đang giữ an ninh. Khi tôi về đây tôi nghĩ vì đó không phải là tôi trốn nên tôi đã không khai. Còn việc nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là vì tôi bị bệnh nặng, bệnh đau xương từ khi còn nhỏ mà các bác sĩ bệnh viện Bình Dân có chứng cho tôi và Mẹ Hai tôi có trình giấy của các bác sĩ cho ông Phường trưởng nên tôi được hoãn.
Viết lại ra đây thì vắn tắt vậy, chứ thật ra tôi đã trình bày cũng hơn nửa tiếng đồng hồ và người tôi bị ướt đẫm mồ hôi như tắm, phần thì trong hội trường nóng quá, phần thì tôi sợ quá. Tôi sợ sẽ bị đầy ải trong trại tù cải tạo mà bây giờ cả Sàigòn, cả nước Việt Nam và cả thế giới đều biết sự đối xử dã man của kẻ mang danh là “cách mạng”.
Cuối cùng mọi người không một ai lên tiếng phản đối tôi vỉ thấy những lý do của tôi hoàn toàn hợp lý nên, bà con cô bác khi được đám cộng phỉ hỏi, đã yêu cầu cho tôi được miễn đi cải tạo nhưng phải chịu thử thách. Lịch “uống máu chó” căm tôi lắm mà đành phải mỉm cười gượng nhưng cũng kèm thêm nhiều câu đe dọa.Tôi không hiểu vì sao sáu tên phỉ không ai thắc mắc gì đến cái tên Phạm Công Tắc mà tôi đã khai tại quận 7, với tên Phạm Công Tắc-Kè trong hiện tại.
Chuyện tôi thoát khỏi đi Nghĩa vụ quân sự và Thanh niên xung phong là: Hôm tôi nhận được giấy mời phải trình diện tại Phường để lập hồ sơ đi nghĩa vụ quân sự. Tôi vì lo quá nên đã thức trắng cả đêm. Tôi không thể chấp nhận mình là tên lính cộng phỉ được. Tôi chống bọn cộng phỉ - dù chỉ là đơn thân và âm thầm - nhưng tôi quyết không cầm súng đứng chung hàng ngũ với bọn người mà tôi khinh bỉ và gọi là phỉ. Tôi cầu nguyện rất nhiều và kêu gọi linh hồn của ba tôi về giúp tôi nữa. Gần sáng thì một ý nghĩ đã loé ra trong cái đầu của tôi. Tôi phải trình diện lúc chín giờ sáng để được gọi là: “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.” Thì, tám giờ sáng tôi đã có mặt tại bệnh viện Bình Dân để khai báo là tôi bị té tối hôm qua từ trên mái nhà xuống. Bây giờ xương sống của tôi đau quá mà hai chân… sao cứ tê rần rần hoài. Các bác sĩ của Việt Nam Cộng Hòa bị kẹt lại thì “được” cho làm những công việc lặt vặt không chuyên môn. Còn các tên y tá của bọn cộng phỉ nhưng lại tự xưng là bác sĩ và được cử làm giám đốc bệnh viện cũng như những chức vụ quan trọng mà, thật ra thì các tên đó chẳng biết gì cả nhưng lại muốn ngồi khám bệnh cho ra vẻ ta đây là bác sĩ. Thấy tôi cứ nhăn mặt ra vẻ đau đớn quá mà cái mặt thì cũng xanh lè như tàu lá chuối vì cả đêm không ngủ, nên các “chú sĩ” bèn ghi toa cho tôi đi mua thuốc uống và viết giấy hẹn ngày mai trở lại tái khám. Nếu vẫn còn đau thì sẽ chuyển đến phòng chụp X quang. Phòng này thì lại do các bác sĩ thật của Việt Nam Cộng Hòa phụ trách mà ngày trước thường chỉ do các y tá có bằng chuyên môn đảm nhận.
Nhận được tờ giấy hẹn ngày mai của “chú sĩ” là tôi tức tốc đi về nhà nhờ Mẹ Hai cầm đến Phường trình cho tên Phường trưởng. Tên Phường trưởng cũng là tên ngu dốt đến nỗi ký tên còn phải nắn nót thì khi nhìn thấy giấy của bác sĩ với chữ ký cùng cái mộc đỏ chói, hẹn ngày mai trở lại là tên Phường trưởng chấp thuận liền. Cái trò này tôi áp dụng luôn cho kỳ bị bắt buộc ghi tên đi Thanh niên xung phong. Trước khi Thanh niên xung phong của Phường lên đường thì Phường có tổ chức buổi liên hoan và tặng quà. Tôi không đến dự mà đến bệnh viện Bình Dân để diễn lại vở tuồng cũ. Đêm hôm đó Mẹ Hai của tôi lại đến gặp tên Phường trưởng và đưa giấy hẹn của “chú sĩ” đồng thời nói tôi lại bị đau nữa nên chiều ngày mai phải đến bệnh viện khám và… nhập viện. Từ sau những lần đó Phường không thèm nói đến tên tôi nữa. Phường xem tôi như người bệnh hoạn, người bị phế thải không đáng được đứng trong hàng ngũ của “cách mạng”. Tôi được miễn luôn các công việc lặt vặt như quét đường và làm sạch Phường. Công việc thủy lợi cũng miễn luôn. Tôi không ngờ mình mới sống có mấy năm với bọn phỉ mà đã trở thành người khôn vặt và cũng thành người lưu manh từ lúc nào mà không hề hay biết.
Sau lần thoát nạn tối hôm họp liên Phường thì gần tháng sau… Tôi trở về nhà sớm lúc bốn giờ chiều. Trên đường về nhà tôi ghé vào Chợ Lớn, khu Tôn Thọ Tường, tôi mua hai ký thịt heo quay rất ngon và rất dòn; cùng hai ổ bánh mì. Tôi biết Mẹ Hai tôi thèm món này lắm nhưng bà không dám mua ăn vì sắp phải đi thăm hai người con đang bị tập trung cải tạo ở Long Khánh. Sở dĩ tôi mua đến hai ký thịt quay là để cho Mẹ Hai kho với trứng vịt đem cho hai người con trong trại tù cải tạo.
Khác với mọi hôm là Mẹ Hai thường đón tôi với nụ cười. Nhưng, hôm nay Mẹ Hai tôi có vẻ buồn và lại không nhìn thẳng mặt tôi. Tôi lại linh cảm có chuyện không lành đến với tôi nữa rồi. Đúng như vậy, khi ngồi vào bàn ăn Mẹ Hai tôi không cầm đũa mà chỉ nhìn dĩa thịt quay mà nuốt nước miếng. Thật khó khăn lắm Mẹ Hai mới nói được lên lời: “Con à, lúc trưa ông Lịch có đến đây gặp mẹ và khuyên mẹ nên tìm cách đuổi con ra khỏi nhà. Ông ấy nói con có lý lịch xấu mà trên quận có lưu hồ sơ vì vậy hai đứa con của mẹ sẽ khó được về sớm mà phải bị học tập rất lâu. Chỉ khi nào con không còn ở đây nữa thì hai đứa mới được cách mạng cứu xét và khoan hồng cho về sớm.” Mẹ Hai mới nói đến đó thì nước mắt đã lưng tròng. Mẹ Hai nhìn tôi thương hại và không nỡ nói thêm. May mà tôi chỉ ngồi nghe chứ chưa ăn. Nếu đang ăn mà nghe chuyện như vậy chắc tôi sẽ bị nghẹn và không chừng phải đi cấp cứu. Tôi biết Mẹ Hai tôi là người ngoan đạo và rất đạo đức. Nhưng, tình mẫu tử vẫn mạnh hơn tình mẹ con nuôi. Bọn cộng phỉ từ cấp lãnh đạo trở xuống đều là bọn tiểu nhân nên bọn chúng cố nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để trả thù người miền Nam mà, cách đánh động vô tình mẫu tử nơi những người đàn bà là một. Tôi không còn cách nào hơn là phải làm cho Mẹ Hai không bị khó xử nên tôi liền đề nghị: “Từ nay mẹ cứ để cái ghế bố ở ngoài hàng ba và mẹ che cho con miếng vải lớn, dầy, ở hàng rào. Cứ sau mười hai giờ đêm con sẽ vào đó ngủ và bốn giờ sáng con sẽ đi ra khỏi nhà; ngày nào cũng vậy. Mẹ đừng ngại vì con biết mẹ rất tốt với con. Hơn nữa tên Lịch một khi không thấy con, mặc dù ông ấy biết con về khuya và ngủ ở hàng ba rồi sáng đi sớm, thì như vậy là ông ấy cũng mãn nguyện vì đã hại được con rồi. Trong lúc đó con cũng sẽ kiếm một chỗ ở rồi con sẽ rút tên ra khỏi “hộ khẩu.” Mẹ Hai tôi khóc và không chịu ăn. Tôi cũng ăn qua loa hai miếng thịt và một chút bánh mì rồi thôi.
Ngay khuya hôm đó tôi liền thực hành đúng như tôi đã nói với Mẹ Hai. Sau đó dù trời khô hay mưa, dù trời bão hay yên bình tôi cũng thức dậy đúng bốn giờ và dọn dẹp khoảng đôi ba phút là tôi đi ngay. Tôi đi ra đường Lê Văn Duyệt rồi đi qua tới đường Trần Quý Cáp. Tại góc đường Trần Quý Cáp và Bà Huyện Thanh Quan, trước trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền có một sạp báo mở bán sớm. Tôi mua tờ Tin Sáng, tờ báo của tên trí thức ăn cơm quốc gia nhưng lại thờ ma cộng phỉ tên Ngô Công Đức. Tờ báo giá năm cắc tiền cộng phỉ. Tôi cầm tờ báo và đi tiếp đến Vương Cung Thánh Đường Sàigòn, tức nhà thờ Đức Bà… thì cũng gần năm giờ sáng. Tôi dự lễ đầu tiên và chấm dứt lễ lúc sáu giờ. Thấy ngoài trời còn tối nên tôi dự tiếp một lễ nữa. Thường thì tôi ngủ gục trong cái lễ thứ nhì này. Tan lễ nhì là bảy giờ sáng. Tôi ra ngồi trong công viên nhỏ trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ và cầu nguyện tiếp. Khoảng bảy giờ mười lăm phút tôi đi bộ đến quán café gần rạp chiếu phim Vĩnh Lợi.Tôi vào quán ngồi uống ly đen nhỏ và đọc báo… cho tới lúc tôi ra chợ trời để tiếp tục công việc mua bán… Mười hai giờ thiếu hai mươi phút đêm, lúc đó thường thì tôi đang ngồi trong công viên Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành và, tôi bắt đầu đi bộ về nhà.
Chỉ có hơn tháng, khi màn đêm buông xuống là tôi cảm thấy mình bất lực. Bất cứ một tiếng động lớn hay một cái nhìn chằm chằm của những người lạ mà tôi gặp trên đường về nhà, cũng khiến cho tôi cảm thấy như có điều nguy hiểm sắp xảy đến mà không làm sao ngăn lại được. Tôi cố gạt nỗi lo sợ ra khỏi đầu óc, nhưng rồi nó cứ trở lại mà không có cách gì thoát được.
Tại sao tôi lại sợ quá đến như vậy? Thì ra tinh thần của tôi đã bị bạc nhược rồi. Thời gian đó tôi còn là thanh niên nên cần ăn nhiều và cần ngủ nhiều. Vì vậy mà chỉ hơn tháng thức khuya dậy sớm và ăn uống thất thường mà con người của tôi đã bị sa sút từ thể xác đến tinh thần thật trầm trọng. Ban ngày hễ ngồi đâu là tôi gục ngay ở đó. Đầu óc tôi cứ mụ mị đến không thể suy nghĩ hay tính toán gì được nữa. Một hôm, sau khi dự lễ thứ nhì xong, tôi ra ngồi trước tượng Đức Mẹ và vì tuyệt vọng quá nên tôi khóc. Tôi cầu xin Đức Mẹ giúp cho tôi thoát khỏi cái đất nước của tận cùng cuộc sống đau thương và hận thù này. Và, lời cầu xin của tôi được Đức Mẹ nhậm lời nên cuộc đời của tôi từ từ đã được thay đổi đến độ tôi phải tin đó là phép mầu, bởi tôi hoàn toàn không có khả năng để làm những chuyện “lớn” như vậy. Người đầu tiên tôi gặp và giúp tôi có cuộc sống thay đổi, đó là một người rất nổi tiếng của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Người miền Nam nào trước kia ai lại không biết, không một lần nghe đến tên danh thủ Tam Lang của đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Tôi gặp Anh vào khoảng gần cuối tháng 5 năm 1978. Lúc đó giải túc cầu thế giới được tổ chức tại Argentina sắp bắt đầu. Điều đặc biệt là, tôi mê đội tuyển Hòa Lan mà đây lại là lần đầu tôi nhìn thấy hình đội tuyển đăng trên tờ Tin Sáng.
Qua những lần giao tiếp với Anh, tôi không hiểu từ nguyên do nào mà tôi lại cứ luôn gọi Anh là, Anh Võ Đại Lang. Anh không hề phản đối khi nghe tôi gọi Anh như vậy. Anh cũng không bao giờ chịu làm những chuyện mà vì đó bọn phỉ có thể xem thường Anh; chẳng hạn như… làm độ bán độ. Anh đang chơi cho đội Cảng Sàigòn. Nhưng, Anh giới thiệu bạn của Anh cho tôi. Có một lần Anh, tôi, ngồi uống café cùng với hai cựu danh thủ nữa là, Anh Nguyễn Văn Ngôn (Ngôn 2) và Anh Võ Thành Sơn. Anh Võ Đại Lang nhìn đoàn người chạy xe xuôi ngược trên đường phố và Anh nói với tôi mà như không phải với tôi. Anh nói… khơi khơi : “Muốn thoát khỏi cái đất nước khốn nạn này thì chính mình phải tự tổ chức lấy. Mình vừa thoát được mà còn giúp được người khác cùng thoát nữa.” Tôi âm thầm ghi nhận lời của Anh và tôi bắt đầu thực hành.
Người như Anh mà khi mất đi ngày 02/06/2014 lại bị bọn phỉ hồ đồ gọi là đồng chí thì thật là oan cho Anh quá. Tôi, Phạm Công Tắc, tên sau này là Phạm Công Tắc-Kè. Xin xác định với toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam còn ở trong nước hoặc đã ra sống ở nước ngoài và đã từng thương yêu Anh: Tôi gần gũi và tâm sự với Anh rất thường nên tôi biết Anh Tam Lang - Anh Võ Đại Lang của tôi - hoàn toàn không thích bọn cộng phỉ. Anh là người thật hiền hậu thật đạo đức và là người con rất hiếu thảo. Anh không bao giờ có thể là đồng chí với bọn cộng phỉ vì bọn đó là những đứa đá cá lăn dưa và sẵn sàng tố cả cha lẫn mẹ mình mà tên Trường Chinh đã từng thực hiện.
ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )