Truyện Ngắn & Phóng Sự

Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 4 - Topa

( HNPĐ )22/2/1980. Mọi việc được khởi đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1980. Buổi sáng hôm nay tôi đến quán café Sing Sing trên đường Phan Đình Phùng, tên mới Nguyễn Đình Chiểu;



22/2/1980.
( HNPĐ ) Mọi việc được khởi đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1980. Buổi sáng hôm nay tôi đến quán café Sing Sing trên đường Phan Đình Phùng, tên mới Nguyễn Đình Chiểu; để gặp viên sĩ quan Việt cộng Đại úy Trưởng ban Quân báo quận 3 thuộc Quân khu 7. Viên sĩ quan có gương mặt tròn, bự và thân hình cũng cao lớn với nước da ngâm đen mà thoạt nhìn, tôi tưởng hắn người Thượng. Người Thượng theo làm Việt cộng rất nhiều vì quân đội miền Nam không thể kiểm soát hết vùng cao nguyên được. Tuổi của tên sĩ quan vào khoảng từ ba mươi hai đến ba mươi lăm. Hai con mắt của hắn lồ lộ nhìn ngay tôi không chớp. Tôi không thích những người có cái nhìn như vậy. Nhưng, hầu hết bọn cộng phỉ đều có cái nhìn giống nhau như vậy chứ chẳng phải mình hắn. Bọn chúng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù bởi vì bọn chúng chuyên gây ra những tội ác man rợ nên tự trong tiềm thức bọn chúng luôn lo sợ; dù đó chỉ là cái bóng của bọn chúng.
Mặt của tên Đại úy Quân báo này nhìn ngầu quá. Nhưng, lúc này có lẽ hắn đang cần tiền nên cố làm vẻ mặt hiền khô vậy mà vẫn thấy… ngầu. Những người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đều có gương mặt nhìn rất trí thức và hiền thật sự. Bọn cộng phỉ quen trợn mắt nạt nộ dân mà trong đầu thì chỉ có mỗi một bài học phải thuộc lòng vì người nào hễ mở miệng ra để nói về đất nước và về đảng thì đều nói y một khuôn giống như nhau. Giống hệt con vẹt.
Viên sĩ quan Đại úy này được một người thanh niên chuyên nhận biên số đề trong xóm của Mẹ Hai giới thiệu với tôi trước đó. Người biên số đề này từng là đệ tử của viên sĩ quan khi hắn còn mang cấp bậc Trung úy và làm Phường đội trưởng Phường Bàn Cờ. Viên sĩ quan cần tiền nên sẽ môi giới để bán một cái máy ghe nhỏ. Máy Yanmar một lốc. Tôi hẹn viên sĩ quan qua người biên số đề và gặp nhau sáng hôm nay tại quán café này để xem có thể nhờ hắn vào công việc nào khác không, chứ cái máy một lốc thì nhỏ quá. Thời gian gần đây tôi không còn mua bán quần áo cũ nữa mà đổi qua mua bán máy ghe và những vật dụng dành cho người đi biển. Cũng nhờ công việc này mà tôi đã được tham gia vào một tổ chức đưa người vượt biển rất có uy tín do một người từng là Đại úy Công Binh Việt Nam Cộng Hòa đứng đầu. Trong tổ chức này có một người tuy hơi lớn tuổi (51 tuổi) nhưng rất đẹp trai mà lại rất trí thức nữa. Anh tên là Hồng Dương, là nhà báo và cũng là chồng của nữ danh ca mà không một người Việt nào không biết đến tên. Nữ danh ca Lệ Thu.
Để tạo cho mình có cái bề ngoài oai phong của người có quyền trong chức vụ Trưởng ban Quân báo, viên sĩ quan diện bộ đồ mới tinh ủi thẳng nếp và đeo cây K54 trước ngực… trông ngầu quá. Hắn mở lời khi tôi chào hắn: “Tôi biết một cơ quan có cái máy Yanmar một lốc muốn bán. Nếu anh cần thì tôi sẽ giới thiệu. Tôi bảo đảm với anh là không có chuyện gài bẫy.” Tôi muốn bật cười vì câu nói của hắn quá. Chuyện có gài bẫy hay không là do tôi phán đoán, do tôi thẩm định trong khi nói chuyện chứ hắn là tên cộng phỉ thì… có gì để mà bảo đảm chứ. Hắn phải nói là: Tôi xin thề trước vong linh cha mẹ tôi là không có chuyện gài bẫy… chưa chắc tôi đã tin. Tôi không bao giờ quên được câu nói để đời của ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
“Máy đó kêu giá bao nhiêu, và, nếu như tôi mua thì anh sẽ hỏi bao nhiêu phần trăm tiền hoa hồng?” – “Tôi đang cần tiền. Nếu anh mua được cái máy đó thì anh cho tôi bao nhiêu cũng được. Ngoài ra tôi cũng có thể giúp những chuyện khác… như với bên công an từ thành phố đến các quận, huyện. Miễn là đừng dính vào những chuyện phản động có vũ khí.” Tôi gật đầu và vẫn nhìn ngay mắt hắn. Con người hắn tỏ ra thành thật vì hắn cũng nhìn ngay mắt tôi không chớp. Tôi tin những điều hắn nói. Hắn nói tiếp: “Với tôi anh đừng sợ bị tôi gài. Tôi đang cần tiền. Để chứng minh lời tôi nói với anh là thật, tôi mời anh tối nay đến nhà cho biết nhà. Tôi thứ Sáu tên Giàu.” Tôi lại gật đầu và hắn lại nói tiếp: “Nhà tôi đối diện chợ Bàn Cờ. Số nhà…. đường Nguyễn Đình Chiểu.”
Vậy là mục đích của tôi gặp Sáu Giàu sáng hôm nay xem như đã có kết quả trong bước đầu. Tôi làm như mình rất bận rộn công việc nên đứng lên bắt tay hắn từ giã: “Tôi có việc phải đi ngay bây giờ. Tối nay khoảng bảy giờ tôi sẽ đến nhà gặp anh.” Sau khi trả tiền hai ly café, tôi cố ý để lại gói thuốc Samit mới hút mấy điếu và đi nhanh ra cửa.
Nhà của Sáu Giàu khá rộng và có sân trước. Xung quanh sân nhà được bao bọc bởi hàng rào bằng ván cây thấp. Trước nhà có đặt một cái lu lớn bằng sành để chứa nước mưa. Nếu không phải tôi đang đứng ở khu Bàn Cờ thì tôi tưởng đang đứng trước một căn nhà ở vùng quê nào đó ở miền Tây. Sáu Giàu đón tôi rất niềm nở và giắt xe cho tôi vào trong sân. Trong phòng khách để đèn neon cỡ trung bình nên ánh sáng phát ra vừa phải không bị làm chói mắt. Tôi không nhìn thấy được phía sau nhà vì tối om. Khi tôi đến thì chỉ có mình Sáu Giàu ở nhà. Nhưng, khi tôi vừa ngồi xuống ghế thì một người đàn bà còn rất trẻ từ ngoài đi vào và được Sáu Giàu giới thiệu là vợ của ông. Chị vừa đi mua một gói thuốc thơm hiệu Samit và ba chai bia lớn. Người đàn bà sau khi để những thứ vừa đem về lên bàn, bà liền mở công tắc điện phía sau nhà và đi ra đó. Thì ra đứa con mới sinh của hai người sắp được một tuổi đang nằm ngủ ở nhà sau. Sáu Giàu vừa rót bia ra ly vừa nói như tâm sự: “Khi tôi vào tiếp thu Tòa Hành Chánh quận ba, chính tôi đã tịch thu được cả một bao cát tiền và vàng, nhưng tôi đã nộp hết cho lãnh đạo. Bây giờ sắp đến ngày sinh nhật của đứa con đầu lòng mà tôi không làm sao có được một số tiền nhỏ để làm cho vợ con vui. Bởi vậy tôi muốn giới thiệu cho anh mua cái máy mà tôi nghĩ anh rất cần.” Sáu Giàu có vẻ xúc động khi nói vì tôi nhìn thấy một bên má của anh giựt nhẹ mấy cái. Viên sĩ quan Việt cộng người miền Nam đang đói meo đói mốc tên là Nguyễn Văn Giàu tự Sáu Giàu, rất cần tiền để làm sinh nhật cho con. Sáu Giàu là người miền Nam nên nói chuyện thẳng thắn vì vậy cũng rất dễ thông cảm. Sáu Giàu và tôi đã có thể thoải mái trò chuyện vì tôi tỏ ra chăm chú nghe hơn là nói. Tôi hỏi Sáu Giàu đã học trường nào và tham gia “cách mạng” được bao lâu mà lên tới Đại úy. Sáu Giàu kể: “Lúc đó tôi được mười một tuổi và đang đi chăn trâu ở Cai Lậy thì được móc nối theo cách mạng. Trải qua nhiều trận đánh cho đến ngày giải phóng thì tôi đã lên Trung úy. Sau đó tôi được điều về tại đây làm Phường đội trưởng… Tôi quen biết nhiều người. Những cấp chỉ huy cũ của tôi có người đang làm việc trong Thành uỷ Saigon. Nếu anh có chuyện gì với bên công an từ thành phố trở xuống các quận huyện anh cứ nói, tôi sẽ giúp được hết.” Hình ảnh tên phỉ Lịch “uống máu chó” bỗng hiện ra trong đầu tôi. Người mà tôi cần phải “chơi đầu tiên và tới cùng” dù có tốn kém đến đâu thì đó chính là tên Lịch “uống máu chó”. Lịch “uống máu chó” ghét tôi chỉ vì tôi là người duy nhất trong xóm gặp hắn không cúi đầu chào và không bao giờ mời hắn điếu thuốc lá hay ly café. Thật ra thì lúc gặp hắn là lúc tôi mới chập chững bước chân ra đời nên tôi rất ngại làm những hành động không đúng với tư cách của con người… bình thường. Tôi thấy những người trong xóm đáng tuổi cha chú của hắn vậy mà mỗi khi gặp hắn bất cứ ở đâu cũng đều cúi đầu đon đả chào hỏi và mời mọc thứ này thứ nọ… đã làm cho tôi thấy ái ngại vô cùng. Mấy người đó được ngồi uống café với Lịch “uống máu chó” ở quán bà Ba Hòa thì cứ tưởng mình ngon lắm nên mặt cứ vênh vênh váo váo… chẳng còn chi là tư cách của con người nữa.
Tôi cần cho Sáu Giàu biết là tôi có tiền và chịu chi. Tôi đứng lên và lấy từ trong lưng quần ra một cây vàng. “Cái máy mà anh nói nó quá nhỏ. Nó chỉ dùng vào việc chạy trong sông rạch nên tôi không cần đến. Tuy nhiên, tôi vẫn biếu anh một cây vàng để anh lo công việc cho chị được vui. Nếu đúng như những gì anh đã nói thì anh em mình sẽ hợp tác lâu dài. Bất cứ chuyện gì anh giúp tôi, tôi cũng sẽ trả công cho anh nhiều hơn những ngưởi khác vì anh… khác những người đang cộng tác với tôi. Sáng ngày mai anh em mình gặp lại cũng khoảng tám giờ tại quán café hồi sáng. Tôi sẽ nhờ anh một việc… rất quan trọng. Ngày mốt anh nghỉ làm một ngày và anh em mình sẽ đi Bà Rịa. Bây giờ tôi phải đi vì có hẹn.”
Tôi làm gì mà có hẹn vào giờ đó. Giờ đó tôi thường đến quán café Từ Dung ngồi với mấy anh trong nhóm và nghe nhạc nên sự có mặt của tôi hay không có tại đó cũng không quan trọng. Tôi phải làm ra vẻ bận rộn với công việc gặp gỡ người này hoặc người kia để làm cho Sáu Giàu tưởng tôi là… Thủ trưởng kho bạc. Sáu Giàu nhận cây vàng và tỏ ra xúc động thật sự vì hắn bắt tay tôi bằng cả hai tay và một bên má lại giựt lên liên tục… cho đến khi tôi chạy xe đi.

23/2/1980

Sáng hôm nay Sáu Giàu vui vẻ và miệng thì cười toe toét. Hắn cố tỏ ra quý mến tôi khi vòng tay ra sau lưng tôi để kéo ghế mời tôi ngồi, mặc dù tôi đang đứng bên chiếc ghế và đứng cạnh hắn. Thông thường tôi ăn sáng với các bạn trong nhóm, nhưng, sáng nay tôi muốn ăn với Sáu Giàu. Tôi kêu hai tôi hủ tiếu vì trong thực đơn ghi: Đặc biệt hủ tiếu Sing Sing. Hủ tiếu đặc biệt thật vì tôi thấy nhiều miếng gan, cật, tôm tươi và… rất ngon. Chúng tôi uống café sữa đá. Tôi muốn ngồi lâu với Sáu Giàu vì tôi cần phải thẩm định cho chắc chắn xem Sáu Giàu có thật sự làm được như những gì hắn đã nói không. Qua cái nhìn của tôi, Sáu Giàu muốn tôi tin là hắn làm được việc. Nếu có Sáu Giàu giúp thì công việc đưa người từ Saigon ra xã Phước Hòa Bà Rịa sẽ không còn là vấn đề làm nhức cái đầu nữa. Cái chốt canh ở Long Thành bọn công an luôn đổi người và khám rất gắt gao nên khi đoàn xe tới thì có khi không phải “người của mình.” Việc đưa một đoàn xe bốn năm chiếc qua khỏi cái chốt đó là cả một vấn đề. Nhưng, chuyện tôi muốn biết Sáu Giàu có làm được thật sự như hắn nói không, lại là chuyện khác. Tôi đi thẳng vào vấn đề khi hai tô hủ tiếu vừa đem ra: “Anh Sáu, tôi cần anh giúp tôi một việc rất quan trọng. Nếu anh giúp không được thì cứ thành thật với nhau vì chuyện này tôi nghĩ cũng khó lắm. Tôi không giấu anh là tôi đang ở trong một tổ chức vượt biển. Chuyện tổ chức thì không phải người nào tôi cũng tin tưởng và cho biết. Nếu anh làm được việc tôi sẽ không tiếc tiền bạc với anh miễn là phải thành thật với tôi trong bất cứ mọi vấn đề chứ không phải chỉ thuần là công việc. Một người công an khu vực chỗ tôi cư ngụ nghi tôi nhưng chưa có bằng chứng nên chưa bắt tôi. Hắn thù ghét tôi ra mặt nên muốn tìm cách hãm hại tôi. Tôi muốn nhờ anh làm sao cho tên này văng khỏi phường 7 là tôi yên tâm lắm.” Tôi nghĩ khi nói ra như vậy Sáu Giàu sẽ khó trả lời tôi ngay, được hay không. Nhưng, thật bất ngờ khi tôi nghe Sáu Giàu nói cách quả quyết: “Anh cho tôi tên của “thằng” đó đi. Tôi bảo đảm với anh chỉ trong hai tuần là nó sẽ đi khỏi thành phố này chứ không phải đi khỏi phường như anh muốn đâu.” Tôi nói tên của hắn là Lịch còn họ thì tôi không biết. Thái độ của tôi làm như không tin tưởng lắm vì tôi cứ nhìn ngay mặt Sáu Giàu nửa như muốn hỏi nửa như không. Thấy tôi có vẻ hoài nghi, Sáu Giàu buông đũa rồi đưa cả hai bàn tay lên cao xòe ra và nói cách chắc nịch: “Anh tin tôi đi. Tôi nói tên này phải đi là nó phải đi.” Tôi chồm người về phía trước để vỗ nhè nhẹ lên vai của Sáu Giàu như tôi đã tin tưởng hắn rồi. Trước tiên chỉ cần Sáu Giàu làm việc này xem sao đã. Những việc khác từ từ rồi sẽ cho biết sau. Tôi hẹn Sáu Giàu chiều gặp lại ở một nhà hàng trong Chợ Lớn, rồi chia tay.
Trong bữa ăn tối tôi có mời thêm mấy tên công an xã Phước Hòa cùng đến ăn. Mấy tên công an này thường lên Saigon gặp chúng tôi để kiếm ăn và kiếm nhậu. Cho hai bên đụng mặt nhau là rất cần và rất hay. Sáu Giàu cho biết đã hẹn gặp người mà Sáu Giàu cần gặp vào ngày mai nên sẽ không đi Bà Rịa được.

26/2/1980

Buổi sáng Sáu Giàu ghé qua nhà Mẹ Hai nhắn gặp tôi gấp khoảng mười giờ “tại chỗ cũ” tức quán café Sing Sing. Hai ngày qua Sáu Giàu và tôi cũng có gặp nhau. Trước tiên Sáu Giàu “bật mí” cho tôi biết là tên phỉ Lịch “uống máu chó” trong vài ngày nữa sẽ nhận công tác tận bên Campuchia. Việc thứ nhì là, Sáu Giàu sẽ nhận công việc cầm hải bàn và dẫn đầu đoàn xe đưa người từ Saigon ra xã Phước Hòa. “Tôi chỉ cần biết trước một ngày thì sẽ không có vấn đề gì với cái chốt ở Long Thành cả.” Sáu Giàu đã nói chắc chắn như vậy nên chúng tôi đối xử với anh như người tin tưởng trong nhóm.
Tôi đến quán trước năm phút. Nhưng Sáu Giàu đến quán trễ mười phút vì, “tự nhiên cái xe nó dở chứng.” – “Chuyện nhỏ.” Tôi nói vậy chứ trong lòng không vui vì lo sợ công việc có trục trặc. Chuyện làm cho tôi không vui trôi qua mau khi Sáu Giàu cho tôi một món quà quý, rất quý. “Tôi nghĩ phải làm cho anh tấm thẻ này thì không có chuyện rắc rối nào xảy đến với anh nữa.” Sáu Giàu lấy từ trong túi áo ra đưa cho tôi một tấm thẻ không bọc nhựa:  “ Thẻ Chứng Nhận: Phạm Công Tắc-Kè tự  Ba Hùng, là đặc tình Quân báo Quận 3 thuộc Quân khu 7.”
Sáu Giàu quả là tên Việt cộng không nổ sảng mà là người đã hứa thì làm được việc. Những ngày Lịch “uống máu chó” sắp lên đường qua công tác bên Campuchia, hắn không dám nhìn ngay tôi khi giáp mặt nhau tại quán café bà Ba Hòa. Vừa thấy tôi từ xa là hắn cúi mặt nhìn xuống đất. Tôi vui… quá xá là vui! Không vui sao được khi một tên cộng phỉ gian ác lại sợ một thằng dân “Ngụy” tầm thường là tôi. Trước mặt Lịch “uống máu chó” tôi oang oang tuyên bố: “Ai muốn đi vượt biển thì đến gặp tôi.” Tôi không ngờ vì câu nói vô ý thức và ngông cuồng trong một lúc vui đắc thắng mà tôi phải trả giá đắt sau này. Mà, người bị đầu tiên là Mẹ Hai.
Ngày 23/4/1980 tôi đưa hai người con của Mẹ Hai đi vượt biển và thành công chỉ sau một tuần hai người được thả ra khỏi trại tù cải tạo.
……………
……………
……………
……………
16/2/1991.

Tôi có mặt tại Saigon trưa ngày 16/2/1991, sau mười một năm rời khỏi Việt Nam. Tôi về khi được tin của một người khá thân tín cho biết, Mẹ Hai nhập viện khẩn cấp. Khi tôi đến bệnh viện Bình Dân cũng ngày 16/2/1991, lúc đó đã hơn bốn giờ chiều. Một nhân viên phụ trách hồ sơ bệnh nhân của bệnh viện đã tận tình giúp tôi sau khi tôi “bồi dưỡng” hậu hỷ, đã cho biết, Mẹ Hai tôi, bà Vũ Thị Sửu mất ngày 13/2/1991. Nghĩa là Mẹ Hai đã mất được ba ngày rồi. Vì Mẹ không còn thân nhân ở Việt Nam nên bà con lối xóm đã lo hỏa táng cho Mẹ. Tôi hoàn toàn không thắc mắc vì sao hai người con của Mẹ không về. Chắc chắn các anh phải có lý do chính đáng. Tôi nghĩ hai anh buồn tôi nhiều lắm nên, mặc dù tôi có liên lạc nhiều lần nhưng hai anh không hồi âm. Chẳng qua là, khi tôi đi rồi Mẹ Hai bị khám nhà và bị giữ trên quận một thời gian. Tôi ân hận vì đã làm cho Mẹ buồn và khổ. Tôi đã khóc, khóc thật nhiều trước mặt mấy người nhân viên trong bệnh viện. Lòng tôi quá đau đớn ê chề. Tôi đã phạm một lỗi lầm to lớn khi để cho người ơn của mình phải bị đau khổ. Mẹ giận tôi nên không hồi âm những lá thư của tôi gởi về, hay Mẹ sợ? Việc Mẹ không hồi âm thư cho tôi như đã phủ lên đời tôi một màu đen bi thảm không bao giờ tẩy sạch được. Nơi quê hương thứ hai tôi luôn nhớ đến Mẹ. Nhớ để mà hối hận để mà tự trách sao mình lại làm liên lụy đến người từng cứu mình từ vũng bùn hôi hám lên và cho mình tắm rửa sạch sẽ để trờ thành con người đúng nghĩa là con người. “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền lòng Tắc nhé.” Lời của Cha Hai hôm nào là những mũi tên ghim sâu vào tim mỗi khi tôi hồi tưởng lại những ngày sống êm đềm bên Mẹ Hai.
Vĩnh biệt Mẹ. Xin Mẹ thứ lỗi cho con. Đứa con ngu dại đã làm cho Mẹ phải phiền lòng.
Tôi đi như người bệnh vì những bước chân quá nặng nề… ra tới cổng bệnh viện thì lúc đó đã năm giờ bốn mươi phút. Nhìn qua bên kia đường tôi thấy một người thanh niên đội nón lưỡi trai màu đen ngồi trên chiếc xe Honda hai bánh và hai chân thì chống xuống đường; đang nhìn qua bệnh viện. Vừa nhìn thấy tôi anh thanh niên vội vàng quay nhìn hướng khác. Hành động như vậy thì tỏ ra còn yếu kém về nghiệp vụ theo dõi lắm. Người thanh niên này tôi đã nhìn thấy khi tôi ra khỏi khách sạn để đến đây. Muốn kiểm tra cho chắc chắn xem mình có bị theo dõi không, tôi đi tản bộ dọc theo đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) để ra đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám) chứ không đón xe. Đang đi đột nhiên tôi quẹo vào một con hẻm. Hẻm này rộng mà tôi thì quá rành nên biết, nếu cứ đi thẳng thì sẽ ra đến khu chợ Vườn Chuối. Tôi đứng quay mặt nhìn vào bức tường làm như thể đang đứng tiểu. Và, ngay lúc đó chiếc xe Honda hai bánh có người thanh niên đội nón lưỡi trai màu đen lao vụt qua làm cho tôi gần nín thở. Tôi sợ đến run cả người. Như vậy là tôi đã và đang bị theo dõi thật. Cảm giác run cả người lần này cũng giống y như hôm tôi quyết định ở lại chiếc ghe lớn để ra đi. Lúc đó có hai tên công an xã Phước Hòa thuộc tỉnh Bà Rịa cùng có mặt trên ghe gọi là để kiểm phiếu của khách. Nhưng, đồng thời cũng là để ngăn không cho tôi đi. Hai tên công an xã không ngờ hôm đó tôi có giữ trong mình cây súng K54, và, tôi lấy cây súng ra cầm trong tay. Cây súng là của Sáu Giàu mà tôi hỏi mượn với mục đích nhưng không nhờ anh chỉ tôi cách sử dụng. Hai tên công an cố thuyết phục tôi ở lại làm vài chuyến nữa, nhưng tôi nhất quyết ra đi… trước khi quá trễ. Tôi cũng dụ hai tên này đi theo nhưng hai đứa đã nhảy xuống nước và bơi vào bờ.
Tên thanh niên lái chiếc Honda thấy đã lỡ trớn nên đành phải chạy thẳng. Tôi quay trở ra đường Phan Thanh Giản với những bước chân đi thật vội vã và liền đón xe ôm về lại khách sạn. Tôi ở khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng trong Gia Định. Tôi được mấy người bạn giới thiệu khách sạn này. Khách sạn có ba tầng, mỗi tầng có hai phòng ngủ. Một phòng lớn phía trước một phòng nhỏ phía sau. Tôi ở tầng cao nhất và ở phòng lớn vì có sân rộng mà đứng ở đây tôi có thể nhìn xuống đường và cũng nhìn thấy chợ Bà Chiểu.
Ông bà chủ là người tử tế nhưng làm ăn không thành công vì địa điểm khách sạn không thuận lợi. Những người như ông bà chủ này vì cần có khách nên nếu tôi chịu ở xa Saigon thì những ngày ở đây sẽ giống như đang sống với gia đình. Khi về đến khách sạn thì trời cũng đã tối nên tôi nhờ bà chủ khách sạn mua cho tôi tô mì nước thay cho bữa ăn tối. Bia và nước ngọt thì đã có sẵn trong tủ lạnh đặt trong phòng ngủ. Ông bà chủ muốn mời tôi ăn cơm nhưng tôi nói đang mệt và tôi thích ăn mì vì lâu rồi tôi chưa được thưởng thức lại hương vị mì Ba Tàu mà chỉ ở Saigon này mới có và ngon.
“Thật sự thì đã có điều không bình thường đến với mình rồi.” Trong đầu tôi cứ vang lên câu đó. Tôi cần phải bình tĩnh, cần phải sáng suốt. Nếu tôi không thể kiểm soát được tâm thức của chính mình thì sẽ dễ bị rối loạn. Tôi lại nghĩ đến khẩu súng K54 và tên thanh niên với cái nón lưỡi trai màu đen. Suy nghĩ mệt nên tôi nằm ngửa trên giường ngắm căn phòng tôi đang ở. Căn phòng rộng rãi được sơn hai màu vàng lợt và vàng thẫm. Máy lạnh là loại cũ nhưng chạy đều đặn nên nhiệt độ trong phòng luôn mát lạnh. Trên trần được trang trí cái đèn có sợi dây xích thòng xuống khoảng nửa thước và có bốn nhánh chỉa lên trần mà mỗi nhánh có gắn cái bóng đèn tỏa ánh sáng vàng lợt rất dịu mắt. Cách phòng tắm nửa thước cũng có một cây đèn nhỏ gắn lên tường. Trên chíếc bàn nhỏ bằng cây màu nâu sẫm ở đầu giường có cây đèn ngủ mà tôi chưa sử dụng qua. Tôi quyết định sẽ rời Việt nam trong một hai ngày nữa, nếu đổi được vé máy bay.

18/2/1991.

Cả ngày hôm qua tôi ở luôn trong phòng không một phút trườn mặt ra ngoài. Ông bà chủ khách sạn nấu ăn cho tôi thay vì tôi sẽ đi ăn ở tiệm cơm bình dân gần đó mà ông bà đã giới thiệu khi tôi mới đến mướn phòng. Hai ông bà cũng ngạc nhiên khi nghe tôi nhờ đi đổi vé máy bay để trở về sớm hơn, mặc dù khi mới đến tôi nói sẽ đi Dalat ít ngày. Thời gian này người Việt sinh sống ở nước ngoài về đây và muốn đến Dalat - chỉ Dalat thôi - thì phải xin giấy phép đi đường. Ông chủ đã cho tôi biết như vậy.
Tôi hiểu rằng, từ giờ trở đi tôi phải hết sức cẩn thận. Tôi linh cảm là mình sẽ gặp nguy hiểm. Tôi quả quyết chỉ tại tôi lấy cây súng K54 khi bỏ đi vượt biển nên mới xảy ra cớ sự này. Từ hơn mười năm qua thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ đến Sáu Giàu và cây súng mà tôi đã bỏ lại dưới biển Vũng Tàu khi chiếc ghe bị mắc cạn. Tôi nghĩ Sáu Giàu không bị trắc trở khi mất cây súng vì phe cánh của anh có uy thế thật sự. Nhưng tại sao… Bọn phỉ có thể sẽ bắt tôi để tôi phải lòi tiền ra chứ không thể dễ dàng đi ra khỏi nước Việt Nam được. Bọn phỉ đang đói meo đói mốc sau bao nhiêu năm bị cấm vận, bây giờ thấy người Việt trở về thì như thấy cả kho tiền nên sẽ tìm đủ mọi cách để moi. Làm gì có luật pháp với bọn phỉ bao giờ.
Tôi không muốn chê sự nghèo nàn của đất nước mà tôi từng được sinh ra và sống những tháng ngày tuyệt đẹp. Nhưng, quả thật là hơn mười lăm năm chiếm đóng miền Nam, bọn phỉ đã chẳng làm được gì cho đất nước và con người ngoài những tàn phá và tàn phá. Đã tàn phá đất nước đến nghèo mạt, họ còn tàn phá luôn cả con người. Những người thanh niên trai tráng tôi gặp trên đường đa số là những con người có bề ngoài thật bệ rạc. Quần áo thì luộm thuộm và dơ dáy. Người gì mà nhỏ thó và ốm tong ốm teo như con mắm. Thanh niên gì mà không có một chút hào khí nào cả khi đi đứng. Những người phụ nữ phải bươn bả ngoài đường để kiếm sống thì đa số cũng ốm nhách ốm nhom nhìn thật xấu xí dù họ còn rất trẻ. Ngoài đường thì toàn xe đạp với các loại xe không động cơ. Họa hoằn lắm tôi mới thấy chiếc xe du lịch thật cũ kỹ chạy trên đường. Một thứ mà ai khi đến thành phố này đều phải chú ý đến, đó là các tấm biểu ngữ bằng vải hay bằng thiếc được trương lên ở khắp mọi nơi khắp mọi ngã tư đường với những hàng chữ thật lớn, được trang trí hai màu, vàng và đỏ… có thể nhìn thấy rõ từ xa với những lời rỗng tuếch viết ca tụng cái đảng cộng sản khốn nạn cùng những điều cấm và những bổn phận người dân phải làm. Nếu không vì ân nghĩa với người mẹ đã hết lòng giúp tôi trong cơn hoạn nạn năm xưa thì không bao giờ tôi muốn đặt chân trở lại mảnh đất này. Tình cảm gia đình rất thiêng liêng và gắn bó của người Việt miền Nam thật sâu đậm và cao quý nên đã bị bọn phỉ lợi dụng tối đa.
Đang đứng ngoài hành lang nhìn về phía chợ Bà Chiểu nơi có cái khám đường nổi tiếng của Pháp xây, tôi giựt thót tim khi nhìn thấy một người chạy xe Honda cũng đội nón lưỡi trai màu đen đang quẹo vào khách sạn. Trái tim tôi đập mạnh như muốn bay ra khỏi lồng ngực. Chẳng lẽ thằng an ninh đội nón lưỡi trai màu đen ngày hôm kia theo được tôi về đến đây nên bây giờ nó đến bắt tôi chăng? Lo sợ quá nên tôi bị ngu mà không hay. Tờ khai ở phòng xuất nhập cảnh tôi đã ghi địa chỉ khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng… thì tên an ninh đội nón lưỡi trai màu đen cần gì phải theo xem tôi ở đâu. Nó theo là để xem tôi đi gặp những người nào và ở những nơi nào. Sự lo nghĩ của tôi được chấm dứt khi có tiếng gõ cửa rồi tiếng nói của ông chủ khách sạn vang lên: “ Anh ơi. Anh có thư.” Tôi có thư? Quá đỗi ngạc nhiên nên tôi bước thật nhanh đến cửa. Ông chủ khách sạn tươi cười trao cho tôi cái thư mời… của phòng xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Du. Nội dung là mời tôi sáng thứ năm ngày 21/2/1991 đem passport lên cho họ kiểm tra lại. Tôi thở ra một hơi thật dài như trút được cả gánh nặng lo âu.

21/2/1991.

Đích thân viên Đại úy Trưởng phòng xuất nhập cảnh tiếp tôi. Hắn còn trẻ mà tôi đoán chừng chưa qua khỏi tuổi ba mươi. Hai con mắt của hắn cứ nhìn láo liên khi hỏi passport của tôi đâu. Ngay khi tôi đưa passport ra thì vừa đúng lúc một tên công an từ ngoài đi vào. Tên này tự giới thiệu là người của Phòng An Ninh Điều Tra thành phố đến nhận passport của tôi, đồng thời mời tôi về số 3C đường Tôn Đức Thắng (Bến Bạch Đằng cũ) vì,  “có một vài vấn đề liên quan đến anh cần làm rõ.” Tôi vẫn đinh ninh chuyện cây súng K54 là nguyên nhân chính mà bên an ninh “cần làm rõ”.
Trong căn phòng nhỏ được soi sáng bởi ánh mặt trời chiếu qua khung cửa sổ. Tên công an đến Phòng xuất nhập cảnh gặp tôi, cũng là người sẽ “làm việc” với tôi. Hắn là Thiếu úy tên Mai Quốc Anh. Hắn lịch sự mời tôi ngồi và mời tôi điếu thuốc… không thơm. “Cám ơn anh, tôi có thuốc đây.” Tôi lấy gói thuốc ba số 5 ra khỏi túi áo và mời lại hắn. Hắn đón điếu thuốc và đặt lên môi. Một tên công an khác đi vào phòng và chào tôi rồi tự giới thiệu tên là Phạm Cang nhưng không nói cấp bậc. Phạm Cang mở đầu buổi “làm việc”: “Chúng tôi mời anh về đây là vì, khi anh tổ chức vượt biển anh đã lấy tiền vàng của nhiều người nhưng anh không đưa người ta đi. Nay anh trở về người ta làm đơn thưa anh…” Tôi vẫn nghĩ đến cây súng K54 nên nói: “Tôi nghĩ… các anh muốn nói chuyện với tôi về chuyện khác. Khi tôi ra đi tôi đã giải quyết  mọi công việc với khách và không một ai bị thiệt hại để hôm nay họ phải làm đơn thưa tôi.” Phạm Cang tuy không cho biết cấp bậc, nhưng tôi nghĩ hắn là cấp chỉ huy của Mai Quốc Anh. Phạm Cang nói tiếp trong khi Mai Quốc Anh vẫn ngồi lặng thinh hút thuốc liên tục. Khói thuốc ba số 5 hôm nay tôi không thấy ngon không thấy thơm mà đắng và hôi quá. Khói thuốc làm cho cổ họng tôi khô rát và đắng nghét. Mặc dù đắng và bị khô cổ nhưng tôi vẫn hút. Tôi hút để che giấu nỗi sợ hãi. “Chúng tôi có đơn thưa nên chúng tôi mới mời anh về đây, chứ biết bao nhiêu người trước kia cũng tổ chức mà khi về đây chúng tôi có làm như vậy với họ đâu.” – “Anh có thể cho tôi biết tên người thưa tôi được không?”- “Dĩ nhiên chúng tôi sẽ nói cho anh biết tên người thưa anh. Người thưa anh là bà Nguyễn Thị Xuyến. Ngoài ra chúng tôi cũng có lệnh truy nã toàn quốc đối với anh khi anh bỏ đi.” Nói rồi Phạm Cang mím môi lại và gật gật cái đầu tỏ vẻ đắc ý lắm.
Thì ra nỗi lo lắng về cây súng K54 là không phải, mà là bà Xuyến đứng đơn thưa tôi. Tôi suy nghĩ thật nhanh để ráp nối lại các dữ kiện đã xảy ra là tôi đã hiểu nguyên nhân vì sao bà Xuyến lại làm vậy…
Một hôm tôi trở về nhà lúc đó cũng gần mười hai giờ đêm, bà Xuyến vẫn đang ngồi chờ ở quán café bà Ba Hòa để gặp tôi. Bà Xuyến là chị của tên chuyên biên số đề trong xóm đã giới thiệu Sáu Giàu cho tôi hôm nào để bán cái máy ghe nhỏ. Bà Xuyến nói muốn đưa khách cho tôi nên muốn biết điều kiện của tôi ra sao. “Mỗi người khách của chị tôi sẽ lấy hai cây rưỡi vàng. Chị Xuyến muốn lấy của khách bao nhiêu tôi không cần biết. Tôi sẽ đưa khách  ra tới hải phận quốc tế an toàn. Nếu vì lý do nào đó mà khách chưa đi được qua khỏi hải phận quốc tế thì sẽ được đi lần kế tiếp… cho đến khi đi được thì thôi mà không phải trả thêm tiền.”  Lần đầu bà Xuyến đưa cho tôi hai người khách. Lần sau tăng lên năm người. Từ đó và những lần kế tiếp bà Xuyến đều có khách cho tôi. Cứ trước chuyến đi khoảng một tuần tôi nhận những người khách cuối cùng là của bà Xuyến.
Người vợ của tên chuyên biên số đề, tức là em dâu của bà Xuyến, vốn là người bán cá ở chợ Vườn Chuối, lại là người đã viết thư qua cho tôi nhưng không kể rõ chi tiết mà chỉ nói đại khái: “Anh đối tốt với gia đình chị Xuyến, vậy mà chị ấy lại làm cho nhiều người oán hận anh.” Trong nhiều năm qua tôi cứ thắc mắc tại sao lại có nhiều người oán hận tôi? Tôi đâu có tiếp xúc trực tiếp với ai đâu? Chuyến tôi đi, dù không báo cho ai biết, ngoại trừ Mẹ Hai, nhưng số khách của bà Xuyến tôi đã giải quyết xong hoàn toàn rồi. Nghĩ vậy nhưng tôi lại không nghi ngờ gì bà Xuyến. Khi tôi quyết định về thăm Mẹ Hai, tôi còn thông báo trước cho gia đình bà Xuyến biết ngày tôi về và tôi sẽ ghé lại nhà bà để giải quyết những gì còn vướng mắc. Bây giờ tôi được biết chính bà Xuyến đứng đơn thưa tôi thì, tôi đoán: Khi tôi đã đi rồi nhưng bà Xuyến vẫn tiếp tục nhận tiền, vàng, của khách. Nhận đến bao lâu thì tôi không rõ… Cho đến một ngày nào đó bà Xuyến hô lên với khách là tôi đã bỏ đi và lấy hết vàng đem theo rồi. Sau đó có bao nhiêu người khách đã “can đảm” thưa bà Xuyến? Lúc đó bà Xuyến chỉ cần hoàn lại nửa cây vàng là tiền hoa hồng của mỗi người khách, phần hai cây rưởi vàng bà hưởng trọn, và, đóng tiền phạt là được tha về. Bà được tha về vì công an cũng nghĩ bà Xuyến đã bị tôi gạt nên liền phát lệnh truy nã toàn quốc đối với tôi. Tôi ra đi ngày 16/10/1980, vậy thì, chỉ cần biết bà Xuyến bị bắt ngày nào và năm nào, cũng như lệnh truy nã tôi phát đi từ ngày nào và năm nào, thì sẽ rõ bà Xuyến lấy tiền của khách đến bao lâu.
Những người không đi được cũng nghĩ tôi gạt bà Xuyến nên mọi oán hận đều đổ dồn cho tôi; theo như trong thư của người vợ người biên số đề gởi qua cho tôi; mà nay tôi mới hiểu ra.
Bà Xuyến được tôi báo tin sẽ trở về và sẽ đến nhà bà để nói chuyện nên bà sợ sẽ có người nhìn thấy tôi thì mọi sự việc sẽ bị phanh phui chăng? Có lẽ bà đã nghĩ như vậy thật nên bà đã đi trước một bước là gặp những người còn kẹt lại và xúi họ ký tên vào đơn cho bà đại diện họ thưa tôi hầu chứng minh sự vô tội của bà.
Tôi đã tường trình như trên và đồng thời ký tên trong biên bản lời khai. Hai tên phỉ Phạm Cang và Mai Quốc Anh lộ vẻ “hồ hởi phấn khởi” khi cầm tờ biên bản lời khai này. Tôi hiểu ngay vì sao hai tên phỉ lại vui mừng quá như vậy.

ToPa (Hòa Lan)

( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 4 - Topa

( HNPĐ )22/2/1980. Mọi việc được khởi đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1980. Buổi sáng hôm nay tôi đến quán café Sing Sing trên đường Phan Đình Phùng, tên mới Nguyễn Đình Chiểu;



22/2/1980.
( HNPĐ ) Mọi việc được khởi đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1980. Buổi sáng hôm nay tôi đến quán café Sing Sing trên đường Phan Đình Phùng, tên mới Nguyễn Đình Chiểu; để gặp viên sĩ quan Việt cộng Đại úy Trưởng ban Quân báo quận 3 thuộc Quân khu 7. Viên sĩ quan có gương mặt tròn, bự và thân hình cũng cao lớn với nước da ngâm đen mà thoạt nhìn, tôi tưởng hắn người Thượng. Người Thượng theo làm Việt cộng rất nhiều vì quân đội miền Nam không thể kiểm soát hết vùng cao nguyên được. Tuổi của tên sĩ quan vào khoảng từ ba mươi hai đến ba mươi lăm. Hai con mắt của hắn lồ lộ nhìn ngay tôi không chớp. Tôi không thích những người có cái nhìn như vậy. Nhưng, hầu hết bọn cộng phỉ đều có cái nhìn giống nhau như vậy chứ chẳng phải mình hắn. Bọn chúng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù bởi vì bọn chúng chuyên gây ra những tội ác man rợ nên tự trong tiềm thức bọn chúng luôn lo sợ; dù đó chỉ là cái bóng của bọn chúng.
Mặt của tên Đại úy Quân báo này nhìn ngầu quá. Nhưng, lúc này có lẽ hắn đang cần tiền nên cố làm vẻ mặt hiền khô vậy mà vẫn thấy… ngầu. Những người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đều có gương mặt nhìn rất trí thức và hiền thật sự. Bọn cộng phỉ quen trợn mắt nạt nộ dân mà trong đầu thì chỉ có mỗi một bài học phải thuộc lòng vì người nào hễ mở miệng ra để nói về đất nước và về đảng thì đều nói y một khuôn giống như nhau. Giống hệt con vẹt.
Viên sĩ quan Đại úy này được một người thanh niên chuyên nhận biên số đề trong xóm của Mẹ Hai giới thiệu với tôi trước đó. Người biên số đề này từng là đệ tử của viên sĩ quan khi hắn còn mang cấp bậc Trung úy và làm Phường đội trưởng Phường Bàn Cờ. Viên sĩ quan cần tiền nên sẽ môi giới để bán một cái máy ghe nhỏ. Máy Yanmar một lốc. Tôi hẹn viên sĩ quan qua người biên số đề và gặp nhau sáng hôm nay tại quán café này để xem có thể nhờ hắn vào công việc nào khác không, chứ cái máy một lốc thì nhỏ quá. Thời gian gần đây tôi không còn mua bán quần áo cũ nữa mà đổi qua mua bán máy ghe và những vật dụng dành cho người đi biển. Cũng nhờ công việc này mà tôi đã được tham gia vào một tổ chức đưa người vượt biển rất có uy tín do một người từng là Đại úy Công Binh Việt Nam Cộng Hòa đứng đầu. Trong tổ chức này có một người tuy hơi lớn tuổi (51 tuổi) nhưng rất đẹp trai mà lại rất trí thức nữa. Anh tên là Hồng Dương, là nhà báo và cũng là chồng của nữ danh ca mà không một người Việt nào không biết đến tên. Nữ danh ca Lệ Thu.
Để tạo cho mình có cái bề ngoài oai phong của người có quyền trong chức vụ Trưởng ban Quân báo, viên sĩ quan diện bộ đồ mới tinh ủi thẳng nếp và đeo cây K54 trước ngực… trông ngầu quá. Hắn mở lời khi tôi chào hắn: “Tôi biết một cơ quan có cái máy Yanmar một lốc muốn bán. Nếu anh cần thì tôi sẽ giới thiệu. Tôi bảo đảm với anh là không có chuyện gài bẫy.” Tôi muốn bật cười vì câu nói của hắn quá. Chuyện có gài bẫy hay không là do tôi phán đoán, do tôi thẩm định trong khi nói chuyện chứ hắn là tên cộng phỉ thì… có gì để mà bảo đảm chứ. Hắn phải nói là: Tôi xin thề trước vong linh cha mẹ tôi là không có chuyện gài bẫy… chưa chắc tôi đã tin. Tôi không bao giờ quên được câu nói để đời của ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
“Máy đó kêu giá bao nhiêu, và, nếu như tôi mua thì anh sẽ hỏi bao nhiêu phần trăm tiền hoa hồng?” – “Tôi đang cần tiền. Nếu anh mua được cái máy đó thì anh cho tôi bao nhiêu cũng được. Ngoài ra tôi cũng có thể giúp những chuyện khác… như với bên công an từ thành phố đến các quận, huyện. Miễn là đừng dính vào những chuyện phản động có vũ khí.” Tôi gật đầu và vẫn nhìn ngay mắt hắn. Con người hắn tỏ ra thành thật vì hắn cũng nhìn ngay mắt tôi không chớp. Tôi tin những điều hắn nói. Hắn nói tiếp: “Với tôi anh đừng sợ bị tôi gài. Tôi đang cần tiền. Để chứng minh lời tôi nói với anh là thật, tôi mời anh tối nay đến nhà cho biết nhà. Tôi thứ Sáu tên Giàu.” Tôi lại gật đầu và hắn lại nói tiếp: “Nhà tôi đối diện chợ Bàn Cờ. Số nhà…. đường Nguyễn Đình Chiểu.”
Vậy là mục đích của tôi gặp Sáu Giàu sáng hôm nay xem như đã có kết quả trong bước đầu. Tôi làm như mình rất bận rộn công việc nên đứng lên bắt tay hắn từ giã: “Tôi có việc phải đi ngay bây giờ. Tối nay khoảng bảy giờ tôi sẽ đến nhà gặp anh.” Sau khi trả tiền hai ly café, tôi cố ý để lại gói thuốc Samit mới hút mấy điếu và đi nhanh ra cửa.
Nhà của Sáu Giàu khá rộng và có sân trước. Xung quanh sân nhà được bao bọc bởi hàng rào bằng ván cây thấp. Trước nhà có đặt một cái lu lớn bằng sành để chứa nước mưa. Nếu không phải tôi đang đứng ở khu Bàn Cờ thì tôi tưởng đang đứng trước một căn nhà ở vùng quê nào đó ở miền Tây. Sáu Giàu đón tôi rất niềm nở và giắt xe cho tôi vào trong sân. Trong phòng khách để đèn neon cỡ trung bình nên ánh sáng phát ra vừa phải không bị làm chói mắt. Tôi không nhìn thấy được phía sau nhà vì tối om. Khi tôi đến thì chỉ có mình Sáu Giàu ở nhà. Nhưng, khi tôi vừa ngồi xuống ghế thì một người đàn bà còn rất trẻ từ ngoài đi vào và được Sáu Giàu giới thiệu là vợ của ông. Chị vừa đi mua một gói thuốc thơm hiệu Samit và ba chai bia lớn. Người đàn bà sau khi để những thứ vừa đem về lên bàn, bà liền mở công tắc điện phía sau nhà và đi ra đó. Thì ra đứa con mới sinh của hai người sắp được một tuổi đang nằm ngủ ở nhà sau. Sáu Giàu vừa rót bia ra ly vừa nói như tâm sự: “Khi tôi vào tiếp thu Tòa Hành Chánh quận ba, chính tôi đã tịch thu được cả một bao cát tiền và vàng, nhưng tôi đã nộp hết cho lãnh đạo. Bây giờ sắp đến ngày sinh nhật của đứa con đầu lòng mà tôi không làm sao có được một số tiền nhỏ để làm cho vợ con vui. Bởi vậy tôi muốn giới thiệu cho anh mua cái máy mà tôi nghĩ anh rất cần.” Sáu Giàu có vẻ xúc động khi nói vì tôi nhìn thấy một bên má của anh giựt nhẹ mấy cái. Viên sĩ quan Việt cộng người miền Nam đang đói meo đói mốc tên là Nguyễn Văn Giàu tự Sáu Giàu, rất cần tiền để làm sinh nhật cho con. Sáu Giàu là người miền Nam nên nói chuyện thẳng thắn vì vậy cũng rất dễ thông cảm. Sáu Giàu và tôi đã có thể thoải mái trò chuyện vì tôi tỏ ra chăm chú nghe hơn là nói. Tôi hỏi Sáu Giàu đã học trường nào và tham gia “cách mạng” được bao lâu mà lên tới Đại úy. Sáu Giàu kể: “Lúc đó tôi được mười một tuổi và đang đi chăn trâu ở Cai Lậy thì được móc nối theo cách mạng. Trải qua nhiều trận đánh cho đến ngày giải phóng thì tôi đã lên Trung úy. Sau đó tôi được điều về tại đây làm Phường đội trưởng… Tôi quen biết nhiều người. Những cấp chỉ huy cũ của tôi có người đang làm việc trong Thành uỷ Saigon. Nếu anh có chuyện gì với bên công an từ thành phố trở xuống các quận huyện anh cứ nói, tôi sẽ giúp được hết.” Hình ảnh tên phỉ Lịch “uống máu chó” bỗng hiện ra trong đầu tôi. Người mà tôi cần phải “chơi đầu tiên và tới cùng” dù có tốn kém đến đâu thì đó chính là tên Lịch “uống máu chó”. Lịch “uống máu chó” ghét tôi chỉ vì tôi là người duy nhất trong xóm gặp hắn không cúi đầu chào và không bao giờ mời hắn điếu thuốc lá hay ly café. Thật ra thì lúc gặp hắn là lúc tôi mới chập chững bước chân ra đời nên tôi rất ngại làm những hành động không đúng với tư cách của con người… bình thường. Tôi thấy những người trong xóm đáng tuổi cha chú của hắn vậy mà mỗi khi gặp hắn bất cứ ở đâu cũng đều cúi đầu đon đả chào hỏi và mời mọc thứ này thứ nọ… đã làm cho tôi thấy ái ngại vô cùng. Mấy người đó được ngồi uống café với Lịch “uống máu chó” ở quán bà Ba Hòa thì cứ tưởng mình ngon lắm nên mặt cứ vênh vênh váo váo… chẳng còn chi là tư cách của con người nữa.
Tôi cần cho Sáu Giàu biết là tôi có tiền và chịu chi. Tôi đứng lên và lấy từ trong lưng quần ra một cây vàng. “Cái máy mà anh nói nó quá nhỏ. Nó chỉ dùng vào việc chạy trong sông rạch nên tôi không cần đến. Tuy nhiên, tôi vẫn biếu anh một cây vàng để anh lo công việc cho chị được vui. Nếu đúng như những gì anh đã nói thì anh em mình sẽ hợp tác lâu dài. Bất cứ chuyện gì anh giúp tôi, tôi cũng sẽ trả công cho anh nhiều hơn những ngưởi khác vì anh… khác những người đang cộng tác với tôi. Sáng ngày mai anh em mình gặp lại cũng khoảng tám giờ tại quán café hồi sáng. Tôi sẽ nhờ anh một việc… rất quan trọng. Ngày mốt anh nghỉ làm một ngày và anh em mình sẽ đi Bà Rịa. Bây giờ tôi phải đi vì có hẹn.”
Tôi làm gì mà có hẹn vào giờ đó. Giờ đó tôi thường đến quán café Từ Dung ngồi với mấy anh trong nhóm và nghe nhạc nên sự có mặt của tôi hay không có tại đó cũng không quan trọng. Tôi phải làm ra vẻ bận rộn với công việc gặp gỡ người này hoặc người kia để làm cho Sáu Giàu tưởng tôi là… Thủ trưởng kho bạc. Sáu Giàu nhận cây vàng và tỏ ra xúc động thật sự vì hắn bắt tay tôi bằng cả hai tay và một bên má lại giựt lên liên tục… cho đến khi tôi chạy xe đi.

23/2/1980

Sáng hôm nay Sáu Giàu vui vẻ và miệng thì cười toe toét. Hắn cố tỏ ra quý mến tôi khi vòng tay ra sau lưng tôi để kéo ghế mời tôi ngồi, mặc dù tôi đang đứng bên chiếc ghế và đứng cạnh hắn. Thông thường tôi ăn sáng với các bạn trong nhóm, nhưng, sáng nay tôi muốn ăn với Sáu Giàu. Tôi kêu hai tôi hủ tiếu vì trong thực đơn ghi: Đặc biệt hủ tiếu Sing Sing. Hủ tiếu đặc biệt thật vì tôi thấy nhiều miếng gan, cật, tôm tươi và… rất ngon. Chúng tôi uống café sữa đá. Tôi muốn ngồi lâu với Sáu Giàu vì tôi cần phải thẩm định cho chắc chắn xem Sáu Giàu có thật sự làm được như những gì hắn đã nói không. Qua cái nhìn của tôi, Sáu Giàu muốn tôi tin là hắn làm được việc. Nếu có Sáu Giàu giúp thì công việc đưa người từ Saigon ra xã Phước Hòa Bà Rịa sẽ không còn là vấn đề làm nhức cái đầu nữa. Cái chốt canh ở Long Thành bọn công an luôn đổi người và khám rất gắt gao nên khi đoàn xe tới thì có khi không phải “người của mình.” Việc đưa một đoàn xe bốn năm chiếc qua khỏi cái chốt đó là cả một vấn đề. Nhưng, chuyện tôi muốn biết Sáu Giàu có làm được thật sự như hắn nói không, lại là chuyện khác. Tôi đi thẳng vào vấn đề khi hai tô hủ tiếu vừa đem ra: “Anh Sáu, tôi cần anh giúp tôi một việc rất quan trọng. Nếu anh giúp không được thì cứ thành thật với nhau vì chuyện này tôi nghĩ cũng khó lắm. Tôi không giấu anh là tôi đang ở trong một tổ chức vượt biển. Chuyện tổ chức thì không phải người nào tôi cũng tin tưởng và cho biết. Nếu anh làm được việc tôi sẽ không tiếc tiền bạc với anh miễn là phải thành thật với tôi trong bất cứ mọi vấn đề chứ không phải chỉ thuần là công việc. Một người công an khu vực chỗ tôi cư ngụ nghi tôi nhưng chưa có bằng chứng nên chưa bắt tôi. Hắn thù ghét tôi ra mặt nên muốn tìm cách hãm hại tôi. Tôi muốn nhờ anh làm sao cho tên này văng khỏi phường 7 là tôi yên tâm lắm.” Tôi nghĩ khi nói ra như vậy Sáu Giàu sẽ khó trả lời tôi ngay, được hay không. Nhưng, thật bất ngờ khi tôi nghe Sáu Giàu nói cách quả quyết: “Anh cho tôi tên của “thằng” đó đi. Tôi bảo đảm với anh chỉ trong hai tuần là nó sẽ đi khỏi thành phố này chứ không phải đi khỏi phường như anh muốn đâu.” Tôi nói tên của hắn là Lịch còn họ thì tôi không biết. Thái độ của tôi làm như không tin tưởng lắm vì tôi cứ nhìn ngay mặt Sáu Giàu nửa như muốn hỏi nửa như không. Thấy tôi có vẻ hoài nghi, Sáu Giàu buông đũa rồi đưa cả hai bàn tay lên cao xòe ra và nói cách chắc nịch: “Anh tin tôi đi. Tôi nói tên này phải đi là nó phải đi.” Tôi chồm người về phía trước để vỗ nhè nhẹ lên vai của Sáu Giàu như tôi đã tin tưởng hắn rồi. Trước tiên chỉ cần Sáu Giàu làm việc này xem sao đã. Những việc khác từ từ rồi sẽ cho biết sau. Tôi hẹn Sáu Giàu chiều gặp lại ở một nhà hàng trong Chợ Lớn, rồi chia tay.
Trong bữa ăn tối tôi có mời thêm mấy tên công an xã Phước Hòa cùng đến ăn. Mấy tên công an này thường lên Saigon gặp chúng tôi để kiếm ăn và kiếm nhậu. Cho hai bên đụng mặt nhau là rất cần và rất hay. Sáu Giàu cho biết đã hẹn gặp người mà Sáu Giàu cần gặp vào ngày mai nên sẽ không đi Bà Rịa được.

26/2/1980

Buổi sáng Sáu Giàu ghé qua nhà Mẹ Hai nhắn gặp tôi gấp khoảng mười giờ “tại chỗ cũ” tức quán café Sing Sing. Hai ngày qua Sáu Giàu và tôi cũng có gặp nhau. Trước tiên Sáu Giàu “bật mí” cho tôi biết là tên phỉ Lịch “uống máu chó” trong vài ngày nữa sẽ nhận công tác tận bên Campuchia. Việc thứ nhì là, Sáu Giàu sẽ nhận công việc cầm hải bàn và dẫn đầu đoàn xe đưa người từ Saigon ra xã Phước Hòa. “Tôi chỉ cần biết trước một ngày thì sẽ không có vấn đề gì với cái chốt ở Long Thành cả.” Sáu Giàu đã nói chắc chắn như vậy nên chúng tôi đối xử với anh như người tin tưởng trong nhóm.
Tôi đến quán trước năm phút. Nhưng Sáu Giàu đến quán trễ mười phút vì, “tự nhiên cái xe nó dở chứng.” – “Chuyện nhỏ.” Tôi nói vậy chứ trong lòng không vui vì lo sợ công việc có trục trặc. Chuyện làm cho tôi không vui trôi qua mau khi Sáu Giàu cho tôi một món quà quý, rất quý. “Tôi nghĩ phải làm cho anh tấm thẻ này thì không có chuyện rắc rối nào xảy đến với anh nữa.” Sáu Giàu lấy từ trong túi áo ra đưa cho tôi một tấm thẻ không bọc nhựa:  “ Thẻ Chứng Nhận: Phạm Công Tắc-Kè tự  Ba Hùng, là đặc tình Quân báo Quận 3 thuộc Quân khu 7.”
Sáu Giàu quả là tên Việt cộng không nổ sảng mà là người đã hứa thì làm được việc. Những ngày Lịch “uống máu chó” sắp lên đường qua công tác bên Campuchia, hắn không dám nhìn ngay tôi khi giáp mặt nhau tại quán café bà Ba Hòa. Vừa thấy tôi từ xa là hắn cúi mặt nhìn xuống đất. Tôi vui… quá xá là vui! Không vui sao được khi một tên cộng phỉ gian ác lại sợ một thằng dân “Ngụy” tầm thường là tôi. Trước mặt Lịch “uống máu chó” tôi oang oang tuyên bố: “Ai muốn đi vượt biển thì đến gặp tôi.” Tôi không ngờ vì câu nói vô ý thức và ngông cuồng trong một lúc vui đắc thắng mà tôi phải trả giá đắt sau này. Mà, người bị đầu tiên là Mẹ Hai.
Ngày 23/4/1980 tôi đưa hai người con của Mẹ Hai đi vượt biển và thành công chỉ sau một tuần hai người được thả ra khỏi trại tù cải tạo.
……………
……………
……………
……………
16/2/1991.

Tôi có mặt tại Saigon trưa ngày 16/2/1991, sau mười một năm rời khỏi Việt Nam. Tôi về khi được tin của một người khá thân tín cho biết, Mẹ Hai nhập viện khẩn cấp. Khi tôi đến bệnh viện Bình Dân cũng ngày 16/2/1991, lúc đó đã hơn bốn giờ chiều. Một nhân viên phụ trách hồ sơ bệnh nhân của bệnh viện đã tận tình giúp tôi sau khi tôi “bồi dưỡng” hậu hỷ, đã cho biết, Mẹ Hai tôi, bà Vũ Thị Sửu mất ngày 13/2/1991. Nghĩa là Mẹ Hai đã mất được ba ngày rồi. Vì Mẹ không còn thân nhân ở Việt Nam nên bà con lối xóm đã lo hỏa táng cho Mẹ. Tôi hoàn toàn không thắc mắc vì sao hai người con của Mẹ không về. Chắc chắn các anh phải có lý do chính đáng. Tôi nghĩ hai anh buồn tôi nhiều lắm nên, mặc dù tôi có liên lạc nhiều lần nhưng hai anh không hồi âm. Chẳng qua là, khi tôi đi rồi Mẹ Hai bị khám nhà và bị giữ trên quận một thời gian. Tôi ân hận vì đã làm cho Mẹ buồn và khổ. Tôi đã khóc, khóc thật nhiều trước mặt mấy người nhân viên trong bệnh viện. Lòng tôi quá đau đớn ê chề. Tôi đã phạm một lỗi lầm to lớn khi để cho người ơn của mình phải bị đau khổ. Mẹ giận tôi nên không hồi âm những lá thư của tôi gởi về, hay Mẹ sợ? Việc Mẹ không hồi âm thư cho tôi như đã phủ lên đời tôi một màu đen bi thảm không bao giờ tẩy sạch được. Nơi quê hương thứ hai tôi luôn nhớ đến Mẹ. Nhớ để mà hối hận để mà tự trách sao mình lại làm liên lụy đến người từng cứu mình từ vũng bùn hôi hám lên và cho mình tắm rửa sạch sẽ để trờ thành con người đúng nghĩa là con người. “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền lòng Tắc nhé.” Lời của Cha Hai hôm nào là những mũi tên ghim sâu vào tim mỗi khi tôi hồi tưởng lại những ngày sống êm đềm bên Mẹ Hai.
Vĩnh biệt Mẹ. Xin Mẹ thứ lỗi cho con. Đứa con ngu dại đã làm cho Mẹ phải phiền lòng.
Tôi đi như người bệnh vì những bước chân quá nặng nề… ra tới cổng bệnh viện thì lúc đó đã năm giờ bốn mươi phút. Nhìn qua bên kia đường tôi thấy một người thanh niên đội nón lưỡi trai màu đen ngồi trên chiếc xe Honda hai bánh và hai chân thì chống xuống đường; đang nhìn qua bệnh viện. Vừa nhìn thấy tôi anh thanh niên vội vàng quay nhìn hướng khác. Hành động như vậy thì tỏ ra còn yếu kém về nghiệp vụ theo dõi lắm. Người thanh niên này tôi đã nhìn thấy khi tôi ra khỏi khách sạn để đến đây. Muốn kiểm tra cho chắc chắn xem mình có bị theo dõi không, tôi đi tản bộ dọc theo đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) để ra đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám) chứ không đón xe. Đang đi đột nhiên tôi quẹo vào một con hẻm. Hẻm này rộng mà tôi thì quá rành nên biết, nếu cứ đi thẳng thì sẽ ra đến khu chợ Vườn Chuối. Tôi đứng quay mặt nhìn vào bức tường làm như thể đang đứng tiểu. Và, ngay lúc đó chiếc xe Honda hai bánh có người thanh niên đội nón lưỡi trai màu đen lao vụt qua làm cho tôi gần nín thở. Tôi sợ đến run cả người. Như vậy là tôi đã và đang bị theo dõi thật. Cảm giác run cả người lần này cũng giống y như hôm tôi quyết định ở lại chiếc ghe lớn để ra đi. Lúc đó có hai tên công an xã Phước Hòa thuộc tỉnh Bà Rịa cùng có mặt trên ghe gọi là để kiểm phiếu của khách. Nhưng, đồng thời cũng là để ngăn không cho tôi đi. Hai tên công an xã không ngờ hôm đó tôi có giữ trong mình cây súng K54, và, tôi lấy cây súng ra cầm trong tay. Cây súng là của Sáu Giàu mà tôi hỏi mượn với mục đích nhưng không nhờ anh chỉ tôi cách sử dụng. Hai tên công an cố thuyết phục tôi ở lại làm vài chuyến nữa, nhưng tôi nhất quyết ra đi… trước khi quá trễ. Tôi cũng dụ hai tên này đi theo nhưng hai đứa đã nhảy xuống nước và bơi vào bờ.
Tên thanh niên lái chiếc Honda thấy đã lỡ trớn nên đành phải chạy thẳng. Tôi quay trở ra đường Phan Thanh Giản với những bước chân đi thật vội vã và liền đón xe ôm về lại khách sạn. Tôi ở khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng trong Gia Định. Tôi được mấy người bạn giới thiệu khách sạn này. Khách sạn có ba tầng, mỗi tầng có hai phòng ngủ. Một phòng lớn phía trước một phòng nhỏ phía sau. Tôi ở tầng cao nhất và ở phòng lớn vì có sân rộng mà đứng ở đây tôi có thể nhìn xuống đường và cũng nhìn thấy chợ Bà Chiểu.
Ông bà chủ là người tử tế nhưng làm ăn không thành công vì địa điểm khách sạn không thuận lợi. Những người như ông bà chủ này vì cần có khách nên nếu tôi chịu ở xa Saigon thì những ngày ở đây sẽ giống như đang sống với gia đình. Khi về đến khách sạn thì trời cũng đã tối nên tôi nhờ bà chủ khách sạn mua cho tôi tô mì nước thay cho bữa ăn tối. Bia và nước ngọt thì đã có sẵn trong tủ lạnh đặt trong phòng ngủ. Ông bà chủ muốn mời tôi ăn cơm nhưng tôi nói đang mệt và tôi thích ăn mì vì lâu rồi tôi chưa được thưởng thức lại hương vị mì Ba Tàu mà chỉ ở Saigon này mới có và ngon.
“Thật sự thì đã có điều không bình thường đến với mình rồi.” Trong đầu tôi cứ vang lên câu đó. Tôi cần phải bình tĩnh, cần phải sáng suốt. Nếu tôi không thể kiểm soát được tâm thức của chính mình thì sẽ dễ bị rối loạn. Tôi lại nghĩ đến khẩu súng K54 và tên thanh niên với cái nón lưỡi trai màu đen. Suy nghĩ mệt nên tôi nằm ngửa trên giường ngắm căn phòng tôi đang ở. Căn phòng rộng rãi được sơn hai màu vàng lợt và vàng thẫm. Máy lạnh là loại cũ nhưng chạy đều đặn nên nhiệt độ trong phòng luôn mát lạnh. Trên trần được trang trí cái đèn có sợi dây xích thòng xuống khoảng nửa thước và có bốn nhánh chỉa lên trần mà mỗi nhánh có gắn cái bóng đèn tỏa ánh sáng vàng lợt rất dịu mắt. Cách phòng tắm nửa thước cũng có một cây đèn nhỏ gắn lên tường. Trên chíếc bàn nhỏ bằng cây màu nâu sẫm ở đầu giường có cây đèn ngủ mà tôi chưa sử dụng qua. Tôi quyết định sẽ rời Việt nam trong một hai ngày nữa, nếu đổi được vé máy bay.

18/2/1991.

Cả ngày hôm qua tôi ở luôn trong phòng không một phút trườn mặt ra ngoài. Ông bà chủ khách sạn nấu ăn cho tôi thay vì tôi sẽ đi ăn ở tiệm cơm bình dân gần đó mà ông bà đã giới thiệu khi tôi mới đến mướn phòng. Hai ông bà cũng ngạc nhiên khi nghe tôi nhờ đi đổi vé máy bay để trở về sớm hơn, mặc dù khi mới đến tôi nói sẽ đi Dalat ít ngày. Thời gian này người Việt sinh sống ở nước ngoài về đây và muốn đến Dalat - chỉ Dalat thôi - thì phải xin giấy phép đi đường. Ông chủ đã cho tôi biết như vậy.
Tôi hiểu rằng, từ giờ trở đi tôi phải hết sức cẩn thận. Tôi linh cảm là mình sẽ gặp nguy hiểm. Tôi quả quyết chỉ tại tôi lấy cây súng K54 khi bỏ đi vượt biển nên mới xảy ra cớ sự này. Từ hơn mười năm qua thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ đến Sáu Giàu và cây súng mà tôi đã bỏ lại dưới biển Vũng Tàu khi chiếc ghe bị mắc cạn. Tôi nghĩ Sáu Giàu không bị trắc trở khi mất cây súng vì phe cánh của anh có uy thế thật sự. Nhưng tại sao… Bọn phỉ có thể sẽ bắt tôi để tôi phải lòi tiền ra chứ không thể dễ dàng đi ra khỏi nước Việt Nam được. Bọn phỉ đang đói meo đói mốc sau bao nhiêu năm bị cấm vận, bây giờ thấy người Việt trở về thì như thấy cả kho tiền nên sẽ tìm đủ mọi cách để moi. Làm gì có luật pháp với bọn phỉ bao giờ.
Tôi không muốn chê sự nghèo nàn của đất nước mà tôi từng được sinh ra và sống những tháng ngày tuyệt đẹp. Nhưng, quả thật là hơn mười lăm năm chiếm đóng miền Nam, bọn phỉ đã chẳng làm được gì cho đất nước và con người ngoài những tàn phá và tàn phá. Đã tàn phá đất nước đến nghèo mạt, họ còn tàn phá luôn cả con người. Những người thanh niên trai tráng tôi gặp trên đường đa số là những con người có bề ngoài thật bệ rạc. Quần áo thì luộm thuộm và dơ dáy. Người gì mà nhỏ thó và ốm tong ốm teo như con mắm. Thanh niên gì mà không có một chút hào khí nào cả khi đi đứng. Những người phụ nữ phải bươn bả ngoài đường để kiếm sống thì đa số cũng ốm nhách ốm nhom nhìn thật xấu xí dù họ còn rất trẻ. Ngoài đường thì toàn xe đạp với các loại xe không động cơ. Họa hoằn lắm tôi mới thấy chiếc xe du lịch thật cũ kỹ chạy trên đường. Một thứ mà ai khi đến thành phố này đều phải chú ý đến, đó là các tấm biểu ngữ bằng vải hay bằng thiếc được trương lên ở khắp mọi nơi khắp mọi ngã tư đường với những hàng chữ thật lớn, được trang trí hai màu, vàng và đỏ… có thể nhìn thấy rõ từ xa với những lời rỗng tuếch viết ca tụng cái đảng cộng sản khốn nạn cùng những điều cấm và những bổn phận người dân phải làm. Nếu không vì ân nghĩa với người mẹ đã hết lòng giúp tôi trong cơn hoạn nạn năm xưa thì không bao giờ tôi muốn đặt chân trở lại mảnh đất này. Tình cảm gia đình rất thiêng liêng và gắn bó của người Việt miền Nam thật sâu đậm và cao quý nên đã bị bọn phỉ lợi dụng tối đa.
Đang đứng ngoài hành lang nhìn về phía chợ Bà Chiểu nơi có cái khám đường nổi tiếng của Pháp xây, tôi giựt thót tim khi nhìn thấy một người chạy xe Honda cũng đội nón lưỡi trai màu đen đang quẹo vào khách sạn. Trái tim tôi đập mạnh như muốn bay ra khỏi lồng ngực. Chẳng lẽ thằng an ninh đội nón lưỡi trai màu đen ngày hôm kia theo được tôi về đến đây nên bây giờ nó đến bắt tôi chăng? Lo sợ quá nên tôi bị ngu mà không hay. Tờ khai ở phòng xuất nhập cảnh tôi đã ghi địa chỉ khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng… thì tên an ninh đội nón lưỡi trai màu đen cần gì phải theo xem tôi ở đâu. Nó theo là để xem tôi đi gặp những người nào và ở những nơi nào. Sự lo nghĩ của tôi được chấm dứt khi có tiếng gõ cửa rồi tiếng nói của ông chủ khách sạn vang lên: “ Anh ơi. Anh có thư.” Tôi có thư? Quá đỗi ngạc nhiên nên tôi bước thật nhanh đến cửa. Ông chủ khách sạn tươi cười trao cho tôi cái thư mời… của phòng xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Du. Nội dung là mời tôi sáng thứ năm ngày 21/2/1991 đem passport lên cho họ kiểm tra lại. Tôi thở ra một hơi thật dài như trút được cả gánh nặng lo âu.

21/2/1991.

Đích thân viên Đại úy Trưởng phòng xuất nhập cảnh tiếp tôi. Hắn còn trẻ mà tôi đoán chừng chưa qua khỏi tuổi ba mươi. Hai con mắt của hắn cứ nhìn láo liên khi hỏi passport của tôi đâu. Ngay khi tôi đưa passport ra thì vừa đúng lúc một tên công an từ ngoài đi vào. Tên này tự giới thiệu là người của Phòng An Ninh Điều Tra thành phố đến nhận passport của tôi, đồng thời mời tôi về số 3C đường Tôn Đức Thắng (Bến Bạch Đằng cũ) vì,  “có một vài vấn đề liên quan đến anh cần làm rõ.” Tôi vẫn đinh ninh chuyện cây súng K54 là nguyên nhân chính mà bên an ninh “cần làm rõ”.
Trong căn phòng nhỏ được soi sáng bởi ánh mặt trời chiếu qua khung cửa sổ. Tên công an đến Phòng xuất nhập cảnh gặp tôi, cũng là người sẽ “làm việc” với tôi. Hắn là Thiếu úy tên Mai Quốc Anh. Hắn lịch sự mời tôi ngồi và mời tôi điếu thuốc… không thơm. “Cám ơn anh, tôi có thuốc đây.” Tôi lấy gói thuốc ba số 5 ra khỏi túi áo và mời lại hắn. Hắn đón điếu thuốc và đặt lên môi. Một tên công an khác đi vào phòng và chào tôi rồi tự giới thiệu tên là Phạm Cang nhưng không nói cấp bậc. Phạm Cang mở đầu buổi “làm việc”: “Chúng tôi mời anh về đây là vì, khi anh tổ chức vượt biển anh đã lấy tiền vàng của nhiều người nhưng anh không đưa người ta đi. Nay anh trở về người ta làm đơn thưa anh…” Tôi vẫn nghĩ đến cây súng K54 nên nói: “Tôi nghĩ… các anh muốn nói chuyện với tôi về chuyện khác. Khi tôi ra đi tôi đã giải quyết  mọi công việc với khách và không một ai bị thiệt hại để hôm nay họ phải làm đơn thưa tôi.” Phạm Cang tuy không cho biết cấp bậc, nhưng tôi nghĩ hắn là cấp chỉ huy của Mai Quốc Anh. Phạm Cang nói tiếp trong khi Mai Quốc Anh vẫn ngồi lặng thinh hút thuốc liên tục. Khói thuốc ba số 5 hôm nay tôi không thấy ngon không thấy thơm mà đắng và hôi quá. Khói thuốc làm cho cổ họng tôi khô rát và đắng nghét. Mặc dù đắng và bị khô cổ nhưng tôi vẫn hút. Tôi hút để che giấu nỗi sợ hãi. “Chúng tôi có đơn thưa nên chúng tôi mới mời anh về đây, chứ biết bao nhiêu người trước kia cũng tổ chức mà khi về đây chúng tôi có làm như vậy với họ đâu.” – “Anh có thể cho tôi biết tên người thưa tôi được không?”- “Dĩ nhiên chúng tôi sẽ nói cho anh biết tên người thưa anh. Người thưa anh là bà Nguyễn Thị Xuyến. Ngoài ra chúng tôi cũng có lệnh truy nã toàn quốc đối với anh khi anh bỏ đi.” Nói rồi Phạm Cang mím môi lại và gật gật cái đầu tỏ vẻ đắc ý lắm.
Thì ra nỗi lo lắng về cây súng K54 là không phải, mà là bà Xuyến đứng đơn thưa tôi. Tôi suy nghĩ thật nhanh để ráp nối lại các dữ kiện đã xảy ra là tôi đã hiểu nguyên nhân vì sao bà Xuyến lại làm vậy…
Một hôm tôi trở về nhà lúc đó cũng gần mười hai giờ đêm, bà Xuyến vẫn đang ngồi chờ ở quán café bà Ba Hòa để gặp tôi. Bà Xuyến là chị của tên chuyên biên số đề trong xóm đã giới thiệu Sáu Giàu cho tôi hôm nào để bán cái máy ghe nhỏ. Bà Xuyến nói muốn đưa khách cho tôi nên muốn biết điều kiện của tôi ra sao. “Mỗi người khách của chị tôi sẽ lấy hai cây rưỡi vàng. Chị Xuyến muốn lấy của khách bao nhiêu tôi không cần biết. Tôi sẽ đưa khách  ra tới hải phận quốc tế an toàn. Nếu vì lý do nào đó mà khách chưa đi được qua khỏi hải phận quốc tế thì sẽ được đi lần kế tiếp… cho đến khi đi được thì thôi mà không phải trả thêm tiền.”  Lần đầu bà Xuyến đưa cho tôi hai người khách. Lần sau tăng lên năm người. Từ đó và những lần kế tiếp bà Xuyến đều có khách cho tôi. Cứ trước chuyến đi khoảng một tuần tôi nhận những người khách cuối cùng là của bà Xuyến.
Người vợ của tên chuyên biên số đề, tức là em dâu của bà Xuyến, vốn là người bán cá ở chợ Vườn Chuối, lại là người đã viết thư qua cho tôi nhưng không kể rõ chi tiết mà chỉ nói đại khái: “Anh đối tốt với gia đình chị Xuyến, vậy mà chị ấy lại làm cho nhiều người oán hận anh.” Trong nhiều năm qua tôi cứ thắc mắc tại sao lại có nhiều người oán hận tôi? Tôi đâu có tiếp xúc trực tiếp với ai đâu? Chuyến tôi đi, dù không báo cho ai biết, ngoại trừ Mẹ Hai, nhưng số khách của bà Xuyến tôi đã giải quyết xong hoàn toàn rồi. Nghĩ vậy nhưng tôi lại không nghi ngờ gì bà Xuyến. Khi tôi quyết định về thăm Mẹ Hai, tôi còn thông báo trước cho gia đình bà Xuyến biết ngày tôi về và tôi sẽ ghé lại nhà bà để giải quyết những gì còn vướng mắc. Bây giờ tôi được biết chính bà Xuyến đứng đơn thưa tôi thì, tôi đoán: Khi tôi đã đi rồi nhưng bà Xuyến vẫn tiếp tục nhận tiền, vàng, của khách. Nhận đến bao lâu thì tôi không rõ… Cho đến một ngày nào đó bà Xuyến hô lên với khách là tôi đã bỏ đi và lấy hết vàng đem theo rồi. Sau đó có bao nhiêu người khách đã “can đảm” thưa bà Xuyến? Lúc đó bà Xuyến chỉ cần hoàn lại nửa cây vàng là tiền hoa hồng của mỗi người khách, phần hai cây rưởi vàng bà hưởng trọn, và, đóng tiền phạt là được tha về. Bà được tha về vì công an cũng nghĩ bà Xuyến đã bị tôi gạt nên liền phát lệnh truy nã toàn quốc đối với tôi. Tôi ra đi ngày 16/10/1980, vậy thì, chỉ cần biết bà Xuyến bị bắt ngày nào và năm nào, cũng như lệnh truy nã tôi phát đi từ ngày nào và năm nào, thì sẽ rõ bà Xuyến lấy tiền của khách đến bao lâu.
Những người không đi được cũng nghĩ tôi gạt bà Xuyến nên mọi oán hận đều đổ dồn cho tôi; theo như trong thư của người vợ người biên số đề gởi qua cho tôi; mà nay tôi mới hiểu ra.
Bà Xuyến được tôi báo tin sẽ trở về và sẽ đến nhà bà để nói chuyện nên bà sợ sẽ có người nhìn thấy tôi thì mọi sự việc sẽ bị phanh phui chăng? Có lẽ bà đã nghĩ như vậy thật nên bà đã đi trước một bước là gặp những người còn kẹt lại và xúi họ ký tên vào đơn cho bà đại diện họ thưa tôi hầu chứng minh sự vô tội của bà.
Tôi đã tường trình như trên và đồng thời ký tên trong biên bản lời khai. Hai tên phỉ Phạm Cang và Mai Quốc Anh lộ vẻ “hồ hởi phấn khởi” khi cầm tờ biên bản lời khai này. Tôi hiểu ngay vì sao hai tên phỉ lại vui mừng quá như vậy.

ToPa (Hòa Lan)

( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm