Truyện Ngắn & Phóng Sự
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 5 - Topa
( HNPD ) Phạm Cang cầm tờ biên bản lời khai đứng lên và đi ra khỏi phòng. Một lúc sau một tên phỉ công an khác đi vào và được giới thiệu là, Đại úy Phan Anh Minh Phó Thủ trưởng phòng
( HNPD ) Phạm Cang cầm tờ biên bản lời khai đứng lên và đi ra khỏi phòng. Một lúc sau một tên phỉ công an khác đi vào và được giới thiệu là, Đại úy Phan Anh Minh Phó Thủ trưởng phòng An ninh điều tra công an thành phố. Phan Anh Minh vào phòng nhìn mặt tôi như cho biết rồi đi ra ngay. (Từ mấy năm qua và cho đến năm nay là 2016, Phan Anh Minh hiện là Thiếu tướng Phó Giám đốc công an thành phố Sàigòn bị tạm thời đổi tên H.C.Minh.)
Một lúc lâu sau, Phạm Cang trở lại phòng và đưa hai tờ giấy cho Mai Quốc Anh đọc. Đó là hai tờ “Lệnh bắt khẩn cấp” và “Quyết Định Khởi Tố Bị Can” do Trung tá Nguyễn Hải Phận Thủ trưởng phòng an ninh điều tra ký khởi tố tôi về tội: “Móc nối người khác trốn đi nước ngoài đã thu tiền vàng, quy định tại điều 88 bộ luật hình sự và, căn cứ điều 103 bộ luật tố tụng...” Tôi nghĩ như vậy là đã bị bắt giam nhưng vẫn cố nói cứng với hai tên phỉ công an may ra có chuyển hướng được gì không: “Kể từ giờ tôi sẽ tuyệt thực. Tôi phản đối nhà nước đã dụ tôi về đây để bắt tôi về những việc làm trước kia mà tôi nghĩ đó là việc làm bình thường.” Phạm Cang mỉm cười vẻ giễu cợt: “Anh tổ chức và lấy tiền vàng của người ta mà anh nói là bình thường à?”- “Rất bình thường, vì khi đó chính ông Mười Tốt là Trưởng công an Bà Rịa cùng Trưởng công an xã Phước Hòa là Sáu Sạn, tức là nhà nước đã bán bến bãi cho tôi và tôi đã trả bằng vàng. Những chuyến ra đi là công khai và có công an kiểm soát. Trước đó cũng chính nhà nước tổ chức cho người Hoa ra đi để lấy tiền vàng… thì đó không là việc làm bình thường sao?” Phạm Cang nghiêm nét mặt: “Nhà nước làm là có chính sách. Còn anh làm là… phạm luật.” – “Đó là anh nói chứ tôi vẫn nghĩ là chuyện bình thường. Nhà nước không cho người thu tiền bến bãi công khai thì làm sao tôi dám làm chuyện đó.” Phạm Cang không nói nữa mà nhìn vào tờ quyết định khởi tố như đang chăm chú đọc. Tôi nhận thấy ngay tên Phạm Cang đang bị bối rối nên giả bộ nhìn chăm chăm vào tờ quyết định khỏi tố chứ những gì viết trong đó hắn đã biết như thế nào rồi. Chắc chắn từ nay bọn này sẽ tránh không còn nói đến việc tổ chức vượt biên với tôi nữa. Tôi biết chắc bọn này đang muốn tôi lòi tiền ra chứ khởi tố tôi thì ăn cái giải gì khi mà tôi quả quyết việc tôi đã làm là công an, tức nhà nước đồng ý.
Không thể im lặng lâu, Phạm Cang từ tốn nói với tôi bằng lời lẽ rất nhẹ nhàng nhưng đã chuyển sang đề tài khác là kể công: “Lãnh đạo đã chiếu cố cho anh nên không đưa anh về chỗ ở để khám xét vì còn muốn anh có dịp quay lại Việt Nam. Thôi, anh cứ ở tạm đây ít lâu để lãnh đạo giải quyết những người thưa kiện anh cho yên, rồi anh về. Bây giờ mà anh về thì chúng tôi nghĩ những người đó sẽ giết anh mất. Họ đang tức giận anh lắm.” Lại cũng những câu nói buộc người bị trong thế kẹt phải chấp nhận. Ngày trước bọn phỉ này cũng nói với những sĩ quan miền Nam bị tập trung cải tạo: “Nhân dân đang thù oán các anh nên chúng tôi phải giữ các anh ở đây. Khi nào các anh học tập tốt và nhân dân không còn thù oán các anh nữa thì… các anh về thôi.” Biết bọn phỉ ăn nói đểu cáng nhưng đành phải chịu chứ không thể làm gì khác hơn được. Tôi nhất quyết phải tìm cách ra khỏi đây thật sớm.
Mặt trời đã lên cao trên đỉnh đầu. Tôi đang đi bên cạnh Mai Quốc Anh đến phòng giam. Căn buồng giam trước đó không biết giam tối đa bao nhiêu người, nhưng bây giờ chỉ có một mình tôi. Phòng giam bề ngang rộng ba thước và bề sâu bốn thước rưỡi. Từ ngoài cửa nhìn vào sẽ thấy một bục xi măng cao khoảng nửa thước xây thoai thoải dùng làm chỗ cho tù nằm ngủ. Bên phải ngay cửa ra vào là cái toilet cùng hồ nước nhỏ mà bên trên hồ có cái vòi nước; trên thành hồ có một cái thùng nhỏ bằng nhựa rất dơ dùng để múc nước tắm và dội cầu. Chung quanh phòng là tường xi măng nên không có cửa sổ mà chỉ có cửa ra vào là có ô cửa nhỏ với hàng song sắt. Mai Quốc Anh nói như ra điều lãnh đạo của hắn đã ra ơn cho tôi: “Lãnh đạo ưu tiên cho anh một mình một phòng vì anh là Việt kiều. Chung đụng với mấy người khác anh sẽ bực mình lắm. Anh cũng hiểu là tôi và lãnh đạo chỉ muốn giúp anh thôi chứ nếu chuyện này mà làm cho to ra thì… phiền phức và còn lâu lắm anh mới về được.” Thấy tôi không nói mà chỉ nhin khắp phòng giam như quan sát, Mai Quốc Anh bồi thêm: “Anh cũng nên bồi dưỡng cho lãnh đạo và tôi hai… ba cây vì chúng tôi đối với anh như trong tình anh em vậy. Khi nào anh được về thì anh đem ba cây đến cho tôi. Tôi sẽ cho anh biết địa điểm sau. Chiều nay sẽ là lần đầu mình làm việc với nhau.” – “Tôi đâu có mang vàng về mà đưa vàng cho anh.” – “Thì… tính ra tiền cũng được vậy. Một lượng vàng bây giờ là… ba triệu ba trăm ngàn.” – “Anh nói lãnh đạo là ai?”- ‘Là Đại úy Phan Anh Minh, người mà anh đã gặp lúc nãy đấy. Thôi anh nghỉ… cho khỏe nhé.”
Cánh cửa phòng giam được đóng lại sau lưng tôi. Tôi chính thức bị giam như tên tội phạm hình sự. Tôi vẫn đứng quay lưng lại cánh cửa và nhìn căn phòng giam mà đau đớn trong lòng quá. Ý nghĩ vượt biển lại vừa hiện ra trong đầu tôi. Nếu tôi được ra khỏi nơi này mà passport vẫn bị giữ thì tôi sẽ kiếm cách vượt biển qua Hồng Kông. Nhưng, trước mắt là tôi phải làm sao ra khỏi chỗ này càng sớm càng tốt chứ không thì bọn này sẽ “rỉa” tôi đến không còn cái quần lành lặn để mặc mà về bên kia. Tôi nghĩ Mai Quốc Anh muốn kiếm tiền cho Phan Anh Minh vì nội vụ có ba người, mà Phan Anh Minh thì không thể lên tiếng xin tôi. Tôi phỏng đoán là Mai Quốc Anh sẽ chi cho Minh một cây còn hắn hưởng hai cây. Hắn muốn qua mặt lãnh đạo nên lúc đầu nói hai rồi tăng lên ba khi thấy tôi không có phản ứng. Chắc chắn rồi sẽ đến lượt Phạm Cang cũng hỏi xin tôi một cây. Dù sao thì việc đầu tiên là phải tìm cách ra khỏi chỗ này rồi mới tính tiếp được. Bây giờ bọn cộng phỉ đang cần Mỹ bỏ cấm vận, và cần những người Việt đã bỏ nước ra đi và đang thành công trong các công việc khác nhau sẽ trở về để chúng được tiếng là đã hòa giải và hoà hợp được với những người từng chống chúng. Nếu tôi kiên trì tuyệt thực một thời gian thì tôi sẽ thắng. Nhịn đói khoảng một hay hai tuần thì không có vấn đề gì cả. Tôi vẫn đứng như trời trồng nhìn căn phòng giam. Bỗng, ngay khi đó chuyện năm xưa vụt hiện ra trong đầu tôi. Phải rồi. Tôi đã thoát không đi nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là nhờ mình đóng kịch giỏi. Tại sao mình không làm theo bài bản cũ chứ? Đó là vở kịch hay và hoàn hảo mà không phải ai cũng nhập vai được. Phải làm mọi cách thì mình sẽ không phải bị nằm trong cái chỗ dơ dáy này lâu. Bác sĩ Việt cộng là những người ngu dốt. Hơn nữa trong bao nhiêu năm qua nhà nước này bị thế giới cấm vận thì… học của Liên Xô và các nước công sản… có cũng như không. Nghĩ thế là tôi liền thực hành. Tôi cởi giầy rồi leo lên bục xi măng nằm khi nghe tiếng chân người đang đi đến. Tôi nghĩ Mai Quốc Anh trở lại vì chuyện gì đó. Nhưng không phải. Tiếng chân là của người đàn bà mang cơm trưa cho tôi.
***
Có tiếng lách cách mở cửa phòng giam. Một khuôn mặt xuất hiện ở ô cửa nhỏ của cánh cửa phòng giam đang nhìn vào bên trong. Vì không còn đồng hồ nên tôi không biết bây giờ là mấy giờ, nhưng phải vào khoảng hai ba giờ chiều. Tôi vẫn nằm nhìn người vừa mở cửa. Có lẽ hắn là cán bộ trông coi phòng giam. Hắn đứng bên ngoài cửa nhìn tôi và tôi nhìn hắn nhưng không ai lên tiếng. Hắn nhìn xuống cái khay đựng phần cơm trưa vẫn còn nguyên vẹn mà tôi đã đặt ngay cửa ra vào. Phần cơm tù năm 1991 có lẽ khá hơn xưa. Một tô cơm trắng - loại lớn hơn cái chén ăn cơm thông thường - Một tô canh và một dĩa đồ xào. Tôi không biết trong tô canh và dĩa đồ xào có thịt cá gì không vì tôi không muốn nhìn vào trong đó.
“Anh chuẩn bị đi làm việc ngay bây giờ.” Tên công an lên tiếng. “Tôi không thể đi được vì tôi đang bị đau.” – “Anh bị đau gì?” – “Tôi muốn gặp bác sĩ.” Tên công an thấy tôi không trả lời thẳng vào câu hỏi của hắn, hắn liền đóng cửa lại cái rầm và bỏ đi sau khi không quên khóa cửa lại. Mười phút sau thì Mai Quốc Anh cùng viên công an vừa rồi đến. “Anh bị đau gì vậy? Cố gắng đi ra làm việc với tôi rồi… sẽ giải quyết sớm cho anh về.” Mai Quốc Anh đế gần bên tôi và nói như vậy. – “Tôi không thể bước đi được vì căn bệnh cũ lại tái phát rồi.” – “Bệnh cũ là bệnh gì?” – “Tôi bị từ lúc… sắp đi nghĩa vụ quân sự nhưng rồi được miễn. Tôi cần thuốc giảm đau nhức gấp.” Mai Quốc Anh đứng tần ngần nhìn ngay tôi xem tôi đang đóng kịch hay là đau thật. Thấy mặt tôi nhăn nhó ra vẻ đau đớn nên hắn quay lưng đi. Cửa phòng giam được khóa lại vì tôi nghe tiếng lách cách của chìa khóa từ phía ngoài.
Nằm nhìn lên trần nhà mà lòng buồn vô hạn. Đang vui sướng tự do ở bên kia thì lại đút đầu về đây để rồi chui vào đây nằm. Công việc đang bề bộn thì phải bỏ về đây vì sợ không gặp mặt người ơn lần cuối. Vậy mà cũng có gặp được đâu. Ngày mai là thứ sáu, là ngày làm việc cuối tuần rồi… Tôi không ngờ mình lại bị ở tù. Bây giờ tôi mới để ý đến mùi hôi của nước tiểu cộng với thứ mùi hôi gì mà tôi không biết chính xác là mùi gì. Bốn bức tường chung quanh đã bị tróc vôi nhiều. Chung quanh bức tường có rất nhiều những dòng chữ được khắc nguệch ngoạc bởi những người đã đến ở đây ghi lại những tội trạng và ngày bị bắt. Tôi ngồi lên tìm xem có người nào là “Việt kiều” đã ở đây chưa. Có lẽ tôi là người đầu tiên vì không tìm thấy dòng chữ mà tôi muốn thấy. Tôi cũng muốn viết lên tường mấy chữ nhưng tôi lại nằm xuống. Phòng giam chỉ có mình tôi nên cảm thấy thoải mái và nghĩ mình cũng sẽ qua được những ngày ở đây.
Bữa cơm chiều cũng có hai món, món canh và món xào, cùng một tô cơm. Người đàn bà có lẽ cũng nghe nói tôi bị đau nhức nên bà nói với vẻ mặt có chút thiện cảm: “Anh cố gắng ăn một chút chứ nhịn thì… đói sao chịu được. Nếu anh muốn ăn cháo thì cho tôi biết ngày mai tôi sẽ nấu cháo cho anh.”- “Cám ơn chị, tôi không đói nên không cần ăn cơm hay ăn cháo gì cả. Tôi đang bị đau quá. Tôi cần thuốc nhức.” Người đàn bà nhìn khay cơm đang đặt trên bục xi măng vẻ lưỡng lự như muốn đem đi nhưng rồi lại thôi. Cánh cửa được đóng lại như cũ.
Đèn điện vừa lên. Tôi đoán bây giờ là khoảng năm sáu giờ chiều. Tôi buồn quá. Buồn đến phát khóc được. Phải chi lúc này có ly café thì… Tôi đang thèm café chứ không thèm ăn. Thuốc lá nếu có thì hút không thì thôi chứ tôi không ghiền. Gói thuốc ba số 5 của tôi hồi sáng mấy tên phỉ bu lại hút nên giờ không còn. Nhớ lại những ngày cuối tuần trước đây bên quê hương thứ hai luôn vui chơi cùng bạn bè đến thâu đêm suốt sáng… mà buồn cho hiện tại. Nếu ở ngoài thì giờ này tôi cũng đi ăn rồi đi uống café hay đến những chỗ vui khác. Tôi không biết thành phố này có vũ trường không vì tôi chưa kịp đi đâu hết thì đã vào đây rồi. Lần đầu tiên ở tù mà lại tù về tội lường gạt thì nhục quá. Trong tờ quyết định khỏi tố bị can khởi tố tôi tội,”Móc nối người khác trốn đi nước ngoài thu tiền vàng…” Tức là tội lường gạt nên mới bị người ta thưa. Tôi suy nghĩ lại thật kỹ thì, trong những người khách của bà Xuyến, chắc chắn một trăm phần trăm tôi không tiếp xúc với ai cả. Một lẽ giản dị chỉ vì họ là những người sống gần khu nhà Mẹ Hai nên tôi không muốn họ đến nhà. Tôi cũng kiểm lại mình thật kỹ xem có nhận tiền, vàng, của người nào rồi bỏ sót lại không. Nghĩ thật kỹ tôi biết mình hoàn toàn không quên một người nào cả. Tôi cảm thấy lương tâm mình rất thanh thản. Chẳng qua người ta tham nên mới làm đơn thưa tôi, chứ nào tôi có tránh mặt đâu.
Vì đang cố nhớ lại những người khách, nên, tôi cũng vừa nhớ đến ba gia đình khách đi vượt biển đã gạt tôi. Người đầu tiên là anh Trung úy Không quân của Việt Nam Cộng Hòa. Anh là bạn của người con trai lớn tên Khoa của Mẹ Hai. Khi anh Khoa đi thoát anh viết thư về cho tôi: “ Tắc cố gắng giúp cho bạn tôi….” Sau đó tôi tìm đến nhà anh Không quân này. Nhà anh tọa lạc ngay góc đường Nguyễn Hoàng với đường gì mà tôi quên tên rồi. Nhà anh đối diện với của chính của hãng thuốc lá Melia Bastos. Hôm tôi đến nhà gặp anh và có gặp luôn vợ anh. Sau khi nói chuyện, anh nhìn chị như ra dấu và chị đứng lên đi ra nhà sau. Một lúc sau chị cầm ba (3) lượng vàng đưa cho tôi và nói: “Tụi tôi tin anh hoàn toàn nên đưa hết cho anh một lần. Chứ những tổ chức khác thì tụi tôi không bao giờ tin ngay.” Tôi nhận ba lượng vàng có chữ ký của chị và ra về. Hai tuần sau tôi trở lại và cho anh biết ngày mai đi. “Ngày mai khoảng hai giờ chiều anh phải có mặt trước rạp hát Thành Chung, rạp chuyên chiếu phim Ấn Độ đó. Rạp gần khu Bình Khang nổi tiếng những năm xa xưa có tên đường là Vĩnh Viễn.” Anh vui mừng và nói anh biết rạp hát đó vì cũng gần khu nhà anh. Anh nói anh đã chuẩn bị từ cả tuần nay để có tin là đi ngay. Và, anh sẽ có mặt trước hai giờ chiều ngày mai. Rủi thay, chuyến đi đó có trục trặc mà tôi thì không thể nào quay lại ngay để báo tin cho anh biết. Hai ngày sau tôi cầm ba lượng vàng đến nhà anh. “Tôi xin lỗi đã không quay lại kịp để báo cho anh biết. Tôi đưa lại anh ba lượng vàng. Khi nào đi thoát và anh đánh điện về thì tôi mới đến lấy. Xem như đó là sự tạ lỗi của tôi.” Chuyến đi của anh sau đó thật đặc biệt mà tôi thì không thể nào ngờ. Người tài công là sĩ quan Bộ binh nhưng anh cố gắng học về hàng hải sau khi đi tù về. Chiếc ghe anh lái chở hơn tám mươi người và chạy đúng bon trên đoạn đường mà những chiếc tàu hàng ngoại quốc chạy qua lại. Chiếc ghe đã gặp tất cả tám mươi (80) chiếc tàu ngoại quốc, mỗi chiếc tàu đều cho thợ máy qua kiểm soát và đều xác nhận máy và ghe an toàn. Họ cho thực phẩm đến “ăn không hết.” Những người khách đi trong chuyến ghe này đã viết thư về như vậy. Các tàu hàng đã chỉ hướng cho anh tài công chạy đến Indonesia. Sau khi tất cả người trên chiếc ghe đó đánh điện về. Một hôm tôi… hí ha hí hửng đến nhà anh để nhận vàng. Chị vừa nhìn thấy tôi là tôi cảm nhận ngay đã có chuyện không vui. Sau khi mời tôi ngồi, chị cầm tờ điện tín và nói: “Anh Tắc ơi, em luôn chuẩn bị sẵn ba cây vàng để khi anh đến là em giao cho anh ngay. Anh hãy đọc tờ điện tín mà anh ( quên tên) đã gởi về cho em để anh hiểu là em không thể giao vàng cho anh được.” Tôi đón tờ điện tín và bình tĩnh đọc những chữ trong tờ điện tín mà không tin ở con mắt của mình. Những giòng chữ viết: “Em đừng trả T cho Tắc. Em cũng đừng đi đâu hết mà chờ anh sẽ B. L em.” Tôi nhìn tờ điện tín thật lâu mà vẫn không tin ở con mắt của mình. Một người khách như anh mà hành xử như thế này thì… tôi không hiểu gì cả. Theo đúng như những gì giao ước từ lúc đầu thì chị sẽ đi chuyến kế tiếp. Nhưng vì bức điện tín ghi chờ B. L. tức là chờ bảo lãnh... Tôi đưa lại chị bức điện tín rồi đứng lên và ra về liền mà không nói một câu nào. Nói điều gì bây giờ chứ. Chị phải tin những chữ trong bức điện tín vì chính chồng của chị đánh về mà. Vĩnh viễn tôi sẽ không bao giờ biết được lý do vì sao. Có lẽ cho đến ngày tôi từ giã cõi đời này tôi cũng sẽ không biết được. Anh chị và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau được. Mà, nếu như có gặp lại nhau cũng không làm sao còn nhớ mặt nhau.
Người khách thứ hai thì nhớ mặt nhau và tạm hiểu vì sao.
Một hôm Mẹ Hai tôi nói tôi lên Thủ Đức gặp một ông khách “quen rất thân với mẹ.” Ông đã có tuổi nhưng cấp bậc cuối cùng của ông lại chỉ là Trung úy. Ông bị tù cải tạo chỉ hai năm. Về nhà ông chạy xe Lam ba bánh chở khách tuyến đường Thủ Đức - Sàigòn. Ông muốn cho đứa con trai hơn hai mươi tuổi đi. Vì ông là người quen của Mẹ Hai nên tôi lấy hữu nghị chỉ hai (2) lượng vàng thôi. Nhưng, cũng phải đưa trước một (1) lượng và khi nào có điện tín về tôi đến lấy tiếp. Một hôm ông nói ông muốn giới thiệu một người quen của ông vốn là Thượng sĩ cán bộ trường Sĩ quan Thủ Đức. Ông Thượng sĩ này sẽ đi với đứa con trai mười tuổi. “Cháu lấy hai cha con ông ấy ba (3) cây vàng nhưng cháu cho lại bác nửa cây. Ông ấy cũng phải đưa trước cho cháu một cây. Một cây rưỡi còn lại cháu sẽ lấy khi có điện tín.” Chuyến đi này mất bốn ngày thì được một chiếc tàu hàng vớt và đưa vào Singapore. Hơn hai tuần sau tôi ghé nhà “bác” để nhận tiền. Tôi ghé nhà khoảng mười một giờ sáng. “Bác” làm như bận rộn công việc nên cứ nói tôi ngồi chờ. Đến giờ cơm “bác” ép tôi ăn một chén. Ăn xong “bác” nói: “Anh cứ đến nhà bà ấy lầy tiền trước đi rồi quay lại đây.” Không một chút thắc mắc, tôi đến nhà ông Thượng sĩ. Bà vợ ông Thượng sĩ gặp tôi thì tỏ vẻ niềm nở lắm. Bà hỏi:“Bác Cận đưa tiền cho anh chưa?”- “Dạ chưa, “bác” ấy nói cháu đến đây lấy trước rồi trở lại đó “bác” ấy sẽ đưa.” Bà vợ ông Thượng sĩ đưa cho tôi một cây rưỡi vàng và nói: “Tôi thì tôi phải trả cho anh vì anh đã giúp nhà tôi và cháu đến nơi bình an. Bác Cận dặn tôi là, một cây rưởi đưa trước là đủ rồi. Không việc gì mà phải đưa thêm. Tôi thì tôi không thể làm trái lương tâm như vậy được.” Tôi cám ơn người đàn bà tốt bụng và quay trở lại thì “bác” đón tôi và hỏi dồn dập: “Bà ấy có đưa vàng cho anh không?”- “Dạ có.” – “Vàng đâu, đưa cho tôi xem.” Tôi lấy dưới yên xe ra một cây rưỡi vàng có ký tên. Lúc đó ông Trung úy (già) mới đi vào nhà lấy một cây vàng đưa cho tôi. Ông muốn lấy của tôi một cây mà không được.
Gia đình người khách thứ ba thì rất nổi tiếng với đồng bào miền Nam.
Một hôm tôi được Anh Thanh Tâm chủ tiệm uốn tóc nổi tiếng Thanh Tâm trên đường Bùi Thị Xuân đối diện với trường Nguyễn Bá Tòng Saigon. Tiệm uốn tóc của Anh Thanh Tâm thường được các nữ nghệ sĩ tên tuổi của miền Nam, của Saigon đến làm tóc. Anh Thanh Tâm hẹn tôi tại quán cafeteria Mini Rex Saigon để gặp một người là kịch sĩ rất nổi tiếng. Người kịch sĩ đó là Anh Ngọc Đức, ông xã của nữ nghệ sĩ Phương Hồng Ngọc. Ngọc Đức nói: “Thằng con trai lớn của tôi sắp bị gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng tôi không muốn nó đi. Tôi thì chỉ có một cây vàng thôi, nếu anh lo được cho nó miễn đi nghĩa vụ quân sự thì tôi xin trả anh một cây vàng.” Kịch sĩ Ngọc Đức thì người dân miền Nam ai còn lạ gì tiếng tăm của anh. Thấy anh nói vậy nên tôi đề nghị: “Thay vì lo cho nó khỏi đi nghĩa vụ quân sự thì tôi sẽ… cho đi vượt biển. Vì là anh nên tôi chỉ lấy tượng trưng một (1) cây vàng và khi nào có điện tín về thì anh mới đưa cho tôi. Riêng anh, khi nào anh muốn đi thì tôi sẽ đưa anh đi ngay tại bến Bạch Đằng vì… mặt của anh ai cũng biết.” Từ hôm đó cho đến hơn hai tháng sau, ngày con của anh đánh điện về tôi vẫn tiếp vợ chồng anh mỗi ngày. Nhưng, khi điện tín của mọi người đã gởi về thì tôi không ngờ vợ chồng anh lại tránh mặt tôi. Tôi đến tận nhà tìm anh chị mấy lần nhưng đều không thành công. Tôi không tin vợ chồng anh lại làm như vậy nên tôi vẫn đến tìm… cho đến một lần kia tôi đến vào buổi tối và khi nhìn thấy tôi thì cánh cửa nhà liền được khép lại. Và, tôi không bao giờ còn đến tìm hai vợ chồng nữa.
Mấy năm sau tôi qua Paris và, trong một đêm kia tôi đi đến vũ trường tại quận 13 thì nhìn thấy anh đang ngồi với mấy người bạn của anh. Tôi đã định bỏ đi về, nhưng rồi không hiểu sao tôi lại đến gặp anh. Anh có vẻ sợ bị quê với mấy người bạn nên nói năng lắp bắp. Tôi chỉ hỏi thăm anh: Chị Ngọc đâu? Anh cho biết đang hát trong vũ trường. Tôi chào anh và… đi về khách sạn chứ không vô vũ trường.
***
Tôi cố lắm nhưng không thể nào nhắm mắt được. Tôi cứ hết nghiêng mình qua bên này rồi lại nghiêng qua bên kia mà không làm sao ngủ được. Không biết ở đây có muỗi không? Nếu có thì chắc chắn đêm nay đám muỗi sẽ có một bữa no nê, vì dù sao thì có lúc tôi cũng phải ngủ. Tôi nghe có nhiều tiếng nói tiếng cười từ mấy phòng giam gần đó vọng lại. Tôi đoán giờ này có lẽ chỉ tám chín giờ thôi. Tôi nhìn khay cơm mà tôi đã đặt gần cửa. Không hiểu sao giờ này người ta chưa dọn khay cơm. Có lẽ họ nghĩ tôi sẽ đói và sẽ có lúc phải ăn. Tôi tự nhủ, một là mình sẽ rời khỏi đây sớm, hai là chết chứ không bao giờ đụng đến khay cơm. Tôi sẽ không bao giờ tỏ ra yếu hèn.
Ngày mà tôi còn sống ở vùng đất nhiều hoa và nhiều thông ở vùng cao nguyên, tôi được tiếng là người học giỏi và hạnh kiểm tốt. Mỗi cuối tháng tôi luôn luôn đứng hạng nhất. Họa hoằn lắm thì cũng có khi tôi đứng hạng nhì; chứ chưa bao giờ đứng hạng ba. Vậy mà nay tôi đã thành tên vô lại và bị giam cầm như là tên tội phạm nguy hiểm vì có “Lệnh bắt khần cấp”. Tôi nhớ đến những người thân yêu của tôi và lại muốn khóc, nhưng cố kềm lại. “Mày không được tỏ ra hèn yếu. Nếu mày quyết tâm thì mày sẽ thắng.” Tôi nhủ thầm như vậy và cố tươi tỉnh lại nét mặt.
Có tiếng lách cách mở cửa. Một tên phỉ công an mà tôi chưa thấy mặt qua mở cánh cửa phòng giam rồi bưng khay cơm đặt ra ngoài. Hắn cầm bộ đồ tù màu xanh lợt và cái mùng đưa cho tôi: “Anh thay bộ này và giăng mùng lên. Tôi sẽ trở lại lấy bộ đồ anh đang mặc.” Tôi nhìn tên phỉ và bỗng cơn giận nổi lên. Tôi nói thật lớn tiếng như hét: “Anh nói lãnh đạo của anh phải cho tôi thuốc đau nhức gấp ngay bây giờ. Đó là quyền đòi hỏi chính đáng mà lãnh đạo của anh phải đáp ứng. Nếu không thì các anh phải chịu trách nhiệm… tất cả.” Tên phỉ công an mặt cũng đanh lại nhìn ngay tôi nhưng không nói một tiếng nào cả rồi lẳng lặng đóng cửa lại. Khoảng… cũng ba mươi phút sau, tên phỉ vừa rồi và thêm một tên phỉ nữa đến. Tên mới đến cầm ca nước và một viên thuốc đưa cho tôi. “Anh uống ngay đi.” Tôi không cần hỏi đó là viên thuốc gì vì tôi có định uống nó đâu. Tôi bỏ viên thuốc vào miệng và lấy lưỡi đưa thật nhanh lên chỗ giữa hàm răng trên và cái môi. Tôi cầm ca nước và uống. Tên phỉ rất hài lòng cầm lại cái ca và đi ra. Tôi nói với tên còn đứng lại vì tôi biết hắn đang chờ gì: “Tôi chưa thay đồ được vì đang bị đau quá.” Hắn không nói gì cả mà đi ra và khóa cửa lại. Tôi liền lấy viên thuốc ra khỏi miệng và ngồi lên đi xúc miệng ở cái vòi nước. Tôi bỏ viên thuốc vào trong bồn cầu rồi tiểu lên đó và múc nước trong cái hồ nhỏ dội cho sạnh.
Tôi đoán viên thuốc vừa rồi là viên thuốc ngủ nên tên phỉ kia phải nhìn tận mắt xem tôi có uống không. Tôi ôm cái mùng và nằm ngiêng rồi cố dỗ giấc ngủ. Đến đêm giấc ngủ cũng đến với tôi nhưng với nhiều mộng mị. Thỉnh thoảng tôi nghe bọn phỉ đi đến phòng giam và dừng lại. Có lẽ chúng đang nhìn vào trong qua cái ô cửa nhỏ. Chúng có vẻ yên tâm khi nhìn thấy tôi nằm yên không kêu la vì đau đớn.
25/2/1991
Bọn phỉ Phòng an ninh điều tra thành phố thấy sau mấy ngày mà tôi vẫn nằm chứ không ngồi lên ăn miếng cơm nào nên bọn chúng quyết định phải thả tôi ra. Sau đêm đầu tiên, mỗi lần khi đèn vừa lên là người đàn bà thường đem cơm cho tôi cầm cái ca nước và viên thuốc đến cho tôi. Chị nói: “Uống đi sẽ không bị hành đau.” Viên thuốc đó dĩ nhiên đã bị tôi bỏ vào trong toilet.
Qua ngày thứ nhì, Mai Quốc Anh vào phòng giam chỉ hỏi tôi một câu: “Anh đi vượt biển ngày nào và năm nào?” Tôi trả lời: “Ngày 16 tháng 10 năm 1980.” Mai Quốc Anh hỏi chỉ một câu rồi bỏ đi làm cho tôi phải suy nghĩ nhiều.Tôi đoán, có lẽ bọn phỉ Phan Anh Minh đã đối chiếu ngày bà Xuyến bị bắt với ngày tôi đi và đang dọa nạt để bắt bà Xuyến phải lòi tiền ra.
Phỉ Phan Anh Minh đã tạo ra một kịch bản để những người ký tên thưa tôi không những phải bãi nại, mà bà Xuyến cũng phải nhả tiền ra cho chúng. Bà Xuyến đã ký giấy thế chấp căn nhà lầu ở chợ Vườn Chuối gọi là tiền đóng phạt; vào quỹ của nhà nước.
Trước tiên Phan Anh Minh cho mời những người đã ký tên thưa tôi cùng với bà Xuyến đến tụ tập trước sân Phòng an ninh điều tra vào khoảng ba giờ chiều. Tôi đang nằm trong phòng giam thì cửa mở và có hai tên công an vác băng ca vào phòng giam đặt tôi nằm lên rồi khiêng ra chiếc xe “đặc chủng” loại nhỏ, loại có cái thùng dài phía sau xe; nói là để chở tôi đến bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định khám bệnh. Khi đặt cái băng ca có tôi nằm trên vào sau xe, tôi nhìn thấy rất rõ đám người ký tên cùng bà Xuyến đang đứng nhìn tôi với vẻ mặt ngạc nhiên xen lẫn vẻ ái ngại. Lúc đó tôi chưa hiểu vì sao mấy người đó lại đến đúng lúc tôi đi bệnh viện. Sau này tôi mới hiểu. Muốn những người ký tên thưa phải bãi nại. Muốn bà Xuyến lòi tiền gọi là đóng phạt thì, công an không thể khơi khơi thả người có đơn thưa mà cần tạo ra một lý do cho có vẻ chính danh.
Người khám bệnh cho tôi tại bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định là nữ bác sĩ người miền Nam, chưa đến bốn mươi tuổi, nhìn thật trí thức và đẹp. Vị nữ bác sĩ thấy tôi nằm trên băng ca mặt mày phờ phạc vì hơn hai ngày không ăn không cạo râu và không tắm rửa nên bà tưởng tôi là tên tội phạm ăn cắp ăn trộm hay hiếp dâm giết người… thuộc loại cặn bã và nguy hiểm. Vì vậy bà quay người qua hỏi tôi với vẻ không một chút có cảm tình: “Anh bị đau gì? Nói đi!” Tôi nhìn thẳng ngay mắt của bà và từ tốn thưa: “Kính thưa bác sĩ tôi bị đau xương sống hơn mười năm rồi. Tôi đang sống ở nước ngoài thì vì hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước nên tôi trở về đây. Tôi không ngờ nhà nước này gạt tôi nên khi tôi trở về liền bắt tôi về những chuyện tôi đã làm trước kia mà tôi nghĩ đó là những việc làm bình thường. Xin bác sĩ vui lòng cho tôi mấy viên thuốc đau nhức vì cứ đêm đến là tôi bị hành đến không chịu được. Tôi bị đau đến không thể ăn cơm được.” Vị nữ bác sĩ nghe tôi từ nước ngoài trở về rồi bị nhà nước bắt chứ không phải là tên tội phạm nguy hiểm, không phải là cặn bã của xã hội nên bà quay qua nói với hai tên phỉ với vẻ mặt bất mãn: “Tôi yêu cầu các anh phải để anh này nằm lại đây. Chúng tôi có đầy đủ máy móc và phương tiện để khám và chữa bệnh cho anh này.” Một tên có lẽ là trưởng nhóm liền lên tiếng: “Để tôi đem anh này về rồi trình lãnh đạo quyết định chứ chúng tôi cũng chỉ được lệnh chở anh đến đây thôi.” – “Các anh phải làm ngay chứ không thể để trễ hơn được nữa.” Bà bác sĩ quay qua tôi rồi đặt một bàn tay của bà lên tay tôi. Bà trao cho tôi một cái nhìn như cảm thông với tình trạng của tôi. Tôi vui quá! Tôi biết chắc là chỉ trong nay mai bọn phỉ phải thả tôi ra.
26/2/1991
Buổi sáng sớm hôm nay Mai Quốc Anh vào phòng giam hỏi tôi: “Nếu anh được cho tại ngoại thì anh có thể tự mình đến bệnh viện khám được chứ?” Tôi mừng trong lòng quá. Như vậy là tôi sẽ ra khỏi đây trong ngày hôm nay. “Tôi sẽ tự đi khám bệnh được khi tôi ra khỏi đây.” – “Anh cũng biết đó là… lãnh đạo và tôi… đặc biệt riêng cho anh như tôi đã nói với anh hôm nọ. Lát nữa đây anh sẽ được tại ngoại và tối ngày mai anh đem ba cây… anh đem chín triệu chín trăm ngàn đồng đến quán café….. anh biết quán đó chứ?” Tôi khờ khạo nghĩ là chỉ tốn có ba cây vàng cho mấy tên phỉ này là xong thì… thí mẹ nó cho rồi. Còn biết bao công việc dở dang bên kia đang rất cần sự có mặt của mình. Tôi gật đầu xác nhận là biết quán café đó. Mai Quốc Anh đi ra nhưng lần này thì cửa phòng giam không khóa lại. Khoảng mười phút sau thì có hai tên công an vào giúp tôi thay bộ đồ tù và dìu tôi ra phòng ngoài gặp Phạm Cang. Phạm Cang đưa cho tôi tờ: “Quyết Định Thay Đổi Biện Pháp Ngăn Chặn” đồng thời cũng nói như hứa hẹn mọi sự sẽ tốt đẹp: “Chúng tôi cho anh tại ngoại nhưng cần tờ giấy của bác sĩ xác nhận bệnh trạng của anh. Khi nào anh có anh đem đến đây để chúng tôi làm lệnh trả giấy tờ lại cho anh về.” Tôi đinh ninh như vậy là mấy tên cộng phỉ này đã giải quyết cho tôi rồi. Khi Phạm Cang nhìn thấy chiếc xích lô đang đẩy vào trong sân thì hắn nói thật nhỏ vừa đủ cho tôi nghe: “Anh cũng hiểu là tôi đã giúp anh rất nhiều trong việc đề nghị không khám xét nơi anh tạm trú và đề nghị cho anh được tại ngoại. Khi nào anh cầm giấy chứng của bác sĩ đến, anh cho tôi xin một cây vàng.” Phạm Cang nhìn ngay tôi xem phản ứng. Tôi nghĩ nếu cho tên này một cây vàng thì… cũng được thôi. Mỗi tên một cây vàng. Chỉ có “thằng nhóc láu cá” Mai Quốc Anh là muốn hơn. Tôi gật đầu ưng thuận và Phạm Cang cùng một tên phỉ khác vừa đi đến dìu nách tôi ra xe xích lô.
Trời Sàigòn buổi sáng hôm nay thật đẹp. Ngồi trên chiếc xích lô tôi hít thật mạnh cho không khí vào đầy hai lá phổi. Đây là lần thứ hai tôi có cảm giác được hít thở cái không khí mà tôi cho là tự do. Lần thứ nhất là khi chiếc ghe vượt biển thoát khỏi bãi cạn ở Vũng Tàu.
Vì đường Bạch Đằng (Tôn Đức Thắng) vắng người nên chiếc xe xích lô chạy bon bon về hướng có tượng Đức Trần Hưng Đạo.Tôi quay đầu lại nói với anh xích lô cho tôi đến quán Brodard trên đường Tự Do. Có lẽ vì mới được tự do sau mấy ngày không thấy gì ngoài bốn bức tường, nên, tôi thấy Saigon xưa của tôi đẹp quá. Saigon vốn là thủ đô của miền Nam Việt Nam và rất đẹp nên từng được ngợi khen là Hòn Ngọc Viễn Đông. Chỉ từ khi bọn phỉ vào chiếm thì Saigon mới bị xác xơ nghèo nàn bệ rạc như hiện nay.
Thời tiết sáng hôm nay cũng rất đẹp và mát mẻ. Tôi không cảm thấy một chút mặc cảm khi ngoại hình của tôi quá xá tệ. Râu mọc tua tủa và mặt mày thì xanh lè xanh lét như người ghiền nghiện thuốc phiện lâu ngày. Anh phu xích lô có lẽ nhìn thấy bộ đồ tôi đang mặc vẫn sạch sẽ và có phần sang trọng nên anh nghĩ tôi không phải là thứ cặn bã của xã hội mới được ra tù, nên, khi tôi hỏi anh câu nào là anh đều dạ dạ rất lễ phép. Chỉ mới có mấy ngày ngắn ngủi sống trong tù, vậy mà tôi cứ tưởng mình như ngày mới được đến định cư nơi quê hương thứ hai. Cái gì nhìn cũng lạ và cũng thấy thật… dễ thương.
Anh xích lô ngừng xe trước Brodard và vội vàng đi đến bên tôi định đỡ tôi vào quán. Tôi khoát tay ra dấu cho anh biết là tôi bước đi một mình được. “Anh có muốn em chờ ở đây không? Chừng nào anh ăn xong em sẽ đưa anh về.” Tôi lắc đầu và trả tiền thật hậu hỷ. Những người chạy xích lô cũng có thể là những tên an ninh giả dạng. Không nên dây dưa lâu với họ.
Tôi đi vào quán mà không quay đầu nhìn lại phía sau, nhưng, tôi đoán anh xích lô… đang há hốc miệng và kinh ngạc nhìn theo tôi. Mới hồi nãy phải hai người dìu mà bây giờ thì… như người bình thường.
Quán café Brodard nổi tiếng sang trọng ngày trước, thì hiện tại đang bay mùi chiên xào và mùi hành phi nữa. Tôi hít căng cả lồng ngực vì thèm ăn quá. Mấy ngày liền… tuyệt thực nên ngửi được mùi chiên xào là thèm ngay. Cũng may cho tôi là đã làm eo vào thời điểm này, chứ vào thời của cái gọi là mới “giải phóng” thì bọn phỉ này sẽ cho tôi chết đói và chết khát luôn. Ông nhà văn Nguyễn Mạnh Côn khi tuyên bố tuyệt thực liền bị bọn cai tù cho chết đói và chết khát đến chôn luôn. Không được uống một giọt nước cho đến chết… Tôi không thể hình dung ra được nỗi chịu đựng và đau đớn của nạn nhân sẽ thê thảm đến như thế nào. Đừng ai trách tôi sao lại thù bọn cộng phỉ dai và thù đến tận cùng xương tủy đến như vậy. Bọn cộng phỉ là loài ác thú chứ không phải con người. Ác thú thì phải bị tận diệt bằng đủ mọi cách.
Tôi kêu ly café đá và tô hủ tiếu. Trong khi thưởng thức tô hủ tiếu và sự tự do, tôi cảm thấy đây là bữa ăn ngon tuyệt vời… thứ nhì trên đời. Lần thứ nhất là sau bảy ngày lênh đênh đói khát trên biển, rồi được một tàu cá của Thái Lan cho gạo và thức ăn sau khi bị chúng cướp đến te tua.
27/2/1991
Buổi sáng hôm nay tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi không đến bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định vì tôi rất kính trọng vị nữ bác sĩ mà tôi đã được gặp gỡ trong đôi ba phút. Tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt của bà khi nhìn tôi cũng như bàn tay mềm mại và những ngón tay tuyệt đẹp của bà đã đặt lên bàn tay của tôi như muốn truyền cho tôi sự thông cảm. Hình ảnh của bà sẽ mãi mãi ngự trong tim tôi.
ToPa (Hòa Lan)
( HNPD )
( HNPD ) Phạm Cang cầm tờ biên bản lời khai đứng lên và đi ra khỏi phòng. Một lúc sau một tên phỉ công an khác đi vào và được giới thiệu là, Đại úy Phan Anh Minh Phó Thủ trưởng phòng An ninh điều tra công an thành phố. Phan Anh Minh vào phòng nhìn mặt tôi như cho biết rồi đi ra ngay. (Từ mấy năm qua và cho đến năm nay là 2016, Phan Anh Minh hiện là Thiếu tướng Phó Giám đốc công an thành phố Sàigòn bị tạm thời đổi tên H.C.Minh.)
Một lúc lâu sau, Phạm Cang trở lại phòng và đưa hai tờ giấy cho Mai Quốc Anh đọc. Đó là hai tờ “Lệnh bắt khẩn cấp” và “Quyết Định Khởi Tố Bị Can” do Trung tá Nguyễn Hải Phận Thủ trưởng phòng an ninh điều tra ký khởi tố tôi về tội: “Móc nối người khác trốn đi nước ngoài đã thu tiền vàng, quy định tại điều 88 bộ luật hình sự và, căn cứ điều 103 bộ luật tố tụng...” Tôi nghĩ như vậy là đã bị bắt giam nhưng vẫn cố nói cứng với hai tên phỉ công an may ra có chuyển hướng được gì không: “Kể từ giờ tôi sẽ tuyệt thực. Tôi phản đối nhà nước đã dụ tôi về đây để bắt tôi về những việc làm trước kia mà tôi nghĩ đó là việc làm bình thường.” Phạm Cang mỉm cười vẻ giễu cợt: “Anh tổ chức và lấy tiền vàng của người ta mà anh nói là bình thường à?”- “Rất bình thường, vì khi đó chính ông Mười Tốt là Trưởng công an Bà Rịa cùng Trưởng công an xã Phước Hòa là Sáu Sạn, tức là nhà nước đã bán bến bãi cho tôi và tôi đã trả bằng vàng. Những chuyến ra đi là công khai và có công an kiểm soát. Trước đó cũng chính nhà nước tổ chức cho người Hoa ra đi để lấy tiền vàng… thì đó không là việc làm bình thường sao?” Phạm Cang nghiêm nét mặt: “Nhà nước làm là có chính sách. Còn anh làm là… phạm luật.” – “Đó là anh nói chứ tôi vẫn nghĩ là chuyện bình thường. Nhà nước không cho người thu tiền bến bãi công khai thì làm sao tôi dám làm chuyện đó.” Phạm Cang không nói nữa mà nhìn vào tờ quyết định khởi tố như đang chăm chú đọc. Tôi nhận thấy ngay tên Phạm Cang đang bị bối rối nên giả bộ nhìn chăm chăm vào tờ quyết định khỏi tố chứ những gì viết trong đó hắn đã biết như thế nào rồi. Chắc chắn từ nay bọn này sẽ tránh không còn nói đến việc tổ chức vượt biên với tôi nữa. Tôi biết chắc bọn này đang muốn tôi lòi tiền ra chứ khởi tố tôi thì ăn cái giải gì khi mà tôi quả quyết việc tôi đã làm là công an, tức nhà nước đồng ý.
Không thể im lặng lâu, Phạm Cang từ tốn nói với tôi bằng lời lẽ rất nhẹ nhàng nhưng đã chuyển sang đề tài khác là kể công: “Lãnh đạo đã chiếu cố cho anh nên không đưa anh về chỗ ở để khám xét vì còn muốn anh có dịp quay lại Việt Nam. Thôi, anh cứ ở tạm đây ít lâu để lãnh đạo giải quyết những người thưa kiện anh cho yên, rồi anh về. Bây giờ mà anh về thì chúng tôi nghĩ những người đó sẽ giết anh mất. Họ đang tức giận anh lắm.” Lại cũng những câu nói buộc người bị trong thế kẹt phải chấp nhận. Ngày trước bọn phỉ này cũng nói với những sĩ quan miền Nam bị tập trung cải tạo: “Nhân dân đang thù oán các anh nên chúng tôi phải giữ các anh ở đây. Khi nào các anh học tập tốt và nhân dân không còn thù oán các anh nữa thì… các anh về thôi.” Biết bọn phỉ ăn nói đểu cáng nhưng đành phải chịu chứ không thể làm gì khác hơn được. Tôi nhất quyết phải tìm cách ra khỏi đây thật sớm.
Mặt trời đã lên cao trên đỉnh đầu. Tôi đang đi bên cạnh Mai Quốc Anh đến phòng giam. Căn buồng giam trước đó không biết giam tối đa bao nhiêu người, nhưng bây giờ chỉ có một mình tôi. Phòng giam bề ngang rộng ba thước và bề sâu bốn thước rưỡi. Từ ngoài cửa nhìn vào sẽ thấy một bục xi măng cao khoảng nửa thước xây thoai thoải dùng làm chỗ cho tù nằm ngủ. Bên phải ngay cửa ra vào là cái toilet cùng hồ nước nhỏ mà bên trên hồ có cái vòi nước; trên thành hồ có một cái thùng nhỏ bằng nhựa rất dơ dùng để múc nước tắm và dội cầu. Chung quanh phòng là tường xi măng nên không có cửa sổ mà chỉ có cửa ra vào là có ô cửa nhỏ với hàng song sắt. Mai Quốc Anh nói như ra điều lãnh đạo của hắn đã ra ơn cho tôi: “Lãnh đạo ưu tiên cho anh một mình một phòng vì anh là Việt kiều. Chung đụng với mấy người khác anh sẽ bực mình lắm. Anh cũng hiểu là tôi và lãnh đạo chỉ muốn giúp anh thôi chứ nếu chuyện này mà làm cho to ra thì… phiền phức và còn lâu lắm anh mới về được.” Thấy tôi không nói mà chỉ nhin khắp phòng giam như quan sát, Mai Quốc Anh bồi thêm: “Anh cũng nên bồi dưỡng cho lãnh đạo và tôi hai… ba cây vì chúng tôi đối với anh như trong tình anh em vậy. Khi nào anh được về thì anh đem ba cây đến cho tôi. Tôi sẽ cho anh biết địa điểm sau. Chiều nay sẽ là lần đầu mình làm việc với nhau.” – “Tôi đâu có mang vàng về mà đưa vàng cho anh.” – “Thì… tính ra tiền cũng được vậy. Một lượng vàng bây giờ là… ba triệu ba trăm ngàn.” – “Anh nói lãnh đạo là ai?”- ‘Là Đại úy Phan Anh Minh, người mà anh đã gặp lúc nãy đấy. Thôi anh nghỉ… cho khỏe nhé.”
Cánh cửa phòng giam được đóng lại sau lưng tôi. Tôi chính thức bị giam như tên tội phạm hình sự. Tôi vẫn đứng quay lưng lại cánh cửa và nhìn căn phòng giam mà đau đớn trong lòng quá. Ý nghĩ vượt biển lại vừa hiện ra trong đầu tôi. Nếu tôi được ra khỏi nơi này mà passport vẫn bị giữ thì tôi sẽ kiếm cách vượt biển qua Hồng Kông. Nhưng, trước mắt là tôi phải làm sao ra khỏi chỗ này càng sớm càng tốt chứ không thì bọn này sẽ “rỉa” tôi đến không còn cái quần lành lặn để mặc mà về bên kia. Tôi nghĩ Mai Quốc Anh muốn kiếm tiền cho Phan Anh Minh vì nội vụ có ba người, mà Phan Anh Minh thì không thể lên tiếng xin tôi. Tôi phỏng đoán là Mai Quốc Anh sẽ chi cho Minh một cây còn hắn hưởng hai cây. Hắn muốn qua mặt lãnh đạo nên lúc đầu nói hai rồi tăng lên ba khi thấy tôi không có phản ứng. Chắc chắn rồi sẽ đến lượt Phạm Cang cũng hỏi xin tôi một cây. Dù sao thì việc đầu tiên là phải tìm cách ra khỏi chỗ này rồi mới tính tiếp được. Bây giờ bọn cộng phỉ đang cần Mỹ bỏ cấm vận, và cần những người Việt đã bỏ nước ra đi và đang thành công trong các công việc khác nhau sẽ trở về để chúng được tiếng là đã hòa giải và hoà hợp được với những người từng chống chúng. Nếu tôi kiên trì tuyệt thực một thời gian thì tôi sẽ thắng. Nhịn đói khoảng một hay hai tuần thì không có vấn đề gì cả. Tôi vẫn đứng như trời trồng nhìn căn phòng giam. Bỗng, ngay khi đó chuyện năm xưa vụt hiện ra trong đầu tôi. Phải rồi. Tôi đã thoát không đi nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là nhờ mình đóng kịch giỏi. Tại sao mình không làm theo bài bản cũ chứ? Đó là vở kịch hay và hoàn hảo mà không phải ai cũng nhập vai được. Phải làm mọi cách thì mình sẽ không phải bị nằm trong cái chỗ dơ dáy này lâu. Bác sĩ Việt cộng là những người ngu dốt. Hơn nữa trong bao nhiêu năm qua nhà nước này bị thế giới cấm vận thì… học của Liên Xô và các nước công sản… có cũng như không. Nghĩ thế là tôi liền thực hành. Tôi cởi giầy rồi leo lên bục xi măng nằm khi nghe tiếng chân người đang đi đến. Tôi nghĩ Mai Quốc Anh trở lại vì chuyện gì đó. Nhưng không phải. Tiếng chân là của người đàn bà mang cơm trưa cho tôi.
***
Có tiếng lách cách mở cửa phòng giam. Một khuôn mặt xuất hiện ở ô cửa nhỏ của cánh cửa phòng giam đang nhìn vào bên trong. Vì không còn đồng hồ nên tôi không biết bây giờ là mấy giờ, nhưng phải vào khoảng hai ba giờ chiều. Tôi vẫn nằm nhìn người vừa mở cửa. Có lẽ hắn là cán bộ trông coi phòng giam. Hắn đứng bên ngoài cửa nhìn tôi và tôi nhìn hắn nhưng không ai lên tiếng. Hắn nhìn xuống cái khay đựng phần cơm trưa vẫn còn nguyên vẹn mà tôi đã đặt ngay cửa ra vào. Phần cơm tù năm 1991 có lẽ khá hơn xưa. Một tô cơm trắng - loại lớn hơn cái chén ăn cơm thông thường - Một tô canh và một dĩa đồ xào. Tôi không biết trong tô canh và dĩa đồ xào có thịt cá gì không vì tôi không muốn nhìn vào trong đó.
“Anh chuẩn bị đi làm việc ngay bây giờ.” Tên công an lên tiếng. “Tôi không thể đi được vì tôi đang bị đau.” – “Anh bị đau gì?” – “Tôi muốn gặp bác sĩ.” Tên công an thấy tôi không trả lời thẳng vào câu hỏi của hắn, hắn liền đóng cửa lại cái rầm và bỏ đi sau khi không quên khóa cửa lại. Mười phút sau thì Mai Quốc Anh cùng viên công an vừa rồi đến. “Anh bị đau gì vậy? Cố gắng đi ra làm việc với tôi rồi… sẽ giải quyết sớm cho anh về.” Mai Quốc Anh đế gần bên tôi và nói như vậy. – “Tôi không thể bước đi được vì căn bệnh cũ lại tái phát rồi.” – “Bệnh cũ là bệnh gì?” – “Tôi bị từ lúc… sắp đi nghĩa vụ quân sự nhưng rồi được miễn. Tôi cần thuốc giảm đau nhức gấp.” Mai Quốc Anh đứng tần ngần nhìn ngay tôi xem tôi đang đóng kịch hay là đau thật. Thấy mặt tôi nhăn nhó ra vẻ đau đớn nên hắn quay lưng đi. Cửa phòng giam được khóa lại vì tôi nghe tiếng lách cách của chìa khóa từ phía ngoài.
Nằm nhìn lên trần nhà mà lòng buồn vô hạn. Đang vui sướng tự do ở bên kia thì lại đút đầu về đây để rồi chui vào đây nằm. Công việc đang bề bộn thì phải bỏ về đây vì sợ không gặp mặt người ơn lần cuối. Vậy mà cũng có gặp được đâu. Ngày mai là thứ sáu, là ngày làm việc cuối tuần rồi… Tôi không ngờ mình lại bị ở tù. Bây giờ tôi mới để ý đến mùi hôi của nước tiểu cộng với thứ mùi hôi gì mà tôi không biết chính xác là mùi gì. Bốn bức tường chung quanh đã bị tróc vôi nhiều. Chung quanh bức tường có rất nhiều những dòng chữ được khắc nguệch ngoạc bởi những người đã đến ở đây ghi lại những tội trạng và ngày bị bắt. Tôi ngồi lên tìm xem có người nào là “Việt kiều” đã ở đây chưa. Có lẽ tôi là người đầu tiên vì không tìm thấy dòng chữ mà tôi muốn thấy. Tôi cũng muốn viết lên tường mấy chữ nhưng tôi lại nằm xuống. Phòng giam chỉ có mình tôi nên cảm thấy thoải mái và nghĩ mình cũng sẽ qua được những ngày ở đây.
Bữa cơm chiều cũng có hai món, món canh và món xào, cùng một tô cơm. Người đàn bà có lẽ cũng nghe nói tôi bị đau nhức nên bà nói với vẻ mặt có chút thiện cảm: “Anh cố gắng ăn một chút chứ nhịn thì… đói sao chịu được. Nếu anh muốn ăn cháo thì cho tôi biết ngày mai tôi sẽ nấu cháo cho anh.”- “Cám ơn chị, tôi không đói nên không cần ăn cơm hay ăn cháo gì cả. Tôi đang bị đau quá. Tôi cần thuốc nhức.” Người đàn bà nhìn khay cơm đang đặt trên bục xi măng vẻ lưỡng lự như muốn đem đi nhưng rồi lại thôi. Cánh cửa được đóng lại như cũ.
Đèn điện vừa lên. Tôi đoán bây giờ là khoảng năm sáu giờ chiều. Tôi buồn quá. Buồn đến phát khóc được. Phải chi lúc này có ly café thì… Tôi đang thèm café chứ không thèm ăn. Thuốc lá nếu có thì hút không thì thôi chứ tôi không ghiền. Gói thuốc ba số 5 của tôi hồi sáng mấy tên phỉ bu lại hút nên giờ không còn. Nhớ lại những ngày cuối tuần trước đây bên quê hương thứ hai luôn vui chơi cùng bạn bè đến thâu đêm suốt sáng… mà buồn cho hiện tại. Nếu ở ngoài thì giờ này tôi cũng đi ăn rồi đi uống café hay đến những chỗ vui khác. Tôi không biết thành phố này có vũ trường không vì tôi chưa kịp đi đâu hết thì đã vào đây rồi. Lần đầu tiên ở tù mà lại tù về tội lường gạt thì nhục quá. Trong tờ quyết định khỏi tố bị can khởi tố tôi tội,”Móc nối người khác trốn đi nước ngoài thu tiền vàng…” Tức là tội lường gạt nên mới bị người ta thưa. Tôi suy nghĩ lại thật kỹ thì, trong những người khách của bà Xuyến, chắc chắn một trăm phần trăm tôi không tiếp xúc với ai cả. Một lẽ giản dị chỉ vì họ là những người sống gần khu nhà Mẹ Hai nên tôi không muốn họ đến nhà. Tôi cũng kiểm lại mình thật kỹ xem có nhận tiền, vàng, của người nào rồi bỏ sót lại không. Nghĩ thật kỹ tôi biết mình hoàn toàn không quên một người nào cả. Tôi cảm thấy lương tâm mình rất thanh thản. Chẳng qua người ta tham nên mới làm đơn thưa tôi, chứ nào tôi có tránh mặt đâu.
Vì đang cố nhớ lại những người khách, nên, tôi cũng vừa nhớ đến ba gia đình khách đi vượt biển đã gạt tôi. Người đầu tiên là anh Trung úy Không quân của Việt Nam Cộng Hòa. Anh là bạn của người con trai lớn tên Khoa của Mẹ Hai. Khi anh Khoa đi thoát anh viết thư về cho tôi: “ Tắc cố gắng giúp cho bạn tôi….” Sau đó tôi tìm đến nhà anh Không quân này. Nhà anh tọa lạc ngay góc đường Nguyễn Hoàng với đường gì mà tôi quên tên rồi. Nhà anh đối diện với của chính của hãng thuốc lá Melia Bastos. Hôm tôi đến nhà gặp anh và có gặp luôn vợ anh. Sau khi nói chuyện, anh nhìn chị như ra dấu và chị đứng lên đi ra nhà sau. Một lúc sau chị cầm ba (3) lượng vàng đưa cho tôi và nói: “Tụi tôi tin anh hoàn toàn nên đưa hết cho anh một lần. Chứ những tổ chức khác thì tụi tôi không bao giờ tin ngay.” Tôi nhận ba lượng vàng có chữ ký của chị và ra về. Hai tuần sau tôi trở lại và cho anh biết ngày mai đi. “Ngày mai khoảng hai giờ chiều anh phải có mặt trước rạp hát Thành Chung, rạp chuyên chiếu phim Ấn Độ đó. Rạp gần khu Bình Khang nổi tiếng những năm xa xưa có tên đường là Vĩnh Viễn.” Anh vui mừng và nói anh biết rạp hát đó vì cũng gần khu nhà anh. Anh nói anh đã chuẩn bị từ cả tuần nay để có tin là đi ngay. Và, anh sẽ có mặt trước hai giờ chiều ngày mai. Rủi thay, chuyến đi đó có trục trặc mà tôi thì không thể nào quay lại ngay để báo tin cho anh biết. Hai ngày sau tôi cầm ba lượng vàng đến nhà anh. “Tôi xin lỗi đã không quay lại kịp để báo cho anh biết. Tôi đưa lại anh ba lượng vàng. Khi nào đi thoát và anh đánh điện về thì tôi mới đến lấy. Xem như đó là sự tạ lỗi của tôi.” Chuyến đi của anh sau đó thật đặc biệt mà tôi thì không thể nào ngờ. Người tài công là sĩ quan Bộ binh nhưng anh cố gắng học về hàng hải sau khi đi tù về. Chiếc ghe anh lái chở hơn tám mươi người và chạy đúng bon trên đoạn đường mà những chiếc tàu hàng ngoại quốc chạy qua lại. Chiếc ghe đã gặp tất cả tám mươi (80) chiếc tàu ngoại quốc, mỗi chiếc tàu đều cho thợ máy qua kiểm soát và đều xác nhận máy và ghe an toàn. Họ cho thực phẩm đến “ăn không hết.” Những người khách đi trong chuyến ghe này đã viết thư về như vậy. Các tàu hàng đã chỉ hướng cho anh tài công chạy đến Indonesia. Sau khi tất cả người trên chiếc ghe đó đánh điện về. Một hôm tôi… hí ha hí hửng đến nhà anh để nhận vàng. Chị vừa nhìn thấy tôi là tôi cảm nhận ngay đã có chuyện không vui. Sau khi mời tôi ngồi, chị cầm tờ điện tín và nói: “Anh Tắc ơi, em luôn chuẩn bị sẵn ba cây vàng để khi anh đến là em giao cho anh ngay. Anh hãy đọc tờ điện tín mà anh ( quên tên) đã gởi về cho em để anh hiểu là em không thể giao vàng cho anh được.” Tôi đón tờ điện tín và bình tĩnh đọc những chữ trong tờ điện tín mà không tin ở con mắt của mình. Những giòng chữ viết: “Em đừng trả T cho Tắc. Em cũng đừng đi đâu hết mà chờ anh sẽ B. L em.” Tôi nhìn tờ điện tín thật lâu mà vẫn không tin ở con mắt của mình. Một người khách như anh mà hành xử như thế này thì… tôi không hiểu gì cả. Theo đúng như những gì giao ước từ lúc đầu thì chị sẽ đi chuyến kế tiếp. Nhưng vì bức điện tín ghi chờ B. L. tức là chờ bảo lãnh... Tôi đưa lại chị bức điện tín rồi đứng lên và ra về liền mà không nói một câu nào. Nói điều gì bây giờ chứ. Chị phải tin những chữ trong bức điện tín vì chính chồng của chị đánh về mà. Vĩnh viễn tôi sẽ không bao giờ biết được lý do vì sao. Có lẽ cho đến ngày tôi từ giã cõi đời này tôi cũng sẽ không biết được. Anh chị và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau được. Mà, nếu như có gặp lại nhau cũng không làm sao còn nhớ mặt nhau.
Người khách thứ hai thì nhớ mặt nhau và tạm hiểu vì sao.
Một hôm Mẹ Hai tôi nói tôi lên Thủ Đức gặp một ông khách “quen rất thân với mẹ.” Ông đã có tuổi nhưng cấp bậc cuối cùng của ông lại chỉ là Trung úy. Ông bị tù cải tạo chỉ hai năm. Về nhà ông chạy xe Lam ba bánh chở khách tuyến đường Thủ Đức - Sàigòn. Ông muốn cho đứa con trai hơn hai mươi tuổi đi. Vì ông là người quen của Mẹ Hai nên tôi lấy hữu nghị chỉ hai (2) lượng vàng thôi. Nhưng, cũng phải đưa trước một (1) lượng và khi nào có điện tín về tôi đến lấy tiếp. Một hôm ông nói ông muốn giới thiệu một người quen của ông vốn là Thượng sĩ cán bộ trường Sĩ quan Thủ Đức. Ông Thượng sĩ này sẽ đi với đứa con trai mười tuổi. “Cháu lấy hai cha con ông ấy ba (3) cây vàng nhưng cháu cho lại bác nửa cây. Ông ấy cũng phải đưa trước cho cháu một cây. Một cây rưỡi còn lại cháu sẽ lấy khi có điện tín.” Chuyến đi này mất bốn ngày thì được một chiếc tàu hàng vớt và đưa vào Singapore. Hơn hai tuần sau tôi ghé nhà “bác” để nhận tiền. Tôi ghé nhà khoảng mười một giờ sáng. “Bác” làm như bận rộn công việc nên cứ nói tôi ngồi chờ. Đến giờ cơm “bác” ép tôi ăn một chén. Ăn xong “bác” nói: “Anh cứ đến nhà bà ấy lầy tiền trước đi rồi quay lại đây.” Không một chút thắc mắc, tôi đến nhà ông Thượng sĩ. Bà vợ ông Thượng sĩ gặp tôi thì tỏ vẻ niềm nở lắm. Bà hỏi:“Bác Cận đưa tiền cho anh chưa?”- “Dạ chưa, “bác” ấy nói cháu đến đây lấy trước rồi trở lại đó “bác” ấy sẽ đưa.” Bà vợ ông Thượng sĩ đưa cho tôi một cây rưỡi vàng và nói: “Tôi thì tôi phải trả cho anh vì anh đã giúp nhà tôi và cháu đến nơi bình an. Bác Cận dặn tôi là, một cây rưởi đưa trước là đủ rồi. Không việc gì mà phải đưa thêm. Tôi thì tôi không thể làm trái lương tâm như vậy được.” Tôi cám ơn người đàn bà tốt bụng và quay trở lại thì “bác” đón tôi và hỏi dồn dập: “Bà ấy có đưa vàng cho anh không?”- “Dạ có.” – “Vàng đâu, đưa cho tôi xem.” Tôi lấy dưới yên xe ra một cây rưỡi vàng có ký tên. Lúc đó ông Trung úy (già) mới đi vào nhà lấy một cây vàng đưa cho tôi. Ông muốn lấy của tôi một cây mà không được.
Gia đình người khách thứ ba thì rất nổi tiếng với đồng bào miền Nam.
Một hôm tôi được Anh Thanh Tâm chủ tiệm uốn tóc nổi tiếng Thanh Tâm trên đường Bùi Thị Xuân đối diện với trường Nguyễn Bá Tòng Saigon. Tiệm uốn tóc của Anh Thanh Tâm thường được các nữ nghệ sĩ tên tuổi của miền Nam, của Saigon đến làm tóc. Anh Thanh Tâm hẹn tôi tại quán cafeteria Mini Rex Saigon để gặp một người là kịch sĩ rất nổi tiếng. Người kịch sĩ đó là Anh Ngọc Đức, ông xã của nữ nghệ sĩ Phương Hồng Ngọc. Ngọc Đức nói: “Thằng con trai lớn của tôi sắp bị gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng tôi không muốn nó đi. Tôi thì chỉ có một cây vàng thôi, nếu anh lo được cho nó miễn đi nghĩa vụ quân sự thì tôi xin trả anh một cây vàng.” Kịch sĩ Ngọc Đức thì người dân miền Nam ai còn lạ gì tiếng tăm của anh. Thấy anh nói vậy nên tôi đề nghị: “Thay vì lo cho nó khỏi đi nghĩa vụ quân sự thì tôi sẽ… cho đi vượt biển. Vì là anh nên tôi chỉ lấy tượng trưng một (1) cây vàng và khi nào có điện tín về thì anh mới đưa cho tôi. Riêng anh, khi nào anh muốn đi thì tôi sẽ đưa anh đi ngay tại bến Bạch Đằng vì… mặt của anh ai cũng biết.” Từ hôm đó cho đến hơn hai tháng sau, ngày con của anh đánh điện về tôi vẫn tiếp vợ chồng anh mỗi ngày. Nhưng, khi điện tín của mọi người đã gởi về thì tôi không ngờ vợ chồng anh lại tránh mặt tôi. Tôi đến tận nhà tìm anh chị mấy lần nhưng đều không thành công. Tôi không tin vợ chồng anh lại làm như vậy nên tôi vẫn đến tìm… cho đến một lần kia tôi đến vào buổi tối và khi nhìn thấy tôi thì cánh cửa nhà liền được khép lại. Và, tôi không bao giờ còn đến tìm hai vợ chồng nữa.
Mấy năm sau tôi qua Paris và, trong một đêm kia tôi đi đến vũ trường tại quận 13 thì nhìn thấy anh đang ngồi với mấy người bạn của anh. Tôi đã định bỏ đi về, nhưng rồi không hiểu sao tôi lại đến gặp anh. Anh có vẻ sợ bị quê với mấy người bạn nên nói năng lắp bắp. Tôi chỉ hỏi thăm anh: Chị Ngọc đâu? Anh cho biết đang hát trong vũ trường. Tôi chào anh và… đi về khách sạn chứ không vô vũ trường.
***
Tôi cố lắm nhưng không thể nào nhắm mắt được. Tôi cứ hết nghiêng mình qua bên này rồi lại nghiêng qua bên kia mà không làm sao ngủ được. Không biết ở đây có muỗi không? Nếu có thì chắc chắn đêm nay đám muỗi sẽ có một bữa no nê, vì dù sao thì có lúc tôi cũng phải ngủ. Tôi nghe có nhiều tiếng nói tiếng cười từ mấy phòng giam gần đó vọng lại. Tôi đoán giờ này có lẽ chỉ tám chín giờ thôi. Tôi nhìn khay cơm mà tôi đã đặt gần cửa. Không hiểu sao giờ này người ta chưa dọn khay cơm. Có lẽ họ nghĩ tôi sẽ đói và sẽ có lúc phải ăn. Tôi tự nhủ, một là mình sẽ rời khỏi đây sớm, hai là chết chứ không bao giờ đụng đến khay cơm. Tôi sẽ không bao giờ tỏ ra yếu hèn.
Ngày mà tôi còn sống ở vùng đất nhiều hoa và nhiều thông ở vùng cao nguyên, tôi được tiếng là người học giỏi và hạnh kiểm tốt. Mỗi cuối tháng tôi luôn luôn đứng hạng nhất. Họa hoằn lắm thì cũng có khi tôi đứng hạng nhì; chứ chưa bao giờ đứng hạng ba. Vậy mà nay tôi đã thành tên vô lại và bị giam cầm như là tên tội phạm nguy hiểm vì có “Lệnh bắt khần cấp”. Tôi nhớ đến những người thân yêu của tôi và lại muốn khóc, nhưng cố kềm lại. “Mày không được tỏ ra hèn yếu. Nếu mày quyết tâm thì mày sẽ thắng.” Tôi nhủ thầm như vậy và cố tươi tỉnh lại nét mặt.
Có tiếng lách cách mở cửa. Một tên phỉ công an mà tôi chưa thấy mặt qua mở cánh cửa phòng giam rồi bưng khay cơm đặt ra ngoài. Hắn cầm bộ đồ tù màu xanh lợt và cái mùng đưa cho tôi: “Anh thay bộ này và giăng mùng lên. Tôi sẽ trở lại lấy bộ đồ anh đang mặc.” Tôi nhìn tên phỉ và bỗng cơn giận nổi lên. Tôi nói thật lớn tiếng như hét: “Anh nói lãnh đạo của anh phải cho tôi thuốc đau nhức gấp ngay bây giờ. Đó là quyền đòi hỏi chính đáng mà lãnh đạo của anh phải đáp ứng. Nếu không thì các anh phải chịu trách nhiệm… tất cả.” Tên phỉ công an mặt cũng đanh lại nhìn ngay tôi nhưng không nói một tiếng nào cả rồi lẳng lặng đóng cửa lại. Khoảng… cũng ba mươi phút sau, tên phỉ vừa rồi và thêm một tên phỉ nữa đến. Tên mới đến cầm ca nước và một viên thuốc đưa cho tôi. “Anh uống ngay đi.” Tôi không cần hỏi đó là viên thuốc gì vì tôi có định uống nó đâu. Tôi bỏ viên thuốc vào miệng và lấy lưỡi đưa thật nhanh lên chỗ giữa hàm răng trên và cái môi. Tôi cầm ca nước và uống. Tên phỉ rất hài lòng cầm lại cái ca và đi ra. Tôi nói với tên còn đứng lại vì tôi biết hắn đang chờ gì: “Tôi chưa thay đồ được vì đang bị đau quá.” Hắn không nói gì cả mà đi ra và khóa cửa lại. Tôi liền lấy viên thuốc ra khỏi miệng và ngồi lên đi xúc miệng ở cái vòi nước. Tôi bỏ viên thuốc vào trong bồn cầu rồi tiểu lên đó và múc nước trong cái hồ nhỏ dội cho sạnh.
Tôi đoán viên thuốc vừa rồi là viên thuốc ngủ nên tên phỉ kia phải nhìn tận mắt xem tôi có uống không. Tôi ôm cái mùng và nằm ngiêng rồi cố dỗ giấc ngủ. Đến đêm giấc ngủ cũng đến với tôi nhưng với nhiều mộng mị. Thỉnh thoảng tôi nghe bọn phỉ đi đến phòng giam và dừng lại. Có lẽ chúng đang nhìn vào trong qua cái ô cửa nhỏ. Chúng có vẻ yên tâm khi nhìn thấy tôi nằm yên không kêu la vì đau đớn.
25/2/1991
Bọn phỉ Phòng an ninh điều tra thành phố thấy sau mấy ngày mà tôi vẫn nằm chứ không ngồi lên ăn miếng cơm nào nên bọn chúng quyết định phải thả tôi ra. Sau đêm đầu tiên, mỗi lần khi đèn vừa lên là người đàn bà thường đem cơm cho tôi cầm cái ca nước và viên thuốc đến cho tôi. Chị nói: “Uống đi sẽ không bị hành đau.” Viên thuốc đó dĩ nhiên đã bị tôi bỏ vào trong toilet.
Qua ngày thứ nhì, Mai Quốc Anh vào phòng giam chỉ hỏi tôi một câu: “Anh đi vượt biển ngày nào và năm nào?” Tôi trả lời: “Ngày 16 tháng 10 năm 1980.” Mai Quốc Anh hỏi chỉ một câu rồi bỏ đi làm cho tôi phải suy nghĩ nhiều.Tôi đoán, có lẽ bọn phỉ Phan Anh Minh đã đối chiếu ngày bà Xuyến bị bắt với ngày tôi đi và đang dọa nạt để bắt bà Xuyến phải lòi tiền ra.
Phỉ Phan Anh Minh đã tạo ra một kịch bản để những người ký tên thưa tôi không những phải bãi nại, mà bà Xuyến cũng phải nhả tiền ra cho chúng. Bà Xuyến đã ký giấy thế chấp căn nhà lầu ở chợ Vườn Chuối gọi là tiền đóng phạt; vào quỹ của nhà nước.
Trước tiên Phan Anh Minh cho mời những người đã ký tên thưa tôi cùng với bà Xuyến đến tụ tập trước sân Phòng an ninh điều tra vào khoảng ba giờ chiều. Tôi đang nằm trong phòng giam thì cửa mở và có hai tên công an vác băng ca vào phòng giam đặt tôi nằm lên rồi khiêng ra chiếc xe “đặc chủng” loại nhỏ, loại có cái thùng dài phía sau xe; nói là để chở tôi đến bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định khám bệnh. Khi đặt cái băng ca có tôi nằm trên vào sau xe, tôi nhìn thấy rất rõ đám người ký tên cùng bà Xuyến đang đứng nhìn tôi với vẻ mặt ngạc nhiên xen lẫn vẻ ái ngại. Lúc đó tôi chưa hiểu vì sao mấy người đó lại đến đúng lúc tôi đi bệnh viện. Sau này tôi mới hiểu. Muốn những người ký tên thưa phải bãi nại. Muốn bà Xuyến lòi tiền gọi là đóng phạt thì, công an không thể khơi khơi thả người có đơn thưa mà cần tạo ra một lý do cho có vẻ chính danh.
Người khám bệnh cho tôi tại bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định là nữ bác sĩ người miền Nam, chưa đến bốn mươi tuổi, nhìn thật trí thức và đẹp. Vị nữ bác sĩ thấy tôi nằm trên băng ca mặt mày phờ phạc vì hơn hai ngày không ăn không cạo râu và không tắm rửa nên bà tưởng tôi là tên tội phạm ăn cắp ăn trộm hay hiếp dâm giết người… thuộc loại cặn bã và nguy hiểm. Vì vậy bà quay người qua hỏi tôi với vẻ không một chút có cảm tình: “Anh bị đau gì? Nói đi!” Tôi nhìn thẳng ngay mắt của bà và từ tốn thưa: “Kính thưa bác sĩ tôi bị đau xương sống hơn mười năm rồi. Tôi đang sống ở nước ngoài thì vì hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước nên tôi trở về đây. Tôi không ngờ nhà nước này gạt tôi nên khi tôi trở về liền bắt tôi về những chuyện tôi đã làm trước kia mà tôi nghĩ đó là những việc làm bình thường. Xin bác sĩ vui lòng cho tôi mấy viên thuốc đau nhức vì cứ đêm đến là tôi bị hành đến không chịu được. Tôi bị đau đến không thể ăn cơm được.” Vị nữ bác sĩ nghe tôi từ nước ngoài trở về rồi bị nhà nước bắt chứ không phải là tên tội phạm nguy hiểm, không phải là cặn bã của xã hội nên bà quay qua nói với hai tên phỉ với vẻ mặt bất mãn: “Tôi yêu cầu các anh phải để anh này nằm lại đây. Chúng tôi có đầy đủ máy móc và phương tiện để khám và chữa bệnh cho anh này.” Một tên có lẽ là trưởng nhóm liền lên tiếng: “Để tôi đem anh này về rồi trình lãnh đạo quyết định chứ chúng tôi cũng chỉ được lệnh chở anh đến đây thôi.” – “Các anh phải làm ngay chứ không thể để trễ hơn được nữa.” Bà bác sĩ quay qua tôi rồi đặt một bàn tay của bà lên tay tôi. Bà trao cho tôi một cái nhìn như cảm thông với tình trạng của tôi. Tôi vui quá! Tôi biết chắc là chỉ trong nay mai bọn phỉ phải thả tôi ra.
26/2/1991
Buổi sáng sớm hôm nay Mai Quốc Anh vào phòng giam hỏi tôi: “Nếu anh được cho tại ngoại thì anh có thể tự mình đến bệnh viện khám được chứ?” Tôi mừng trong lòng quá. Như vậy là tôi sẽ ra khỏi đây trong ngày hôm nay. “Tôi sẽ tự đi khám bệnh được khi tôi ra khỏi đây.” – “Anh cũng biết đó là… lãnh đạo và tôi… đặc biệt riêng cho anh như tôi đã nói với anh hôm nọ. Lát nữa đây anh sẽ được tại ngoại và tối ngày mai anh đem ba cây… anh đem chín triệu chín trăm ngàn đồng đến quán café….. anh biết quán đó chứ?” Tôi khờ khạo nghĩ là chỉ tốn có ba cây vàng cho mấy tên phỉ này là xong thì… thí mẹ nó cho rồi. Còn biết bao công việc dở dang bên kia đang rất cần sự có mặt của mình. Tôi gật đầu xác nhận là biết quán café đó. Mai Quốc Anh đi ra nhưng lần này thì cửa phòng giam không khóa lại. Khoảng mười phút sau thì có hai tên công an vào giúp tôi thay bộ đồ tù và dìu tôi ra phòng ngoài gặp Phạm Cang. Phạm Cang đưa cho tôi tờ: “Quyết Định Thay Đổi Biện Pháp Ngăn Chặn” đồng thời cũng nói như hứa hẹn mọi sự sẽ tốt đẹp: “Chúng tôi cho anh tại ngoại nhưng cần tờ giấy của bác sĩ xác nhận bệnh trạng của anh. Khi nào anh có anh đem đến đây để chúng tôi làm lệnh trả giấy tờ lại cho anh về.” Tôi đinh ninh như vậy là mấy tên cộng phỉ này đã giải quyết cho tôi rồi. Khi Phạm Cang nhìn thấy chiếc xích lô đang đẩy vào trong sân thì hắn nói thật nhỏ vừa đủ cho tôi nghe: “Anh cũng hiểu là tôi đã giúp anh rất nhiều trong việc đề nghị không khám xét nơi anh tạm trú và đề nghị cho anh được tại ngoại. Khi nào anh cầm giấy chứng của bác sĩ đến, anh cho tôi xin một cây vàng.” Phạm Cang nhìn ngay tôi xem phản ứng. Tôi nghĩ nếu cho tên này một cây vàng thì… cũng được thôi. Mỗi tên một cây vàng. Chỉ có “thằng nhóc láu cá” Mai Quốc Anh là muốn hơn. Tôi gật đầu ưng thuận và Phạm Cang cùng một tên phỉ khác vừa đi đến dìu nách tôi ra xe xích lô.
Trời Sàigòn buổi sáng hôm nay thật đẹp. Ngồi trên chiếc xích lô tôi hít thật mạnh cho không khí vào đầy hai lá phổi. Đây là lần thứ hai tôi có cảm giác được hít thở cái không khí mà tôi cho là tự do. Lần thứ nhất là khi chiếc ghe vượt biển thoát khỏi bãi cạn ở Vũng Tàu.
Vì đường Bạch Đằng (Tôn Đức Thắng) vắng người nên chiếc xe xích lô chạy bon bon về hướng có tượng Đức Trần Hưng Đạo.Tôi quay đầu lại nói với anh xích lô cho tôi đến quán Brodard trên đường Tự Do. Có lẽ vì mới được tự do sau mấy ngày không thấy gì ngoài bốn bức tường, nên, tôi thấy Saigon xưa của tôi đẹp quá. Saigon vốn là thủ đô của miền Nam Việt Nam và rất đẹp nên từng được ngợi khen là Hòn Ngọc Viễn Đông. Chỉ từ khi bọn phỉ vào chiếm thì Saigon mới bị xác xơ nghèo nàn bệ rạc như hiện nay.
Thời tiết sáng hôm nay cũng rất đẹp và mát mẻ. Tôi không cảm thấy một chút mặc cảm khi ngoại hình của tôi quá xá tệ. Râu mọc tua tủa và mặt mày thì xanh lè xanh lét như người ghiền nghiện thuốc phiện lâu ngày. Anh phu xích lô có lẽ nhìn thấy bộ đồ tôi đang mặc vẫn sạch sẽ và có phần sang trọng nên anh nghĩ tôi không phải là thứ cặn bã của xã hội mới được ra tù, nên, khi tôi hỏi anh câu nào là anh đều dạ dạ rất lễ phép. Chỉ mới có mấy ngày ngắn ngủi sống trong tù, vậy mà tôi cứ tưởng mình như ngày mới được đến định cư nơi quê hương thứ hai. Cái gì nhìn cũng lạ và cũng thấy thật… dễ thương.
Anh xích lô ngừng xe trước Brodard và vội vàng đi đến bên tôi định đỡ tôi vào quán. Tôi khoát tay ra dấu cho anh biết là tôi bước đi một mình được. “Anh có muốn em chờ ở đây không? Chừng nào anh ăn xong em sẽ đưa anh về.” Tôi lắc đầu và trả tiền thật hậu hỷ. Những người chạy xích lô cũng có thể là những tên an ninh giả dạng. Không nên dây dưa lâu với họ.
Tôi đi vào quán mà không quay đầu nhìn lại phía sau, nhưng, tôi đoán anh xích lô… đang há hốc miệng và kinh ngạc nhìn theo tôi. Mới hồi nãy phải hai người dìu mà bây giờ thì… như người bình thường.
Quán café Brodard nổi tiếng sang trọng ngày trước, thì hiện tại đang bay mùi chiên xào và mùi hành phi nữa. Tôi hít căng cả lồng ngực vì thèm ăn quá. Mấy ngày liền… tuyệt thực nên ngửi được mùi chiên xào là thèm ngay. Cũng may cho tôi là đã làm eo vào thời điểm này, chứ vào thời của cái gọi là mới “giải phóng” thì bọn phỉ này sẽ cho tôi chết đói và chết khát luôn. Ông nhà văn Nguyễn Mạnh Côn khi tuyên bố tuyệt thực liền bị bọn cai tù cho chết đói và chết khát đến chôn luôn. Không được uống một giọt nước cho đến chết… Tôi không thể hình dung ra được nỗi chịu đựng và đau đớn của nạn nhân sẽ thê thảm đến như thế nào. Đừng ai trách tôi sao lại thù bọn cộng phỉ dai và thù đến tận cùng xương tủy đến như vậy. Bọn cộng phỉ là loài ác thú chứ không phải con người. Ác thú thì phải bị tận diệt bằng đủ mọi cách.
Tôi kêu ly café đá và tô hủ tiếu. Trong khi thưởng thức tô hủ tiếu và sự tự do, tôi cảm thấy đây là bữa ăn ngon tuyệt vời… thứ nhì trên đời. Lần thứ nhất là sau bảy ngày lênh đênh đói khát trên biển, rồi được một tàu cá của Thái Lan cho gạo và thức ăn sau khi bị chúng cướp đến te tua.
27/2/1991
Buổi sáng hôm nay tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi không đến bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định vì tôi rất kính trọng vị nữ bác sĩ mà tôi đã được gặp gỡ trong đôi ba phút. Tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt của bà khi nhìn tôi cũng như bàn tay mềm mại và những ngón tay tuyệt đẹp của bà đã đặt lên bàn tay của tôi như muốn truyền cho tôi sự thông cảm. Hình ảnh của bà sẽ mãi mãi ngự trong tim tôi.
ToPa (Hòa Lan)
( HNPD )
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 5 - Topa
( HNPD ) Phạm Cang cầm tờ biên bản lời khai đứng lên và đi ra khỏi phòng. Một lúc sau một tên phỉ công an khác đi vào và được giới thiệu là, Đại úy Phan Anh Minh Phó Thủ trưởng phòng
( HNPD ) Phạm Cang cầm tờ biên bản lời khai đứng lên và đi ra khỏi phòng. Một lúc sau một tên phỉ công an khác đi vào và được giới thiệu là, Đại úy Phan Anh Minh Phó Thủ trưởng phòng An ninh điều tra công an thành phố. Phan Anh Minh vào phòng nhìn mặt tôi như cho biết rồi đi ra ngay. (Từ mấy năm qua và cho đến năm nay là 2016, Phan Anh Minh hiện là Thiếu tướng Phó Giám đốc công an thành phố Sàigòn bị tạm thời đổi tên H.C.Minh.)
Một lúc lâu sau, Phạm Cang trở lại phòng và đưa hai tờ giấy cho Mai Quốc Anh đọc. Đó là hai tờ “Lệnh bắt khẩn cấp” và “Quyết Định Khởi Tố Bị Can” do Trung tá Nguyễn Hải Phận Thủ trưởng phòng an ninh điều tra ký khởi tố tôi về tội: “Móc nối người khác trốn đi nước ngoài đã thu tiền vàng, quy định tại điều 88 bộ luật hình sự và, căn cứ điều 103 bộ luật tố tụng...” Tôi nghĩ như vậy là đã bị bắt giam nhưng vẫn cố nói cứng với hai tên phỉ công an may ra có chuyển hướng được gì không: “Kể từ giờ tôi sẽ tuyệt thực. Tôi phản đối nhà nước đã dụ tôi về đây để bắt tôi về những việc làm trước kia mà tôi nghĩ đó là việc làm bình thường.” Phạm Cang mỉm cười vẻ giễu cợt: “Anh tổ chức và lấy tiền vàng của người ta mà anh nói là bình thường à?”- “Rất bình thường, vì khi đó chính ông Mười Tốt là Trưởng công an Bà Rịa cùng Trưởng công an xã Phước Hòa là Sáu Sạn, tức là nhà nước đã bán bến bãi cho tôi và tôi đã trả bằng vàng. Những chuyến ra đi là công khai và có công an kiểm soát. Trước đó cũng chính nhà nước tổ chức cho người Hoa ra đi để lấy tiền vàng… thì đó không là việc làm bình thường sao?” Phạm Cang nghiêm nét mặt: “Nhà nước làm là có chính sách. Còn anh làm là… phạm luật.” – “Đó là anh nói chứ tôi vẫn nghĩ là chuyện bình thường. Nhà nước không cho người thu tiền bến bãi công khai thì làm sao tôi dám làm chuyện đó.” Phạm Cang không nói nữa mà nhìn vào tờ quyết định khởi tố như đang chăm chú đọc. Tôi nhận thấy ngay tên Phạm Cang đang bị bối rối nên giả bộ nhìn chăm chăm vào tờ quyết định khỏi tố chứ những gì viết trong đó hắn đã biết như thế nào rồi. Chắc chắn từ nay bọn này sẽ tránh không còn nói đến việc tổ chức vượt biên với tôi nữa. Tôi biết chắc bọn này đang muốn tôi lòi tiền ra chứ khởi tố tôi thì ăn cái giải gì khi mà tôi quả quyết việc tôi đã làm là công an, tức nhà nước đồng ý.
Không thể im lặng lâu, Phạm Cang từ tốn nói với tôi bằng lời lẽ rất nhẹ nhàng nhưng đã chuyển sang đề tài khác là kể công: “Lãnh đạo đã chiếu cố cho anh nên không đưa anh về chỗ ở để khám xét vì còn muốn anh có dịp quay lại Việt Nam. Thôi, anh cứ ở tạm đây ít lâu để lãnh đạo giải quyết những người thưa kiện anh cho yên, rồi anh về. Bây giờ mà anh về thì chúng tôi nghĩ những người đó sẽ giết anh mất. Họ đang tức giận anh lắm.” Lại cũng những câu nói buộc người bị trong thế kẹt phải chấp nhận. Ngày trước bọn phỉ này cũng nói với những sĩ quan miền Nam bị tập trung cải tạo: “Nhân dân đang thù oán các anh nên chúng tôi phải giữ các anh ở đây. Khi nào các anh học tập tốt và nhân dân không còn thù oán các anh nữa thì… các anh về thôi.” Biết bọn phỉ ăn nói đểu cáng nhưng đành phải chịu chứ không thể làm gì khác hơn được. Tôi nhất quyết phải tìm cách ra khỏi đây thật sớm.
Mặt trời đã lên cao trên đỉnh đầu. Tôi đang đi bên cạnh Mai Quốc Anh đến phòng giam. Căn buồng giam trước đó không biết giam tối đa bao nhiêu người, nhưng bây giờ chỉ có một mình tôi. Phòng giam bề ngang rộng ba thước và bề sâu bốn thước rưỡi. Từ ngoài cửa nhìn vào sẽ thấy một bục xi măng cao khoảng nửa thước xây thoai thoải dùng làm chỗ cho tù nằm ngủ. Bên phải ngay cửa ra vào là cái toilet cùng hồ nước nhỏ mà bên trên hồ có cái vòi nước; trên thành hồ có một cái thùng nhỏ bằng nhựa rất dơ dùng để múc nước tắm và dội cầu. Chung quanh phòng là tường xi măng nên không có cửa sổ mà chỉ có cửa ra vào là có ô cửa nhỏ với hàng song sắt. Mai Quốc Anh nói như ra điều lãnh đạo của hắn đã ra ơn cho tôi: “Lãnh đạo ưu tiên cho anh một mình một phòng vì anh là Việt kiều. Chung đụng với mấy người khác anh sẽ bực mình lắm. Anh cũng hiểu là tôi và lãnh đạo chỉ muốn giúp anh thôi chứ nếu chuyện này mà làm cho to ra thì… phiền phức và còn lâu lắm anh mới về được.” Thấy tôi không nói mà chỉ nhin khắp phòng giam như quan sát, Mai Quốc Anh bồi thêm: “Anh cũng nên bồi dưỡng cho lãnh đạo và tôi hai… ba cây vì chúng tôi đối với anh như trong tình anh em vậy. Khi nào anh được về thì anh đem ba cây đến cho tôi. Tôi sẽ cho anh biết địa điểm sau. Chiều nay sẽ là lần đầu mình làm việc với nhau.” – “Tôi đâu có mang vàng về mà đưa vàng cho anh.” – “Thì… tính ra tiền cũng được vậy. Một lượng vàng bây giờ là… ba triệu ba trăm ngàn.” – “Anh nói lãnh đạo là ai?”- ‘Là Đại úy Phan Anh Minh, người mà anh đã gặp lúc nãy đấy. Thôi anh nghỉ… cho khỏe nhé.”
Cánh cửa phòng giam được đóng lại sau lưng tôi. Tôi chính thức bị giam như tên tội phạm hình sự. Tôi vẫn đứng quay lưng lại cánh cửa và nhìn căn phòng giam mà đau đớn trong lòng quá. Ý nghĩ vượt biển lại vừa hiện ra trong đầu tôi. Nếu tôi được ra khỏi nơi này mà passport vẫn bị giữ thì tôi sẽ kiếm cách vượt biển qua Hồng Kông. Nhưng, trước mắt là tôi phải làm sao ra khỏi chỗ này càng sớm càng tốt chứ không thì bọn này sẽ “rỉa” tôi đến không còn cái quần lành lặn để mặc mà về bên kia. Tôi nghĩ Mai Quốc Anh muốn kiếm tiền cho Phan Anh Minh vì nội vụ có ba người, mà Phan Anh Minh thì không thể lên tiếng xin tôi. Tôi phỏng đoán là Mai Quốc Anh sẽ chi cho Minh một cây còn hắn hưởng hai cây. Hắn muốn qua mặt lãnh đạo nên lúc đầu nói hai rồi tăng lên ba khi thấy tôi không có phản ứng. Chắc chắn rồi sẽ đến lượt Phạm Cang cũng hỏi xin tôi một cây. Dù sao thì việc đầu tiên là phải tìm cách ra khỏi chỗ này rồi mới tính tiếp được. Bây giờ bọn cộng phỉ đang cần Mỹ bỏ cấm vận, và cần những người Việt đã bỏ nước ra đi và đang thành công trong các công việc khác nhau sẽ trở về để chúng được tiếng là đã hòa giải và hoà hợp được với những người từng chống chúng. Nếu tôi kiên trì tuyệt thực một thời gian thì tôi sẽ thắng. Nhịn đói khoảng một hay hai tuần thì không có vấn đề gì cả. Tôi vẫn đứng như trời trồng nhìn căn phòng giam. Bỗng, ngay khi đó chuyện năm xưa vụt hiện ra trong đầu tôi. Phải rồi. Tôi đã thoát không đi nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong là nhờ mình đóng kịch giỏi. Tại sao mình không làm theo bài bản cũ chứ? Đó là vở kịch hay và hoàn hảo mà không phải ai cũng nhập vai được. Phải làm mọi cách thì mình sẽ không phải bị nằm trong cái chỗ dơ dáy này lâu. Bác sĩ Việt cộng là những người ngu dốt. Hơn nữa trong bao nhiêu năm qua nhà nước này bị thế giới cấm vận thì… học của Liên Xô và các nước công sản… có cũng như không. Nghĩ thế là tôi liền thực hành. Tôi cởi giầy rồi leo lên bục xi măng nằm khi nghe tiếng chân người đang đi đến. Tôi nghĩ Mai Quốc Anh trở lại vì chuyện gì đó. Nhưng không phải. Tiếng chân là của người đàn bà mang cơm trưa cho tôi.
***
Có tiếng lách cách mở cửa phòng giam. Một khuôn mặt xuất hiện ở ô cửa nhỏ của cánh cửa phòng giam đang nhìn vào bên trong. Vì không còn đồng hồ nên tôi không biết bây giờ là mấy giờ, nhưng phải vào khoảng hai ba giờ chiều. Tôi vẫn nằm nhìn người vừa mở cửa. Có lẽ hắn là cán bộ trông coi phòng giam. Hắn đứng bên ngoài cửa nhìn tôi và tôi nhìn hắn nhưng không ai lên tiếng. Hắn nhìn xuống cái khay đựng phần cơm trưa vẫn còn nguyên vẹn mà tôi đã đặt ngay cửa ra vào. Phần cơm tù năm 1991 có lẽ khá hơn xưa. Một tô cơm trắng - loại lớn hơn cái chén ăn cơm thông thường - Một tô canh và một dĩa đồ xào. Tôi không biết trong tô canh và dĩa đồ xào có thịt cá gì không vì tôi không muốn nhìn vào trong đó.
“Anh chuẩn bị đi làm việc ngay bây giờ.” Tên công an lên tiếng. “Tôi không thể đi được vì tôi đang bị đau.” – “Anh bị đau gì?” – “Tôi muốn gặp bác sĩ.” Tên công an thấy tôi không trả lời thẳng vào câu hỏi của hắn, hắn liền đóng cửa lại cái rầm và bỏ đi sau khi không quên khóa cửa lại. Mười phút sau thì Mai Quốc Anh cùng viên công an vừa rồi đến. “Anh bị đau gì vậy? Cố gắng đi ra làm việc với tôi rồi… sẽ giải quyết sớm cho anh về.” Mai Quốc Anh đế gần bên tôi và nói như vậy. – “Tôi không thể bước đi được vì căn bệnh cũ lại tái phát rồi.” – “Bệnh cũ là bệnh gì?” – “Tôi bị từ lúc… sắp đi nghĩa vụ quân sự nhưng rồi được miễn. Tôi cần thuốc giảm đau nhức gấp.” Mai Quốc Anh đứng tần ngần nhìn ngay tôi xem tôi đang đóng kịch hay là đau thật. Thấy mặt tôi nhăn nhó ra vẻ đau đớn nên hắn quay lưng đi. Cửa phòng giam được khóa lại vì tôi nghe tiếng lách cách của chìa khóa từ phía ngoài.
Nằm nhìn lên trần nhà mà lòng buồn vô hạn. Đang vui sướng tự do ở bên kia thì lại đút đầu về đây để rồi chui vào đây nằm. Công việc đang bề bộn thì phải bỏ về đây vì sợ không gặp mặt người ơn lần cuối. Vậy mà cũng có gặp được đâu. Ngày mai là thứ sáu, là ngày làm việc cuối tuần rồi… Tôi không ngờ mình lại bị ở tù. Bây giờ tôi mới để ý đến mùi hôi của nước tiểu cộng với thứ mùi hôi gì mà tôi không biết chính xác là mùi gì. Bốn bức tường chung quanh đã bị tróc vôi nhiều. Chung quanh bức tường có rất nhiều những dòng chữ được khắc nguệch ngoạc bởi những người đã đến ở đây ghi lại những tội trạng và ngày bị bắt. Tôi ngồi lên tìm xem có người nào là “Việt kiều” đã ở đây chưa. Có lẽ tôi là người đầu tiên vì không tìm thấy dòng chữ mà tôi muốn thấy. Tôi cũng muốn viết lên tường mấy chữ nhưng tôi lại nằm xuống. Phòng giam chỉ có mình tôi nên cảm thấy thoải mái và nghĩ mình cũng sẽ qua được những ngày ở đây.
Bữa cơm chiều cũng có hai món, món canh và món xào, cùng một tô cơm. Người đàn bà có lẽ cũng nghe nói tôi bị đau nhức nên bà nói với vẻ mặt có chút thiện cảm: “Anh cố gắng ăn một chút chứ nhịn thì… đói sao chịu được. Nếu anh muốn ăn cháo thì cho tôi biết ngày mai tôi sẽ nấu cháo cho anh.”- “Cám ơn chị, tôi không đói nên không cần ăn cơm hay ăn cháo gì cả. Tôi đang bị đau quá. Tôi cần thuốc nhức.” Người đàn bà nhìn khay cơm đang đặt trên bục xi măng vẻ lưỡng lự như muốn đem đi nhưng rồi lại thôi. Cánh cửa được đóng lại như cũ.
Đèn điện vừa lên. Tôi đoán bây giờ là khoảng năm sáu giờ chiều. Tôi buồn quá. Buồn đến phát khóc được. Phải chi lúc này có ly café thì… Tôi đang thèm café chứ không thèm ăn. Thuốc lá nếu có thì hút không thì thôi chứ tôi không ghiền. Gói thuốc ba số 5 của tôi hồi sáng mấy tên phỉ bu lại hút nên giờ không còn. Nhớ lại những ngày cuối tuần trước đây bên quê hương thứ hai luôn vui chơi cùng bạn bè đến thâu đêm suốt sáng… mà buồn cho hiện tại. Nếu ở ngoài thì giờ này tôi cũng đi ăn rồi đi uống café hay đến những chỗ vui khác. Tôi không biết thành phố này có vũ trường không vì tôi chưa kịp đi đâu hết thì đã vào đây rồi. Lần đầu tiên ở tù mà lại tù về tội lường gạt thì nhục quá. Trong tờ quyết định khỏi tố bị can khởi tố tôi tội,”Móc nối người khác trốn đi nước ngoài thu tiền vàng…” Tức là tội lường gạt nên mới bị người ta thưa. Tôi suy nghĩ lại thật kỹ thì, trong những người khách của bà Xuyến, chắc chắn một trăm phần trăm tôi không tiếp xúc với ai cả. Một lẽ giản dị chỉ vì họ là những người sống gần khu nhà Mẹ Hai nên tôi không muốn họ đến nhà. Tôi cũng kiểm lại mình thật kỹ xem có nhận tiền, vàng, của người nào rồi bỏ sót lại không. Nghĩ thật kỹ tôi biết mình hoàn toàn không quên một người nào cả. Tôi cảm thấy lương tâm mình rất thanh thản. Chẳng qua người ta tham nên mới làm đơn thưa tôi, chứ nào tôi có tránh mặt đâu.
Vì đang cố nhớ lại những người khách, nên, tôi cũng vừa nhớ đến ba gia đình khách đi vượt biển đã gạt tôi. Người đầu tiên là anh Trung úy Không quân của Việt Nam Cộng Hòa. Anh là bạn của người con trai lớn tên Khoa của Mẹ Hai. Khi anh Khoa đi thoát anh viết thư về cho tôi: “ Tắc cố gắng giúp cho bạn tôi….” Sau đó tôi tìm đến nhà anh Không quân này. Nhà anh tọa lạc ngay góc đường Nguyễn Hoàng với đường gì mà tôi quên tên rồi. Nhà anh đối diện với của chính của hãng thuốc lá Melia Bastos. Hôm tôi đến nhà gặp anh và có gặp luôn vợ anh. Sau khi nói chuyện, anh nhìn chị như ra dấu và chị đứng lên đi ra nhà sau. Một lúc sau chị cầm ba (3) lượng vàng đưa cho tôi và nói: “Tụi tôi tin anh hoàn toàn nên đưa hết cho anh một lần. Chứ những tổ chức khác thì tụi tôi không bao giờ tin ngay.” Tôi nhận ba lượng vàng có chữ ký của chị và ra về. Hai tuần sau tôi trở lại và cho anh biết ngày mai đi. “Ngày mai khoảng hai giờ chiều anh phải có mặt trước rạp hát Thành Chung, rạp chuyên chiếu phim Ấn Độ đó. Rạp gần khu Bình Khang nổi tiếng những năm xa xưa có tên đường là Vĩnh Viễn.” Anh vui mừng và nói anh biết rạp hát đó vì cũng gần khu nhà anh. Anh nói anh đã chuẩn bị từ cả tuần nay để có tin là đi ngay. Và, anh sẽ có mặt trước hai giờ chiều ngày mai. Rủi thay, chuyến đi đó có trục trặc mà tôi thì không thể nào quay lại ngay để báo tin cho anh biết. Hai ngày sau tôi cầm ba lượng vàng đến nhà anh. “Tôi xin lỗi đã không quay lại kịp để báo cho anh biết. Tôi đưa lại anh ba lượng vàng. Khi nào đi thoát và anh đánh điện về thì tôi mới đến lấy. Xem như đó là sự tạ lỗi của tôi.” Chuyến đi của anh sau đó thật đặc biệt mà tôi thì không thể nào ngờ. Người tài công là sĩ quan Bộ binh nhưng anh cố gắng học về hàng hải sau khi đi tù về. Chiếc ghe anh lái chở hơn tám mươi người và chạy đúng bon trên đoạn đường mà những chiếc tàu hàng ngoại quốc chạy qua lại. Chiếc ghe đã gặp tất cả tám mươi (80) chiếc tàu ngoại quốc, mỗi chiếc tàu đều cho thợ máy qua kiểm soát và đều xác nhận máy và ghe an toàn. Họ cho thực phẩm đến “ăn không hết.” Những người khách đi trong chuyến ghe này đã viết thư về như vậy. Các tàu hàng đã chỉ hướng cho anh tài công chạy đến Indonesia. Sau khi tất cả người trên chiếc ghe đó đánh điện về. Một hôm tôi… hí ha hí hửng đến nhà anh để nhận vàng. Chị vừa nhìn thấy tôi là tôi cảm nhận ngay đã có chuyện không vui. Sau khi mời tôi ngồi, chị cầm tờ điện tín và nói: “Anh Tắc ơi, em luôn chuẩn bị sẵn ba cây vàng để khi anh đến là em giao cho anh ngay. Anh hãy đọc tờ điện tín mà anh ( quên tên) đã gởi về cho em để anh hiểu là em không thể giao vàng cho anh được.” Tôi đón tờ điện tín và bình tĩnh đọc những chữ trong tờ điện tín mà không tin ở con mắt của mình. Những giòng chữ viết: “Em đừng trả T cho Tắc. Em cũng đừng đi đâu hết mà chờ anh sẽ B. L em.” Tôi nhìn tờ điện tín thật lâu mà vẫn không tin ở con mắt của mình. Một người khách như anh mà hành xử như thế này thì… tôi không hiểu gì cả. Theo đúng như những gì giao ước từ lúc đầu thì chị sẽ đi chuyến kế tiếp. Nhưng vì bức điện tín ghi chờ B. L. tức là chờ bảo lãnh... Tôi đưa lại chị bức điện tín rồi đứng lên và ra về liền mà không nói một câu nào. Nói điều gì bây giờ chứ. Chị phải tin những chữ trong bức điện tín vì chính chồng của chị đánh về mà. Vĩnh viễn tôi sẽ không bao giờ biết được lý do vì sao. Có lẽ cho đến ngày tôi từ giã cõi đời này tôi cũng sẽ không biết được. Anh chị và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau được. Mà, nếu như có gặp lại nhau cũng không làm sao còn nhớ mặt nhau.
Người khách thứ hai thì nhớ mặt nhau và tạm hiểu vì sao.
Một hôm Mẹ Hai tôi nói tôi lên Thủ Đức gặp một ông khách “quen rất thân với mẹ.” Ông đã có tuổi nhưng cấp bậc cuối cùng của ông lại chỉ là Trung úy. Ông bị tù cải tạo chỉ hai năm. Về nhà ông chạy xe Lam ba bánh chở khách tuyến đường Thủ Đức - Sàigòn. Ông muốn cho đứa con trai hơn hai mươi tuổi đi. Vì ông là người quen của Mẹ Hai nên tôi lấy hữu nghị chỉ hai (2) lượng vàng thôi. Nhưng, cũng phải đưa trước một (1) lượng và khi nào có điện tín về tôi đến lấy tiếp. Một hôm ông nói ông muốn giới thiệu một người quen của ông vốn là Thượng sĩ cán bộ trường Sĩ quan Thủ Đức. Ông Thượng sĩ này sẽ đi với đứa con trai mười tuổi. “Cháu lấy hai cha con ông ấy ba (3) cây vàng nhưng cháu cho lại bác nửa cây. Ông ấy cũng phải đưa trước cho cháu một cây. Một cây rưỡi còn lại cháu sẽ lấy khi có điện tín.” Chuyến đi này mất bốn ngày thì được một chiếc tàu hàng vớt và đưa vào Singapore. Hơn hai tuần sau tôi ghé nhà “bác” để nhận tiền. Tôi ghé nhà khoảng mười một giờ sáng. “Bác” làm như bận rộn công việc nên cứ nói tôi ngồi chờ. Đến giờ cơm “bác” ép tôi ăn một chén. Ăn xong “bác” nói: “Anh cứ đến nhà bà ấy lầy tiền trước đi rồi quay lại đây.” Không một chút thắc mắc, tôi đến nhà ông Thượng sĩ. Bà vợ ông Thượng sĩ gặp tôi thì tỏ vẻ niềm nở lắm. Bà hỏi:“Bác Cận đưa tiền cho anh chưa?”- “Dạ chưa, “bác” ấy nói cháu đến đây lấy trước rồi trở lại đó “bác” ấy sẽ đưa.” Bà vợ ông Thượng sĩ đưa cho tôi một cây rưỡi vàng và nói: “Tôi thì tôi phải trả cho anh vì anh đã giúp nhà tôi và cháu đến nơi bình an. Bác Cận dặn tôi là, một cây rưởi đưa trước là đủ rồi. Không việc gì mà phải đưa thêm. Tôi thì tôi không thể làm trái lương tâm như vậy được.” Tôi cám ơn người đàn bà tốt bụng và quay trở lại thì “bác” đón tôi và hỏi dồn dập: “Bà ấy có đưa vàng cho anh không?”- “Dạ có.” – “Vàng đâu, đưa cho tôi xem.” Tôi lấy dưới yên xe ra một cây rưỡi vàng có ký tên. Lúc đó ông Trung úy (già) mới đi vào nhà lấy một cây vàng đưa cho tôi. Ông muốn lấy của tôi một cây mà không được.
Gia đình người khách thứ ba thì rất nổi tiếng với đồng bào miền Nam.
Một hôm tôi được Anh Thanh Tâm chủ tiệm uốn tóc nổi tiếng Thanh Tâm trên đường Bùi Thị Xuân đối diện với trường Nguyễn Bá Tòng Saigon. Tiệm uốn tóc của Anh Thanh Tâm thường được các nữ nghệ sĩ tên tuổi của miền Nam, của Saigon đến làm tóc. Anh Thanh Tâm hẹn tôi tại quán cafeteria Mini Rex Saigon để gặp một người là kịch sĩ rất nổi tiếng. Người kịch sĩ đó là Anh Ngọc Đức, ông xã của nữ nghệ sĩ Phương Hồng Ngọc. Ngọc Đức nói: “Thằng con trai lớn của tôi sắp bị gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng tôi không muốn nó đi. Tôi thì chỉ có một cây vàng thôi, nếu anh lo được cho nó miễn đi nghĩa vụ quân sự thì tôi xin trả anh một cây vàng.” Kịch sĩ Ngọc Đức thì người dân miền Nam ai còn lạ gì tiếng tăm của anh. Thấy anh nói vậy nên tôi đề nghị: “Thay vì lo cho nó khỏi đi nghĩa vụ quân sự thì tôi sẽ… cho đi vượt biển. Vì là anh nên tôi chỉ lấy tượng trưng một (1) cây vàng và khi nào có điện tín về thì anh mới đưa cho tôi. Riêng anh, khi nào anh muốn đi thì tôi sẽ đưa anh đi ngay tại bến Bạch Đằng vì… mặt của anh ai cũng biết.” Từ hôm đó cho đến hơn hai tháng sau, ngày con của anh đánh điện về tôi vẫn tiếp vợ chồng anh mỗi ngày. Nhưng, khi điện tín của mọi người đã gởi về thì tôi không ngờ vợ chồng anh lại tránh mặt tôi. Tôi đến tận nhà tìm anh chị mấy lần nhưng đều không thành công. Tôi không tin vợ chồng anh lại làm như vậy nên tôi vẫn đến tìm… cho đến một lần kia tôi đến vào buổi tối và khi nhìn thấy tôi thì cánh cửa nhà liền được khép lại. Và, tôi không bao giờ còn đến tìm hai vợ chồng nữa.
Mấy năm sau tôi qua Paris và, trong một đêm kia tôi đi đến vũ trường tại quận 13 thì nhìn thấy anh đang ngồi với mấy người bạn của anh. Tôi đã định bỏ đi về, nhưng rồi không hiểu sao tôi lại đến gặp anh. Anh có vẻ sợ bị quê với mấy người bạn nên nói năng lắp bắp. Tôi chỉ hỏi thăm anh: Chị Ngọc đâu? Anh cho biết đang hát trong vũ trường. Tôi chào anh và… đi về khách sạn chứ không vô vũ trường.
***
Tôi cố lắm nhưng không thể nào nhắm mắt được. Tôi cứ hết nghiêng mình qua bên này rồi lại nghiêng qua bên kia mà không làm sao ngủ được. Không biết ở đây có muỗi không? Nếu có thì chắc chắn đêm nay đám muỗi sẽ có một bữa no nê, vì dù sao thì có lúc tôi cũng phải ngủ. Tôi nghe có nhiều tiếng nói tiếng cười từ mấy phòng giam gần đó vọng lại. Tôi đoán giờ này có lẽ chỉ tám chín giờ thôi. Tôi nhìn khay cơm mà tôi đã đặt gần cửa. Không hiểu sao giờ này người ta chưa dọn khay cơm. Có lẽ họ nghĩ tôi sẽ đói và sẽ có lúc phải ăn. Tôi tự nhủ, một là mình sẽ rời khỏi đây sớm, hai là chết chứ không bao giờ đụng đến khay cơm. Tôi sẽ không bao giờ tỏ ra yếu hèn.
Ngày mà tôi còn sống ở vùng đất nhiều hoa và nhiều thông ở vùng cao nguyên, tôi được tiếng là người học giỏi và hạnh kiểm tốt. Mỗi cuối tháng tôi luôn luôn đứng hạng nhất. Họa hoằn lắm thì cũng có khi tôi đứng hạng nhì; chứ chưa bao giờ đứng hạng ba. Vậy mà nay tôi đã thành tên vô lại và bị giam cầm như là tên tội phạm nguy hiểm vì có “Lệnh bắt khần cấp”. Tôi nhớ đến những người thân yêu của tôi và lại muốn khóc, nhưng cố kềm lại. “Mày không được tỏ ra hèn yếu. Nếu mày quyết tâm thì mày sẽ thắng.” Tôi nhủ thầm như vậy và cố tươi tỉnh lại nét mặt.
Có tiếng lách cách mở cửa. Một tên phỉ công an mà tôi chưa thấy mặt qua mở cánh cửa phòng giam rồi bưng khay cơm đặt ra ngoài. Hắn cầm bộ đồ tù màu xanh lợt và cái mùng đưa cho tôi: “Anh thay bộ này và giăng mùng lên. Tôi sẽ trở lại lấy bộ đồ anh đang mặc.” Tôi nhìn tên phỉ và bỗng cơn giận nổi lên. Tôi nói thật lớn tiếng như hét: “Anh nói lãnh đạo của anh phải cho tôi thuốc đau nhức gấp ngay bây giờ. Đó là quyền đòi hỏi chính đáng mà lãnh đạo của anh phải đáp ứng. Nếu không thì các anh phải chịu trách nhiệm… tất cả.” Tên phỉ công an mặt cũng đanh lại nhìn ngay tôi nhưng không nói một tiếng nào cả rồi lẳng lặng đóng cửa lại. Khoảng… cũng ba mươi phút sau, tên phỉ vừa rồi và thêm một tên phỉ nữa đến. Tên mới đến cầm ca nước và một viên thuốc đưa cho tôi. “Anh uống ngay đi.” Tôi không cần hỏi đó là viên thuốc gì vì tôi có định uống nó đâu. Tôi bỏ viên thuốc vào miệng và lấy lưỡi đưa thật nhanh lên chỗ giữa hàm răng trên và cái môi. Tôi cầm ca nước và uống. Tên phỉ rất hài lòng cầm lại cái ca và đi ra. Tôi nói với tên còn đứng lại vì tôi biết hắn đang chờ gì: “Tôi chưa thay đồ được vì đang bị đau quá.” Hắn không nói gì cả mà đi ra và khóa cửa lại. Tôi liền lấy viên thuốc ra khỏi miệng và ngồi lên đi xúc miệng ở cái vòi nước. Tôi bỏ viên thuốc vào trong bồn cầu rồi tiểu lên đó và múc nước trong cái hồ nhỏ dội cho sạnh.
Tôi đoán viên thuốc vừa rồi là viên thuốc ngủ nên tên phỉ kia phải nhìn tận mắt xem tôi có uống không. Tôi ôm cái mùng và nằm ngiêng rồi cố dỗ giấc ngủ. Đến đêm giấc ngủ cũng đến với tôi nhưng với nhiều mộng mị. Thỉnh thoảng tôi nghe bọn phỉ đi đến phòng giam và dừng lại. Có lẽ chúng đang nhìn vào trong qua cái ô cửa nhỏ. Chúng có vẻ yên tâm khi nhìn thấy tôi nằm yên không kêu la vì đau đớn.
25/2/1991
Bọn phỉ Phòng an ninh điều tra thành phố thấy sau mấy ngày mà tôi vẫn nằm chứ không ngồi lên ăn miếng cơm nào nên bọn chúng quyết định phải thả tôi ra. Sau đêm đầu tiên, mỗi lần khi đèn vừa lên là người đàn bà thường đem cơm cho tôi cầm cái ca nước và viên thuốc đến cho tôi. Chị nói: “Uống đi sẽ không bị hành đau.” Viên thuốc đó dĩ nhiên đã bị tôi bỏ vào trong toilet.
Qua ngày thứ nhì, Mai Quốc Anh vào phòng giam chỉ hỏi tôi một câu: “Anh đi vượt biển ngày nào và năm nào?” Tôi trả lời: “Ngày 16 tháng 10 năm 1980.” Mai Quốc Anh hỏi chỉ một câu rồi bỏ đi làm cho tôi phải suy nghĩ nhiều.Tôi đoán, có lẽ bọn phỉ Phan Anh Minh đã đối chiếu ngày bà Xuyến bị bắt với ngày tôi đi và đang dọa nạt để bắt bà Xuyến phải lòi tiền ra.
Phỉ Phan Anh Minh đã tạo ra một kịch bản để những người ký tên thưa tôi không những phải bãi nại, mà bà Xuyến cũng phải nhả tiền ra cho chúng. Bà Xuyến đã ký giấy thế chấp căn nhà lầu ở chợ Vườn Chuối gọi là tiền đóng phạt; vào quỹ của nhà nước.
Trước tiên Phan Anh Minh cho mời những người đã ký tên thưa tôi cùng với bà Xuyến đến tụ tập trước sân Phòng an ninh điều tra vào khoảng ba giờ chiều. Tôi đang nằm trong phòng giam thì cửa mở và có hai tên công an vác băng ca vào phòng giam đặt tôi nằm lên rồi khiêng ra chiếc xe “đặc chủng” loại nhỏ, loại có cái thùng dài phía sau xe; nói là để chở tôi đến bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định khám bệnh. Khi đặt cái băng ca có tôi nằm trên vào sau xe, tôi nhìn thấy rất rõ đám người ký tên cùng bà Xuyến đang đứng nhìn tôi với vẻ mặt ngạc nhiên xen lẫn vẻ ái ngại. Lúc đó tôi chưa hiểu vì sao mấy người đó lại đến đúng lúc tôi đi bệnh viện. Sau này tôi mới hiểu. Muốn những người ký tên thưa phải bãi nại. Muốn bà Xuyến lòi tiền gọi là đóng phạt thì, công an không thể khơi khơi thả người có đơn thưa mà cần tạo ra một lý do cho có vẻ chính danh.
Người khám bệnh cho tôi tại bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định là nữ bác sĩ người miền Nam, chưa đến bốn mươi tuổi, nhìn thật trí thức và đẹp. Vị nữ bác sĩ thấy tôi nằm trên băng ca mặt mày phờ phạc vì hơn hai ngày không ăn không cạo râu và không tắm rửa nên bà tưởng tôi là tên tội phạm ăn cắp ăn trộm hay hiếp dâm giết người… thuộc loại cặn bã và nguy hiểm. Vì vậy bà quay người qua hỏi tôi với vẻ không một chút có cảm tình: “Anh bị đau gì? Nói đi!” Tôi nhìn thẳng ngay mắt của bà và từ tốn thưa: “Kính thưa bác sĩ tôi bị đau xương sống hơn mười năm rồi. Tôi đang sống ở nước ngoài thì vì hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước nên tôi trở về đây. Tôi không ngờ nhà nước này gạt tôi nên khi tôi trở về liền bắt tôi về những chuyện tôi đã làm trước kia mà tôi nghĩ đó là những việc làm bình thường. Xin bác sĩ vui lòng cho tôi mấy viên thuốc đau nhức vì cứ đêm đến là tôi bị hành đến không chịu được. Tôi bị đau đến không thể ăn cơm được.” Vị nữ bác sĩ nghe tôi từ nước ngoài trở về rồi bị nhà nước bắt chứ không phải là tên tội phạm nguy hiểm, không phải là cặn bã của xã hội nên bà quay qua nói với hai tên phỉ với vẻ mặt bất mãn: “Tôi yêu cầu các anh phải để anh này nằm lại đây. Chúng tôi có đầy đủ máy móc và phương tiện để khám và chữa bệnh cho anh này.” Một tên có lẽ là trưởng nhóm liền lên tiếng: “Để tôi đem anh này về rồi trình lãnh đạo quyết định chứ chúng tôi cũng chỉ được lệnh chở anh đến đây thôi.” – “Các anh phải làm ngay chứ không thể để trễ hơn được nữa.” Bà bác sĩ quay qua tôi rồi đặt một bàn tay của bà lên tay tôi. Bà trao cho tôi một cái nhìn như cảm thông với tình trạng của tôi. Tôi vui quá! Tôi biết chắc là chỉ trong nay mai bọn phỉ phải thả tôi ra.
26/2/1991
Buổi sáng sớm hôm nay Mai Quốc Anh vào phòng giam hỏi tôi: “Nếu anh được cho tại ngoại thì anh có thể tự mình đến bệnh viện khám được chứ?” Tôi mừng trong lòng quá. Như vậy là tôi sẽ ra khỏi đây trong ngày hôm nay. “Tôi sẽ tự đi khám bệnh được khi tôi ra khỏi đây.” – “Anh cũng biết đó là… lãnh đạo và tôi… đặc biệt riêng cho anh như tôi đã nói với anh hôm nọ. Lát nữa đây anh sẽ được tại ngoại và tối ngày mai anh đem ba cây… anh đem chín triệu chín trăm ngàn đồng đến quán café….. anh biết quán đó chứ?” Tôi khờ khạo nghĩ là chỉ tốn có ba cây vàng cho mấy tên phỉ này là xong thì… thí mẹ nó cho rồi. Còn biết bao công việc dở dang bên kia đang rất cần sự có mặt của mình. Tôi gật đầu xác nhận là biết quán café đó. Mai Quốc Anh đi ra nhưng lần này thì cửa phòng giam không khóa lại. Khoảng mười phút sau thì có hai tên công an vào giúp tôi thay bộ đồ tù và dìu tôi ra phòng ngoài gặp Phạm Cang. Phạm Cang đưa cho tôi tờ: “Quyết Định Thay Đổi Biện Pháp Ngăn Chặn” đồng thời cũng nói như hứa hẹn mọi sự sẽ tốt đẹp: “Chúng tôi cho anh tại ngoại nhưng cần tờ giấy của bác sĩ xác nhận bệnh trạng của anh. Khi nào anh có anh đem đến đây để chúng tôi làm lệnh trả giấy tờ lại cho anh về.” Tôi đinh ninh như vậy là mấy tên cộng phỉ này đã giải quyết cho tôi rồi. Khi Phạm Cang nhìn thấy chiếc xích lô đang đẩy vào trong sân thì hắn nói thật nhỏ vừa đủ cho tôi nghe: “Anh cũng hiểu là tôi đã giúp anh rất nhiều trong việc đề nghị không khám xét nơi anh tạm trú và đề nghị cho anh được tại ngoại. Khi nào anh cầm giấy chứng của bác sĩ đến, anh cho tôi xin một cây vàng.” Phạm Cang nhìn ngay tôi xem phản ứng. Tôi nghĩ nếu cho tên này một cây vàng thì… cũng được thôi. Mỗi tên một cây vàng. Chỉ có “thằng nhóc láu cá” Mai Quốc Anh là muốn hơn. Tôi gật đầu ưng thuận và Phạm Cang cùng một tên phỉ khác vừa đi đến dìu nách tôi ra xe xích lô.
Trời Sàigòn buổi sáng hôm nay thật đẹp. Ngồi trên chiếc xích lô tôi hít thật mạnh cho không khí vào đầy hai lá phổi. Đây là lần thứ hai tôi có cảm giác được hít thở cái không khí mà tôi cho là tự do. Lần thứ nhất là khi chiếc ghe vượt biển thoát khỏi bãi cạn ở Vũng Tàu.
Vì đường Bạch Đằng (Tôn Đức Thắng) vắng người nên chiếc xe xích lô chạy bon bon về hướng có tượng Đức Trần Hưng Đạo.Tôi quay đầu lại nói với anh xích lô cho tôi đến quán Brodard trên đường Tự Do. Có lẽ vì mới được tự do sau mấy ngày không thấy gì ngoài bốn bức tường, nên, tôi thấy Saigon xưa của tôi đẹp quá. Saigon vốn là thủ đô của miền Nam Việt Nam và rất đẹp nên từng được ngợi khen là Hòn Ngọc Viễn Đông. Chỉ từ khi bọn phỉ vào chiếm thì Saigon mới bị xác xơ nghèo nàn bệ rạc như hiện nay.
Thời tiết sáng hôm nay cũng rất đẹp và mát mẻ. Tôi không cảm thấy một chút mặc cảm khi ngoại hình của tôi quá xá tệ. Râu mọc tua tủa và mặt mày thì xanh lè xanh lét như người ghiền nghiện thuốc phiện lâu ngày. Anh phu xích lô có lẽ nhìn thấy bộ đồ tôi đang mặc vẫn sạch sẽ và có phần sang trọng nên anh nghĩ tôi không phải là thứ cặn bã của xã hội mới được ra tù, nên, khi tôi hỏi anh câu nào là anh đều dạ dạ rất lễ phép. Chỉ mới có mấy ngày ngắn ngủi sống trong tù, vậy mà tôi cứ tưởng mình như ngày mới được đến định cư nơi quê hương thứ hai. Cái gì nhìn cũng lạ và cũng thấy thật… dễ thương.
Anh xích lô ngừng xe trước Brodard và vội vàng đi đến bên tôi định đỡ tôi vào quán. Tôi khoát tay ra dấu cho anh biết là tôi bước đi một mình được. “Anh có muốn em chờ ở đây không? Chừng nào anh ăn xong em sẽ đưa anh về.” Tôi lắc đầu và trả tiền thật hậu hỷ. Những người chạy xích lô cũng có thể là những tên an ninh giả dạng. Không nên dây dưa lâu với họ.
Tôi đi vào quán mà không quay đầu nhìn lại phía sau, nhưng, tôi đoán anh xích lô… đang há hốc miệng và kinh ngạc nhìn theo tôi. Mới hồi nãy phải hai người dìu mà bây giờ thì… như người bình thường.
Quán café Brodard nổi tiếng sang trọng ngày trước, thì hiện tại đang bay mùi chiên xào và mùi hành phi nữa. Tôi hít căng cả lồng ngực vì thèm ăn quá. Mấy ngày liền… tuyệt thực nên ngửi được mùi chiên xào là thèm ngay. Cũng may cho tôi là đã làm eo vào thời điểm này, chứ vào thời của cái gọi là mới “giải phóng” thì bọn phỉ này sẽ cho tôi chết đói và chết khát luôn. Ông nhà văn Nguyễn Mạnh Côn khi tuyên bố tuyệt thực liền bị bọn cai tù cho chết đói và chết khát đến chôn luôn. Không được uống một giọt nước cho đến chết… Tôi không thể hình dung ra được nỗi chịu đựng và đau đớn của nạn nhân sẽ thê thảm đến như thế nào. Đừng ai trách tôi sao lại thù bọn cộng phỉ dai và thù đến tận cùng xương tủy đến như vậy. Bọn cộng phỉ là loài ác thú chứ không phải con người. Ác thú thì phải bị tận diệt bằng đủ mọi cách.
Tôi kêu ly café đá và tô hủ tiếu. Trong khi thưởng thức tô hủ tiếu và sự tự do, tôi cảm thấy đây là bữa ăn ngon tuyệt vời… thứ nhì trên đời. Lần thứ nhất là sau bảy ngày lênh đênh đói khát trên biển, rồi được một tàu cá của Thái Lan cho gạo và thức ăn sau khi bị chúng cướp đến te tua.
27/2/1991
Buổi sáng hôm nay tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi không đến bệnh viện Nguyễn Văn Học Gia Định vì tôi rất kính trọng vị nữ bác sĩ mà tôi đã được gặp gỡ trong đôi ba phút. Tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt của bà khi nhìn tôi cũng như bàn tay mềm mại và những ngón tay tuyệt đẹp của bà đã đặt lên bàn tay của tôi như muốn truyền cho tôi sự thông cảm. Hình ảnh của bà sẽ mãi mãi ngự trong tim tôi.
ToPa (Hòa Lan)
( HNPD )