Nhân Vật
Quyền tự do của Phan Anh
Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng
Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng cảm động. Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.”
MC Phan Anh
Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng cảm động. Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.”
Những đoàn
người cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ lụt, đó là cảnh chúng tôi đã chứng kiến
cũng vào tháng Mười, năm 1964, sau “trận bão năm Thìn” làm tràn ngập miền Trung
từ Quảng Nam vào Bình Định. Năm đó, các ban đại diện sinh viên thuộc nhiều phân
khoa đại học và các trường trung học ở Sài Gòn, cùng với những hội đoàn tư như
Hướng Đạo, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Sinh Công, vân vân, đã tự động đứng ra lạc
quyên cứu trợ đồng bào. Họ không cần xin phép ai hết, đi xin gạo, xin tiền, quần
áo, thuốc men, vân vân, rồi tìm cách đem ra miền Trung. Một nhóm sinh viên đã
xin gặp cụ Phan Khắc Sửu, lúc đó cầm đầu chính phủ, và ông bộ trưởng Xã hội để
xin nhà nước giúp phương tiện di chuyển. Hai vị không những hứa can thiệp nhờ
máy bay quân đội chuyên chở mà Bác sĩ Phan Quang Đán, bộ trưởng Xã hội, còn ra
lệnh các Ty Xã hội ở các tỉnh trao những phẩm vật cứu trợ của bộ cho các sinh
viên, học sinh phân phối. Ông đồng ý rằng các bạn trẻ tình nguyện đi giúp ích
có thể đưa các đồ cứu trợ tới người dân hữu hiệu hơn guồng máy công chức. Ít nhất,
không sợ thất thoát vì tham nhũng, không sợ có cảnh thiên vị khi lập danh sách đồng
bào nạn nhân để trao các món quà.
Tháng Mười
năm 1964, tôi đã sống gần một tháng ở Bình Định, cùng hơn 100 sinh viên, học
sinh, nhóm đông nhất là học sinh Cao Thắng. Tất cả các sinh viên, học sinh và
những người hướng dẫn đoàn đều phải mang theo lương thực tự túc, để khỏi mua tại
những địa phương đang thiếu thốn, mà cũng không nhờ bộ Xã hội giúp tiền mua thực
phẩm. Đoàn thanh niên chia làm hai, tới các quận Tuy Phước, An Nhơn, Bồng Sơn,
Hoài Ân, trao các phẩm vật cứu trợ tới tay đồng bào – đêm đêm nghe tiếng súng từ
mặt trận An Lão vọng tới và trong lúc đi đường vẫn lo bị Việt Cộng phục kích,
vì đoàn đi trên xe Diệt trừ Sốt Rét của chính phủ.
Khi công việc
cứu trợ chấm dứt, mọi người tự giải tán, không ai chờ được nhà nước cảm ơn, mà
cũng không phải làm bản báo cáo nào cho bộ Xã hội. Đó là một thời mà mọi người
còn tin nhau, biết tất cả đều vì việc nghĩa.
Bức thư tôi
mới được đọc, trích dẫn trên đây, cũng kể một hoạt cảnh cho thấy guồng máy nhà
nước hiện nay như thế nào. Người bạn kể, “Tối qua, bọn mình ngồi với một số
quan chức địa phương cấp xã và huyện trong vùng lũ. Một người trong nhóm nghe điện
thoại gọi từ Sài Gòn, hỏi về giá gạo để người ta tính toán số tiền cứu trợ.
Viên quan chức nghe điện liền gọi cho một đại lý gạo. Nghe trả lời giá gạo là 8
ngàn rưởi một ký. Vị quan chức trên hỏi xong rồi trả lời lại nhà hảo tâm kia,
cho biết giá là 10 ngàn đồng một ký. Nhà hảo tâm từ Sài Gòn đồng ý ngay vì thấy
giá gạo quá rẻ! Nhưng ở đây tôi biết gạo giá 8,500 đồng một ký là loại gạo rất
tệ, người ta thường chỉ mua cho gà, lợn ăn!” Và anh khuyên, “… nếu ai từ xa tới
cứu trợ, nên liên hệ trực tiếp với những đại lý cung cấp gạo, nhu yếu phẩm ở địa
phương vùng lũ, điều đình giá cả và cách vận chuyển; tránh tình trạng bị chặt
chém và trao hàng xấu, quá hạn, kém chất lượng cho bà con …”
Bác sĩ Phan
Quang Đán đã lo ngại về nạn tham nhũng, bớt xén, từ thời 1964, nhưng chắc ông
không ngờ thời nay có một viên chức sống trong vùng lũ lụt mà đang tâm nói dối
ngay trước mặt mọi người để tính ăn chặn tiền cứu trợ của đồng bào hảo tâm từ
phương xa, cướp đi 15% số tiền mua gạo.
Nhưng các
công dân Việt Nam thời nay cũng tự động vượt qua guồng máy thối nát đó khi muốn
cứu giúp đồng bào.
Một công dân
Việt Nam mới thi hành quyền tự do của mình, vượt lên trên guồng máy cai trị độc
quyền, mà cuối cùng đảng và nhà nước cộng sản phải chấp nhận công việc anh làm.
Đó là ông Phan Anh, một người nổi tiếng trong nghề điều khiển chương trình, mà tiếng
Việt bây giờ gọi là MC (đọc là Em Xi), viết tắt chữ Anh Master of Ceremony. Quyền tự do được Phan Anh sử dụng là quyền cứu giúp
nạn nhân những cơn mưa lũ và lụt lội liên tiếp ở vùng Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Trước cảnh đồng
bào gặp khó khăn Phan Anh đã tự bỏ tiền túi 500 triệu đồng, tương đương với
25,000 mỹ kim đi cứu trợ; trước khi kêu gọi mọi người đóng góp. Chỉ trong mấy
ngày, anh nhận được 16 tỷ đồng, gần bằng 800,000 mỹ kim, hơn 30 ngàn lần số “tiền
gây giống” anh bỏ ra! Báo chí trong nước đã gọi đây là “Hiện tượng Phan Anh!”
Hiện tượng
Phan Anh là một cá nhân tự mình gây quỹ rồi đi cứu trợ đồng bào gặp nạn. Mọi người tin
tưởng vào cá nhân anh, gửi tiền cho anh làm việc thiện. Hiện tượng này bùng lên
nhanh chóng nhờ kỹ thuật thông tin trên internet. Phan Anh dùng trang Facebook của mình để quyên thu và công bố kết quả các công tác
cứu trợ. Trong cùng thời gian
đó, các đoàn thể chính thức của chính quyền không quyên góp được số tiền tương
tự, kể Hội Chữ thập Đỏ. Điều này cho thấy người dân Việt Nam không tin tưởng
vào những tổ chức do đảng cộng sản bảo trợ, qua Mặt Trận Tổ Quốc, mà ai cũng
biết là một bộ phận của đảng.
Phan Anh
không phải là người duy nhất, cũng không phải người đầu tiên tự động cứu giúp đồng
bào gặp nạn. Bao nhiêu cá nhân và đoàn thể, hiêp hội, tôn giáo đã tự nguyện làm
công việc này. Đài VOA cho biết một doanh nhân trẻ là ông
Hoàng Báu, Sài Gòn, cũng tự đứng ra quyên góp và đích thân tới từng
địa phương để trao tận tay bà con ở Hà Tĩnh và Quảng Bình từng chiếc phong bì
tiền mặt. Anh Hoàng Báu cho biết có lúc đoàn cứu trợ đông tới 20 người,
với các thanh niên đến từ Daklak, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh, Huế. Ở mỗi địa
điểm, đoàn nhờ các cha xứ hoặc các vị sư hướng dẫn, không đi qua chính quyền.
Cùng thời gian đó, một nhóm nhân
sĩ, trí thức ở Sài Gòn, trong đó có những người nổi tiếng tranh đấu cho tự do
dân chủ, như Giáo sư Tương Lai, ông Huỳnh Kim Báu, đã quyên góp với nhau đi về
vùng lũ lụt Quảng Bình để đưa tiền giúp đồng bào bị nạn. Riêng một thôn
Trung Thôn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình,
tính đến ngày 24 tháng 10 đã có 16 đoàn từ thiện từ khắp nơi đến trao quà giúp
đỡ.
Năm 1964 Bác
sĩ Phan Quang Đán chắc cũng không thể tưởng tượng được cảnh chính quyền thôn xã
lại cướp đọat tiền cứu trợ đã trao vào tay người dân bị nạn! Ở thôn Trung Thôn
kể trên, một đoàn từ thiện từ Sài Gòn đến thăm ngày 22 tháng 10, tặng 40
hộ dân có hoàn cảnh nghèo khó nhất và bị ngập nặng mỗi hộ 500 ngàn
đồng. Cụ Lê Thị Liệu (87 tuổi) chưa kịp
vui mừng thì ông bí thư Chi bộ thôn đến thu lại 400 ngàn đồng. Cụ bà Lê Thị
Nuôi (75 tuổi) bệnh tâm thần, bị câm điếc từ nhỏ, bị ông phó trưởng thôn dọa “nếu
không nộp thì những đợt cứu trợ sau gia đình tôi sẽ không có phần nữa,” theo lời
anh Anh Lê Vũ Thành, con trai bà Nuôi. Các hộ của bà Nguyễn Thị Quyên (90 tuổi);
bà Phạm Thị Duyền (86 tuổi)... đều bị thôn thu lại 400 ngàn như vậy. Năm 1964,
đoàn sinh viên học sinh chúng tôi cũng không bao giờ thấy cảnh chính quyền đi
thu lại những món đồ cứu trợ từ tay các nạn nhân bão lụt như vậy!
Điều khác biệt
chính giữa năm 1964 ngày xưa và bây giờ là chế độ Việt Nam Cộng Hòa còn chấp nhận
một “xã hội công dân.” Xã hội công dân thành hình do những người sử dụng quyền
công dân của mình mà tập họp lại để theo đuổi các mục đích chung, đứng ngoài tầm
kiểm soát của nhà nước. Hai người lãnh đạo trong chính phủ thời đó, cụ Phan Khắc
Sửu và Bác sĩ Phan Quang Đán, không ai hỏi giấy phép hay danh tính đoàn thể của
những người cầm đầu phong trào cứu trợ do sinh viên học sinh tự động thành lập.
Họ thành thật công nhận guồng máy nhà nước không hiệu quả bằng các nhóm tư nhân
tự nguyện, và biết các công chức không vô tư, trong sạch bằng các bạn sinh viên
học sinh! Ngày nay, cộng sản là một chế độ “toàn trị,” một đảng độc quyền kiểm
soát mọi sinh hoạt trong xã hội.
Năm nay, hiện
tượng một phong trào tự động cứu trợ đồng bào Quảng Bình, Hà Tĩnh của hàng trăm
hàng ngàn người hảo tâm đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong xã hội. Những
người Việt Nam đó đã tự động thi hành một số quyền tự do căn bản mà không cần
xin phép đảng cũng như nhà nước. Theo tinh thần trọng pháp cả thế giới công nhận,
các công dân được tự do hành động, nếu pháp luật không cấm đoán. Hiện tượng
Phan Anh cho thấy các công dân Việt Nam đã đứng lên giành lấy quyền tự do của
mình.
Con người có
quyền tự do giúp đỡ lẫn nhau, đó là một quyền làm người căn bản. Nếu không giúp
nhau trong những lúc khốn khó thì không phải là người. Nhưng nếu muốn giúp nhau
mà bị cấm đoán, không được phép làm, thì có đáng gọi là người nữa hay không?
Nhưng khi muốn
giúp đỡ những nạn nhân bão lụt thì phải kêu gọi nhiều người góp sức. Do đó, phải
được thi hành quyền tự do phát biểu. Muốn thực hiện việc cứu trợ hàng trăm ngàn
đồng bào thì cần có nhiều người góp công, góp sức, tập họp lại, đem tiền bạc và
phẩm vật tới tay các nạn nhân cần giúp. Do đó, muốn giúp người cũng phải có quyền
tự do hội họp và lập hội. Phan Anh,
Hoàng Báu, và những người khác, đã tự động thể hiện tất cả những quyền tự
do đó, một cách thản nhiên. Họ chứng tỏ khi cần thiết, các công dân có thể tự
thi hành các quyền tự do căn bản, không sợ hãi, không cần xin ai cho phép cả.
Xin nhắc lại
một câu đã dẫn trên, “Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi
tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.” Một
phong trào nhân dân tự phát đang mang lại một niềm hy vọng chung cho dân tộc,
cường quyền không thể nào ngăn cản.
Ngô Nhân Dụng ( Người Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Quyền tự do của Phan Anh
Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng
MC Phan Anh
Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng cảm động. Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.”
Những đoàn
người cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ lụt, đó là cảnh chúng tôi đã chứng kiến
cũng vào tháng Mười, năm 1964, sau “trận bão năm Thìn” làm tràn ngập miền Trung
từ Quảng Nam vào Bình Định. Năm đó, các ban đại diện sinh viên thuộc nhiều phân
khoa đại học và các trường trung học ở Sài Gòn, cùng với những hội đoàn tư như
Hướng Đạo, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Sinh Công, vân vân, đã tự động đứng ra lạc
quyên cứu trợ đồng bào. Họ không cần xin phép ai hết, đi xin gạo, xin tiền, quần
áo, thuốc men, vân vân, rồi tìm cách đem ra miền Trung. Một nhóm sinh viên đã
xin gặp cụ Phan Khắc Sửu, lúc đó cầm đầu chính phủ, và ông bộ trưởng Xã hội để
xin nhà nước giúp phương tiện di chuyển. Hai vị không những hứa can thiệp nhờ
máy bay quân đội chuyên chở mà Bác sĩ Phan Quang Đán, bộ trưởng Xã hội, còn ra
lệnh các Ty Xã hội ở các tỉnh trao những phẩm vật cứu trợ của bộ cho các sinh
viên, học sinh phân phối. Ông đồng ý rằng các bạn trẻ tình nguyện đi giúp ích
có thể đưa các đồ cứu trợ tới người dân hữu hiệu hơn guồng máy công chức. Ít nhất,
không sợ thất thoát vì tham nhũng, không sợ có cảnh thiên vị khi lập danh sách đồng
bào nạn nhân để trao các món quà.
Tháng Mười
năm 1964, tôi đã sống gần một tháng ở Bình Định, cùng hơn 100 sinh viên, học
sinh, nhóm đông nhất là học sinh Cao Thắng. Tất cả các sinh viên, học sinh và
những người hướng dẫn đoàn đều phải mang theo lương thực tự túc, để khỏi mua tại
những địa phương đang thiếu thốn, mà cũng không nhờ bộ Xã hội giúp tiền mua thực
phẩm. Đoàn thanh niên chia làm hai, tới các quận Tuy Phước, An Nhơn, Bồng Sơn,
Hoài Ân, trao các phẩm vật cứu trợ tới tay đồng bào – đêm đêm nghe tiếng súng từ
mặt trận An Lão vọng tới và trong lúc đi đường vẫn lo bị Việt Cộng phục kích,
vì đoàn đi trên xe Diệt trừ Sốt Rét của chính phủ.
Khi công việc
cứu trợ chấm dứt, mọi người tự giải tán, không ai chờ được nhà nước cảm ơn, mà
cũng không phải làm bản báo cáo nào cho bộ Xã hội. Đó là một thời mà mọi người
còn tin nhau, biết tất cả đều vì việc nghĩa.
Bức thư tôi
mới được đọc, trích dẫn trên đây, cũng kể một hoạt cảnh cho thấy guồng máy nhà
nước hiện nay như thế nào. Người bạn kể, “Tối qua, bọn mình ngồi với một số
quan chức địa phương cấp xã và huyện trong vùng lũ. Một người trong nhóm nghe điện
thoại gọi từ Sài Gòn, hỏi về giá gạo để người ta tính toán số tiền cứu trợ.
Viên quan chức nghe điện liền gọi cho một đại lý gạo. Nghe trả lời giá gạo là 8
ngàn rưởi một ký. Vị quan chức trên hỏi xong rồi trả lời lại nhà hảo tâm kia,
cho biết giá là 10 ngàn đồng một ký. Nhà hảo tâm từ Sài Gòn đồng ý ngay vì thấy
giá gạo quá rẻ! Nhưng ở đây tôi biết gạo giá 8,500 đồng một ký là loại gạo rất
tệ, người ta thường chỉ mua cho gà, lợn ăn!” Và anh khuyên, “… nếu ai từ xa tới
cứu trợ, nên liên hệ trực tiếp với những đại lý cung cấp gạo, nhu yếu phẩm ở địa
phương vùng lũ, điều đình giá cả và cách vận chuyển; tránh tình trạng bị chặt
chém và trao hàng xấu, quá hạn, kém chất lượng cho bà con …”
Bác sĩ Phan
Quang Đán đã lo ngại về nạn tham nhũng, bớt xén, từ thời 1964, nhưng chắc ông
không ngờ thời nay có một viên chức sống trong vùng lũ lụt mà đang tâm nói dối
ngay trước mặt mọi người để tính ăn chặn tiền cứu trợ của đồng bào hảo tâm từ
phương xa, cướp đi 15% số tiền mua gạo.
Nhưng các
công dân Việt Nam thời nay cũng tự động vượt qua guồng máy thối nát đó khi muốn
cứu giúp đồng bào.
Một công dân
Việt Nam mới thi hành quyền tự do của mình, vượt lên trên guồng máy cai trị độc
quyền, mà cuối cùng đảng và nhà nước cộng sản phải chấp nhận công việc anh làm.
Đó là ông Phan Anh, một người nổi tiếng trong nghề điều khiển chương trình, mà tiếng
Việt bây giờ gọi là MC (đọc là Em Xi), viết tắt chữ Anh Master of Ceremony. Quyền tự do được Phan Anh sử dụng là quyền cứu giúp
nạn nhân những cơn mưa lũ và lụt lội liên tiếp ở vùng Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Trước cảnh đồng
bào gặp khó khăn Phan Anh đã tự bỏ tiền túi 500 triệu đồng, tương đương với
25,000 mỹ kim đi cứu trợ; trước khi kêu gọi mọi người đóng góp. Chỉ trong mấy
ngày, anh nhận được 16 tỷ đồng, gần bằng 800,000 mỹ kim, hơn 30 ngàn lần số “tiền
gây giống” anh bỏ ra! Báo chí trong nước đã gọi đây là “Hiện tượng Phan Anh!”
Hiện tượng
Phan Anh là một cá nhân tự mình gây quỹ rồi đi cứu trợ đồng bào gặp nạn. Mọi người tin
tưởng vào cá nhân anh, gửi tiền cho anh làm việc thiện. Hiện tượng này bùng lên
nhanh chóng nhờ kỹ thuật thông tin trên internet. Phan Anh dùng trang Facebook của mình để quyên thu và công bố kết quả các công tác
cứu trợ. Trong cùng thời gian
đó, các đoàn thể chính thức của chính quyền không quyên góp được số tiền tương
tự, kể Hội Chữ thập Đỏ. Điều này cho thấy người dân Việt Nam không tin tưởng
vào những tổ chức do đảng cộng sản bảo trợ, qua Mặt Trận Tổ Quốc, mà ai cũng
biết là một bộ phận của đảng.
Phan Anh
không phải là người duy nhất, cũng không phải người đầu tiên tự động cứu giúp đồng
bào gặp nạn. Bao nhiêu cá nhân và đoàn thể, hiêp hội, tôn giáo đã tự nguyện làm
công việc này. Đài VOA cho biết một doanh nhân trẻ là ông
Hoàng Báu, Sài Gòn, cũng tự đứng ra quyên góp và đích thân tới từng
địa phương để trao tận tay bà con ở Hà Tĩnh và Quảng Bình từng chiếc phong bì
tiền mặt. Anh Hoàng Báu cho biết có lúc đoàn cứu trợ đông tới 20 người,
với các thanh niên đến từ Daklak, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh, Huế. Ở mỗi địa
điểm, đoàn nhờ các cha xứ hoặc các vị sư hướng dẫn, không đi qua chính quyền.
Cùng thời gian đó, một nhóm nhân
sĩ, trí thức ở Sài Gòn, trong đó có những người nổi tiếng tranh đấu cho tự do
dân chủ, như Giáo sư Tương Lai, ông Huỳnh Kim Báu, đã quyên góp với nhau đi về
vùng lũ lụt Quảng Bình để đưa tiền giúp đồng bào bị nạn. Riêng một thôn
Trung Thôn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình,
tính đến ngày 24 tháng 10 đã có 16 đoàn từ thiện từ khắp nơi đến trao quà giúp
đỡ.
Năm 1964 Bác
sĩ Phan Quang Đán chắc cũng không thể tưởng tượng được cảnh chính quyền thôn xã
lại cướp đọat tiền cứu trợ đã trao vào tay người dân bị nạn! Ở thôn Trung Thôn
kể trên, một đoàn từ thiện từ Sài Gòn đến thăm ngày 22 tháng 10, tặng 40
hộ dân có hoàn cảnh nghèo khó nhất và bị ngập nặng mỗi hộ 500 ngàn
đồng. Cụ Lê Thị Liệu (87 tuổi) chưa kịp
vui mừng thì ông bí thư Chi bộ thôn đến thu lại 400 ngàn đồng. Cụ bà Lê Thị
Nuôi (75 tuổi) bệnh tâm thần, bị câm điếc từ nhỏ, bị ông phó trưởng thôn dọa “nếu
không nộp thì những đợt cứu trợ sau gia đình tôi sẽ không có phần nữa,” theo lời
anh Anh Lê Vũ Thành, con trai bà Nuôi. Các hộ của bà Nguyễn Thị Quyên (90 tuổi);
bà Phạm Thị Duyền (86 tuổi)... đều bị thôn thu lại 400 ngàn như vậy. Năm 1964,
đoàn sinh viên học sinh chúng tôi cũng không bao giờ thấy cảnh chính quyền đi
thu lại những món đồ cứu trợ từ tay các nạn nhân bão lụt như vậy!
Điều khác biệt
chính giữa năm 1964 ngày xưa và bây giờ là chế độ Việt Nam Cộng Hòa còn chấp nhận
một “xã hội công dân.” Xã hội công dân thành hình do những người sử dụng quyền
công dân của mình mà tập họp lại để theo đuổi các mục đích chung, đứng ngoài tầm
kiểm soát của nhà nước. Hai người lãnh đạo trong chính phủ thời đó, cụ Phan Khắc
Sửu và Bác sĩ Phan Quang Đán, không ai hỏi giấy phép hay danh tính đoàn thể của
những người cầm đầu phong trào cứu trợ do sinh viên học sinh tự động thành lập.
Họ thành thật công nhận guồng máy nhà nước không hiệu quả bằng các nhóm tư nhân
tự nguyện, và biết các công chức không vô tư, trong sạch bằng các bạn sinh viên
học sinh! Ngày nay, cộng sản là một chế độ “toàn trị,” một đảng độc quyền kiểm
soát mọi sinh hoạt trong xã hội.
Năm nay, hiện
tượng một phong trào tự động cứu trợ đồng bào Quảng Bình, Hà Tĩnh của hàng trăm
hàng ngàn người hảo tâm đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong xã hội. Những
người Việt Nam đó đã tự động thi hành một số quyền tự do căn bản mà không cần
xin phép đảng cũng như nhà nước. Theo tinh thần trọng pháp cả thế giới công nhận,
các công dân được tự do hành động, nếu pháp luật không cấm đoán. Hiện tượng
Phan Anh cho thấy các công dân Việt Nam đã đứng lên giành lấy quyền tự do của
mình.
Con người có
quyền tự do giúp đỡ lẫn nhau, đó là một quyền làm người căn bản. Nếu không giúp
nhau trong những lúc khốn khó thì không phải là người. Nhưng nếu muốn giúp nhau
mà bị cấm đoán, không được phép làm, thì có đáng gọi là người nữa hay không?
Nhưng khi muốn
giúp đỡ những nạn nhân bão lụt thì phải kêu gọi nhiều người góp sức. Do đó, phải
được thi hành quyền tự do phát biểu. Muốn thực hiện việc cứu trợ hàng trăm ngàn
đồng bào thì cần có nhiều người góp công, góp sức, tập họp lại, đem tiền bạc và
phẩm vật tới tay các nạn nhân cần giúp. Do đó, muốn giúp người cũng phải có quyền
tự do hội họp và lập hội. Phan Anh,
Hoàng Báu, và những người khác, đã tự động thể hiện tất cả những quyền tự
do đó, một cách thản nhiên. Họ chứng tỏ khi cần thiết, các công dân có thể tự
thi hành các quyền tự do căn bản, không sợ hãi, không cần xin ai cho phép cả.
Xin nhắc lại
một câu đã dẫn trên, “Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi
tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.” Một
phong trào nhân dân tự phát đang mang lại một niềm hy vọng chung cho dân tộc,
cường quyền không thể nào ngăn cản.
Ngô Nhân Dụng ( Người Việt )