Truyện Ngắn & Phóng Sự

SỐNG SÓT TRỞ VỀ *

Mặt trời dường như còn vương trên đỉnh hàng cây khuynh diệp (bạch đàn) họa hiếm, một vài tia nắng xuyên qua tàng lá đang rung động trong cơn gió xuân nhẹ nhàng. Đ

https://i2.wp.com/i68.tinypic.com/2wnmkg9.jpg

Cảm nghiệm của một Đại tá tuyên úy hải quân Hoa Kỳ gốc Việt tại chiến trường Iraq, Linh mục Nguyễn Văn Tùng.

Mặt trời dường như còn vương trên đỉnh hàng cây khuynh diệp (bạch đàn) họa hiếm, một vài tia nắng xuyên qua tàng lá đang rung động trong cơn gió xuân nhẹ nhàng. Đàn chim tíu tít rộn ràng như đang gọi nhau về tổ. Cao hơn ở trên kia, bầu trời trong xanh không vướng đến một dải mây bồng bềnh. Vậy mà khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Iraq này chẳng được những chiến binh bận rộn trong trại Fallujah màng tới, ngoại trừ một ít người, trong đó có tôi, đang chuẩn bị chuyến dạ hành để… trở lại quê hương.

Vào buổi chiều cuối cùng trong trại đó, tôi đang trên đường về phòng ngủ sau khi đã kết thúc thánh lễ hàng ngày; ôm từ biệt và cám ơn cô trợ lý xinh đẹp, Sarah, đã trợ giúp và bảo vệ tôi trong suốt mấy tháng cùng nhau công tác ở vùng đất xa xôi này. Cô ấy sẽ trở về Mỹ với một đoàn sau. Thình lình tiếng gầm rú của khẩu đại bác 155mm bắn yểm trợ quân bạn ở chiến trường đã xóa tan bất cư ý tưởng thơ mộng nào của tôi và đưa tôi trở lại thực tế khắc nghiệt trong cuộc chiến chống lại bọn khủng bố vô tâm, ma quỷ.

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/aa/ec/bd/aaecbdf5790bff5bc3287644225bb81c.jpg

Cuộc di hành ban đêm sẽ đưa mọi người trở lại đúng con đường tôi đã đến trại Fallujah sáu tháng trước đây. Các túi quân trang của chúng tôi đã được chuyển bằng đường bộ đêm hôm trước đến căn cứ không quân (của TQLC) cùng với một số lính trong đoàn, chỉ xa khoảng 20 cây số. Đêm nay, những người còn lại trong đoàn sẽ được chuyển bằng trực thăng đến đó trong chặng đầu của cuộc dạ hành. Mọi sự vẫn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng và thi hành nghiêm túc vì chẳng có gì được gọi là an toàn hay thoải mái cho đến khi chúng tôi thực sự ra khỏi vùng chiến tranh.

Ba lô trên vai và một túi xách nhỏ, tôi cùng đoàn được chọn tiến ra bãi đáp của trực thăng để chờ chuyến bay. Đã có một cơn mưa nhỏ vào hôm trước nên chúng tôi phải cố gắng không bước vào các vũng bùn, nếu không giày bốt sẽ bị dính xình và rất trơn trượt ở bất cứ chỗ nào chúng tôi bước lên, đặc biệt là sàn nhôm của trực thăng. Tai nạn có thể dễ dàng xảy đến. Một lúc sau, trong màn đêm u tối, tôi nghe âm thanh quen thuộc của trực thăng từ xa xa. Âm thanh này tôi đã quá quen trong cuộc chiến ở Việt Nam, nó rõ dần và trở nên ồn ào với sức máy còn ở độ mạnh nhất, khi chúng tôi xếp hàng một để bước lên trực thăng.

Image result for USMC IN Fallujah CAMP

Chiếc máy bay cất cánh, tôi có thể nhìn thấy căn cứ bên dưới, yên lặng với một ít ánh đèn họa hiếm. Trong một cảm giác hỗn độn, tôi thì thầm, “Tạm biệt trại Fallujah!” và bắt đầu cầu nguyện, dâng chuyến trở lại Hoa Kỳ trong đôi bàn tay của Thiên Chúa. Thành phố Fallujah sáng hơn với một số đèn đường, dường như đang trải qua một đêm dài bất ổn nữa. Không lâu sau, những bóng đèn xanh mong đợi dọc hai bên đường bay phụ của phi trường đã hiện ra bên dưới chúng tôi, rồi chiếc trực thăng nhẹ nhàng chạm đất. Cả đoàn chúng tôi vui vẻ bước về lều đã được chỉ định mặc dù vẫn biết mình đang còn ở trong vùng có chiến tranh. Dù sao, chúng tôi vừa hoàn tất chặng đầu của cuộc hành quân “sống sót trở về.”

Hôm sau, chúng tôi sẽ có cả ngày để nghỉ ngơi, chờ đợi chuyến bay đêm khác bằng phi cơ chiến thuật có bốn cánh quạt C-130 ra khỏi vùng đang có chiến sự đầy hiểm nguy này. Không như hôm tôi bỡ ngỡ đến đây lần trước, ngày mai tôi nhất định sẽ khám phá căn cứ này càng nhiều càng tốt. Bây giờ, tôi chỉ đơn giản nghỉ ngơi trên chiếc giường gấp ở một trong những lều bạt dành riêng cho chiến sĩ của các cuộc chuyển quân. Nơi đây cũng là chỗ tôi đã tạm nghỉ qua đêm sáu tháng trước. Những lời thầm thĩ cuối cùng trong ngày của tôi: “Chúc tụng và tạ ơn Chúa.”

Sáng hôm sau, trên đường đến nhà ăn, tôi vẫn nhìn thấy tấm bảng đánh dấu nơi một binh sĩ hy sinh vì đạn pháo kích. Nạn nhân này có lẽ cũng là một trong những quân nhân đang dừng chân tạm ở đây. Điều này có nghĩa anh ta đang trên đường đến nhiệm sở hoặc đang được trở về quê hương, một mái nhà êm ấm mà anh ấy chẳng bao giờ có thể trở lại sau khi đã thoát bao khó nhọc, hiểm nguy trong những tháng qua. Tấm bảng này được dựng lên một phần để tưởng niệm anh ấy, phần khác để nhắc nhở chúng tôi rằng một cuộc tấn công như vậy vẫn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Sau điểm tâm, tôi đi bộ đến bản doanh của một tiểu đoàn lính Thủy Quân Lục Chiến ở gần đó, định thăm vị tuyên úy của tiểu đoàn. Chúa ơi, thật là may mắn! Vị tuyên úy của đơn vị này cũng là một linh mục Công Giáo. Người ta khó có thể tưởng tượng được rằng một LM lại không gặp một LM khác cả gần 6 tháng trời! Mặc dù chưa bao giờ gặp mặt, nhưng chúng tôi đã ôm nhau vui cười trong tình anh em thắm thiết. Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là thay phiên ban phép hòa giải đầy an lành cho nhau. Rồi cha M nói sẽ nghỉ làm việc vài giờ để đưa tôi đi xem căn cứ. Tuyệt vời, vì tôi cũng đang mong như thế, chúng tôi đã dùng một chiếc humvee của tiểu đoàn để đến bộ chỉ huy.

Căn cứ này bao quanh một phi đạo (đường băng) nên từ trại chuyển tiếp chúng tôi phải đi đến cuối phi đạo mới vòng qua bên kia để đến bộ chỉ huy được. Nơi đây cũng có những hàng quán đầy đủ như ở trại Fallujah. Chúng tôi ghé thăm nhà nguyện ở ngay trung tâm của bộ chỉ huy. Có đến ba tuyên úy và trợ lý của họ ở đây, nhưng toàn là Tin Lành, nên cha M vẫn phải đến đây làm lễ, nhiệm vụ thứ hai hay thứ ba của ngài.

Chúng tôi dành thì giờ để hớt tóc và ngồi nghỉ ở quán cà phê ngoài trời nhưng vẫn luôn trong tư thế chuẩn bị nhào xuống đất và mở tai để nghe, hễ có tiếng la… “pháo kích” là làm liền. Ở đây bị tấn công như thế này thường hơn là ở Fallujah. Cách đây mấy tháng, một quả hỏa tiễn 122mm đã rớt trúng và làm hư hại một phần của nhà nguyện, nhưng rất may không ai bị thương.

Khi chúng tôi trở lại trại chuyển tiếp thì cũng là lúc gió lớn nổi lên và chẳng bao lâu cả vùng đã đã nằm trong cơn bão cát. Người ta không thể trông thấy gì ngoài khoảng một chục thước trước mặt. Thế mà vẫn có lệnh cho chúng tôi phải chuẩn bị cho chuyến bay đêm ra khỏi Iraq. Chúng tôi đã chờ và chờ nhưng lệnh tiến ra phi đạo phụ chẳng bao giờ xảy đến. Buổi tối dần chìm vào đêm thâu nhưng vẫn chưa có máy bay.

https://i2.wp.com/www.aviationspectator.com/files/images/C-130-Hercules-267.jpg

Khoảng nửa đêm, chúng tôi nghe tiếng phi cơ C-130 bay quanh trên bầu trời, nhưng chúng không đáp vì, sau này chúng tôi được nghe, vẫn còn bụi mù nhiều quá! Thế rồi trời dựng sáng, chúng tôi đã thức trắng cả đêm. Tôi nghĩ chắc sẽ có lệnh trở lại lều để chờ đến đêm sau, nhưng điều đó không xảy ra, ngược lại, khoảng 9 giờ sáng chúng tôi được lệnh tiến ra phi đạo phụ nơi các máy bay C-130 vừa hạ cánh, máy vẫn chạy và đang chờ. Sau này, tôi nghe kể rằng, vì lý do an toàn cho lính, đáng ra không được chuyển quân vào ban ngày, nhưng vì bão cát đã làm giới hạn tầm nhìn rất nhiều cho bên ta, thì điều này cũng là khó khăn của bên địch, nên cấp trên đã cho phép chuyển quân ngày hôm đó.

Khi chúng tôi xếp hàng một tiến ra phi cơ thì lại gặp những anh lính mới được chuyển đến Iraq cho công tác của họ. Những TQLC này cũng đi hàng một và ngược chiều với chúng tôi, bỗng có anh hỏi to, “Các anh từ đâu đến vậy?” Tôi hét lại, “Fallujah.” Anh ta hét tiếp, “Chúng tôi đang đến đó, nơi ấy ra sao?” Tôi trả lời, “Các bạn sẽ được thích thú ở đó.” Tôi thực sự mong muốn điều này sẽ trở thành hiện thực với họ.

Chúng tôi ngồi gọn ghẽ và chờ đợi trên chiếc C-130, nhưng đã lâu mà vẫn chưa thấy nó chuyển động. Cuối cùng, phi hành đoàn lại bảo chúng tôi xuống khỏi phi cơ! Lý do: “Bụi bặm từ cơn bão cát đã làm một động cơ không hoạt động bình thường được!” Tôi cố nghĩ cách lạc quan hơn, thà rằng nó xảy ra bây giờ còn hơn là lúc đang bay trên trời.

Ngồi đợi và đợi thêm trên bãi cát… tôi bắt đầu làm một việc mà tôi chuyên làm: Cầu nguyện! Qua tràng chuỗi Mân Côi, tôi đã xin Chúa đừng để chúng tôi phải ngủ lại Iraq dù chỉ thêm một đêm nữa! Cuối cùng, chiếc C-130 khác đã đến và bốc chúng tôi ra khỏi “vùng khói lửa” trong buổi chiều hôm đó.

Sau khi đã cất cánh cách tương đối nhẹ nhàng, chiếc phi cơ vận tải thông dụng nhất của quân đội Hoa Kỳ xuyên vào màn bụi dày đặc của cơn bão cát. Không lâu sau, chúng tôi đã bay lên trên vùng bụi tối tăm như luyện ngục ở bên dưới và mặt trời tỏa sáng trong bầu trời trong xanh tuyệt đẹp. Mặc dù phải chịu sự mất ngủ và căng thẳng cả 24 tiếng đồng hồ, không ai trong mấy chục con người trên chiếc phi cơ đó nói gì, chúng tôi đều muốn tỏ ra là mình còn bình tĩnh và “ngầu” như bất cứ ai khác, nhưng tôi có thể nhận thấy những khuôn mặt vui tươi rạng rỡ không thể chối cãi hay cần phải giấu diếm, những đôi mắt long lanh của họ cũng nói lên điều ấy. Có lẽ chính tôi cũng thế. Dù sao, chúng tôi vừa thoát ra khỏi địa ngục, như lính tráng vẫn thường ví vùng chiến trận của họ như vậy, và đang trở về QUÊ! Một chút “xả hơi” cũng là thái độ bình thường của con người thôi.

https://i2.wp.com/www.cargolaw.com/images/disaster2005.c130.1.GIF

Chỉ hơn tiếng sau, chiếc máy bay đã an toàn hạ cánh xuống một phi trường quân sự ở phía bắc nước Kuwait mà trong một đêm, sáu tháng trước đây, tôi đã cất cánh từ đó. Việc chuyển quân chẳng bao giờ được nhẹ nhàng và nhanh chóng như mong muốn. Hơn bất cứ nơi nào, câu nói “chuẩn bị nhanh lên và… đợi” đã trở thành hiện thực như ở đây. Trải qua thêm hơn hai tiếng đồng hồ của những công việc hành chánh rườm rà, chúng tôi mới được hưởng một bữa cơm nhanh và đến một căn lều bạt nhỏ để tạm nghỉ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải dùng khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quý báu này để tắm rửa và ra quán internet để gửi điện thư báo tin cho gia đình và bạn bè.

Trong khi tôi đang vội vã gửi các điện thư thì một trong những nhân viên người Pakistan làm việc và trông coi quán net này, đã dùng một cái chổi quèn để quét sàn nhà nhà bằng gỗ bám đầy bụi cát, mà lính tráng đã lôi vào sau cơn mưa hôm trước. Đám bụi mù đó đã làm tôi mất bình tĩnh, như một con đập vừa bị vỡ, bao nhiêu sự tức giận bị đè nén từ mấy tháng trời chợt bùng lên và chẳng cần phải suy nghĩ trước, tôi đã quát lên, “Đừng làm bụi tung lên trong này nữa, chúng tôi đã phải hít thở cái thứ này cả sáu tháng nay rồi!” Mọi người đều ngừng tay và hướng về tôi, căn phòng trở nên hoàn toàn im lặng. Họ nhanh chóng nhận ra rằng tôi có thể là người nhỏ con nhất ở đấy nhưng lại là sỹ quan cao cấp nhất đối với những quân nhân hiện diện. Sếp của anh Pakistan kia, có lẽ đã quen với sự nổi nóng bất thường của lính tác chiến đang trên đường về nước, nên anh ta chỉ nhẹ nhàng ra dấu cho bạn mình tạm ngưng quét nhà.

Trên đường trở về lều, tôi đã thật sự ngạc nhiên với thái độ mình vừa có, “Chuyện gì đã xảy ra? Tôi đã thay đổi chăng?” Tôi tự hỏi, “Điều gì đã làm tôi mất bình tĩnh cách dễ dàng và không phù hợp với cá tính hàng ngày của tôi như vậy? Hay, đơn giản là “Phải chăng Iraq đã làm tôi thay đổi?” Và câu hỏi không thể tránh được đã hiện ra, “Có lẽ tôi đã bắt đầu có triệu chứng bị PTSD?” (“Bị rối loạn trước những áp lực sau khi đã trải qua những cơn kinh hoàng”, mà bên VN đang dùng từ… “hội chứng” gì đó.) Tuy nhiên, tôi đã quá mỏi mệt để nghĩ xa hơn hay ngay cả việc quay trở lại quán net để xin lỗi người thanh niên kia.

Chẳng may, khi vừa về đến lều thì cũng đúng lúc chúng tôi được lệnh tiếp tục chuyển quân. Lại phải khuân vác “hành lý” ra khu nhà làm thủ tục cho chuyến bay về quê. Ở chặng này, chúng tôi không còn phải mặc áo giáp nữa và có thể gửi tất cả, trừ ba lô. Tôi lại có một “vấn đề” nho nhỏ, con gái đỡ đầu của tôi, mới học lớp 9, xin tôi đem về làm quà cho nó một cục đá từ Iraq! Tại sao nó lại thích cái thứ “quái đản” như vậy, có trời mới biết! Trong khi chúng tôi đã được lệnh tuyệt đối không đem về những thứ như vũ khí bắt được từ kẻ thù, đạn dược, hoa quả, thịt, đất cát v.v… Tôi không biết một cục đá nhỏ có được kể là đất cát không! Cuối cùng thi tình thương con đã vượt lên cả sự “nghi ngờ” nên tôi tôi đã lấy vài viên đá từ thuở vườn của tôi (qúy vị độc giả hẳn còn nhớ thuở vườn nhỏ của tôi? Xin đọc lại bài “Mesopotamia”) và vứt chúng lẫn vào mấy gói hành lý. Đúng như tôi đã lo ngại, cục đá tôi cất trong ba lô bị nhân viên kiểm soát quăng đi, nhưng các viên khác thì… thoát và chúng đã đã được ưu ái trao cho cô con gái tinh thần đáng yêu nhưng đầy tính “tuổi trẻ dữ dội” của tôi.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5f/Commandant_and_Sergeant_Major_of_the_Marine_Corps_in_Kuwait_140905-M-SA716-089.jpg/800px-Commandant_and_Sergeant_Major_of_the_Marine_Corps_in_Kuwait_140905-M-SA716-089.jpg

Thế rồi chúng tôi lại chờ… và chờ… trên những chiếc ghế sắt chả thoải mái tí nào, cho đến… rạng đông. Đến lúc đó chúng tôi mới được chở bằng xe buýt ra phi trường cho chuyến bay dân sự đã được thuê bao. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã thuê bao các máy bay dân sự để chuyển quân, trong khi bên Không Quân và, có lẽ cả Bộ Binh nữa, đã dùng các phi cơ vận tải quân sự như C-5 và C-17 cho công việc này.

Tại phi trường quốc tế ở Kuwait, chúng tôi lại được lệnh ngồi chờ trên xe buýt, loại chở khách du lịch và có máy lạnh. Đã phải trải qua gần 40 tiếng đồng hồ không ngủ nên hầu như tất cả mọi người đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ an lành…

Có người la to, “Dậy, đến giờ về quê rồi!” Về quê, hai tiếng nhiệm mầu đã ăn sâu trong tiềm thức chúng tôi từ mấy tháng qua, làm mọi người chợt tỉnh ngủ chỉ trong giây phút. Tôi nhìn đồng hồ và ngạc nhiên kêu khẽ, “Chao ơi, đã ba tiếng rồi, ngủ ngon quá!” Ba lô trên vai, chúng tôi xuống khỏi xe buýt thì đã thấy chiếc máy bay thuê đậu cách đó chỉ vài chục bước. Khi đứng trên đỉnh cầu thang và trước khi bước vào phi cơ, tôi đã quay một vòng, ghi lại lần cuối trong tâm khảm vùng đất Trung Đông này tuy biết rằng các cuộc chiến chống khủng bố vẫn đang tiếp diễn, chỉ cần hai năm nữa, ở bất cứ lúc nào, tôi có thể sẽ bị đông viên lần nữa để đi chiến trường Iraq hay Afghanistan. Lệnh đó có thể đến trong một lúc bất ngờ dù sớm hay muộn; nhưng trong lúc này tôi hi vọng và cầu mong nó sẽ đến muộn rất muộn, thay vì sớm hơn.

Khi máy bay đáp xuống hải đảo Cyprus, chặng đầu tiên trong cuộc hành trình của chúng tôi, thì đã gần tối, các hàng quán đều đóng cửa, ngay cả mấy cái máy bán bánh kẹo hay nước ngọt tự động cũng không giúp gì hơn cho chúng tôi vì sự khác biệt về tiền tệ hoặc đơn giản là chúng tôi không có bạc cắc. Tôi đã từng đáp xuống hải đảo này vào một trong các chuyến hành hương đến Đất Thánh (ở Do Thái – Israel), đó chỉ là cuộc dừng chân… tạm, nên cách tốt nhất là chờ bay tiếp, thế thôi. Phi cơ lại hạ cánh lần nữa và lần này ở phi trường Shannon thuộc đảo quốc Ái-Len (Ireland), một cuộc dừng chân gây nhiều cảm xúc. Sáu tháng trước đây, tôi và các bạn, thủy thủ cũng như TQLC, đã dừng chân nơi đây, uống ly bia trước khi bay vào vùng chinh chiến vì biết ở nơi đó (Iraq) chúng tôi sẽ không được uống rượu, bia. Đó là ly bia cuối cùng cho suốt thời gian đăng đẵng ấy, tuy nhiên đó chỉ là ly bia cuối cùng tạm thời cho chúng tôi còn đối với nhiều anh em khác, nó thật sự là ly bia cuối cùng… trên đời này!

Họ bán bia trong những ly lớn, sức tôi chỉ uống được một ly, nhưng đêm đó tôi đã uống đến hai ly.

Ly thứ nhất tôi uống, chẳng phải để mừng chiến thắng vì cuộc chiến ấy vẫn còn đang tiếp diễn. Dường như là uống vì thấy mình còn sống sót trở về thì đúng hơn.

Ly thứ hai, tôi uống cho các bạn đã không trở về. Có bao nhiêu người đồng hành với tôi trong chuyến bay ấy, đã cùng dừng chân nơi đây trước khi bay vào Iraq, rồi thọ nạn để chẳng trở về? Có lẽ chỉ có Chúa mới biết cuộc sống riêng tư của từng người trong số đó. Tôi đã uống cho họ, ly bia mà họ chẳng bao giờ được uống.

Cùng giây phút đó, tôi đã chợt hiểu ý nghĩa cái nhìn của một trong những cô tiếp viên, người đã đứng ở cuối chân thang chào tạm biệt chúng tôi khi chúng tôi rời chiếc phi cơ ở phi trường Kuwait để đi vào các chiến trường của Iraq. Cái nhìn đầy tình cảm đó, có lẽ sẽ còn theo tôi đến cuối cuộc đời. Tôi đã khá say khi vào lại máy bay, gục trên ghế dựa và ngủ vùi suốt chuyến bay vượt Đai Tây Dương (Atlantic Ocean), chặng cuối cùng của hành trình về quê.

Phi cơ lại đáp xuống phi trường quân sự của TQLC ở căn cứ New River, bên kia Vịnh Morgan đã là bộ tư lệnh Lejeune, vào một đêm trong tháng hai của năm 2006. Những chiếc xe buýt đã đưa chúng tôi về đến khu vực của đơn vị trong trại Lejeune khoảng 9 giờ đêm. Gia đình và thân nhân của các quân nhân đã đứng chờ họ ở đấy tự bao giờ, chẳng cần phải nói đến niềm vui và tình cảm của họ dạt dào đến mức nào. Thế rồi mọi người tản ra để về nhà với thân nhân trên những chiếc xe riêng của gia đình họ. Tôi nhìn chung quanh và bỗng nhận ra rằng chẳng có ai đưa mình về khu nhà nghỉ tạm dành cho các sĩ quan độc thân. Cách giải quyết duy nhất là gọi một taxi, nhưng trước khi tôi làm việc này thì một trợ lý tuyên úy (RP) thuộc văn phòng tuyên úy trưởng của bô tư lệnh đã đến để giúp tôi. Anh ta xin lỗi vì đã đến trễ.

Nằm dài trên chiếc giường nệm trắng, gối êm của một phòng (giống như căn hộ) dành riêng cho các sĩ quan cao cấp, tôi hồi tưởng, “Quả là một thay đổi lớn!” Chỉ qua vài ngày, từ chiếc giường gấp đầy bụi bặm trong căn lều bạt tồi tàn dưới cơn bão cát, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau bằng một quả pháo… đến căn hộ bình yên, êm ấm và “cao cấp” này… Nhưng trước khi tôi có thể tận hưởng những thoải mái mà quân đội đã cung cấp, một ý tưởng khác đầy xúc động thình lình hiện lên trong tôi: Tôi đã không còn nơi nào để gọi là NHÀ ở thành phố New Orleans!

http://vietland.net/showthread.php?t=3200&page=484&s=288af0ebe6b974c7207b309fa39d974d

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SỐNG SÓT TRỞ VỀ *

Mặt trời dường như còn vương trên đỉnh hàng cây khuynh diệp (bạch đàn) họa hiếm, một vài tia nắng xuyên qua tàng lá đang rung động trong cơn gió xuân nhẹ nhàng. Đ

https://i2.wp.com/i68.tinypic.com/2wnmkg9.jpg

Cảm nghiệm của một Đại tá tuyên úy hải quân Hoa Kỳ gốc Việt tại chiến trường Iraq, Linh mục Nguyễn Văn Tùng.

Mặt trời dường như còn vương trên đỉnh hàng cây khuynh diệp (bạch đàn) họa hiếm, một vài tia nắng xuyên qua tàng lá đang rung động trong cơn gió xuân nhẹ nhàng. Đàn chim tíu tít rộn ràng như đang gọi nhau về tổ. Cao hơn ở trên kia, bầu trời trong xanh không vướng đến một dải mây bồng bềnh. Vậy mà khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Iraq này chẳng được những chiến binh bận rộn trong trại Fallujah màng tới, ngoại trừ một ít người, trong đó có tôi, đang chuẩn bị chuyến dạ hành để… trở lại quê hương.

Vào buổi chiều cuối cùng trong trại đó, tôi đang trên đường về phòng ngủ sau khi đã kết thúc thánh lễ hàng ngày; ôm từ biệt và cám ơn cô trợ lý xinh đẹp, Sarah, đã trợ giúp và bảo vệ tôi trong suốt mấy tháng cùng nhau công tác ở vùng đất xa xôi này. Cô ấy sẽ trở về Mỹ với một đoàn sau. Thình lình tiếng gầm rú của khẩu đại bác 155mm bắn yểm trợ quân bạn ở chiến trường đã xóa tan bất cư ý tưởng thơ mộng nào của tôi và đưa tôi trở lại thực tế khắc nghiệt trong cuộc chiến chống lại bọn khủng bố vô tâm, ma quỷ.

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/aa/ec/bd/aaecbdf5790bff5bc3287644225bb81c.jpg

Cuộc di hành ban đêm sẽ đưa mọi người trở lại đúng con đường tôi đã đến trại Fallujah sáu tháng trước đây. Các túi quân trang của chúng tôi đã được chuyển bằng đường bộ đêm hôm trước đến căn cứ không quân (của TQLC) cùng với một số lính trong đoàn, chỉ xa khoảng 20 cây số. Đêm nay, những người còn lại trong đoàn sẽ được chuyển bằng trực thăng đến đó trong chặng đầu của cuộc dạ hành. Mọi sự vẫn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng và thi hành nghiêm túc vì chẳng có gì được gọi là an toàn hay thoải mái cho đến khi chúng tôi thực sự ra khỏi vùng chiến tranh.

Ba lô trên vai và một túi xách nhỏ, tôi cùng đoàn được chọn tiến ra bãi đáp của trực thăng để chờ chuyến bay. Đã có một cơn mưa nhỏ vào hôm trước nên chúng tôi phải cố gắng không bước vào các vũng bùn, nếu không giày bốt sẽ bị dính xình và rất trơn trượt ở bất cứ chỗ nào chúng tôi bước lên, đặc biệt là sàn nhôm của trực thăng. Tai nạn có thể dễ dàng xảy đến. Một lúc sau, trong màn đêm u tối, tôi nghe âm thanh quen thuộc của trực thăng từ xa xa. Âm thanh này tôi đã quá quen trong cuộc chiến ở Việt Nam, nó rõ dần và trở nên ồn ào với sức máy còn ở độ mạnh nhất, khi chúng tôi xếp hàng một để bước lên trực thăng.

Image result for USMC IN Fallujah CAMP

Chiếc máy bay cất cánh, tôi có thể nhìn thấy căn cứ bên dưới, yên lặng với một ít ánh đèn họa hiếm. Trong một cảm giác hỗn độn, tôi thì thầm, “Tạm biệt trại Fallujah!” và bắt đầu cầu nguyện, dâng chuyến trở lại Hoa Kỳ trong đôi bàn tay của Thiên Chúa. Thành phố Fallujah sáng hơn với một số đèn đường, dường như đang trải qua một đêm dài bất ổn nữa. Không lâu sau, những bóng đèn xanh mong đợi dọc hai bên đường bay phụ của phi trường đã hiện ra bên dưới chúng tôi, rồi chiếc trực thăng nhẹ nhàng chạm đất. Cả đoàn chúng tôi vui vẻ bước về lều đã được chỉ định mặc dù vẫn biết mình đang còn ở trong vùng có chiến tranh. Dù sao, chúng tôi vừa hoàn tất chặng đầu của cuộc hành quân “sống sót trở về.”

Hôm sau, chúng tôi sẽ có cả ngày để nghỉ ngơi, chờ đợi chuyến bay đêm khác bằng phi cơ chiến thuật có bốn cánh quạt C-130 ra khỏi vùng đang có chiến sự đầy hiểm nguy này. Không như hôm tôi bỡ ngỡ đến đây lần trước, ngày mai tôi nhất định sẽ khám phá căn cứ này càng nhiều càng tốt. Bây giờ, tôi chỉ đơn giản nghỉ ngơi trên chiếc giường gấp ở một trong những lều bạt dành riêng cho chiến sĩ của các cuộc chuyển quân. Nơi đây cũng là chỗ tôi đã tạm nghỉ qua đêm sáu tháng trước. Những lời thầm thĩ cuối cùng trong ngày của tôi: “Chúc tụng và tạ ơn Chúa.”

Sáng hôm sau, trên đường đến nhà ăn, tôi vẫn nhìn thấy tấm bảng đánh dấu nơi một binh sĩ hy sinh vì đạn pháo kích. Nạn nhân này có lẽ cũng là một trong những quân nhân đang dừng chân tạm ở đây. Điều này có nghĩa anh ta đang trên đường đến nhiệm sở hoặc đang được trở về quê hương, một mái nhà êm ấm mà anh ấy chẳng bao giờ có thể trở lại sau khi đã thoát bao khó nhọc, hiểm nguy trong những tháng qua. Tấm bảng này được dựng lên một phần để tưởng niệm anh ấy, phần khác để nhắc nhở chúng tôi rằng một cuộc tấn công như vậy vẫn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Sau điểm tâm, tôi đi bộ đến bản doanh của một tiểu đoàn lính Thủy Quân Lục Chiến ở gần đó, định thăm vị tuyên úy của tiểu đoàn. Chúa ơi, thật là may mắn! Vị tuyên úy của đơn vị này cũng là một linh mục Công Giáo. Người ta khó có thể tưởng tượng được rằng một LM lại không gặp một LM khác cả gần 6 tháng trời! Mặc dù chưa bao giờ gặp mặt, nhưng chúng tôi đã ôm nhau vui cười trong tình anh em thắm thiết. Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là thay phiên ban phép hòa giải đầy an lành cho nhau. Rồi cha M nói sẽ nghỉ làm việc vài giờ để đưa tôi đi xem căn cứ. Tuyệt vời, vì tôi cũng đang mong như thế, chúng tôi đã dùng một chiếc humvee của tiểu đoàn để đến bộ chỉ huy.

Căn cứ này bao quanh một phi đạo (đường băng) nên từ trại chuyển tiếp chúng tôi phải đi đến cuối phi đạo mới vòng qua bên kia để đến bộ chỉ huy được. Nơi đây cũng có những hàng quán đầy đủ như ở trại Fallujah. Chúng tôi ghé thăm nhà nguyện ở ngay trung tâm của bộ chỉ huy. Có đến ba tuyên úy và trợ lý của họ ở đây, nhưng toàn là Tin Lành, nên cha M vẫn phải đến đây làm lễ, nhiệm vụ thứ hai hay thứ ba của ngài.

Chúng tôi dành thì giờ để hớt tóc và ngồi nghỉ ở quán cà phê ngoài trời nhưng vẫn luôn trong tư thế chuẩn bị nhào xuống đất và mở tai để nghe, hễ có tiếng la… “pháo kích” là làm liền. Ở đây bị tấn công như thế này thường hơn là ở Fallujah. Cách đây mấy tháng, một quả hỏa tiễn 122mm đã rớt trúng và làm hư hại một phần của nhà nguyện, nhưng rất may không ai bị thương.

Khi chúng tôi trở lại trại chuyển tiếp thì cũng là lúc gió lớn nổi lên và chẳng bao lâu cả vùng đã đã nằm trong cơn bão cát. Người ta không thể trông thấy gì ngoài khoảng một chục thước trước mặt. Thế mà vẫn có lệnh cho chúng tôi phải chuẩn bị cho chuyến bay đêm ra khỏi Iraq. Chúng tôi đã chờ và chờ nhưng lệnh tiến ra phi đạo phụ chẳng bao giờ xảy đến. Buổi tối dần chìm vào đêm thâu nhưng vẫn chưa có máy bay.

https://i2.wp.com/www.aviationspectator.com/files/images/C-130-Hercules-267.jpg

Khoảng nửa đêm, chúng tôi nghe tiếng phi cơ C-130 bay quanh trên bầu trời, nhưng chúng không đáp vì, sau này chúng tôi được nghe, vẫn còn bụi mù nhiều quá! Thế rồi trời dựng sáng, chúng tôi đã thức trắng cả đêm. Tôi nghĩ chắc sẽ có lệnh trở lại lều để chờ đến đêm sau, nhưng điều đó không xảy ra, ngược lại, khoảng 9 giờ sáng chúng tôi được lệnh tiến ra phi đạo phụ nơi các máy bay C-130 vừa hạ cánh, máy vẫn chạy và đang chờ. Sau này, tôi nghe kể rằng, vì lý do an toàn cho lính, đáng ra không được chuyển quân vào ban ngày, nhưng vì bão cát đã làm giới hạn tầm nhìn rất nhiều cho bên ta, thì điều này cũng là khó khăn của bên địch, nên cấp trên đã cho phép chuyển quân ngày hôm đó.

Khi chúng tôi xếp hàng một tiến ra phi cơ thì lại gặp những anh lính mới được chuyển đến Iraq cho công tác của họ. Những TQLC này cũng đi hàng một và ngược chiều với chúng tôi, bỗng có anh hỏi to, “Các anh từ đâu đến vậy?” Tôi hét lại, “Fallujah.” Anh ta hét tiếp, “Chúng tôi đang đến đó, nơi ấy ra sao?” Tôi trả lời, “Các bạn sẽ được thích thú ở đó.” Tôi thực sự mong muốn điều này sẽ trở thành hiện thực với họ.

Chúng tôi ngồi gọn ghẽ và chờ đợi trên chiếc C-130, nhưng đã lâu mà vẫn chưa thấy nó chuyển động. Cuối cùng, phi hành đoàn lại bảo chúng tôi xuống khỏi phi cơ! Lý do: “Bụi bặm từ cơn bão cát đã làm một động cơ không hoạt động bình thường được!” Tôi cố nghĩ cách lạc quan hơn, thà rằng nó xảy ra bây giờ còn hơn là lúc đang bay trên trời.

Ngồi đợi và đợi thêm trên bãi cát… tôi bắt đầu làm một việc mà tôi chuyên làm: Cầu nguyện! Qua tràng chuỗi Mân Côi, tôi đã xin Chúa đừng để chúng tôi phải ngủ lại Iraq dù chỉ thêm một đêm nữa! Cuối cùng, chiếc C-130 khác đã đến và bốc chúng tôi ra khỏi “vùng khói lửa” trong buổi chiều hôm đó.

Sau khi đã cất cánh cách tương đối nhẹ nhàng, chiếc phi cơ vận tải thông dụng nhất của quân đội Hoa Kỳ xuyên vào màn bụi dày đặc của cơn bão cát. Không lâu sau, chúng tôi đã bay lên trên vùng bụi tối tăm như luyện ngục ở bên dưới và mặt trời tỏa sáng trong bầu trời trong xanh tuyệt đẹp. Mặc dù phải chịu sự mất ngủ và căng thẳng cả 24 tiếng đồng hồ, không ai trong mấy chục con người trên chiếc phi cơ đó nói gì, chúng tôi đều muốn tỏ ra là mình còn bình tĩnh và “ngầu” như bất cứ ai khác, nhưng tôi có thể nhận thấy những khuôn mặt vui tươi rạng rỡ không thể chối cãi hay cần phải giấu diếm, những đôi mắt long lanh của họ cũng nói lên điều ấy. Có lẽ chính tôi cũng thế. Dù sao, chúng tôi vừa thoát ra khỏi địa ngục, như lính tráng vẫn thường ví vùng chiến trận của họ như vậy, và đang trở về QUÊ! Một chút “xả hơi” cũng là thái độ bình thường của con người thôi.

https://i2.wp.com/www.cargolaw.com/images/disaster2005.c130.1.GIF

Chỉ hơn tiếng sau, chiếc máy bay đã an toàn hạ cánh xuống một phi trường quân sự ở phía bắc nước Kuwait mà trong một đêm, sáu tháng trước đây, tôi đã cất cánh từ đó. Việc chuyển quân chẳng bao giờ được nhẹ nhàng và nhanh chóng như mong muốn. Hơn bất cứ nơi nào, câu nói “chuẩn bị nhanh lên và… đợi” đã trở thành hiện thực như ở đây. Trải qua thêm hơn hai tiếng đồng hồ của những công việc hành chánh rườm rà, chúng tôi mới được hưởng một bữa cơm nhanh và đến một căn lều bạt nhỏ để tạm nghỉ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải dùng khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quý báu này để tắm rửa và ra quán internet để gửi điện thư báo tin cho gia đình và bạn bè.

Trong khi tôi đang vội vã gửi các điện thư thì một trong những nhân viên người Pakistan làm việc và trông coi quán net này, đã dùng một cái chổi quèn để quét sàn nhà nhà bằng gỗ bám đầy bụi cát, mà lính tráng đã lôi vào sau cơn mưa hôm trước. Đám bụi mù đó đã làm tôi mất bình tĩnh, như một con đập vừa bị vỡ, bao nhiêu sự tức giận bị đè nén từ mấy tháng trời chợt bùng lên và chẳng cần phải suy nghĩ trước, tôi đã quát lên, “Đừng làm bụi tung lên trong này nữa, chúng tôi đã phải hít thở cái thứ này cả sáu tháng nay rồi!” Mọi người đều ngừng tay và hướng về tôi, căn phòng trở nên hoàn toàn im lặng. Họ nhanh chóng nhận ra rằng tôi có thể là người nhỏ con nhất ở đấy nhưng lại là sỹ quan cao cấp nhất đối với những quân nhân hiện diện. Sếp của anh Pakistan kia, có lẽ đã quen với sự nổi nóng bất thường của lính tác chiến đang trên đường về nước, nên anh ta chỉ nhẹ nhàng ra dấu cho bạn mình tạm ngưng quét nhà.

Trên đường trở về lều, tôi đã thật sự ngạc nhiên với thái độ mình vừa có, “Chuyện gì đã xảy ra? Tôi đã thay đổi chăng?” Tôi tự hỏi, “Điều gì đã làm tôi mất bình tĩnh cách dễ dàng và không phù hợp với cá tính hàng ngày của tôi như vậy? Hay, đơn giản là “Phải chăng Iraq đã làm tôi thay đổi?” Và câu hỏi không thể tránh được đã hiện ra, “Có lẽ tôi đã bắt đầu có triệu chứng bị PTSD?” (“Bị rối loạn trước những áp lực sau khi đã trải qua những cơn kinh hoàng”, mà bên VN đang dùng từ… “hội chứng” gì đó.) Tuy nhiên, tôi đã quá mỏi mệt để nghĩ xa hơn hay ngay cả việc quay trở lại quán net để xin lỗi người thanh niên kia.

Chẳng may, khi vừa về đến lều thì cũng đúng lúc chúng tôi được lệnh tiếp tục chuyển quân. Lại phải khuân vác “hành lý” ra khu nhà làm thủ tục cho chuyến bay về quê. Ở chặng này, chúng tôi không còn phải mặc áo giáp nữa và có thể gửi tất cả, trừ ba lô. Tôi lại có một “vấn đề” nho nhỏ, con gái đỡ đầu của tôi, mới học lớp 9, xin tôi đem về làm quà cho nó một cục đá từ Iraq! Tại sao nó lại thích cái thứ “quái đản” như vậy, có trời mới biết! Trong khi chúng tôi đã được lệnh tuyệt đối không đem về những thứ như vũ khí bắt được từ kẻ thù, đạn dược, hoa quả, thịt, đất cát v.v… Tôi không biết một cục đá nhỏ có được kể là đất cát không! Cuối cùng thi tình thương con đã vượt lên cả sự “nghi ngờ” nên tôi tôi đã lấy vài viên đá từ thuở vườn của tôi (qúy vị độc giả hẳn còn nhớ thuở vườn nhỏ của tôi? Xin đọc lại bài “Mesopotamia”) và vứt chúng lẫn vào mấy gói hành lý. Đúng như tôi đã lo ngại, cục đá tôi cất trong ba lô bị nhân viên kiểm soát quăng đi, nhưng các viên khác thì… thoát và chúng đã đã được ưu ái trao cho cô con gái tinh thần đáng yêu nhưng đầy tính “tuổi trẻ dữ dội” của tôi.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5f/Commandant_and_Sergeant_Major_of_the_Marine_Corps_in_Kuwait_140905-M-SA716-089.jpg/800px-Commandant_and_Sergeant_Major_of_the_Marine_Corps_in_Kuwait_140905-M-SA716-089.jpg

Thế rồi chúng tôi lại chờ… và chờ… trên những chiếc ghế sắt chả thoải mái tí nào, cho đến… rạng đông. Đến lúc đó chúng tôi mới được chở bằng xe buýt ra phi trường cho chuyến bay dân sự đã được thuê bao. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã thuê bao các máy bay dân sự để chuyển quân, trong khi bên Không Quân và, có lẽ cả Bộ Binh nữa, đã dùng các phi cơ vận tải quân sự như C-5 và C-17 cho công việc này.

Tại phi trường quốc tế ở Kuwait, chúng tôi lại được lệnh ngồi chờ trên xe buýt, loại chở khách du lịch và có máy lạnh. Đã phải trải qua gần 40 tiếng đồng hồ không ngủ nên hầu như tất cả mọi người đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ an lành…

Có người la to, “Dậy, đến giờ về quê rồi!” Về quê, hai tiếng nhiệm mầu đã ăn sâu trong tiềm thức chúng tôi từ mấy tháng qua, làm mọi người chợt tỉnh ngủ chỉ trong giây phút. Tôi nhìn đồng hồ và ngạc nhiên kêu khẽ, “Chao ơi, đã ba tiếng rồi, ngủ ngon quá!” Ba lô trên vai, chúng tôi xuống khỏi xe buýt thì đã thấy chiếc máy bay thuê đậu cách đó chỉ vài chục bước. Khi đứng trên đỉnh cầu thang và trước khi bước vào phi cơ, tôi đã quay một vòng, ghi lại lần cuối trong tâm khảm vùng đất Trung Đông này tuy biết rằng các cuộc chiến chống khủng bố vẫn đang tiếp diễn, chỉ cần hai năm nữa, ở bất cứ lúc nào, tôi có thể sẽ bị đông viên lần nữa để đi chiến trường Iraq hay Afghanistan. Lệnh đó có thể đến trong một lúc bất ngờ dù sớm hay muộn; nhưng trong lúc này tôi hi vọng và cầu mong nó sẽ đến muộn rất muộn, thay vì sớm hơn.

Khi máy bay đáp xuống hải đảo Cyprus, chặng đầu tiên trong cuộc hành trình của chúng tôi, thì đã gần tối, các hàng quán đều đóng cửa, ngay cả mấy cái máy bán bánh kẹo hay nước ngọt tự động cũng không giúp gì hơn cho chúng tôi vì sự khác biệt về tiền tệ hoặc đơn giản là chúng tôi không có bạc cắc. Tôi đã từng đáp xuống hải đảo này vào một trong các chuyến hành hương đến Đất Thánh (ở Do Thái – Israel), đó chỉ là cuộc dừng chân… tạm, nên cách tốt nhất là chờ bay tiếp, thế thôi. Phi cơ lại hạ cánh lần nữa và lần này ở phi trường Shannon thuộc đảo quốc Ái-Len (Ireland), một cuộc dừng chân gây nhiều cảm xúc. Sáu tháng trước đây, tôi và các bạn, thủy thủ cũng như TQLC, đã dừng chân nơi đây, uống ly bia trước khi bay vào vùng chinh chiến vì biết ở nơi đó (Iraq) chúng tôi sẽ không được uống rượu, bia. Đó là ly bia cuối cùng cho suốt thời gian đăng đẵng ấy, tuy nhiên đó chỉ là ly bia cuối cùng tạm thời cho chúng tôi còn đối với nhiều anh em khác, nó thật sự là ly bia cuối cùng… trên đời này!

Họ bán bia trong những ly lớn, sức tôi chỉ uống được một ly, nhưng đêm đó tôi đã uống đến hai ly.

Ly thứ nhất tôi uống, chẳng phải để mừng chiến thắng vì cuộc chiến ấy vẫn còn đang tiếp diễn. Dường như là uống vì thấy mình còn sống sót trở về thì đúng hơn.

Ly thứ hai, tôi uống cho các bạn đã không trở về. Có bao nhiêu người đồng hành với tôi trong chuyến bay ấy, đã cùng dừng chân nơi đây trước khi bay vào Iraq, rồi thọ nạn để chẳng trở về? Có lẽ chỉ có Chúa mới biết cuộc sống riêng tư của từng người trong số đó. Tôi đã uống cho họ, ly bia mà họ chẳng bao giờ được uống.

Cùng giây phút đó, tôi đã chợt hiểu ý nghĩa cái nhìn của một trong những cô tiếp viên, người đã đứng ở cuối chân thang chào tạm biệt chúng tôi khi chúng tôi rời chiếc phi cơ ở phi trường Kuwait để đi vào các chiến trường của Iraq. Cái nhìn đầy tình cảm đó, có lẽ sẽ còn theo tôi đến cuối cuộc đời. Tôi đã khá say khi vào lại máy bay, gục trên ghế dựa và ngủ vùi suốt chuyến bay vượt Đai Tây Dương (Atlantic Ocean), chặng cuối cùng của hành trình về quê.

Phi cơ lại đáp xuống phi trường quân sự của TQLC ở căn cứ New River, bên kia Vịnh Morgan đã là bộ tư lệnh Lejeune, vào một đêm trong tháng hai của năm 2006. Những chiếc xe buýt đã đưa chúng tôi về đến khu vực của đơn vị trong trại Lejeune khoảng 9 giờ đêm. Gia đình và thân nhân của các quân nhân đã đứng chờ họ ở đấy tự bao giờ, chẳng cần phải nói đến niềm vui và tình cảm của họ dạt dào đến mức nào. Thế rồi mọi người tản ra để về nhà với thân nhân trên những chiếc xe riêng của gia đình họ. Tôi nhìn chung quanh và bỗng nhận ra rằng chẳng có ai đưa mình về khu nhà nghỉ tạm dành cho các sĩ quan độc thân. Cách giải quyết duy nhất là gọi một taxi, nhưng trước khi tôi làm việc này thì một trợ lý tuyên úy (RP) thuộc văn phòng tuyên úy trưởng của bô tư lệnh đã đến để giúp tôi. Anh ta xin lỗi vì đã đến trễ.

Nằm dài trên chiếc giường nệm trắng, gối êm của một phòng (giống như căn hộ) dành riêng cho các sĩ quan cao cấp, tôi hồi tưởng, “Quả là một thay đổi lớn!” Chỉ qua vài ngày, từ chiếc giường gấp đầy bụi bặm trong căn lều bạt tồi tàn dưới cơn bão cát, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau bằng một quả pháo… đến căn hộ bình yên, êm ấm và “cao cấp” này… Nhưng trước khi tôi có thể tận hưởng những thoải mái mà quân đội đã cung cấp, một ý tưởng khác đầy xúc động thình lình hiện lên trong tôi: Tôi đã không còn nơi nào để gọi là NHÀ ở thành phố New Orleans!

http://vietland.net/showthread.php?t=3200&page=484&s=288af0ebe6b974c7207b309fa39d974d

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm