Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH & CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 !

Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi

                                                  

                Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, thời gian còn lại các chiến sĩ mang trên vai áo Số 1 đã trấn giữ và hành quân liên tục trên một vùng chiến trường thật quá khắc nghiệt cực Bắc Quân Khu I. Một vùng khô cằn sỏi đá của hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên. Hình ảnh người chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những năm thăng trầm của lịch sử đã gắn liền với vận mệnh nổi trôi của đất nước. Các anh luôn hiện diện trong đời sống quá đỗi cơ cực của người dân đất nghèo Cam Lộ, Gio Linh, cho đến Hương Điền, Quảng Điền, Phú Thứ, Phú Lộc.

Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Những địa danh thật xa lạ mà người dân ở mãi tận vùng đất phì nhiêu Đồng Nai hay Cửu Long chưa từng nghe biết, bỗng đã trở thành quen thuộc từ trên trang đầu tin chiến sự những nhật báo hàng ngày. Cồn Thiên, Khe Sanh, Quốc Lộ 9, Ba Lòng, Tà Bạt, Làng Vei, Ashau, A Lưới. Những chiến thắng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh không chỉ vang vọng trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, mà còn vượt biên giới tỏa khắp thế giới. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thời thập niên 1970 đã tuyên bố : “Sư Đoàn 1 Bộ Binh là một sư đoàn thiện chiến nhất trên thế giới”. Tướng Vanuxem của Pháp ca ngợi tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Những lời khen ấy không phải phản ảnh từ  lời lẽ ngoại giao chiếu lệ, vì bản chất tự thân người Mỹ và người Pháp rất cao ngạo, ngoài dân tộc và quân lực của họ, thì họ không thể thấy một quân lực nào vượt trội hơn. Nhưng khi họ đã thành tâm nghiêng mình ca tụng một quân lực của một quốc gia nhỏ bé, thì những lời ấy là những lời thật lòng từ tận đáy thâm tâm.

Tiểu Đoàn 4/1 Lê Huấn, những Lê Lai thời lửa binh

                Năm 1969,  Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm trách thêm nhiệm vụ nặng nề, sau khi những Sư Đoàn Hoa Kỳ hồi hương. Giờ đây chỉ mỗi Sư Đoàn 1 Bộ Binh bảo vệ miền hỏa tuyến rừng múi mênh mông. Người ta nghĩ rằng Sư Đoàn 1 Bộ Binh khó có thể lấp kín được khoảng trống quá lớn này, về quân số cũng như về phương tiện cơ giới, hỏa lực so với các sư đoàn bạn. Nhưng yếu tố mà có thể cân bằng được sự chênh lệch ấy, là tài năng của dàn sĩ quan sư đoàn và sự thiện chiến, cùng với tấm lòng yêu nước chan chứa trong trái tim mỗi chiến sĩ. Điều mà nhiều sư đoàn hùng hậu Mỹ không làm được trên đất địa đầu, thì người chiến sĩ của một sư đoàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã làm được và làm hơn rất nhiều. Là đương đầu cùng lúc nhiều sư đoàn địch, nhiều mũi tấn công cực nguy hiễm, cực nóng cháy của địch, quân số ít hơn mà quân ta vẫn đánh thắng vang dội. Với ý chí, với truyền thống quyết chiến và quyết thắng, Sư Đoàn 1 Bộ Binh  vừa chiến đấu vừa giữ luôn nhiệm vụ bình định và xây dựng vùng nông thôn rộng lớn của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Cho đến khi lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã lớn mạnh có thể đảm đương những công việc thuộc về diện địa an ninh lãnh thổ, Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã có thể rảnh tay mở những cuộc hành quân lớn cấp trung đoàn truy lùng và tiêu diệt địch.
http://www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_04_2008/post-109-1209302498.jpg

                Năm 1970, trong lúc đoàn quân Tây chinh của các Quân Đoàn II, III và IV đang tiêu hủy những căn cứ hậu cần của cộng sản trên đất Kampuchea, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cũng đóng góp phần của mình với chiến thắng O’Relly. Căn Cứ O’Relly nằm cách Căn Cứ Hỏa Lực Barbara 7 cây số về hướng Tây, 15 cây số Đông biên giới Lào-Việt nằm trong tỉnh Quảng Trị. Là một cao điểm nằm trên dãy Trường Sơn chập chùng, căn cứ O’Relly quan sát những chuyển động của quân cộng và nằm trên đường tiến xuống đồng bằng của chúng. O’Relly là một cái gai nhức nhối mà cấp chỉ huy địch phải nhổ bằng mọi giá, lấy được O’Relly hay bức thoái quân ta, thì chúng có thể uy hiếp vùng đồng bằng Hải Lăng. Một tiểu đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh lên trấn giữ điểm cao, những chiến sĩ cùng với người anh lớn kính mến của họ là Trung Tá Lê Huấn thề giữ vững căn cứ này. Trung Tá Lê Huấn, một người sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, mà số mệnh chọn đưa tên ông vào thanh sử, khi một năm sau Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 1 do ông chỉ huy đã nhận nhiệm vụ đánh chận hậu cho toàn Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm rút ra khỏi Căn Cứ Hỏa Lực Lolo. Nếu thượng đế đoái thương cho ông được sống, thì con đường binh nghiệp còn sẽ đi lên cao, cố Đại Tá Huấn còn cống hiến nhiều lắm cho tổ quốc và cho dân tộc. Trung Tá Huấn không chờ giặc đến đánh, ông tổ chức những cuộc hành quân bung rộng ra khỏi căn cứ , mệnh đanh là các cuộc Hành Quân 361, 366. Cơ động và tấn công là sở trường của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị bao vây O’Relly thuộc Sư Đoàn 304 cộng sản Bắc Việt không chống nổi phải rút chạy, bỏ lại 196 xác cán binh. Trong cuộc Hành Quân Quang Trung tiếp theo sau đó, tiểu đoàn hãnh diện mang tên Lê Huấn đánh thắng một trận lớn trên chiến trường Hải Lăng trong tháng 8.1970, đối đầu với các Tiểu Đoàn 3, 6, 8  cũng thuộc Sư Đoàn 304 BV, đưa tiễn thêm 546 Sinh Bắc Tử Nam lên thiên đàng của họ. Nhờ nút chận O’Relly, mức độ xâm nhập của binh đội Bắc Việt xuống miền đồng bằng Quân Khu I đã không đủ cung ứng cho nhu cầu chiến trường. Hải Lăng hưởng được những ngày bình an, là tấm lá chắn an toàn cho thành phố Huế về phía Nam.

                Chiến dịch Lam Sơn 719 khởi diễn ngày 8.2.1971. Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh được vinh dự chọn làm nỗ lực chính đánh qua vùng Hạ Lào, nơi con đường huyết mạch mang tên Đường Mòn Hồ Chí Minh vận chuyển người và tiếp liệu địch xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Đèo Lao Bảo gần biên giới Lào-Việt. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I được thiết lập tại căn cứ Khe Sanh cũ, với danh xưng Hàm Nghi. Theo kế hoạch, quân Dù sẽ tấn công đến tận Tchépone và phá hủy Căn Cứ 604 nằm trên trục Đường Mòn Hồ Chí Minh. Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm nhiệm giai đoạn kế tiếp đánh tràn xuống hướng Nam phá hủy Căn Cứ Tiếp Vận 611 của địch. Sau giai đoạn này, tất cả các cánh quân của quân ta sẽ trở về Việt Nam bằng cả đường không vận và trên Quốc Lộ 9.

                Sau khi các cánh quân Biệt Động Quân, trên hướng Bắc, Nhảy Dù trên trục đường 9 và những cao điểm 31, 30  phía Bắc Quốc Lộ này bị thiệt hại nặng, Bộ Tư Lệnh Lam Sơn 719 của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm quyết định tung một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh nhảy xuống Tchépone, Trung Đoàn 2 và 3 Bộ Binh trấn giữ những cao điểm dọc theo trục Quốc Lộ và gần Tchépone  yểm trợ cho Trung Đoàn 1. Ngày 6.3.1971, Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, người hùng Mậu Thân 1968 cùng chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/2 của ông ồ ạt nhảy xuống khu vực ngoại ô thành phố Tchépone đái một cái rồi trở ra. Quân cộng đã rút hết về phía Nam sông Xepone chờ cơ hội khép chặt vòng vây và phản công tiêu diệt quân Nam. Nhiệm vụ vào Tchépon mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký thác đã xong, hang ổ hậu cần của giặc đã bị phá hủy, Thiếu Tá Huế nhận lệnh cấp tốc dẫn quân trở ra. Một lực lượng cộng quân hùng hậu với Sư Đoàn 2, 304, 308 và 324B tập trung lực lượng, quân số lên đến 40.000 người quyết tâm truy đuổi và tàn sát Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Các Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm,Trung Đoàn 2 của Đại Tá Ngô Văn Chung và Trung Đoàn  3 Bộ Binh đều chạm nặng với giặc.

Giặc nhung nhúc khắp nơi như những đàn kiến háu đói. Được cho uống thuốc kích thích và bị dí súng từ phía sau, cán binh cộng cản không còn con đường nào khác ngoài mỗi việc ôm súng hò hét lao vào lửa. Trung Đoàn 1 Bộ Binh bị vây khốn tại Căn Cứ Lolo, tình hình càng lúc càng nguy ngập. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng mở cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu một tiểu đoàn đánh hậu cho toàn Trung Đoàn rút. Người anh hùng Lê Huấn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 xin nhận nhiệm vụ nặng nề này. Ôi cao cả  biết ngần nào, người Lê Lai của thời đại lửa binh. Tiểu Đoàn của Trung Tá Lê Huấn nhận hy sinh để cho đồng đội được sống.
http://farm6.staticflickr.com/5132/5429241309_70e97657c1_b.jpg

                Cuộc ác chiến Hạ Lào vỡ bùng lên với tất cả những khía cạnh thảm khốc và tàn nhẫn nhất của cuộc chiến tranh giữ nước khổ ải của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu Đoàn 4/1 giữa trùng vây của giặc, đã không xin tải thương, mà chỉ xin tiếp tế đạn dược. Ngay cả lời thỉnh cầu này cũng không thể được thỏa mãn. Phi cơ tiếp tế không thể xuống thấp, dù là để xô những thùng đạn xuống, vì màn lươiù phòng không dầy đặc của giặc. Người lính VNCH không ngại chuyện tử sinh, nhưng các anh cần súng và đạn. Súng gãy, đạn hết, Trung Tá Lê Huấn và hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Tiểu Đoàn 4 lần lượt ngã gục. Trận đánh dưới cơn bão pháo lửa đạn, đến sắt thép cũng phải chảy mềm, huống gì thịt da con người. Xác thân của những người anh hùng đó đã oan khuất nằm vùi trơ vơ giữa vùng rừng núi xứ người. Chiến sĩ Tiểu Đoàn 4 dắt díu nhau đột phá mãi về hướng Đông, là hướng đất mẹ. Vài trăm chiến sĩ của Tiểu Đoàn 4/1 khi được các phi công Hoa Kỳ dũng cảm liều mạng đáp xuống bốc được chỉ còn vỏn vẹn 32 tay súng. Những khuôn mặt hốc hác đen nhẻm vì đói, khát, vì lao lực xông pha, vì nhiều đêm mất ngủ, quần áo rách nát vì gai góc núi rừng, đáng lẽ phải được vinh danh ngợi ca. Thì bọn báo chí phương Tây bất lương, ti tiện diễn tả các anh như là những người hèn nhát chạy trốn cái chết tìm cái sống bằng cách bám càng trực thăng. Trời ơi, để cứu sống hàng ngàn sinh mạng đồng đội rút được về quê hương an toàn, người lính quá đỗi tội nghiệp thảm thương của chúng ta đã bị bọn vô lương phỉ nhổ và lăng nhục. Chúng tôi viết những giòng này để tố cáo sự ác độc có toan tính của truyền thông thiên tả Tây phương, đặc biệt truyền thông phản chiến và những nhà làm chín sách Hoa Kỳ, với mục đích chuẩn bị dư luận thuận lợi cho quân Mỹ bỏ chạy ra khỏi Việt Nam và đổ vấy trách nhiệm cho người lính Việt Nam Cộng Hòa. Trong buổi lễ bàn giaoTiểu Đoàn cho vị Tiểu Đoàn Trưởmg mới là Trung Tá Nguyễn Văn Diệp, toàn Tiểu Đoàn 4 chỉ còn lại 50 chiến sĩ, kể cả quân số hậu cứ  đứng nghiêm chào người chỉ huy.

Thế hệ trẻ Việt Nam có đọc được những trang chiến sử oan khiên này, xin hãy hiểu cho rằng những người lính bị lăng mạ ấy đã chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc, trong đó cho cha mẹ các em và cả các em nữa. Nếu không có những người lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu ròng rã từ 1954 đến 1975, nếu các anh buông súng năm 1954, thì số phận toàn dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ chìm đắm trong bóng tối ghê rợn của cùm xích và tàn bạo. Các em sẽ không có cơ may được sinh sống tự do trên miền đất hạnh phúc ngoại quốc này. Hãy nhìn đất nước gọi là Bắc Hàn từ năm 1952 đến tận bây giờ, cuộc sống người dân ở đó không khác mấy với của những bầy gia súc. Câm nín, nhục nhã và nô lệ. Vì không chịu câm nín, không chịu làm kiếp thú nhà hèn nhục, nên người lính Việt Nam Cộng Hòa cầm súng ngăn chống cơn cuồng sát hung hãn của khối cộng sản quốc tế. Người ta đã gán ghép cuộc chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa như là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Không có một ý thức hệ nào hết, ngoài mỗi ý thức Chiến đấu hay là chết. Những danh xưng hay từ ngữ hoa mỹ của cuộc chiến tranh là do sự áp đặt của những thế lực bên ngoài. Trong tận cùng thâm tâm của người lính Việt Nam Cộng Hòa, thì một khi bất cứ một thế lực nào có ý đồ xâm chiếm áp đặt ách thống trị, dù nhân danh bằng bất cứ cái gì lên dãy đất hoa gấm Việt Nam, thì mỗi người lính, người dân Việt Nam có bổn phận cầm vũ khí đứng lên bảo vệ mảnh đất ấy. Đó là truyền thống bất khuất được hun đúc từ hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của tiền nhân, anh hùng liệt nữ mà đã chảy cuồn cuộn trong mạch máu nóng hổi của mỗi người lính Việt Nam Cộng Hòa.
http://farm6.staticflickr.com/5059/5427580622_f53b678156_b.jpg

                Tin tức bất lợi của đoàn quân Tây chinh Quân Đoàn I chẳng mấy chốc đã bay về đến Sài Gòn, dưới cái nhìn méo mó của giới báo chí ngoại quốc. Không có một phóng viên ngoại quốc nào dám theo chân đại quân Sư Đoàn 1 Bộ Binh đi quá sâu và nhảy xuống giữa hang ổ địch. Những tin tức tung ra trên báo chí của họ đều là nhuyện điêu thêu dệt và tưởng tượng ở ngay chân Đèo Lao Bảo, hoặc ở mãi tận Căn Cứ Hàm Nghi, thậm chí ở Đông Hà và phần lớn được tưởng tượng trong những căn phòng của kahc sạn Hương Giang ở Huế. Chỉ có duy nhất một phóng viên chiến trường Việt Nam cùng theo Tiểu Đoàn 2 của Thiếu Tá Trần Ngọc Huế. Người phóng viên gan dạ ấy chính là Thiếu Úy Dương Phục. Với sự dũng cảm này, Thiếu Úy Dương Phục đã được trao gắn Anh Dũng Bội Tinh. Chỉ những người phóng viên chiến trường của báo chí Việt Nam mới cảm nhận được vị cay đắng xót xa của người lính VNCH, với những bài tường thuật vinh danh các anh. Những tờ báo quân đội như Tiền Tuyến, Diều Hâu, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Tiền Phong, với những cây viết ký sự chiến trường dày dặn kinh nghiệm xông pha đã tích cực góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Trung Đoàn 1 Bộ Binh là trung đoàn tiến rất sâu trong cuộc hành quân để yểm trợ cho Trung Đoàn 2 tiến đánh Tchépone, nên một cuộc họp báo với sự tham dự của ký giả trong và ngoài nước được tổ chức, với sự hiện diện của chính những người lính tham dự trận đánh. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 Bộ Binh cùng hai sĩ quan trong bộ chỉ huy từ  Hạ Lào cùng Trung Đoàn trở về dưỡng quân ở Quảng Trị, ngày 22.3.1971 đã đáp máy bay vào Sài Gòn kể lại diễn tiến cuộc hành quân và trả lời những câu hỏi. Trong dịp này Đại Tá Điềm đã dành cho phóng viên chiến trường Nguyễn Đức Hiếu của nhật báo Tiền Tuyến một cuộc phỏng vấn về những chi tiết liên quan đến các trận ác chiến đẫm máu ở Căn Cứ Lolo chỉ mới diễn ra trong tuần lễ trước. Sau đây là nguyên văn bài viết của phóng viên Tiền Tuyến Nguyễn Đức Hiếu dưới tựa đề : 

10.000 CỘNG QUÂN BỊ ĐÁNH TAN TÁC TẠI CĂN CỨ LOLO

                Sự “xuất hiện” đột ngột của ông giữa thủ đô đông người đã cho thấy những tin tức báo chí loan tải nói rằng Đại Tá Điềm đã chết chỉ là tin thất thiệt. Dưới đây là những lời thuật xác thực nhất của những người từ chiến trường Hạ Lào trở về.

                Căn Cứ Lolo nằm trên một ngọn đồi với cao điểm 744, ở cách Khe Sanh 43 cây số về phía Tây, cách Tchépone 12 cây số về phía Đông, cách Quốc Lộ 9 khoảng 4 cây số về phía Nam và cách Đường Hồ Chí Minh 914 về phía Bắc 8 cây số. Với vị thế chiến lược quan trọng này, Căn Cứ Lolo được thiết lập ngày 1.3.1971, do Trung Đoàn 1 Bộ Binh lãnh nhiệm vụ trấn giữ để làm nhịp cầu giao tiếp giữa Khe Sanh với Tchépone. Bị thảm bại nặng nề và để Tchépone lọt vào tay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Việt coi như một sự sĩ nhục đau đớn nên quyết tâm rửa hận : bằng cách huy động trên mười ngàn quân kéo đến bao vây Căn Cứ Lolo với ý định bằng đủ cách “triệt hạ” cho được căn cứ này để “ăn tươi nuốt sống” Trung Đoàn 1 Bộ Binh hầu tạo tiếng vang mới. Đồng thời Bắc Việt cũng muốn cắt đứt mọi hiệu năng tiến quân yểm trợ của Việt Nam Cộng Hòa tại chiến trường Hạ Lào.

                Cộng quân đã cố gắng thực hiện ý định “quyết tâm diệt gọn” Trung Đoàn 1 Bộ Binh, và chiếm Căn Cứ Lolo để làm bàn đạp uy hiếp Sophia nằm cách đó trên đường đi đến Tchépone, nên huy động các đơn vị chủ lực Bắc Việt như Sư Đoàn 9, Trung Đoàn 812, Tiểu Đoàn K 8 và nhiều đơn vị hậu cần của Sư Đoàn 2 Thép Bắc Việt từ Nam Ngãi kéo về bao vây. Ngoài ra, địch quân còn tăng cường thêm các đơn vị thiện chiến để mở trận đánh khốc liệt vào Căn Cứ Lolo. Lực lượng địch được huy động đến bao vây Căn Cứ Lolo được mô tả là đông gấp bốn lần Trung Đoàn 1 Bộ Binh của Việt Nam Cộng Hòa. Đại Tá Điềm nhấn mạnh, tuy lực lượng địch đông đảo như vậy, nhưng sau bốn ngày ác chiến với Trung Đoàn 1 Bộ Binh đã bị đánh tan tác nên không còn giữ nổi áp lực nặng quanh Căn Cứ Lolo. Có ít nhất là một trung đoàn Bắc Việt trên 1.000 tên đã bị bắn hạ quanh căn cứ, trong lúc Trung Đoàn 1 Bộ binh số thương vong được ghi nhận trên 100 người.

                Những trận ác chiến đẫm máu nhất được diễn ra liên tiếp trong suốt hai ngày liền. Đó là ngày 15 và 16.3.1971. Cộng quân đã mở nhiều đợt xung phong đánh cận chiến với chiến sĩ Trung Đoàn 1 Bộ Binh. Bị đánh tan áp lực này, địch quân lại tạo lực áp lực khác bằng những cuộc pháo kích các loại đạn đại bác hạng nặng 122 ly và 152 ly vào vị trí đóng quân của Trung Đoàn 1 Bộ Binh và xung quanh Căn Cứ Lolo. Trước hỏa lực pháo của cộng quân quá mạnh mẽ, Đại Tá Điềm đã nhờ đến sự can thiệp của Không Quân trực sẵn để triệt hạ những ổ đại bác nặng của địch trong trường hợp bị chúng pháo kích bất ngờ. Ngoài ra các ổ trọng pháo 175 ly của ta đặt ở Lao Bảo cũng đã phản pháo thật chính xác, đã làm câm họng những khẩu đại bác của địch ngay khi chúng pháo mấy tràng đầu sang các vị trí đóng quân của Trung Đoàn1 Bộ Binh. Lấy độc trị độc đã được Đại Tá Điềm áp dụng như một ngón đòn sở trường trên chiến trường Hạ Lào, đã có một kết quả hữu hiệu ở ngay tại mặt trận Lolo.

                Trong những ngày trấn giữ Căn Cứ Lolo, Đại Tá Điềm cho biết sau những lần các toán thám sát của Đại Đội 1 Trinh Sát Trung Đoàn phát hiện lực lượng địch quân đông đảo ở cách Căn Cứ Lolo 5 cây số và cách đơn vị bạn chừng 500 thước. Đại Tá Điềm liền xin cho gọi pháo đài bay chiến lược B 52 đến dội bom tiêu diệt địch quân trước khi mở cuộc hành quân lục soát mục tiêu. Đại Tá Điềm nói rõ là tuy đơn vị của ta chỉ cách địch có 500 thước nhưng ông vẫn đưa tin lên thượng cấp cho pháo đài bay oanh kích, nhờ vậy mới có kết quả hữu hiệu. Đại Tá Điềm tiết lộ là trong những trường hợp như vậy, ông đã báo cáo với thượng cấp là các đơn vị của ông còn cách xa nơi sẽ bị dội bom ít nhất trên một cây số. Nhưng trên thực tế chỉ cách có 500 thước. Đại Tá Điềm bày tỏ :”Những trường hợp như vậy, chúng tôi phải gánh lấy phần rủi ro do B 52 gây nên. Nhưng những pháo đài bay chiến lược này đã hoạt động rất hữu hiệu và không gây tổn thất nào cho đơn vị chúng tôi”. Dịp này Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 Bộ Binh cũng đã mô tả hoạt cảnh của lúc pháo đài bay B 52 oanh kích mục tiêu địch quân, ông nói :”Nhìn B 52 dội bom, thấy chân tay cộng quân văng rải rác, những xác người tung cao lẫn trong tiếng bom đạn nổ vang rền, khói bụi mù mịt cùng cây cối bay tung tóe”. Ngoài ra, có nhiều cán binh cộng sản gần nơi dội bom cũng bị thương tích trầm trọng, bị dập nát tạng phủ, miệng ra máu và sau cùng phải chết dần mòn. Đại Tá Điềm đưa ra một thí dụ là tại Căn Cứ Lolo, sau khi B 52 dội bom cày nát mục tiêu địch, ông ra lệnh cho các cánh quân tiến vào lục soát và đã bắt sống 5 tù binh bị trúng B 52 nhưng chưa chết, miệng trào máu rỉ rả trông thật thê thảm. Trước tình cảnh đó, các Y sĩ trưởng trong đơn vị quân ta đã tận tình săn sóc vết thương cho họ nhưng cũng đành bó tay, không sao cứu thoát họ khỏi tay tử thần.

                Trong phần trình bày diễn tiến của cuộc hành quân do đơn vị ông đảm nhiệm, Đại Tá Điềm cho biết Trung Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh được lệnh đánh sang Lào từ ngày 8.2.1971 nhắm vào binh trạm 41 và Trung Đoàn 141 cộng quân. Nhưng đến ngày 3.3.1971 Trung Đoàn được lệnh tấn công vào Lolo và Liz để làm đầu cầu cho một đơn vị bạn tiến chiếm Tchépone. Đến ngày 8.3.1971 Trung Đoàn 1 nhận lệnh đánh sang phía Đông và đến ngày 11.3.1971 được lệnh triệt thoái về Việt Nam. Đề cập đến việc Trung Đoàn 1 Bộ Binh phải triệt thối ra khỏi Căn Cứ Lolo sau những ngày giao chiến đẫm máu với cộng quân tại đây, Đại Tá Điềm đã khẳng định rằng việc rời bỏ căn cứ này là một cuộc triệt thoái chiến thuật, chứ không phải vì áp lực của địch quân mà quân ta phải rút lui như dư luận đồn đãi. Ông nói thêm nếu bị áp lực của cộng quân mà triệt thoái, thì công cuộc triệt thoái này khó lòng thực hiện được như mong muốn, và nếu có thực hiện được, cũng sẽ bị tổn thất nặng nặng nề. Đại Tá Điềm cho hay cuộc triệt thoái khỏi Căn Cứ Hỏa Lực Lolo không bị một tổn thất nào, ngoại trừ ta phải bỏ lại 4 khẩu đại bác 105 ly và 2 khẩu 155 ly để tránh thiệt hại cho trực thăng cũng như phi hành đoàn.
http://farm9.staticflickr.com/8311/8042014897_1f1de5a387_b.jpg

                Trả lời một câu hỏi về việc thiết lập các căn cứ hỏa lực có cần phải là cố định không, Đại Tá Điềm nói rằng việc thiết lập căn cứ yểm trợ hỏa lực chỉ là những nhu cầu chiến thuật, chứ không phải là những căn cứ cố định. Ông giải thích :”Khi một cuộc hành quân mở ra trong một vùng nào, thì ta phải nghĩ ngay đến việc lập những căn cứ yểm trợ hỏa lực để yểm trợ cho cuộc tiến quân canh phòng, cũng như quấy phá địch quân. Một khi cuộc hành quân chấm dứt, đương nhiên các căn cứ yểm trợ hỏa lực này cũng được hủy bỏ luôn”.

Tiểu Đoàn Hoàng Mão được tuyên dương

                Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 Bộ Binh sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã được bình chọn là đơn vị xuất sắc nhất của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đó là Tiểu Đoàn 2/ 3 và người anh cả của chiến sĩ Tiểu Đoàn, Thiếu Tá Hoàng Mão. Thiếu Tá Hoàng Mão, người được báo chí mô tả là một trong những sĩ quan tài ba và dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp Khóa 20 Võ Bị Đà Lạt. Thiếu Tá Hoàng Mão sinh năm 1942 tại Thừa Thiên, đời binh  nghiệp của ông đến thời điểm 1971 được tô điểm bằng 17 Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu, cộng thêm hai Bảo Quốc Huân Chương Đệ Tứ  Đẳng và Đệ Ngũ Đẳng.

                Tiểu Đoàn 2/ 3 lừng tiếng bách thắng trong nhiều năm  trên các chiến trường đỏ lửa nhất vùng hỏa tuyến. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Tiểu Đoàn 2/ 3 lãnh sứ mệnh tiên phong nhảy xuống đường mòn Hồ Chí Minh. Dưới quyền điều động của người hào kiệt Hoàng Mão, Tiểu Đoàn 2/ 3 đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị địch, phá hủy hàng chục xe vận tải Molotova, dẫm nát hàng trăm tấn  quân dụng, đạn dược của chúng. Quân cộng phản ứng mãnh liệt, Trung Đoàn 44 cộng sản Bắc Việt được điều tới bao vây Tiểu Đoàn 2/ 3 suốt 24 ngày giữa rừng già, với một tình thế hết sức nguy ngập. Quân số địch đông ấp năm lần quân số quân ta, đạn dược Tiểu Đoàn đã dần kiệt quệ. Nhưng với người chiến sĩ  Sư Đoàn 1 Bộ Binh, còn nắm chắc tay súng, còn một hơi thở, thì các anh còn chiến đấu đến kỳ cùng. Giặc không biết là chúng đang chạm với Tiểu Đoàn Hoàng Mão, tiểu đoàn cứng như thép của Trị Thiên. Trong một tình thế tuyệt vọng giữa vòng vây cường kích của giặc như vậy mà Thiếu Tá Hoàng Mão cùng các sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy đã bình tĩnh gỡ dần những nút thắt trùng điệp, đã chuyển bại thành thắng. Chẳng những đơn vị thoát khỏi vòng lửa đạn mà còn lật ngược thế cờ tiêu diệt hơn 300 cộng quân. Chung quanh hầm hố giao thông hào của quân ta, các cán binh cộng sản nằm la liệt, vắt vẻo trong mọi tư thế kinh hoàng. Tiểu Đoàn 2/ 3 cùng Trung Đoàn 3 Bộ Binh trở về Việt Nam trong tư thế hào hùng. Dù thành quả của toàn chiến dịch còn nhiều hạn chế chưa được như mong muốn như kế hoạch, đại quân Quân Đoàn I chỉ có 17.000 tay súng, một quân số ít ỏi rất trái với nguyên tắc căn bản của tấn công, là lấy số đông đè bẹp số ít. Người chiến sĩ VNCH đã làm nên chuyện phi thường, là lấy số ít đánh tan nát số đông địch. Binh cần tinh nhuệ không cần đông. 

LAM SƠN 720 VÀ LAM SƠN 810

                Trở về vùng địa đầu chưa được mấy nỗi, thì Trung Đoàn 3 nhận lệnh tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 720. Thiếu Tá Hoàng Mão và chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 3 được giao cho nhiệm vụ đánh ngọn đồi mang tên Động A Tây do Trung Đoàn 6 Bắc Việt chiếm giữ . Ngọn đồi Động A Tây là nơi đã xảy ra nhiều trận giao tranh ác liệt giữa quân địch với nhiều đơn vị khác của Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến. Thiếu Tá Hoàng Mão, bằng mọi cách phải đánh chiếm Động A Tây, không cho phép Trung Đoàn BV chốt trên đó thêm một ngày nào nữa. Nhiệm vụ thật khó khăn vì chốt địch rải dầy đặc trên cao điểm. Đơn vị địch quyết tử thủ để bảo vệ bộ chỉ huy Trung Đoàn 6 của chúng. Trận đánh giữa Tiểu Đoàn 2/ 3 và Trung Đoàn 6 BV khởi diễn từ 7 giờ 30 sáng ngày 26.5.1971. Quân Tiểu Đoàn Hoàng Mão xác định đánh, và đánh là phải thắng. Các chiến sĩ  Trung Đoàn 3 Bộ Binh quần thảo với địch không mệt mỏi suốt 48 tiếng đồng hồ. Quân ta siết chặt gọng kềm từ hai hướng Bắc và Nam. Giờ thứ 49 những người lính tiền phong khinh binh của ta đã cắm ngọn Cờ Vàng Việt Nam Đại Nghĩa trên ngọn Động A Tây. Quân giặc tháo chạy tán loạn trước những kỹ thuật diệt chốt và đánh cận chiến thần sầu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Chúng kinh hoàng đến nỗi không kịp mang theo 150 xác đồng bạn. Tưởng cũng nên nhớ lại, Tiểu Đoàn 2/ 3 là đơn vị từng đánh chiếm Thành Nội và dựng cờ tại Kỳ Đài Phú Văn Lâu đầu xuân Mậu Thân 1968.

Đại Đội Hắc Báo

                Nhưng đơn vị chủ lực của Lam Sơn 720 chính là 260 chiến sĩ của Đại Đội Hắc Báo. Quân số Đại Đội do các Trung Đoàn cung cấp nhưng vẫn nằm dưới sự quản trị của các Trung Đoàn. Những vị chỉ huy Hắc Báo đều là những sĩ quan ngoại hạng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đại Đội Hắc Báo được thành lập trong năm 1964 do nhu cầu của tình hình dòi hỏi, với danh xưng đầu tiên là Lực Lượng Hành Động Cấp Thời. Chiến sĩ Hắc Báo chiến đấu dũng mãnh, kỷ luật nghiêm minh và rất được lòng dân, thường được dân chúng vùng hỏa tuyến xem như là “những người bảo vệ Huế”. Nhiệm vụ của Lực Lượng Hành Động Cấp Thời là luôn sẵn sàng tiếp viện cho các đơn vị bạn ngoài mặt trận. Những lúc rỗi rãnh thì đi hộ tống những đoàn xe Quân Vận chở quân trang, đạn dược, tiếp liệu đồn trú ở phía Bắc Đèo hải Vân, khoảng đường từ Lăng Cô lến Đông Hà, Quảng Trị.  Quân số Hắc Báo lên đến sáu trung đội và được luân phiên nhau đi thụ huấn chuyên nghiệp tại trại Evans nằm trong khuôn khổ chương trình của Trung Đoàn 75 Biệt Động Quân Hoa Kỳ. Chiến sĩ Hắc Báo được huấn luyện kỹ thuật đánh cận chiến rất kỹ lưỡng. Theo cung từ của tù binh Bắc Việt, thì các đơn vị cộng quân rất ngại đánh xáp lá cà với lính Hắc Báo, nên chúng chỉ có thể đánh lén hay đánh từ xa, khi thấy không êm thì chém vè.

                Mỗi chiến sĩ Hắc Báo ngoài huy hiệu Sư Đoàn 1 Bộ Binh mang trên vai áo trái, các anh rất hãnh diện đeo trên túi áo phải phù hiệu hình tam giác, ở giữa thêu đầu con Báo Đen và hai chữ  “Hắc Báo”. Mỗi một chiến sĩ Hắc Báo là một chuyên viên sử dụng bản đồ và địa bàn, tương tự như các chiến sĩ Mũ Xanh 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Chiến sĩ Hắc Báo chiến đấu theo cấp trung đội, tấn công chớp nhoáng các vị trí địch trong lãnh thổ Quân Khu I. Thông thường chiến sĩ Hắc Báo vận trang phục thay đổi như sau :

-              Thứ Hai và Thứ Ba : quân phục xanh màu ô liu.

-              Thứ Tư, Thứ Năm và Thứ Sáu : quân phục ngụy trang (camouflag) rằn ri màu lá cây rừng như của Nhảy Dù hay Biệt Động Quân.

-              Thứ Bảy và Chúa Nhật : Đồ vải đen.

Là một trong những đơn vị xung kích nòng cốt của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong cuộc hành quân Lam Sơn 720, Đại Đội Hắc Báo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Hoàng Đoàn, ngày 8.6.1971 đã nhận lệnh làm một cuộc nhảy đột kích thần tốc vào căn cứ hậu cần của Mặt Trận 7 cộng sản Bắc Việt trên vùng biên giới Việt-Lào phá hủy 3 xe Molotova và 12 tấn đạn dược của địch. Ngày 26.6.1971, Đại Đội Hắc Báo chuyển hướng tấn công vào Binh Trạm 106 tại thung lũng Ashau. Trận đánh chớp nhoáng đã được kết thúc nhanh chóng gây thiệt hại nặng cho địch. Cũng chính đơn vị ưu tú này của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã hai lần được điều động đột kích bất ngờ vào khu rừng thông, nơi đồn trú của bộ chỉ huy Quân Khu Trị Thiên của cộng quân ngày 31.3.1971, và bản doanh của bộ chỉ huy Trung Đoàn 812 BV gây kinh hoàng bất an trong lòng mật khu giặc. Chỉ cách cuộc hành quân Lam Sơn 720  hai tuần trước, trong Lam Sơn 719, ngày 7.3.1971, một ngày sau khi Thiếu Tá Huế và chiến sĩ Tiểu Đoàn 2 của ông nhảy vào Tchépone, thì chiến sĩ Hắc Báo được lệnh trực thăng vận khẩn cấp đến khu vực bãi đáp Bản Đông gần Căn Cứ Hỏa Lực A Lưới để tìm cứu một toán phi hành trực thăng Hoa Kỳ bị quân cộng bắn rớt hai ngày trước. Hơn hai trăm chiến sĩ Hắc Báo vừa nhảy xuống Bản Đông đã bị quân phục sẵn của địch chận đánh dữ dội. Tội nghiệp cho những cán binh Bắc quân, họ không biết đang đối đầu với những ai. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, với con số chiến thương rất nhỏ, Đại Đội Hắc Báo thanh toán đẹp đẽ đối phương với 60 cán binh Bắc Việt phút chốc đã trở thành “liệt sĩ”, tịch thu 30 vũ khí đủ loại, rồi ung dung dẫn đoàn phi hành Mỹ mặt mũi tái xanh như tàu lá lên phi cơ về Khe Sanh an toàn. Những người bạn Mỹ đã không tiếc lời khen ngợi mức độ chiến đấu gan lì đến phi thường của người lính Việt Nam. Sư Đoàn 101 Không Kỵ Nhảy Dù Hoa Kỳ, lực lượng yễm trợ hỏa lực chính yếu của những cuộc hành quân Lam Sơn, khi có những công tác cấp cứu đặc biệt bao giờ cũng xin đích danh Đại Đội Hắc Báo.

Cuộc hành quân Lam Sơn 810 mở màn với trận đánh đột kích của Đại Đội Hắc Báo ngày 12.9.1971 vào một vị trí địch cách Khe Sanh 19 cây số về hướng Tây Bắc, các biên giới Lào chừng một cây số rưỡi. Trong cuộc đột kích chớp nhoáng này quân Hắc Báo đã tịch thu được 4 đại pháo 122 ly nòng dài đến 5m 70. Đây là những khẩu đại pháo giết người cộng sản vừa nhận được viện trợ của khối cộng sản. Đại pháo 122 ly do Liên Sô chế tạo có đặc tính như sau. Nặng 6.575 kí lô, sơ tốc 914 m một giây, tầm bắn vòng cung xa đến 21 cây số 900. Như vậy pháo 122 ly đã vượt trội và chiếm ưu thế khoảng cách so với pháo 105 ly (9 cây số) và pháo 155 ly (15 cây số) của quân Cộng Hòa. Viên đạn đại pháo 122 ly rất dài, vỏ đạn dài 784 mm, đầu đạn dài đến 602 mm. Viên đạn nặng 41 kí, nhịp độ tác xạ 6 viên một phút. Mỗi khẩu 122 ly của địch cần 10 pháo thủ, không kể lực lượng an ninh và khuân vác. Cộng quân đã ngụy trang và bảo vệ những khẫu đại pháo này rất cẩn thận. Nhưng chúng đã nhanh chóng bỏ chạy tháo thân ngay những phút đầu tấn công ồ ạt của những con Báo Đen. Những khẩu pháo gớm ghiếc này nếu giặc kéo được xuống vùng cận sơn Trị Thiên, thì chắc sẽ gây rất nhiều chết chóc cho dân chúng, khi chúng pháo kích bừa bãi vào các làng mạc, thị trấn. Điều mà chúng sẽ làm trong mùa hè 1972. Ba ngày sau, quân Hắc Báo lại nhảy xuống một địa danh thật xa lạ người hậu phương chưa từng nghe biết là Nguồn Rào, một địa điểm cách biên giới Việt-Lào 12 cây số  về phía Đông đã phá hủy kho tiếp liệu H 6 khổng lồ của cộng sản.

Theo Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Lam Sơn 810, cuộc hành quân này đã thâu đạt kết quả tốt. Trong vùng kiểm soát của các cánh quân từ Quốc Lộ 9 cho đến biên giới Việt-Lào không có một lực lượng địch quân nào đáng kể. Ảnh hưởng vụ lụt miền Bắc làm vận chuyển tiếp liệu khó khăn, dưới sức tiến mạnh mẽ của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị cộng quân buộc phải tháo lui qua biên giới và rút về Bắc sớm hơn. Binh đội cộng sản cần một thời gian dài mới trở lại vùng biên giới được. Thiếu Tướng Phú đã dự đoán đúng, phải cần đến gần bảy tháng, với quân viện Nga Tàu ùn ùn đổ vào miền Bắc vô giới hạn, Hà Nội mới có thể mở cuộc đại tấn công đầu mùa hè 1972. Cuộc chiến mùa hè 1972 quá khốc liệt, với tất cả mọi khía cạnh đẫm máu và đau thương của chiến tranh, nên người lính-nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh nó là Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận quyết chiến giữa Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị hùng hậu địch sẽ được mô tả trong những trang chiến sử dưới một khía cạnh khác thậm chí còn khốc liệt hơn Lam Sơn 719.

 PHẠM PHONG DINH

(Trích trong tác phẩm THIÊN HÙNG CA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA)

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH & CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 !

Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi

                                                  

                Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, thời gian còn lại các chiến sĩ mang trên vai áo Số 1 đã trấn giữ và hành quân liên tục trên một vùng chiến trường thật quá khắc nghiệt cực Bắc Quân Khu I. Một vùng khô cằn sỏi đá của hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên. Hình ảnh người chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những năm thăng trầm của lịch sử đã gắn liền với vận mệnh nổi trôi của đất nước. Các anh luôn hiện diện trong đời sống quá đỗi cơ cực của người dân đất nghèo Cam Lộ, Gio Linh, cho đến Hương Điền, Quảng Điền, Phú Thứ, Phú Lộc.

Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Những địa danh thật xa lạ mà người dân ở mãi tận vùng đất phì nhiêu Đồng Nai hay Cửu Long chưa từng nghe biết, bỗng đã trở thành quen thuộc từ trên trang đầu tin chiến sự những nhật báo hàng ngày. Cồn Thiên, Khe Sanh, Quốc Lộ 9, Ba Lòng, Tà Bạt, Làng Vei, Ashau, A Lưới. Những chiến thắng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh không chỉ vang vọng trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, mà còn vượt biên giới tỏa khắp thế giới. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thời thập niên 1970 đã tuyên bố : “Sư Đoàn 1 Bộ Binh là một sư đoàn thiện chiến nhất trên thế giới”. Tướng Vanuxem của Pháp ca ngợi tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Những lời khen ấy không phải phản ảnh từ  lời lẽ ngoại giao chiếu lệ, vì bản chất tự thân người Mỹ và người Pháp rất cao ngạo, ngoài dân tộc và quân lực của họ, thì họ không thể thấy một quân lực nào vượt trội hơn. Nhưng khi họ đã thành tâm nghiêng mình ca tụng một quân lực của một quốc gia nhỏ bé, thì những lời ấy là những lời thật lòng từ tận đáy thâm tâm.

Tiểu Đoàn 4/1 Lê Huấn, những Lê Lai thời lửa binh

                Năm 1969,  Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm trách thêm nhiệm vụ nặng nề, sau khi những Sư Đoàn Hoa Kỳ hồi hương. Giờ đây chỉ mỗi Sư Đoàn 1 Bộ Binh bảo vệ miền hỏa tuyến rừng múi mênh mông. Người ta nghĩ rằng Sư Đoàn 1 Bộ Binh khó có thể lấp kín được khoảng trống quá lớn này, về quân số cũng như về phương tiện cơ giới, hỏa lực so với các sư đoàn bạn. Nhưng yếu tố mà có thể cân bằng được sự chênh lệch ấy, là tài năng của dàn sĩ quan sư đoàn và sự thiện chiến, cùng với tấm lòng yêu nước chan chứa trong trái tim mỗi chiến sĩ. Điều mà nhiều sư đoàn hùng hậu Mỹ không làm được trên đất địa đầu, thì người chiến sĩ của một sư đoàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã làm được và làm hơn rất nhiều. Là đương đầu cùng lúc nhiều sư đoàn địch, nhiều mũi tấn công cực nguy hiễm, cực nóng cháy của địch, quân số ít hơn mà quân ta vẫn đánh thắng vang dội. Với ý chí, với truyền thống quyết chiến và quyết thắng, Sư Đoàn 1 Bộ Binh  vừa chiến đấu vừa giữ luôn nhiệm vụ bình định và xây dựng vùng nông thôn rộng lớn của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Cho đến khi lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã lớn mạnh có thể đảm đương những công việc thuộc về diện địa an ninh lãnh thổ, Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã có thể rảnh tay mở những cuộc hành quân lớn cấp trung đoàn truy lùng và tiêu diệt địch.
http://www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_04_2008/post-109-1209302498.jpg

                Năm 1970, trong lúc đoàn quân Tây chinh của các Quân Đoàn II, III và IV đang tiêu hủy những căn cứ hậu cần của cộng sản trên đất Kampuchea, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cũng đóng góp phần của mình với chiến thắng O’Relly. Căn Cứ O’Relly nằm cách Căn Cứ Hỏa Lực Barbara 7 cây số về hướng Tây, 15 cây số Đông biên giới Lào-Việt nằm trong tỉnh Quảng Trị. Là một cao điểm nằm trên dãy Trường Sơn chập chùng, căn cứ O’Relly quan sát những chuyển động của quân cộng và nằm trên đường tiến xuống đồng bằng của chúng. O’Relly là một cái gai nhức nhối mà cấp chỉ huy địch phải nhổ bằng mọi giá, lấy được O’Relly hay bức thoái quân ta, thì chúng có thể uy hiếp vùng đồng bằng Hải Lăng. Một tiểu đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh lên trấn giữ điểm cao, những chiến sĩ cùng với người anh lớn kính mến của họ là Trung Tá Lê Huấn thề giữ vững căn cứ này. Trung Tá Lê Huấn, một người sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, mà số mệnh chọn đưa tên ông vào thanh sử, khi một năm sau Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 1 do ông chỉ huy đã nhận nhiệm vụ đánh chận hậu cho toàn Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm rút ra khỏi Căn Cứ Hỏa Lực Lolo. Nếu thượng đế đoái thương cho ông được sống, thì con đường binh nghiệp còn sẽ đi lên cao, cố Đại Tá Huấn còn cống hiến nhiều lắm cho tổ quốc và cho dân tộc. Trung Tá Huấn không chờ giặc đến đánh, ông tổ chức những cuộc hành quân bung rộng ra khỏi căn cứ , mệnh đanh là các cuộc Hành Quân 361, 366. Cơ động và tấn công là sở trường của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị bao vây O’Relly thuộc Sư Đoàn 304 cộng sản Bắc Việt không chống nổi phải rút chạy, bỏ lại 196 xác cán binh. Trong cuộc Hành Quân Quang Trung tiếp theo sau đó, tiểu đoàn hãnh diện mang tên Lê Huấn đánh thắng một trận lớn trên chiến trường Hải Lăng trong tháng 8.1970, đối đầu với các Tiểu Đoàn 3, 6, 8  cũng thuộc Sư Đoàn 304 BV, đưa tiễn thêm 546 Sinh Bắc Tử Nam lên thiên đàng của họ. Nhờ nút chận O’Relly, mức độ xâm nhập của binh đội Bắc Việt xuống miền đồng bằng Quân Khu I đã không đủ cung ứng cho nhu cầu chiến trường. Hải Lăng hưởng được những ngày bình an, là tấm lá chắn an toàn cho thành phố Huế về phía Nam.

                Chiến dịch Lam Sơn 719 khởi diễn ngày 8.2.1971. Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh được vinh dự chọn làm nỗ lực chính đánh qua vùng Hạ Lào, nơi con đường huyết mạch mang tên Đường Mòn Hồ Chí Minh vận chuyển người và tiếp liệu địch xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Đèo Lao Bảo gần biên giới Lào-Việt. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I được thiết lập tại căn cứ Khe Sanh cũ, với danh xưng Hàm Nghi. Theo kế hoạch, quân Dù sẽ tấn công đến tận Tchépone và phá hủy Căn Cứ 604 nằm trên trục Đường Mòn Hồ Chí Minh. Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm nhiệm giai đoạn kế tiếp đánh tràn xuống hướng Nam phá hủy Căn Cứ Tiếp Vận 611 của địch. Sau giai đoạn này, tất cả các cánh quân của quân ta sẽ trở về Việt Nam bằng cả đường không vận và trên Quốc Lộ 9.

                Sau khi các cánh quân Biệt Động Quân, trên hướng Bắc, Nhảy Dù trên trục đường 9 và những cao điểm 31, 30  phía Bắc Quốc Lộ này bị thiệt hại nặng, Bộ Tư Lệnh Lam Sơn 719 của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm quyết định tung một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh nhảy xuống Tchépone, Trung Đoàn 2 và 3 Bộ Binh trấn giữ những cao điểm dọc theo trục Quốc Lộ và gần Tchépone  yểm trợ cho Trung Đoàn 1. Ngày 6.3.1971, Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, người hùng Mậu Thân 1968 cùng chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/2 của ông ồ ạt nhảy xuống khu vực ngoại ô thành phố Tchépone đái một cái rồi trở ra. Quân cộng đã rút hết về phía Nam sông Xepone chờ cơ hội khép chặt vòng vây và phản công tiêu diệt quân Nam. Nhiệm vụ vào Tchépon mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký thác đã xong, hang ổ hậu cần của giặc đã bị phá hủy, Thiếu Tá Huế nhận lệnh cấp tốc dẫn quân trở ra. Một lực lượng cộng quân hùng hậu với Sư Đoàn 2, 304, 308 và 324B tập trung lực lượng, quân số lên đến 40.000 người quyết tâm truy đuổi và tàn sát Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Các Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm,Trung Đoàn 2 của Đại Tá Ngô Văn Chung và Trung Đoàn  3 Bộ Binh đều chạm nặng với giặc.

Giặc nhung nhúc khắp nơi như những đàn kiến háu đói. Được cho uống thuốc kích thích và bị dí súng từ phía sau, cán binh cộng cản không còn con đường nào khác ngoài mỗi việc ôm súng hò hét lao vào lửa. Trung Đoàn 1 Bộ Binh bị vây khốn tại Căn Cứ Lolo, tình hình càng lúc càng nguy ngập. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng mở cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu một tiểu đoàn đánh hậu cho toàn Trung Đoàn rút. Người anh hùng Lê Huấn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 xin nhận nhiệm vụ nặng nề này. Ôi cao cả  biết ngần nào, người Lê Lai của thời đại lửa binh. Tiểu Đoàn của Trung Tá Lê Huấn nhận hy sinh để cho đồng đội được sống.
http://farm6.staticflickr.com/5132/5429241309_70e97657c1_b.jpg

                Cuộc ác chiến Hạ Lào vỡ bùng lên với tất cả những khía cạnh thảm khốc và tàn nhẫn nhất của cuộc chiến tranh giữ nước khổ ải của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu Đoàn 4/1 giữa trùng vây của giặc, đã không xin tải thương, mà chỉ xin tiếp tế đạn dược. Ngay cả lời thỉnh cầu này cũng không thể được thỏa mãn. Phi cơ tiếp tế không thể xuống thấp, dù là để xô những thùng đạn xuống, vì màn lươiù phòng không dầy đặc của giặc. Người lính VNCH không ngại chuyện tử sinh, nhưng các anh cần súng và đạn. Súng gãy, đạn hết, Trung Tá Lê Huấn và hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Tiểu Đoàn 4 lần lượt ngã gục. Trận đánh dưới cơn bão pháo lửa đạn, đến sắt thép cũng phải chảy mềm, huống gì thịt da con người. Xác thân của những người anh hùng đó đã oan khuất nằm vùi trơ vơ giữa vùng rừng núi xứ người. Chiến sĩ Tiểu Đoàn 4 dắt díu nhau đột phá mãi về hướng Đông, là hướng đất mẹ. Vài trăm chiến sĩ của Tiểu Đoàn 4/1 khi được các phi công Hoa Kỳ dũng cảm liều mạng đáp xuống bốc được chỉ còn vỏn vẹn 32 tay súng. Những khuôn mặt hốc hác đen nhẻm vì đói, khát, vì lao lực xông pha, vì nhiều đêm mất ngủ, quần áo rách nát vì gai góc núi rừng, đáng lẽ phải được vinh danh ngợi ca. Thì bọn báo chí phương Tây bất lương, ti tiện diễn tả các anh như là những người hèn nhát chạy trốn cái chết tìm cái sống bằng cách bám càng trực thăng. Trời ơi, để cứu sống hàng ngàn sinh mạng đồng đội rút được về quê hương an toàn, người lính quá đỗi tội nghiệp thảm thương của chúng ta đã bị bọn vô lương phỉ nhổ và lăng nhục. Chúng tôi viết những giòng này để tố cáo sự ác độc có toan tính của truyền thông thiên tả Tây phương, đặc biệt truyền thông phản chiến và những nhà làm chín sách Hoa Kỳ, với mục đích chuẩn bị dư luận thuận lợi cho quân Mỹ bỏ chạy ra khỏi Việt Nam và đổ vấy trách nhiệm cho người lính Việt Nam Cộng Hòa. Trong buổi lễ bàn giaoTiểu Đoàn cho vị Tiểu Đoàn Trưởmg mới là Trung Tá Nguyễn Văn Diệp, toàn Tiểu Đoàn 4 chỉ còn lại 50 chiến sĩ, kể cả quân số hậu cứ  đứng nghiêm chào người chỉ huy.

Thế hệ trẻ Việt Nam có đọc được những trang chiến sử oan khiên này, xin hãy hiểu cho rằng những người lính bị lăng mạ ấy đã chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc, trong đó cho cha mẹ các em và cả các em nữa. Nếu không có những người lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu ròng rã từ 1954 đến 1975, nếu các anh buông súng năm 1954, thì số phận toàn dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ chìm đắm trong bóng tối ghê rợn của cùm xích và tàn bạo. Các em sẽ không có cơ may được sinh sống tự do trên miền đất hạnh phúc ngoại quốc này. Hãy nhìn đất nước gọi là Bắc Hàn từ năm 1952 đến tận bây giờ, cuộc sống người dân ở đó không khác mấy với của những bầy gia súc. Câm nín, nhục nhã và nô lệ. Vì không chịu câm nín, không chịu làm kiếp thú nhà hèn nhục, nên người lính Việt Nam Cộng Hòa cầm súng ngăn chống cơn cuồng sát hung hãn của khối cộng sản quốc tế. Người ta đã gán ghép cuộc chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa như là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Không có một ý thức hệ nào hết, ngoài mỗi ý thức Chiến đấu hay là chết. Những danh xưng hay từ ngữ hoa mỹ của cuộc chiến tranh là do sự áp đặt của những thế lực bên ngoài. Trong tận cùng thâm tâm của người lính Việt Nam Cộng Hòa, thì một khi bất cứ một thế lực nào có ý đồ xâm chiếm áp đặt ách thống trị, dù nhân danh bằng bất cứ cái gì lên dãy đất hoa gấm Việt Nam, thì mỗi người lính, người dân Việt Nam có bổn phận cầm vũ khí đứng lên bảo vệ mảnh đất ấy. Đó là truyền thống bất khuất được hun đúc từ hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của tiền nhân, anh hùng liệt nữ mà đã chảy cuồn cuộn trong mạch máu nóng hổi của mỗi người lính Việt Nam Cộng Hòa.
http://farm6.staticflickr.com/5059/5427580622_f53b678156_b.jpg

                Tin tức bất lợi của đoàn quân Tây chinh Quân Đoàn I chẳng mấy chốc đã bay về đến Sài Gòn, dưới cái nhìn méo mó của giới báo chí ngoại quốc. Không có một phóng viên ngoại quốc nào dám theo chân đại quân Sư Đoàn 1 Bộ Binh đi quá sâu và nhảy xuống giữa hang ổ địch. Những tin tức tung ra trên báo chí của họ đều là nhuyện điêu thêu dệt và tưởng tượng ở ngay chân Đèo Lao Bảo, hoặc ở mãi tận Căn Cứ Hàm Nghi, thậm chí ở Đông Hà và phần lớn được tưởng tượng trong những căn phòng của kahc sạn Hương Giang ở Huế. Chỉ có duy nhất một phóng viên chiến trường Việt Nam cùng theo Tiểu Đoàn 2 của Thiếu Tá Trần Ngọc Huế. Người phóng viên gan dạ ấy chính là Thiếu Úy Dương Phục. Với sự dũng cảm này, Thiếu Úy Dương Phục đã được trao gắn Anh Dũng Bội Tinh. Chỉ những người phóng viên chiến trường của báo chí Việt Nam mới cảm nhận được vị cay đắng xót xa của người lính VNCH, với những bài tường thuật vinh danh các anh. Những tờ báo quân đội như Tiền Tuyến, Diều Hâu, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Tiền Phong, với những cây viết ký sự chiến trường dày dặn kinh nghiệm xông pha đã tích cực góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Trung Đoàn 1 Bộ Binh là trung đoàn tiến rất sâu trong cuộc hành quân để yểm trợ cho Trung Đoàn 2 tiến đánh Tchépone, nên một cuộc họp báo với sự tham dự của ký giả trong và ngoài nước được tổ chức, với sự hiện diện của chính những người lính tham dự trận đánh. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 Bộ Binh cùng hai sĩ quan trong bộ chỉ huy từ  Hạ Lào cùng Trung Đoàn trở về dưỡng quân ở Quảng Trị, ngày 22.3.1971 đã đáp máy bay vào Sài Gòn kể lại diễn tiến cuộc hành quân và trả lời những câu hỏi. Trong dịp này Đại Tá Điềm đã dành cho phóng viên chiến trường Nguyễn Đức Hiếu của nhật báo Tiền Tuyến một cuộc phỏng vấn về những chi tiết liên quan đến các trận ác chiến đẫm máu ở Căn Cứ Lolo chỉ mới diễn ra trong tuần lễ trước. Sau đây là nguyên văn bài viết của phóng viên Tiền Tuyến Nguyễn Đức Hiếu dưới tựa đề : 

10.000 CỘNG QUÂN BỊ ĐÁNH TAN TÁC TẠI CĂN CỨ LOLO

                Sự “xuất hiện” đột ngột của ông giữa thủ đô đông người đã cho thấy những tin tức báo chí loan tải nói rằng Đại Tá Điềm đã chết chỉ là tin thất thiệt. Dưới đây là những lời thuật xác thực nhất của những người từ chiến trường Hạ Lào trở về.

                Căn Cứ Lolo nằm trên một ngọn đồi với cao điểm 744, ở cách Khe Sanh 43 cây số về phía Tây, cách Tchépone 12 cây số về phía Đông, cách Quốc Lộ 9 khoảng 4 cây số về phía Nam và cách Đường Hồ Chí Minh 914 về phía Bắc 8 cây số. Với vị thế chiến lược quan trọng này, Căn Cứ Lolo được thiết lập ngày 1.3.1971, do Trung Đoàn 1 Bộ Binh lãnh nhiệm vụ trấn giữ để làm nhịp cầu giao tiếp giữa Khe Sanh với Tchépone. Bị thảm bại nặng nề và để Tchépone lọt vào tay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Việt coi như một sự sĩ nhục đau đớn nên quyết tâm rửa hận : bằng cách huy động trên mười ngàn quân kéo đến bao vây Căn Cứ Lolo với ý định bằng đủ cách “triệt hạ” cho được căn cứ này để “ăn tươi nuốt sống” Trung Đoàn 1 Bộ Binh hầu tạo tiếng vang mới. Đồng thời Bắc Việt cũng muốn cắt đứt mọi hiệu năng tiến quân yểm trợ của Việt Nam Cộng Hòa tại chiến trường Hạ Lào.

                Cộng quân đã cố gắng thực hiện ý định “quyết tâm diệt gọn” Trung Đoàn 1 Bộ Binh, và chiếm Căn Cứ Lolo để làm bàn đạp uy hiếp Sophia nằm cách đó trên đường đi đến Tchépone, nên huy động các đơn vị chủ lực Bắc Việt như Sư Đoàn 9, Trung Đoàn 812, Tiểu Đoàn K 8 và nhiều đơn vị hậu cần của Sư Đoàn 2 Thép Bắc Việt từ Nam Ngãi kéo về bao vây. Ngoài ra, địch quân còn tăng cường thêm các đơn vị thiện chiến để mở trận đánh khốc liệt vào Căn Cứ Lolo. Lực lượng địch được huy động đến bao vây Căn Cứ Lolo được mô tả là đông gấp bốn lần Trung Đoàn 1 Bộ Binh của Việt Nam Cộng Hòa. Đại Tá Điềm nhấn mạnh, tuy lực lượng địch đông đảo như vậy, nhưng sau bốn ngày ác chiến với Trung Đoàn 1 Bộ Binh đã bị đánh tan tác nên không còn giữ nổi áp lực nặng quanh Căn Cứ Lolo. Có ít nhất là một trung đoàn Bắc Việt trên 1.000 tên đã bị bắn hạ quanh căn cứ, trong lúc Trung Đoàn 1 Bộ binh số thương vong được ghi nhận trên 100 người.

                Những trận ác chiến đẫm máu nhất được diễn ra liên tiếp trong suốt hai ngày liền. Đó là ngày 15 và 16.3.1971. Cộng quân đã mở nhiều đợt xung phong đánh cận chiến với chiến sĩ Trung Đoàn 1 Bộ Binh. Bị đánh tan áp lực này, địch quân lại tạo lực áp lực khác bằng những cuộc pháo kích các loại đạn đại bác hạng nặng 122 ly và 152 ly vào vị trí đóng quân của Trung Đoàn 1 Bộ Binh và xung quanh Căn Cứ Lolo. Trước hỏa lực pháo của cộng quân quá mạnh mẽ, Đại Tá Điềm đã nhờ đến sự can thiệp của Không Quân trực sẵn để triệt hạ những ổ đại bác nặng của địch trong trường hợp bị chúng pháo kích bất ngờ. Ngoài ra các ổ trọng pháo 175 ly của ta đặt ở Lao Bảo cũng đã phản pháo thật chính xác, đã làm câm họng những khẩu đại bác của địch ngay khi chúng pháo mấy tràng đầu sang các vị trí đóng quân của Trung Đoàn1 Bộ Binh. Lấy độc trị độc đã được Đại Tá Điềm áp dụng như một ngón đòn sở trường trên chiến trường Hạ Lào, đã có một kết quả hữu hiệu ở ngay tại mặt trận Lolo.

                Trong những ngày trấn giữ Căn Cứ Lolo, Đại Tá Điềm cho biết sau những lần các toán thám sát của Đại Đội 1 Trinh Sát Trung Đoàn phát hiện lực lượng địch quân đông đảo ở cách Căn Cứ Lolo 5 cây số và cách đơn vị bạn chừng 500 thước. Đại Tá Điềm liền xin cho gọi pháo đài bay chiến lược B 52 đến dội bom tiêu diệt địch quân trước khi mở cuộc hành quân lục soát mục tiêu. Đại Tá Điềm nói rõ là tuy đơn vị của ta chỉ cách địch có 500 thước nhưng ông vẫn đưa tin lên thượng cấp cho pháo đài bay oanh kích, nhờ vậy mới có kết quả hữu hiệu. Đại Tá Điềm tiết lộ là trong những trường hợp như vậy, ông đã báo cáo với thượng cấp là các đơn vị của ông còn cách xa nơi sẽ bị dội bom ít nhất trên một cây số. Nhưng trên thực tế chỉ cách có 500 thước. Đại Tá Điềm bày tỏ :”Những trường hợp như vậy, chúng tôi phải gánh lấy phần rủi ro do B 52 gây nên. Nhưng những pháo đài bay chiến lược này đã hoạt động rất hữu hiệu và không gây tổn thất nào cho đơn vị chúng tôi”. Dịp này Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 Bộ Binh cũng đã mô tả hoạt cảnh của lúc pháo đài bay B 52 oanh kích mục tiêu địch quân, ông nói :”Nhìn B 52 dội bom, thấy chân tay cộng quân văng rải rác, những xác người tung cao lẫn trong tiếng bom đạn nổ vang rền, khói bụi mù mịt cùng cây cối bay tung tóe”. Ngoài ra, có nhiều cán binh cộng sản gần nơi dội bom cũng bị thương tích trầm trọng, bị dập nát tạng phủ, miệng ra máu và sau cùng phải chết dần mòn. Đại Tá Điềm đưa ra một thí dụ là tại Căn Cứ Lolo, sau khi B 52 dội bom cày nát mục tiêu địch, ông ra lệnh cho các cánh quân tiến vào lục soát và đã bắt sống 5 tù binh bị trúng B 52 nhưng chưa chết, miệng trào máu rỉ rả trông thật thê thảm. Trước tình cảnh đó, các Y sĩ trưởng trong đơn vị quân ta đã tận tình săn sóc vết thương cho họ nhưng cũng đành bó tay, không sao cứu thoát họ khỏi tay tử thần.

                Trong phần trình bày diễn tiến của cuộc hành quân do đơn vị ông đảm nhiệm, Đại Tá Điềm cho biết Trung Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh được lệnh đánh sang Lào từ ngày 8.2.1971 nhắm vào binh trạm 41 và Trung Đoàn 141 cộng quân. Nhưng đến ngày 3.3.1971 Trung Đoàn được lệnh tấn công vào Lolo và Liz để làm đầu cầu cho một đơn vị bạn tiến chiếm Tchépone. Đến ngày 8.3.1971 Trung Đoàn 1 nhận lệnh đánh sang phía Đông và đến ngày 11.3.1971 được lệnh triệt thoái về Việt Nam. Đề cập đến việc Trung Đoàn 1 Bộ Binh phải triệt thối ra khỏi Căn Cứ Lolo sau những ngày giao chiến đẫm máu với cộng quân tại đây, Đại Tá Điềm đã khẳng định rằng việc rời bỏ căn cứ này là một cuộc triệt thoái chiến thuật, chứ không phải vì áp lực của địch quân mà quân ta phải rút lui như dư luận đồn đãi. Ông nói thêm nếu bị áp lực của cộng quân mà triệt thoái, thì công cuộc triệt thoái này khó lòng thực hiện được như mong muốn, và nếu có thực hiện được, cũng sẽ bị tổn thất nặng nặng nề. Đại Tá Điềm cho hay cuộc triệt thoái khỏi Căn Cứ Hỏa Lực Lolo không bị một tổn thất nào, ngoại trừ ta phải bỏ lại 4 khẩu đại bác 105 ly và 2 khẩu 155 ly để tránh thiệt hại cho trực thăng cũng như phi hành đoàn.
http://farm9.staticflickr.com/8311/8042014897_1f1de5a387_b.jpg

                Trả lời một câu hỏi về việc thiết lập các căn cứ hỏa lực có cần phải là cố định không, Đại Tá Điềm nói rằng việc thiết lập căn cứ yểm trợ hỏa lực chỉ là những nhu cầu chiến thuật, chứ không phải là những căn cứ cố định. Ông giải thích :”Khi một cuộc hành quân mở ra trong một vùng nào, thì ta phải nghĩ ngay đến việc lập những căn cứ yểm trợ hỏa lực để yểm trợ cho cuộc tiến quân canh phòng, cũng như quấy phá địch quân. Một khi cuộc hành quân chấm dứt, đương nhiên các căn cứ yểm trợ hỏa lực này cũng được hủy bỏ luôn”.

Tiểu Đoàn Hoàng Mão được tuyên dương

                Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 Bộ Binh sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã được bình chọn là đơn vị xuất sắc nhất của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đó là Tiểu Đoàn 2/ 3 và người anh cả của chiến sĩ Tiểu Đoàn, Thiếu Tá Hoàng Mão. Thiếu Tá Hoàng Mão, người được báo chí mô tả là một trong những sĩ quan tài ba và dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp Khóa 20 Võ Bị Đà Lạt. Thiếu Tá Hoàng Mão sinh năm 1942 tại Thừa Thiên, đời binh  nghiệp của ông đến thời điểm 1971 được tô điểm bằng 17 Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu, cộng thêm hai Bảo Quốc Huân Chương Đệ Tứ  Đẳng và Đệ Ngũ Đẳng.

                Tiểu Đoàn 2/ 3 lừng tiếng bách thắng trong nhiều năm  trên các chiến trường đỏ lửa nhất vùng hỏa tuyến. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Tiểu Đoàn 2/ 3 lãnh sứ mệnh tiên phong nhảy xuống đường mòn Hồ Chí Minh. Dưới quyền điều động của người hào kiệt Hoàng Mão, Tiểu Đoàn 2/ 3 đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị địch, phá hủy hàng chục xe vận tải Molotova, dẫm nát hàng trăm tấn  quân dụng, đạn dược của chúng. Quân cộng phản ứng mãnh liệt, Trung Đoàn 44 cộng sản Bắc Việt được điều tới bao vây Tiểu Đoàn 2/ 3 suốt 24 ngày giữa rừng già, với một tình thế hết sức nguy ngập. Quân số địch đông ấp năm lần quân số quân ta, đạn dược Tiểu Đoàn đã dần kiệt quệ. Nhưng với người chiến sĩ  Sư Đoàn 1 Bộ Binh, còn nắm chắc tay súng, còn một hơi thở, thì các anh còn chiến đấu đến kỳ cùng. Giặc không biết là chúng đang chạm với Tiểu Đoàn Hoàng Mão, tiểu đoàn cứng như thép của Trị Thiên. Trong một tình thế tuyệt vọng giữa vòng vây cường kích của giặc như vậy mà Thiếu Tá Hoàng Mão cùng các sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy đã bình tĩnh gỡ dần những nút thắt trùng điệp, đã chuyển bại thành thắng. Chẳng những đơn vị thoát khỏi vòng lửa đạn mà còn lật ngược thế cờ tiêu diệt hơn 300 cộng quân. Chung quanh hầm hố giao thông hào của quân ta, các cán binh cộng sản nằm la liệt, vắt vẻo trong mọi tư thế kinh hoàng. Tiểu Đoàn 2/ 3 cùng Trung Đoàn 3 Bộ Binh trở về Việt Nam trong tư thế hào hùng. Dù thành quả của toàn chiến dịch còn nhiều hạn chế chưa được như mong muốn như kế hoạch, đại quân Quân Đoàn I chỉ có 17.000 tay súng, một quân số ít ỏi rất trái với nguyên tắc căn bản của tấn công, là lấy số đông đè bẹp số ít. Người chiến sĩ VNCH đã làm nên chuyện phi thường, là lấy số ít đánh tan nát số đông địch. Binh cần tinh nhuệ không cần đông. 

LAM SƠN 720 VÀ LAM SƠN 810

                Trở về vùng địa đầu chưa được mấy nỗi, thì Trung Đoàn 3 nhận lệnh tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 720. Thiếu Tá Hoàng Mão và chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 3 được giao cho nhiệm vụ đánh ngọn đồi mang tên Động A Tây do Trung Đoàn 6 Bắc Việt chiếm giữ . Ngọn đồi Động A Tây là nơi đã xảy ra nhiều trận giao tranh ác liệt giữa quân địch với nhiều đơn vị khác của Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến. Thiếu Tá Hoàng Mão, bằng mọi cách phải đánh chiếm Động A Tây, không cho phép Trung Đoàn BV chốt trên đó thêm một ngày nào nữa. Nhiệm vụ thật khó khăn vì chốt địch rải dầy đặc trên cao điểm. Đơn vị địch quyết tử thủ để bảo vệ bộ chỉ huy Trung Đoàn 6 của chúng. Trận đánh giữa Tiểu Đoàn 2/ 3 và Trung Đoàn 6 BV khởi diễn từ 7 giờ 30 sáng ngày 26.5.1971. Quân Tiểu Đoàn Hoàng Mão xác định đánh, và đánh là phải thắng. Các chiến sĩ  Trung Đoàn 3 Bộ Binh quần thảo với địch không mệt mỏi suốt 48 tiếng đồng hồ. Quân ta siết chặt gọng kềm từ hai hướng Bắc và Nam. Giờ thứ 49 những người lính tiền phong khinh binh của ta đã cắm ngọn Cờ Vàng Việt Nam Đại Nghĩa trên ngọn Động A Tây. Quân giặc tháo chạy tán loạn trước những kỹ thuật diệt chốt và đánh cận chiến thần sầu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Chúng kinh hoàng đến nỗi không kịp mang theo 150 xác đồng bạn. Tưởng cũng nên nhớ lại, Tiểu Đoàn 2/ 3 là đơn vị từng đánh chiếm Thành Nội và dựng cờ tại Kỳ Đài Phú Văn Lâu đầu xuân Mậu Thân 1968.

Đại Đội Hắc Báo

                Nhưng đơn vị chủ lực của Lam Sơn 720 chính là 260 chiến sĩ của Đại Đội Hắc Báo. Quân số Đại Đội do các Trung Đoàn cung cấp nhưng vẫn nằm dưới sự quản trị của các Trung Đoàn. Những vị chỉ huy Hắc Báo đều là những sĩ quan ngoại hạng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đại Đội Hắc Báo được thành lập trong năm 1964 do nhu cầu của tình hình dòi hỏi, với danh xưng đầu tiên là Lực Lượng Hành Động Cấp Thời. Chiến sĩ Hắc Báo chiến đấu dũng mãnh, kỷ luật nghiêm minh và rất được lòng dân, thường được dân chúng vùng hỏa tuyến xem như là “những người bảo vệ Huế”. Nhiệm vụ của Lực Lượng Hành Động Cấp Thời là luôn sẵn sàng tiếp viện cho các đơn vị bạn ngoài mặt trận. Những lúc rỗi rãnh thì đi hộ tống những đoàn xe Quân Vận chở quân trang, đạn dược, tiếp liệu đồn trú ở phía Bắc Đèo hải Vân, khoảng đường từ Lăng Cô lến Đông Hà, Quảng Trị.  Quân số Hắc Báo lên đến sáu trung đội và được luân phiên nhau đi thụ huấn chuyên nghiệp tại trại Evans nằm trong khuôn khổ chương trình của Trung Đoàn 75 Biệt Động Quân Hoa Kỳ. Chiến sĩ Hắc Báo được huấn luyện kỹ thuật đánh cận chiến rất kỹ lưỡng. Theo cung từ của tù binh Bắc Việt, thì các đơn vị cộng quân rất ngại đánh xáp lá cà với lính Hắc Báo, nên chúng chỉ có thể đánh lén hay đánh từ xa, khi thấy không êm thì chém vè.

                Mỗi chiến sĩ Hắc Báo ngoài huy hiệu Sư Đoàn 1 Bộ Binh mang trên vai áo trái, các anh rất hãnh diện đeo trên túi áo phải phù hiệu hình tam giác, ở giữa thêu đầu con Báo Đen và hai chữ  “Hắc Báo”. Mỗi một chiến sĩ Hắc Báo là một chuyên viên sử dụng bản đồ và địa bàn, tương tự như các chiến sĩ Mũ Xanh 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Chiến sĩ Hắc Báo chiến đấu theo cấp trung đội, tấn công chớp nhoáng các vị trí địch trong lãnh thổ Quân Khu I. Thông thường chiến sĩ Hắc Báo vận trang phục thay đổi như sau :

-              Thứ Hai và Thứ Ba : quân phục xanh màu ô liu.

-              Thứ Tư, Thứ Năm và Thứ Sáu : quân phục ngụy trang (camouflag) rằn ri màu lá cây rừng như của Nhảy Dù hay Biệt Động Quân.

-              Thứ Bảy và Chúa Nhật : Đồ vải đen.

Là một trong những đơn vị xung kích nòng cốt của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong cuộc hành quân Lam Sơn 720, Đại Đội Hắc Báo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Hoàng Đoàn, ngày 8.6.1971 đã nhận lệnh làm một cuộc nhảy đột kích thần tốc vào căn cứ hậu cần của Mặt Trận 7 cộng sản Bắc Việt trên vùng biên giới Việt-Lào phá hủy 3 xe Molotova và 12 tấn đạn dược của địch. Ngày 26.6.1971, Đại Đội Hắc Báo chuyển hướng tấn công vào Binh Trạm 106 tại thung lũng Ashau. Trận đánh chớp nhoáng đã được kết thúc nhanh chóng gây thiệt hại nặng cho địch. Cũng chính đơn vị ưu tú này của Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã hai lần được điều động đột kích bất ngờ vào khu rừng thông, nơi đồn trú của bộ chỉ huy Quân Khu Trị Thiên của cộng quân ngày 31.3.1971, và bản doanh của bộ chỉ huy Trung Đoàn 812 BV gây kinh hoàng bất an trong lòng mật khu giặc. Chỉ cách cuộc hành quân Lam Sơn 720  hai tuần trước, trong Lam Sơn 719, ngày 7.3.1971, một ngày sau khi Thiếu Tá Huế và chiến sĩ Tiểu Đoàn 2 của ông nhảy vào Tchépone, thì chiến sĩ Hắc Báo được lệnh trực thăng vận khẩn cấp đến khu vực bãi đáp Bản Đông gần Căn Cứ Hỏa Lực A Lưới để tìm cứu một toán phi hành trực thăng Hoa Kỳ bị quân cộng bắn rớt hai ngày trước. Hơn hai trăm chiến sĩ Hắc Báo vừa nhảy xuống Bản Đông đã bị quân phục sẵn của địch chận đánh dữ dội. Tội nghiệp cho những cán binh Bắc quân, họ không biết đang đối đầu với những ai. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, với con số chiến thương rất nhỏ, Đại Đội Hắc Báo thanh toán đẹp đẽ đối phương với 60 cán binh Bắc Việt phút chốc đã trở thành “liệt sĩ”, tịch thu 30 vũ khí đủ loại, rồi ung dung dẫn đoàn phi hành Mỹ mặt mũi tái xanh như tàu lá lên phi cơ về Khe Sanh an toàn. Những người bạn Mỹ đã không tiếc lời khen ngợi mức độ chiến đấu gan lì đến phi thường của người lính Việt Nam. Sư Đoàn 101 Không Kỵ Nhảy Dù Hoa Kỳ, lực lượng yễm trợ hỏa lực chính yếu của những cuộc hành quân Lam Sơn, khi có những công tác cấp cứu đặc biệt bao giờ cũng xin đích danh Đại Đội Hắc Báo.

Cuộc hành quân Lam Sơn 810 mở màn với trận đánh đột kích của Đại Đội Hắc Báo ngày 12.9.1971 vào một vị trí địch cách Khe Sanh 19 cây số về hướng Tây Bắc, các biên giới Lào chừng một cây số rưỡi. Trong cuộc đột kích chớp nhoáng này quân Hắc Báo đã tịch thu được 4 đại pháo 122 ly nòng dài đến 5m 70. Đây là những khẩu đại pháo giết người cộng sản vừa nhận được viện trợ của khối cộng sản. Đại pháo 122 ly do Liên Sô chế tạo có đặc tính như sau. Nặng 6.575 kí lô, sơ tốc 914 m một giây, tầm bắn vòng cung xa đến 21 cây số 900. Như vậy pháo 122 ly đã vượt trội và chiếm ưu thế khoảng cách so với pháo 105 ly (9 cây số) và pháo 155 ly (15 cây số) của quân Cộng Hòa. Viên đạn đại pháo 122 ly rất dài, vỏ đạn dài 784 mm, đầu đạn dài đến 602 mm. Viên đạn nặng 41 kí, nhịp độ tác xạ 6 viên một phút. Mỗi khẩu 122 ly của địch cần 10 pháo thủ, không kể lực lượng an ninh và khuân vác. Cộng quân đã ngụy trang và bảo vệ những khẫu đại pháo này rất cẩn thận. Nhưng chúng đã nhanh chóng bỏ chạy tháo thân ngay những phút đầu tấn công ồ ạt của những con Báo Đen. Những khẩu pháo gớm ghiếc này nếu giặc kéo được xuống vùng cận sơn Trị Thiên, thì chắc sẽ gây rất nhiều chết chóc cho dân chúng, khi chúng pháo kích bừa bãi vào các làng mạc, thị trấn. Điều mà chúng sẽ làm trong mùa hè 1972. Ba ngày sau, quân Hắc Báo lại nhảy xuống một địa danh thật xa lạ người hậu phương chưa từng nghe biết là Nguồn Rào, một địa điểm cách biên giới Việt-Lào 12 cây số  về phía Đông đã phá hủy kho tiếp liệu H 6 khổng lồ của cộng sản.

Theo Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Lam Sơn 810, cuộc hành quân này đã thâu đạt kết quả tốt. Trong vùng kiểm soát của các cánh quân từ Quốc Lộ 9 cho đến biên giới Việt-Lào không có một lực lượng địch quân nào đáng kể. Ảnh hưởng vụ lụt miền Bắc làm vận chuyển tiếp liệu khó khăn, dưới sức tiến mạnh mẽ của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các đơn vị cộng quân buộc phải tháo lui qua biên giới và rút về Bắc sớm hơn. Binh đội cộng sản cần một thời gian dài mới trở lại vùng biên giới được. Thiếu Tướng Phú đã dự đoán đúng, phải cần đến gần bảy tháng, với quân viện Nga Tàu ùn ùn đổ vào miền Bắc vô giới hạn, Hà Nội mới có thể mở cuộc đại tấn công đầu mùa hè 1972. Cuộc chiến mùa hè 1972 quá khốc liệt, với tất cả mọi khía cạnh đẫm máu và đau thương của chiến tranh, nên người lính-nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh nó là Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận quyết chiến giữa Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị hùng hậu địch sẽ được mô tả trong những trang chiến sử dưới một khía cạnh khác thậm chí còn khốc liệt hơn Lam Sơn 719.

 PHẠM PHONG DINH

(Trích trong tác phẩm THIÊN HÙNG CA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA)

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm