Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

SƯ ĐOÀN 2 TẠI MẶT TRẬN QUẾ SƠN_ Phạm Phong Dinh

Vào đầu tháng 4.1972, hoạt động tiếp sức của Sư Đoàn 711 Bắc Việt cho Mặt Trận 44 cộng sản tại Quảng Nam đã hâm nóng tình hình Quế Sơn và làm cho nó sôi động trở lại



(Để vinh danh những chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh)

Từ những ngày cuối tháng 3.1972, Sư Đoàn 2 Bộ Binh ngày đêm lặng lẽ chiến đấu ở chiến trường Quế Sơn, trong khi các mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kontum, An Lộc bùng nổ ác liệt và mang một tầm vóc quan trọng, cũng như thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Mặt trận Quế Sơn tuy không có được tiếng xích sắt T 54 nghiến ầm ì trên đá sỏi, hay tiếng rền của đại pháo 130 ly, nhưng cũng đã mang một bộ mặt căng thẳng, gay cấn và đỏ lửa không kém.

Vào đầu tháng 4.1972, hoạt động tiếp sức của Sư Đoàn 711 Bắc Việt cho Mặt Trận 44 cộng sản tại Quảng Nam đã hâm nóng tình hình Quế Sơn và làm cho nó sôi động trở lại. Các lực lượng cộng quân thuộc Mặt Trận 44 từ trong Tết đã không đẩy mạnh được cao điểm nào, ngược lại gần như tan tác vì cuộc hành quân Quyết Thắng 22B, 22D do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tung ra vào những tháng trước khi nổ ra cuộc chiến khốc liệt mùa hè 1972. Sư Đoàn tân lập 711 của Bắc Việt cố gắng gom góp các thành phần Trung Đoàn 31, 38 và 270 để tạo thành lực lượng nòng cốt. Sư Đoàn 711 BV được tăng cường thêm đến 9 tiểu đoàn yểm trợ pháo binh, phòng không, vệ binh, công binh, v.v... Là sư đoàn mới hình thành, Sư Đoàn 711 vẫn còn rất thiếu hụt quân số sau những cuộc giao tranh ác liệt với Sư Đoàn 2 Bộ Binh.

Những trang quân sử của Sư Đoàn 711 không kéo dài qua khỏi năm 1973, khi Sư Đoàn 3 Bộ Binh của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh nhận trách nhiệm bảo vệ tỉnh Quảng Nam, có nghĩa là trực tiếp đối đầu với Sư Đoàn 711. Sư Đoàn 3 Bộ Binh trở lại chiến trường rất sớm từ những ngày giữa tháng 6.1972 sau cơn triệt thoái đầu tháng 5.1972. Trong vòng hơn một tháng, một khoảng thời gian thật quá ngắn ngủi, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã gượng đứng dậy, rồi được trao trách nhiệm an ninh lãnh thổ Quảng Nam, làm vòng đai chống pháo kích và hỏa tiễn của địch cho phi trường Đà Nẵng. Một năm sau, sau ngày Hiệp Định Ba Lê được ký kết, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã tạo nên một chiến công làm những sư đoàn đàn anh phải ngả nón nể phục, đó là đánh thiệt hại nặng Sư Đoàn 711 Bắc Việt, từ đó sư đoàn này dần dần tan rã và biến mất trên bản đồ trận liệt hành quân của Quân Đoàn I Việt Nam Cộng Hòa. Trong lịch sử chiến tranh xâm lược của quân cộng Bắc Việt, lần đầu tiên cấp lãnh đạo và tướng lãnh Hà Nội cam chịu giải tán một sư đoàn. Những thành phần tàn dư của Sư Đoàn 711 được đưa sáp nhập vào Sư Đoàn 2 Thép và Sư đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt đang hoạt động ở Liên Khu 5 của cộng quân, vùng đất bao gồm những tỉnh miền duyên hải như Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Theo tin tức tình báo, Sư Đoàn 711 BV cố gắng xâm nhập theo các sơn đạo, từ rặng Trường Sơn đổ xuống vùng thung lũng Quế Sơn, với ý đồ cắt đứt hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Mưu sự là một chuyện, nhưng thành sự hay không lại là một chuyện khác. Nỗ lực chuyển vận lén lút vũ khí, đạn dược, thực phẩm từ một kho hậu cần chôn giấu trong vùng thâm sơn Hiệp Đức về tiếp tế cho mặt trận Quế Sơn gặp nhiều nguy hiểm khó khăn, khi chạm phải quyết tâm của chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Muốn kéo quân xuống được quận lỵ Quế Sơn, Sư Đoàn 711 đã chấp nhận giao tranh nhiều trận đẫm máu với chiến sĩ mang trên vai áo Mũi Tên Thép và Số 2. Quân ta đã đánh quân Sư Đoàn 711 rệu rã thành từng mảnh, buộc chúng phải kêu gọi cấp trên điều quân bổ sung nhiều đợt.

Có tất cả bốn đợt bổ sung. Lần thứ nhất, 1,070 cán binh. Lần thứ hai 930 người. Lần thứ ba, 1,200. Lần thứ tư, 600 binh lính. Tuy vậy quân số Sư Đoàn 711 Bắc Việt cũng chỉ nhích lên đến khoảng 4,500 cán binh tham chiến. Đè nặng thêm vào nỗi khó khăn, tinh thần chiến đấu của bộ đội sư đoàn hết sức xuống dốc, bải hoải vì sự đe dọa của khủng khiếp của cái đói, bệnh tật và những thảm bom B52 ì ầm dội ngày đêm. Nhưng trên hết, là các Trung Đoàn 4, 5, 6 của Sư Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa hành quân càn quét không ngừng nghỉ, nhất quyết không cho quân địch nằm liếm vết thương. Đặc biệt, Thiết Đoàn 4 Kỵ Binh của SĐ2BB luôn được các cố vấn Hoa Kỳ viết tường trình khen ngợi là một đơn vị bách thắng, bởi bánh xích của những chiến sĩ Mũ Đen lăn đến đâu, chiến công theo đến đấy (chi tiết từ tác phẩm Mounted Combat In Vietnam –Kỵ Binh Chiến Đấu Ở việt Nam- của Tướng Donn A. Starry, do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ xuất bản năm 1989). Vết thương của SĐ711 cứ bị Sư Đoàn 2 Bộ Binh xé tét ra mãi, cuối cùng Sư Đoàn 3 Bộ Binh cho một phát súng ân huệ, chấm dứt hơi tàn của một sư đoàn sanh non.

Ngày 28.6.1972 đại quân Quân Đoàn I Việt Nam Cộng Hòa gồm Sư Đoàn Nhảy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vượt sông Mỹ Chánh khai diễn chiến dịch Lam Sơn 72 đánh lên hướng Bắc tái chiếm Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày đầu gặt hái nhiều thắng lợi, thẳng tiến vũ bão về thành phố Quảng Trị, Đại Đội Trinh Sát Dù và những toán tiền quân Dù đã đặt chân lên vùng ngoại ô thành phố. Cuộc hành quân Lam Sơn 72 thật sự làm rúng động cơ cấu phòng thủ của các lực lượng địch, Sư Đoàn 312 Bắc Việt đang hoạt động bên đất Hạ Lào nhận lệnh khẩn cấp kéo về Việt Nam tiếp viện các Sư Đoàn 304, 308, 324, 325 Bắc Việt đang dàn quân đối phó trối chết với đại quân Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn 324 B BV bị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ghìm chặt tại mặt trận Tây Nam Huế. Ba sư đoàn bộ binh của chúng ta phải chiến đấu chống năm sư đoàn địch: 304, 308, 312, 324B, 325 cùng nhiều trung đoàn bộ binh độc lập, dù quân số ít nhưng được lợi thế hỏa lực không quân, hải quân và pháo binh Việt - Mỹ, nên trận thế chiến trường dần nghiêng về phía quân Nam.

Từ thế thượng phong chủ động, Mặt Trận B2, tức Mặt Trận Trị Thiên của cộng sản Bắc Việt rơi xuống thế hạ phong thụ động, cấp chỉ huy địch lúng túng không phán đoán được ý định hành quân của Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Chúng ta nhận thấy là, khi tướng tá địch dàn quân chấp nhận trận địa chiến với quân ta, thì chúng không còn giữ được yếu tố bí mật, chợt đánh chợt ẩn chợt hiện theo lối vận động chiến, là sở trường của chúng. Các đơn vị địch đều chường mặt ra trực diện với quân ta, từ đó cấp chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dễ dàng áp dụng binh pháp thần tốc, chỉa mũi nhọn cường kích lên những mục tiêu được chọn lựa. Trong tư thế chiếm đất rải quân giữ chắc, quân cộng bỗng thấy chúng đang ở trong tình trạng phòng thủ cố định, đại quân Quân Đoàn I dễ dàng tập trung sức mạnh, hỏa lực đánh vào dứt điểm từng vị trí một của chúng. Điều mà quân cộng vẫn thường thực hiện khi chúng tấn công các căn cứ cố định, đồn bót của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, quân ta cũng “chơi” chiến thuật đặc công quấy phá và diệt chốt kiềng cả ngày lẫn đêm, công đồn chận viện, làm giặc ăn ngủ không yên.

Muốn hóa giải hay làm giảm thiểu sức mạnh tấn công đang lúc lên cao hừng hực đại quân Cộng Hòa, Mặt Trận B2 chỉ có thể tung ra chiến dịch tấn công tại mặt trận Nam Hải Vân. Mặt Trận 44 tại Nam Hải Vân nhận lệnh bằng mọi cách phải tấn kích, nếu chiếm được càng tốt nhiều vị trí quân ta ở Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi, với ý đồ tạo chiến trường lớn thu hút quân tổng trừ bị Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân đang thắng thế ở mặt trận Bắc Hải Vân chia quân về cứu viện, từ đó tốc độ tiến quân của quân ta bị khựng lại. Hoặc nếu đại quân Bắc Hải Vân không kéo về, thì Mặt Trận 44 sẽ cầm chân các lực lượng Nam Hải Vân không thể gửi quân tăng viện ra phía Bắc. Nếu đạt được một trong hai mục tiêu này, coi như Mặt Trận 44 hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng trên thực tế, thì ở cả hai mặt trận Nam và Bắc Hải Vân, tùy theo tình hình, vẫn có các lực lượng tiếp ứng cho nhau mà cường độ trận mạc của quân ta vẫn không giảm. Sư Đoàn 2 Bộ Binh có thể gửi Trung Đoàn 4 Bộ Binh thiện chiến của mình ra tăng viện cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong chiến dịch phản công tái chiếm các căn cứ hỏa lực nằm dọc theo trục tỉnh lộ 547 phía Tây Nam Huế mà không cảm thấy nao núng trước đối thủ truyền kiếp Sư Đoàn 2 Thép Bắc Việt hay Sư Đoàn 3 Sao Vàng địch. Rồi sau đó vẫn Trung Đoàn 4 Bộ Binh tăng phái vững vàng cho Sư Đoàn Dù trong chiến dịch phản công Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị.
Để “đáp lễ” cuộc tăng phái mặt trận Bắc Hải Vân của Sư Đoàn 2 Bộ Binh, Trung Đoàn 51 Bộ Binh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trước khi được sáp nhập vào SĐ1BB đã là Trung Đoàn 51 Độc Lập cuối năm 1971, rất quen thông thổ vùng Quảng Nam như quen với lòng bàn tay của mình, vào tiếp viện cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh tái chiếm các cao điểm vùng Quế Sơn, Tiên Phước. Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được chọn làm đơn vị cơ động bậc nhất trong lãnh thổ Quân Khu I, khi có mặt tại Nam Hải Vân tăng phái cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh, thoắt chốc những chiếc Mũ Nâu đã hiện diện tại chiến trường Tây Nam Huế, rồi cuối cùng hành quân lên trấn giữ cứng ngắt mặt Đông Bắc Cổ Thành Đinh Công Tráng bảo đảm an toàn cho quân Mũ Xanh Cọp Biển xông vào dứt điểm. Ý đồ chia quân và làm suy yếu sức mạnh các đạo quân Quân Đoàn I VNCH của địch bị thất bại hoàn toàn. Để có thể đẩy hiệu năng tác chiến của các sư đoàn bộ binh và những đơn vị Tổng Trừ Bị ở Quân Khu I lên đến đỉnh cao nhất, Trung Tướng Trưởng đã phân chia Quân Khu I làm hai phần trách nhiệm luân chuyển: Mặt Trận Bắc Hải Vân do ông chỉ huy, Mặt Trận Nam Hải Vân do Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I trông coi. Khi Trung Tướng Trưởng vào Nam Hải Vân thì Trung Tướng Thi bay ra chiến trường phía Bắc.

Tuy nhiên, với những lực lượng mạnh của mình, mà cái cột xương sống là Sư Đoàn 711, Mặt Trận 44 được tăng cường nhiều đơn vị thiết giáp, pháo binh, phòng không, đặc công vẫn gây rất nhiều khó khăn cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp trong suốt hai tháng 7 và 8.1972, là thời gian mà chiến dịch phản công Lam Sơn 72 ngoài Quảng Trị đang lên đến điểm cực nóng. Ngày 27.8.1972, Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, người hùng An Lộc được Bộ Tổng Tham Mưu trao trọng trách Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh thay thế Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp. Sự có mặt và tài chỉ huy xuất sắc đã được xác định ở Bình Long – An Lộc của Chuẩn Tướng Nhựt đã mang lại một bộ mặt khác, niềm tin và hùng khí mới cho Sư Đoàn Mũi Tên Thép Số 2. Ông lập tức chấn chỉnh và nâng cao hiệu năng chiến đấu của Sư Đoàn, điều mà ông đã từng thành công với chiến sĩ Địa Phương Quân – Nghĩa Quân Bình Long. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã được các báo cáo của MACV (Military Assistance Command, Vietnam) đánh giá là một sư đoàn có hiệu năng tác chiến tương đương với Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

Với sự trở về từ vùng giới tuyến của Trung Đoàn 4 Bộ Binh, Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã giao tranh nhiều trận ác liệt với binh đội Mặt Trận 44, lực lượng hai bên đều bị thiệt hại nặng. Trong ý đồ tiến chiếm quận Quế Sơn trong tỉnh Quảng Nam, Sư Đoàn 711 Bắc Việt điều quân đánh cao điểm Ross, một tiền đồn nằm về phía Tây quận lỵ Quế Sơn. Muốn chiếm Quế Sơn, địch nhất định phải đánh lấy Ross, từ đó làm điểm tựa pháo kích và tiến quân tấn công quận lỵ Quế Sơn đang nằm dưới sự bảo vệ của Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân. Trung Đoàn 6 Bộ Binh lập tức thiết trí lực lượng ứng chiến. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 6 nhận lệnh bằng bất cứ giá nào cũng giữ chắc Căn Cứ Ross. Chúng ta hãy cùng các chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh tiến quân về Quế Sơn, đi sâu vào vùng rừng núi Trường Sơn thăm thẳm, để cùng cảm nhận và chia sẻ những nỗi khó khăn, chết chóc rình rập trên từng thước đất. Chúng ta cùng theo chân các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 6, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Hồ, Tiểu Đoàn Trưởng lên trấn đóng một điểm cao vô danh được gọi tên là Điểm Cao 621 hay Đỉnh 621. Cuộc hành quân được dẫn dắt bằng chính lời tường trình xác thực và hào tráng của Đại Úy Thuật, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/6 : BẢY NGÀY TRÊN ĐỈNH 621. Bài viết này đã được đưa vào số báo Chiến Sĩ Cộng Hòa cuối năm 1972.

“Ngày 19.7.1972, tôi dẫn hai Đại Đội 1 và 2 của Tiểu Đoàn 2/ 6 rời Căn Cứ Hỏa Lực Ross đi về hướng Tây chiếm ngự đỉnh 621. Vừa di chuyển vừa lục soát, tôi bung con cái hoạt động mạnh. Từ Ross đến Đỉnh 621 cách nhau không bao xa, vào khoảng 9 cây số đường chim bay. Vượt qua một cánh đồng khô cằn và hoang phế, chân núi đã nằm trước mặt. Kích thước, hình dáng quả đồi 621 được vẽ theo phép chiếu trên bản đồ trông thu nhỏ và nhăn nheo, nhưng ngoài địa thế lại dãn thành đoạn đường chiến binh dài gần 3 cây số quanh co khúc khủyu với vách núi dựng đứng và rừng cây hoang dại hiểm trở. Ba cây số ngắn ngủi, quá tầm thường trước mắt những người lính bộ binh âm thầm miệt mài, nhưng thực ra đòi hỏi biết bao mồ hôi gian khổ.

Mấy ngày qua, cộng quân chiếu cố Căn Cứ Ross bằng hỏa tiễn 122 ly, thường xuyên vào những bữa điểm tâm sáng, hoặc đôi khi chẳng theo giờ giấc nhất định nào. Để đáp lễ, các đơn vị Pháo Binh bạn không chịu khoanh tay, đã rót kỹ những tràng đạn nổ 175, 155 ly, khiến chúng phải câm họng tìm hang chui rúc. Căn Cứ Ross nằm cách phía Tây quận lỵ Quế Sơn chừng 3 cây số, nằm dưới một thung lũng. Nó như một chốt lớn trấn ngay ngã ba đường Nông Sơn và Khâm Đức đổ xuôi về Quế Sơn.

Ngày 21.7.1972, tôi và hai đứa con đã lên tới Đỉnh 621 một cách êm ả lạ thường, không chạm một tên địch nào. Thiếu Tá Hồ cũng đã rời Ross, dẫn Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn trừ cùng Đại Đội 4 nối lên theo, sau khi để Đại Đội 3 tại Lion. Lion là một tiền đồn nhỏ trên đỉnh cao 270, một đài quan sát của Căn Cứ Ross nằm chếch về hướng Tây Nam lối 5 cây số. Trên đường đi anh Tư Hồ đột kích vào một xóm nhà khả nghi cận chân núi, hạ sát tại chỗ ba đồng chí con cháu bác đảng. Trong số đó, một tên được phát giác là Thượng Úy Hà Xuân Phước, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 136 Phòng Không. Y đang nhận lãnh công tác hạng A. 711, do Thuợng Tá Hoàng Phát, Tư Lệnh Sư Đoàn 367 Phòng Không ký giấy cấp cho đi “du liên” từ TA. 11 đến C. 75. Lần này đồng chí Phước kể như được đi công tác thật xa, qua tận bên kia thế giới... Thường thì các cán binh cộng sản không bao giờ hay rằng cấp chỉ huy của mình đã bỏ mạng mỗi khi bị ta bắt thẩm vấn. Chúng chỉ được biết cấp chỉ huy sỡ dĩ vắng mặt xóa tên vì lý do đi công tác xa ! Trong vụ đột kích này quân ta còn tịch thu được một súng K 54 và một phóng đồ của cộng quân vẽ từ Ross đến Hiệp Đức.

Ngày 22.7.1972, anh Tư Hồ bố trí Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và cho con cái hoạt động lan rộng. Thằng 2 (Đại Đội 2) đi về hướng Bắc qua giữ ngọn Ghéo Cóc. Thằng 1 leo lên chiếm đỉnh 720 phía Nam. Thằng 4 nằm xen kẻ giữa Đại Đội Công Vụ và Đại Đội 1, đồng thời bảo vệ mạch suối cung cấp nước. Những ngọn đồi lúp xúp 720, 621, Ghéo Cóc chạy dọc sống lưng trên cùng một dãy núi. Trong bản đồ dãy núi này như một dụn đất của dãy Trường Sơn bao la hùng vĩ và dài thậm thượt. Nó như một ngón chân nhỏ của con rết bám chặt vào bình nguyên. Đến chiều, Thằng 2 báo cáo đã leo lên đến đồi Ghéo Cóc, vô sự. Đồi Ghéo Cóc cao 579 thước, nơi đó có thể nhìn chừng xuống Đèo Le trước mặt và kiểm soát bao quát “con chỉ đậm” chạy ngoằn ngoèo từ Quế Sơn vượt qua Đèo Le lên Nông Sơn. Con chỉ đậm chính là một con đường đất đỏ, đủ rộng cho loại xe vận tải di chuyển. Đây là đường lưu thông đã có từ lâu, nối liền miền đồng bằng duyên hải lên tận miệt sơn cước.

Ngoài con đường trên, còn rất nhiều con đường mòn khác chạy dọc theo triền núi, len lỏi qua dãy núi chúng tôi đang chiếm đóng. Cộng quân đã lén lút sử dụng những con đường mòn trong vùng núi này, đã thiết lập các đường dây tiếp vận khí cụ, đạn dược, v.v.. Gần đây, đã có tới trên 15 tấn đạn dược, 2,000 trái hỏa tiễn và thực phẩm được chuyển vận ngày đêm bằng sức người từ một kho lớn trong vùng núi Hiệp Đức, phân tán cho ba kho nhỏ sát mặt trận Quế Sơn. Kho thứ nhất cất giấu trong vùng núi phía Nam, còn hai kho kia được che đậy tại vùng núi Hòn Tàu và Hòn Châu phía Bắc Quế Sơn. Sự hiện diện và hoạt động của chúng tôi tại đây như một hành động phá rối hệ thống tiếp tế cho các đơn vị Sư Đoàn 711.
Nỗ lực xâm nhập của Bắc quân vừa tiến hành đã phải khựng lại nửa chừng nửa đoạn. Ý đồ bị công phá tan vỡ, họ đã gặp lính Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Mấy ngày qua đi một cách yên tĩnh, đáng ngại. Tôi và anh Tư Hồ cùng đồng ý “tụi nó đang sửa soạn đánh mình như tìm cách hất đi một chướng ngại vật, để khai thông sinh lộ...”. Bên dưới kia, hằng ngày Ross vẫn còn hứng pháo kích. Các đơn vị bạn đang đụng độ lẻ tẻ với địch. Anh Tư ra lệnh đào hầm hố bố phòng và dặn dò con cái cẩn thận. Cái gì sẽ đến, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi.

Ngày 23.7.1972, tờ mờ 6 giờ sáng, Thằng 2 la lên trong máy “Tụi nó chơi tôi”. Chúng tôi bật dậy khỏi võng. Anh Tư vội chụp ống liên hợp thét hỏi:
- Sao, mặt nào?
- Tứ phía, nó pháo 75 với 82 dữ quá...
- Chịu nổi không? Coi chừng bọn đặc công bò lên mày đấy!
- Pháo binh gáy đều tôi chống được, chưa sao...

Chúng tôi dán mắt nhìn chòng chọc vào chiếc máy C 25. Trong lồng ngực nhịp thở dồn dập, hụt hẫng. Tôi kêu tiền sát viên Pháo Binh chỉ những hỏa tập xin tác xạ yểm trợ khi khẩn cấp. Cặp mắt anh Tư quắc lên, giận dữ, anh nói nhát gừng với tôi:
- Mẹ nó, mình với mấy thằng con coi chừng cũng bị...

Anh chưa nói dứt lời, tiếng quan Hai Tùng đã oang oang đầu máy. Ông báo cáo Đại Đội 4 cũng đang ăn pháo nặng, khó giữ được điểm nước. Rồi một lát, Thằng 3 ở Lion, Thằng 1 trên đỉnh 720 cũng bị pháo kích và tấn công. Anh Tư bốc lia lịa hết “combiné” này đến cái khác. Pháo binh, oanh kích, bom, thứ nào bây giờ cũng khẩn thiết. Nỗi lo lắng cho đàn con khiến anh hét vào máy truyền tin, những tiếng hét như xé ruột gan. Tình thế này không chần chừ được, phải chơi xả láng, chúng tôi xác định tọa độ xin đánh bom. Tôi chạy quanh tuyến Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ đốc thúc anh em canh chừng và dặn Nga coi mặt Bắc, còn Dân trách nhiệm mặt Nam. Xung quanh núi rừng trùng điệp, pháo nổ vang rền tứ bề, pháo ta lẫn pháo địch chát tai. Tụi nó vẫn chưa đụng đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Có thể chúng nó định cô lập chúng tôi, chia cắt từng đứa rồi thọc dần. Trải tấm bản đồ trước mặt, anh Tư bàn bạc với tôi. Anh gõ gõ cây viết chì mỡ trên tấm bản đồ, rồi chép miệng:
- Mình xé lẻ để tránh thiệt hại pháo kích. Bây giờ nếu tụi nó tập trung quân đông đảo dứt từng đúa một thì nguy...
Tôi cũng chia sẻ cùng một nỗi lo thầm như anh, nhưng vẫn nói lớn :
- Anh Tư, mình đánh bom diệt sạch tụi nó mấy hồi, mình hơn “tiền” tụi nó mà...

Những giờ phút còn lại của một ngày dài đằng đẵng, 12 phi tuần oanh tạc được “Con Lan 19” lượn lờ đưa đường chỉ lối. Tiếng nổ rung chuyển đồi núi mặt đất dưới chân, bốc ngụt lên từng cuộn khói và làm dạt cây cối như gặp một trận cuồng phong thổi qua. Về chiều, tình hình lắng dịu. Cộng quân đã tỏ ra kiêng nể những khối bom lủa lao từ trên trời xuống. Màn đêm buông nhanh, phủ một màu tối đen như mực. Đêm ở đây, bây giờ, thật dài và đe dọa, hiểm nguy bất trắc đang bò quanh rình rập. Đêm không còn là những giờ khắc nghỉ ngơi thoải mái, nuôi những giấc mộng đẹp. Chúng tôi ôm súng ngồi dưới hố, giương cặp mắt như muốn chọc thủng cái vùng tối đen trước mặt và cố giữ hơi thở nhè nhẹ để còn lắng nghe. Đôi lúc sự mệt mỏi để guc đầu chúng tôi xuống, chạm vào thân súng làm giật mình như vừa thoát khỏi cơn kinh hoàng. Giấc ngủ chỉ là những lần gật đầu thoáng qua, nhưng cũng đủ cho chúng tôi lịm đi trong cảm xúc nhẹ nhõm. Và mỗi lần “tỉnh giấc”, nhận thấy mình còn nguyên vẹn đã làm thức dậy niềm khao khát được sống. Trước bóng dáng tử thần chập chờn, chúng tôi càng thấy yêu tràn trề cuộc đời. Chúng tôi cần phải sống, chiến đấu để duy trì sự sống cho chính chúng tôi, cho những người thân yêu. Và bảo tồn sinh mạng là sự đòi hỏi phải phấn đấu.

Ngày 24 + 25 + 26.7.1972, ba ngày quan trọng dính liền với linh hồn và số phận của Tiểu Đoàn. Ba thằng con 1, 2, 4 đã mở đường tìm về quây quần, củng cố Tiểu Đoàn. Lúc sáng sớm, một phi vụ B 52 khác lại đánh một “bốc” tuyệt vời. Chúng tôi vừa nhận ra tiếng sấm động của cơn mưa bom nổi lớn dần, tiến sát đến sau lưng, rồi như “thắng” lại phút chốc trên vị trí chúng tôi. Để một thoáng sau đó lại tiếp tục làm dậy sóng phía trước mặt. Nhìn lên khung trời cao vút, ba vệt khói trắng vừa kéo lướt qua đầu như những dãi lụa dài. Trong khoảnh khắc, chúng tôi tin tưởng hản lên, dù biêt còn phải chịu áp lực nặng nề của đối phương. Hàng ngày “Ông Một Sao” liên lạc máy, hoặc bay trên đầu quan sát chúng tôi. Ông luôn lo nghĩ đến con cái, cũng như cho kế hoạch của ông. Ông cho biết thằng Trung Đoàn 31 cộng sản muốn lấy thịt đè người, nhưng đám kiến ấy bu vào là cơ hội hỏa thiêu sạch cuồng vọng “giải phóng”. Chúng nó đang lọt bẫy!

Đến trưa, chúng tôi được tin tiếp tế nước và lương khô. Đợt đầu trực thăng thả được một ít thùng gạo sấy, nhưng cộng quân đã khai hỏa những khẩu phòng không và khởi sự pháo kích vào chính ngọn 621 của Tiểu Đoàn. Những tiếng đạn phòng không nổ dòn không dứt. Có đến năm ổ phòng không khạc lửa xua đuổi những chiếc trực thăng đang liều lĩnh tìm cách tiếp tế nước. Những ống nước được thả vội vã đã lăn tuốt xuống sườn đồi. Cuộc tiếp tế tạm thời bị đình trệ. Chúng tôi lo ẩn núp, chạy về vị trí chiến đấu. Địch pháo liên hồi, tời tấp, pháo phủ đầu. Một chục, hai chục, rồi một trăm, hai trăm, đếm không xuể. Ngoài bùa hộ mạng là những hầm hố, cây cối rậm rạp đã che chở cho chúng tôi nhiều, nhưng giờ đây chịu nhiều vết chém trông xác xơ.

Thế nào rồi ông Giáp cũng áp dụng bài học “tiền pháo hậu xung”. Pháo vẫn còn đủ loại, từ 75 ly trực xạ, 82 ly, 120 ly cối, đến thượng liên phòng không đều châu họng vào chúng tôi. Anh Tư Hồ đã bị thương vì một quả 75 ly thổi đến sát nách. Anh bị trên mí mắt, ngực và cánh tay. Máu ra nhiều, mấy “ông thuốc đỏ” ra sức băng bó cầm máu lại. Trông anh mệt thấy rõ, nhưng vẫn gượng được. Anh giao con cái lại cho tôi chỉ huy. Trách nhiệm cầm một tiểu đoàn thật nặng nề, đứng trước hoàn cảnh này lại càng thấy... “nặng nề” hơn ! Nhưng sự có mặt của anh Tư bên cạnh, cũng như nét tỉnh táo vẫn giữ trên khuôn mặt anh trước mắt chúng tôi, đã gây nên một niềm tin thật vững.

Dứt pháo, đám người vô tri ồ ạt hô xung phong. Chúng tôi chồm lên khai hỏa. Rồi đến lúc cận chiến đánh lựu đạn. Những trái lựu đạn tung ra không cần lấy đà. Hàng loạt người gục ngã, những khối thịt đè lên nhau trên sườn đồi. Tôi không ngớt kêu Pháo Binh tác xạ vào những điểm hỏa tập đã “pré” sẵn. Những hỏa tập 102, 003, 197, 193, 006, được gọi như “máy”. Bây giờ đến lượt chúng tôi pháo để cản. Pháo liên tục để bọn chúng không ngóc đầu lên được. Pháo thật sát tuyến 100 thước, rồi kéo gần lại 50 thước. Đất cát tung lên mù mịt, rơi rào rào trên miệng hố, trên đầu chúng tôi. Nhiều xác địch bật tung lên và rớt xuống.
Ba ngày liền chúng tấn công bốn lần vẫn không đè bẹp được chúng tôi. Những con người được nhồi tư tưởng đấu tranh, sống với đầu óc căm thù đã phải chịu khuất phục thảm hại trước những con người bình thường biết lo sợ, biết thương yêu, nhưng tiềm năng ý chí bất khuất và bản năng tự vệ vô song. Có một lần trong khi trận đánh đang xảy ra, tụi nó dò được tần số và nhảy vào kêu gọi chúng tôi. Một cuộc “đấu võ miệng” đã diễn ra:
- Sông Hồng gọi Lộc Thi trả lời? (Lộc Thi là danh hiệu của chúng tôi)
Tôi im lặng. Tụi nó lại gọi với một giọng nói và danh hiệu khác:
- Ngọc Lan gọi Lộc Thi trả lời?
Bị phá rối tôi cáu tiết hỏi:
- Sông Hồng, Ngọc Lan là ai?
- Tôi ở phía bên kia đây!
- Các chú muốn gì, muốn ăn bom không, có giỏi đánh đi?

Ngày 27 + 28.7.1972, địch pháo rời rạc, cầm chừng. Chắc tụi bên kia đang điều động quân và lo tiếp tế. Phần chúng tôi tu bổ lại hầm hố. Hố được đào sâu thêm, móc hầm ếch để có thể cuộn tròn như một con sâu trong lòng đất. Lòng đất thật bao dung, đã che chở cho chúng tôi qua khỏi bao cơn hiểm nghèo. Thinh không câm lặng rờn rợn, nghe ghê gai thịt da, bầu không khí đẫn hơi sương. Những người lính còng lưng xuống để đào, chỉ nghe những tiếng cuốc xẻng va vào đá kêu lên những âm thanh chói buốt khô khan. Ba ngày sống trong căng thẳng, chúng tôi chẳng thiết ăn, mà cũng không biết đói. Bây giờ những sợi dây thần kinh chùng xuống mới cảm thấy bụng xẹp lép. Chúng tôi còn một ít gạo sấy tằn tiện vài người chung nhau một bịch. Chẳng cần bày biện nấu nướng, cứ thế bỏ vào miệng nhai nhâm nhi, càng lâu càng tốt. Thật ra không đủ nước để làm những điều mình muốn. Để hạ cơn cháy khát cổ họng, chúng tôi chỉ nhờ vào chút nước của cây giang rừng. Một thứ nước đục nhờ và chan chát. Chặt một đoạn giang rừng dài hay bốn năm thước mới hứng được nửa ca nhôm. Còn một thứ dây leo có thể nhai hút lấy chất nước được, nhưng hiếm thấy hơn loại giang rừng mọc chằng chịt tại vùng này.

Ngày 29.7.1972, địch lại chớm mở cuộc tấn công khác. Dấu hiệu pháo kích trở lại cho chúng tôi kinh nghiệm như thế. Những ngày qua, sức gan lì chịu đựng đã thắng mọi thử thách khủng khiếp. Chúng tôi đã trở thành những thỏi thép nung già lửa, cứng cỏi. Sức cố thủ kỳ diệu trong suốt một tuần lễ đã làm tăng niềm kiêu hãnh và tự tin mãnh liệt trong lòng mỗi chúng tôi.

Thế nhưng, đã đến lúc chúng tôi không còn gì để lưu luyến ngọn đồi tràn ngập máu xương và mùi tử khí của quân thù nữa. Theo lệnh trên, chúng tôi lặng lẽ bỏ Đỉnh 621, tuột theo triền dốc phía Tây Bắc để bắt tay với một đơn vị bạn đến hộ tống. Tiểu Đoàn 61 Biệt Động Quân đã sẵn sàng bảo vệ sau lưng chúng tôi và hướng dẫn đến bãi đáp để đón trực thăng về Nông Sơn. Chúng tôi âm thầm rời thật nhanh ngọn đồi máu 621. Lát nữa đây B 52 cùng đại pháo của ta sẽ biểu diễn một màn chót làm cỏ các đồng chí còn bám lẫn quất quanh những ngọn đồi 720, 621 và 579.

Chúng tôi đã gắng sức làm tròn nhiệm vụ theo quan niệm hành quân ban ra. Sau bất cứ một trận chiến nào, tổn thất đều là chuyện đau lòng phải xảy đến cho hai bên. Nếu ý nghĩa của cuộc chiến thắng là so sánh tỉ lệ giữa đôi bên về tương quan lực lượng và sự thiệt hại, thì chính cộng quân là những kẻ chiến bại. Và nếu cái giá để hoàn tất một kế hoạch không quá đắt, thì các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 6 còn hiện diện hay đã khuất đi đều xứng đáng nhận lãnh những vòng hoa chiến thắng cùng mỹ từ “Dũng Cảm Oai Hùng” ( Sinh Tồn chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SƯ ĐOÀN 2 TẠI MẶT TRẬN QUẾ SƠN_ Phạm Phong Dinh

Vào đầu tháng 4.1972, hoạt động tiếp sức của Sư Đoàn 711 Bắc Việt cho Mặt Trận 44 cộng sản tại Quảng Nam đã hâm nóng tình hình Quế Sơn và làm cho nó sôi động trở lại



(Để vinh danh những chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh)

Từ những ngày cuối tháng 3.1972, Sư Đoàn 2 Bộ Binh ngày đêm lặng lẽ chiến đấu ở chiến trường Quế Sơn, trong khi các mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kontum, An Lộc bùng nổ ác liệt và mang một tầm vóc quan trọng, cũng như thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Mặt trận Quế Sơn tuy không có được tiếng xích sắt T 54 nghiến ầm ì trên đá sỏi, hay tiếng rền của đại pháo 130 ly, nhưng cũng đã mang một bộ mặt căng thẳng, gay cấn và đỏ lửa không kém.

Vào đầu tháng 4.1972, hoạt động tiếp sức của Sư Đoàn 711 Bắc Việt cho Mặt Trận 44 cộng sản tại Quảng Nam đã hâm nóng tình hình Quế Sơn và làm cho nó sôi động trở lại. Các lực lượng cộng quân thuộc Mặt Trận 44 từ trong Tết đã không đẩy mạnh được cao điểm nào, ngược lại gần như tan tác vì cuộc hành quân Quyết Thắng 22B, 22D do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tung ra vào những tháng trước khi nổ ra cuộc chiến khốc liệt mùa hè 1972. Sư Đoàn tân lập 711 của Bắc Việt cố gắng gom góp các thành phần Trung Đoàn 31, 38 và 270 để tạo thành lực lượng nòng cốt. Sư Đoàn 711 BV được tăng cường thêm đến 9 tiểu đoàn yểm trợ pháo binh, phòng không, vệ binh, công binh, v.v... Là sư đoàn mới hình thành, Sư Đoàn 711 vẫn còn rất thiếu hụt quân số sau những cuộc giao tranh ác liệt với Sư Đoàn 2 Bộ Binh.

Những trang quân sử của Sư Đoàn 711 không kéo dài qua khỏi năm 1973, khi Sư Đoàn 3 Bộ Binh của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh nhận trách nhiệm bảo vệ tỉnh Quảng Nam, có nghĩa là trực tiếp đối đầu với Sư Đoàn 711. Sư Đoàn 3 Bộ Binh trở lại chiến trường rất sớm từ những ngày giữa tháng 6.1972 sau cơn triệt thoái đầu tháng 5.1972. Trong vòng hơn một tháng, một khoảng thời gian thật quá ngắn ngủi, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã gượng đứng dậy, rồi được trao trách nhiệm an ninh lãnh thổ Quảng Nam, làm vòng đai chống pháo kích và hỏa tiễn của địch cho phi trường Đà Nẵng. Một năm sau, sau ngày Hiệp Định Ba Lê được ký kết, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã tạo nên một chiến công làm những sư đoàn đàn anh phải ngả nón nể phục, đó là đánh thiệt hại nặng Sư Đoàn 711 Bắc Việt, từ đó sư đoàn này dần dần tan rã và biến mất trên bản đồ trận liệt hành quân của Quân Đoàn I Việt Nam Cộng Hòa. Trong lịch sử chiến tranh xâm lược của quân cộng Bắc Việt, lần đầu tiên cấp lãnh đạo và tướng lãnh Hà Nội cam chịu giải tán một sư đoàn. Những thành phần tàn dư của Sư Đoàn 711 được đưa sáp nhập vào Sư Đoàn 2 Thép và Sư đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt đang hoạt động ở Liên Khu 5 của cộng quân, vùng đất bao gồm những tỉnh miền duyên hải như Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Theo tin tức tình báo, Sư Đoàn 711 BV cố gắng xâm nhập theo các sơn đạo, từ rặng Trường Sơn đổ xuống vùng thung lũng Quế Sơn, với ý đồ cắt đứt hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Mưu sự là một chuyện, nhưng thành sự hay không lại là một chuyện khác. Nỗ lực chuyển vận lén lút vũ khí, đạn dược, thực phẩm từ một kho hậu cần chôn giấu trong vùng thâm sơn Hiệp Đức về tiếp tế cho mặt trận Quế Sơn gặp nhiều nguy hiểm khó khăn, khi chạm phải quyết tâm của chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Muốn kéo quân xuống được quận lỵ Quế Sơn, Sư Đoàn 711 đã chấp nhận giao tranh nhiều trận đẫm máu với chiến sĩ mang trên vai áo Mũi Tên Thép và Số 2. Quân ta đã đánh quân Sư Đoàn 711 rệu rã thành từng mảnh, buộc chúng phải kêu gọi cấp trên điều quân bổ sung nhiều đợt.

Có tất cả bốn đợt bổ sung. Lần thứ nhất, 1,070 cán binh. Lần thứ hai 930 người. Lần thứ ba, 1,200. Lần thứ tư, 600 binh lính. Tuy vậy quân số Sư Đoàn 711 Bắc Việt cũng chỉ nhích lên đến khoảng 4,500 cán binh tham chiến. Đè nặng thêm vào nỗi khó khăn, tinh thần chiến đấu của bộ đội sư đoàn hết sức xuống dốc, bải hoải vì sự đe dọa của khủng khiếp của cái đói, bệnh tật và những thảm bom B52 ì ầm dội ngày đêm. Nhưng trên hết, là các Trung Đoàn 4, 5, 6 của Sư Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa hành quân càn quét không ngừng nghỉ, nhất quyết không cho quân địch nằm liếm vết thương. Đặc biệt, Thiết Đoàn 4 Kỵ Binh của SĐ2BB luôn được các cố vấn Hoa Kỳ viết tường trình khen ngợi là một đơn vị bách thắng, bởi bánh xích của những chiến sĩ Mũ Đen lăn đến đâu, chiến công theo đến đấy (chi tiết từ tác phẩm Mounted Combat In Vietnam –Kỵ Binh Chiến Đấu Ở việt Nam- của Tướng Donn A. Starry, do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ xuất bản năm 1989). Vết thương của SĐ711 cứ bị Sư Đoàn 2 Bộ Binh xé tét ra mãi, cuối cùng Sư Đoàn 3 Bộ Binh cho một phát súng ân huệ, chấm dứt hơi tàn của một sư đoàn sanh non.

Ngày 28.6.1972 đại quân Quân Đoàn I Việt Nam Cộng Hòa gồm Sư Đoàn Nhảy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vượt sông Mỹ Chánh khai diễn chiến dịch Lam Sơn 72 đánh lên hướng Bắc tái chiếm Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày đầu gặt hái nhiều thắng lợi, thẳng tiến vũ bão về thành phố Quảng Trị, Đại Đội Trinh Sát Dù và những toán tiền quân Dù đã đặt chân lên vùng ngoại ô thành phố. Cuộc hành quân Lam Sơn 72 thật sự làm rúng động cơ cấu phòng thủ của các lực lượng địch, Sư Đoàn 312 Bắc Việt đang hoạt động bên đất Hạ Lào nhận lệnh khẩn cấp kéo về Việt Nam tiếp viện các Sư Đoàn 304, 308, 324, 325 Bắc Việt đang dàn quân đối phó trối chết với đại quân Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn 324 B BV bị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ghìm chặt tại mặt trận Tây Nam Huế. Ba sư đoàn bộ binh của chúng ta phải chiến đấu chống năm sư đoàn địch: 304, 308, 312, 324B, 325 cùng nhiều trung đoàn bộ binh độc lập, dù quân số ít nhưng được lợi thế hỏa lực không quân, hải quân và pháo binh Việt - Mỹ, nên trận thế chiến trường dần nghiêng về phía quân Nam.

Từ thế thượng phong chủ động, Mặt Trận B2, tức Mặt Trận Trị Thiên của cộng sản Bắc Việt rơi xuống thế hạ phong thụ động, cấp chỉ huy địch lúng túng không phán đoán được ý định hành quân của Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Chúng ta nhận thấy là, khi tướng tá địch dàn quân chấp nhận trận địa chiến với quân ta, thì chúng không còn giữ được yếu tố bí mật, chợt đánh chợt ẩn chợt hiện theo lối vận động chiến, là sở trường của chúng. Các đơn vị địch đều chường mặt ra trực diện với quân ta, từ đó cấp chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dễ dàng áp dụng binh pháp thần tốc, chỉa mũi nhọn cường kích lên những mục tiêu được chọn lựa. Trong tư thế chiếm đất rải quân giữ chắc, quân cộng bỗng thấy chúng đang ở trong tình trạng phòng thủ cố định, đại quân Quân Đoàn I dễ dàng tập trung sức mạnh, hỏa lực đánh vào dứt điểm từng vị trí một của chúng. Điều mà quân cộng vẫn thường thực hiện khi chúng tấn công các căn cứ cố định, đồn bót của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, quân ta cũng “chơi” chiến thuật đặc công quấy phá và diệt chốt kiềng cả ngày lẫn đêm, công đồn chận viện, làm giặc ăn ngủ không yên.

Muốn hóa giải hay làm giảm thiểu sức mạnh tấn công đang lúc lên cao hừng hực đại quân Cộng Hòa, Mặt Trận B2 chỉ có thể tung ra chiến dịch tấn công tại mặt trận Nam Hải Vân. Mặt Trận 44 tại Nam Hải Vân nhận lệnh bằng mọi cách phải tấn kích, nếu chiếm được càng tốt nhiều vị trí quân ta ở Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi, với ý đồ tạo chiến trường lớn thu hút quân tổng trừ bị Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân đang thắng thế ở mặt trận Bắc Hải Vân chia quân về cứu viện, từ đó tốc độ tiến quân của quân ta bị khựng lại. Hoặc nếu đại quân Bắc Hải Vân không kéo về, thì Mặt Trận 44 sẽ cầm chân các lực lượng Nam Hải Vân không thể gửi quân tăng viện ra phía Bắc. Nếu đạt được một trong hai mục tiêu này, coi như Mặt Trận 44 hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng trên thực tế, thì ở cả hai mặt trận Nam và Bắc Hải Vân, tùy theo tình hình, vẫn có các lực lượng tiếp ứng cho nhau mà cường độ trận mạc của quân ta vẫn không giảm. Sư Đoàn 2 Bộ Binh có thể gửi Trung Đoàn 4 Bộ Binh thiện chiến của mình ra tăng viện cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong chiến dịch phản công tái chiếm các căn cứ hỏa lực nằm dọc theo trục tỉnh lộ 547 phía Tây Nam Huế mà không cảm thấy nao núng trước đối thủ truyền kiếp Sư Đoàn 2 Thép Bắc Việt hay Sư Đoàn 3 Sao Vàng địch. Rồi sau đó vẫn Trung Đoàn 4 Bộ Binh tăng phái vững vàng cho Sư Đoàn Dù trong chiến dịch phản công Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị.
Để “đáp lễ” cuộc tăng phái mặt trận Bắc Hải Vân của Sư Đoàn 2 Bộ Binh, Trung Đoàn 51 Bộ Binh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trước khi được sáp nhập vào SĐ1BB đã là Trung Đoàn 51 Độc Lập cuối năm 1971, rất quen thông thổ vùng Quảng Nam như quen với lòng bàn tay của mình, vào tiếp viện cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh tái chiếm các cao điểm vùng Quế Sơn, Tiên Phước. Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được chọn làm đơn vị cơ động bậc nhất trong lãnh thổ Quân Khu I, khi có mặt tại Nam Hải Vân tăng phái cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh, thoắt chốc những chiếc Mũ Nâu đã hiện diện tại chiến trường Tây Nam Huế, rồi cuối cùng hành quân lên trấn giữ cứng ngắt mặt Đông Bắc Cổ Thành Đinh Công Tráng bảo đảm an toàn cho quân Mũ Xanh Cọp Biển xông vào dứt điểm. Ý đồ chia quân và làm suy yếu sức mạnh các đạo quân Quân Đoàn I VNCH của địch bị thất bại hoàn toàn. Để có thể đẩy hiệu năng tác chiến của các sư đoàn bộ binh và những đơn vị Tổng Trừ Bị ở Quân Khu I lên đến đỉnh cao nhất, Trung Tướng Trưởng đã phân chia Quân Khu I làm hai phần trách nhiệm luân chuyển: Mặt Trận Bắc Hải Vân do ông chỉ huy, Mặt Trận Nam Hải Vân do Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I trông coi. Khi Trung Tướng Trưởng vào Nam Hải Vân thì Trung Tướng Thi bay ra chiến trường phía Bắc.

Tuy nhiên, với những lực lượng mạnh của mình, mà cái cột xương sống là Sư Đoàn 711, Mặt Trận 44 được tăng cường nhiều đơn vị thiết giáp, pháo binh, phòng không, đặc công vẫn gây rất nhiều khó khăn cho Sư Đoàn 2 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp trong suốt hai tháng 7 và 8.1972, là thời gian mà chiến dịch phản công Lam Sơn 72 ngoài Quảng Trị đang lên đến điểm cực nóng. Ngày 27.8.1972, Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, người hùng An Lộc được Bộ Tổng Tham Mưu trao trọng trách Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh thay thế Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp. Sự có mặt và tài chỉ huy xuất sắc đã được xác định ở Bình Long – An Lộc của Chuẩn Tướng Nhựt đã mang lại một bộ mặt khác, niềm tin và hùng khí mới cho Sư Đoàn Mũi Tên Thép Số 2. Ông lập tức chấn chỉnh và nâng cao hiệu năng chiến đấu của Sư Đoàn, điều mà ông đã từng thành công với chiến sĩ Địa Phương Quân – Nghĩa Quân Bình Long. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã được các báo cáo của MACV (Military Assistance Command, Vietnam) đánh giá là một sư đoàn có hiệu năng tác chiến tương đương với Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

Với sự trở về từ vùng giới tuyến của Trung Đoàn 4 Bộ Binh, Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã giao tranh nhiều trận ác liệt với binh đội Mặt Trận 44, lực lượng hai bên đều bị thiệt hại nặng. Trong ý đồ tiến chiếm quận Quế Sơn trong tỉnh Quảng Nam, Sư Đoàn 711 Bắc Việt điều quân đánh cao điểm Ross, một tiền đồn nằm về phía Tây quận lỵ Quế Sơn. Muốn chiếm Quế Sơn, địch nhất định phải đánh lấy Ross, từ đó làm điểm tựa pháo kích và tiến quân tấn công quận lỵ Quế Sơn đang nằm dưới sự bảo vệ của Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân. Trung Đoàn 6 Bộ Binh lập tức thiết trí lực lượng ứng chiến. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 6 nhận lệnh bằng bất cứ giá nào cũng giữ chắc Căn Cứ Ross. Chúng ta hãy cùng các chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh tiến quân về Quế Sơn, đi sâu vào vùng rừng núi Trường Sơn thăm thẳm, để cùng cảm nhận và chia sẻ những nỗi khó khăn, chết chóc rình rập trên từng thước đất. Chúng ta cùng theo chân các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 6, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Hồ, Tiểu Đoàn Trưởng lên trấn đóng một điểm cao vô danh được gọi tên là Điểm Cao 621 hay Đỉnh 621. Cuộc hành quân được dẫn dắt bằng chính lời tường trình xác thực và hào tráng của Đại Úy Thuật, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/6 : BẢY NGÀY TRÊN ĐỈNH 621. Bài viết này đã được đưa vào số báo Chiến Sĩ Cộng Hòa cuối năm 1972.

“Ngày 19.7.1972, tôi dẫn hai Đại Đội 1 và 2 của Tiểu Đoàn 2/ 6 rời Căn Cứ Hỏa Lực Ross đi về hướng Tây chiếm ngự đỉnh 621. Vừa di chuyển vừa lục soát, tôi bung con cái hoạt động mạnh. Từ Ross đến Đỉnh 621 cách nhau không bao xa, vào khoảng 9 cây số đường chim bay. Vượt qua một cánh đồng khô cằn và hoang phế, chân núi đã nằm trước mặt. Kích thước, hình dáng quả đồi 621 được vẽ theo phép chiếu trên bản đồ trông thu nhỏ và nhăn nheo, nhưng ngoài địa thế lại dãn thành đoạn đường chiến binh dài gần 3 cây số quanh co khúc khủyu với vách núi dựng đứng và rừng cây hoang dại hiểm trở. Ba cây số ngắn ngủi, quá tầm thường trước mắt những người lính bộ binh âm thầm miệt mài, nhưng thực ra đòi hỏi biết bao mồ hôi gian khổ.

Mấy ngày qua, cộng quân chiếu cố Căn Cứ Ross bằng hỏa tiễn 122 ly, thường xuyên vào những bữa điểm tâm sáng, hoặc đôi khi chẳng theo giờ giấc nhất định nào. Để đáp lễ, các đơn vị Pháo Binh bạn không chịu khoanh tay, đã rót kỹ những tràng đạn nổ 175, 155 ly, khiến chúng phải câm họng tìm hang chui rúc. Căn Cứ Ross nằm cách phía Tây quận lỵ Quế Sơn chừng 3 cây số, nằm dưới một thung lũng. Nó như một chốt lớn trấn ngay ngã ba đường Nông Sơn và Khâm Đức đổ xuôi về Quế Sơn.

Ngày 21.7.1972, tôi và hai đứa con đã lên tới Đỉnh 621 một cách êm ả lạ thường, không chạm một tên địch nào. Thiếu Tá Hồ cũng đã rời Ross, dẫn Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn trừ cùng Đại Đội 4 nối lên theo, sau khi để Đại Đội 3 tại Lion. Lion là một tiền đồn nhỏ trên đỉnh cao 270, một đài quan sát của Căn Cứ Ross nằm chếch về hướng Tây Nam lối 5 cây số. Trên đường đi anh Tư Hồ đột kích vào một xóm nhà khả nghi cận chân núi, hạ sát tại chỗ ba đồng chí con cháu bác đảng. Trong số đó, một tên được phát giác là Thượng Úy Hà Xuân Phước, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 136 Phòng Không. Y đang nhận lãnh công tác hạng A. 711, do Thuợng Tá Hoàng Phát, Tư Lệnh Sư Đoàn 367 Phòng Không ký giấy cấp cho đi “du liên” từ TA. 11 đến C. 75. Lần này đồng chí Phước kể như được đi công tác thật xa, qua tận bên kia thế giới... Thường thì các cán binh cộng sản không bao giờ hay rằng cấp chỉ huy của mình đã bỏ mạng mỗi khi bị ta bắt thẩm vấn. Chúng chỉ được biết cấp chỉ huy sỡ dĩ vắng mặt xóa tên vì lý do đi công tác xa ! Trong vụ đột kích này quân ta còn tịch thu được một súng K 54 và một phóng đồ của cộng quân vẽ từ Ross đến Hiệp Đức.

Ngày 22.7.1972, anh Tư Hồ bố trí Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và cho con cái hoạt động lan rộng. Thằng 2 (Đại Đội 2) đi về hướng Bắc qua giữ ngọn Ghéo Cóc. Thằng 1 leo lên chiếm đỉnh 720 phía Nam. Thằng 4 nằm xen kẻ giữa Đại Đội Công Vụ và Đại Đội 1, đồng thời bảo vệ mạch suối cung cấp nước. Những ngọn đồi lúp xúp 720, 621, Ghéo Cóc chạy dọc sống lưng trên cùng một dãy núi. Trong bản đồ dãy núi này như một dụn đất của dãy Trường Sơn bao la hùng vĩ và dài thậm thượt. Nó như một ngón chân nhỏ của con rết bám chặt vào bình nguyên. Đến chiều, Thằng 2 báo cáo đã leo lên đến đồi Ghéo Cóc, vô sự. Đồi Ghéo Cóc cao 579 thước, nơi đó có thể nhìn chừng xuống Đèo Le trước mặt và kiểm soát bao quát “con chỉ đậm” chạy ngoằn ngoèo từ Quế Sơn vượt qua Đèo Le lên Nông Sơn. Con chỉ đậm chính là một con đường đất đỏ, đủ rộng cho loại xe vận tải di chuyển. Đây là đường lưu thông đã có từ lâu, nối liền miền đồng bằng duyên hải lên tận miệt sơn cước.

Ngoài con đường trên, còn rất nhiều con đường mòn khác chạy dọc theo triền núi, len lỏi qua dãy núi chúng tôi đang chiếm đóng. Cộng quân đã lén lút sử dụng những con đường mòn trong vùng núi này, đã thiết lập các đường dây tiếp vận khí cụ, đạn dược, v.v.. Gần đây, đã có tới trên 15 tấn đạn dược, 2,000 trái hỏa tiễn và thực phẩm được chuyển vận ngày đêm bằng sức người từ một kho lớn trong vùng núi Hiệp Đức, phân tán cho ba kho nhỏ sát mặt trận Quế Sơn. Kho thứ nhất cất giấu trong vùng núi phía Nam, còn hai kho kia được che đậy tại vùng núi Hòn Tàu và Hòn Châu phía Bắc Quế Sơn. Sự hiện diện và hoạt động của chúng tôi tại đây như một hành động phá rối hệ thống tiếp tế cho các đơn vị Sư Đoàn 711.
Nỗ lực xâm nhập của Bắc quân vừa tiến hành đã phải khựng lại nửa chừng nửa đoạn. Ý đồ bị công phá tan vỡ, họ đã gặp lính Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Mấy ngày qua đi một cách yên tĩnh, đáng ngại. Tôi và anh Tư Hồ cùng đồng ý “tụi nó đang sửa soạn đánh mình như tìm cách hất đi một chướng ngại vật, để khai thông sinh lộ...”. Bên dưới kia, hằng ngày Ross vẫn còn hứng pháo kích. Các đơn vị bạn đang đụng độ lẻ tẻ với địch. Anh Tư ra lệnh đào hầm hố bố phòng và dặn dò con cái cẩn thận. Cái gì sẽ đến, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi.

Ngày 23.7.1972, tờ mờ 6 giờ sáng, Thằng 2 la lên trong máy “Tụi nó chơi tôi”. Chúng tôi bật dậy khỏi võng. Anh Tư vội chụp ống liên hợp thét hỏi:
- Sao, mặt nào?
- Tứ phía, nó pháo 75 với 82 dữ quá...
- Chịu nổi không? Coi chừng bọn đặc công bò lên mày đấy!
- Pháo binh gáy đều tôi chống được, chưa sao...

Chúng tôi dán mắt nhìn chòng chọc vào chiếc máy C 25. Trong lồng ngực nhịp thở dồn dập, hụt hẫng. Tôi kêu tiền sát viên Pháo Binh chỉ những hỏa tập xin tác xạ yểm trợ khi khẩn cấp. Cặp mắt anh Tư quắc lên, giận dữ, anh nói nhát gừng với tôi:
- Mẹ nó, mình với mấy thằng con coi chừng cũng bị...

Anh chưa nói dứt lời, tiếng quan Hai Tùng đã oang oang đầu máy. Ông báo cáo Đại Đội 4 cũng đang ăn pháo nặng, khó giữ được điểm nước. Rồi một lát, Thằng 3 ở Lion, Thằng 1 trên đỉnh 720 cũng bị pháo kích và tấn công. Anh Tư bốc lia lịa hết “combiné” này đến cái khác. Pháo binh, oanh kích, bom, thứ nào bây giờ cũng khẩn thiết. Nỗi lo lắng cho đàn con khiến anh hét vào máy truyền tin, những tiếng hét như xé ruột gan. Tình thế này không chần chừ được, phải chơi xả láng, chúng tôi xác định tọa độ xin đánh bom. Tôi chạy quanh tuyến Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ đốc thúc anh em canh chừng và dặn Nga coi mặt Bắc, còn Dân trách nhiệm mặt Nam. Xung quanh núi rừng trùng điệp, pháo nổ vang rền tứ bề, pháo ta lẫn pháo địch chát tai. Tụi nó vẫn chưa đụng đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Có thể chúng nó định cô lập chúng tôi, chia cắt từng đứa rồi thọc dần. Trải tấm bản đồ trước mặt, anh Tư bàn bạc với tôi. Anh gõ gõ cây viết chì mỡ trên tấm bản đồ, rồi chép miệng:
- Mình xé lẻ để tránh thiệt hại pháo kích. Bây giờ nếu tụi nó tập trung quân đông đảo dứt từng đúa một thì nguy...
Tôi cũng chia sẻ cùng một nỗi lo thầm như anh, nhưng vẫn nói lớn :
- Anh Tư, mình đánh bom diệt sạch tụi nó mấy hồi, mình hơn “tiền” tụi nó mà...

Những giờ phút còn lại của một ngày dài đằng đẵng, 12 phi tuần oanh tạc được “Con Lan 19” lượn lờ đưa đường chỉ lối. Tiếng nổ rung chuyển đồi núi mặt đất dưới chân, bốc ngụt lên từng cuộn khói và làm dạt cây cối như gặp một trận cuồng phong thổi qua. Về chiều, tình hình lắng dịu. Cộng quân đã tỏ ra kiêng nể những khối bom lủa lao từ trên trời xuống. Màn đêm buông nhanh, phủ một màu tối đen như mực. Đêm ở đây, bây giờ, thật dài và đe dọa, hiểm nguy bất trắc đang bò quanh rình rập. Đêm không còn là những giờ khắc nghỉ ngơi thoải mái, nuôi những giấc mộng đẹp. Chúng tôi ôm súng ngồi dưới hố, giương cặp mắt như muốn chọc thủng cái vùng tối đen trước mặt và cố giữ hơi thở nhè nhẹ để còn lắng nghe. Đôi lúc sự mệt mỏi để guc đầu chúng tôi xuống, chạm vào thân súng làm giật mình như vừa thoát khỏi cơn kinh hoàng. Giấc ngủ chỉ là những lần gật đầu thoáng qua, nhưng cũng đủ cho chúng tôi lịm đi trong cảm xúc nhẹ nhõm. Và mỗi lần “tỉnh giấc”, nhận thấy mình còn nguyên vẹn đã làm thức dậy niềm khao khát được sống. Trước bóng dáng tử thần chập chờn, chúng tôi càng thấy yêu tràn trề cuộc đời. Chúng tôi cần phải sống, chiến đấu để duy trì sự sống cho chính chúng tôi, cho những người thân yêu. Và bảo tồn sinh mạng là sự đòi hỏi phải phấn đấu.

Ngày 24 + 25 + 26.7.1972, ba ngày quan trọng dính liền với linh hồn và số phận của Tiểu Đoàn. Ba thằng con 1, 2, 4 đã mở đường tìm về quây quần, củng cố Tiểu Đoàn. Lúc sáng sớm, một phi vụ B 52 khác lại đánh một “bốc” tuyệt vời. Chúng tôi vừa nhận ra tiếng sấm động của cơn mưa bom nổi lớn dần, tiến sát đến sau lưng, rồi như “thắng” lại phút chốc trên vị trí chúng tôi. Để một thoáng sau đó lại tiếp tục làm dậy sóng phía trước mặt. Nhìn lên khung trời cao vút, ba vệt khói trắng vừa kéo lướt qua đầu như những dãi lụa dài. Trong khoảnh khắc, chúng tôi tin tưởng hản lên, dù biêt còn phải chịu áp lực nặng nề của đối phương. Hàng ngày “Ông Một Sao” liên lạc máy, hoặc bay trên đầu quan sát chúng tôi. Ông luôn lo nghĩ đến con cái, cũng như cho kế hoạch của ông. Ông cho biết thằng Trung Đoàn 31 cộng sản muốn lấy thịt đè người, nhưng đám kiến ấy bu vào là cơ hội hỏa thiêu sạch cuồng vọng “giải phóng”. Chúng nó đang lọt bẫy!

Đến trưa, chúng tôi được tin tiếp tế nước và lương khô. Đợt đầu trực thăng thả được một ít thùng gạo sấy, nhưng cộng quân đã khai hỏa những khẩu phòng không và khởi sự pháo kích vào chính ngọn 621 của Tiểu Đoàn. Những tiếng đạn phòng không nổ dòn không dứt. Có đến năm ổ phòng không khạc lửa xua đuổi những chiếc trực thăng đang liều lĩnh tìm cách tiếp tế nước. Những ống nước được thả vội vã đã lăn tuốt xuống sườn đồi. Cuộc tiếp tế tạm thời bị đình trệ. Chúng tôi lo ẩn núp, chạy về vị trí chiến đấu. Địch pháo liên hồi, tời tấp, pháo phủ đầu. Một chục, hai chục, rồi một trăm, hai trăm, đếm không xuể. Ngoài bùa hộ mạng là những hầm hố, cây cối rậm rạp đã che chở cho chúng tôi nhiều, nhưng giờ đây chịu nhiều vết chém trông xác xơ.

Thế nào rồi ông Giáp cũng áp dụng bài học “tiền pháo hậu xung”. Pháo vẫn còn đủ loại, từ 75 ly trực xạ, 82 ly, 120 ly cối, đến thượng liên phòng không đều châu họng vào chúng tôi. Anh Tư Hồ đã bị thương vì một quả 75 ly thổi đến sát nách. Anh bị trên mí mắt, ngực và cánh tay. Máu ra nhiều, mấy “ông thuốc đỏ” ra sức băng bó cầm máu lại. Trông anh mệt thấy rõ, nhưng vẫn gượng được. Anh giao con cái lại cho tôi chỉ huy. Trách nhiệm cầm một tiểu đoàn thật nặng nề, đứng trước hoàn cảnh này lại càng thấy... “nặng nề” hơn ! Nhưng sự có mặt của anh Tư bên cạnh, cũng như nét tỉnh táo vẫn giữ trên khuôn mặt anh trước mắt chúng tôi, đã gây nên một niềm tin thật vững.

Dứt pháo, đám người vô tri ồ ạt hô xung phong. Chúng tôi chồm lên khai hỏa. Rồi đến lúc cận chiến đánh lựu đạn. Những trái lựu đạn tung ra không cần lấy đà. Hàng loạt người gục ngã, những khối thịt đè lên nhau trên sườn đồi. Tôi không ngớt kêu Pháo Binh tác xạ vào những điểm hỏa tập đã “pré” sẵn. Những hỏa tập 102, 003, 197, 193, 006, được gọi như “máy”. Bây giờ đến lượt chúng tôi pháo để cản. Pháo liên tục để bọn chúng không ngóc đầu lên được. Pháo thật sát tuyến 100 thước, rồi kéo gần lại 50 thước. Đất cát tung lên mù mịt, rơi rào rào trên miệng hố, trên đầu chúng tôi. Nhiều xác địch bật tung lên và rớt xuống.
Ba ngày liền chúng tấn công bốn lần vẫn không đè bẹp được chúng tôi. Những con người được nhồi tư tưởng đấu tranh, sống với đầu óc căm thù đã phải chịu khuất phục thảm hại trước những con người bình thường biết lo sợ, biết thương yêu, nhưng tiềm năng ý chí bất khuất và bản năng tự vệ vô song. Có một lần trong khi trận đánh đang xảy ra, tụi nó dò được tần số và nhảy vào kêu gọi chúng tôi. Một cuộc “đấu võ miệng” đã diễn ra:
- Sông Hồng gọi Lộc Thi trả lời? (Lộc Thi là danh hiệu của chúng tôi)
Tôi im lặng. Tụi nó lại gọi với một giọng nói và danh hiệu khác:
- Ngọc Lan gọi Lộc Thi trả lời?
Bị phá rối tôi cáu tiết hỏi:
- Sông Hồng, Ngọc Lan là ai?
- Tôi ở phía bên kia đây!
- Các chú muốn gì, muốn ăn bom không, có giỏi đánh đi?

Ngày 27 + 28.7.1972, địch pháo rời rạc, cầm chừng. Chắc tụi bên kia đang điều động quân và lo tiếp tế. Phần chúng tôi tu bổ lại hầm hố. Hố được đào sâu thêm, móc hầm ếch để có thể cuộn tròn như một con sâu trong lòng đất. Lòng đất thật bao dung, đã che chở cho chúng tôi qua khỏi bao cơn hiểm nghèo. Thinh không câm lặng rờn rợn, nghe ghê gai thịt da, bầu không khí đẫn hơi sương. Những người lính còng lưng xuống để đào, chỉ nghe những tiếng cuốc xẻng va vào đá kêu lên những âm thanh chói buốt khô khan. Ba ngày sống trong căng thẳng, chúng tôi chẳng thiết ăn, mà cũng không biết đói. Bây giờ những sợi dây thần kinh chùng xuống mới cảm thấy bụng xẹp lép. Chúng tôi còn một ít gạo sấy tằn tiện vài người chung nhau một bịch. Chẳng cần bày biện nấu nướng, cứ thế bỏ vào miệng nhai nhâm nhi, càng lâu càng tốt. Thật ra không đủ nước để làm những điều mình muốn. Để hạ cơn cháy khát cổ họng, chúng tôi chỉ nhờ vào chút nước của cây giang rừng. Một thứ nước đục nhờ và chan chát. Chặt một đoạn giang rừng dài hay bốn năm thước mới hứng được nửa ca nhôm. Còn một thứ dây leo có thể nhai hút lấy chất nước được, nhưng hiếm thấy hơn loại giang rừng mọc chằng chịt tại vùng này.

Ngày 29.7.1972, địch lại chớm mở cuộc tấn công khác. Dấu hiệu pháo kích trở lại cho chúng tôi kinh nghiệm như thế. Những ngày qua, sức gan lì chịu đựng đã thắng mọi thử thách khủng khiếp. Chúng tôi đã trở thành những thỏi thép nung già lửa, cứng cỏi. Sức cố thủ kỳ diệu trong suốt một tuần lễ đã làm tăng niềm kiêu hãnh và tự tin mãnh liệt trong lòng mỗi chúng tôi.

Thế nhưng, đã đến lúc chúng tôi không còn gì để lưu luyến ngọn đồi tràn ngập máu xương và mùi tử khí của quân thù nữa. Theo lệnh trên, chúng tôi lặng lẽ bỏ Đỉnh 621, tuột theo triền dốc phía Tây Bắc để bắt tay với một đơn vị bạn đến hộ tống. Tiểu Đoàn 61 Biệt Động Quân đã sẵn sàng bảo vệ sau lưng chúng tôi và hướng dẫn đến bãi đáp để đón trực thăng về Nông Sơn. Chúng tôi âm thầm rời thật nhanh ngọn đồi máu 621. Lát nữa đây B 52 cùng đại pháo của ta sẽ biểu diễn một màn chót làm cỏ các đồng chí còn bám lẫn quất quanh những ngọn đồi 720, 621 và 579.

Chúng tôi đã gắng sức làm tròn nhiệm vụ theo quan niệm hành quân ban ra. Sau bất cứ một trận chiến nào, tổn thất đều là chuyện đau lòng phải xảy đến cho hai bên. Nếu ý nghĩa của cuộc chiến thắng là so sánh tỉ lệ giữa đôi bên về tương quan lực lượng và sự thiệt hại, thì chính cộng quân là những kẻ chiến bại. Và nếu cái giá để hoàn tất một kế hoạch không quá đắt, thì các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/ 6 còn hiện diện hay đã khuất đi đều xứng đáng nhận lãnh những vòng hoa chiến thắng cùng mỹ từ “Dũng Cảm Oai Hùng” ( Sinh Tồn chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm