Sức khỏe và đời sống
SUC KHOE :Mùi hôi ở người
Thở ra có mùi hôi, mồ hôi nồng… Các vấn đề về mùi có thể báo hiệu là có bệnh đang phát triển trong người.
Con người là động vật có “mùi hôi” nhất. Các nghiên cứu đã chứng tỏ là ta thải ra môi trường nhiều hợp chất có mùi hơn mọi loài sinh vật khác. Phần lớn các mùi ấy chúng ta có thể loại hay làm yếu đi do làm vệ sinh cơ thể cẩn thận hay dùng mỹ phẩm. Song nhiều mùi do cơ thể chúng ta thải ra lắm lúc cũng rất nặng. Có các lý do sau:
Bệnh sâu răng
Hơi thở ra hôi là một trong các vấn đề về mùi hay gặp nhất – mà một trong các nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh sâu răng. Dù chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh này có kết quả tốt, song hầu như bất cứ ai trong số chúng ta cũng mắc nó vài lần trong cuộc đời mình. Có nhiều nguyên nhân: kém quan tâm đến vệ sinh miệng. Ngay cả khi ta đánh răng đều trước khi đi ngủ, thì chúng ta cũng hay làm cho qua. Thêm nữa alf chúng ta ít dùng chỉ nha khoa (nitka dentystyczna), loại chỉ này cho phép loại các thức ăn thừa ở các khe răng hiệu quả nhất. Thức ăn thừa sau bữa tối trong miệng là một bữa tiệc to cho các vi khuẩn, chúng tấn công không chỉ vào răng mà còn vào lợi. Các thay đổi do bệnh tiến triển khá chậm và dù rằng mắt thường không nhận ra được, thì mũi có thể „phát hiện” ra ngay. Nhất là mũi của người bên cạnh. Rất may là vấn đề dễ giải quyết: vệ sinh hàm miệng đều và kỹ, dùng chỉ nha khoa.
Trimethylaminuria (viết tắt là TMAU) là hội chứng người có mùi cá
Đây là trường hợp hiếm nhưng khá thú vị. Lý do là rối loạn chuyển hóa có nguồn gốc di truyền, biểu hiện ra ngoài rất khó chịu. Người mắc bệnh TMAU tiết ra một mùi như mùi … cá ươn. Do vậy có tên gọi bệnh như trên. Mồ hôi và nước tiểu và hơi thở ra chứa mùi này. Lý do là cơ thể tiết ra quá nhiều chất trimetyloamin, một hợp chất hữu cơ của các amin có mùi trên. Chất này do các vi khuẩn trong ruột tạo ra khi tiêu hóa các chất đạm có trong trứng, gan, các loại đỗ và một số loại cá. Ở người bình thường chất trimetyloamin bị men FMO3 phân hủy. Song ở người mắc bệnh TMAU có sự rối loạn việc tạo ra và phân hủy chất này. Các biểu hiện mùi của chất trimetyloamin thường nhẹ, nhưng trong một số trường hợp khi mùi tích tụ mạnh nó có thể ảnh hưởng khó chịu đáng kể đến cuộc sống.
Bệnh ung thư
Mọi người đều biết là chó có khả năng cảm nhận bệnh ung thư. Nhưng khứu giác của chó nhậy hơn người khá nhiều. Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư không gây mùi khó chịu mà mũi người nhận ra được. Nhưng khi không được chữa trị và đã có các tế bào chết thì chúng có thể gây ra các mùi mạnh. Hóa trị cũng gây ra các mùi khó chịu. Bệnh nhân chữa bằng hóa trị hay bị khô miệng, kéo theo là viêm lợi và vi khuẩn dễ phát triểm gây nhiễm trùng vòm họng. Và hậu quả là hơi thở hôi. Các nghiên cứu trong năm 2010 đã chứng tỏ là bệnh ung thư, không phụ thuộc vào giai đoạn, đều có một mùi xác định. Nhưng nó quá nhẹ để mũi người cảm thấy được. Hiện chưa khẳng định nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng “tội phạm” có thể là các poliamin – các hợp chất tham gia vào các thay đổi sinh hóa trong tế bào.
Do dùng thuốc
Các loại thuốc về nguyên tắc là phục vụ sức khỏe, nhưng cũng hay làm nặng gánh cho cơ thể. Nhiều loại thuốc gây ra các hiệu ứng phụ ở mức độ thấp hay cao. Đôi khi người ta không nhắc đến chúng trong bản thông tin hướng dẫn, nhưng thuốc có thể là nguyên nhân gây ra các mùi khó chịu. Các thuốc chống trầm cảm (antydepresanty) hay các thuốc chống rối loạn tâm thần (przeciwpsychotyczne) trong lĩnh vực về mùi có “hiệu quả” đặc biệt. Chúng gây ra toát mồ hôi nhiều. Một số thuốc chống viêm loại niesteroidowe cũng có tác dụng như vậy. Ngoài ra, một số thuốc giúp giảm cân cũng gây ra các thay đổi không có lợi cho cơ thể. Các thuốc kháng sinh cũng vậy. Nhiệm vụ của chúng là diệt các khuẩn có hại, nhưng khi vào “cuộc chiến” thì chúng cũng làm các vi khuẩn có ích chết. Hậu quả là thảm vi khuẩn trong ruột bị thay đổi lớn và có thể là nguyên nhân gây ra mùi mồ hôi hay hơi thở khó chịu.
Thực đơn ít chất bột
Thực đơn ít chất tinh bột là biện pháp khá phổ biến để giảm béo. Chúng cũng áp dụng khi chữa một số loại bệnh. Có một số giả thiết, thực ra cũng khá đúng, là một trong các nguyên nhân gây béo là nhiều đường quá trong thưc đơn, nhưng họ rút từ đó ra một kết luận cũng khá cực đoan: ở các thực đơn loại “theo đúng lý thuyết” (trong đó có thực đơn kiểu Atkins, thực đơn tối ưu) họ khuyên hạn chế chỉ ăn chất bột tối đa là 130 g mỗi ngày và ăn chủ yếu mỡ và đạm. Cách ăn như vậy dẫn đến trạng thái là trong cơ thể sẽ có nhiều chất xeton do việc hấp thụ mỡ sinh ra. Nó có nghĩa là cơ thể “chuyển sang” việc tạo năng lượng từ mỡ thay vì từ chất đường gluco. Một trong các hiệu ứng phụ của loại thực đơn đó là một thứ mùi chua khó chịu từ miệng, đôi khi người ta gọi nó là “hơi thở xeton”. Không may là lúc này dùng bàn chải và thuốc đánh răng tốt cũng không giúp được gì cả. Để miệng hết mùi nhất thiết phải có thay đổi trong thực đơn.
Bệnh tiểu đường
Mùi khó chịu từ miệng và mồ hôi là một vấn đề của người mắc bệnh tiểu đường. Nó có cơ cấu giống như của người ăn thực đơn ít chất bột. Độ nhậy của tế bào về chất insulin, một loại hoocmon chịu trách nhiệm về điều chỉnh nồng độ đường gluco trong máu bị kém đi. Để có thêm năng lượng, cơ thể bắt đầu dùng chất béo có trong thức ăn. Quá trình phân hóa chất mỡ nhanh làm xuất hiện các chất xeton trong cơ thể. Một trong các chất này là aceton, một hợp chất có mùi giống như mùi táo thối. Bình thường nó có ít trong máu và nước tiểu, nhưng nếu bệnh không được chữa hay ở giai đoạn bệnh phát triển cao rồi thì nồng độ của nó có thể đạt mức nguy hiểm. Cơ thể sẽ thử loại chất này qua đường phổi, nên nó có thể gây ra mùi khó chịu ở một số bệnh nhân. Chất này cũng bị thải qua da, do vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi mồ hôi.
Các loại rau củ họ cải (warzywa krzyżowe)
Các loại rau củ này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư, là nguồn vitamin và các chất chống ô-xy hóa quý giá. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng sẽ có các hậu quả không dễ chịu. Các hậu quả có thể không nặng nề (trừ đối với những người thiểu năng tuyến giáp vì chất glucozynolan có nhiều trong rau có thể gây hại), nhưng có thể gây khó chịu. Vấn đề là sẽ có các mùi … trứng thối mà chúng ta có thể bài tiết ra cùng với mồ hôi nếu ta ăn các loại rau như bắp cải xanh (brokuł), bắp cải, bắp cải nhỏ (brukselki) hay cải dầu (rzepak) quá nhiều. Các rau củ họ cải có ưu điểm là chứa nhiều các hợp chất của lưu huỳnh. Các chất như sulforafan có tác dụng chống ung thư – chúng hãm quá trình phát triển bệnh ung thư. Song cũng phải dùng có chừng mực. Nếu ta ăn quá nhiều rau củ này vài lần mỗi ngày thì cơ thể có thể bị „bão hòa” các hợp chất chứa lưu huỳnh nên sẽ phải thải qua da. Kết quả không dễ chịu của quá trình này là mùi sun-phuya – một thư mùi đặc trưng của trứng thối – sẽ ra cùng với mồ hôi.
Bệnh thương hàn (dur brzuszny)
Mùi bánh mỳ mới không thuộc loại mùi gây khó chịu, nhưng nếu do người thải ra thì nó chứng tỏ đã mắc một bệnh nguy hiểm. Đó là một biểu hiện đặc trưng của bệnh thương hàn – khi cơ thể bị nhiễm khuẩn nhóm salmonella. Bệnh này ít xuất hiện ở các nước đã phát triển, nhưng là vấn đề quan trọng ở các nước của Thế giới thứ ba – do vậy những người đi du lịch ở các nước này nên tiêm phòng bệnh. Hơn nữa mức độ tử vong của bệnh vẫn khá cao. Trên thế giới mỗi năm có đến hơn 150 người chết vì bệnh này. Có thể nhiễm bệnh do ăn thức ăn tiếp xúc nước nhiễm khuẩn hay do tiếp xúc với người bệnh. Các triệu chứng chính là sốt cao, bụng chướng và sôi bụng, tiêu chẩy rồi sau bị táo bón hay xuất hiện bang dát chấm màu hoa hồng (różyczka durowa) – mẩn ở dạng các vết chấm đỏ nhạt.
Stress
Có lẽ là stress làm người hôi nhất. Ít nhất là dưới góc độ ảnh hưởng lên tuyến mồ hôi. Da người có hai loại tuyến mồ hôi là loại: ngoại tiết (exocrine) và bán hủy (apocrine). Tuyến đầu phân bố khá đều dưới da và tiết râ bề mặt. Tuyến thứ hai tập trung ở vùng nách, gần bộ phận sinh dục hay cũng ở bàn chân. Các tuyến ngoại tiết chịu trách nhiệm tiết ra mồ hôi khi làm việc nặng hay khi trời nóng để đưa nhiệt lượng thừa ra khỏi cơ thể. Thứ chất „tiết ra” chủ yếu là nước và dù nó có mùi không thơm lắm, nhưng bình thường – hay ít nhất là đến một thời điểm nào đó – nó còn chưa hôi. Ngược lại, các tuyến bán hủy hay phản ứng lập tức với trạng thái thần kinh căng thẳng. Khi đó mồ hôi đi theo các „kênh” này ngoài nước còn có nhiều chất đạm và chất béo. Thứ hỗn hợp này là thức ăn ngon cho các vi khuẩn– và chính chúng tạo ra thứ mùi của cơ thể khi người bị stress quá nhiều.
Tuổi già
Mùi của cơ thể cũng thay đổi theo tuổi tác, thông thường theo chiều hướng xấu đi. Lối sống cũng có ảnh hưởng đến nó nhưng không là nhân tố quyết định. Các nghiên cứu do các nhà khoa học của Monell Chemical Senses Center làm năm 2012 chứng tỏ người già tiết ra các mùi đặc biệt không phụ thuộc vào thực đơn ăn, vào các thứ nghiện hay vào mức độ vận động. Nguyên nhân được cho là do các thay đổi của các tuyến mồ hôi và chất nhờn. Các nhà khoa học nghi là mùi „già” là một tín hiệu hóa học độc đáo hình thành trong quá trình tiến hóa. Nó cho phép phát hiện nhanh và theo một cách bản năng các cá thể còn đang ở lứa tuổi phát triển với các cá thể đã qua „thời hoàng kim”. Các nghiên cứu khác công bố năm 2008 trên „British Journal of Dermatology” đã chỉ ra các hợp chất cụ thể có thể là nguyên nhân cho thứ mùi đặc trưng của người già. Đó là các chất benzotiazol, metylosiarczan metan và nonanal, chúng có nồng độ thay đổi theo chiều hướng tăng lên cùng tuổi tác.
NHV (theo Onet.pl)
ST chuyen
SUC KHOE :Mùi hôi ở người
Thở ra có mùi hôi, mồ hôi nồng… Các vấn đề về mùi có thể báo hiệu là có bệnh đang phát triển trong người.
Con người là động vật có “mùi hôi” nhất. Các nghiên cứu đã chứng tỏ là ta thải ra môi trường nhiều hợp chất có mùi hơn mọi loài sinh vật khác. Phần lớn các mùi ấy chúng ta có thể loại hay làm yếu đi do làm vệ sinh cơ thể cẩn thận hay dùng mỹ phẩm. Song nhiều mùi do cơ thể chúng ta thải ra lắm lúc cũng rất nặng. Có các lý do sau:
Bệnh sâu răng
Hơi thở ra hôi là một trong các vấn đề về mùi hay gặp nhất – mà một trong các nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh sâu răng. Dù chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh này có kết quả tốt, song hầu như bất cứ ai trong số chúng ta cũng mắc nó vài lần trong cuộc đời mình. Có nhiều nguyên nhân: kém quan tâm đến vệ sinh miệng. Ngay cả khi ta đánh răng đều trước khi đi ngủ, thì chúng ta cũng hay làm cho qua. Thêm nữa alf chúng ta ít dùng chỉ nha khoa (nitka dentystyczna), loại chỉ này cho phép loại các thức ăn thừa ở các khe răng hiệu quả nhất. Thức ăn thừa sau bữa tối trong miệng là một bữa tiệc to cho các vi khuẩn, chúng tấn công không chỉ vào răng mà còn vào lợi. Các thay đổi do bệnh tiến triển khá chậm và dù rằng mắt thường không nhận ra được, thì mũi có thể „phát hiện” ra ngay. Nhất là mũi của người bên cạnh. Rất may là vấn đề dễ giải quyết: vệ sinh hàm miệng đều và kỹ, dùng chỉ nha khoa.
Trimethylaminuria (viết tắt là TMAU) là hội chứng người có mùi cá
Đây là trường hợp hiếm nhưng khá thú vị. Lý do là rối loạn chuyển hóa có nguồn gốc di truyền, biểu hiện ra ngoài rất khó chịu. Người mắc bệnh TMAU tiết ra một mùi như mùi … cá ươn. Do vậy có tên gọi bệnh như trên. Mồ hôi và nước tiểu và hơi thở ra chứa mùi này. Lý do là cơ thể tiết ra quá nhiều chất trimetyloamin, một hợp chất hữu cơ của các amin có mùi trên. Chất này do các vi khuẩn trong ruột tạo ra khi tiêu hóa các chất đạm có trong trứng, gan, các loại đỗ và một số loại cá. Ở người bình thường chất trimetyloamin bị men FMO3 phân hủy. Song ở người mắc bệnh TMAU có sự rối loạn việc tạo ra và phân hủy chất này. Các biểu hiện mùi của chất trimetyloamin thường nhẹ, nhưng trong một số trường hợp khi mùi tích tụ mạnh nó có thể ảnh hưởng khó chịu đáng kể đến cuộc sống.
Bệnh ung thư
Mọi người đều biết là chó có khả năng cảm nhận bệnh ung thư. Nhưng khứu giác của chó nhậy hơn người khá nhiều. Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư không gây mùi khó chịu mà mũi người nhận ra được. Nhưng khi không được chữa trị và đã có các tế bào chết thì chúng có thể gây ra các mùi mạnh. Hóa trị cũng gây ra các mùi khó chịu. Bệnh nhân chữa bằng hóa trị hay bị khô miệng, kéo theo là viêm lợi và vi khuẩn dễ phát triểm gây nhiễm trùng vòm họng. Và hậu quả là hơi thở hôi. Các nghiên cứu trong năm 2010 đã chứng tỏ là bệnh ung thư, không phụ thuộc vào giai đoạn, đều có một mùi xác định. Nhưng nó quá nhẹ để mũi người cảm thấy được. Hiện chưa khẳng định nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng “tội phạm” có thể là các poliamin – các hợp chất tham gia vào các thay đổi sinh hóa trong tế bào.
Do dùng thuốc
Các loại thuốc về nguyên tắc là phục vụ sức khỏe, nhưng cũng hay làm nặng gánh cho cơ thể. Nhiều loại thuốc gây ra các hiệu ứng phụ ở mức độ thấp hay cao. Đôi khi người ta không nhắc đến chúng trong bản thông tin hướng dẫn, nhưng thuốc có thể là nguyên nhân gây ra các mùi khó chịu. Các thuốc chống trầm cảm (antydepresanty) hay các thuốc chống rối loạn tâm thần (przeciwpsychotyczne) trong lĩnh vực về mùi có “hiệu quả” đặc biệt. Chúng gây ra toát mồ hôi nhiều. Một số thuốc chống viêm loại niesteroidowe cũng có tác dụng như vậy. Ngoài ra, một số thuốc giúp giảm cân cũng gây ra các thay đổi không có lợi cho cơ thể. Các thuốc kháng sinh cũng vậy. Nhiệm vụ của chúng là diệt các khuẩn có hại, nhưng khi vào “cuộc chiến” thì chúng cũng làm các vi khuẩn có ích chết. Hậu quả là thảm vi khuẩn trong ruột bị thay đổi lớn và có thể là nguyên nhân gây ra mùi mồ hôi hay hơi thở khó chịu.
Thực đơn ít chất bột
Thực đơn ít chất tinh bột là biện pháp khá phổ biến để giảm béo. Chúng cũng áp dụng khi chữa một số loại bệnh. Có một số giả thiết, thực ra cũng khá đúng, là một trong các nguyên nhân gây béo là nhiều đường quá trong thưc đơn, nhưng họ rút từ đó ra một kết luận cũng khá cực đoan: ở các thực đơn loại “theo đúng lý thuyết” (trong đó có thực đơn kiểu Atkins, thực đơn tối ưu) họ khuyên hạn chế chỉ ăn chất bột tối đa là 130 g mỗi ngày và ăn chủ yếu mỡ và đạm. Cách ăn như vậy dẫn đến trạng thái là trong cơ thể sẽ có nhiều chất xeton do việc hấp thụ mỡ sinh ra. Nó có nghĩa là cơ thể “chuyển sang” việc tạo năng lượng từ mỡ thay vì từ chất đường gluco. Một trong các hiệu ứng phụ của loại thực đơn đó là một thứ mùi chua khó chịu từ miệng, đôi khi người ta gọi nó là “hơi thở xeton”. Không may là lúc này dùng bàn chải và thuốc đánh răng tốt cũng không giúp được gì cả. Để miệng hết mùi nhất thiết phải có thay đổi trong thực đơn.
Bệnh tiểu đường
Mùi khó chịu từ miệng và mồ hôi là một vấn đề của người mắc bệnh tiểu đường. Nó có cơ cấu giống như của người ăn thực đơn ít chất bột. Độ nhậy của tế bào về chất insulin, một loại hoocmon chịu trách nhiệm về điều chỉnh nồng độ đường gluco trong máu bị kém đi. Để có thêm năng lượng, cơ thể bắt đầu dùng chất béo có trong thức ăn. Quá trình phân hóa chất mỡ nhanh làm xuất hiện các chất xeton trong cơ thể. Một trong các chất này là aceton, một hợp chất có mùi giống như mùi táo thối. Bình thường nó có ít trong máu và nước tiểu, nhưng nếu bệnh không được chữa hay ở giai đoạn bệnh phát triển cao rồi thì nồng độ của nó có thể đạt mức nguy hiểm. Cơ thể sẽ thử loại chất này qua đường phổi, nên nó có thể gây ra mùi khó chịu ở một số bệnh nhân. Chất này cũng bị thải qua da, do vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi mồ hôi.
Các loại rau củ họ cải (warzywa krzyżowe)
Các loại rau củ này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư, là nguồn vitamin và các chất chống ô-xy hóa quý giá. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng sẽ có các hậu quả không dễ chịu. Các hậu quả có thể không nặng nề (trừ đối với những người thiểu năng tuyến giáp vì chất glucozynolan có nhiều trong rau có thể gây hại), nhưng có thể gây khó chịu. Vấn đề là sẽ có các mùi … trứng thối mà chúng ta có thể bài tiết ra cùng với mồ hôi nếu ta ăn các loại rau như bắp cải xanh (brokuł), bắp cải, bắp cải nhỏ (brukselki) hay cải dầu (rzepak) quá nhiều. Các rau củ họ cải có ưu điểm là chứa nhiều các hợp chất của lưu huỳnh. Các chất như sulforafan có tác dụng chống ung thư – chúng hãm quá trình phát triển bệnh ung thư. Song cũng phải dùng có chừng mực. Nếu ta ăn quá nhiều rau củ này vài lần mỗi ngày thì cơ thể có thể bị „bão hòa” các hợp chất chứa lưu huỳnh nên sẽ phải thải qua da. Kết quả không dễ chịu của quá trình này là mùi sun-phuya – một thư mùi đặc trưng của trứng thối – sẽ ra cùng với mồ hôi.
Bệnh thương hàn (dur brzuszny)
Mùi bánh mỳ mới không thuộc loại mùi gây khó chịu, nhưng nếu do người thải ra thì nó chứng tỏ đã mắc một bệnh nguy hiểm. Đó là một biểu hiện đặc trưng của bệnh thương hàn – khi cơ thể bị nhiễm khuẩn nhóm salmonella. Bệnh này ít xuất hiện ở các nước đã phát triển, nhưng là vấn đề quan trọng ở các nước của Thế giới thứ ba – do vậy những người đi du lịch ở các nước này nên tiêm phòng bệnh. Hơn nữa mức độ tử vong của bệnh vẫn khá cao. Trên thế giới mỗi năm có đến hơn 150 người chết vì bệnh này. Có thể nhiễm bệnh do ăn thức ăn tiếp xúc nước nhiễm khuẩn hay do tiếp xúc với người bệnh. Các triệu chứng chính là sốt cao, bụng chướng và sôi bụng, tiêu chẩy rồi sau bị táo bón hay xuất hiện bang dát chấm màu hoa hồng (różyczka durowa) – mẩn ở dạng các vết chấm đỏ nhạt.
Stress
Có lẽ là stress làm người hôi nhất. Ít nhất là dưới góc độ ảnh hưởng lên tuyến mồ hôi. Da người có hai loại tuyến mồ hôi là loại: ngoại tiết (exocrine) và bán hủy (apocrine). Tuyến đầu phân bố khá đều dưới da và tiết râ bề mặt. Tuyến thứ hai tập trung ở vùng nách, gần bộ phận sinh dục hay cũng ở bàn chân. Các tuyến ngoại tiết chịu trách nhiệm tiết ra mồ hôi khi làm việc nặng hay khi trời nóng để đưa nhiệt lượng thừa ra khỏi cơ thể. Thứ chất „tiết ra” chủ yếu là nước và dù nó có mùi không thơm lắm, nhưng bình thường – hay ít nhất là đến một thời điểm nào đó – nó còn chưa hôi. Ngược lại, các tuyến bán hủy hay phản ứng lập tức với trạng thái thần kinh căng thẳng. Khi đó mồ hôi đi theo các „kênh” này ngoài nước còn có nhiều chất đạm và chất béo. Thứ hỗn hợp này là thức ăn ngon cho các vi khuẩn– và chính chúng tạo ra thứ mùi của cơ thể khi người bị stress quá nhiều.
Tuổi già
Mùi của cơ thể cũng thay đổi theo tuổi tác, thông thường theo chiều hướng xấu đi. Lối sống cũng có ảnh hưởng đến nó nhưng không là nhân tố quyết định. Các nghiên cứu do các nhà khoa học của Monell Chemical Senses Center làm năm 2012 chứng tỏ người già tiết ra các mùi đặc biệt không phụ thuộc vào thực đơn ăn, vào các thứ nghiện hay vào mức độ vận động. Nguyên nhân được cho là do các thay đổi của các tuyến mồ hôi và chất nhờn. Các nhà khoa học nghi là mùi „già” là một tín hiệu hóa học độc đáo hình thành trong quá trình tiến hóa. Nó cho phép phát hiện nhanh và theo một cách bản năng các cá thể còn đang ở lứa tuổi phát triển với các cá thể đã qua „thời hoàng kim”. Các nghiên cứu khác công bố năm 2008 trên „British Journal of Dermatology” đã chỉ ra các hợp chất cụ thể có thể là nguyên nhân cho thứ mùi đặc trưng của người già. Đó là các chất benzotiazol, metylosiarczan metan và nonanal, chúng có nồng độ thay đổi theo chiều hướng tăng lên cùng tuổi tác.
NHV (theo Onet.pl)
ST chuyen