Truyện Ngắn & Phóng Sự
Saigon muốn nói nhưng không thành lời!
Nam Saigon NAUY
Nhà tôi cách phi trường TSN khoảng 4km, ngày 29.04.1975, từ cổng sau tòa đại sứ Mỹ trở về nhà, trên đường quân trang quân dụng nằm rải rác khắp nơi có chỗ chất thành đống lớn, xác 1 chiếc tank T54 nằm ở ngã tư Bảy Hiền. Trước đó vài ngày tôi và bố chứng kiến, một chiếc máy bay bị bắn gãy cánh chao đảo rơi xuống trên vùng trời Tân Sơn Nhất, bố nói " trông như trong phim đệ nhị thế chiến ".
Khoảng 1 tuần sau đúng như Huy Đức nói " Saigon nín thở ", rồi những cụm từ mang ý nghĩa trừu tượng như " Saigon đã chết "hay " Saigon trong cơn hấp hối " ...
Cho dù thế nào đi nữa thì nhất cử nhất động của Saigon lúc bấy giờ đều có ý nghĩa lịch sử. Chúng tôi không được dạy hận thù hay phân biệt, cho nên cảm nghĩ của tôi lúc bấy giờ đơn giản là, hết chiến tranh rồi cả nước được sống trong yên bình, nam bắc một nhà. Trong những ngày ấy tôi thường đứng sau cửa bên trong để nhìn ra cổng sắt bên ngoài theo dõi xem có ai qua lại, trong một khu phố không một bóng nguời.
Một hôm có anh bộ đội dừng trước cổng, anh ta cố nhìn vào bên trong rồi nhìn lên ban công tầng trên, tay anh đang ôm 1 vật gì đó, tôi nhanh nhảu mở cửa bước ra nhưng vẫn đứng trong cổng sắt phía bên ngoài và hỏi : chú tìm ai ạ ? anh trả lời : nhà có máy khâu không, tôi muốn đạp hộ cái này ! Vài chữ tiếng Việt lẩn đầu tiên tôi mới nghe, gia đình tôi gốc bắc 54 và nhanh trí tôi hiểu ngay, anh đưa cho tôi xem đó là 1 tấm bông sô đã cũ kỹ bạc phếch màu, một góc viền sờn chỉ bung ra. Tôi mời anh vào nhà, bố mẹ tôi xúm xít hỏi chuyện tôi xách cái máy may ra cho mẹ và cũng nhập cuộc, bố mẹ tôi hỏi thăm về những người thân ngoài bắc, qua anh bộ đội sau này bố tìm được các cô chú của tôi.
Anh bộ đội có dáng người thấp gầy, nước da trắng nhợt của người thiếu dinh dưỡng, mắt anh không tinh lanh và có giọng nói nhỏ nhẹ khi nói môi hơi run như người bị nhiễm lạnh. Anh cho biết đơn vị đóng tại TSN, anh đi bộ từ sáng đến giờ gõ cửa không biết bao nhiêu nhà nhưng không ai mở cửa tiếp anh. Từ cổng Phi- Long TSN qua Lăng Cha Cả, qua khu Đệ Nhất Khách Sạn, rồi Quốc Gia Nghĩa Tử, rồi khu chăn nuôi xuống ngã tư Bảy Hiển, bệnh viện Vì Dân, Mũi Tàu cây xăng số 16, trại dù Phạm Công Quan đường Nguyễn Văn Thoại và đến nhà tôi.
Trên đây là một số địa danh, đa số người Saigon đều biết mà trước đó chỉ 1 tuần là những khu thị tứ ngựa xe tấp nập, khác với cư xá Lữ Gia, cư xá Bắc Hải hay cư xá Lê Đại Hành, Đuờng Sương Nguyệt Ánh, nơi những căn biệt thự có những cô tiểu thư kín cổng cao tường. Nhất là đường Nguyễn Văn Thoại nay là Lý Thường Kiệt, khu nhà tôi ngày ấy đối với tôi được ví như một mini Las Vegas với quán sá tiệm tùng cả Ấn, Thái, Đại Hàn ngợp 2 bên đường, các quán bar vũ trường như Kim Vui, Karol Kim, Sanfransico, Mỹ Lan, Thúy Nga v.v... chăng hàng ngàn đèn màu đủ loại từ sân thượng tầng 3-4 xuống tận hiên dưới, " đèn hoa chăng mắc đủ màu, giai nhân tài tử dập dìu đó đây ". Ngày 30 tháng 4 hiểu theo cách nào đó thì Saigon vẫn là của người Saigon vì nó chưa bị đổi tên, nhưng người Saigon đâu hết rồi !!!!
Câu chuyện của tôi về anh bộ đội 40 năm trước chắc hẳn cũng như câu chuyện của hàng triệu người Saigon. Rằng: Saigon muốn nói với anh với các anh nhiều lắm, nhưng không thành lời !!!
RFA
Saigon muốn nói nhưng không thành lời!
Nam Saigon NAUY
Nhà tôi cách phi trường TSN khoảng 4km, ngày 29.04.1975, từ cổng sau tòa đại sứ Mỹ trở về nhà, trên đường quân trang quân dụng nằm rải rác khắp nơi có chỗ chất thành đống lớn, xác 1 chiếc tank T54 nằm ở ngã tư Bảy Hiền. Trước đó vài ngày tôi và bố chứng kiến, một chiếc máy bay bị bắn gãy cánh chao đảo rơi xuống trên vùng trời Tân Sơn Nhất, bố nói " trông như trong phim đệ nhị thế chiến ".
Khoảng 1 tuần sau đúng như Huy Đức nói " Saigon nín thở ", rồi những cụm từ mang ý nghĩa trừu tượng như " Saigon đã chết "hay " Saigon trong cơn hấp hối " ...
Cho dù thế nào đi nữa thì nhất cử nhất động của Saigon lúc bấy giờ đều có ý nghĩa lịch sử. Chúng tôi không được dạy hận thù hay phân biệt, cho nên cảm nghĩ của tôi lúc bấy giờ đơn giản là, hết chiến tranh rồi cả nước được sống trong yên bình, nam bắc một nhà. Trong những ngày ấy tôi thường đứng sau cửa bên trong để nhìn ra cổng sắt bên ngoài theo dõi xem có ai qua lại, trong một khu phố không một bóng nguời.
Một hôm có anh bộ đội dừng trước cổng, anh ta cố nhìn vào bên trong rồi nhìn lên ban công tầng trên, tay anh đang ôm 1 vật gì đó, tôi nhanh nhảu mở cửa bước ra nhưng vẫn đứng trong cổng sắt phía bên ngoài và hỏi : chú tìm ai ạ ? anh trả lời : nhà có máy khâu không, tôi muốn đạp hộ cái này ! Vài chữ tiếng Việt lẩn đầu tiên tôi mới nghe, gia đình tôi gốc bắc 54 và nhanh trí tôi hiểu ngay, anh đưa cho tôi xem đó là 1 tấm bông sô đã cũ kỹ bạc phếch màu, một góc viền sờn chỉ bung ra. Tôi mời anh vào nhà, bố mẹ tôi xúm xít hỏi chuyện tôi xách cái máy may ra cho mẹ và cũng nhập cuộc, bố mẹ tôi hỏi thăm về những người thân ngoài bắc, qua anh bộ đội sau này bố tìm được các cô chú của tôi.
Anh bộ đội có dáng người thấp gầy, nước da trắng nhợt của người thiếu dinh dưỡng, mắt anh không tinh lanh và có giọng nói nhỏ nhẹ khi nói môi hơi run như người bị nhiễm lạnh. Anh cho biết đơn vị đóng tại TSN, anh đi bộ từ sáng đến giờ gõ cửa không biết bao nhiêu nhà nhưng không ai mở cửa tiếp anh. Từ cổng Phi- Long TSN qua Lăng Cha Cả, qua khu Đệ Nhất Khách Sạn, rồi Quốc Gia Nghĩa Tử, rồi khu chăn nuôi xuống ngã tư Bảy Hiển, bệnh viện Vì Dân, Mũi Tàu cây xăng số 16, trại dù Phạm Công Quan đường Nguyễn Văn Thoại và đến nhà tôi.
Trên đây là một số địa danh, đa số người Saigon đều biết mà trước đó chỉ 1 tuần là những khu thị tứ ngựa xe tấp nập, khác với cư xá Lữ Gia, cư xá Bắc Hải hay cư xá Lê Đại Hành, Đuờng Sương Nguyệt Ánh, nơi những căn biệt thự có những cô tiểu thư kín cổng cao tường. Nhất là đường Nguyễn Văn Thoại nay là Lý Thường Kiệt, khu nhà tôi ngày ấy đối với tôi được ví như một mini Las Vegas với quán sá tiệm tùng cả Ấn, Thái, Đại Hàn ngợp 2 bên đường, các quán bar vũ trường như Kim Vui, Karol Kim, Sanfransico, Mỹ Lan, Thúy Nga v.v... chăng hàng ngàn đèn màu đủ loại từ sân thượng tầng 3-4 xuống tận hiên dưới, " đèn hoa chăng mắc đủ màu, giai nhân tài tử dập dìu đó đây ". Ngày 30 tháng 4 hiểu theo cách nào đó thì Saigon vẫn là của người Saigon vì nó chưa bị đổi tên, nhưng người Saigon đâu hết rồi !!!!
Câu chuyện của tôi về anh bộ đội 40 năm trước chắc hẳn cũng như câu chuyện của hàng triệu người Saigon. Rằng: Saigon muốn nói với anh với các anh nhiều lắm, nhưng không thành lời !!!
RFA