Di Sản Hồ Chí Minh
Sẽ Mất Lòng Vong Bác Hồ: Ý che tượng khoả thân để lấy lòng khách quý Iran
Trong một hành động gây phẫn nộ cho giới yêu nghệ thuật và công chúng Ý nói chung, giới thẩm quyền Ý đã đóng ván che lấp những pho tượng khoả thân trưng bày trong các viện bảo tàng của thành phố Roma, để lấy lòng Tổng Thống Iran Hassan Rouhani trong chuyến đi thăm Roma của ông, sau khi thoả thuận hạt nhân giữa Teheran với các cường quốc trở nên có hiệu lực.
Trong tuần qua, dân mạng khắp nơi đã chuyền cho nhau với tốc độ chóng mặt những hình ảnh và dòng trạng thái châm biếm quyết định của chính phủ Ý cho che lại những bức tượng khoả thân trưng bày tại các viên bảo tàng Capitolini ở thành phố Roma trong thời gian Tổng Thống Iran Hassan Rouhani ghé thăm nơi này. Các viện bảo tàng Capitolini nổi tiếng có một kho tàng vật báu từ các thời kỳ cổ đại, trung cổ và Phục Hưng, trong đó có nhiều bức tượng tạc bằng đá cẩm thạch và những vật báu khác gồm cả tranh và tượng khoả thân.
Trước cuộc họp báo chung giữa Thủ Tướng Ý Matteo Renzi và Tổng Thống Iran Hassan Rouhani, các ván gỗ đã được đóng để che khuất một số tác phẩm điêu khắc thời cổ được lưu trữ tại các viện bảo tàng.
Động thái này đã gây phẫn nộ, giới chỉ trích đã dùng những lời lẽ mạnh mẽ để đả kích quyết định mà họ cho là “không thể hiểu nổi”, là một “trò hề rẻ tiền”, và là một hành động “quỵ luỵ” bởi vì làm như vậy là nhượng bộ, đầu hàng những nguyên tắc trái với văn hoá Tây phương.
Giới chức Viện Bảo tàng nói văn phòng của Thủ Tướng Renzi muốn bọc lại những pho tượng đặt dọc trên đường đi của Tổng Thống Iran tới dự họp báo. Văn phòng Thủ Tướng không bình luận về việc này.
Cuộc họp báo chung giữa 2 nhà lãnh đạo được tổ chức tại một căn phòng nơi đặt một pho tượng đồng khoả thân của Hoàng Đế Marcus Aurelius, nhưng tác phẩm điêu khắc được nhiều người biết đến này đã được khoác thêm bộ trang phục.
Phát biểu hôm 27/1 tại Roma, Tổng Thống Iran nói Teheran không hề liên lạc để yêu cầu các giới chức Ý che kín các bức tượng. Ông Rouhani cho rằng đây chỉ là một ‘chuyện nhỏ xé ra to’ của giới truyền thông báo chí mà thôi.
Ông Rouhani nói: “Tôi biết người Ý là một dân tộc hết sức hiếu khách, họ luôn tìm cách làm thế nào để cuộc viếng thăm của các quan khách của họ được thoải mái nhất, và tội lấy làm cảm kích về tính hiếu khách đó.”
Bộ trưởng Văn hoá Ý Dario Franceschini, người tháp tùng ông Rouhani đi thăm Viện Bảo tàng, miêu tả việc che đậy các bức tượng là ‘điều không thể nào hiểu được.’
Bộ trưởng Franceschini nhấn mạnh rằng cả ông lẫn Thủ Tướng Renzi đều không được loan báo trước về quyết định này.
Sau khi kết thúc chuyến đi thăm nước Ý, ông Rouhani đã tới Pháp. Tại đây, dự kiến ông sẽ chủ trì lễ ký kết các hợp đồng kinh doanh lớn với nước chủ nhà.
Theo một số bài báo, Pháp không sẵn sàng theo chân nước Ý để làm vừa lòng vị khách từ Iran.
Một bức ảnh chụp Mona Lisa, được chỉnh hình bằng photoshop, với khăn che mặt hijab của Hồi giáo mà phụ nữ bị buộc phải mang ở Iran, đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội trước chuyến di của Tổng Thống Iran. Chuyến đi được thực hiện sau khi các biện pháp chế tài đối với Iran được tháo gỡ, theo thoả thuận hạt nhân lịch sử giữa Teheran với các cường quốc thế giới.
Một số người Iran đã so sánh quyết định của Ý che lấp những bức tượng khoả thân với chế độ kiểm duyệt của nhà nước Hồi giáo Iran, trong đó có các biện pháp kiểm duyệt internet nghiêm ngặt nhắm vào hàng chục ngàn trang mạng.
Nhiều người đã dùng các trang mạng xã hội để phát tán những tấm ảnh chụp những pho tượng bị che kín sau những hộp màu trắng lớn, có người dùng ma thuật photoshop, biến những bức tượng khoả thân thành những ảnh khôi hài với lời lẽ châm biếm để đả kích quyết định mà họ cho là phản nghệ thuật của giới hữu trách Ý.
Có người đề nghị rằng có những cách sáng tạo hơn để đậy các bức tượng khoả thân, hơn là đóng ván gỗ che lấp chúng.
Năm 2013, một tấm pano trên đó có khắc hình tượng một người đàn ông khoả thân tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở Geneve đã được che khuất sau một màn ảnh lớn màu trắng, dường như trong một cố gắng để tránh gây xúc phạm đối với các nhà ngoại giao Iran lúc đó đang chuẩn bị tham gia đàm phán về các hoạt động hạt nhân của Teheran.
Hơn 4 thể kỷ về trước, Giáo hội Công giáo La Mã đã mướn hoạ sĩ Daniele da Voltera để vẽ thêm những khăn choàng và khố để che lấp những nơi ‘nhạy cảm’ trên một số tranh khoả thân của danh hoạ Michelangelo, cũng là nhà điêu khắc, trong bức tranh khổng lồ ‘Ngày Phán xét Sau cùng’, trưng bày tại nhà nguyện nổi tiếng Sistine Chapel.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Sẽ Mất Lòng Vong Bác Hồ: Ý che tượng khoả thân để lấy lòng khách quý Iran
Trong một hành động gây phẫn nộ cho giới yêu nghệ thuật và công chúng Ý nói chung, giới thẩm quyền Ý đã đóng ván che lấp những pho tượng khoả thân trưng bày trong các viện bảo tàng của thành phố Roma, để lấy lòng Tổng Thống Iran Hassan Rouhani trong chuyến đi thăm Roma của ông, sau khi thoả thuận hạt nhân giữa Teheran với các cường quốc trở nên có hiệu lực.
Trong tuần qua, dân mạng khắp nơi đã chuyền cho nhau với tốc độ chóng mặt những hình ảnh và dòng trạng thái châm biếm quyết định của chính phủ Ý cho che lại những bức tượng khoả thân trưng bày tại các viên bảo tàng Capitolini ở thành phố Roma trong thời gian Tổng Thống Iran Hassan Rouhani ghé thăm nơi này. Các viện bảo tàng Capitolini nổi tiếng có một kho tàng vật báu từ các thời kỳ cổ đại, trung cổ và Phục Hưng, trong đó có nhiều bức tượng tạc bằng đá cẩm thạch và những vật báu khác gồm cả tranh và tượng khoả thân.
Trước cuộc họp báo chung giữa Thủ Tướng Ý Matteo Renzi và Tổng Thống Iran Hassan Rouhani, các ván gỗ đã được đóng để che khuất một số tác phẩm điêu khắc thời cổ được lưu trữ tại các viện bảo tàng.
Động thái này đã gây phẫn nộ, giới chỉ trích đã dùng những lời lẽ mạnh mẽ để đả kích quyết định mà họ cho là “không thể hiểu nổi”, là một “trò hề rẻ tiền”, và là một hành động “quỵ luỵ” bởi vì làm như vậy là nhượng bộ, đầu hàng những nguyên tắc trái với văn hoá Tây phương.
Giới chức Viện Bảo tàng nói văn phòng của Thủ Tướng Renzi muốn bọc lại những pho tượng đặt dọc trên đường đi của Tổng Thống Iran tới dự họp báo. Văn phòng Thủ Tướng không bình luận về việc này.
Cuộc họp báo chung giữa 2 nhà lãnh đạo được tổ chức tại một căn phòng nơi đặt một pho tượng đồng khoả thân của Hoàng Đế Marcus Aurelius, nhưng tác phẩm điêu khắc được nhiều người biết đến này đã được khoác thêm bộ trang phục.
Phát biểu hôm 27/1 tại Roma, Tổng Thống Iran nói Teheran không hề liên lạc để yêu cầu các giới chức Ý che kín các bức tượng. Ông Rouhani cho rằng đây chỉ là một ‘chuyện nhỏ xé ra to’ của giới truyền thông báo chí mà thôi.
Ông Rouhani nói: “Tôi biết người Ý là một dân tộc hết sức hiếu khách, họ luôn tìm cách làm thế nào để cuộc viếng thăm của các quan khách của họ được thoải mái nhất, và tội lấy làm cảm kích về tính hiếu khách đó.”
Bộ trưởng Văn hoá Ý Dario Franceschini, người tháp tùng ông Rouhani đi thăm Viện Bảo tàng, miêu tả việc che đậy các bức tượng là ‘điều không thể nào hiểu được.’
Bộ trưởng Franceschini nhấn mạnh rằng cả ông lẫn Thủ Tướng Renzi đều không được loan báo trước về quyết định này.
Sau khi kết thúc chuyến đi thăm nước Ý, ông Rouhani đã tới Pháp. Tại đây, dự kiến ông sẽ chủ trì lễ ký kết các hợp đồng kinh doanh lớn với nước chủ nhà.
Theo một số bài báo, Pháp không sẵn sàng theo chân nước Ý để làm vừa lòng vị khách từ Iran.
Một bức ảnh chụp Mona Lisa, được chỉnh hình bằng photoshop, với khăn che mặt hijab của Hồi giáo mà phụ nữ bị buộc phải mang ở Iran, đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội trước chuyến di của Tổng Thống Iran. Chuyến đi được thực hiện sau khi các biện pháp chế tài đối với Iran được tháo gỡ, theo thoả thuận hạt nhân lịch sử giữa Teheran với các cường quốc thế giới.
Một số người Iran đã so sánh quyết định của Ý che lấp những bức tượng khoả thân với chế độ kiểm duyệt của nhà nước Hồi giáo Iran, trong đó có các biện pháp kiểm duyệt internet nghiêm ngặt nhắm vào hàng chục ngàn trang mạng.
Nhiều người đã dùng các trang mạng xã hội để phát tán những tấm ảnh chụp những pho tượng bị che kín sau những hộp màu trắng lớn, có người dùng ma thuật photoshop, biến những bức tượng khoả thân thành những ảnh khôi hài với lời lẽ châm biếm để đả kích quyết định mà họ cho là phản nghệ thuật của giới hữu trách Ý.
Có người đề nghị rằng có những cách sáng tạo hơn để đậy các bức tượng khoả thân, hơn là đóng ván gỗ che lấp chúng.
Năm 2013, một tấm pano trên đó có khắc hình tượng một người đàn ông khoả thân tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở Geneve đã được che khuất sau một màn ảnh lớn màu trắng, dường như trong một cố gắng để tránh gây xúc phạm đối với các nhà ngoại giao Iran lúc đó đang chuẩn bị tham gia đàm phán về các hoạt động hạt nhân của Teheran.
Hơn 4 thể kỷ về trước, Giáo hội Công giáo La Mã đã mướn hoạ sĩ Daniele da Voltera để vẽ thêm những khăn choàng và khố để che lấp những nơi ‘nhạy cảm’ trên một số tranh khoả thân của danh hoạ Michelangelo, cũng là nhà điêu khắc, trong bức tranh khổng lồ ‘Ngày Phán xét Sau cùng’, trưng bày tại nhà nguyện nổi tiếng Sistine Chapel.