Cà Kê Dê Ngỗng
Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 358 = Tất yếu lịch sử?
Gần đây, nhân dấu mốc 30 năm “biến cố Đông Âu” 1989, đưa đến sự sụp đổ tan tành đồng loạt của những chế độ cộng sản trong vùng, nhiều người đã viết bài nhắc lại ...
Gần đây, nhân dấu mốc 30 năm “biến cố Đông Âu” 1989, đưa đến sự sụp đổ tan tành đồng loạt của những chế độ cộng sản trong vùng, nhiều người đã viết bài nhắc lại những gì đã xảy ra, và phân tích, nhận định về sự kiện lịch sử “long trời lở đất” này vào cuối Thế kỷ 20, và đặt câu hỏi tại sao CSVN chưa sụp đổ? Bao giờ tàn dư của Mác-Lê tại VN mới sụp đổ? Hay sẽ sụp đổ như thế nào?Nhiều bài, tất nhiên có nhiều cách nhìn, cách trình bày, nhiều nhận định và ý kiến khác nhau, trong đó có bài “Liên-xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt Nam chưa?” của Nguyễn Thị Cỏ May. Bài này có ba đặc điểm đáng chú ý.
Đặc điểm thứ nhất là về tác giả. Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ Nguyễn Thị Cỏ May là một bà, hay một cô, trong khi NTCM là bút hiệu của một (nói nhỏ) đấng mày râu tên Nguyễn Văn Tr.. ở bên Pháp. Không hiểu sao “ông Cỏ May” lại thích làm “Thị” trong khi nhiều giai nhân một trăm phần trăm lại có dị ứng với “Thị” và loại bỏ “Thị” ra khỏi tên họ trên giấy khai sinh do cha mẹ đặt. Chắc người đọc không khỏi thắc mắc “tại sao bút hiệu ông Cỏ May lại có chữ Thị?”
Đặc điểm thứ hai là bài của “ông Cỏ May” viết rặt giọng “Nam kỳ” và nhiều lỗi chánh tả.
Và, đặc điểm thứ ba, riêng cho bài về “biến cố Đông Âu”, là sau khi thuật lại những diễn biến đưa đến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại Đông Âu 30 năm về trước, ông Cỏ May đã nhận định khá sâu sắc để đi đến kết luận (đã sửa lỗi chánh tả) như sau:
Nhìn lại lịch sử, sau thế chiến, các nước bị Tây phương đô hộ đều lần lượt độc lập mà không phải làm chiến tranh giải phóng kéo dài mấy chục năm, tốn hao xương máu của dân hàng chục triệu người, lại sớm phát triển. Chỉ có Việt Nam bị đẩy vào cuộc chiến vì Hồ Chí Minh muốn Việt Nam phải trở thành nước cộng sản. Hồ đã nói: “Dù phải đánh Tây mươi năm nữa, phải đốt cả dãy Trường Sơn, ta vẫn phải làm. Cớ độc lập bây giờ, trong điều kiện này, là độc lập của phe quốc gia, không phải độc lập hoàn toàn của ta”.
Năm 1946, Hồ phát động cuộc kháng chiến chống Tây là để có điều kiện rút ra khỏi Hà nội mà không xấu hổ. Nghe kháng chiến chống Tây trở lại, toàn dân lập tức đứng lên tham gia kháng chiến. Dân trong Nam làm kháng chiến trước lệnh kháng chiến của Hồ Chí Minh. Khi Hồ ký thỏa ước 6/3/46 rước Tây lên Hà nội, lính Việt minh hợp tác với lính Tây cùng hành quân lên Việt Bắc để tảo thanh những lực lượng võ trang của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ mạnh hơn Việt minh, thì kháng chiến trong Nam không chấp hành lệnh ngưng chiến của chánh phủ Hà nội, vẫn tiếp tục đánh Tây. Bảy Viễn nói “ĐM. Chưa có độc lập, cứ oánh nữa. Chừng nào có độc lập mới thôi”, bị Hồ Chí Minh khiển trách. Và Hồ gởi Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh vào Nam để nắm kháng chiến trong Nam, và loại Bảy Viễn, buộc Bảy Viễn phải rút về thành …
Tây lần lượt tái chiếm Việt Nam, bao nhiêu nhà ái quốc chơn chính phải đi ra khu kháng chiến vì trở ra thành là đồng nghĩa Việt gian. Họ bị cộng sản giết để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản. Trường hợp Hồ văn Ngà mới thật thương tâm, rơi nước mắt. Cùng rời khỏi Sài gòn với cộng sản, sau đó, ông bị cộng sản giết ở Bạc Liêu với tội danh “Việt gian”.
Hồ văn Ngà bình tĩnh nói với mấy tên Việt minh sắp giết ông: “Mấy em giết qua thì cứ giết nhưng đừng nói qua là Việt gian. Qua không bao giờ làm ‘việt gian’ hết”.
Thật vậy, Hồ văn Ngà học năm cuối Trường kỹ sư Centrale ở Paris, học giỏi có tiếng thế mà bỏ thi tốt nghiệp, về Sài gòn tham gia kháng chiến giành độc lập cho xứ sở. Như thế mới thấy chỉ người có học, tiểu tư sản, đi kháng chiến là vì lòng yêu nước thúc đẩy. Còn cộng sản không thể hiểu yêu nước là gì. Cả Hồ Chí Minh cũng vậy. Vì vốn không học, không nghề nghiệp nên không có công ăn việc làm. Đi làm cộng sản là một việc làm. Họ chỉ biết “được là có tất cả. Thua thì chẳng có gì để mất ngoài cái mạng cùi”.
Kháng chiến giành độc lập là sự nghiệp của toàn dân. Họ làm kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước. Cộng sản cướp công của nhân dân, lấy làm của riêng cho cộng sản, biến Việt Nam thành cộng sản và tuyên bố đó là “tất yếu lịch sử ” . Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhặp nhằng giữa nhân dân yêu nước với cộng sản ăn có mà một số người, nhứt là đảng viên cộng sản không hiểu tách bạch để thấy đâu là công và tội. Chính yếu tố lịch sử éo le này đã không cho phép Việt Nam sớm thay đổi như Đông Âu.
Nay đã ăn cả nước thì cộng sản không dại gì lại tự mình thay đổi. Kẻ đói nay được ăn trên ngồi trước thì không ai dại mà rời khỏi chiếu. Chết cũng bám tới cùng. Nhưng, Việt Nam có điều kiện để thay đổi.
Như đã nói Âu châu thay đổi, từ bỏ cộng sản sớm, là nhờ điều kiện văn hóa . Việt Nam có yếu tố văn hóa nhưng không được thể hiện rõ như Âu châu . Văn hóa Âu châu động trong lúc văn hóa Việt Nam lại tĩnh. Cả ngàn năm thấm nhuần thứ Khổng Mạnh biến chất, thứ Tống Nho “Quân sử thần tử, ….”. Còn “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” mới chỉ kịp lóe lên, chưa kịp định hình, nói chi định chế hóa. Nên Tàu khác Việt Nam rất rõ – nói “Tàu và Việt Nam là đồng văn, đồng chủng” là nói sai hoàn toàn. Nói theo quan điểm cộng sản lệ thuộc Tàu. Trong văn hóa tàu hoàn toàn không có chữ tự do, chữ dân chủ. Ngày nay, chữ “dân chủ” vẫn còn bị cấm ở Tàu. Vả lại dân tàu không bao giờ mơ màng tới dân chủ hay tự do. Họ chỉ mong đất nước không loạn lạc để họ được ăn cơm, không ăn cháo. Nên dân tàu rất hưởng ứng chế độ ngày nay của Tập Cận-bình. Trong lúc đó, tuy chịu ảnh hưởng Tàu lâu dài nhưng Việt Nam có được một truyền thống văn hóa xã thôn theo đó xã thôn tổ chức chánh quyền trên cơ sở Hương ước, một thứ Hiến pháp của làng. Nên mới có câu “Lệnh vua thua lệ làng”.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam cũng khác hơn ở Tàu. Trong gia đình Việt Nam, mỗi thành viên đều có vị trí rõ ràng của mình. Trong gia đình Tàu, các thành viên đều mờ nhạt dưới uy quyền của người cha:“Phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu“.
Văn hóa là điều kiện đưa đến một chọn lựa thể chê chánh trị. Việt Nam đã có sẵn. Vấn đề còn lại là mọi người hãy sáng suốt tách bạch vai trò thật sự của toàn dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc với sự cướp công kháng chiến của dân do Hồ Chí Minh chủ mưu. Xác định lại đúng chỗ đứng của mình để từ đó vùng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự.
Việt Nam phải có dân chủ vì nhân dân Việt Nam đã đổ máu đánh ngoại xâm giành độc lập, chớ không phải người cộng sản. Cộng sản chỉ cướp chiến lợi phẩm của toàn dân Việt Nam. Đó mới đúng là tất yếu lịch sử. (ngưng trích)
Đây là sự thật mà VC không thể chối cãi và cũng đã làm nổi rõ một hiện tượng: tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không yêu nước bằng tuổi trẻ Việt Nam vào những năm 1940 và 50 của thế kỷ trước. Trừ một số ít dấn thân đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do… phần đông tuổi trẻ Việt Nam ngày nay dửng dưng trước nguy cơ mất nước, vô cảm với những sa đọa của xã hội đương thời và cúi đầu trước sự bất lương gian ác của giai cấp thống trị giả danh “cách mạng và nhân dân”. Kể cả thành phần có học, được gọi là “trí thức” cũng không khác, chỉ chạy đuổi theo những nhu cầu thấp thỏi, tầm thường.
Tuổi trẻ hải ngoại thì sao? Phần đông đã hội nhập thành công trên quê hương mới, rất ít người còn quan tâm tới những gì đang xảy ra tại quê hương cũ. Họ tránh xa “chính trị”, nhất là những chính trị chống cộng của thế hệ cha anh bị họ xem như “hoài niệm dĩ vãng”, “chống cộng cuối tuần” , không nói tới những phê phán tệ hơn…Không nói tới một số ít người trẻ coi đấu tranh, chống cộng như một cái “job” dễ kiếm tiền và kiếm danh.
Trong tình trạng như vậy thì lấy đâu ra sức mạnh để “xác định lại đúng chỗ đứng của mình để từ đó vùng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự”?
Câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác nữa sẽ là đề tài nóng hổi cho cuộc hội thảo sẽ diễn ra vào thứ bảy tuần tới (13.7.2019) tại Vùng Hoa Thịnh Đốn với chủ đề đầy thách đố: “Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”
Tin về cuộc hội thảo này vừa được phổ biến đã tạo nhiều chú ý. Không khí chính trị trong cộng đồng ta trong Vùng Hoa Thịnh Đốn đang được hâm nóng cùng với khí hậu mùa hè vừa đến. Cuộc hội thảo này, ngoài sự hiện diện của những nhân vật quen thuộc trong cộng đồng, sẽ có sự tham gia của những khuôn mặt trẻ thuộc thế hệ thứ hai đầy nhiệt huyết sẽ đem tới hội trường một không khí mới với nhiều sinh động.
Về phần diễn giả sẽ có một khuôn mặt mới toanh với bà con trong vùng thủ đô nước Mỹ: Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn đến từ Hawaii. Tuy chưa biết mặt nhưng nhiều người đã nghe danh ông qua những cuộc hội luận trên làn sóng điện các đài phát thanh trên nước Mỹ.
TS. Nguyễn Anh Tuấn vừa đến miền đất mà Nhà văn Hoàng Hải Thủy gọi là “đất trích kỳ hoa”, người phụ trách mục này đã làm một cuộc phỏng vấn ông qua điện thoại:
- Xin chào mừng TS Nguyễn Anh Tuấn đến từ Hawaii, hải đảo thần tiên trên biển Thái Bình xa xôi nhưng gần Việt Nam hơn bà con ở miền đông nước Mỹ. Có lẽ vì lý do đó ông quan tâm tới Việt Nam nhiều và chúng tôi thường nghe ông nói trong những cuộc hội luận trên video về thời sự liên quan đến Việt Nam. Xin ông cho biết ông sẽ nói về vấn đề gì và có trông đợi gì ở cuộc hội thảo sắp tới tại đây?
TS Nguyễn Anh Tuấn:
- Theo tôi cuộc hội thảo tới đây là một cơ hội hy hữu mà 44 năm sống trên đất Mỹ, tôi mong mỏi chờ đợi, mãi đến hôm nay mới có được. Như thế là đã gần nửa thế kỷ sống trên nước Mỹ với ba thế hệ và sắp sửa ra đời thế hệ thứ tư.
Đất nước chúng ta hơn một thế kỷ qua luôn luôn bị cuốn hút vào các làn sóng cách mạng và chiến tranh tơi bời khói lửa và sự chết chóc khổ đau của cả thế giới đổ vào mà không thể nào tránh được.
Từ 1975 đến nay đất nước Việt Nam đã không còn chiến tranh bom đạn, nhưng chiến tranh giữa chính và tà chưa chấm dứt giữa hàng ngũ dân tộc chính thống và những kẻ gian tà ngụy dân tộc là những người cộng sản Việt Nam. Đất nước Việt Nam dưới quyền thống trị của đảng cộng sản không còn quyền tự chủ, tự quyết, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nữa. Tất cả đều nằm trong vòng tay kiểm soát và khống chế, khuynh đảo vô cùng gian xảo và quỷ quyệt của Trung cộng với tham vọng bành trướng, đe dọa cả Á Châu và thế giới.
Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi, “giấc mơ Trung quốc” đã bị chặn đứng do chiến lược mới và những chính sách nhằm phục hồi vai trò siêu cường của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tống thống Donald Trump. Ông đã mạnh mẽ lên án các chế độ cộng sản và xã hội chủ nghĩa đã tước đoạt sự sống, quyền tự do và tài sản của dân trong nước cũng như không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác. Ông kêu gọi các nước đang bị Tàu và Nga đe dọa hãy đứng dậy chiến đấu để bảo vệ chủ quyền quốc gia và Hoa Kỳ sẵn sàng sát cánh với họ.
Cuộc chiến tranh thương mại do TT Trump khởi phát đã đẩy nước Tàu cộng của Tập Cận Bình tới nguy cơ sụp đổ nếu không thay đổi. Trong tình thế ấy Việt Nam muốn sống còn cũng phải thay đổi để dân chủ hóa, không thì người trong nước cũng phải đứng lên làm lịch sử. Kịch bản ấy sẽ diễn ra như thế nào là đề tài để bàn cãi trong cuộc hội thảo sắp tới mà tôi mong mỏi sẽ đóng góp được chút gì cho cuộc chiến đấu của đồng bào ở trong nước, một đóng góp nhỏ bé mà người Việt ở hải ngoại có thể làm với tấm lòng yêu quê hương và điều kiện hạn hẹp.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn còn nói nhiều nữa nhưng mục này có hạn, xin hẹn tới cuộc hội thảo ngày 13 tháng 7 chắc sẽ diễn ra sôi động và ban tổ chức đã dự trù dành nhiều thì giờ để mọi người tham dự đều có cơ hội phát biểu, nói lên quan điểm cũng như đặt những câu hỏi để các diễn giả trả lời.
Cũng cần nói thêm, phải là người “ngây thơ” lắm mới nghĩ rằng tòa đại sứ VC tại đây không hay biết gì về cuộc hội thảo, và sẽ ngồi yên, không làm gì, không dùng những tay sai nằm vùng để phao tin đồn nhảm, loại “fake news”, để phá hoại, hay sai đám du sinh “cháu ngoan cáo hồ” tới cuộc hội thảo để phản tuyên truyền.
Nếu chúng tới sẽ được chiêu hồi bởi những bạn trẻ đầy lòng yêu nước và đầy tinh thần quốc gia chống cộng.
Ký Thiệt
(Đời Nay ra ngày 5.7.2019 - http://doinayonline.com)
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 358 = Tất yếu lịch sử?
Gần đây, nhân dấu mốc 30 năm “biến cố Đông Âu” 1989, đưa đến sự sụp đổ tan tành đồng loạt của những chế độ cộng sản trong vùng, nhiều người đã viết bài nhắc lại ...
Gần đây, nhân dấu mốc 30 năm “biến cố Đông Âu” 1989, đưa đến sự sụp đổ tan tành đồng loạt của những chế độ cộng sản trong vùng, nhiều người đã viết bài nhắc lại những gì đã xảy ra, và phân tích, nhận định về sự kiện lịch sử “long trời lở đất” này vào cuối Thế kỷ 20, và đặt câu hỏi tại sao CSVN chưa sụp đổ? Bao giờ tàn dư của Mác-Lê tại VN mới sụp đổ? Hay sẽ sụp đổ như thế nào?Nhiều bài, tất nhiên có nhiều cách nhìn, cách trình bày, nhiều nhận định và ý kiến khác nhau, trong đó có bài “Liên-xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt Nam chưa?” của Nguyễn Thị Cỏ May. Bài này có ba đặc điểm đáng chú ý.
Đặc điểm thứ nhất là về tác giả. Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ Nguyễn Thị Cỏ May là một bà, hay một cô, trong khi NTCM là bút hiệu của một (nói nhỏ) đấng mày râu tên Nguyễn Văn Tr.. ở bên Pháp. Không hiểu sao “ông Cỏ May” lại thích làm “Thị” trong khi nhiều giai nhân một trăm phần trăm lại có dị ứng với “Thị” và loại bỏ “Thị” ra khỏi tên họ trên giấy khai sinh do cha mẹ đặt. Chắc người đọc không khỏi thắc mắc “tại sao bút hiệu ông Cỏ May lại có chữ Thị?”
Đặc điểm thứ hai là bài của “ông Cỏ May” viết rặt giọng “Nam kỳ” và nhiều lỗi chánh tả.
Và, đặc điểm thứ ba, riêng cho bài về “biến cố Đông Âu”, là sau khi thuật lại những diễn biến đưa đến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại Đông Âu 30 năm về trước, ông Cỏ May đã nhận định khá sâu sắc để đi đến kết luận (đã sửa lỗi chánh tả) như sau:
Nhìn lại lịch sử, sau thế chiến, các nước bị Tây phương đô hộ đều lần lượt độc lập mà không phải làm chiến tranh giải phóng kéo dài mấy chục năm, tốn hao xương máu của dân hàng chục triệu người, lại sớm phát triển. Chỉ có Việt Nam bị đẩy vào cuộc chiến vì Hồ Chí Minh muốn Việt Nam phải trở thành nước cộng sản. Hồ đã nói: “Dù phải đánh Tây mươi năm nữa, phải đốt cả dãy Trường Sơn, ta vẫn phải làm. Cớ độc lập bây giờ, trong điều kiện này, là độc lập của phe quốc gia, không phải độc lập hoàn toàn của ta”.
Năm 1946, Hồ phát động cuộc kháng chiến chống Tây là để có điều kiện rút ra khỏi Hà nội mà không xấu hổ. Nghe kháng chiến chống Tây trở lại, toàn dân lập tức đứng lên tham gia kháng chiến. Dân trong Nam làm kháng chiến trước lệnh kháng chiến của Hồ Chí Minh. Khi Hồ ký thỏa ước 6/3/46 rước Tây lên Hà nội, lính Việt minh hợp tác với lính Tây cùng hành quân lên Việt Bắc để tảo thanh những lực lượng võ trang của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ mạnh hơn Việt minh, thì kháng chiến trong Nam không chấp hành lệnh ngưng chiến của chánh phủ Hà nội, vẫn tiếp tục đánh Tây. Bảy Viễn nói “ĐM. Chưa có độc lập, cứ oánh nữa. Chừng nào có độc lập mới thôi”, bị Hồ Chí Minh khiển trách. Và Hồ gởi Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh vào Nam để nắm kháng chiến trong Nam, và loại Bảy Viễn, buộc Bảy Viễn phải rút về thành …
Tây lần lượt tái chiếm Việt Nam, bao nhiêu nhà ái quốc chơn chính phải đi ra khu kháng chiến vì trở ra thành là đồng nghĩa Việt gian. Họ bị cộng sản giết để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản. Trường hợp Hồ văn Ngà mới thật thương tâm, rơi nước mắt. Cùng rời khỏi Sài gòn với cộng sản, sau đó, ông bị cộng sản giết ở Bạc Liêu với tội danh “Việt gian”.
Hồ văn Ngà bình tĩnh nói với mấy tên Việt minh sắp giết ông: “Mấy em giết qua thì cứ giết nhưng đừng nói qua là Việt gian. Qua không bao giờ làm ‘việt gian’ hết”.
Thật vậy, Hồ văn Ngà học năm cuối Trường kỹ sư Centrale ở Paris, học giỏi có tiếng thế mà bỏ thi tốt nghiệp, về Sài gòn tham gia kháng chiến giành độc lập cho xứ sở. Như thế mới thấy chỉ người có học, tiểu tư sản, đi kháng chiến là vì lòng yêu nước thúc đẩy. Còn cộng sản không thể hiểu yêu nước là gì. Cả Hồ Chí Minh cũng vậy. Vì vốn không học, không nghề nghiệp nên không có công ăn việc làm. Đi làm cộng sản là một việc làm. Họ chỉ biết “được là có tất cả. Thua thì chẳng có gì để mất ngoài cái mạng cùi”.
Kháng chiến giành độc lập là sự nghiệp của toàn dân. Họ làm kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước. Cộng sản cướp công của nhân dân, lấy làm của riêng cho cộng sản, biến Việt Nam thành cộng sản và tuyên bố đó là “tất yếu lịch sử ” . Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhặp nhằng giữa nhân dân yêu nước với cộng sản ăn có mà một số người, nhứt là đảng viên cộng sản không hiểu tách bạch để thấy đâu là công và tội. Chính yếu tố lịch sử éo le này đã không cho phép Việt Nam sớm thay đổi như Đông Âu.
Nay đã ăn cả nước thì cộng sản không dại gì lại tự mình thay đổi. Kẻ đói nay được ăn trên ngồi trước thì không ai dại mà rời khỏi chiếu. Chết cũng bám tới cùng. Nhưng, Việt Nam có điều kiện để thay đổi.
Như đã nói Âu châu thay đổi, từ bỏ cộng sản sớm, là nhờ điều kiện văn hóa . Việt Nam có yếu tố văn hóa nhưng không được thể hiện rõ như Âu châu . Văn hóa Âu châu động trong lúc văn hóa Việt Nam lại tĩnh. Cả ngàn năm thấm nhuần thứ Khổng Mạnh biến chất, thứ Tống Nho “Quân sử thần tử, ….”. Còn “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” mới chỉ kịp lóe lên, chưa kịp định hình, nói chi định chế hóa. Nên Tàu khác Việt Nam rất rõ – nói “Tàu và Việt Nam là đồng văn, đồng chủng” là nói sai hoàn toàn. Nói theo quan điểm cộng sản lệ thuộc Tàu. Trong văn hóa tàu hoàn toàn không có chữ tự do, chữ dân chủ. Ngày nay, chữ “dân chủ” vẫn còn bị cấm ở Tàu. Vả lại dân tàu không bao giờ mơ màng tới dân chủ hay tự do. Họ chỉ mong đất nước không loạn lạc để họ được ăn cơm, không ăn cháo. Nên dân tàu rất hưởng ứng chế độ ngày nay của Tập Cận-bình. Trong lúc đó, tuy chịu ảnh hưởng Tàu lâu dài nhưng Việt Nam có được một truyền thống văn hóa xã thôn theo đó xã thôn tổ chức chánh quyền trên cơ sở Hương ước, một thứ Hiến pháp của làng. Nên mới có câu “Lệnh vua thua lệ làng”.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam cũng khác hơn ở Tàu. Trong gia đình Việt Nam, mỗi thành viên đều có vị trí rõ ràng của mình. Trong gia đình Tàu, các thành viên đều mờ nhạt dưới uy quyền của người cha:“Phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu“.
Văn hóa là điều kiện đưa đến một chọn lựa thể chê chánh trị. Việt Nam đã có sẵn. Vấn đề còn lại là mọi người hãy sáng suốt tách bạch vai trò thật sự của toàn dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc với sự cướp công kháng chiến của dân do Hồ Chí Minh chủ mưu. Xác định lại đúng chỗ đứng của mình để từ đó vùng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự.
Việt Nam phải có dân chủ vì nhân dân Việt Nam đã đổ máu đánh ngoại xâm giành độc lập, chớ không phải người cộng sản. Cộng sản chỉ cướp chiến lợi phẩm của toàn dân Việt Nam. Đó mới đúng là tất yếu lịch sử. (ngưng trích)
Đây là sự thật mà VC không thể chối cãi và cũng đã làm nổi rõ một hiện tượng: tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không yêu nước bằng tuổi trẻ Việt Nam vào những năm 1940 và 50 của thế kỷ trước. Trừ một số ít dấn thân đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do… phần đông tuổi trẻ Việt Nam ngày nay dửng dưng trước nguy cơ mất nước, vô cảm với những sa đọa của xã hội đương thời và cúi đầu trước sự bất lương gian ác của giai cấp thống trị giả danh “cách mạng và nhân dân”. Kể cả thành phần có học, được gọi là “trí thức” cũng không khác, chỉ chạy đuổi theo những nhu cầu thấp thỏi, tầm thường.
Tuổi trẻ hải ngoại thì sao? Phần đông đã hội nhập thành công trên quê hương mới, rất ít người còn quan tâm tới những gì đang xảy ra tại quê hương cũ. Họ tránh xa “chính trị”, nhất là những chính trị chống cộng của thế hệ cha anh bị họ xem như “hoài niệm dĩ vãng”, “chống cộng cuối tuần” , không nói tới những phê phán tệ hơn…Không nói tới một số ít người trẻ coi đấu tranh, chống cộng như một cái “job” dễ kiếm tiền và kiếm danh.
Trong tình trạng như vậy thì lấy đâu ra sức mạnh để “xác định lại đúng chỗ đứng của mình để từ đó vùng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự”?
Câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác nữa sẽ là đề tài nóng hổi cho cuộc hội thảo sẽ diễn ra vào thứ bảy tuần tới (13.7.2019) tại Vùng Hoa Thịnh Đốn với chủ đề đầy thách đố: “Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”
Tin về cuộc hội thảo này vừa được phổ biến đã tạo nhiều chú ý. Không khí chính trị trong cộng đồng ta trong Vùng Hoa Thịnh Đốn đang được hâm nóng cùng với khí hậu mùa hè vừa đến. Cuộc hội thảo này, ngoài sự hiện diện của những nhân vật quen thuộc trong cộng đồng, sẽ có sự tham gia của những khuôn mặt trẻ thuộc thế hệ thứ hai đầy nhiệt huyết sẽ đem tới hội trường một không khí mới với nhiều sinh động.
Về phần diễn giả sẽ có một khuôn mặt mới toanh với bà con trong vùng thủ đô nước Mỹ: Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn đến từ Hawaii. Tuy chưa biết mặt nhưng nhiều người đã nghe danh ông qua những cuộc hội luận trên làn sóng điện các đài phát thanh trên nước Mỹ.
TS. Nguyễn Anh Tuấn vừa đến miền đất mà Nhà văn Hoàng Hải Thủy gọi là “đất trích kỳ hoa”, người phụ trách mục này đã làm một cuộc phỏng vấn ông qua điện thoại:
- Xin chào mừng TS Nguyễn Anh Tuấn đến từ Hawaii, hải đảo thần tiên trên biển Thái Bình xa xôi nhưng gần Việt Nam hơn bà con ở miền đông nước Mỹ. Có lẽ vì lý do đó ông quan tâm tới Việt Nam nhiều và chúng tôi thường nghe ông nói trong những cuộc hội luận trên video về thời sự liên quan đến Việt Nam. Xin ông cho biết ông sẽ nói về vấn đề gì và có trông đợi gì ở cuộc hội thảo sắp tới tại đây?
TS Nguyễn Anh Tuấn:
- Theo tôi cuộc hội thảo tới đây là một cơ hội hy hữu mà 44 năm sống trên đất Mỹ, tôi mong mỏi chờ đợi, mãi đến hôm nay mới có được. Như thế là đã gần nửa thế kỷ sống trên nước Mỹ với ba thế hệ và sắp sửa ra đời thế hệ thứ tư.
Đất nước chúng ta hơn một thế kỷ qua luôn luôn bị cuốn hút vào các làn sóng cách mạng và chiến tranh tơi bời khói lửa và sự chết chóc khổ đau của cả thế giới đổ vào mà không thể nào tránh được.
Từ 1975 đến nay đất nước Việt Nam đã không còn chiến tranh bom đạn, nhưng chiến tranh giữa chính và tà chưa chấm dứt giữa hàng ngũ dân tộc chính thống và những kẻ gian tà ngụy dân tộc là những người cộng sản Việt Nam. Đất nước Việt Nam dưới quyền thống trị của đảng cộng sản không còn quyền tự chủ, tự quyết, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nữa. Tất cả đều nằm trong vòng tay kiểm soát và khống chế, khuynh đảo vô cùng gian xảo và quỷ quyệt của Trung cộng với tham vọng bành trướng, đe dọa cả Á Châu và thế giới.
Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi, “giấc mơ Trung quốc” đã bị chặn đứng do chiến lược mới và những chính sách nhằm phục hồi vai trò siêu cường của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tống thống Donald Trump. Ông đã mạnh mẽ lên án các chế độ cộng sản và xã hội chủ nghĩa đã tước đoạt sự sống, quyền tự do và tài sản của dân trong nước cũng như không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác. Ông kêu gọi các nước đang bị Tàu và Nga đe dọa hãy đứng dậy chiến đấu để bảo vệ chủ quyền quốc gia và Hoa Kỳ sẵn sàng sát cánh với họ.
Cuộc chiến tranh thương mại do TT Trump khởi phát đã đẩy nước Tàu cộng của Tập Cận Bình tới nguy cơ sụp đổ nếu không thay đổi. Trong tình thế ấy Việt Nam muốn sống còn cũng phải thay đổi để dân chủ hóa, không thì người trong nước cũng phải đứng lên làm lịch sử. Kịch bản ấy sẽ diễn ra như thế nào là đề tài để bàn cãi trong cuộc hội thảo sắp tới mà tôi mong mỏi sẽ đóng góp được chút gì cho cuộc chiến đấu của đồng bào ở trong nước, một đóng góp nhỏ bé mà người Việt ở hải ngoại có thể làm với tấm lòng yêu quê hương và điều kiện hạn hẹp.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn còn nói nhiều nữa nhưng mục này có hạn, xin hẹn tới cuộc hội thảo ngày 13 tháng 7 chắc sẽ diễn ra sôi động và ban tổ chức đã dự trù dành nhiều thì giờ để mọi người tham dự đều có cơ hội phát biểu, nói lên quan điểm cũng như đặt những câu hỏi để các diễn giả trả lời.
Cũng cần nói thêm, phải là người “ngây thơ” lắm mới nghĩ rằng tòa đại sứ VC tại đây không hay biết gì về cuộc hội thảo, và sẽ ngồi yên, không làm gì, không dùng những tay sai nằm vùng để phao tin đồn nhảm, loại “fake news”, để phá hoại, hay sai đám du sinh “cháu ngoan cáo hồ” tới cuộc hội thảo để phản tuyên truyền.
Nếu chúng tới sẽ được chiêu hồi bởi những bạn trẻ đầy lòng yêu nước và đầy tinh thần quốc gia chống cộng.
Ký Thiệt
(Đời Nay ra ngày 5.7.2019 - http://doinayonline.com)
Hoang Pham chuyen