Thân Hữu Tiếp Tay...

Sổ tay : Có “Đức” hay không có “Đức”

Ngoại trừ hơn 13 năm bị giam cầm dưới chế độ Cộng sản, trong hơn 2/3 thời lượng của 50 năm kể từ ngày đầu dính với nghiệp truyền thông và báo chí, tôi cũng như một số đồng nghiệp
Tác giả :

Ngoại trừ hơn 13 năm bị giam cầm dưới chế độ Cộng sản, trong hơn 2/3 thời lượng của 50 năm kể từ ngày đầu dính với nghiệp truyền thông và báo chí, tôi cũng như một số đồng nghiệp gặp khá nhiều nghịch cảnh. Những năm tháng trước 30-4-1975, trong số hàng ngàn những thư thính giả gởi về Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia mỗi tháng, thỉnh thoảng cũng có một vài thính giả tỏ ra không hài lòng về lối sử dụng từ ngữ của các

 

phóng viên và biên tập viên phục vụ cho hệ thống. Chẳng hạn như có một số thư than phiền tại sao lại dùng “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” mà không có nhóm chữ “cái gọi là” ở phía trước, như thế là chính phủ VNCH đã nhìn nhận Mặt Trận Giải Phóng hay sao? Hoặc giả thời kỳ Giám mục Nguyễn Văn Bình được cử vào chức Tổng giám mục địa phận Saigon, thư phản ảnh của một vài thính giả cũng cho thấy họ yêu cầu các biên tập viên và phóng viên của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia phải thêm chữ “Đức” vào phía trước nhóm chữ “Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình” có nghĩa là phải viết hay nói: “Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 cho đến 1969, hộp thư thính giả của hệ thống lai rai nhận được một số thư của thính giả cũng vẫn còn phàn nàn tại sao chúng tôi vẫn cứ viết và đọc chỉ có chức danh “Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”. Họ cho rằng như thế là tỏ ra không kính trọng người đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Họ đề nghị nên viết: “Đức Tăng thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết” để bày tỏ lòng kính trọng vị cao tăng này.

Dưới thời VNCH, chúng tôi làm truyền thông nhà nước, lương bổng của chúng tôi được trả bằng ngân sách quốc gia lấy từ tiền thuế của dân chúng, trong đó có tiền của những thính giả nghe đài. Nhưng những lời lẽ đóng góp của thính giả bào giờ cũng rất lịch sự từ tốn và phải chăng, ít khi nào họ sử dụng đến các từ “vô lễ, bất kính” để chỉ trích cách làm các biên tập viên hay phóng viên của hệ thống truyền thanh quốc gia. Những cấp chỉ huy của chúng tôi lúc đó cũng rất bình tĩnh yêu cầu biên tập viên phụ trách trả lời thư thính giả giải thích trong chương trình giải đáp thắc mắc với thính giả trong chương trình hàng tuần.

Trong những lời giải thích, hệ thống đã nói thẳng ra rằng không có chữ “Đức” ở trước chức danh của các nhà lãnh đạo các tôn giáo thì không có nghĩa là Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia không tôn trọng họ. Trong tin tức, chỉ cần gọi đúng chức danh và họ tên của đối tượng là đã có thể bày tỏ sự kính trọng đối với họ rồi. Cũng như vậy, không có nhóm chữ “cái gọi là” trước tên riêng của một tổ chức chính trị MTGPMNVN cũng không có nghĩa là VNCH công nhận tổ chức chính trị này. Nhưng đó là một thực thể. Nhóm chữ “cái gọi là” vốn là nguyên ngữ từ tiếng Anh “the so-called...” mà những chính trị gia bảo thủ ở Anh dùng để gọi một cách diễu cợt đảng Cộng sản Anh, một đảng rất nhỏ không có ảnh hưởng nào trong xã hội của vương quốc này, nhưng lại hay cả tiếng. Nhưng sau đó lối gọi xách mé này của các chính trị gia Anh cũng không duy trì được lâu. Cho nên, theo chính sách của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, dùng nhóm chữ “cái gọi là” trong phần bình luận cũng được, nhưng trong phần tin tức thì không nên.

Những chuyện lẩm cẩm trong nghề như trên được phần đông anh em chúng tôi coi là tai nạn, một kiểu bất cập mà chúng tôi vẫn nghĩ là ở xã hội nào ở những nước kém phát triển trong thời tao loạn nào cũng có. Nhưng thực tế đã đi ngược lại sau khi chúng tôi hành nghề truyền thông báo chí ở một quốc gia mà quyền tự do ngôn luận là một thứ quyền lực vô hình như nước Mỹ. Chúng tôi lại gặp những tai nạn nghề nghiệp với một mức độ nghiêm trọng hơn thời gian chiến tranh ở trong nước. Nội dung của “tai nạn” cũng quanh quẩn qua việc sử dụng chữ nghĩa thời VNCH thường dùng, và chữ nghĩa mà những người sống dưới chế độ Cộng sản thường dùng. Thực chất vấn đề này chẳng có gì nghiêm trọng nếu cuộc chiến Việt Nam không tiếp tục diễn ra trên các diễn đàn, trên báo chí hay truyền thông. Có nhiều nguyên nhân khiến cho một cuộc chiến mà tiếng súng đã ngưng từ ngày 1-5-1975 mà đến nay vẫn còn là một đề tài tranh cãi. Cuối cùng xem ra các đề tài cũng gần cạn, tại những cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, người ta quay sang việc tố cáo, buộc tôi nhau về việc dùng “chữ Việt cộng” trên truyền thông báo chí Việt ngữ. Cuộc tranh cãi gay cấn đến độ có người coi trời bằng vung dám định nghĩa “thế nào là chữ quốc gia”“thế nào là chữ Cộng sản”. Trong cảnh “bênh” “chống” húc nhau đó, những người làm truyền thông hay báo chí chuyên nghiệp dễ “lãnh thẹo” oan uổng, nhất là hiện nay một thế hệ làm truyền thông và báo chí Việt ngữ gồm những người sinh ra vào thời điểm hai ba năm trước 30-4-1975 hay sau 30-4-1975 ở trong nước đã ra đời.

Những người ở thế hệ chúng tôi, nghĩa là năm nay cũng ngoài 70 thì mới có thể phân biệt được từ ngữ nào thường được sử dụng trong chế độ Cộng sản, từ ngữ nào thường được sử dụng dưới thời VNCH nghĩa là cách đây trên dưới 40 năm. Chỉ tội nghiệp cho những đồng nghiệp trẻ tuổi. Làm sao mà họ phân biệt được thứ tiếng Việt nào thường được sử dụng dưới thời VNCH, thứ tiếng Việt nào thường được sử dụng dưới chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Rất nhiều cô cậu biên tập viên, phóng viên, xướng ngôn viên lớn lên ở Việt Nam mới sang định cư Mỹ chừng khoảng 10 năm trở lại đây vào làm cho các cơ quan truyền thông, báo chí Việt ngữ ở hải ngoại thường than thở rằng họ sử dụng từ ngữ mà nhiều người lớn ở đây gọi là “từ Việt cộng” quen rồi, bây giờ nếu muốn bỏ phải có thời gian, bởi vì họ phải học lại những từ ngữ của 40 năm trước thường được sử dụng ở Miền Nam Việt Nam, nghĩa là từ vĩ tuyến 17 vào đến mũi Cà Mâu, những từ ngữ mà họ chưa từng đọc kể từ khi biết tập đọc!

Tôi cho rằng họ không có lỗi gì cả khi một lúc nào đó trong bản tin họ dùng những chữ như xử lý, phát hiện, tên lửa, tầu sân bay, cửa khẩu, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, sự cố, khẩn trương. Bởi vì ngay cả khi họ sử dụng những từ ngữ này trong những bản tin họ viết hay họ dịch ra, bởi vì đó cũng chỉ là tiếng Việt và khi phân tích cặn kẽ thì chưa biết bên nào đúng, bên nào sai, bên nào thích hợp với thời đại và bên nào chỉ sống vì quá khứ. Vấn đề là làm sao cho ngôn ngữ mình nói ra thích hợp với những người trong cộng đồng đang nghe hay đang đọc mình, không phải là sai đúng, lỗi phải. Nhưng nếu thản hoặc có người muốn qui lỗi thì trước hết phải qui lỗi cho thế hệ cha anh họ đã để cho miền Nam Việt Nam sụp đổ khiến cho lớp trẻ phải sinh ra và lớn lên dưới chế độ Cộng sản !

Mới đây, một vài đồng nghiệp làm báo làm đài lại buồn phiền về một chuyện mới, đó là có cần thêm hay không chữ “Đức” vào riêng của Giáo Hoàng Francis. Một trong những biên tập viên của một nhật báo nói: “Trong bản dịch, tôi viết Giáo Hoàng Francis, một vài độc giả đã gọi điện thoại mách chủ nhiệm và nói không có chữ Đức Giáo Hoàng là láo, là thiếu sự kính trọng, là vô lễ với vị đứng đầu Giáo Hội Công giáo thế giới”. Tôi nói ngay cho người bạn đồng nghiệp là có “Đức” hay không có “Đức” đằng trước chức vụ mới của Hồng y Jorge Mario Bergoglio mới được Hội Đồng Cơ Mật Tòa Thánh Vatican bầu làm Giáo Hoàng, lấy hiệu là Francis chẳng ăn nhằm gì đến chuyện không kính trọng, không lễ phép hay thiếu lịch sự đối với vị chủ chăn của Giáo hội Công giáo thế giới. Nói như thế có nghĩa là nếu tôi là nhà báo và tôi lại theo Công giáo thì tôi thêm chữ “Đức” vào để thêm phần trang trọng cho vị vua của các giáo hội Công giáo thế giới. Nhưng nếu tôi chỉ với tư cách là nhà báo nói cho toàn thể độc gia, thính giả gồm nhiều thành phần tôn giáo khác Công giáo thì chỉ cần viết “Giáo Hoàng Francis” là đủ và phản ảnh được lịch duyệt, lễ phép và kính trọng rồi. Ngôn ngữ báo chí và truyền thông là như thế không ai có thể cáo buộc một nhà báo là thiếu lễ phép với Giáo hoàng Francis. Báo Mỹ, báo Pháp, báo Anh, báo Úc, báo Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ đều viết như thế, “Pope Francis”, “Pope John Paul II”, “Pope Benedict XVI”.

Nhớ lại thời gian còn đi học để có thể làm truyền thông năm 1964, vị giáo sư người Úc, ông Winchester Arthur Wyndham và giáo sư Nguyễn Ngọc Phách dạy về “Nghệ thuật phỏng vấn” có dặn dò chúng tôi trong giáo trình thực tập chuyên nghiệp:

“Ngôn ngữ để xưng hô khi phỏng vấn là Ông, Bà, Cô và tôi chứ không gọi đối tượng phỏng vấn là bác, cô, chú, dì và xưng cháu. Nguyên tắc này áp dụng từ Tổng Thống cho tới thường dân. Riêng đối với chức sắc tôn giáo thì gọi chức vụ tôn giáo của họ và xưng tôi, chẳng hạn như: thưa Giáo Hoàng, thưa Giám Mục, thưa Tổng giám mục thưa Linh mục, thưa Soeur, thưa Hòa Thượng, thưa Thượng Tọa, thưa Đại đức và xưng tôi. Riêng đối với các chức vụ trong thế quyền nên dùng cách xưng hô bình thường ông, bà và xưng là tôi, chẳng hạn: Thưa Tổng Thống, thưa thủ tướng, nhưng đến hàng Tổng Trưởng, Bộ Trưởng thì thêm chữ ông hay bà vào trước chức vụ của họ để cho nghe xuôi tai trong một hai câu hỏi đầu nhằm nhắc nhở cho thính giả biết mình đang phỏng vấn một người khách giữ chức vụ bộ trưởng hay chức vụ thấp hơn. Nhưng nếu có một phóng viên nào mở đầu bằng câu thưa ông hay thưa bà không thôi sau khi đã có vài lời giới thiệu trước nhân vật mình đang phỏng vấn thì cũng không có gì là thất lễ hay thiếu lịch sự.”

Cho nên, giả dụ một phóng viên hay biên tập viên viết:

Giáo Hoàng Francis hôm Chủ Nhật đã tiếp kiến Tổng Thống... tại Tòa Thánh Vatican nhân chuyến công du 4 ngày tại Âu châu, trong đó chuyến dừng lại đầu tiên là nước Ý và vương quốc của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới.

Hoặc nếu họ viết:

Đức Giáo Hoàng Francis hôm Chủ Nhật đã tiếp kiến Tổng Thống... tại Tòa Thánh Vatican nhân chuyến công du 4 ngày của ông tại Âu châu mà chặng dừng lại đầu tiên là nước Ý và vương quốc của vị đứng đầu giáo hội Công giáo thế giới.

Cả hai câu trên đều không có gì gọi là thiếu lễ độ với Giáo hoàng Francis dù một câu có “Đức” và một không có “Đức”. Nếu đọc thành tiếng thì nghe như nếu thêm chữ “Đức” vào nó có vẻ “trân trọng” hơn mà thôi. Nhưng đó là tình cảm riêng tư với vị giáo hoàng, không thể bắt người khác phải có tình cảm ấy.

Cũng vậy, nếu một phóng viên hay biên tập viên viết:

Đạt lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng hôm nay đã khởi sự chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ đầu năm nay...”

Hoặc nếu họ viết:

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng hôm nay đã khởi sự chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ đầu năm nay...”

Cả hai câu trên cũng không có gì là thiếu lễ độ với nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng dù một câu không có “Đức” và một câu có “Đức”. Nhưng Phật tử có cảm tình với nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng thêm chữ “Đức” vào để cho có vẻ trọng hơn, nhưng họ cũng không thể đòi hỏi người khác cũng phải làm như vậy được!

Tuy nhiên, ngay cả những nguyên tắc đã trở thành tục lệ bất thành văn trong nền văn hóa báo chí truyền thông, những phóng viên hay biên tập viên từng được truyền đạt tục lệ và kỹ thuật xưng hô ấy cũng không thể bắt người khác phải giống mình. Cho nên chỉ còn biết nhìn vào lối xưng hô với nhau trước máy vi âm hay thu hình hay từ ngữ được in trên báo chuyên nghiệp ở Á, Âu, Mỹ, Mỹ La Tinh, Úc người ta mới có thể kết luận nên theo hay không theo. Nhưng hiển nhiên, những người chủ trương thêm chữ “Đức” vào trước chức vụ “Giáo hoàng” không thể bảo người không thêm chữ “Đức” vào trước chức vụ Giáo Hoàng là vô lễ, khinh xuất hay không kính trọng nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo thế giới được!

Vũ Ánh

http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-184_4-475/so-tay-co-duc-hay-khong-co-duc.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sổ tay : Có “Đức” hay không có “Đức”

Ngoại trừ hơn 13 năm bị giam cầm dưới chế độ Cộng sản, trong hơn 2/3 thời lượng của 50 năm kể từ ngày đầu dính với nghiệp truyền thông và báo chí, tôi cũng như một số đồng nghiệp
Tác giả :

Ngoại trừ hơn 13 năm bị giam cầm dưới chế độ Cộng sản, trong hơn 2/3 thời lượng của 50 năm kể từ ngày đầu dính với nghiệp truyền thông và báo chí, tôi cũng như một số đồng nghiệp gặp khá nhiều nghịch cảnh. Những năm tháng trước 30-4-1975, trong số hàng ngàn những thư thính giả gởi về Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia mỗi tháng, thỉnh thoảng cũng có một vài thính giả tỏ ra không hài lòng về lối sử dụng từ ngữ của các

 

phóng viên và biên tập viên phục vụ cho hệ thống. Chẳng hạn như có một số thư than phiền tại sao lại dùng “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” mà không có nhóm chữ “cái gọi là” ở phía trước, như thế là chính phủ VNCH đã nhìn nhận Mặt Trận Giải Phóng hay sao? Hoặc giả thời kỳ Giám mục Nguyễn Văn Bình được cử vào chức Tổng giám mục địa phận Saigon, thư phản ảnh của một vài thính giả cũng cho thấy họ yêu cầu các biên tập viên và phóng viên của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia phải thêm chữ “Đức” vào phía trước nhóm chữ “Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình” có nghĩa là phải viết hay nói: “Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình”.

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 cho đến 1969, hộp thư thính giả của hệ thống lai rai nhận được một số thư của thính giả cũng vẫn còn phàn nàn tại sao chúng tôi vẫn cứ viết và đọc chỉ có chức danh “Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”. Họ cho rằng như thế là tỏ ra không kính trọng người đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Họ đề nghị nên viết: “Đức Tăng thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết” để bày tỏ lòng kính trọng vị cao tăng này.

Dưới thời VNCH, chúng tôi làm truyền thông nhà nước, lương bổng của chúng tôi được trả bằng ngân sách quốc gia lấy từ tiền thuế của dân chúng, trong đó có tiền của những thính giả nghe đài. Nhưng những lời lẽ đóng góp của thính giả bào giờ cũng rất lịch sự từ tốn và phải chăng, ít khi nào họ sử dụng đến các từ “vô lễ, bất kính” để chỉ trích cách làm các biên tập viên hay phóng viên của hệ thống truyền thanh quốc gia. Những cấp chỉ huy của chúng tôi lúc đó cũng rất bình tĩnh yêu cầu biên tập viên phụ trách trả lời thư thính giả giải thích trong chương trình giải đáp thắc mắc với thính giả trong chương trình hàng tuần.

Trong những lời giải thích, hệ thống đã nói thẳng ra rằng không có chữ “Đức” ở trước chức danh của các nhà lãnh đạo các tôn giáo thì không có nghĩa là Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia không tôn trọng họ. Trong tin tức, chỉ cần gọi đúng chức danh và họ tên của đối tượng là đã có thể bày tỏ sự kính trọng đối với họ rồi. Cũng như vậy, không có nhóm chữ “cái gọi là” trước tên riêng của một tổ chức chính trị MTGPMNVN cũng không có nghĩa là VNCH công nhận tổ chức chính trị này. Nhưng đó là một thực thể. Nhóm chữ “cái gọi là” vốn là nguyên ngữ từ tiếng Anh “the so-called...” mà những chính trị gia bảo thủ ở Anh dùng để gọi một cách diễu cợt đảng Cộng sản Anh, một đảng rất nhỏ không có ảnh hưởng nào trong xã hội của vương quốc này, nhưng lại hay cả tiếng. Nhưng sau đó lối gọi xách mé này của các chính trị gia Anh cũng không duy trì được lâu. Cho nên, theo chính sách của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, dùng nhóm chữ “cái gọi là” trong phần bình luận cũng được, nhưng trong phần tin tức thì không nên.

Những chuyện lẩm cẩm trong nghề như trên được phần đông anh em chúng tôi coi là tai nạn, một kiểu bất cập mà chúng tôi vẫn nghĩ là ở xã hội nào ở những nước kém phát triển trong thời tao loạn nào cũng có. Nhưng thực tế đã đi ngược lại sau khi chúng tôi hành nghề truyền thông báo chí ở một quốc gia mà quyền tự do ngôn luận là một thứ quyền lực vô hình như nước Mỹ. Chúng tôi lại gặp những tai nạn nghề nghiệp với một mức độ nghiêm trọng hơn thời gian chiến tranh ở trong nước. Nội dung của “tai nạn” cũng quanh quẩn qua việc sử dụng chữ nghĩa thời VNCH thường dùng, và chữ nghĩa mà những người sống dưới chế độ Cộng sản thường dùng. Thực chất vấn đề này chẳng có gì nghiêm trọng nếu cuộc chiến Việt Nam không tiếp tục diễn ra trên các diễn đàn, trên báo chí hay truyền thông. Có nhiều nguyên nhân khiến cho một cuộc chiến mà tiếng súng đã ngưng từ ngày 1-5-1975 mà đến nay vẫn còn là một đề tài tranh cãi. Cuối cùng xem ra các đề tài cũng gần cạn, tại những cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, người ta quay sang việc tố cáo, buộc tôi nhau về việc dùng “chữ Việt cộng” trên truyền thông báo chí Việt ngữ. Cuộc tranh cãi gay cấn đến độ có người coi trời bằng vung dám định nghĩa “thế nào là chữ quốc gia”“thế nào là chữ Cộng sản”. Trong cảnh “bênh” “chống” húc nhau đó, những người làm truyền thông hay báo chí chuyên nghiệp dễ “lãnh thẹo” oan uổng, nhất là hiện nay một thế hệ làm truyền thông và báo chí Việt ngữ gồm những người sinh ra vào thời điểm hai ba năm trước 30-4-1975 hay sau 30-4-1975 ở trong nước đã ra đời.

Những người ở thế hệ chúng tôi, nghĩa là năm nay cũng ngoài 70 thì mới có thể phân biệt được từ ngữ nào thường được sử dụng trong chế độ Cộng sản, từ ngữ nào thường được sử dụng dưới thời VNCH nghĩa là cách đây trên dưới 40 năm. Chỉ tội nghiệp cho những đồng nghiệp trẻ tuổi. Làm sao mà họ phân biệt được thứ tiếng Việt nào thường được sử dụng dưới thời VNCH, thứ tiếng Việt nào thường được sử dụng dưới chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Rất nhiều cô cậu biên tập viên, phóng viên, xướng ngôn viên lớn lên ở Việt Nam mới sang định cư Mỹ chừng khoảng 10 năm trở lại đây vào làm cho các cơ quan truyền thông, báo chí Việt ngữ ở hải ngoại thường than thở rằng họ sử dụng từ ngữ mà nhiều người lớn ở đây gọi là “từ Việt cộng” quen rồi, bây giờ nếu muốn bỏ phải có thời gian, bởi vì họ phải học lại những từ ngữ của 40 năm trước thường được sử dụng ở Miền Nam Việt Nam, nghĩa là từ vĩ tuyến 17 vào đến mũi Cà Mâu, những từ ngữ mà họ chưa từng đọc kể từ khi biết tập đọc!

Tôi cho rằng họ không có lỗi gì cả khi một lúc nào đó trong bản tin họ dùng những chữ như xử lý, phát hiện, tên lửa, tầu sân bay, cửa khẩu, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, sự cố, khẩn trương. Bởi vì ngay cả khi họ sử dụng những từ ngữ này trong những bản tin họ viết hay họ dịch ra, bởi vì đó cũng chỉ là tiếng Việt và khi phân tích cặn kẽ thì chưa biết bên nào đúng, bên nào sai, bên nào thích hợp với thời đại và bên nào chỉ sống vì quá khứ. Vấn đề là làm sao cho ngôn ngữ mình nói ra thích hợp với những người trong cộng đồng đang nghe hay đang đọc mình, không phải là sai đúng, lỗi phải. Nhưng nếu thản hoặc có người muốn qui lỗi thì trước hết phải qui lỗi cho thế hệ cha anh họ đã để cho miền Nam Việt Nam sụp đổ khiến cho lớp trẻ phải sinh ra và lớn lên dưới chế độ Cộng sản !

Mới đây, một vài đồng nghiệp làm báo làm đài lại buồn phiền về một chuyện mới, đó là có cần thêm hay không chữ “Đức” vào riêng của Giáo Hoàng Francis. Một trong những biên tập viên của một nhật báo nói: “Trong bản dịch, tôi viết Giáo Hoàng Francis, một vài độc giả đã gọi điện thoại mách chủ nhiệm và nói không có chữ Đức Giáo Hoàng là láo, là thiếu sự kính trọng, là vô lễ với vị đứng đầu Giáo Hội Công giáo thế giới”. Tôi nói ngay cho người bạn đồng nghiệp là có “Đức” hay không có “Đức” đằng trước chức vụ mới của Hồng y Jorge Mario Bergoglio mới được Hội Đồng Cơ Mật Tòa Thánh Vatican bầu làm Giáo Hoàng, lấy hiệu là Francis chẳng ăn nhằm gì đến chuyện không kính trọng, không lễ phép hay thiếu lịch sự đối với vị chủ chăn của Giáo hội Công giáo thế giới. Nói như thế có nghĩa là nếu tôi là nhà báo và tôi lại theo Công giáo thì tôi thêm chữ “Đức” vào để thêm phần trang trọng cho vị vua của các giáo hội Công giáo thế giới. Nhưng nếu tôi chỉ với tư cách là nhà báo nói cho toàn thể độc gia, thính giả gồm nhiều thành phần tôn giáo khác Công giáo thì chỉ cần viết “Giáo Hoàng Francis” là đủ và phản ảnh được lịch duyệt, lễ phép và kính trọng rồi. Ngôn ngữ báo chí và truyền thông là như thế không ai có thể cáo buộc một nhà báo là thiếu lễ phép với Giáo hoàng Francis. Báo Mỹ, báo Pháp, báo Anh, báo Úc, báo Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ đều viết như thế, “Pope Francis”, “Pope John Paul II”, “Pope Benedict XVI”.

Nhớ lại thời gian còn đi học để có thể làm truyền thông năm 1964, vị giáo sư người Úc, ông Winchester Arthur Wyndham và giáo sư Nguyễn Ngọc Phách dạy về “Nghệ thuật phỏng vấn” có dặn dò chúng tôi trong giáo trình thực tập chuyên nghiệp:

“Ngôn ngữ để xưng hô khi phỏng vấn là Ông, Bà, Cô và tôi chứ không gọi đối tượng phỏng vấn là bác, cô, chú, dì và xưng cháu. Nguyên tắc này áp dụng từ Tổng Thống cho tới thường dân. Riêng đối với chức sắc tôn giáo thì gọi chức vụ tôn giáo của họ và xưng tôi, chẳng hạn như: thưa Giáo Hoàng, thưa Giám Mục, thưa Tổng giám mục thưa Linh mục, thưa Soeur, thưa Hòa Thượng, thưa Thượng Tọa, thưa Đại đức và xưng tôi. Riêng đối với các chức vụ trong thế quyền nên dùng cách xưng hô bình thường ông, bà và xưng là tôi, chẳng hạn: Thưa Tổng Thống, thưa thủ tướng, nhưng đến hàng Tổng Trưởng, Bộ Trưởng thì thêm chữ ông hay bà vào trước chức vụ của họ để cho nghe xuôi tai trong một hai câu hỏi đầu nhằm nhắc nhở cho thính giả biết mình đang phỏng vấn một người khách giữ chức vụ bộ trưởng hay chức vụ thấp hơn. Nhưng nếu có một phóng viên nào mở đầu bằng câu thưa ông hay thưa bà không thôi sau khi đã có vài lời giới thiệu trước nhân vật mình đang phỏng vấn thì cũng không có gì là thất lễ hay thiếu lịch sự.”

Cho nên, giả dụ một phóng viên hay biên tập viên viết:

Giáo Hoàng Francis hôm Chủ Nhật đã tiếp kiến Tổng Thống... tại Tòa Thánh Vatican nhân chuyến công du 4 ngày tại Âu châu, trong đó chuyến dừng lại đầu tiên là nước Ý và vương quốc của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới.

Hoặc nếu họ viết:

Đức Giáo Hoàng Francis hôm Chủ Nhật đã tiếp kiến Tổng Thống... tại Tòa Thánh Vatican nhân chuyến công du 4 ngày của ông tại Âu châu mà chặng dừng lại đầu tiên là nước Ý và vương quốc của vị đứng đầu giáo hội Công giáo thế giới.

Cả hai câu trên đều không có gì gọi là thiếu lễ độ với Giáo hoàng Francis dù một câu có “Đức” và một không có “Đức”. Nếu đọc thành tiếng thì nghe như nếu thêm chữ “Đức” vào nó có vẻ “trân trọng” hơn mà thôi. Nhưng đó là tình cảm riêng tư với vị giáo hoàng, không thể bắt người khác phải có tình cảm ấy.

Cũng vậy, nếu một phóng viên hay biên tập viên viết:

Đạt lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng hôm nay đã khởi sự chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ đầu năm nay...”

Hoặc nếu họ viết:

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng hôm nay đã khởi sự chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ đầu năm nay...”

Cả hai câu trên cũng không có gì là thiếu lễ độ với nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng dù một câu không có “Đức” và một câu có “Đức”. Nhưng Phật tử có cảm tình với nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng thêm chữ “Đức” vào để cho có vẻ trọng hơn, nhưng họ cũng không thể đòi hỏi người khác cũng phải làm như vậy được!

Tuy nhiên, ngay cả những nguyên tắc đã trở thành tục lệ bất thành văn trong nền văn hóa báo chí truyền thông, những phóng viên hay biên tập viên từng được truyền đạt tục lệ và kỹ thuật xưng hô ấy cũng không thể bắt người khác phải giống mình. Cho nên chỉ còn biết nhìn vào lối xưng hô với nhau trước máy vi âm hay thu hình hay từ ngữ được in trên báo chuyên nghiệp ở Á, Âu, Mỹ, Mỹ La Tinh, Úc người ta mới có thể kết luận nên theo hay không theo. Nhưng hiển nhiên, những người chủ trương thêm chữ “Đức” vào trước chức vụ “Giáo hoàng” không thể bảo người không thêm chữ “Đức” vào trước chức vụ Giáo Hoàng là vô lễ, khinh xuất hay không kính trọng nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo thế giới được!

Vũ Ánh

http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-184_4-475/so-tay-co-duc-hay-khong-co-duc.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm