Truyện Ngắn & Phóng Sự
Sợi Len Mùa Đông ( Như Thương)
Mẹ tôi đã tập tôi biết đan từ thuở tôi lên 12 tuổi. Người bảo: Con là con gái, để mẹ dạy cho con biết những vụn vặt của con gái, nhỡ mai này gia đình con sa cơ thất thế, con có cái gì đó để giúp đỡ chồng, nuôi con !
Sợi Len Mùa Đông
Mẹ tôi đã tập tôi biết đan từ thuở tôi lên 12 tuổi. Người bảo: Con là con gái, để mẹ dạy cho con biết những vụn vặt của con gái, nhỡ mai này gia đình con sa cơ thất thế, con có cái gì đó để giúp đỡ chồng, nuôi con !
Thế là tôi đã biết đi chợ, biết cách nấu ăn, biết làm bánh, biết đan len, biết móc áo, biết may vá trong sự vụng về của cái tuổi còn mê nhảy lò cò ấy. Và tôi đã được mẹ tôi dẫn đi khắp các tiệm để chọn len mà mình thích - một cách dỗ ngọt một đứa con nít chịu khó ngồi yên một chỗ … nhưng tôi quả thật đã mê màu sắc của những cuộn len trong tủ kính bán hàng và như lạc vào thế giới của những quả bóng trên nền trời tung tăng của tuổi thơ. Tôi thích cảm giác êm ái khi vuốt nhẹ lên những búp len mịn màng, độ xốp của nó lan dần trong bàn tay tôi, làm tôi cảm thấy rất thú vị. Lại còn thêm mùi len mới thơm lạ kỳ, như thể trang sách thơm mùi mực in.
Lúc ấy, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại đam mê màu sắc của những sợi len đến thế, vì tôi là người không biết vẽ - hay nói đúng hơn, môn vẽ trong lớp tôi chỉ vào hạng trung bình - họa may vẽ trắng đen thì còn được cao điểm hơn chút xíu vì còn có ánh sáng phụ vào nét vẽ của tôi để nộp bài cho thầy cô. Vẽ truyền chân cái hộp thì chỉ việc để cái hộp ấy ra giữa trời cho ánh nắng rọi vào rồi vẽ thôi !
Nhưng đến khi tôi nhìn những màu len, lòng tôi lại cảm thấy thích thú lạ và bỗng dưng muốn phối hợp hết tất cả những màu sắc ấy thành một ” tác phẩm ” xem thử ra sao! Tuổi thơ vẫn tưởng như mình thật là vĩ đại trong muôn vàn mơ ước vẽ vời … để rồi cuối cùng: Tôi học đan !
Cái ngày trọng đại ấy đã bắt đầu bằng hai bàn tay toát mồ hôi ướt nhẹp, chỉ vì tôi đã cố gắng níu chặt sợi len, bằng cái mỏi lưng khủng khiếp, với cái cổ thẳng đơ. Trong lòng tôi đã nghĩ: Đan khó quá, con không muốn học nữa đâu, mẹ ơi.
Hai cây kim đan không như chiếc đũa thần hóa phép trong tay tôi. Tất cả là sự vụng về. Tội nghiệp những sợi len mềm mại làm sao! Chúng đã không còn là màu hồng ngọt lịm nữa mà chúng đã bị ngả sang màu hồng pha nâu nhạt. Tiếng rít của hai chiếc kim đan bằng kim loại, lời dặn của mẹ tôi hãy thả lỏng sợi len ra, đừng siết chặt quá như thế này, mỗi ngón tay cần ở một vị trí cố định, giữ sợi len cho đừng tuột ra khỏi tay nắm … Một bài học tưởng chừng như đơn giản lắm, thế mà tôi đã vật lộn với nó đến đổ mồ hôi !
Bàn tay mẹ tôi gân guốc nổi lên từ những lao đao, truân chuyên của cuộc đời đã ôm gọn đôi bàn tay nhỏ bé của con trẻ, dạy cho nó từng mũi kim đan. Có lẽ mẹ đã một đời đi qua những nhọc nhằn của cuộc sống, nên không muốn cho con gái mình sẽ vất vả như mình ngày xưa.
Dần dần, bàn tay tôi đã không còn ướt khi nắm sợi len trong tay nữa, cũng không còn vuột mất mũi đan rồi loay hoay níu nó lên ! Vài tháng sau, tôi đã đan được một ” tác phẩm diệu kỳ “. Mảnh đan len hình chữ nhật, lớn cỡ bằng bàn tay của tôi với một mũi duy nhất: Mũi xuống!
Thành phẩm ấy đã khiến tôi hoàn toàn quay lưng lại với ý nghĩ trước đây - đan len khó lắm ! Và tôi đã ngắm nghía nó như từng ngắm nghía 8 điểm son bên trái của một bài luận văn học trò kèm theo lời phê ” Khá “.
Bẵng đi mãi đến 11 năm sau tôi mới có dịp đan lại những mũi kim năm xưa - tôi đan khăn choàng và mũ len cho ba tôi, người đang ở trong tù của chế độ khắc nghiệt Cộng Sản, còn mẹ tôi đan áo. Có biết bao nhiêu người vợ đã từng âm thầm đan áo cho chồng như mẹ tôi. Cái tình yêu lặng lẽ ấy dường như nồng nàn hơn cái hôn đầu đời thuở, đằm thắm, ngọt ngào hơn ly rượu hồng ngày cưới, vì nó đã trải qua năm tháng chia sẻ ngọt bùi bên nhau.
Năm ấy, mẹ tôi và tôi đã ngồi dưới ánh đèn dầu leo lét, mù mờ hàng đêm để đan cho ba tôi những vật dụng đặc biệt ấy - đó là năm tháng mà chúng tôi không có cái để ăn, không có một mái nhà lá lành lặn để chui ra chui vào, thì chuyện mua len đan áo thật là một chuyện nghịch lý . Mẹ con tôi đã bước chân đến cửa tiệm bán len như những bà nhà quê ra tỉnh lần đầu tiên. Những ngón tay cùn mằn, trụi lũi, móng bám đầy đất, những ngón chân vàng phèn chua của ruộng, những gót chân nứt nẻ chẳng biết dấu đi đâu được ! Người bán hàng ngỡ chúng tôi vào xem cửa tiệm cho biết, chứ không tin rằng chúng tôi sẽ mua len và kim đan áo !
Hai mái đầu bạc và xanh ngồi kề bên nhau miệt mài, tỉ mỉ đan từng mũi kim. Những mảng ruộng ngoài sân đang sắp đến mùa gặt cuối tháng Chạp nên xào xạc giữa khuya. Tiếng ếch nhái kêu ồm ộp thâu đêm. Tiếng kim đan chạm nhau kêu lách cách. Tất cả đều nghe rõ mồn một trong cái không gian yên lặng của mẹ con tôi.
Tình yêu của một người vợ thật sâu sắc, tiềm ẩn trong tim. Nó chỉ được thể hiện ra trong những săn sóc mà chỉ có hai người mới hiểu nhau. Từ đó, mẹ tôi nghĩ rằng chiếc nón len phải được đan phủ hai bên tai, phủ trước trán, rồi làm sao phủ cả vòng cổ cho ấm! Tôi đã loay hoay với một chiếc nón len như thế - giá như tôi vẽ được, có lẽ sẽ vẽ được dễ dàng hơn cho kiểu nón ấy.
Thế là những sợi len được tôi cắt nối một cách bất thường. Chiếc nón mà tôi đan cho ba tôi màu xám tro nhạt đã là từng mảnh riêng rẽ được nối lại không bài bản, miễn sao nó ” phủ ” hết những nơi mà mẹ tôi muốn ! Dường như nó sẽ làm ấm lòng mẹ tôi trước khi ba tôi được ấm, để buộc hai trái tim vợ chồng lại với nhau một cách vô hình nhưng thật sâu đậm. Nhìn những mũi đan quyện vào nhau xếp hàng thứ tự, tôi đã bất chợt tự hỏi không biết mẹ tôi có đếm thầm những năm tháng ba mẹ tôi bên nhau như đếm từng hàng đan, từng khoảng centimet cho đúng kích thước một thân áo không … Những quãng đời thăng trầm, gian truân đã lắng đọng lại trong lòng mẹ tôi điều gì và mẹ tôi đã nghĩ gì khi ngồi đan áo cho chồng. Hình như đó cũng là một hạnh phúc, nhưng pha lẫn với niềm hạnh phúc ấy là nước mắt ….
Có những đêm trời mưa gió bên ngoài song cửa, ngọn đèn dầu leo lét chao đi và tắt phụp, chỉ còn lại ánh sáng của sấm sét ngoài trời soi mờ mờ khuôn mặt và dáng ngồi của mẹ. Bàn tay lạnh vì mùa đông đã đến, lại thêm đầu ngón tay trỏ bị móp đi vì mũi kim đan làm tôi xuýt xoa, mẹ tôi bảo tôi đi ngủ đi, mai con đan tiếp cũng được; nhưng mãi đến khi tôi đã ngủ được một giấc dài, chợt giật mình giữa khuya, tôi vẫn thấy mẹ tôi còn cặm cụi đan !
Dường như mẹ tôi không an tâm từng giây, từng phút một khi biết ba tôi đang bị lạnh ở đâu đó giữa nơi núi thẳm rừng sâu, nên đã cố gắng đan thật nhanh chiếc áo cho chồng. Riêng tôi thì vẫn còn con nít lắm, luôn hỏi mẹ tôi rằng có lẽ chiếc khăn quàng đã dài đủ chưa. Những ngón tay bé xíu của tôi đã bắt đầu biết mỏi khi đan được đến ngày thứ hai, rồi lại mỏi lưng nữa. Tuy trong lòng tôi cũng thương ba tôi như mẹ tôi thương ba tôi vậy, nhưng tôi mong chiếc khăn chỉ ngăn ngắn như thế là được rồi !
Những sợi len màu xám tro nhạt ấy đã thức thâu đêm với mẹ con tôi trong những đêm tối tăm của cuộc đời sau năm 75, nhưng nó sáng rực tình yêu trong lòng mẹ tôi … Có lẽ mẹ tôi đã chợt nghĩ thầm đến cái nhìn trìu mến của ba tôi - chứ không phải là một lời cám ơn - khi khoác lên người chiếc áo len. Trong ngần ấy yêu thương, hai người đã hiểu thấu được lòng nhau …
Sương khuya xuống vội, tiếng phên cửa đập phành phạch nhịp theo tiếng gió lùa ngoài sân, bàn tay mẹ đã từng ngang dọc vết cắt của rơm rạ ngoài đồng, nay thêm vết hằn của kim đan - vẫn lặng lẽ với gió lạnh bên manh áo tình.
Đôi vai gầy của mẹ dường như không biết mỏi, vẫn nghiêng bóng bên mũi kim đan thoăn thoắt. Thỉnh thoảng mẹ tôi lại trải mảng len đã đan được xuống mép giường để ngắm hay dùng gang tay để đo chiều dài. Thẳm sâu trong đôi mắt yêu chồng, chắc hẳn mẹ tôi đã mường tượng ra ba tôi. Bàn tay xấu xí và gân guốc ấy đã chăm chút từng chén cơm, bát canh nóng, ly nước, viên thuốc bệnh cho chồng, nay cũng bàn tay ấy vuốt ve tấm áo rồi ướm thử lên thân người mình, có lẽ vòng eo thôi đã héo hon trong ngày vợ chồng đoàn tụ.
Có khi tôi thấy mẹ tôi ngồi ngắm mảnh áo rồi thẫn thờ một lúc lâu … Chắc là khi đan áo, mẹ tôi đã nhớ lại hết những thói quen, ý thích của ba tôi trong chuyện quần áo, để lâu lâu bất chợt mẹ tôi lại tháo đi những hàng len phạm lỗi - vì chỗ này phải rộng ra thêm chút nữa hay chỗ kia sẽ vừa vặn như thế này mới được !
Tôi cảm thấy hình như tôi còn bé quá để hiểu được những từ ngữ tấm mẳn thương yêu, những ấm lạnh mặn nồng trong tình nghĩa vợ chồng, nhưng tôi cảm nhận được mẹ tôi yêu ba tôi nhiều lắm - yêu đến nỗi quên mình là ai, chỉ thấy người mình yêu là tất cả.
Sợi len cuối cùng đã dứt. Rút hết ruột những búp len tựa như rút hết cõi lòng của mẹ tôi. Có lẽ chúng đã gói trọn hết ân tình và những nỗi lo toan của mẹ tôi chăng ? Không, vẫn chưa đủ! Lại khoác lên người xem như thế nào … Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ tôi được trùm kín mít bởi chiếc nón len, khăn quàng và chiếc áo nữa hãy còn những nét lo lắng: Không biết ba tôi còn cần gì nữa đối với những Sợi Len Mùa Đông này không ? Có đủ ấm không ? Chỉ có duy nhất một chiếc áo, thế thì nhỡ ướt thì làm sao có nắng ấm phơi cho kịp khô … Nghe người ta nói ngoài Bắc rét lắm. Mẹ tôi chả hình dung được cái rét cóng người ở chốn xa xăm ấy, nhưng như những sợi len quyện chặt nhau, mẹ tôi đã đem gửi hết cả hồn lẫn xác của thương nhớ vào từng mũi kim đan.
Bao nhiêu gói ghém đã âm thầm vượt ngàn dặm trong gói quà thăm nuôi ba tôi. Tôi nghe mẹ tôi kể lại ngày mẹ tôi đưa ba tôi chiếc áo len ấy, ba tôi đã ôm lấy đôi vai của mẹ tôi một thoáng … Chỉ ngần ấy thôi, đôi vai trĩu nặng gồng gánh của mẹ tôi đã dường như mềm lại, rồi mẹ tôi rươm rướm nước mắt. Tất cả những chịu đựng đã vỡ òa .Tất cả thương nhớ trong lòng đè nén bấy lâu nay bỗng theo dòng nước mắt tràn ra … Không có một lời nói nào. Không một cái hôn ngọt ngào của chồng vợ. Không một câu dặn dò trao nhau, nhưng nghìn trùng đường xa đã đem mẹ tôi đến với ba tôi trong lao lý nghiệt ngã một câu ân tình thủy chung trọn vẹn.
Chiều dài của những sợi len đan trong chiếc áo, cái nón, chiếc khăn quàng sẽ không đủ dài như đoạn đường thăm thẳm mà mẹ tôi đi đến ba tôi, nhưng ngần ấy dặm dài đã cưu mang ân tình của người và tất cả những mối chỉ đã buộc chặt lại tấm lòng sắt son của một người vợ.
Mãi đến khi ba tôi về sum họp với gia đình, ba tôi vẫn còn giữ lại mảnh áo kỷ niệm ấy. Riêng tôi, mỗi khi nhìn lại chiếc áo, tôi lại chạnh lòng nhớ đến mẹ tôi trong những đêm khuya năm xưa. Màu len rồi sẽ phai, những món đan len ấy có thể sẽ mục theo năm tháng, nhưng trong lòng tôi, những sợi len ấm lạnh ấy sẽ còn mãi mãi yêu thương mặn nồng .
Những năm sau đó, mẹ tôi đã không còn đan áo cho ai như ngày xưa đan áo cho chồng, cho con, nhưng thỉnh thoảng đem ra giặt lại những tấm áo, chiếc nón cũ ấy như hồi tưởng lại quá khứ - một đoạn đời cam go, khổ ải thăng trầm của một gia đình và của những kiếp người. Chúng tôi đã sống hạnh phúc với nhau trong những điều kiện khắt khe của dòng đời như mọi người, nhưng tâm hồn chúng tôi dịu dàng như những sợi len mềm mại và đầy hy vọng như những màu len tươi thắm.
Và quả thật như lời mẹ tôi đã nói từ lúc dạy tôi đan, công việc đan len đã trở thành một cái nghề sinh nhai cho tôi sau này. Tôi đã đan len kiếm tiền để sống. Khách hàng của tôi là những người được đi ngoại quốc theo diện HO hay ODP. Ngoại quốc - danh từ này lúc ấy là một thiên đàng - dẫu họ được đi đến một xứ nào ngoài Việt Nam đi chăng nữa, đối với tôi và có lẽ đối với tất cả mọi người trong ý nghĩ, những nơi ấy đều là thiên đàng hết cả, vì nơi chúng tôi đang sống là địa ngục. Họ đã bước chân lên cầu thang của một chuyến bay vĩnh viễn xa xứ và đem cả những chiếc áo len, khăn quàng do tôi đan. Ước mơ của tôi cũng chắp cánh bay cao lên tầng mây theo họ trong nỗi niềm chờ đợi và hy vọng.
Đôi mắt mẹ tôi không còn tinh tường nữa để đan áo, nhưng đã phụ tôi tháo len ra khi tôi cần pha màu cho chiếc áo hay kết lại những mảnh thân áo. Có lúc tôi nhận được lời đặt hàng muộn màng và chuyến bay thì lại cố định, tôi lại phải thức suốt đêm để đan xong chiếc áo cho khách, rồi vội vàng ra phi trường để giao hàng. Đứa con gái của mẹ đã thầm cám ơn mẹ đã dạy cho con một nghề lương thiện để mưu sinh.
Cứ đến khoảng tháng chạp, đầu Đông - là những sợi len, màu sắc của nó lại quay về dịu dàng trong hồn tôi. Hay mỗi lần nhìn thấy phố xá khoác áo tình nhân bằng những chiếc áo len đủ màu, đủ kiểu trong đêm Giáng Sinh, tôi lại nhớ đến đêm Giáng Sinh năm nào của ba tôi với bộ đồ len mà mẹ con tôi đã đan trong cái chòi tranh rách bươm của một gia đình. Những ấm lạnh tình người năm xưa đã vĩnh viễn ngự trị trong lòng chúng tôi - những người sống vì yêu thương nhau thật trọn vẹn dẫu phải lặn hụp trong nghèo nàn, đói khổ, mưa gió bên đời.
Những Sợi Len Mùa Đông của mẹ con chúng tôi đã trở thành những mũi đan mắc xích nhau thật chặt, chúng quyện lẫn nhau một cách đầm ấm, hài hòa. Bàn tay của mẹ tôi đã buông thỏng ở một nơi nào đó bên kia thế giới, nhưng trong tôi, muôn đời vẫn giữ mãi hình ảnh đôi bàn tay xương xẩu nhưng tràn đầy tình yêu đối với ba tôi của người.
Trong cái lạnh của những ngày tháng cuối năm như thế này, không biết chốn ấy mẹ có lạnh không? Có ai đan cho mẹ một chiếc áo ân tình như năm xưa mẹ đã đan cho ba không mẹ ?
Con nghĩ rằng, ba sẽ đến ngồi bên mộ mẹ và nói với mẹ rằng: Anh nhớ chiếc áo màu xám tro của em đan cho anh trong những năm anh ở tù … Trên di ảnh của ngôi mộ vẫn là nụ cười lúm đồng tiền của mẹ mà ba yêu mấy chục năm về trước.
Mùa Đông chỉ là cái lạnh của buốt giá bên ngoài nơi đây …..
Thế là tôi đã biết đi chợ, biết cách nấu ăn, biết làm bánh, biết đan len, biết móc áo, biết may vá trong sự vụng về của cái tuổi còn mê nhảy lò cò ấy. Và tôi đã được mẹ tôi dẫn đi khắp các tiệm để chọn len mà mình thích - một cách dỗ ngọt một đứa con nít chịu khó ngồi yên một chỗ … nhưng tôi quả thật đã mê màu sắc của những cuộn len trong tủ kính bán hàng và như lạc vào thế giới của những quả bóng trên nền trời tung tăng của tuổi thơ. Tôi thích cảm giác êm ái khi vuốt nhẹ lên những búp len mịn màng, độ xốp của nó lan dần trong bàn tay tôi, làm tôi cảm thấy rất thú vị. Lại còn thêm mùi len mới thơm lạ kỳ, như thể trang sách thơm mùi mực in.
Lúc ấy, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại đam mê màu sắc của những sợi len đến thế, vì tôi là người không biết vẽ - hay nói đúng hơn, môn vẽ trong lớp tôi chỉ vào hạng trung bình - họa may vẽ trắng đen thì còn được cao điểm hơn chút xíu vì còn có ánh sáng phụ vào nét vẽ của tôi để nộp bài cho thầy cô. Vẽ truyền chân cái hộp thì chỉ việc để cái hộp ấy ra giữa trời cho ánh nắng rọi vào rồi vẽ thôi !
Nhưng đến khi tôi nhìn những màu len, lòng tôi lại cảm thấy thích thú lạ và bỗng dưng muốn phối hợp hết tất cả những màu sắc ấy thành một ” tác phẩm ” xem thử ra sao! Tuổi thơ vẫn tưởng như mình thật là vĩ đại trong muôn vàn mơ ước vẽ vời … để rồi cuối cùng: Tôi học đan !
Cái ngày trọng đại ấy đã bắt đầu bằng hai bàn tay toát mồ hôi ướt nhẹp, chỉ vì tôi đã cố gắng níu chặt sợi len, bằng cái mỏi lưng khủng khiếp, với cái cổ thẳng đơ. Trong lòng tôi đã nghĩ: Đan khó quá, con không muốn học nữa đâu, mẹ ơi.
Hai cây kim đan không như chiếc đũa thần hóa phép trong tay tôi. Tất cả là sự vụng về. Tội nghiệp những sợi len mềm mại làm sao! Chúng đã không còn là màu hồng ngọt lịm nữa mà chúng đã bị ngả sang màu hồng pha nâu nhạt. Tiếng rít của hai chiếc kim đan bằng kim loại, lời dặn của mẹ tôi hãy thả lỏng sợi len ra, đừng siết chặt quá như thế này, mỗi ngón tay cần ở một vị trí cố định, giữ sợi len cho đừng tuột ra khỏi tay nắm … Một bài học tưởng chừng như đơn giản lắm, thế mà tôi đã vật lộn với nó đến đổ mồ hôi !
Bàn tay mẹ tôi gân guốc nổi lên từ những lao đao, truân chuyên của cuộc đời đã ôm gọn đôi bàn tay nhỏ bé của con trẻ, dạy cho nó từng mũi kim đan. Có lẽ mẹ đã một đời đi qua những nhọc nhằn của cuộc sống, nên không muốn cho con gái mình sẽ vất vả như mình ngày xưa.
Dần dần, bàn tay tôi đã không còn ướt khi nắm sợi len trong tay nữa, cũng không còn vuột mất mũi đan rồi loay hoay níu nó lên ! Vài tháng sau, tôi đã đan được một ” tác phẩm diệu kỳ “. Mảnh đan len hình chữ nhật, lớn cỡ bằng bàn tay của tôi với một mũi duy nhất: Mũi xuống!
Thành phẩm ấy đã khiến tôi hoàn toàn quay lưng lại với ý nghĩ trước đây - đan len khó lắm ! Và tôi đã ngắm nghía nó như từng ngắm nghía 8 điểm son bên trái của một bài luận văn học trò kèm theo lời phê ” Khá “.
Bẵng đi mãi đến 11 năm sau tôi mới có dịp đan lại những mũi kim năm xưa - tôi đan khăn choàng và mũ len cho ba tôi, người đang ở trong tù của chế độ khắc nghiệt Cộng Sản, còn mẹ tôi đan áo. Có biết bao nhiêu người vợ đã từng âm thầm đan áo cho chồng như mẹ tôi. Cái tình yêu lặng lẽ ấy dường như nồng nàn hơn cái hôn đầu đời thuở, đằm thắm, ngọt ngào hơn ly rượu hồng ngày cưới, vì nó đã trải qua năm tháng chia sẻ ngọt bùi bên nhau.
Năm ấy, mẹ tôi và tôi đã ngồi dưới ánh đèn dầu leo lét, mù mờ hàng đêm để đan cho ba tôi những vật dụng đặc biệt ấy - đó là năm tháng mà chúng tôi không có cái để ăn, không có một mái nhà lá lành lặn để chui ra chui vào, thì chuyện mua len đan áo thật là một chuyện nghịch lý . Mẹ con tôi đã bước chân đến cửa tiệm bán len như những bà nhà quê ra tỉnh lần đầu tiên. Những ngón tay cùn mằn, trụi lũi, móng bám đầy đất, những ngón chân vàng phèn chua của ruộng, những gót chân nứt nẻ chẳng biết dấu đi đâu được ! Người bán hàng ngỡ chúng tôi vào xem cửa tiệm cho biết, chứ không tin rằng chúng tôi sẽ mua len và kim đan áo !
Hai mái đầu bạc và xanh ngồi kề bên nhau miệt mài, tỉ mỉ đan từng mũi kim. Những mảng ruộng ngoài sân đang sắp đến mùa gặt cuối tháng Chạp nên xào xạc giữa khuya. Tiếng ếch nhái kêu ồm ộp thâu đêm. Tiếng kim đan chạm nhau kêu lách cách. Tất cả đều nghe rõ mồn một trong cái không gian yên lặng của mẹ con tôi.
Tình yêu của một người vợ thật sâu sắc, tiềm ẩn trong tim. Nó chỉ được thể hiện ra trong những săn sóc mà chỉ có hai người mới hiểu nhau. Từ đó, mẹ tôi nghĩ rằng chiếc nón len phải được đan phủ hai bên tai, phủ trước trán, rồi làm sao phủ cả vòng cổ cho ấm! Tôi đã loay hoay với một chiếc nón len như thế - giá như tôi vẽ được, có lẽ sẽ vẽ được dễ dàng hơn cho kiểu nón ấy.
Thế là những sợi len được tôi cắt nối một cách bất thường. Chiếc nón mà tôi đan cho ba tôi màu xám tro nhạt đã là từng mảnh riêng rẽ được nối lại không bài bản, miễn sao nó ” phủ ” hết những nơi mà mẹ tôi muốn ! Dường như nó sẽ làm ấm lòng mẹ tôi trước khi ba tôi được ấm, để buộc hai trái tim vợ chồng lại với nhau một cách vô hình nhưng thật sâu đậm. Nhìn những mũi đan quyện vào nhau xếp hàng thứ tự, tôi đã bất chợt tự hỏi không biết mẹ tôi có đếm thầm những năm tháng ba mẹ tôi bên nhau như đếm từng hàng đan, từng khoảng centimet cho đúng kích thước một thân áo không … Những quãng đời thăng trầm, gian truân đã lắng đọng lại trong lòng mẹ tôi điều gì và mẹ tôi đã nghĩ gì khi ngồi đan áo cho chồng. Hình như đó cũng là một hạnh phúc, nhưng pha lẫn với niềm hạnh phúc ấy là nước mắt ….
Có những đêm trời mưa gió bên ngoài song cửa, ngọn đèn dầu leo lét chao đi và tắt phụp, chỉ còn lại ánh sáng của sấm sét ngoài trời soi mờ mờ khuôn mặt và dáng ngồi của mẹ. Bàn tay lạnh vì mùa đông đã đến, lại thêm đầu ngón tay trỏ bị móp đi vì mũi kim đan làm tôi xuýt xoa, mẹ tôi bảo tôi đi ngủ đi, mai con đan tiếp cũng được; nhưng mãi đến khi tôi đã ngủ được một giấc dài, chợt giật mình giữa khuya, tôi vẫn thấy mẹ tôi còn cặm cụi đan !
Dường như mẹ tôi không an tâm từng giây, từng phút một khi biết ba tôi đang bị lạnh ở đâu đó giữa nơi núi thẳm rừng sâu, nên đã cố gắng đan thật nhanh chiếc áo cho chồng. Riêng tôi thì vẫn còn con nít lắm, luôn hỏi mẹ tôi rằng có lẽ chiếc khăn quàng đã dài đủ chưa. Những ngón tay bé xíu của tôi đã bắt đầu biết mỏi khi đan được đến ngày thứ hai, rồi lại mỏi lưng nữa. Tuy trong lòng tôi cũng thương ba tôi như mẹ tôi thương ba tôi vậy, nhưng tôi mong chiếc khăn chỉ ngăn ngắn như thế là được rồi !
Những sợi len màu xám tro nhạt ấy đã thức thâu đêm với mẹ con tôi trong những đêm tối tăm của cuộc đời sau năm 75, nhưng nó sáng rực tình yêu trong lòng mẹ tôi … Có lẽ mẹ tôi đã chợt nghĩ thầm đến cái nhìn trìu mến của ba tôi - chứ không phải là một lời cám ơn - khi khoác lên người chiếc áo len. Trong ngần ấy yêu thương, hai người đã hiểu thấu được lòng nhau …
Sương khuya xuống vội, tiếng phên cửa đập phành phạch nhịp theo tiếng gió lùa ngoài sân, bàn tay mẹ đã từng ngang dọc vết cắt của rơm rạ ngoài đồng, nay thêm vết hằn của kim đan - vẫn lặng lẽ với gió lạnh bên manh áo tình.
Đôi vai gầy của mẹ dường như không biết mỏi, vẫn nghiêng bóng bên mũi kim đan thoăn thoắt. Thỉnh thoảng mẹ tôi lại trải mảng len đã đan được xuống mép giường để ngắm hay dùng gang tay để đo chiều dài. Thẳm sâu trong đôi mắt yêu chồng, chắc hẳn mẹ tôi đã mường tượng ra ba tôi. Bàn tay xấu xí và gân guốc ấy đã chăm chút từng chén cơm, bát canh nóng, ly nước, viên thuốc bệnh cho chồng, nay cũng bàn tay ấy vuốt ve tấm áo rồi ướm thử lên thân người mình, có lẽ vòng eo thôi đã héo hon trong ngày vợ chồng đoàn tụ.
Có khi tôi thấy mẹ tôi ngồi ngắm mảnh áo rồi thẫn thờ một lúc lâu … Chắc là khi đan áo, mẹ tôi đã nhớ lại hết những thói quen, ý thích của ba tôi trong chuyện quần áo, để lâu lâu bất chợt mẹ tôi lại tháo đi những hàng len phạm lỗi - vì chỗ này phải rộng ra thêm chút nữa hay chỗ kia sẽ vừa vặn như thế này mới được !
Tôi cảm thấy hình như tôi còn bé quá để hiểu được những từ ngữ tấm mẳn thương yêu, những ấm lạnh mặn nồng trong tình nghĩa vợ chồng, nhưng tôi cảm nhận được mẹ tôi yêu ba tôi nhiều lắm - yêu đến nỗi quên mình là ai, chỉ thấy người mình yêu là tất cả.
Sợi len cuối cùng đã dứt. Rút hết ruột những búp len tựa như rút hết cõi lòng của mẹ tôi. Có lẽ chúng đã gói trọn hết ân tình và những nỗi lo toan của mẹ tôi chăng ? Không, vẫn chưa đủ! Lại khoác lên người xem như thế nào … Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ tôi được trùm kín mít bởi chiếc nón len, khăn quàng và chiếc áo nữa hãy còn những nét lo lắng: Không biết ba tôi còn cần gì nữa đối với những Sợi Len Mùa Đông này không ? Có đủ ấm không ? Chỉ có duy nhất một chiếc áo, thế thì nhỡ ướt thì làm sao có nắng ấm phơi cho kịp khô … Nghe người ta nói ngoài Bắc rét lắm. Mẹ tôi chả hình dung được cái rét cóng người ở chốn xa xăm ấy, nhưng như những sợi len quyện chặt nhau, mẹ tôi đã đem gửi hết cả hồn lẫn xác của thương nhớ vào từng mũi kim đan.
Bao nhiêu gói ghém đã âm thầm vượt ngàn dặm trong gói quà thăm nuôi ba tôi. Tôi nghe mẹ tôi kể lại ngày mẹ tôi đưa ba tôi chiếc áo len ấy, ba tôi đã ôm lấy đôi vai của mẹ tôi một thoáng … Chỉ ngần ấy thôi, đôi vai trĩu nặng gồng gánh của mẹ tôi đã dường như mềm lại, rồi mẹ tôi rươm rướm nước mắt. Tất cả những chịu đựng đã vỡ òa .Tất cả thương nhớ trong lòng đè nén bấy lâu nay bỗng theo dòng nước mắt tràn ra … Không có một lời nói nào. Không một cái hôn ngọt ngào của chồng vợ. Không một câu dặn dò trao nhau, nhưng nghìn trùng đường xa đã đem mẹ tôi đến với ba tôi trong lao lý nghiệt ngã một câu ân tình thủy chung trọn vẹn.
Chiều dài của những sợi len đan trong chiếc áo, cái nón, chiếc khăn quàng sẽ không đủ dài như đoạn đường thăm thẳm mà mẹ tôi đi đến ba tôi, nhưng ngần ấy dặm dài đã cưu mang ân tình của người và tất cả những mối chỉ đã buộc chặt lại tấm lòng sắt son của một người vợ.
Mãi đến khi ba tôi về sum họp với gia đình, ba tôi vẫn còn giữ lại mảnh áo kỷ niệm ấy. Riêng tôi, mỗi khi nhìn lại chiếc áo, tôi lại chạnh lòng nhớ đến mẹ tôi trong những đêm khuya năm xưa. Màu len rồi sẽ phai, những món đan len ấy có thể sẽ mục theo năm tháng, nhưng trong lòng tôi, những sợi len ấm lạnh ấy sẽ còn mãi mãi yêu thương mặn nồng .
Những năm sau đó, mẹ tôi đã không còn đan áo cho ai như ngày xưa đan áo cho chồng, cho con, nhưng thỉnh thoảng đem ra giặt lại những tấm áo, chiếc nón cũ ấy như hồi tưởng lại quá khứ - một đoạn đời cam go, khổ ải thăng trầm của một gia đình và của những kiếp người. Chúng tôi đã sống hạnh phúc với nhau trong những điều kiện khắt khe của dòng đời như mọi người, nhưng tâm hồn chúng tôi dịu dàng như những sợi len mềm mại và đầy hy vọng như những màu len tươi thắm.
Và quả thật như lời mẹ tôi đã nói từ lúc dạy tôi đan, công việc đan len đã trở thành một cái nghề sinh nhai cho tôi sau này. Tôi đã đan len kiếm tiền để sống. Khách hàng của tôi là những người được đi ngoại quốc theo diện HO hay ODP. Ngoại quốc - danh từ này lúc ấy là một thiên đàng - dẫu họ được đi đến một xứ nào ngoài Việt Nam đi chăng nữa, đối với tôi và có lẽ đối với tất cả mọi người trong ý nghĩ, những nơi ấy đều là thiên đàng hết cả, vì nơi chúng tôi đang sống là địa ngục. Họ đã bước chân lên cầu thang của một chuyến bay vĩnh viễn xa xứ và đem cả những chiếc áo len, khăn quàng do tôi đan. Ước mơ của tôi cũng chắp cánh bay cao lên tầng mây theo họ trong nỗi niềm chờ đợi và hy vọng.
Đôi mắt mẹ tôi không còn tinh tường nữa để đan áo, nhưng đã phụ tôi tháo len ra khi tôi cần pha màu cho chiếc áo hay kết lại những mảnh thân áo. Có lúc tôi nhận được lời đặt hàng muộn màng và chuyến bay thì lại cố định, tôi lại phải thức suốt đêm để đan xong chiếc áo cho khách, rồi vội vàng ra phi trường để giao hàng. Đứa con gái của mẹ đã thầm cám ơn mẹ đã dạy cho con một nghề lương thiện để mưu sinh.
Cứ đến khoảng tháng chạp, đầu Đông - là những sợi len, màu sắc của nó lại quay về dịu dàng trong hồn tôi. Hay mỗi lần nhìn thấy phố xá khoác áo tình nhân bằng những chiếc áo len đủ màu, đủ kiểu trong đêm Giáng Sinh, tôi lại nhớ đến đêm Giáng Sinh năm nào của ba tôi với bộ đồ len mà mẹ con tôi đã đan trong cái chòi tranh rách bươm của một gia đình. Những ấm lạnh tình người năm xưa đã vĩnh viễn ngự trị trong lòng chúng tôi - những người sống vì yêu thương nhau thật trọn vẹn dẫu phải lặn hụp trong nghèo nàn, đói khổ, mưa gió bên đời.
Những Sợi Len Mùa Đông của mẹ con chúng tôi đã trở thành những mũi đan mắc xích nhau thật chặt, chúng quyện lẫn nhau một cách đầm ấm, hài hòa. Bàn tay của mẹ tôi đã buông thỏng ở một nơi nào đó bên kia thế giới, nhưng trong tôi, muôn đời vẫn giữ mãi hình ảnh đôi bàn tay xương xẩu nhưng tràn đầy tình yêu đối với ba tôi của người.
Trong cái lạnh của những ngày tháng cuối năm như thế này, không biết chốn ấy mẹ có lạnh không? Có ai đan cho mẹ một chiếc áo ân tình như năm xưa mẹ đã đan cho ba không mẹ ?
Con nghĩ rằng, ba sẽ đến ngồi bên mộ mẹ và nói với mẹ rằng: Anh nhớ chiếc áo màu xám tro của em đan cho anh trong những năm anh ở tù … Trên di ảnh của ngôi mộ vẫn là nụ cười lúm đồng tiền của mẹ mà ba yêu mấy chục năm về trước.
Mùa Đông chỉ là cái lạnh của buốt giá bên ngoài nơi đây …..
Như Thương
QuynhMai Post
Sợi Len Mùa Đông ( Như Thương)
Mẹ tôi đã tập tôi biết đan từ thuở tôi lên 12 tuổi. Người bảo: Con là con gái, để mẹ dạy cho con biết những vụn vặt của con gái, nhỡ mai này gia đình con sa cơ thất thế, con có cái gì đó để giúp đỡ chồng, nuôi con !
Sợi Len Mùa Đông
Mẹ tôi đã tập tôi biết đan từ thuở tôi lên 12 tuổi. Người bảo: Con là con gái, để mẹ dạy cho con biết những vụn vặt của con gái, nhỡ mai này gia đình con sa cơ thất thế, con có cái gì đó để giúp đỡ chồng, nuôi con !
Thế là tôi đã biết đi chợ, biết cách nấu ăn, biết làm bánh, biết đan len, biết móc áo, biết may vá trong sự vụng về của cái tuổi còn mê nhảy lò cò ấy. Và tôi đã được mẹ tôi dẫn đi khắp các tiệm để chọn len mà mình thích - một cách dỗ ngọt một đứa con nít chịu khó ngồi yên một chỗ … nhưng tôi quả thật đã mê màu sắc của những cuộn len trong tủ kính bán hàng và như lạc vào thế giới của những quả bóng trên nền trời tung tăng của tuổi thơ. Tôi thích cảm giác êm ái khi vuốt nhẹ lên những búp len mịn màng, độ xốp của nó lan dần trong bàn tay tôi, làm tôi cảm thấy rất thú vị. Lại còn thêm mùi len mới thơm lạ kỳ, như thể trang sách thơm mùi mực in.
Lúc ấy, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại đam mê màu sắc của những sợi len đến thế, vì tôi là người không biết vẽ - hay nói đúng hơn, môn vẽ trong lớp tôi chỉ vào hạng trung bình - họa may vẽ trắng đen thì còn được cao điểm hơn chút xíu vì còn có ánh sáng phụ vào nét vẽ của tôi để nộp bài cho thầy cô. Vẽ truyền chân cái hộp thì chỉ việc để cái hộp ấy ra giữa trời cho ánh nắng rọi vào rồi vẽ thôi !
Nhưng đến khi tôi nhìn những màu len, lòng tôi lại cảm thấy thích thú lạ và bỗng dưng muốn phối hợp hết tất cả những màu sắc ấy thành một ” tác phẩm ” xem thử ra sao! Tuổi thơ vẫn tưởng như mình thật là vĩ đại trong muôn vàn mơ ước vẽ vời … để rồi cuối cùng: Tôi học đan !
Cái ngày trọng đại ấy đã bắt đầu bằng hai bàn tay toát mồ hôi ướt nhẹp, chỉ vì tôi đã cố gắng níu chặt sợi len, bằng cái mỏi lưng khủng khiếp, với cái cổ thẳng đơ. Trong lòng tôi đã nghĩ: Đan khó quá, con không muốn học nữa đâu, mẹ ơi.
Hai cây kim đan không như chiếc đũa thần hóa phép trong tay tôi. Tất cả là sự vụng về. Tội nghiệp những sợi len mềm mại làm sao! Chúng đã không còn là màu hồng ngọt lịm nữa mà chúng đã bị ngả sang màu hồng pha nâu nhạt. Tiếng rít của hai chiếc kim đan bằng kim loại, lời dặn của mẹ tôi hãy thả lỏng sợi len ra, đừng siết chặt quá như thế này, mỗi ngón tay cần ở một vị trí cố định, giữ sợi len cho đừng tuột ra khỏi tay nắm … Một bài học tưởng chừng như đơn giản lắm, thế mà tôi đã vật lộn với nó đến đổ mồ hôi !
Bàn tay mẹ tôi gân guốc nổi lên từ những lao đao, truân chuyên của cuộc đời đã ôm gọn đôi bàn tay nhỏ bé của con trẻ, dạy cho nó từng mũi kim đan. Có lẽ mẹ đã một đời đi qua những nhọc nhằn của cuộc sống, nên không muốn cho con gái mình sẽ vất vả như mình ngày xưa.
Dần dần, bàn tay tôi đã không còn ướt khi nắm sợi len trong tay nữa, cũng không còn vuột mất mũi đan rồi loay hoay níu nó lên ! Vài tháng sau, tôi đã đan được một ” tác phẩm diệu kỳ “. Mảnh đan len hình chữ nhật, lớn cỡ bằng bàn tay của tôi với một mũi duy nhất: Mũi xuống!
Thành phẩm ấy đã khiến tôi hoàn toàn quay lưng lại với ý nghĩ trước đây - đan len khó lắm ! Và tôi đã ngắm nghía nó như từng ngắm nghía 8 điểm son bên trái của một bài luận văn học trò kèm theo lời phê ” Khá “.
Bẵng đi mãi đến 11 năm sau tôi mới có dịp đan lại những mũi kim năm xưa - tôi đan khăn choàng và mũ len cho ba tôi, người đang ở trong tù của chế độ khắc nghiệt Cộng Sản, còn mẹ tôi đan áo. Có biết bao nhiêu người vợ đã từng âm thầm đan áo cho chồng như mẹ tôi. Cái tình yêu lặng lẽ ấy dường như nồng nàn hơn cái hôn đầu đời thuở, đằm thắm, ngọt ngào hơn ly rượu hồng ngày cưới, vì nó đã trải qua năm tháng chia sẻ ngọt bùi bên nhau.
Năm ấy, mẹ tôi và tôi đã ngồi dưới ánh đèn dầu leo lét, mù mờ hàng đêm để đan cho ba tôi những vật dụng đặc biệt ấy - đó là năm tháng mà chúng tôi không có cái để ăn, không có một mái nhà lá lành lặn để chui ra chui vào, thì chuyện mua len đan áo thật là một chuyện nghịch lý . Mẹ con tôi đã bước chân đến cửa tiệm bán len như những bà nhà quê ra tỉnh lần đầu tiên. Những ngón tay cùn mằn, trụi lũi, móng bám đầy đất, những ngón chân vàng phèn chua của ruộng, những gót chân nứt nẻ chẳng biết dấu đi đâu được ! Người bán hàng ngỡ chúng tôi vào xem cửa tiệm cho biết, chứ không tin rằng chúng tôi sẽ mua len và kim đan áo !
Hai mái đầu bạc và xanh ngồi kề bên nhau miệt mài, tỉ mỉ đan từng mũi kim. Những mảng ruộng ngoài sân đang sắp đến mùa gặt cuối tháng Chạp nên xào xạc giữa khuya. Tiếng ếch nhái kêu ồm ộp thâu đêm. Tiếng kim đan chạm nhau kêu lách cách. Tất cả đều nghe rõ mồn một trong cái không gian yên lặng của mẹ con tôi.
Tình yêu của một người vợ thật sâu sắc, tiềm ẩn trong tim. Nó chỉ được thể hiện ra trong những săn sóc mà chỉ có hai người mới hiểu nhau. Từ đó, mẹ tôi nghĩ rằng chiếc nón len phải được đan phủ hai bên tai, phủ trước trán, rồi làm sao phủ cả vòng cổ cho ấm! Tôi đã loay hoay với một chiếc nón len như thế - giá như tôi vẽ được, có lẽ sẽ vẽ được dễ dàng hơn cho kiểu nón ấy.
Thế là những sợi len được tôi cắt nối một cách bất thường. Chiếc nón mà tôi đan cho ba tôi màu xám tro nhạt đã là từng mảnh riêng rẽ được nối lại không bài bản, miễn sao nó ” phủ ” hết những nơi mà mẹ tôi muốn ! Dường như nó sẽ làm ấm lòng mẹ tôi trước khi ba tôi được ấm, để buộc hai trái tim vợ chồng lại với nhau một cách vô hình nhưng thật sâu đậm. Nhìn những mũi đan quyện vào nhau xếp hàng thứ tự, tôi đã bất chợt tự hỏi không biết mẹ tôi có đếm thầm những năm tháng ba mẹ tôi bên nhau như đếm từng hàng đan, từng khoảng centimet cho đúng kích thước một thân áo không … Những quãng đời thăng trầm, gian truân đã lắng đọng lại trong lòng mẹ tôi điều gì và mẹ tôi đã nghĩ gì khi ngồi đan áo cho chồng. Hình như đó cũng là một hạnh phúc, nhưng pha lẫn với niềm hạnh phúc ấy là nước mắt ….
Có những đêm trời mưa gió bên ngoài song cửa, ngọn đèn dầu leo lét chao đi và tắt phụp, chỉ còn lại ánh sáng của sấm sét ngoài trời soi mờ mờ khuôn mặt và dáng ngồi của mẹ. Bàn tay lạnh vì mùa đông đã đến, lại thêm đầu ngón tay trỏ bị móp đi vì mũi kim đan làm tôi xuýt xoa, mẹ tôi bảo tôi đi ngủ đi, mai con đan tiếp cũng được; nhưng mãi đến khi tôi đã ngủ được một giấc dài, chợt giật mình giữa khuya, tôi vẫn thấy mẹ tôi còn cặm cụi đan !
Dường như mẹ tôi không an tâm từng giây, từng phút một khi biết ba tôi đang bị lạnh ở đâu đó giữa nơi núi thẳm rừng sâu, nên đã cố gắng đan thật nhanh chiếc áo cho chồng. Riêng tôi thì vẫn còn con nít lắm, luôn hỏi mẹ tôi rằng có lẽ chiếc khăn quàng đã dài đủ chưa. Những ngón tay bé xíu của tôi đã bắt đầu biết mỏi khi đan được đến ngày thứ hai, rồi lại mỏi lưng nữa. Tuy trong lòng tôi cũng thương ba tôi như mẹ tôi thương ba tôi vậy, nhưng tôi mong chiếc khăn chỉ ngăn ngắn như thế là được rồi !
Những sợi len màu xám tro nhạt ấy đã thức thâu đêm với mẹ con tôi trong những đêm tối tăm của cuộc đời sau năm 75, nhưng nó sáng rực tình yêu trong lòng mẹ tôi … Có lẽ mẹ tôi đã chợt nghĩ thầm đến cái nhìn trìu mến của ba tôi - chứ không phải là một lời cám ơn - khi khoác lên người chiếc áo len. Trong ngần ấy yêu thương, hai người đã hiểu thấu được lòng nhau …
Sương khuya xuống vội, tiếng phên cửa đập phành phạch nhịp theo tiếng gió lùa ngoài sân, bàn tay mẹ đã từng ngang dọc vết cắt của rơm rạ ngoài đồng, nay thêm vết hằn của kim đan - vẫn lặng lẽ với gió lạnh bên manh áo tình.
Đôi vai gầy của mẹ dường như không biết mỏi, vẫn nghiêng bóng bên mũi kim đan thoăn thoắt. Thỉnh thoảng mẹ tôi lại trải mảng len đã đan được xuống mép giường để ngắm hay dùng gang tay để đo chiều dài. Thẳm sâu trong đôi mắt yêu chồng, chắc hẳn mẹ tôi đã mường tượng ra ba tôi. Bàn tay xấu xí và gân guốc ấy đã chăm chút từng chén cơm, bát canh nóng, ly nước, viên thuốc bệnh cho chồng, nay cũng bàn tay ấy vuốt ve tấm áo rồi ướm thử lên thân người mình, có lẽ vòng eo thôi đã héo hon trong ngày vợ chồng đoàn tụ.
Có khi tôi thấy mẹ tôi ngồi ngắm mảnh áo rồi thẫn thờ một lúc lâu … Chắc là khi đan áo, mẹ tôi đã nhớ lại hết những thói quen, ý thích của ba tôi trong chuyện quần áo, để lâu lâu bất chợt mẹ tôi lại tháo đi những hàng len phạm lỗi - vì chỗ này phải rộng ra thêm chút nữa hay chỗ kia sẽ vừa vặn như thế này mới được !
Tôi cảm thấy hình như tôi còn bé quá để hiểu được những từ ngữ tấm mẳn thương yêu, những ấm lạnh mặn nồng trong tình nghĩa vợ chồng, nhưng tôi cảm nhận được mẹ tôi yêu ba tôi nhiều lắm - yêu đến nỗi quên mình là ai, chỉ thấy người mình yêu là tất cả.
Sợi len cuối cùng đã dứt. Rút hết ruột những búp len tựa như rút hết cõi lòng của mẹ tôi. Có lẽ chúng đã gói trọn hết ân tình và những nỗi lo toan của mẹ tôi chăng ? Không, vẫn chưa đủ! Lại khoác lên người xem như thế nào … Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ tôi được trùm kín mít bởi chiếc nón len, khăn quàng và chiếc áo nữa hãy còn những nét lo lắng: Không biết ba tôi còn cần gì nữa đối với những Sợi Len Mùa Đông này không ? Có đủ ấm không ? Chỉ có duy nhất một chiếc áo, thế thì nhỡ ướt thì làm sao có nắng ấm phơi cho kịp khô … Nghe người ta nói ngoài Bắc rét lắm. Mẹ tôi chả hình dung được cái rét cóng người ở chốn xa xăm ấy, nhưng như những sợi len quyện chặt nhau, mẹ tôi đã đem gửi hết cả hồn lẫn xác của thương nhớ vào từng mũi kim đan.
Bao nhiêu gói ghém đã âm thầm vượt ngàn dặm trong gói quà thăm nuôi ba tôi. Tôi nghe mẹ tôi kể lại ngày mẹ tôi đưa ba tôi chiếc áo len ấy, ba tôi đã ôm lấy đôi vai của mẹ tôi một thoáng … Chỉ ngần ấy thôi, đôi vai trĩu nặng gồng gánh của mẹ tôi đã dường như mềm lại, rồi mẹ tôi rươm rướm nước mắt. Tất cả những chịu đựng đã vỡ òa .Tất cả thương nhớ trong lòng đè nén bấy lâu nay bỗng theo dòng nước mắt tràn ra … Không có một lời nói nào. Không một cái hôn ngọt ngào của chồng vợ. Không một câu dặn dò trao nhau, nhưng nghìn trùng đường xa đã đem mẹ tôi đến với ba tôi trong lao lý nghiệt ngã một câu ân tình thủy chung trọn vẹn.
Chiều dài của những sợi len đan trong chiếc áo, cái nón, chiếc khăn quàng sẽ không đủ dài như đoạn đường thăm thẳm mà mẹ tôi đi đến ba tôi, nhưng ngần ấy dặm dài đã cưu mang ân tình của người và tất cả những mối chỉ đã buộc chặt lại tấm lòng sắt son của một người vợ.
Mãi đến khi ba tôi về sum họp với gia đình, ba tôi vẫn còn giữ lại mảnh áo kỷ niệm ấy. Riêng tôi, mỗi khi nhìn lại chiếc áo, tôi lại chạnh lòng nhớ đến mẹ tôi trong những đêm khuya năm xưa. Màu len rồi sẽ phai, những món đan len ấy có thể sẽ mục theo năm tháng, nhưng trong lòng tôi, những sợi len ấm lạnh ấy sẽ còn mãi mãi yêu thương mặn nồng .
Những năm sau đó, mẹ tôi đã không còn đan áo cho ai như ngày xưa đan áo cho chồng, cho con, nhưng thỉnh thoảng đem ra giặt lại những tấm áo, chiếc nón cũ ấy như hồi tưởng lại quá khứ - một đoạn đời cam go, khổ ải thăng trầm của một gia đình và của những kiếp người. Chúng tôi đã sống hạnh phúc với nhau trong những điều kiện khắt khe của dòng đời như mọi người, nhưng tâm hồn chúng tôi dịu dàng như những sợi len mềm mại và đầy hy vọng như những màu len tươi thắm.
Và quả thật như lời mẹ tôi đã nói từ lúc dạy tôi đan, công việc đan len đã trở thành một cái nghề sinh nhai cho tôi sau này. Tôi đã đan len kiếm tiền để sống. Khách hàng của tôi là những người được đi ngoại quốc theo diện HO hay ODP. Ngoại quốc - danh từ này lúc ấy là một thiên đàng - dẫu họ được đi đến một xứ nào ngoài Việt Nam đi chăng nữa, đối với tôi và có lẽ đối với tất cả mọi người trong ý nghĩ, những nơi ấy đều là thiên đàng hết cả, vì nơi chúng tôi đang sống là địa ngục. Họ đã bước chân lên cầu thang của một chuyến bay vĩnh viễn xa xứ và đem cả những chiếc áo len, khăn quàng do tôi đan. Ước mơ của tôi cũng chắp cánh bay cao lên tầng mây theo họ trong nỗi niềm chờ đợi và hy vọng.
Đôi mắt mẹ tôi không còn tinh tường nữa để đan áo, nhưng đã phụ tôi tháo len ra khi tôi cần pha màu cho chiếc áo hay kết lại những mảnh thân áo. Có lúc tôi nhận được lời đặt hàng muộn màng và chuyến bay thì lại cố định, tôi lại phải thức suốt đêm để đan xong chiếc áo cho khách, rồi vội vàng ra phi trường để giao hàng. Đứa con gái của mẹ đã thầm cám ơn mẹ đã dạy cho con một nghề lương thiện để mưu sinh.
Cứ đến khoảng tháng chạp, đầu Đông - là những sợi len, màu sắc của nó lại quay về dịu dàng trong hồn tôi. Hay mỗi lần nhìn thấy phố xá khoác áo tình nhân bằng những chiếc áo len đủ màu, đủ kiểu trong đêm Giáng Sinh, tôi lại nhớ đến đêm Giáng Sinh năm nào của ba tôi với bộ đồ len mà mẹ con tôi đã đan trong cái chòi tranh rách bươm của một gia đình. Những ấm lạnh tình người năm xưa đã vĩnh viễn ngự trị trong lòng chúng tôi - những người sống vì yêu thương nhau thật trọn vẹn dẫu phải lặn hụp trong nghèo nàn, đói khổ, mưa gió bên đời.
Những Sợi Len Mùa Đông của mẹ con chúng tôi đã trở thành những mũi đan mắc xích nhau thật chặt, chúng quyện lẫn nhau một cách đầm ấm, hài hòa. Bàn tay của mẹ tôi đã buông thỏng ở một nơi nào đó bên kia thế giới, nhưng trong tôi, muôn đời vẫn giữ mãi hình ảnh đôi bàn tay xương xẩu nhưng tràn đầy tình yêu đối với ba tôi của người.
Trong cái lạnh của những ngày tháng cuối năm như thế này, không biết chốn ấy mẹ có lạnh không? Có ai đan cho mẹ một chiếc áo ân tình như năm xưa mẹ đã đan cho ba không mẹ ?
Con nghĩ rằng, ba sẽ đến ngồi bên mộ mẹ và nói với mẹ rằng: Anh nhớ chiếc áo màu xám tro của em đan cho anh trong những năm anh ở tù … Trên di ảnh của ngôi mộ vẫn là nụ cười lúm đồng tiền của mẹ mà ba yêu mấy chục năm về trước.
Mùa Đông chỉ là cái lạnh của buốt giá bên ngoài nơi đây …..
Thế là tôi đã biết đi chợ, biết cách nấu ăn, biết làm bánh, biết đan len, biết móc áo, biết may vá trong sự vụng về của cái tuổi còn mê nhảy lò cò ấy. Và tôi đã được mẹ tôi dẫn đi khắp các tiệm để chọn len mà mình thích - một cách dỗ ngọt một đứa con nít chịu khó ngồi yên một chỗ … nhưng tôi quả thật đã mê màu sắc của những cuộn len trong tủ kính bán hàng và như lạc vào thế giới của những quả bóng trên nền trời tung tăng của tuổi thơ. Tôi thích cảm giác êm ái khi vuốt nhẹ lên những búp len mịn màng, độ xốp của nó lan dần trong bàn tay tôi, làm tôi cảm thấy rất thú vị. Lại còn thêm mùi len mới thơm lạ kỳ, như thể trang sách thơm mùi mực in.
Lúc ấy, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại đam mê màu sắc của những sợi len đến thế, vì tôi là người không biết vẽ - hay nói đúng hơn, môn vẽ trong lớp tôi chỉ vào hạng trung bình - họa may vẽ trắng đen thì còn được cao điểm hơn chút xíu vì còn có ánh sáng phụ vào nét vẽ của tôi để nộp bài cho thầy cô. Vẽ truyền chân cái hộp thì chỉ việc để cái hộp ấy ra giữa trời cho ánh nắng rọi vào rồi vẽ thôi !
Nhưng đến khi tôi nhìn những màu len, lòng tôi lại cảm thấy thích thú lạ và bỗng dưng muốn phối hợp hết tất cả những màu sắc ấy thành một ” tác phẩm ” xem thử ra sao! Tuổi thơ vẫn tưởng như mình thật là vĩ đại trong muôn vàn mơ ước vẽ vời … để rồi cuối cùng: Tôi học đan !
Cái ngày trọng đại ấy đã bắt đầu bằng hai bàn tay toát mồ hôi ướt nhẹp, chỉ vì tôi đã cố gắng níu chặt sợi len, bằng cái mỏi lưng khủng khiếp, với cái cổ thẳng đơ. Trong lòng tôi đã nghĩ: Đan khó quá, con không muốn học nữa đâu, mẹ ơi.
Hai cây kim đan không như chiếc đũa thần hóa phép trong tay tôi. Tất cả là sự vụng về. Tội nghiệp những sợi len mềm mại làm sao! Chúng đã không còn là màu hồng ngọt lịm nữa mà chúng đã bị ngả sang màu hồng pha nâu nhạt. Tiếng rít của hai chiếc kim đan bằng kim loại, lời dặn của mẹ tôi hãy thả lỏng sợi len ra, đừng siết chặt quá như thế này, mỗi ngón tay cần ở một vị trí cố định, giữ sợi len cho đừng tuột ra khỏi tay nắm … Một bài học tưởng chừng như đơn giản lắm, thế mà tôi đã vật lộn với nó đến đổ mồ hôi !
Bàn tay mẹ tôi gân guốc nổi lên từ những lao đao, truân chuyên của cuộc đời đã ôm gọn đôi bàn tay nhỏ bé của con trẻ, dạy cho nó từng mũi kim đan. Có lẽ mẹ đã một đời đi qua những nhọc nhằn của cuộc sống, nên không muốn cho con gái mình sẽ vất vả như mình ngày xưa.
Dần dần, bàn tay tôi đã không còn ướt khi nắm sợi len trong tay nữa, cũng không còn vuột mất mũi đan rồi loay hoay níu nó lên ! Vài tháng sau, tôi đã đan được một ” tác phẩm diệu kỳ “. Mảnh đan len hình chữ nhật, lớn cỡ bằng bàn tay của tôi với một mũi duy nhất: Mũi xuống!
Thành phẩm ấy đã khiến tôi hoàn toàn quay lưng lại với ý nghĩ trước đây - đan len khó lắm ! Và tôi đã ngắm nghía nó như từng ngắm nghía 8 điểm son bên trái của một bài luận văn học trò kèm theo lời phê ” Khá “.
Bẵng đi mãi đến 11 năm sau tôi mới có dịp đan lại những mũi kim năm xưa - tôi đan khăn choàng và mũ len cho ba tôi, người đang ở trong tù của chế độ khắc nghiệt Cộng Sản, còn mẹ tôi đan áo. Có biết bao nhiêu người vợ đã từng âm thầm đan áo cho chồng như mẹ tôi. Cái tình yêu lặng lẽ ấy dường như nồng nàn hơn cái hôn đầu đời thuở, đằm thắm, ngọt ngào hơn ly rượu hồng ngày cưới, vì nó đã trải qua năm tháng chia sẻ ngọt bùi bên nhau.
Năm ấy, mẹ tôi và tôi đã ngồi dưới ánh đèn dầu leo lét, mù mờ hàng đêm để đan cho ba tôi những vật dụng đặc biệt ấy - đó là năm tháng mà chúng tôi không có cái để ăn, không có một mái nhà lá lành lặn để chui ra chui vào, thì chuyện mua len đan áo thật là một chuyện nghịch lý . Mẹ con tôi đã bước chân đến cửa tiệm bán len như những bà nhà quê ra tỉnh lần đầu tiên. Những ngón tay cùn mằn, trụi lũi, móng bám đầy đất, những ngón chân vàng phèn chua của ruộng, những gót chân nứt nẻ chẳng biết dấu đi đâu được ! Người bán hàng ngỡ chúng tôi vào xem cửa tiệm cho biết, chứ không tin rằng chúng tôi sẽ mua len và kim đan áo !
Hai mái đầu bạc và xanh ngồi kề bên nhau miệt mài, tỉ mỉ đan từng mũi kim. Những mảng ruộng ngoài sân đang sắp đến mùa gặt cuối tháng Chạp nên xào xạc giữa khuya. Tiếng ếch nhái kêu ồm ộp thâu đêm. Tiếng kim đan chạm nhau kêu lách cách. Tất cả đều nghe rõ mồn một trong cái không gian yên lặng của mẹ con tôi.
Tình yêu của một người vợ thật sâu sắc, tiềm ẩn trong tim. Nó chỉ được thể hiện ra trong những săn sóc mà chỉ có hai người mới hiểu nhau. Từ đó, mẹ tôi nghĩ rằng chiếc nón len phải được đan phủ hai bên tai, phủ trước trán, rồi làm sao phủ cả vòng cổ cho ấm! Tôi đã loay hoay với một chiếc nón len như thế - giá như tôi vẽ được, có lẽ sẽ vẽ được dễ dàng hơn cho kiểu nón ấy.
Thế là những sợi len được tôi cắt nối một cách bất thường. Chiếc nón mà tôi đan cho ba tôi màu xám tro nhạt đã là từng mảnh riêng rẽ được nối lại không bài bản, miễn sao nó ” phủ ” hết những nơi mà mẹ tôi muốn ! Dường như nó sẽ làm ấm lòng mẹ tôi trước khi ba tôi được ấm, để buộc hai trái tim vợ chồng lại với nhau một cách vô hình nhưng thật sâu đậm. Nhìn những mũi đan quyện vào nhau xếp hàng thứ tự, tôi đã bất chợt tự hỏi không biết mẹ tôi có đếm thầm những năm tháng ba mẹ tôi bên nhau như đếm từng hàng đan, từng khoảng centimet cho đúng kích thước một thân áo không … Những quãng đời thăng trầm, gian truân đã lắng đọng lại trong lòng mẹ tôi điều gì và mẹ tôi đã nghĩ gì khi ngồi đan áo cho chồng. Hình như đó cũng là một hạnh phúc, nhưng pha lẫn với niềm hạnh phúc ấy là nước mắt ….
Có những đêm trời mưa gió bên ngoài song cửa, ngọn đèn dầu leo lét chao đi và tắt phụp, chỉ còn lại ánh sáng của sấm sét ngoài trời soi mờ mờ khuôn mặt và dáng ngồi của mẹ. Bàn tay lạnh vì mùa đông đã đến, lại thêm đầu ngón tay trỏ bị móp đi vì mũi kim đan làm tôi xuýt xoa, mẹ tôi bảo tôi đi ngủ đi, mai con đan tiếp cũng được; nhưng mãi đến khi tôi đã ngủ được một giấc dài, chợt giật mình giữa khuya, tôi vẫn thấy mẹ tôi còn cặm cụi đan !
Dường như mẹ tôi không an tâm từng giây, từng phút một khi biết ba tôi đang bị lạnh ở đâu đó giữa nơi núi thẳm rừng sâu, nên đã cố gắng đan thật nhanh chiếc áo cho chồng. Riêng tôi thì vẫn còn con nít lắm, luôn hỏi mẹ tôi rằng có lẽ chiếc khăn quàng đã dài đủ chưa. Những ngón tay bé xíu của tôi đã bắt đầu biết mỏi khi đan được đến ngày thứ hai, rồi lại mỏi lưng nữa. Tuy trong lòng tôi cũng thương ba tôi như mẹ tôi thương ba tôi vậy, nhưng tôi mong chiếc khăn chỉ ngăn ngắn như thế là được rồi !
Những sợi len màu xám tro nhạt ấy đã thức thâu đêm với mẹ con tôi trong những đêm tối tăm của cuộc đời sau năm 75, nhưng nó sáng rực tình yêu trong lòng mẹ tôi … Có lẽ mẹ tôi đã chợt nghĩ thầm đến cái nhìn trìu mến của ba tôi - chứ không phải là một lời cám ơn - khi khoác lên người chiếc áo len. Trong ngần ấy yêu thương, hai người đã hiểu thấu được lòng nhau …
Sương khuya xuống vội, tiếng phên cửa đập phành phạch nhịp theo tiếng gió lùa ngoài sân, bàn tay mẹ đã từng ngang dọc vết cắt của rơm rạ ngoài đồng, nay thêm vết hằn của kim đan - vẫn lặng lẽ với gió lạnh bên manh áo tình.
Đôi vai gầy của mẹ dường như không biết mỏi, vẫn nghiêng bóng bên mũi kim đan thoăn thoắt. Thỉnh thoảng mẹ tôi lại trải mảng len đã đan được xuống mép giường để ngắm hay dùng gang tay để đo chiều dài. Thẳm sâu trong đôi mắt yêu chồng, chắc hẳn mẹ tôi đã mường tượng ra ba tôi. Bàn tay xấu xí và gân guốc ấy đã chăm chút từng chén cơm, bát canh nóng, ly nước, viên thuốc bệnh cho chồng, nay cũng bàn tay ấy vuốt ve tấm áo rồi ướm thử lên thân người mình, có lẽ vòng eo thôi đã héo hon trong ngày vợ chồng đoàn tụ.
Có khi tôi thấy mẹ tôi ngồi ngắm mảnh áo rồi thẫn thờ một lúc lâu … Chắc là khi đan áo, mẹ tôi đã nhớ lại hết những thói quen, ý thích của ba tôi trong chuyện quần áo, để lâu lâu bất chợt mẹ tôi lại tháo đi những hàng len phạm lỗi - vì chỗ này phải rộng ra thêm chút nữa hay chỗ kia sẽ vừa vặn như thế này mới được !
Tôi cảm thấy hình như tôi còn bé quá để hiểu được những từ ngữ tấm mẳn thương yêu, những ấm lạnh mặn nồng trong tình nghĩa vợ chồng, nhưng tôi cảm nhận được mẹ tôi yêu ba tôi nhiều lắm - yêu đến nỗi quên mình là ai, chỉ thấy người mình yêu là tất cả.
Sợi len cuối cùng đã dứt. Rút hết ruột những búp len tựa như rút hết cõi lòng của mẹ tôi. Có lẽ chúng đã gói trọn hết ân tình và những nỗi lo toan của mẹ tôi chăng ? Không, vẫn chưa đủ! Lại khoác lên người xem như thế nào … Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ tôi được trùm kín mít bởi chiếc nón len, khăn quàng và chiếc áo nữa hãy còn những nét lo lắng: Không biết ba tôi còn cần gì nữa đối với những Sợi Len Mùa Đông này không ? Có đủ ấm không ? Chỉ có duy nhất một chiếc áo, thế thì nhỡ ướt thì làm sao có nắng ấm phơi cho kịp khô … Nghe người ta nói ngoài Bắc rét lắm. Mẹ tôi chả hình dung được cái rét cóng người ở chốn xa xăm ấy, nhưng như những sợi len quyện chặt nhau, mẹ tôi đã đem gửi hết cả hồn lẫn xác của thương nhớ vào từng mũi kim đan.
Bao nhiêu gói ghém đã âm thầm vượt ngàn dặm trong gói quà thăm nuôi ba tôi. Tôi nghe mẹ tôi kể lại ngày mẹ tôi đưa ba tôi chiếc áo len ấy, ba tôi đã ôm lấy đôi vai của mẹ tôi một thoáng … Chỉ ngần ấy thôi, đôi vai trĩu nặng gồng gánh của mẹ tôi đã dường như mềm lại, rồi mẹ tôi rươm rướm nước mắt. Tất cả những chịu đựng đã vỡ òa .Tất cả thương nhớ trong lòng đè nén bấy lâu nay bỗng theo dòng nước mắt tràn ra … Không có một lời nói nào. Không một cái hôn ngọt ngào của chồng vợ. Không một câu dặn dò trao nhau, nhưng nghìn trùng đường xa đã đem mẹ tôi đến với ba tôi trong lao lý nghiệt ngã một câu ân tình thủy chung trọn vẹn.
Chiều dài của những sợi len đan trong chiếc áo, cái nón, chiếc khăn quàng sẽ không đủ dài như đoạn đường thăm thẳm mà mẹ tôi đi đến ba tôi, nhưng ngần ấy dặm dài đã cưu mang ân tình của người và tất cả những mối chỉ đã buộc chặt lại tấm lòng sắt son của một người vợ.
Mãi đến khi ba tôi về sum họp với gia đình, ba tôi vẫn còn giữ lại mảnh áo kỷ niệm ấy. Riêng tôi, mỗi khi nhìn lại chiếc áo, tôi lại chạnh lòng nhớ đến mẹ tôi trong những đêm khuya năm xưa. Màu len rồi sẽ phai, những món đan len ấy có thể sẽ mục theo năm tháng, nhưng trong lòng tôi, những sợi len ấm lạnh ấy sẽ còn mãi mãi yêu thương mặn nồng .
Những năm sau đó, mẹ tôi đã không còn đan áo cho ai như ngày xưa đan áo cho chồng, cho con, nhưng thỉnh thoảng đem ra giặt lại những tấm áo, chiếc nón cũ ấy như hồi tưởng lại quá khứ - một đoạn đời cam go, khổ ải thăng trầm của một gia đình và của những kiếp người. Chúng tôi đã sống hạnh phúc với nhau trong những điều kiện khắt khe của dòng đời như mọi người, nhưng tâm hồn chúng tôi dịu dàng như những sợi len mềm mại và đầy hy vọng như những màu len tươi thắm.
Và quả thật như lời mẹ tôi đã nói từ lúc dạy tôi đan, công việc đan len đã trở thành một cái nghề sinh nhai cho tôi sau này. Tôi đã đan len kiếm tiền để sống. Khách hàng của tôi là những người được đi ngoại quốc theo diện HO hay ODP. Ngoại quốc - danh từ này lúc ấy là một thiên đàng - dẫu họ được đi đến một xứ nào ngoài Việt Nam đi chăng nữa, đối với tôi và có lẽ đối với tất cả mọi người trong ý nghĩ, những nơi ấy đều là thiên đàng hết cả, vì nơi chúng tôi đang sống là địa ngục. Họ đã bước chân lên cầu thang của một chuyến bay vĩnh viễn xa xứ và đem cả những chiếc áo len, khăn quàng do tôi đan. Ước mơ của tôi cũng chắp cánh bay cao lên tầng mây theo họ trong nỗi niềm chờ đợi và hy vọng.
Đôi mắt mẹ tôi không còn tinh tường nữa để đan áo, nhưng đã phụ tôi tháo len ra khi tôi cần pha màu cho chiếc áo hay kết lại những mảnh thân áo. Có lúc tôi nhận được lời đặt hàng muộn màng và chuyến bay thì lại cố định, tôi lại phải thức suốt đêm để đan xong chiếc áo cho khách, rồi vội vàng ra phi trường để giao hàng. Đứa con gái của mẹ đã thầm cám ơn mẹ đã dạy cho con một nghề lương thiện để mưu sinh.
Cứ đến khoảng tháng chạp, đầu Đông - là những sợi len, màu sắc của nó lại quay về dịu dàng trong hồn tôi. Hay mỗi lần nhìn thấy phố xá khoác áo tình nhân bằng những chiếc áo len đủ màu, đủ kiểu trong đêm Giáng Sinh, tôi lại nhớ đến đêm Giáng Sinh năm nào của ba tôi với bộ đồ len mà mẹ con tôi đã đan trong cái chòi tranh rách bươm của một gia đình. Những ấm lạnh tình người năm xưa đã vĩnh viễn ngự trị trong lòng chúng tôi - những người sống vì yêu thương nhau thật trọn vẹn dẫu phải lặn hụp trong nghèo nàn, đói khổ, mưa gió bên đời.
Những Sợi Len Mùa Đông của mẹ con chúng tôi đã trở thành những mũi đan mắc xích nhau thật chặt, chúng quyện lẫn nhau một cách đầm ấm, hài hòa. Bàn tay của mẹ tôi đã buông thỏng ở một nơi nào đó bên kia thế giới, nhưng trong tôi, muôn đời vẫn giữ mãi hình ảnh đôi bàn tay xương xẩu nhưng tràn đầy tình yêu đối với ba tôi của người.
Trong cái lạnh của những ngày tháng cuối năm như thế này, không biết chốn ấy mẹ có lạnh không? Có ai đan cho mẹ một chiếc áo ân tình như năm xưa mẹ đã đan cho ba không mẹ ?
Con nghĩ rằng, ba sẽ đến ngồi bên mộ mẹ và nói với mẹ rằng: Anh nhớ chiếc áo màu xám tro của em đan cho anh trong những năm anh ở tù … Trên di ảnh của ngôi mộ vẫn là nụ cười lúm đồng tiền của mẹ mà ba yêu mấy chục năm về trước.
Mùa Đông chỉ là cái lạnh của buốt giá bên ngoài nơi đây …..
Như Thương
QuynhMai Post