Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Sư Đoàn 18 Bộ Binh Vào An Lộc
Hồ Đinh TĐ1/TrĐ43/SĐ18BB KBC 4424
(Trích từ "An Lộc: Địa Ngục Trần Gian Của Quân Dân Miền Nam Trong Năm 1972")
Tính tới cuối tháng 5-1972, coi như SĐ18BB dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh Đảo, có Liên Đoàn 5 BĐQ tăng phái, đã thanh toán xong các mặt trận dữ ở Chà Rầy-Trung Lập (Củ Chí) - Dầu Tiếng (Bình Dương) và Đất Đỏ (Phước Tuy). Do trên, sư đoàn được lệnh vào An Lộc, từ ngày 22-6-1972, để thay thế cho Sư đoàn 5 BB bị thiệt hại nhiều, cần dưỡng quân và bổ sung quân số, sau bao nhiêu ngày tử chiến trong địa ngục trần gian. Cùng lúc các đơn vị tăng phái như SĐ21BB và Trung Đoàn 15/SĐ9BB cũng được trả về QĐ4. Như vậy, từ ngày 12-7-1972, toàn bộ SĐ với 3 Trung Doàn BB cơ hữu là 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, 48 của Trung Tá Trần Bá Thành và 52 của Trung Tá Ngô Kỳ Dũng. Ngoài ra còn có Liên Đoàn 5 BĐQ của Trung Tá Ngô Minh Hồng tăng phái, nhận lãnh trách nhiệm bao vùng toàn tỉnh Bình Long. Tuy tướng Lê Văn Hưng có tuyên bố là An Lộc đã được giải tỏa và ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng đặt chân vào chiến trường cÒn đang ngun ngút khói. Nhưng khắp nơi bom đạn vẫn mịt trời, vì vậy cuộc thay quân giữa hai sư đoàn 5 và 18, vẫn phải thực hiện bằng trực thăng vận. Ngày SĐ18BB vào An Lộc, con đường 13 huyết lộ, vẫn còn bị chốt kín nhiều nơi, mà nguy hiểm nhất vẫn là đoạn đường từ Chơn Thành tới Tàu Ô. Quanh thị xã, nhiều phần trên hai ngọn đồi chiên lược 169 và Đồi Gió, vẫn nằm trong tay quân Bắc Việt, nên ngày nào cũng bị pháo hằng trăm trái, làm thiệt mạng thêm nhiều người.
Để giải quyết tất cả những gai nhọn nhức nhối trên, Đại Tá Đảo quyết định để Trung Đoàn 52BB và LĐ5BDQ giữ An Lộc và tung Trung Đoàn 48/SĐ18BB của Trung Tá Trần Bá Thành, tái chiếm những phần còn lại, do cộng sản đang chiếm giữ, trên các ngọn đồi chiến lược quanh thị xã như Đồi Gió, 169 và E-2. Trung Đoàn 48BB ngay từ lúc còn biệt lập, dưới quyền chỉ huy tài ba, can trường của Trung Tá Trần Bá Thành, đã lập được rất nhiều chiến công hiển hách ở Phước Thành. Trung Tá Thành về sau thăng Đại tá, làm Tỉnh trưởng Bình Tuy và ông đã cùng với các Tiểu Đoàn ĐPQ tỉnh, tử thủ nhiều ngày tại LaGi, sau khi Phan Thiết mấy ngày 19-4-1975 và SĐ18BB ở Xuân Lộc được lệnh di tản chiến thuật về Phước Tuy. Ngày 27-7-1972, TĐ 1/48 và ĐĐ48 Trinh sát, đã làm chủ hoàn toàn Đồi 169 và Đồi Gió ngày 9-8-1972.
Riêng Trung Đoàn 43BB của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, từ khi vào An Lộc, cũng chịu rất nhiều tổn thất vì đạn pháo kích và những cuộc giao tranh đẳm máu, trong lúc cùng với giặc dành nhau từng đoạn đường sống trên quốc lộ 13. Tại Ấp Xa Cam phía nam An Lộc, Tiểu Đoàn 2/43 bị một lực lượng đông đảo của công trường 7 VC, tân công vây hãm, Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Nguyễn Văn Thoại bị tử thương, nên TĐP là Đại Uý Nguyễn Hửu Chế thay thế và đưa được TĐ2/43 ra khỏi tử địa. Sau đó, TĐ2/43 và 3/43, cùng Liên Đoàn 5 BĐQ, được giao phó trách nhiệm tái chiếm phi trường Quản Lợi. Đây là một chiến trường cam go nguy hiểm, không khác gì cổ thành Đinh Công Tráng ở Quảng Trị. Phi trường Quản Lợi trước đây là căn cứ đóng quân của SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ, nên được xây cất rất kiên cố. Ngày 10-8, TrĐ43 và LĐ5BDQ giải tỏa xong hương lộ 303 và tiến sát vào đầu cổng phi trường. Vì căn cứ được xây cất quá quo mô vững chắc, nên VC đã cố thủ trong các căn củ của LLĐB và chống trả thật mảnh liệt. Do đó các Trung Đoàn 43, 52 và LĐ5BDQ phải thay nhau tấn công giặc, với tổn thất rất cao, trong nhiều ngày nhưng cũng chỉ chiếm được một phần phi trường. Cuối cùng BTL/SĐ18BB quyết định dùng Không quân chiến thuật, với bom phá công sự và hỏa tiển TOW. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 4-9-1972, tái chiếm lại được Quản Lợi, sau khi đã đánh đổi bằng nhiều sinh mạng, mà thiệt hại nhiều nhất là TĐ30BĐQ và TĐ2/43/SĐ18BB. Sau ngày 8-9-1972, Trung Đoàn 43 lại tiếp tục hành quân nhổ các chốt còn lại, trên đoạn đường từ Quản Lợi về An Lộc. Ngày 23-9-1972 là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi Trung Đoàn 48/BB hành quân tảo thanh toàn bộ khu vực rộng lớn của đồn điền Quản Lợi, mở rộng vòng đai an ninh cho thị xã.
Nhiệm vụ hoàn thành, ngày 29-11-1972 các chiến sĩ của miền đông lại tiếp tục hành quân diệt địch khắp vùng chiến thuật, sau khi giao trách nhiệm trấn thủ An Lộc lại cho Liên Đoàn III Biệt Động Quân của Đại Tá Nguyễn Thành Chuân ( LĐ3, 5 và 6).
http://www.sudoan18bobinh.com/#/sd18-vao-an-loc/4518139869
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Sư Đoàn 18 Bộ Binh Vào An Lộc
Hồ Đinh TĐ1/TrĐ43/SĐ18BB KBC 4424
(Trích từ "An Lộc: Địa Ngục Trần Gian Của Quân Dân Miền Nam Trong Năm 1972")
Tính tới cuối tháng 5-1972, coi như SĐ18BB dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh Đảo, có Liên Đoàn 5 BĐQ tăng phái, đã thanh toán xong các mặt trận dữ ở Chà Rầy-Trung Lập (Củ Chí) - Dầu Tiếng (Bình Dương) và Đất Đỏ (Phước Tuy). Do trên, sư đoàn được lệnh vào An Lộc, từ ngày 22-6-1972, để thay thế cho Sư đoàn 5 BB bị thiệt hại nhiều, cần dưỡng quân và bổ sung quân số, sau bao nhiêu ngày tử chiến trong địa ngục trần gian. Cùng lúc các đơn vị tăng phái như SĐ21BB và Trung Đoàn 15/SĐ9BB cũng được trả về QĐ4. Như vậy, từ ngày 12-7-1972, toàn bộ SĐ với 3 Trung Doàn BB cơ hữu là 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, 48 của Trung Tá Trần Bá Thành và 52 của Trung Tá Ngô Kỳ Dũng. Ngoài ra còn có Liên Đoàn 5 BĐQ của Trung Tá Ngô Minh Hồng tăng phái, nhận lãnh trách nhiệm bao vùng toàn tỉnh Bình Long. Tuy tướng Lê Văn Hưng có tuyên bố là An Lộc đã được giải tỏa và ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng đặt chân vào chiến trường cÒn đang ngun ngút khói. Nhưng khắp nơi bom đạn vẫn mịt trời, vì vậy cuộc thay quân giữa hai sư đoàn 5 và 18, vẫn phải thực hiện bằng trực thăng vận. Ngày SĐ18BB vào An Lộc, con đường 13 huyết lộ, vẫn còn bị chốt kín nhiều nơi, mà nguy hiểm nhất vẫn là đoạn đường từ Chơn Thành tới Tàu Ô. Quanh thị xã, nhiều phần trên hai ngọn đồi chiên lược 169 và Đồi Gió, vẫn nằm trong tay quân Bắc Việt, nên ngày nào cũng bị pháo hằng trăm trái, làm thiệt mạng thêm nhiều người.
Để giải quyết tất cả những gai nhọn nhức nhối trên, Đại Tá Đảo quyết định để Trung Đoàn 52BB và LĐ5BDQ giữ An Lộc và tung Trung Đoàn 48/SĐ18BB của Trung Tá Trần Bá Thành, tái chiếm những phần còn lại, do cộng sản đang chiếm giữ, trên các ngọn đồi chiến lược quanh thị xã như Đồi Gió, 169 và E-2. Trung Đoàn 48BB ngay từ lúc còn biệt lập, dưới quyền chỉ huy tài ba, can trường của Trung Tá Trần Bá Thành, đã lập được rất nhiều chiến công hiển hách ở Phước Thành. Trung Tá Thành về sau thăng Đại tá, làm Tỉnh trưởng Bình Tuy và ông đã cùng với các Tiểu Đoàn ĐPQ tỉnh, tử thủ nhiều ngày tại LaGi, sau khi Phan Thiết mấy ngày 19-4-1975 và SĐ18BB ở Xuân Lộc được lệnh di tản chiến thuật về Phước Tuy. Ngày 27-7-1972, TĐ 1/48 và ĐĐ48 Trinh sát, đã làm chủ hoàn toàn Đồi 169 và Đồi Gió ngày 9-8-1972.
Riêng Trung Đoàn 43BB của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, từ khi vào An Lộc, cũng chịu rất nhiều tổn thất vì đạn pháo kích và những cuộc giao tranh đẳm máu, trong lúc cùng với giặc dành nhau từng đoạn đường sống trên quốc lộ 13. Tại Ấp Xa Cam phía nam An Lộc, Tiểu Đoàn 2/43 bị một lực lượng đông đảo của công trường 7 VC, tân công vây hãm, Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Nguyễn Văn Thoại bị tử thương, nên TĐP là Đại Uý Nguyễn Hửu Chế thay thế và đưa được TĐ2/43 ra khỏi tử địa. Sau đó, TĐ2/43 và 3/43, cùng Liên Đoàn 5 BĐQ, được giao phó trách nhiệm tái chiếm phi trường Quản Lợi. Đây là một chiến trường cam go nguy hiểm, không khác gì cổ thành Đinh Công Tráng ở Quảng Trị. Phi trường Quản Lợi trước đây là căn cứ đóng quân của SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ, nên được xây cất rất kiên cố. Ngày 10-8, TrĐ43 và LĐ5BDQ giải tỏa xong hương lộ 303 và tiến sát vào đầu cổng phi trường. Vì căn cứ được xây cất quá quo mô vững chắc, nên VC đã cố thủ trong các căn củ của LLĐB và chống trả thật mảnh liệt. Do đó các Trung Đoàn 43, 52 và LĐ5BDQ phải thay nhau tấn công giặc, với tổn thất rất cao, trong nhiều ngày nhưng cũng chỉ chiếm được một phần phi trường. Cuối cùng BTL/SĐ18BB quyết định dùng Không quân chiến thuật, với bom phá công sự và hỏa tiển TOW. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 4-9-1972, tái chiếm lại được Quản Lợi, sau khi đã đánh đổi bằng nhiều sinh mạng, mà thiệt hại nhiều nhất là TĐ30BĐQ và TĐ2/43/SĐ18BB. Sau ngày 8-9-1972, Trung Đoàn 43 lại tiếp tục hành quân nhổ các chốt còn lại, trên đoạn đường từ Quản Lợi về An Lộc. Ngày 23-9-1972 là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi Trung Đoàn 48/BB hành quân tảo thanh toàn bộ khu vực rộng lớn của đồn điền Quản Lợi, mở rộng vòng đai an ninh cho thị xã.
Nhiệm vụ hoàn thành, ngày 29-11-1972 các chiến sĩ của miền đông lại tiếp tục hành quân diệt địch khắp vùng chiến thuật, sau khi giao trách nhiệm trấn thủ An Lộc lại cho Liên Đoàn III Biệt Động Quân của Đại Tá Nguyễn Thành Chuân ( LĐ3, 5 và 6).
http://www.sudoan18bobinh.com/#/sd18-vao-an-loc/4518139869
Sinh Tồn chuyển