Truyện Ngắn & Phóng Sự
Sự lừa dối hào nhoáng - Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPD ) MỘT: NHÂN.
NGƯỜI EM: Tôi có mỗi cây khế độ nhật. Chim ăn như thế này !
CHIM PHƯỢNG: " Khổ, nhục, đói, nghèo, đó là cái nhân của viên giác, cái nôi của thiên tài, vực thẳm cho đứa ngu phu. Cuộc sống vốn vô thường. Nhân quần các người vẫn an ủi nhau bằng một câu sặc mùi thiền: “ Ðám tro tàn, còn lại sau đống rơm của bọn mục đồng hay sau một thành phố đã bốc cháy thì cũng là đống tro tàn, chóng hay chày thì gió cũng thổi tung đi hết mà thôi.”
NGƯỜI EM: " Chim hay nói chữ quá, lại dùng toàn dao to búa lớn. Triết lý vặt trên cái bụng đói của người khác. Nhà ta trước kia, dinh cơ như chốn cung đình, bây giờ một sớm một chiều, ta bị hất văng ra cái góc vườn này, người đạt đạo còn muốn cắn lưỡi mà chết, huống chi một kẻ phàm phu tục tử như ta.."
CHIM PHƯỢNG: Ta nghe nói: “Huynh đệ như thủ túc, phu phụ tự bố y!” Tình đồng bào sao nỡ đuổi nhau, điều này ta thực sự không hiểu? Nhân quần các người, mở miệng ra là nói đạo lý với nhân luân, mà lại đối xử với nhau không khác chó mèo. Ðiều này ta vẫn thấy
NGƯỜI EM: Tất cả là do chị dâu tôi mà thôi, chị cố chấp và hay săm soi bản chất.
CHIM PHƯỢNG: Ồ đại trượng phu, đầu đội trời, chân đạp đất. Trách chi cái đám phụ nhân, cái loài đái không qua ngọn cỏ. Thôi, nhà ngươi hãy leo lên mình ta.
HAI: QUẢ.
PHÁN QUAN: Trước mắt người là quyển Thánh kinh, nhưng người không cần phải đặt tay lên đấy. Vì trước Thiên tòa, người không thể nói dối, người cho biết tên, tuổi?
TRẢ LỜI: Tôi John Paul Vann, sinh năm 1924 . Tên Việt: Nguyễn Hữu Nhất.
PHÁN QUAN: Tại sao có tên Việt, tại sao lại là Nhất?
TRẢ LỜI: Tôi thành danh ở Việt Nam, tạo oan nghiệp ở Việt Nam. Tôi dùng tiền Mỹ, bom Mỹ, xương máu người Việt để làm anh hùng. Dùng xác thân phụ nữ Việt để giải trí hưởng lạc. Còn Nhất là
PHÁN QUAN: Các con số do Colby xác nhận: 28.000 hạ tầng cơ sở bị bắt. 20.000 bị giết. 17.000 bỏ ngũ, tính cho đến năm 1971. Con số ấy cao, thấp, đúng sai?
TRẢ LỜI: Con số ấy rất thấp so với kết quả có cái tên mỹ miều: “ Chiến dịch Phượng Hoàng.”
PHÁN QUAN: Có trung sĩ Trần Văn Thuận, hạ sĩ quan tiếp liệu thuộc Chi khu Trảng Bàng, thưa người cướp vợ của anh ta: Cô Lê Thị Rua, nữ giáo viên trường tiểu học Bào Trai. Nhà ở ấp Mới 1, xã Tân Phú Trung, quận Củ Chi. Ðúng, sai?
TRẢ LỜI: Tôi có cho cô ta quá giang về Sài Gòn. Tôi có cho cô ta dùng thuốc kích
PHÁN QUAN: Người cho biết về Quân đội Việt Nam Cộng hòa?
TRẢ LỜI: Tôi không có điều gì ca thán về lực lượng này. Họ hùng mạnh, có lý tưởng quốc gia, chống Cộng, nhưng chắp vá. Một người có chân tay khỏe mạnh nhưng không có cái đầu.
PHÁN QUAN: Người nói gì mà ta không hiểu?
TRẢ LỜI: Ong Diệm đã nói thẳng với người Mỹ, là ông ta chỉ cần tiền và vũ khí. Phần còn lại đã có cái đầu của Bào đệ ông ta. Vì tự ái, vì nóng vội. Người Mỹ đã lộ quá sớm bản chất thái thú của mình, bằng cách xua Lũ chó săn thích danh, hám lợi ra để “ cắn” chết hai anh em ông ta. Thế là chính nghĩa mất. Một Potted Tree Government, cùng với một Potted Tree Army được dựng lên với một bọn vô tài bất tướng.
PHÁN QUAN: Còn ông Hồ Chí Minh?
TRẢ LỜI: Ðó là một Nhạc Bất Quần của Lịch sử Cận đại Việt Nam.
PHÁN QUAN: Một câu hỏi chót: Người nghĩ gì về quyển: A Bright Shining Lie. John Paul Vann And America In Viet Nam. Tạm dịch Sự Lừa Dối Hào Nhoáng?
TRẢ LỜI: Nói và viết về một người chết. Dù bốc thơm hay phá thối thì ai mà viết chả được. Cho xuất bản cuốn sách này, người Mỹ đã lấy tay tự tát vào mặt mình. Họ đã ngồi xổm lên sự hy sinh cao cả của các tử sĩ Mỹ và Ðồng Minh. Cuốn sách không có tí giá trị gì về văn học. Lại càng không có giá trị gì về lịch sử. Ðó chỉ là một bản thống kê, với những con số bị bóp méo và những cuộc lang chạ xác thân được vo tròn.
BA: THIÊN LA.
Buổi tối, tôi đứng vịn song sắt nhìn ra ngoài, trời mênh mông đầy sao, những mái nhà giam phía trước mòng mọng sương đêm, ôm ấp một chút khí lạnh của tiết Tiểu hàn. Chân tay, mình mảy tôi ê ẩm. Kết quả của trận “ Chào phòng” sáng nay.
.. . Tôi lách mình vào phòng số 8, cười cầu an. Toàn đại bàng! Tôi thảng thốt, những con chim được xâm toàn màu đen, tung hai cánh dài ngoằng đến tận hai cánh tay.
Tôi lảo đảo sau hai cú đấm như trời giáng. Máu từ mồm mũi nhỏ xuống nền nhà. Tôi ôm mặt, thằng đại bàng kéo dậy.
- Ðánh bỏ mẹ nó đi, thằng này vượt biên, lắm tiền nhiều của. Mở mắt ra cho mày chọn hai thứ.
... Trước mặt tôi, một cái dùi dài hơn một gang tay, đen rỉ và một bát nhựa đầy phân hôi thối, “ Ðời mình đã đến nông nỗi này sao?”. Tôi lưỡng lự, đẩy bát phân ra, rồi cầm cái dùi đưa cho tên đại bàng
- Tôi chọn cái này.
- A! có chí khí, lâu lắm chúng ta, giai cấp hạ dân, mới gập một người chí khí. Ðáng phục, đáng phục. Thôi nhắm mắt lại đi con!
Tôi nhắm mắt lại.. . Con chim đại bàng đang thả người anh tội lỗi xuống biển.
- Thôi, đủ rồi, cho tao lãnh.
Tiếng nói trầm trầm, âm u như tiếng vọng từ âm phủ.. .
BỐN: NGƯỜI MỸ.
Năm 1970, Chiến đoàn trừ 333, thuộc Quân đoàn III tràn chiếm Svrayriêng, Tiểu đoàn 2/46 thuộc Sư đòan 25 BB, tiến quân từ ngả Ðức Huệ lên tây bắc. Chạm địch tại Ba Thu. Tôi bị thương vì một viên đạn bắn sẻ. Thay vì đưa về bệnh viện Cộng Hòa. Trực thăng tản thương “ bỏ” tôi vào Bệnh viện 3 Dã chiến của Mỹ. Tôi nằm cùng phòng với một viên Thiếu úy công binh người Mỹ. Hai cái giường cách nhau chưa đầy 2 mét. Viên dạn xuyên qua phần mềm, sau mấy lần “ Thông nòng” xé thịt, vết thương đã bắt đầu khép miệng.
Buổi sáng Thu vào thăm, cô thảng thốt:
- Sao anh bơ phờ thế này?
- Cứ ngủ li bì. Tôi nói.
Ðầu lưỡi của cô sinh viên dược lướt nhẹ lên từng viên thuốc. Cô nhíu mày.
- Chết thật, họ cho anh dùng quá nhiều thuốc ngủ đây mà!
Cô chọn những viên thuốc màu xanh, ném qua cửa sổ.
Khoảng nửa đêm về sáng. Tôi nghe thấy có tiếng rì rầm ở giường bên cạnh. Một lúc sau, cái giường lại rung lên từng chập. Có tiếng ú ớ, rên rỉ như tiếng kêu của con thú đến mùa..
Tôi cười một mình, “thằng Bob này gan thật, dám đưa gái vào tận đây!” Nụ cười của tôi tắt ngấm khi tôi nghe tiếng của Bob.
- Liệu “ Thằng Mọi” nó ngủ say chưa?
- Nó vẫn kêu đau, em cho nó uống nhiều thuốc ngủ. Chắc nó “ đi xa” rồi. Anh có làm sập giường, nó cũng không biết đâu.
Tôi nhận ra ngay tiếng của cô y tá có cái mông ngún nguẩy.
- Anh thù ghét cái đất nước chó đẻ này. Ðánh tụi Da Ðỏ dễ hơn tụi Da Vàng ( im lặng) Anh chỉ mê cái “ Vùng đất” này mà thôi.
Có tiếng cười dâm dật, cái giường lại rung lên từng chập.
Tiếng người đàn bà:
- Thế mà sáng nay, con bạn gái của “ Thằng Mọi” này vào. Anh nhìn chằm chằm như muốn lột quần nó ra vậy.
Tiếng Bob:
- Ồ chẳng qua cũng là con “ Mọi Cái”
Tôi co bàn chân không bị thương, đạp mạnh vào bàn thuốc đầu giường, chai lọ đổ loảng xoảng. Tôi ngồi bật dậy. Cầm cái nạng, chỉ vào hai đứa đang vội vã lấy cái chăn che thân.
- Tổ sư cha chúng mày, đồ khốn kiếp
Cơn giận vẫn để dành một chút cho lý trí. Nó cười tôi:
- Ong chửi bằng tiếng Việt, nó hiểu thế đếch nào được.
Các bác sĩ và y tá kéo đến. Tôi nói:
- Các ông có hai công dân mất dạy.
Tôi khập khễnh bước ra khuôn viên, ghế đá ướt lạnh sương đêm. Tôi gõ nhè nhẹ vào vết thương tìm cái đau nhục thể. Tiếng nhạc đồng quê “ Corn Is The Staff Of Life” dập dìu đuổi nhau trên thảm cỏ thẫm đậm. “ Cơm Tẻ Là Mẹ Ruột”. Tôi bỗng nhớ mà thương con đò chiều cô lẻ, mang mang câu hò đồng vọng. Hạt mưa xuân lấp lánh, nhí nhảnh trên ngọn xoan đào, khói lam chiều bềnh bồng ôm ấp mái tranh quê. Tiếng hát ru, hòa với tiếng võng đưa kẽo kẹt dưới ánh trăng non vắt vẻo cành tre.. .
- Ồ Mẹ đẹp quá, đẹp hơn cả thiên thần. Con của Mẹ lẽ nào lại là cú, là quạ, là mọi cơ chứ? Chỉ tội nhà mình nghèo quá. Quân Dữ lại hoành hành, nên chúng nó mới lên mặt dạy đời, khi dễ.
Tôi gục đầu vào cây nạng: Mẹ, Mẹ ơi.
NĂM: VIỆT CỘNG.
Người đàn bà ngồi trước mặt tôi là vợ của một Huyện ủy Việt cộng. Ðầu chít khăn tang, mắt sưng đỏ, gầy guộc. Tôi ngạc nhiên:
- UƯa, anh Sáu?
- Không, thưa ông Quận, ông thân sinh nhà tôi vừa qua đời.
- Thế, tôi giúp gì được chị?
- Thưa ông, xã Mỹ Lộc không cho làm đám tang, tôi đến để xin ông
- Chị nói sao? xã không cho làm đám tang? Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Vâng thưa ông, xã chỉ cho chôn thôi. Tôi lên xin thẳng ông. Nghĩa tử, nghĩa tận.
Lời van xin làm tôi xấu hổ. Tôi nhớ ngay đến cuộc điện đàm với Trưởng phòng An ninh Sư đoàn sáng nay. Tôi nói:
- Chắc chị cũng biết, tôi và anh Sáu đã tìm cách “ Khử” nhau nhiều lần mà không được. Nhưng đấy là việc của chúng tôi. Tôi cho phép chị về lo hậu sự cho cụ. Muốn làm đám mấy ngày tùy chị. Chị cho tôi gửi lời chia buồn tới anh Sáu. Chị nhắn ảnh, cứ về..
Tôi dẫn chị qua văn phòng phó quận, rồi đi thẳng xuống trung tâm hành quân chi khu, vừa thấy tôi bước vào, viên sĩ quan trực đưa cho tôi một phong bì màu vàng, bên góc phải có hàng chữ “ Tối mật”.
- Thư của Trung tá Ng. Bên an ninh Sư đoàn có dặn tôi đưa tận tay Thiếu tá.
Tôi mở ra đọc. Xong bỏ vào túi áo. Tôi viết vào sổ trực:
- Thiếu tá Thận, từ nay đến khi có lệnh tôi, không tổ chức hành quân: Quân sự, bán quân sự, cảnh sát trong toàn khu vực ấp Xóm Riềng, thuộc xã Mỹ Lộc. Ban 3 nhớ báo cho Xã trưởng và Trung đội 23 Nghĩa quân.
Tôi buông bút, thanh thản như một hiệp sĩ háo thắng.
Một giờ đêm, tôi bật dậy “ Chuông điện thoại giờ này?”. Tôi không còn tin vào tai mình nữa, cái ông nghe hờ hững rơi xuống. Tôi lao xuống phòng hành quân. Thiếu tá Thận đang rên rỉ:
- Ngừng bắn, ngừng bắn ngay đi.
Quay lại phía tôi, người sĩ quan trưởng ban 3 phân trần:
- Thưa Thiếu tá, tôi đã gửi công điện xuống xã từ 12 giờ trưa nay, đã nhắc ông Xã trưởng. Ðại úy Lân hôm nay, không về Chi khu. Ong ấy từ Trung Lập, kéo thằng Thám báo về thẳng Mỹ Lộc. Hình như ông ấy say..
Tôi run lên như người lên cơn sốt. Chiếc jeep phóng vùn vụt trong đêm, mà tôi vẫn cảm thấy chậm. Quốc lộ 1 vắng tanh.
.. . Nắp ván thiên muốn bật tung lên.. quan tài lỗ chỗ những vết đạn như tổ ong bầu. Chị Sáu thất thần, ôm hai con đang run rẩy, quỳ xuống trước mặt tôi:
- Ong làm lớn mà ông lừa chúng tôi.
Mặt tôi nóng bừng, tôi vuốt mặt như cố lau những giọt nước mắt khinh bỉ đang tới tấp nhổ vào mặt mình. Tôi cho chở tới một cỗ quan khác, và phải quay mặt đi khi tang gia liệm xác một lần nữa..
Thời kỳ ấy, Sư đoàn 25BB, trách nhiệm lãnh thổ ba tỉnh Hậu Nghĩa, Long An, Tây Ninh, và được gọi là Khu 31 Chiến thuật. Trung tá Ngh., Trưởng phòng, người miền Nam, lại có bà con xa với Sáu Bay. Ngh. đang tìm cách chiêu dụ Sáu Bay ra hồi chánh. Cuộc điện đàm của tôi nói ở trên với Ngh. Ngh. xin tôi cho Sáu Bay về làm đám. Ngh. còn rất thân với một Linh mục, Phao Lô Nguyễn Văn Phán, Chánh xứ đạo Tha La.
SÁU: THA LA.
Tha la, địa danh thơ mộng, cái gạch nối giữa Hố Bò, Bời Lời, Ba Thu. Ðiểm yết hầu của đường giao liên chiến lược, được nhiều người biết đến, qua một bài thơ được phổ nhạc. Một nhánh sông Vàm Cỏ, nước xanh xanh lúc nào cũng rưng rưng tiếng chuông xóm đạo. Có Cầu Quan soi bóng văn nhân sĩ tử một thời. Có áo trắng ca đoàn thả gió những chiều tan lễ. Có chiến tranh về để trái ngọt cây lành, nhà Chúa, nhà dân hứng chịu bom đạn của những kẻ vô thần.
Tiếng em hát giữa giáo đường.
Chúa về trên những Thánh chương bàng hoàng.
Nhưng Tha La vẫn giầu nhất trong sáu họ đạo của quận, dân Ninh Bình di cư. Toàn tòng, cha chánh xứ lại giao thiệp rộng. Ðạo đời tịnh tiến, lại là cha Linh hướng cho đại tá Tỉnh trưởng. Do vậy cha nghiễm nhiên trở thành một Capo Di Capi ( Cha của các Cha)
Cha đến chào xã giao khi tôi về nhậm chức được hai ngày. Cha reo lên khi nhìn trên bàn làm việc của tôi có quyển Khải huyền.
- Ồ, Thật là quý hóa, ông Quận không phải là người nước Chúa mà lại có lòng tin Chúa.
Tôi nói:
- Tôi đọc Thánh kinh để tìm căn cốt của sự lý chứ không phải tìm niềm tin cha ạ!
Cha khôn khéo đổi giọng:
- Ồ! Vô tri bất mộ, như vậy cũng quý hóa lắm rồi.
Cha ghét tôi từ cái ngày sơ giao ấy. Lần này, cha đến với một người Mỹ, có cái danh thiếp in nổi:
JOHN PAUL VANN
( Nguyễn Hữu Nhất)
Dep.Corp.Biên Hòa
Tôi bắt tay Vann:
- Cố nhân!
Quay lại cha Phán , tôi chắp tay trước ngực, thay lời chào.
Cha Phán híp mắt, môi nhếch qua một bên, hé lộ con chủ bài:
- Ông Vann rủ tôi đến thăm Thiếu tá. Chúng tôi rất tiếc vụ xẩy ra ở Mỹ Lộc.
Tôi nghiêm sắc mặt:
- Hôm nay Chủ nhật, các vị đến thăm tôi. Công hay tư? Tư thì mời vào tư thất. Công thì mời lên phòng thuyết trình.
Vann ỡm ờ:
- Ở đây thì: Quan trên trông xuống, người ta trông vào!
Tôi nhìn kỹ Vann. Ðôi mắt xanh thăm thẳm, Vừa lạnh lẽo, vừa soi mói, vừa là bãi chiến trường của một trận ác đấu triền miên, với một bên là tính tự tin quá mức của người miền nam Virginia, một bên là vẻ trai lơ để cáng của dân tứ chiếng Norfox.
Yên vị, Vann lấp lửng:
- Mình khai vị món nem công chả phượng đi!
- Á, ra quý vị muốn đến thanh tra tôi về kế hoạch Phượng hoàng đây, lẽ ra thì cha Phán phải ra ngoài, nhưng hai ông cũng một đồng, một cốt với nhau.
Câu cuối cùng, vừa bật ra khỏi mệng, tôi biết mình lỡ lời. Vann tuy có thể đọc ngược toàn bộ Kim Vân Kiều Truyện, nhưng hình như hắn không hiểu, chỉ có cha Phán nét mặt đanh lại.
Tôi với tay lấy bản lượng giá ấp và bản đồ trận liệt. Trên góc phải có vẽ một con chim Phượng, hai cánh dang rộng, miệng đỏ lòm màu máu. Ðôi mắt hừng hực, khác hẳn với con chim thánh tượng trong ký ức ngọt ngào mùi khế chín, âu yếm quắp lấy người em đang ôm cái túi ba gang, đầy ắp vàng tình nghĩa, bay là đà trở lại mảnh vườn có gió mùa đông bắc, quyện với sương chiều.
Vann nói:
- Tôi ghé thăm Thiếu tá, nhân tiện ghé thăm cha chánh xứ. Có vài việc nhờ cha giúp đỡ. Tôi rất buồn vì trong lãnh thổ của Thiếu tá có ba ấp tụt xuống hạng B.
Tôi mở cuốn sổ tay: “Ðêm 11 tháng 12 Việt cộng đột nhập ấp An Thới thu thuế gần 50 lò giò, chả, Vào cả nhà chung và nhà ông Chánh Trương của cha xứ đây.”
Cha Phán tái mặt, Vann vẫn giọng âm u:
- Thưa Thiếu tá, đây mới là lý do chúng tôi đến đây: Có điều đến giờ mà tôi vẫn không hiểu. . .Việc đối tượng Sáu Bay, Khu 31 Chiến Thuật sắp thành công,Trung Tá Ngh. đã viết thư riêng cho ông, xin cho nó về làm đám. Tại sao ông lại nóng vội phục kích hắn?
BẨY: TRÁI CỦ CHI.
- Thôi mà, cho tao lãnh.
Sau tiếng nói ấy, tôi biết mình thoát nạn, khi tên đại bàng quay ngược cán dùi, gõ nhịp nhàng đều đều vào đầu tôi, giọng ê a:
- Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát.
Cả phòng cười ầm lên, cho đến khi một bàn tay khô nhám, ấm áp kéo tôi về góc phòng. Người đàn ông tóc muối tiêu, vừa đưa cho tôi ly nước, vừa nhìn tôi đăm đăm:
- Vừa rồi quản giáo đọc tên anh là Nguyễn Xuân Quý phải không?
Tôi gật.
- Trước kia anh làm việc ở Củ Chi?
Tôi giật mình, nhìn anh. Ký ức của tôi lướt nhanh về những tấm hình tình báo của Cảnh sát Ðặc biệt: Nếu ai bảo Sài Gòn có tuyết phủ, có thể tôi sẽ tin hơn là bắt gập nụ cười nhạo báng của định mệnh: Người đang ngồi trước mặt tôi là anh Sáu Bay!
... Sau năm 1975, sau nhiều đợt rèn cán, chỉnh quân và nhiều lần đại hội đảng bộ, Tôi liên tiếp bị kiểm điểm vì chưa thực sự giác ngộ cách mạng, lơ mơ về quan điểm giai cấp, có nhiều biểu hiện hữu khuynh... Cho đến khi bàn tay của An Ninh Nội Chính sục vào hồ sơ cũ của Khu 31 Chiến thuật thì tôi bị bắt. Lúc ấy tôi đang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi... giọng của anh mệt mỏi.
Tên đại bàng đến, xoa hai bàn tay vào nhau, phân bua:
- Tụi em thực không biết chú đây là bạn chú Sáu,
- Tử vi anh chắc có cung quan lộc, vào tù mà vẫn được làm thủ trưởng. Tôi nói đùa.
- Tụi này mang tiếng là du thủ du thực, nhưng hắc bạch phân minh lắm. Tôi tởm các phòng giam cán bộ lắm chú ạ. Chúng nó huênh hoang sa đọa, một bọn công thần bị thất sủng, dốt nát. Nhà nước đã biến các phòng giam 1,2,5,6 của khu ED này thành sào huyệt cho bọn Tư sản đỏ, và Tân phong kiến.
Tôi và anh ngủ chung trên một chiếc chiếu có chiều ngang không đầy một thước.
.... Chú biết cây Củ Chi, trái Củ Chi là gì không? Ðó là một loại cây tương cận với cây mã tiền, trái có dược chất, dùng ít thì chữa được những bệnh thông thường, nhưng dùng quá liều lại là một loại thuốc độc cực mạnh. Nó từng là con đò chuyên trở các bi kịch đến bến vĩnh hằng.
Bố tôi khi sinh tiền. Lúc lâm chung, để lại cho tôi câu nói vắt vai: “ Con phải nhìn bác Năm, chị Hai nhà mình. Chung chăn với người Cộng sản không khác gì dùng trái Củ Chi!
TÁM: SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG.
Tôi nhận được giỏ thăm nuôi đầu tiên, tên đại bàng đưa thẳng giỏ ấy cho anh Sáu mà không qua khâu “ chặt chém”. Anh lúi húi xếp những keo đồ ăn, mì gói bên cạnh chiếu nằm.
- Còn gì nữa đây, chữ này thì tôi chào thua, hình vẽ ai mà mặt đen như lọ chảo vậy chú?
Anh Sáu hỏi liên hồi.
- Ðây là cuốn Ðông Châu Liệt Quốc. Hình bìa vẽ Dư Nhượng đang đánh vào áo bào của Triệu Vô Tuất.
- Làm sao lại đánh vào áo bào?
- Cổ nhân ái mộ lòng trung nghĩa, kể cả lòng trung nghĩa đặt không đúng chỗ. Do vậy, Triệu Tương Tử đã hào hiệp cởi phăng áo mình cho Dư Nhượng đánh, để cho y trả xong mối thù cho chủ cũ. Thời cận kim, cho phù hợp với tính mâu thuẫn trong chủ nghĩa Mác. Người Trung Hoa đã nâng cấp lòng hận thù. Họ phê Khổng, dương Tần để đay nghiến cả lịch sử. Còn thế hệ này, nghiền nát thế hệ kia bằng khẩu hiệu chữ to: “Ðánh cho chết những con chó đã rơi xuống nước!”
Anh Sáu dằn từng tiếng: “Tôi căm ghét sự trả thù. Kể cả sự trả thù đã được mặc áo!”
Buổi chiều hôm đó, đến phiên anh Sáu lãnh đồ thăm nuôi. Y như một chi tiết, mà người viết muốn bịa ra cho tròn trĩnh câu chuyện. Tôi gập lại Cố nhân của tôi, trong giỏ thăm nuôi của anh Sáu... “ Cái kính này của chị gửi cho chú, cả quyển sách này nữa”
Tôi mở ra, cả anh và tôi cùng reo lên: “ A ! Lại John Paul Vann!”
Tờ giấy trắng bên trái, chữ của Mỹ Lộc con gái lớn của anh: “ Hai cháu Thạnh Lộc kính tặng chú Quý.” Bên dưới là bức vẽ nguệch ngoạc: Hai đấu sĩ nằm chết, cánh tay gối lên nhau, hai cây kiếm văng ra xa. Trên bụng người thứ nhất ghi: “ Ba Sáu.” Người thứ hai ghi chữ: “ Chú Quý.” Anh sáu cười ngặt nghẽo:
- Còn người thứ ba đứng vỗ tay sao nó không ghi là ai vậy?
Tôi nói: Là Vann, là Tư sản đỏ, hay Tân phong kiến. Có khi cả ba !
Tôi đọc ngấu nghiến một lần rồi đọc lại cho anh Sáu nghe. Tựa đề cuốn sách làm anh thắc mắc: Sự Lừa Dối Hào Nhoáng. Ai lừa dối ai?
Tôi nói: Cả một hệ thống lừa dối chằng chéo. Vann nói dối chính anh ta. Nói dối vợ. Nói dối nhân tình. Nói dối cấp trên. Nói dối tác giả. Cao hơn: Thế hệ này, lừa dối thế hệ kia. Mỹ lừa dối người Mỹ và lừa dối Ðồng minh. Và sau cùng nhưng không kém quan trọng: Tác giả xử dụng ngòi bút lươn lẹo của mình để nói dối người đọc!
CHÍN: CỐ NHÂN.
... Tôi đi họp tại Bộ tư lệnh Sư đoàn về, chiếc jeep vừa quẹo quá dốc Mũi Lớn. Bỗng người tài xế la lên:
- Phía trước có xe bị phục kích!
Một chiếc xe Ford F. màu vàng xoay ngang mặt đường. Khẩu trung liên nồi đặt trên gò cao đang yểm trợ cho cả chục người mặc toàn đồ đen đang tìm cách chiếm bờ lộ. Tiếng bắn trả rời rạc, yếu ớt. Tôi ra lệnh lấy khẩu M10 vừa lãnh bắn dọc mặt lộ bên phải, và những trái M 79 bắn cầu vồng đã cứu được Vann. Vann đưa tôi xem khẩu súng còn đúng một viên đạn. Vừa phủi quần áo, vừa nói: “Tôi để dành viên đạn này cho tôi!”
Ðêm ấy,Vann ở lại đồn Bình Tả với Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tôi. Vann thâm nhập rất nhanh vào ban sĩ quan tham mưu, bằng những chuyện tiếu lân dân gian, bằng những câu thơ âm thanh ý tục của Hồ Xuân Hương. Tôi đứng nhìn tấm tắc: “ Hết xẩy, điệp viên tứ thiệt” Tôi chợt nghĩ đến Bob khi ngồi đối diện với Vann trong hầm chỉ huy.
- Nghe sĩ quan của Thiếu tá nói,ông biết nhiều về dịch lý và biết cả bốc dịch?
May quá, Vann giúp tôi có cơ hội để đưa câu chuyện đến một đề tài vô thưởng vô phạt.
- Tôi chỉ đang nghiên cứu thôi, nhưng y như người đi trong đêm, càng đi càng muốn lạc...
Vann nói:
- Ở Mỹ, các trường đại học đang nghiên cứu môn học vừa kỳ bí, vừa rất khoa học này. Tiếc rằng người Trung Hoa mải mê chũ nghĩa giáo điều. Họ đã bỏ hoang con đường có thể dẫn đến một giải Nobel y học. Ðó là Y Dịch!
Tôi phụ họa: “ Bất tri dịch bất khả ngôn y”. Vann vỗ tay tán thưởng.
Tôi moi trong đáy balô ba đồng tiền Minh Mạng đưa cho Vann: “ Ông gieo cho tôi ba lần, bằng tay trái, tránh tạp niệm, khỏi cầu đảo gì cả.”
Tôi vừa lẩm bẩm tính, rồi nói với Vann:
- Ông Giáp Tí, bà ấy ở Mỹ Ðinh Mão. Quẻ bốc Tốn Ngộ Khôn. Ông vinh hạnh được ngâm câu: “ Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi”
Tôi vẽ và giải thích trong quyển sổ tay của hắn. Hắn trầm ngâm rồi bước ra ngoài. Có một miếng giấy nhỏ rớt ra: “Ðại Tá Nguyễn Văn Thiện, Tỉnh Trưởng Tây Ninh đang ra sức mua chuộc các chức sắc trong Hiệp thiên đài của Tòa thánh Tây Ninh……...”
. . . Có tiếng chân. Tôi vội gấp tờ giấy bỏ lại vào quyển sổ.
Vann ôm vào chai Whisky, tôi khui hộp thịt “ ba lát” làm mồi.Vann nâng ly hào sảng: “ Túy ngọa sa trường quân mặc tiếu”
- Thế còn việc Vann tìm cách chuộc Ramsey thông qua một vị linh mục. Cha nào vậy Anh Sáu hỏi:
- Vẫn là cha chánh xứ Tha La. Hai người này là một cặp bài trùng. Họ đều mắc bệnh hoang tưởng. Nửa thiên tài, nửa đồng bóng. Có điều Vann dùng sự xảo quyệt của mình vừa để tạo công danh cho mình, vừa để phụng sự chính nghĩa. Còn cha, dùng bá đạo của cha để giúp đỡ bổn đạo. Aãy vậy mà Vann cũng bị mắc lỡm đấy. Ngôi thánh đường Tha La được tái tạo tráng lệ, nghe nói đó là tiền chuộc Ramsey!
- Nhưng thời điểm ấy, tôi biết huyện đội Củ Chi đã chuyển Ramsey lên Miền để chuyển ra Bắc. Anh Sáu nói..
- Thì chỉ có Chúa Trời mới biết cha có liên lạc với Việt cộng hay không!
MƯỜI: NHỮNG NHÂN VẬT CHẾT.
Ðọc hết cuốn sách Sáu Bay bực tức ra mặt:
- Khốn nạn! Thật khốn nạn
Tôi hỏi: “ Anh nói ai khốn nạn vậy?”
Anh dằn từng tiếng một:
- Cả hai thằng, mà tôi và chú phục vụ cho chúng nó.
Tôi cãi: “ Chỉ có anh mới phục vụ, còn tôi, thằng Mỹ có lúc là Ðồng minh”.
Giọng anh Sáu như khóc:
- Cái quân đội mà tôi phục vụ,cái chế độ mà tôi vừa bước ra, có hạn chế vì ít học quá chú ạ. Trước khi tôi về Củ Chi. Tôi là cán bộ trụ cột của Ban tuyên huấn miền. Tôi có bằng thành chung kia đấy. Nhưng so với quân đội của chú, vốn học của một cán bộ như tôi, chẳng đi đến đâu... Sau nhiều lần bị kiểm điểm liên tục, biết rằng: “ Thỏ chết thì chó săn tất bị luộc”. Tôi nói thẳng:
“...Bốn là, anh Bẩy Trọng phê bình ba điểm của tôi ở trên, đều dẫn chứng bằng kinh điển của Mác, Về phần này, tôi xin nói rõ: Ðọc Mác, hiểu Mác không phải dễ đâu, chưa hẳn đã đúng đâu. Người đọc Mác phải có kiến thức ở nhà trường, ở sách vở, ở ngay cả ngoài đường nữa. Tóm lại phải có kiến thức của loài người, và cái tâm của con quỷ. Mác viết Tư bản luận, tác phẩm đắc ý nhất của ông ta, đặc biệt là chương đầu, mang văn phong na ná như Thánh kinh. Lê Nin trong Bút Ký Triết Học phải thốt lên:
“ Vậy là sau Mác hàng thế kỷ, không ai hiểu Mác cả”.
. . . Còn các đồng chí, cứ “nghe hơi nổ chõ” nắm bắt vội vàng được vài ý, cóp nhặt được vài câu, rồi xem đó như kinh nhật tụng, làm khuôn vàng thước ngọc để ấn nhét vào các bài diễn văn, để nói năng, để làm dáng trí thức, thêm vào một lô từ hoa mỹ, khó hiểu, biến lý luận ngụy tín thành chân lý bất biến, Với ý đồ lòe bịp và trù dập người khác!
... Ngày xưa, bọn hủ nho mở miệng ra là: “chi, hồ, giả, dã”, là: “ Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết”. Ðến bây giờ, Than ôi! Bài bản chân truyền của bọn thất học, lại dẫn nhau đi theo con đường cũ. Lại “ Mác nói, Lê Nin nói” ( Có tiếng đập bàn). Tôi dùng hai chữ “ đồng chí” có còn thích hợp không nhỉ? Tôi xin hết, tôi xin ra ngoài để các anh làm việc!”
“ Chó săn bị luộc” Hai tiếng Ðồng minh ngạo nghễ nhìn tôi. Chữ “ Minh” gồm Minh là sáng. Bên dưới, chữ “Mãnh” là cái chén. Thuở xa xưa, khi con người còn tin nhau, conợ tin vào lời thề. Tể tướng dâng bát máu trâu cho vua. Vua lấy máu bôi vào môi, tượng trưng cho lời thề son sắt
Các bạn đọc đến đây, chắc là sốt ruột, muốn biết số phận các nhân vật tôi đã dàn dựng quá nhiều ở trên.
Tôi xin tóm tắt:
- JOHN PAUL VANN ( Chết) Sau khi dời chức giám đốc CORP, Vann lên Quân đoàn II, chết trận.
- LINH MỤC PHÁN: ( Chết). Sau năm 1975, cha giữ chức chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc huyện Củ Chi, năm 1995 chết già,
- CHIM PHƯỢNG: Sau năm 1975, giống chim này tuyệt chủng, người ta chỉ thấy hậu duệ của loài lông vũ này bay từng đàn. Người ta gọi chúng là diều hâu, kên kên.
Tôi, NGUYỄN XUÂN QUÝ, tuy được hít thở không khí tự do, nhưng sức khỏe càng ngày càng xuống dốc. Chờ chết.
Còn anh Sáu Bay, xin quý bạn, theo bóng tôi trở lại phòng giam số 8, khu ED, trại giam Chí Hòa.
... Khoảng một tuần sau, anh đang ngồi vá áo cho tôi. Thì anh được lệnh tha. Anh bỏ cái áo đang vá vào bịch nilon,
Tôi gàn: “ Người ta kiêng mang đồ của tù về nhà”
Anh ôm tôi: “ Quẻ dịch của chú đúng quá. Tội nghiệp chú. Tuần sau anh chị sẽ vào thăm chú”
Tôi ôm anh, nói nhỏ: “ Anh về, ít nói thôi, tốt nhất anh chị và các cháu nên dời khỏi Củ Chi.
Anh lấy tay lau nước mắt, rồi theo người quản giáo ra cửa.
Tuần sau, khung cửa thăm nuôi, có một mình vợ tôi, nàng khóc:
- Em vừa lên Củ Chi đưa đám anh Sáu. Em có hỏi lý do, chị chỉ im lặng. Nghe người ta đồn, anh bị một tên đi xe Honda “cố tình đâm vào” Chị ấy nói tuần sau sẽ vào thăm anh..
Tôi trở về phòng giam. Ngồi bó gối trong góc phòng với một nỗi cô đơn vô cùng tận. Lần trước tôi đoán tào lao Vann chết thật. Lần này thấy anh xuống sắc, tôi an ủi: “ Anh mậu dần, tháng này, cấn vào hẳn chấn. Anh về là cái chắc.
“ Anh về là cái chắc”. Mà anh về đâu? Trên con đường đi không bao giờ tới, lấp lánh đủ tia ngũ sắc cầu vồng, gương mặt Lịch Sử cau lại, Anh và không biết bao nhiêu đồng chí của anh, đang lầm lũi đi về một Hậu thiên đường, với chiếc thuyền hoa kết toàn bằng cỏ, đang từ từ chìm xuống giòng sông Ðào thải..
... Vốn dịch lý, cùng với những dự cảm vừa thần bí, vừa bông lơn của tôi đã hoàn toàn phá sản. năm ngày sau đó, tôi nhận được cáo trạng của Viện kiểm sát: “ Mặc dù được Cách mạng giáo dục nhiều năm. Tên Nguyễn Xuân Quý vẫn không gột rửa được bản chất phản động , nguy hiểm. Ðiều 1, khoản 2.
Tôi lẩm bẩm: “ Từ 5 đến 12 năm..”. Mắt tôi nhòa đi. Tôi nghĩ ngay đến vợ con tôi, đến ngày về xa lắc..
Con chim Phượng hoàng lại bay đến, nó nhẩn nha ăn khế. Ðôi mắt hiền từ như đang chờ đợi một giọng trách cứ dịu dàng. Nó chờ hoài không thấy. Nó ngơ ngác nhìn khắp mảnh vườn. Chỉ có gió thu và nắng vàng hiu hắt, Chim chẩy nước mắt, rồi tung cánh, bay vút lên cao...
Có tiếng đồng dao:
Diều hâu mày lượn cho tròn
Ðến mai tao gả gà con cho mày
Gà con tao để tao nuôi
Tao gả con chó cụt đuôi cho mày.
( Phòng giam số 8, khu ED, Chí Hoà 1991 )
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPD )
Sự lừa dối hào nhoáng - Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPD ) MỘT: NHÂN.
NGƯỜI EM: Tôi có mỗi cây khế độ nhật. Chim ăn như thế này !
CHIM PHƯỢNG: " Khổ, nhục, đói, nghèo, đó là cái nhân của viên giác, cái nôi của thiên tài, vực thẳm cho đứa ngu phu. Cuộc sống vốn vô thường. Nhân quần các người vẫn an ủi nhau bằng một câu sặc mùi thiền: “ Ðám tro tàn, còn lại sau đống rơm của bọn mục đồng hay sau một thành phố đã bốc cháy thì cũng là đống tro tàn, chóng hay chày thì gió cũng thổi tung đi hết mà thôi.”
NGƯỜI EM: " Chim hay nói chữ quá, lại dùng toàn dao to búa lớn. Triết lý vặt trên cái bụng đói của người khác. Nhà ta trước kia, dinh cơ như chốn cung đình, bây giờ một sớm một chiều, ta bị hất văng ra cái góc vườn này, người đạt đạo còn muốn cắn lưỡi mà chết, huống chi một kẻ phàm phu tục tử như ta.."
CHIM PHƯỢNG: Ta nghe nói: “Huynh đệ như thủ túc, phu phụ tự bố y!” Tình đồng bào sao nỡ đuổi nhau, điều này ta thực sự không hiểu? Nhân quần các người, mở miệng ra là nói đạo lý với nhân luân, mà lại đối xử với nhau không khác chó mèo. Ðiều này ta vẫn thấy
NGƯỜI EM: Tất cả là do chị dâu tôi mà thôi, chị cố chấp và hay săm soi bản chất.
CHIM PHƯỢNG: Ồ đại trượng phu, đầu đội trời, chân đạp đất. Trách chi cái đám phụ nhân, cái loài đái không qua ngọn cỏ. Thôi, nhà ngươi hãy leo lên mình ta.
HAI: QUẢ.
PHÁN QUAN: Trước mắt người là quyển Thánh kinh, nhưng người không cần phải đặt tay lên đấy. Vì trước Thiên tòa, người không thể nói dối, người cho biết tên, tuổi?
TRẢ LỜI: Tôi John Paul Vann, sinh năm 1924 . Tên Việt: Nguyễn Hữu Nhất.
PHÁN QUAN: Tại sao có tên Việt, tại sao lại là Nhất?
TRẢ LỜI: Tôi thành danh ở Việt Nam, tạo oan nghiệp ở Việt Nam. Tôi dùng tiền Mỹ, bom Mỹ, xương máu người Việt để làm anh hùng. Dùng xác thân phụ nữ Việt để giải trí hưởng lạc. Còn Nhất là
PHÁN QUAN: Các con số do Colby xác nhận: 28.000 hạ tầng cơ sở bị bắt. 20.000 bị giết. 17.000 bỏ ngũ, tính cho đến năm 1971. Con số ấy cao, thấp, đúng sai?
TRẢ LỜI: Con số ấy rất thấp so với kết quả có cái tên mỹ miều: “ Chiến dịch Phượng Hoàng.”
PHÁN QUAN: Có trung sĩ Trần Văn Thuận, hạ sĩ quan tiếp liệu thuộc Chi khu Trảng Bàng, thưa người cướp vợ của anh ta: Cô Lê Thị Rua, nữ giáo viên trường tiểu học Bào Trai. Nhà ở ấp Mới 1, xã Tân Phú Trung, quận Củ Chi. Ðúng, sai?
TRẢ LỜI: Tôi có cho cô ta quá giang về Sài Gòn. Tôi có cho cô ta dùng thuốc kích
PHÁN QUAN: Người cho biết về Quân đội Việt Nam Cộng hòa?
TRẢ LỜI: Tôi không có điều gì ca thán về lực lượng này. Họ hùng mạnh, có lý tưởng quốc gia, chống Cộng, nhưng chắp vá. Một người có chân tay khỏe mạnh nhưng không có cái đầu.
PHÁN QUAN: Người nói gì mà ta không hiểu?
TRẢ LỜI: Ong Diệm đã nói thẳng với người Mỹ, là ông ta chỉ cần tiền và vũ khí. Phần còn lại đã có cái đầu của Bào đệ ông ta. Vì tự ái, vì nóng vội. Người Mỹ đã lộ quá sớm bản chất thái thú của mình, bằng cách xua Lũ chó săn thích danh, hám lợi ra để “ cắn” chết hai anh em ông ta. Thế là chính nghĩa mất. Một Potted Tree Government, cùng với một Potted Tree Army được dựng lên với một bọn vô tài bất tướng.
PHÁN QUAN: Còn ông Hồ Chí Minh?
TRẢ LỜI: Ðó là một Nhạc Bất Quần của Lịch sử Cận đại Việt Nam.
PHÁN QUAN: Một câu hỏi chót: Người nghĩ gì về quyển: A Bright Shining Lie. John Paul Vann And America In Viet Nam. Tạm dịch Sự Lừa Dối Hào Nhoáng?
TRẢ LỜI: Nói và viết về một người chết. Dù bốc thơm hay phá thối thì ai mà viết chả được. Cho xuất bản cuốn sách này, người Mỹ đã lấy tay tự tát vào mặt mình. Họ đã ngồi xổm lên sự hy sinh cao cả của các tử sĩ Mỹ và Ðồng Minh. Cuốn sách không có tí giá trị gì về văn học. Lại càng không có giá trị gì về lịch sử. Ðó chỉ là một bản thống kê, với những con số bị bóp méo và những cuộc lang chạ xác thân được vo tròn.
BA: THIÊN LA.
Buổi tối, tôi đứng vịn song sắt nhìn ra ngoài, trời mênh mông đầy sao, những mái nhà giam phía trước mòng mọng sương đêm, ôm ấp một chút khí lạnh của tiết Tiểu hàn. Chân tay, mình mảy tôi ê ẩm. Kết quả của trận “ Chào phòng” sáng nay.
.. . Tôi lách mình vào phòng số 8, cười cầu an. Toàn đại bàng! Tôi thảng thốt, những con chim được xâm toàn màu đen, tung hai cánh dài ngoằng đến tận hai cánh tay.
Tôi lảo đảo sau hai cú đấm như trời giáng. Máu từ mồm mũi nhỏ xuống nền nhà. Tôi ôm mặt, thằng đại bàng kéo dậy.
- Ðánh bỏ mẹ nó đi, thằng này vượt biên, lắm tiền nhiều của. Mở mắt ra cho mày chọn hai thứ.
... Trước mặt tôi, một cái dùi dài hơn một gang tay, đen rỉ và một bát nhựa đầy phân hôi thối, “ Ðời mình đã đến nông nỗi này sao?”. Tôi lưỡng lự, đẩy bát phân ra, rồi cầm cái dùi đưa cho tên đại bàng
- Tôi chọn cái này.
- A! có chí khí, lâu lắm chúng ta, giai cấp hạ dân, mới gập một người chí khí. Ðáng phục, đáng phục. Thôi nhắm mắt lại đi con!
Tôi nhắm mắt lại.. . Con chim đại bàng đang thả người anh tội lỗi xuống biển.
- Thôi, đủ rồi, cho tao lãnh.
Tiếng nói trầm trầm, âm u như tiếng vọng từ âm phủ.. .
BỐN: NGƯỜI MỸ.
Năm 1970, Chiến đoàn trừ 333, thuộc Quân đoàn III tràn chiếm Svrayriêng, Tiểu đoàn 2/46 thuộc Sư đòan 25 BB, tiến quân từ ngả Ðức Huệ lên tây bắc. Chạm địch tại Ba Thu. Tôi bị thương vì một viên đạn bắn sẻ. Thay vì đưa về bệnh viện Cộng Hòa. Trực thăng tản thương “ bỏ” tôi vào Bệnh viện 3 Dã chiến của Mỹ. Tôi nằm cùng phòng với một viên Thiếu úy công binh người Mỹ. Hai cái giường cách nhau chưa đầy 2 mét. Viên dạn xuyên qua phần mềm, sau mấy lần “ Thông nòng” xé thịt, vết thương đã bắt đầu khép miệng.
Buổi sáng Thu vào thăm, cô thảng thốt:
- Sao anh bơ phờ thế này?
- Cứ ngủ li bì. Tôi nói.
Ðầu lưỡi của cô sinh viên dược lướt nhẹ lên từng viên thuốc. Cô nhíu mày.
- Chết thật, họ cho anh dùng quá nhiều thuốc ngủ đây mà!
Cô chọn những viên thuốc màu xanh, ném qua cửa sổ.
Khoảng nửa đêm về sáng. Tôi nghe thấy có tiếng rì rầm ở giường bên cạnh. Một lúc sau, cái giường lại rung lên từng chập. Có tiếng ú ớ, rên rỉ như tiếng kêu của con thú đến mùa..
Tôi cười một mình, “thằng Bob này gan thật, dám đưa gái vào tận đây!” Nụ cười của tôi tắt ngấm khi tôi nghe tiếng của Bob.
- Liệu “ Thằng Mọi” nó ngủ say chưa?
- Nó vẫn kêu đau, em cho nó uống nhiều thuốc ngủ. Chắc nó “ đi xa” rồi. Anh có làm sập giường, nó cũng không biết đâu.
Tôi nhận ra ngay tiếng của cô y tá có cái mông ngún nguẩy.
- Anh thù ghét cái đất nước chó đẻ này. Ðánh tụi Da Ðỏ dễ hơn tụi Da Vàng ( im lặng) Anh chỉ mê cái “ Vùng đất” này mà thôi.
Có tiếng cười dâm dật, cái giường lại rung lên từng chập.
Tiếng người đàn bà:
- Thế mà sáng nay, con bạn gái của “ Thằng Mọi” này vào. Anh nhìn chằm chằm như muốn lột quần nó ra vậy.
Tiếng Bob:
- Ồ chẳng qua cũng là con “ Mọi Cái”
Tôi co bàn chân không bị thương, đạp mạnh vào bàn thuốc đầu giường, chai lọ đổ loảng xoảng. Tôi ngồi bật dậy. Cầm cái nạng, chỉ vào hai đứa đang vội vã lấy cái chăn che thân.
- Tổ sư cha chúng mày, đồ khốn kiếp
Cơn giận vẫn để dành một chút cho lý trí. Nó cười tôi:
- Ong chửi bằng tiếng Việt, nó hiểu thế đếch nào được.
Các bác sĩ và y tá kéo đến. Tôi nói:
- Các ông có hai công dân mất dạy.
Tôi khập khễnh bước ra khuôn viên, ghế đá ướt lạnh sương đêm. Tôi gõ nhè nhẹ vào vết thương tìm cái đau nhục thể. Tiếng nhạc đồng quê “ Corn Is The Staff Of Life” dập dìu đuổi nhau trên thảm cỏ thẫm đậm. “ Cơm Tẻ Là Mẹ Ruột”. Tôi bỗng nhớ mà thương con đò chiều cô lẻ, mang mang câu hò đồng vọng. Hạt mưa xuân lấp lánh, nhí nhảnh trên ngọn xoan đào, khói lam chiều bềnh bồng ôm ấp mái tranh quê. Tiếng hát ru, hòa với tiếng võng đưa kẽo kẹt dưới ánh trăng non vắt vẻo cành tre.. .
- Ồ Mẹ đẹp quá, đẹp hơn cả thiên thần. Con của Mẹ lẽ nào lại là cú, là quạ, là mọi cơ chứ? Chỉ tội nhà mình nghèo quá. Quân Dữ lại hoành hành, nên chúng nó mới lên mặt dạy đời, khi dễ.
Tôi gục đầu vào cây nạng: Mẹ, Mẹ ơi.
NĂM: VIỆT CỘNG.
Người đàn bà ngồi trước mặt tôi là vợ của một Huyện ủy Việt cộng. Ðầu chít khăn tang, mắt sưng đỏ, gầy guộc. Tôi ngạc nhiên:
- UƯa, anh Sáu?
- Không, thưa ông Quận, ông thân sinh nhà tôi vừa qua đời.
- Thế, tôi giúp gì được chị?
- Thưa ông, xã Mỹ Lộc không cho làm đám tang, tôi đến để xin ông
- Chị nói sao? xã không cho làm đám tang? Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Vâng thưa ông, xã chỉ cho chôn thôi. Tôi lên xin thẳng ông. Nghĩa tử, nghĩa tận.
Lời van xin làm tôi xấu hổ. Tôi nhớ ngay đến cuộc điện đàm với Trưởng phòng An ninh Sư đoàn sáng nay. Tôi nói:
- Chắc chị cũng biết, tôi và anh Sáu đã tìm cách “ Khử” nhau nhiều lần mà không được. Nhưng đấy là việc của chúng tôi. Tôi cho phép chị về lo hậu sự cho cụ. Muốn làm đám mấy ngày tùy chị. Chị cho tôi gửi lời chia buồn tới anh Sáu. Chị nhắn ảnh, cứ về..
Tôi dẫn chị qua văn phòng phó quận, rồi đi thẳng xuống trung tâm hành quân chi khu, vừa thấy tôi bước vào, viên sĩ quan trực đưa cho tôi một phong bì màu vàng, bên góc phải có hàng chữ “ Tối mật”.
- Thư của Trung tá Ng. Bên an ninh Sư đoàn có dặn tôi đưa tận tay Thiếu tá.
Tôi mở ra đọc. Xong bỏ vào túi áo. Tôi viết vào sổ trực:
- Thiếu tá Thận, từ nay đến khi có lệnh tôi, không tổ chức hành quân: Quân sự, bán quân sự, cảnh sát trong toàn khu vực ấp Xóm Riềng, thuộc xã Mỹ Lộc. Ban 3 nhớ báo cho Xã trưởng và Trung đội 23 Nghĩa quân.
Tôi buông bút, thanh thản như một hiệp sĩ háo thắng.
Một giờ đêm, tôi bật dậy “ Chuông điện thoại giờ này?”. Tôi không còn tin vào tai mình nữa, cái ông nghe hờ hững rơi xuống. Tôi lao xuống phòng hành quân. Thiếu tá Thận đang rên rỉ:
- Ngừng bắn, ngừng bắn ngay đi.
Quay lại phía tôi, người sĩ quan trưởng ban 3 phân trần:
- Thưa Thiếu tá, tôi đã gửi công điện xuống xã từ 12 giờ trưa nay, đã nhắc ông Xã trưởng. Ðại úy Lân hôm nay, không về Chi khu. Ong ấy từ Trung Lập, kéo thằng Thám báo về thẳng Mỹ Lộc. Hình như ông ấy say..
Tôi run lên như người lên cơn sốt. Chiếc jeep phóng vùn vụt trong đêm, mà tôi vẫn cảm thấy chậm. Quốc lộ 1 vắng tanh.
.. . Nắp ván thiên muốn bật tung lên.. quan tài lỗ chỗ những vết đạn như tổ ong bầu. Chị Sáu thất thần, ôm hai con đang run rẩy, quỳ xuống trước mặt tôi:
- Ong làm lớn mà ông lừa chúng tôi.
Mặt tôi nóng bừng, tôi vuốt mặt như cố lau những giọt nước mắt khinh bỉ đang tới tấp nhổ vào mặt mình. Tôi cho chở tới một cỗ quan khác, và phải quay mặt đi khi tang gia liệm xác một lần nữa..
Thời kỳ ấy, Sư đoàn 25BB, trách nhiệm lãnh thổ ba tỉnh Hậu Nghĩa, Long An, Tây Ninh, và được gọi là Khu 31 Chiến thuật. Trung tá Ngh., Trưởng phòng, người miền Nam, lại có bà con xa với Sáu Bay. Ngh. đang tìm cách chiêu dụ Sáu Bay ra hồi chánh. Cuộc điện đàm của tôi nói ở trên với Ngh. Ngh. xin tôi cho Sáu Bay về làm đám. Ngh. còn rất thân với một Linh mục, Phao Lô Nguyễn Văn Phán, Chánh xứ đạo Tha La.
SÁU: THA LA.
Tha la, địa danh thơ mộng, cái gạch nối giữa Hố Bò, Bời Lời, Ba Thu. Ðiểm yết hầu của đường giao liên chiến lược, được nhiều người biết đến, qua một bài thơ được phổ nhạc. Một nhánh sông Vàm Cỏ, nước xanh xanh lúc nào cũng rưng rưng tiếng chuông xóm đạo. Có Cầu Quan soi bóng văn nhân sĩ tử một thời. Có áo trắng ca đoàn thả gió những chiều tan lễ. Có chiến tranh về để trái ngọt cây lành, nhà Chúa, nhà dân hứng chịu bom đạn của những kẻ vô thần.
Tiếng em hát giữa giáo đường.
Chúa về trên những Thánh chương bàng hoàng.
Nhưng Tha La vẫn giầu nhất trong sáu họ đạo của quận, dân Ninh Bình di cư. Toàn tòng, cha chánh xứ lại giao thiệp rộng. Ðạo đời tịnh tiến, lại là cha Linh hướng cho đại tá Tỉnh trưởng. Do vậy cha nghiễm nhiên trở thành một Capo Di Capi ( Cha của các Cha)
Cha đến chào xã giao khi tôi về nhậm chức được hai ngày. Cha reo lên khi nhìn trên bàn làm việc của tôi có quyển Khải huyền.
- Ồ, Thật là quý hóa, ông Quận không phải là người nước Chúa mà lại có lòng tin Chúa.
Tôi nói:
- Tôi đọc Thánh kinh để tìm căn cốt của sự lý chứ không phải tìm niềm tin cha ạ!
Cha khôn khéo đổi giọng:
- Ồ! Vô tri bất mộ, như vậy cũng quý hóa lắm rồi.
Cha ghét tôi từ cái ngày sơ giao ấy. Lần này, cha đến với một người Mỹ, có cái danh thiếp in nổi:
JOHN PAUL VANN
( Nguyễn Hữu Nhất)
Dep.Corp.Biên Hòa
Tôi bắt tay Vann:
- Cố nhân!
Quay lại cha Phán , tôi chắp tay trước ngực, thay lời chào.
Cha Phán híp mắt, môi nhếch qua một bên, hé lộ con chủ bài:
- Ông Vann rủ tôi đến thăm Thiếu tá. Chúng tôi rất tiếc vụ xẩy ra ở Mỹ Lộc.
Tôi nghiêm sắc mặt:
- Hôm nay Chủ nhật, các vị đến thăm tôi. Công hay tư? Tư thì mời vào tư thất. Công thì mời lên phòng thuyết trình.
Vann ỡm ờ:
- Ở đây thì: Quan trên trông xuống, người ta trông vào!
Tôi nhìn kỹ Vann. Ðôi mắt xanh thăm thẳm, Vừa lạnh lẽo, vừa soi mói, vừa là bãi chiến trường của một trận ác đấu triền miên, với một bên là tính tự tin quá mức của người miền nam Virginia, một bên là vẻ trai lơ để cáng của dân tứ chiếng Norfox.
Yên vị, Vann lấp lửng:
- Mình khai vị món nem công chả phượng đi!
- Á, ra quý vị muốn đến thanh tra tôi về kế hoạch Phượng hoàng đây, lẽ ra thì cha Phán phải ra ngoài, nhưng hai ông cũng một đồng, một cốt với nhau.
Câu cuối cùng, vừa bật ra khỏi mệng, tôi biết mình lỡ lời. Vann tuy có thể đọc ngược toàn bộ Kim Vân Kiều Truyện, nhưng hình như hắn không hiểu, chỉ có cha Phán nét mặt đanh lại.
Tôi với tay lấy bản lượng giá ấp và bản đồ trận liệt. Trên góc phải có vẽ một con chim Phượng, hai cánh dang rộng, miệng đỏ lòm màu máu. Ðôi mắt hừng hực, khác hẳn với con chim thánh tượng trong ký ức ngọt ngào mùi khế chín, âu yếm quắp lấy người em đang ôm cái túi ba gang, đầy ắp vàng tình nghĩa, bay là đà trở lại mảnh vườn có gió mùa đông bắc, quyện với sương chiều.
Vann nói:
- Tôi ghé thăm Thiếu tá, nhân tiện ghé thăm cha chánh xứ. Có vài việc nhờ cha giúp đỡ. Tôi rất buồn vì trong lãnh thổ của Thiếu tá có ba ấp tụt xuống hạng B.
Tôi mở cuốn sổ tay: “Ðêm 11 tháng 12 Việt cộng đột nhập ấp An Thới thu thuế gần 50 lò giò, chả, Vào cả nhà chung và nhà ông Chánh Trương của cha xứ đây.”
Cha Phán tái mặt, Vann vẫn giọng âm u:
- Thưa Thiếu tá, đây mới là lý do chúng tôi đến đây: Có điều đến giờ mà tôi vẫn không hiểu. . .Việc đối tượng Sáu Bay, Khu 31 Chiến Thuật sắp thành công,Trung Tá Ngh. đã viết thư riêng cho ông, xin cho nó về làm đám. Tại sao ông lại nóng vội phục kích hắn?
BẨY: TRÁI CỦ CHI.
- Thôi mà, cho tao lãnh.
Sau tiếng nói ấy, tôi biết mình thoát nạn, khi tên đại bàng quay ngược cán dùi, gõ nhịp nhàng đều đều vào đầu tôi, giọng ê a:
- Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát.
Cả phòng cười ầm lên, cho đến khi một bàn tay khô nhám, ấm áp kéo tôi về góc phòng. Người đàn ông tóc muối tiêu, vừa đưa cho tôi ly nước, vừa nhìn tôi đăm đăm:
- Vừa rồi quản giáo đọc tên anh là Nguyễn Xuân Quý phải không?
Tôi gật.
- Trước kia anh làm việc ở Củ Chi?
Tôi giật mình, nhìn anh. Ký ức của tôi lướt nhanh về những tấm hình tình báo của Cảnh sát Ðặc biệt: Nếu ai bảo Sài Gòn có tuyết phủ, có thể tôi sẽ tin hơn là bắt gập nụ cười nhạo báng của định mệnh: Người đang ngồi trước mặt tôi là anh Sáu Bay!
... Sau năm 1975, sau nhiều đợt rèn cán, chỉnh quân và nhiều lần đại hội đảng bộ, Tôi liên tiếp bị kiểm điểm vì chưa thực sự giác ngộ cách mạng, lơ mơ về quan điểm giai cấp, có nhiều biểu hiện hữu khuynh... Cho đến khi bàn tay của An Ninh Nội Chính sục vào hồ sơ cũ của Khu 31 Chiến thuật thì tôi bị bắt. Lúc ấy tôi đang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi... giọng của anh mệt mỏi.
Tên đại bàng đến, xoa hai bàn tay vào nhau, phân bua:
- Tụi em thực không biết chú đây là bạn chú Sáu,
- Tử vi anh chắc có cung quan lộc, vào tù mà vẫn được làm thủ trưởng. Tôi nói đùa.
- Tụi này mang tiếng là du thủ du thực, nhưng hắc bạch phân minh lắm. Tôi tởm các phòng giam cán bộ lắm chú ạ. Chúng nó huênh hoang sa đọa, một bọn công thần bị thất sủng, dốt nát. Nhà nước đã biến các phòng giam 1,2,5,6 của khu ED này thành sào huyệt cho bọn Tư sản đỏ, và Tân phong kiến.
Tôi và anh ngủ chung trên một chiếc chiếu có chiều ngang không đầy một thước.
.... Chú biết cây Củ Chi, trái Củ Chi là gì không? Ðó là một loại cây tương cận với cây mã tiền, trái có dược chất, dùng ít thì chữa được những bệnh thông thường, nhưng dùng quá liều lại là một loại thuốc độc cực mạnh. Nó từng là con đò chuyên trở các bi kịch đến bến vĩnh hằng.
Bố tôi khi sinh tiền. Lúc lâm chung, để lại cho tôi câu nói vắt vai: “ Con phải nhìn bác Năm, chị Hai nhà mình. Chung chăn với người Cộng sản không khác gì dùng trái Củ Chi!
TÁM: SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG.
Tôi nhận được giỏ thăm nuôi đầu tiên, tên đại bàng đưa thẳng giỏ ấy cho anh Sáu mà không qua khâu “ chặt chém”. Anh lúi húi xếp những keo đồ ăn, mì gói bên cạnh chiếu nằm.
- Còn gì nữa đây, chữ này thì tôi chào thua, hình vẽ ai mà mặt đen như lọ chảo vậy chú?
Anh Sáu hỏi liên hồi.
- Ðây là cuốn Ðông Châu Liệt Quốc. Hình bìa vẽ Dư Nhượng đang đánh vào áo bào của Triệu Vô Tuất.
- Làm sao lại đánh vào áo bào?
- Cổ nhân ái mộ lòng trung nghĩa, kể cả lòng trung nghĩa đặt không đúng chỗ. Do vậy, Triệu Tương Tử đã hào hiệp cởi phăng áo mình cho Dư Nhượng đánh, để cho y trả xong mối thù cho chủ cũ. Thời cận kim, cho phù hợp với tính mâu thuẫn trong chủ nghĩa Mác. Người Trung Hoa đã nâng cấp lòng hận thù. Họ phê Khổng, dương Tần để đay nghiến cả lịch sử. Còn thế hệ này, nghiền nát thế hệ kia bằng khẩu hiệu chữ to: “Ðánh cho chết những con chó đã rơi xuống nước!”
Anh Sáu dằn từng tiếng: “Tôi căm ghét sự trả thù. Kể cả sự trả thù đã được mặc áo!”
Buổi chiều hôm đó, đến phiên anh Sáu lãnh đồ thăm nuôi. Y như một chi tiết, mà người viết muốn bịa ra cho tròn trĩnh câu chuyện. Tôi gập lại Cố nhân của tôi, trong giỏ thăm nuôi của anh Sáu... “ Cái kính này của chị gửi cho chú, cả quyển sách này nữa”
Tôi mở ra, cả anh và tôi cùng reo lên: “ A ! Lại John Paul Vann!”
Tờ giấy trắng bên trái, chữ của Mỹ Lộc con gái lớn của anh: “ Hai cháu Thạnh Lộc kính tặng chú Quý.” Bên dưới là bức vẽ nguệch ngoạc: Hai đấu sĩ nằm chết, cánh tay gối lên nhau, hai cây kiếm văng ra xa. Trên bụng người thứ nhất ghi: “ Ba Sáu.” Người thứ hai ghi chữ: “ Chú Quý.” Anh sáu cười ngặt nghẽo:
- Còn người thứ ba đứng vỗ tay sao nó không ghi là ai vậy?
Tôi nói: Là Vann, là Tư sản đỏ, hay Tân phong kiến. Có khi cả ba !
Tôi đọc ngấu nghiến một lần rồi đọc lại cho anh Sáu nghe. Tựa đề cuốn sách làm anh thắc mắc: Sự Lừa Dối Hào Nhoáng. Ai lừa dối ai?
Tôi nói: Cả một hệ thống lừa dối chằng chéo. Vann nói dối chính anh ta. Nói dối vợ. Nói dối nhân tình. Nói dối cấp trên. Nói dối tác giả. Cao hơn: Thế hệ này, lừa dối thế hệ kia. Mỹ lừa dối người Mỹ và lừa dối Ðồng minh. Và sau cùng nhưng không kém quan trọng: Tác giả xử dụng ngòi bút lươn lẹo của mình để nói dối người đọc!
CHÍN: CỐ NHÂN.
... Tôi đi họp tại Bộ tư lệnh Sư đoàn về, chiếc jeep vừa quẹo quá dốc Mũi Lớn. Bỗng người tài xế la lên:
- Phía trước có xe bị phục kích!
Một chiếc xe Ford F. màu vàng xoay ngang mặt đường. Khẩu trung liên nồi đặt trên gò cao đang yểm trợ cho cả chục người mặc toàn đồ đen đang tìm cách chiếm bờ lộ. Tiếng bắn trả rời rạc, yếu ớt. Tôi ra lệnh lấy khẩu M10 vừa lãnh bắn dọc mặt lộ bên phải, và những trái M 79 bắn cầu vồng đã cứu được Vann. Vann đưa tôi xem khẩu súng còn đúng một viên đạn. Vừa phủi quần áo, vừa nói: “Tôi để dành viên đạn này cho tôi!”
Ðêm ấy,Vann ở lại đồn Bình Tả với Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tôi. Vann thâm nhập rất nhanh vào ban sĩ quan tham mưu, bằng những chuyện tiếu lân dân gian, bằng những câu thơ âm thanh ý tục của Hồ Xuân Hương. Tôi đứng nhìn tấm tắc: “ Hết xẩy, điệp viên tứ thiệt” Tôi chợt nghĩ đến Bob khi ngồi đối diện với Vann trong hầm chỉ huy.
- Nghe sĩ quan của Thiếu tá nói,ông biết nhiều về dịch lý và biết cả bốc dịch?
May quá, Vann giúp tôi có cơ hội để đưa câu chuyện đến một đề tài vô thưởng vô phạt.
- Tôi chỉ đang nghiên cứu thôi, nhưng y như người đi trong đêm, càng đi càng muốn lạc...
Vann nói:
- Ở Mỹ, các trường đại học đang nghiên cứu môn học vừa kỳ bí, vừa rất khoa học này. Tiếc rằng người Trung Hoa mải mê chũ nghĩa giáo điều. Họ đã bỏ hoang con đường có thể dẫn đến một giải Nobel y học. Ðó là Y Dịch!
Tôi phụ họa: “ Bất tri dịch bất khả ngôn y”. Vann vỗ tay tán thưởng.
Tôi moi trong đáy balô ba đồng tiền Minh Mạng đưa cho Vann: “ Ông gieo cho tôi ba lần, bằng tay trái, tránh tạp niệm, khỏi cầu đảo gì cả.”
Tôi vừa lẩm bẩm tính, rồi nói với Vann:
- Ông Giáp Tí, bà ấy ở Mỹ Ðinh Mão. Quẻ bốc Tốn Ngộ Khôn. Ông vinh hạnh được ngâm câu: “ Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi”
Tôi vẽ và giải thích trong quyển sổ tay của hắn. Hắn trầm ngâm rồi bước ra ngoài. Có một miếng giấy nhỏ rớt ra: “Ðại Tá Nguyễn Văn Thiện, Tỉnh Trưởng Tây Ninh đang ra sức mua chuộc các chức sắc trong Hiệp thiên đài của Tòa thánh Tây Ninh……...”
. . . Có tiếng chân. Tôi vội gấp tờ giấy bỏ lại vào quyển sổ.
Vann ôm vào chai Whisky, tôi khui hộp thịt “ ba lát” làm mồi.Vann nâng ly hào sảng: “ Túy ngọa sa trường quân mặc tiếu”
- Thế còn việc Vann tìm cách chuộc Ramsey thông qua một vị linh mục. Cha nào vậy Anh Sáu hỏi:
- Vẫn là cha chánh xứ Tha La. Hai người này là một cặp bài trùng. Họ đều mắc bệnh hoang tưởng. Nửa thiên tài, nửa đồng bóng. Có điều Vann dùng sự xảo quyệt của mình vừa để tạo công danh cho mình, vừa để phụng sự chính nghĩa. Còn cha, dùng bá đạo của cha để giúp đỡ bổn đạo. Aãy vậy mà Vann cũng bị mắc lỡm đấy. Ngôi thánh đường Tha La được tái tạo tráng lệ, nghe nói đó là tiền chuộc Ramsey!
- Nhưng thời điểm ấy, tôi biết huyện đội Củ Chi đã chuyển Ramsey lên Miền để chuyển ra Bắc. Anh Sáu nói..
- Thì chỉ có Chúa Trời mới biết cha có liên lạc với Việt cộng hay không!
MƯỜI: NHỮNG NHÂN VẬT CHẾT.
Ðọc hết cuốn sách Sáu Bay bực tức ra mặt:
- Khốn nạn! Thật khốn nạn
Tôi hỏi: “ Anh nói ai khốn nạn vậy?”
Anh dằn từng tiếng một:
- Cả hai thằng, mà tôi và chú phục vụ cho chúng nó.
Tôi cãi: “ Chỉ có anh mới phục vụ, còn tôi, thằng Mỹ có lúc là Ðồng minh”.
Giọng anh Sáu như khóc:
- Cái quân đội mà tôi phục vụ,cái chế độ mà tôi vừa bước ra, có hạn chế vì ít học quá chú ạ. Trước khi tôi về Củ Chi. Tôi là cán bộ trụ cột của Ban tuyên huấn miền. Tôi có bằng thành chung kia đấy. Nhưng so với quân đội của chú, vốn học của một cán bộ như tôi, chẳng đi đến đâu... Sau nhiều lần bị kiểm điểm liên tục, biết rằng: “ Thỏ chết thì chó săn tất bị luộc”. Tôi nói thẳng:
“...Bốn là, anh Bẩy Trọng phê bình ba điểm của tôi ở trên, đều dẫn chứng bằng kinh điển của Mác, Về phần này, tôi xin nói rõ: Ðọc Mác, hiểu Mác không phải dễ đâu, chưa hẳn đã đúng đâu. Người đọc Mác phải có kiến thức ở nhà trường, ở sách vở, ở ngay cả ngoài đường nữa. Tóm lại phải có kiến thức của loài người, và cái tâm của con quỷ. Mác viết Tư bản luận, tác phẩm đắc ý nhất của ông ta, đặc biệt là chương đầu, mang văn phong na ná như Thánh kinh. Lê Nin trong Bút Ký Triết Học phải thốt lên:
“ Vậy là sau Mác hàng thế kỷ, không ai hiểu Mác cả”.
. . . Còn các đồng chí, cứ “nghe hơi nổ chõ” nắm bắt vội vàng được vài ý, cóp nhặt được vài câu, rồi xem đó như kinh nhật tụng, làm khuôn vàng thước ngọc để ấn nhét vào các bài diễn văn, để nói năng, để làm dáng trí thức, thêm vào một lô từ hoa mỹ, khó hiểu, biến lý luận ngụy tín thành chân lý bất biến, Với ý đồ lòe bịp và trù dập người khác!
... Ngày xưa, bọn hủ nho mở miệng ra là: “chi, hồ, giả, dã”, là: “ Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết”. Ðến bây giờ, Than ôi! Bài bản chân truyền của bọn thất học, lại dẫn nhau đi theo con đường cũ. Lại “ Mác nói, Lê Nin nói” ( Có tiếng đập bàn). Tôi dùng hai chữ “ đồng chí” có còn thích hợp không nhỉ? Tôi xin hết, tôi xin ra ngoài để các anh làm việc!”
“ Chó săn bị luộc” Hai tiếng Ðồng minh ngạo nghễ nhìn tôi. Chữ “ Minh” gồm Minh là sáng. Bên dưới, chữ “Mãnh” là cái chén. Thuở xa xưa, khi con người còn tin nhau, conợ tin vào lời thề. Tể tướng dâng bát máu trâu cho vua. Vua lấy máu bôi vào môi, tượng trưng cho lời thề son sắt
Các bạn đọc đến đây, chắc là sốt ruột, muốn biết số phận các nhân vật tôi đã dàn dựng quá nhiều ở trên.
Tôi xin tóm tắt:
- JOHN PAUL VANN ( Chết) Sau khi dời chức giám đốc CORP, Vann lên Quân đoàn II, chết trận.
- LINH MỤC PHÁN: ( Chết). Sau năm 1975, cha giữ chức chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc huyện Củ Chi, năm 1995 chết già,
- CHIM PHƯỢNG: Sau năm 1975, giống chim này tuyệt chủng, người ta chỉ thấy hậu duệ của loài lông vũ này bay từng đàn. Người ta gọi chúng là diều hâu, kên kên.
Tôi, NGUYỄN XUÂN QUÝ, tuy được hít thở không khí tự do, nhưng sức khỏe càng ngày càng xuống dốc. Chờ chết.
Còn anh Sáu Bay, xin quý bạn, theo bóng tôi trở lại phòng giam số 8, khu ED, trại giam Chí Hòa.
... Khoảng một tuần sau, anh đang ngồi vá áo cho tôi. Thì anh được lệnh tha. Anh bỏ cái áo đang vá vào bịch nilon,
Tôi gàn: “ Người ta kiêng mang đồ của tù về nhà”
Anh ôm tôi: “ Quẻ dịch của chú đúng quá. Tội nghiệp chú. Tuần sau anh chị sẽ vào thăm chú”
Tôi ôm anh, nói nhỏ: “ Anh về, ít nói thôi, tốt nhất anh chị và các cháu nên dời khỏi Củ Chi.
Anh lấy tay lau nước mắt, rồi theo người quản giáo ra cửa.
Tuần sau, khung cửa thăm nuôi, có một mình vợ tôi, nàng khóc:
- Em vừa lên Củ Chi đưa đám anh Sáu. Em có hỏi lý do, chị chỉ im lặng. Nghe người ta đồn, anh bị một tên đi xe Honda “cố tình đâm vào” Chị ấy nói tuần sau sẽ vào thăm anh..
Tôi trở về phòng giam. Ngồi bó gối trong góc phòng với một nỗi cô đơn vô cùng tận. Lần trước tôi đoán tào lao Vann chết thật. Lần này thấy anh xuống sắc, tôi an ủi: “ Anh mậu dần, tháng này, cấn vào hẳn chấn. Anh về là cái chắc.
“ Anh về là cái chắc”. Mà anh về đâu? Trên con đường đi không bao giờ tới, lấp lánh đủ tia ngũ sắc cầu vồng, gương mặt Lịch Sử cau lại, Anh và không biết bao nhiêu đồng chí của anh, đang lầm lũi đi về một Hậu thiên đường, với chiếc thuyền hoa kết toàn bằng cỏ, đang từ từ chìm xuống giòng sông Ðào thải..
... Vốn dịch lý, cùng với những dự cảm vừa thần bí, vừa bông lơn của tôi đã hoàn toàn phá sản. năm ngày sau đó, tôi nhận được cáo trạng của Viện kiểm sát: “ Mặc dù được Cách mạng giáo dục nhiều năm. Tên Nguyễn Xuân Quý vẫn không gột rửa được bản chất phản động , nguy hiểm. Ðiều 1, khoản 2.
Tôi lẩm bẩm: “ Từ 5 đến 12 năm..”. Mắt tôi nhòa đi. Tôi nghĩ ngay đến vợ con tôi, đến ngày về xa lắc..
Con chim Phượng hoàng lại bay đến, nó nhẩn nha ăn khế. Ðôi mắt hiền từ như đang chờ đợi một giọng trách cứ dịu dàng. Nó chờ hoài không thấy. Nó ngơ ngác nhìn khắp mảnh vườn. Chỉ có gió thu và nắng vàng hiu hắt, Chim chẩy nước mắt, rồi tung cánh, bay vút lên cao...
Có tiếng đồng dao:
Diều hâu mày lượn cho tròn
Ðến mai tao gả gà con cho mày
Gà con tao để tao nuôi
Tao gả con chó cụt đuôi cho mày.
( Phòng giam số 8, khu ED, Chí Hoà 1991 )
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPD )