Kinh Đời

Sự trỗi dậy của một thế giới đầy tin thất thiệt

Một trong những phát triển nhiều nổi bật trong năm 2016 và các nền chính trị cực kỳ khác thường là sự xuất hiện của một thế giới với “tin tức giật gân, thất thiệt“, trong

Project Sydicate

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Một trong những phát triển nhiều nổi bật trong năm 2016 và các nền chính trị cực kỳ khác thường là sự xuất hiện của một thế giới với “tin tức giật gân, thất thiệt“, trong đó tất cả các nguồn tin có thẩm quyền trên mạng hầu như đã bị đặt thành vấn đề và thách thức bởi các sự kiện trái ngược về phẩm chất mơ hồ và xuất xứ.

Sự xuất hiện của Internet và World Wide Web trong những năm của thập niên 1990 đã được chào đón như một thời khắc của giải phóng và mang lợi ích cho nền dân chủ toàn thế giới. Thông tin tạo ra một hình thức của quyền lực, và tới một phạm vi mà thông tin đã trở nên rẻ hơn và tiếp cận được nhiều hơn, các công luận dân chủ sẽ có thể tham gia trong các lĩnh vực mà cho đến nay họ đã bị loại trừ.

Trong những năm đầu tiên của thập niên 2000, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội dường như đã thúc đẩy khuynh hướng này, nó cho phép việc huy động quần chúng châm dầu cho “các cuộc cách mạng màu sắc” dân chủ khác nhau quanh thế giới, từ Ukraina đến Miến Điện (Myanmar) đến Ai Cập. Trong một thế giới của truyền thông đồng đẳng, những người gác cổng cũ của thông tin, mà phần lớn dường như là các quốc gia độc tài áp bức, hiện nay có thể bị phớt lờ.

Trong khi có một số sự thật cho việc tường thuật tích cực này, có một số khác đen tối hơn cũng đang hình thành. Những sức mạnh độc tài cũ đã đáp ứng theo cách biện chứng, như ở Trung Quốc, họ học tập để kiểm soát internet với hàng chục ngàn nhân viên kiểm duyệt, hoặc như ở Nga, bằng cách họ tuyển đoàn quân quậy phá và dùng người máy tung các tin xấu tràn ngập qua phương tiện truyền thông xã hội.

Tất cả những khuynh hướng tập hợp nhau trong một cách hữu hình quy mô trong năm 2016, trong những cách làm nối kết các vấn đề ngoại vụ và nội chính. Các tay gian giảo đầu não của các phương tiện truyền thông xã hội, hóa ra là Nga. Chính quyền của họ đã đưa ra các loại tin thất thiệt trắng trợn thành những “sự kiện” như những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraina đối xử khắc nghiệt với trẻ em, hoặc là quân đội của chính phủ Ukraine bắn hạ máy bay Flight 17 của Malaysia Airlines vào năm 2014. Những nguồn tin tương tự như vậy đã đóng góp vào các cuộc tranh luận về tình hình độc lập của Scotland, Brexit, và cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan về Hiệp định Kết hợp của khối Liên Âu với Ukraine, khuyếch đại bất kỳ sự kiện mơ hồ nào mà nó sẽ làm suy yếu lực lượng ủng hộ cho khối Liên Âu.

Các cường quốc độc tài sử dụng tin tức xấu như một vũ khí đã là đủ xấu, nhưng việc thực hành đã bắt rễ mạnh nhất là lúc trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Tất cả các chính trị gia nói dối, hoặc nói một cách độ lượng hơn, họ vặn vẹo sự thật vì lợi ích riêng; nhưng Donald Trump đã thực hành nó lên đến một tầm cao mới chưa từng có. Điều này bắt đầu cách đây vài năm với việc đề cao của ông ta về “nơi sinh quán là chính,” ông ta cáo buộc Tổng thống Barack Obama là người đã không sinh ra ở nước Mỹ; Trump tiếp tục tuyên truyền các cáo buộc, ngay cả sau khi Obama trưng ra giấy khai sinh cho thấy rằng ông sinh ra ở nước Mỹ.

Trong các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ gần đây, Trump khẳng định rằng ông chưa bao giờ ủng hộ chiến tranh Iraq và không bao giờ gọi biến đổi khí hậu là trò bịp. Sau cuộc bầu cử, ông xác quyết rằng ông đã thắng ngay cả những phiếu phổ thông (mà ông đã thua hơn hai triệu phiếu), bởi vì bỏ phiếu gian lận. Đây không chỉ đơn giản là chuyện đánh bóng cho các sự kiện, nhưng các sự dối trá hiển nhiên mà sự sai trái có thể dễ dàng được chứng minh. Việc ông khẳng định các dối trá này đã là đủ xấu; nhưng tồi tệ hơn là dường như là ông không chịu hình phạt từ các cử tri đảng Cộng Hòa vì sự xuyên tạc quá mức và được lặp đi lặp lại.

Theo như quyền tự do thông tin cổ vũ, liều thuốc điều trị cổ truyền cho tin tức xấu chỉ đơn giản là trưng dẫn những tin tức tốt, mà nó sẽ thu hút tột đỉnh trong thị trường của tư tưởng. Thật không may, giải pháp này không hữu hiệu trong một thế giới truyền thông xã hội của các giới quậy phá và ngưới máy. Có nhiều ước tính cho rằng có từ một phần ba đến một phần tư người sử dụng Twitter rơi vào loại này. Internet được cho là giải phóng cho chúng ta thoát khỏi những người gác cổng; và thực vậy, hiện nay, thông tin đến với chúng ta từ tất cả các nguồn có thể có, tất cả với mức độ khả tín như nhau. Không có lý do gì để nghĩ rằng tin tức tốt sẽ thắng  tin tức xấu.

Điều này làm nổi bật một vấn đề nghiêm trọng hơn là sự dối trá của cá nhân và ảnh hưởng của họ về kết quả bầu cử. Tại sao chúng ta tin vào thẩm quyền, mức độ khả tín của bất kỳ sự kiện nào, đứng trước vấn đề là có rất ít người trong chúng ta đang có khả năng để xác minh hầu hết các sự kiện này? Lý do là có nhiều định chế trung dung được giao nhiệm vụ tạo ra thông tin trung thực mà chúng ta tin tưởng. Người Mỹ có được các thống kê tội phạm từ Bộ Tư pháp Mỹ, và dữ liệu về tình trạng thất nghiệp từ Cơ quan Thống kê Lao động.

Thực vậy, các cơ sở truyền thông dòng chính như New York Times đã thiên vị khi chống Trump, nhưng họ có các hệ thống tại chỗ để ngăn chặn các sai lầm thực tế nghiêm trọng khi nó xuất hiện trong báo của họ. Tôi ngờ vực một cách nghiêm túc rằng các cơ quan thông tấn Matt Drudge hoặc Breitbart có các đạo quân kiểm tra sự kiện, xác minh tính chính xác của các tài liệu đăng trên trang web của họ.

Ngược lại, trong thế giới của Trump, mọi thứ là chính trị hoá. Trong diễn tiến của chiến dịch tranh cử, ông cho rằng Janet Yellen thuộc Cơ  quan Dự trữ Liên Bang đã làm việc cho chiến dịch của Hillary Clinton, cuộc bầu cử sẽ gian lận, các nguồn tin chính thức đã cố tình tường thuật không đầy đủ về tội phạm, và FBI từ chối truy tố Clinton phản ánh chuyện tham nhũng của Giám đốc FBI James Comey. Trump cũng không chấp nhận thẩm quyền của các cơ quan tình báo cáo buộc Nga thâm nhập hệ thống máy tính của trụ sở Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Và tất nhiên, Trump và người ủng hộ ông đã gièm pha cuồng nhiệt tất cả các báo cáo của các “truyền thông dòng chính” là thiên vị trong vô vọng.

Tình trạng bất khả đồng thuận về các sự kiện cơ bản nhất là sản phẩm trực tiếp của một cuộc tấn công toàn diện trên các định chế dân chủ – ở Mỹ, ở Anh và trên toàn thế giới. Và đây là nơi mà các nền dân chủ đang gặp phải các rắc rối. Trên thực tế, tại Mỹ, các định chế đang suy sụp, đó  là nơi mà các nhóm lợi ích đầy quyền thế có thể tự bảo vệ thông qua một hệ thống tài trợ cho chiến dịch tranh cử một cách không giới hạn. Địa điểm chính của sự suy sụp này là Quốc Hội, và phần lớn các hành vi xấu này là hợp pháp và phổ biến. Vì vậy, giới bình dân có quyền nổi giận.     

Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của Mỹ đã thay đổi nền tảng với một niềm tin chung rằng tất cả mọi thứ là gian lận hay chính trị hoá và hối lộ trắng trợn là tràn lan. Nếu các cơ quan thẩm quyền về bầu cử xác nhận rằng ứng cử viên được yêu chuộng không phải là người chiến thắng, hoặc là  nếu các ứng cử viên khác dường như thành công hơn trong cuộc tranh luận, nó phải là kết quả của một âm mưu xây dựng bởi các phe khác để làm nhũng lạm kết quả. Khi tin là người ta có thể mua chuộc được tất cả các định chế, nó sẽ dẫn đến một ngõ cụt làm mất niềm tin chung. Nền dân chủ của Mỹ, tất cả các nền dân chủ, sẽ không sống sót việc thiếu  niềm tin vào khả năng của các định chế trung dung; thay vào đó, đấu tranh chính trị qua đảng phái sẽ thâm nhập trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

***

Francis Fukuyama là Chuyên gia cao cấo tại  Đại học Stanford và là Giám đốc Trung tâm Dân chủ, Phát triển, và Pháp quyền tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli. Tác phẩm mới nhất của ông là Political Order and Political Decay.


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
TIẾN ĐỘ TIỀN ĐỒ * Tuyên ngôn tuyên giáo tuyến loa phường Văn tuyển văn tuyền truyện bốn phương Quán Thơ quán thở đa nguyên thớ Độc đảng côn an độc bàn thờ * Còn đảng còn mình vẫn mơ mờ trong bóng tối đơn sơ phục quốc đoàn Nội Y đồng rận Khách Choang Ngoại bang mạt rệp Đại Quang Trần Dân Tiên Lãng du sinh xiếc Hồ tiền tiện đồ tiến độ mác yên phăng rúp đồng * Song còng tăng lực dẫn côn an Tam cáy hồng hoang giữa hôn làng Hai năm không tám mùi thúi địch Thừa Thiên thiếu đức Khánh Ly tan * Trung tâm tiếp huyết dã nhân đười ươi khỉ đột Việt Tân hàng kinh kông Xì Trump xịt cứt đại đồng Dâng Hoa Thịnh Đốn đèo bồng Hồng Thất Công Cái bang chín túi chổng mông Ba Đình đai hán úp lồng Mao Trạch Đong * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Sự trỗi dậy của một thế giới đầy tin thất thiệt

Một trong những phát triển nhiều nổi bật trong năm 2016 và các nền chính trị cực kỳ khác thường là sự xuất hiện của một thế giới với “tin tức giật gân, thất thiệt“, trong

Project Sydicate

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Một trong những phát triển nhiều nổi bật trong năm 2016 và các nền chính trị cực kỳ khác thường là sự xuất hiện của một thế giới với “tin tức giật gân, thất thiệt“, trong đó tất cả các nguồn tin có thẩm quyền trên mạng hầu như đã bị đặt thành vấn đề và thách thức bởi các sự kiện trái ngược về phẩm chất mơ hồ và xuất xứ.

Sự xuất hiện của Internet và World Wide Web trong những năm của thập niên 1990 đã được chào đón như một thời khắc của giải phóng và mang lợi ích cho nền dân chủ toàn thế giới. Thông tin tạo ra một hình thức của quyền lực, và tới một phạm vi mà thông tin đã trở nên rẻ hơn và tiếp cận được nhiều hơn, các công luận dân chủ sẽ có thể tham gia trong các lĩnh vực mà cho đến nay họ đã bị loại trừ.

Trong những năm đầu tiên của thập niên 2000, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội dường như đã thúc đẩy khuynh hướng này, nó cho phép việc huy động quần chúng châm dầu cho “các cuộc cách mạng màu sắc” dân chủ khác nhau quanh thế giới, từ Ukraina đến Miến Điện (Myanmar) đến Ai Cập. Trong một thế giới của truyền thông đồng đẳng, những người gác cổng cũ của thông tin, mà phần lớn dường như là các quốc gia độc tài áp bức, hiện nay có thể bị phớt lờ.

Trong khi có một số sự thật cho việc tường thuật tích cực này, có một số khác đen tối hơn cũng đang hình thành. Những sức mạnh độc tài cũ đã đáp ứng theo cách biện chứng, như ở Trung Quốc, họ học tập để kiểm soát internet với hàng chục ngàn nhân viên kiểm duyệt, hoặc như ở Nga, bằng cách họ tuyển đoàn quân quậy phá và dùng người máy tung các tin xấu tràn ngập qua phương tiện truyền thông xã hội.

Tất cả những khuynh hướng tập hợp nhau trong một cách hữu hình quy mô trong năm 2016, trong những cách làm nối kết các vấn đề ngoại vụ và nội chính. Các tay gian giảo đầu não của các phương tiện truyền thông xã hội, hóa ra là Nga. Chính quyền của họ đã đưa ra các loại tin thất thiệt trắng trợn thành những “sự kiện” như những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraina đối xử khắc nghiệt với trẻ em, hoặc là quân đội của chính phủ Ukraine bắn hạ máy bay Flight 17 của Malaysia Airlines vào năm 2014. Những nguồn tin tương tự như vậy đã đóng góp vào các cuộc tranh luận về tình hình độc lập của Scotland, Brexit, và cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan về Hiệp định Kết hợp của khối Liên Âu với Ukraine, khuyếch đại bất kỳ sự kiện mơ hồ nào mà nó sẽ làm suy yếu lực lượng ủng hộ cho khối Liên Âu.

Các cường quốc độc tài sử dụng tin tức xấu như một vũ khí đã là đủ xấu, nhưng việc thực hành đã bắt rễ mạnh nhất là lúc trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Tất cả các chính trị gia nói dối, hoặc nói một cách độ lượng hơn, họ vặn vẹo sự thật vì lợi ích riêng; nhưng Donald Trump đã thực hành nó lên đến một tầm cao mới chưa từng có. Điều này bắt đầu cách đây vài năm với việc đề cao của ông ta về “nơi sinh quán là chính,” ông ta cáo buộc Tổng thống Barack Obama là người đã không sinh ra ở nước Mỹ; Trump tiếp tục tuyên truyền các cáo buộc, ngay cả sau khi Obama trưng ra giấy khai sinh cho thấy rằng ông sinh ra ở nước Mỹ.

Trong các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ gần đây, Trump khẳng định rằng ông chưa bao giờ ủng hộ chiến tranh Iraq và không bao giờ gọi biến đổi khí hậu là trò bịp. Sau cuộc bầu cử, ông xác quyết rằng ông đã thắng ngay cả những phiếu phổ thông (mà ông đã thua hơn hai triệu phiếu), bởi vì bỏ phiếu gian lận. Đây không chỉ đơn giản là chuyện đánh bóng cho các sự kiện, nhưng các sự dối trá hiển nhiên mà sự sai trái có thể dễ dàng được chứng minh. Việc ông khẳng định các dối trá này đã là đủ xấu; nhưng tồi tệ hơn là dường như là ông không chịu hình phạt từ các cử tri đảng Cộng Hòa vì sự xuyên tạc quá mức và được lặp đi lặp lại.

Theo như quyền tự do thông tin cổ vũ, liều thuốc điều trị cổ truyền cho tin tức xấu chỉ đơn giản là trưng dẫn những tin tức tốt, mà nó sẽ thu hút tột đỉnh trong thị trường của tư tưởng. Thật không may, giải pháp này không hữu hiệu trong một thế giới truyền thông xã hội của các giới quậy phá và ngưới máy. Có nhiều ước tính cho rằng có từ một phần ba đến một phần tư người sử dụng Twitter rơi vào loại này. Internet được cho là giải phóng cho chúng ta thoát khỏi những người gác cổng; và thực vậy, hiện nay, thông tin đến với chúng ta từ tất cả các nguồn có thể có, tất cả với mức độ khả tín như nhau. Không có lý do gì để nghĩ rằng tin tức tốt sẽ thắng  tin tức xấu.

Điều này làm nổi bật một vấn đề nghiêm trọng hơn là sự dối trá của cá nhân và ảnh hưởng của họ về kết quả bầu cử. Tại sao chúng ta tin vào thẩm quyền, mức độ khả tín của bất kỳ sự kiện nào, đứng trước vấn đề là có rất ít người trong chúng ta đang có khả năng để xác minh hầu hết các sự kiện này? Lý do là có nhiều định chế trung dung được giao nhiệm vụ tạo ra thông tin trung thực mà chúng ta tin tưởng. Người Mỹ có được các thống kê tội phạm từ Bộ Tư pháp Mỹ, và dữ liệu về tình trạng thất nghiệp từ Cơ quan Thống kê Lao động.

Thực vậy, các cơ sở truyền thông dòng chính như New York Times đã thiên vị khi chống Trump, nhưng họ có các hệ thống tại chỗ để ngăn chặn các sai lầm thực tế nghiêm trọng khi nó xuất hiện trong báo của họ. Tôi ngờ vực một cách nghiêm túc rằng các cơ quan thông tấn Matt Drudge hoặc Breitbart có các đạo quân kiểm tra sự kiện, xác minh tính chính xác của các tài liệu đăng trên trang web của họ.

Ngược lại, trong thế giới của Trump, mọi thứ là chính trị hoá. Trong diễn tiến của chiến dịch tranh cử, ông cho rằng Janet Yellen thuộc Cơ  quan Dự trữ Liên Bang đã làm việc cho chiến dịch của Hillary Clinton, cuộc bầu cử sẽ gian lận, các nguồn tin chính thức đã cố tình tường thuật không đầy đủ về tội phạm, và FBI từ chối truy tố Clinton phản ánh chuyện tham nhũng của Giám đốc FBI James Comey. Trump cũng không chấp nhận thẩm quyền của các cơ quan tình báo cáo buộc Nga thâm nhập hệ thống máy tính của trụ sở Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Và tất nhiên, Trump và người ủng hộ ông đã gièm pha cuồng nhiệt tất cả các báo cáo của các “truyền thông dòng chính” là thiên vị trong vô vọng.

Tình trạng bất khả đồng thuận về các sự kiện cơ bản nhất là sản phẩm trực tiếp của một cuộc tấn công toàn diện trên các định chế dân chủ – ở Mỹ, ở Anh và trên toàn thế giới. Và đây là nơi mà các nền dân chủ đang gặp phải các rắc rối. Trên thực tế, tại Mỹ, các định chế đang suy sụp, đó  là nơi mà các nhóm lợi ích đầy quyền thế có thể tự bảo vệ thông qua một hệ thống tài trợ cho chiến dịch tranh cử một cách không giới hạn. Địa điểm chính của sự suy sụp này là Quốc Hội, và phần lớn các hành vi xấu này là hợp pháp và phổ biến. Vì vậy, giới bình dân có quyền nổi giận.     

Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của Mỹ đã thay đổi nền tảng với một niềm tin chung rằng tất cả mọi thứ là gian lận hay chính trị hoá và hối lộ trắng trợn là tràn lan. Nếu các cơ quan thẩm quyền về bầu cử xác nhận rằng ứng cử viên được yêu chuộng không phải là người chiến thắng, hoặc là  nếu các ứng cử viên khác dường như thành công hơn trong cuộc tranh luận, nó phải là kết quả của một âm mưu xây dựng bởi các phe khác để làm nhũng lạm kết quả. Khi tin là người ta có thể mua chuộc được tất cả các định chế, nó sẽ dẫn đến một ngõ cụt làm mất niềm tin chung. Nền dân chủ của Mỹ, tất cả các nền dân chủ, sẽ không sống sót việc thiếu  niềm tin vào khả năng của các định chế trung dung; thay vào đó, đấu tranh chính trị qua đảng phái sẽ thâm nhập trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

***

Francis Fukuyama là Chuyên gia cao cấo tại  Đại học Stanford và là Giám đốc Trung tâm Dân chủ, Phát triển, và Pháp quyền tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli. Tác phẩm mới nhất của ông là Political Order and Political Decay.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm