Văn Học & Nghệ Thuật
Suối Nguồn Tân Nhạc: Thời kỳ phát huy (1945-1954)
Quỳnh Giao
Trong kỳ trước, khi nói về những bước phôi thai của tân nhạc cải cách, chúng ta đã được nghe Trời Xanh Thẳm của Dương Thiệu Tước và Văn Chung. Ca khúc này có thể là tiêu biểu cho các sáng tác đầu nguồn của dòng tân nhạc, với lối mở đầu bằng âm giai ngũ cung của Á Ðông rồi khai triển sang âm giai thất cung của Tây phương.
Vào thời phôi thai đó, các nhạc sĩ tiền phong đều ít nhiều sử dụng nhạc khí cổ truyền Ðông phương rồi làm quen với nhạc lý Tây phương, cho nên những sáng tác đầu tay của họ đều hoặc thiên về thang âm ngũ cung cổ điển - như trường hợp Thẩm Oánh - hoặc mở ra thang âm thất cung mới mẻ hơn - như trường hợp Nguyễn Văn Tuyên - hoặc hài hòa dung hợp cả hai như Dương Thiệu Tước.
Chỉ một hiện tượng đó thôi, thưa quý thính giả, cũng cho thấy rằng từ thời phôi thai, tân nhạc Việt Nam đã mang đặc tính giao thời giữa cũ và mới, y như trong nhiều bộ môn nghệ thuật khác vào cùng giai đoạn, như thơ, văn xuôi, hay mỹ thuật, hội họa, điêu khắc... Việc cải cách về âm nhạc của Việt Nam, vì vậy, cũng nằm trong một sự chuyển động lớn lao của toàn xã hội, khi dân ta tiếp nhận và sử dụng những phương thức diễn đạt mới mẻ hơn.
Bước sang thời kỳ phát huy từ khoảng 1945 đến 1954, mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay, Quỳnh Giao xin mời quý vị đi vào một số xu hướng sáng tác sẽ được phát triển mạnh mẽ sau này.
Về nhạc thuật, như vừa nói ở trên, người ta có thể thấy ra hai xu hướng thiên về nhạc ngũ cung hay thất cung, và sự khác biệt tân-cổ ban đầu đó sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm sau này. Có một điều đáng yêu là trong thế giới âm nhạc thời đó, sự dị biệt nói trên hoàn toàn không đưa tới tranh luận gay gắt về giá trị mới hay cũ. Và nói chung, các nhạc sĩ sáng tác đều biết trân quý và kính trọng nhau trong từng bước sáng tác ban đầu của họ.
Giữa hai khuynh hướng mới và cũ nói trên, người ta còn thấy xuất hiện một xu hướng khác lạ, vì vừa mới lại vừa cũ, đó là việc cải biên một số bài dân ca quen thuộc tại thôn quê bằng nhạc ngữ mới để đem tân nhạc từ thành thị về tới nông thôn.
Nếu không kể Lê Thương với bài Bản Ðàn Xuân, có lẽ Phạm Duy đã đầu tiên mở ra xu hướng đó, với các bài dân ca ông viết vào thập niên 40-50, trước tiên là bài Nhớ Người Thương Binh, sáng tác trên núi rừng Việt Bắc vào năm 1947.
Về lời ca, người ta cũng thấy các nhạc sĩ tiền phong đã sớm phổ nhạc các bài thơ mới, như Lê Thương với bài Bông Hoa Rừng của Thế Lữ, bài Ngậm Ngùi của Huy Cận, hoặc Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, là những bài ca mới đó mà đã thất truyền.
Nhưng, vào cùng thời kỳ, không thiếu người đã đưa các hình tượng và điển cố của thi ca Ðông phương vào nhạc. Với Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và nhất là Cung Ðàn Xưa, Văn Cao là người tài hoa nhất trong việc đưa tứ thơ của cổ thi vào tân nhạc, trước khi ông được cả nước biết đến sau này qua hai tuyệt tác Thiên Thai hay Trương Chi.
Nhưng, giữa khi các nhạc sĩ còn say mê với cảnh vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi như vậy, thì đất trời đã dậy phong ba... rồi chiến chinh tràn lan khắp nẻo. Từ đó, thời cuộc đã đi vào nhạc, để tân nhạc cũng có lúc lên đường đáp lời sông núi. Quỳnh Giao muốn nói tới những xu hướng sáng tác không thuộc về nhạc thuật, về hình tượng hay ngôn ngữ, mà về thể tài, về chủ đề...
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tân nhạc đã bốc khỏi chốn hoa cỏ mây trời để thổi bùng ngọn lửa yêu nước vào phong trào kháng chiến. Ðây là thời kỳ mà các bản chiến trường ca bất hủ như Trường Ca Sông Lô của Văn Cao, Du Kích Sông Thao của Ðỗ Nhuận hay Mùa Ðông Binh Sĩ của Phan Huỳnh Ðiểu đã thôi thúc toàn dân tham gia kháng chiến.
Cũng chính là trong thời kỳ này, Phạm Duy đã tung ra những bài dân ca mới, mà ông gọi là dân ca kháng chiến, trong đó có bài Bà Mẹ Gio Linh là gây xúc động mạnh mẽ nhất mà chúng ra sẽ nghe Thái Thanh trình bày sau đây.
Lồng trong xu hướng sáng tác các ca khúc kháng chiến, và có lẽ đã mở đầu cho phong trào viết nhạc yêu nước, là những khúc hát ngợi ca thanh niên, bài ca hướng đạo hay các bản hùng ca lấy đề tài từ tranh đấu sử. Trong xu hướng này, chúng ta có Hùng Lân, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, và một người trẻ sau này sẽ còn nổi danh ở các thể tài khác là Phạm Ðình Chương.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn sục sôi khí thế đấu tranh đó, tân
nhạc Việt Nam vẫn có những sáng tác trữ tình như phần hồn không thể
thiếu của một dân tộc lãng mạn. Cho nên, cùng với xu hướng kháng chiến
ca và các hành khúc lên đường, ta vẫn thấy xuất hiện nhiều tình khúc.
Trong
thời kỳ này, xu hướng nhạc tình của Việt Nam mới chỉ e ấp kín đáo, nhẹ
nhàng mượn cảnh để nói về tình, và có nhiều khi nhạc sĩ còn ngợi ca tình
yêu để ngợi ca quê hương. Ðây là thời kỳ sáng tác mạnh mẽ của một lớp
người đông đảo, như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Văn Cao, Phạm Duy, Ngọc
Bích, Tô Vũ, Hoàng Trọng, Lâm Tuyền, Hoàng Giác, Ðặng Thế Phong, Vũ
Thành và Ðoàn Chuẩn, người thường ghép với tên bạn thân là Từ Linh...
Thưa quý vị...
Năm mươi năm sau thời kỳ phát huy này, nếu có phải làm một tổng kết sơ khởi, người ta có thể cho rằng thập niên 45-54 chính là thời vàng son của tân nhạc Việt Nam. Quả thật vậy, đây là lúc mà các ca khúc thuộc nhiều thể loại và đề tài đều cùng xuất hiện, ở ngoài tiền tuyến hay tại hậu phương, mà đa số đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật để vượt cả thời gian lẫn thời sự trở thành những ca khúc bất hủ. Một điều đáng nói khác, là đa số những tình khúc mà ngày nay ta gọi là “tiền chiến” và đang được lưu truyền trở lại ở cả trong và ngoài nước, đều đã được sáng tác trong thời kỳ phát huy rực rỡ này...
Sau đây, xin quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn nữ ca sĩ Thái Thanh, người đã khởi nghiệp ca hát từ thời kỳ vàng son này, và vừa trình bày cho chúng ta bài Bà Mẹ Gio Linh...
Trong chương trình hôm nay, quý thính giả đã nghe những trích đoạn của Trường Ca Sông Lô của Văn Cao qua tiếng hát Cao Minh; Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy qua tiếng hát Thái Thanh; Việt Nam Minh Châu Trời Ðông của Hùng Lân, trình bày hợp ca; Bạch Ðằng Giang của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ, trình bày hợp ca; Ra Ði Khi Trời Vừa Sáng của Phạm Ðình Chương do ban Thăng Long hợp ca; Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Ðoàn Chuẩn và Từ Linh, qua tiếng hát Ánh Tuyết; và Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ, do Quỳnh Giao và Anh Dũng song ca...
Quỳnh Giao xin kính chào tạm biệt quý vị, và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc.
Người ViệtBàn ra tán vào (0)
Suối Nguồn Tân Nhạc: Thời kỳ phát huy (1945-1954)
Quỳnh Giao
Trong kỳ trước, khi nói về những bước phôi thai của tân nhạc cải cách, chúng ta đã được nghe Trời Xanh Thẳm của Dương Thiệu Tước và Văn Chung. Ca khúc này có thể là tiêu biểu cho các sáng tác đầu nguồn của dòng tân nhạc, với lối mở đầu bằng âm giai ngũ cung của Á Ðông rồi khai triển sang âm giai thất cung của Tây phương.
Vào thời phôi thai đó, các nhạc sĩ tiền phong đều ít nhiều sử dụng nhạc khí cổ truyền Ðông phương rồi làm quen với nhạc lý Tây phương, cho nên những sáng tác đầu tay của họ đều hoặc thiên về thang âm ngũ cung cổ điển - như trường hợp Thẩm Oánh - hoặc mở ra thang âm thất cung mới mẻ hơn - như trường hợp Nguyễn Văn Tuyên - hoặc hài hòa dung hợp cả hai như Dương Thiệu Tước.
Chỉ một hiện tượng đó thôi, thưa quý thính giả, cũng cho thấy rằng từ thời phôi thai, tân nhạc Việt Nam đã mang đặc tính giao thời giữa cũ và mới, y như trong nhiều bộ môn nghệ thuật khác vào cùng giai đoạn, như thơ, văn xuôi, hay mỹ thuật, hội họa, điêu khắc... Việc cải cách về âm nhạc của Việt Nam, vì vậy, cũng nằm trong một sự chuyển động lớn lao của toàn xã hội, khi dân ta tiếp nhận và sử dụng những phương thức diễn đạt mới mẻ hơn.
Bước sang thời kỳ phát huy từ khoảng 1945 đến 1954, mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay, Quỳnh Giao xin mời quý vị đi vào một số xu hướng sáng tác sẽ được phát triển mạnh mẽ sau này.
Về nhạc thuật, như vừa nói ở trên, người ta có thể thấy ra hai xu hướng thiên về nhạc ngũ cung hay thất cung, và sự khác biệt tân-cổ ban đầu đó sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm sau này. Có một điều đáng yêu là trong thế giới âm nhạc thời đó, sự dị biệt nói trên hoàn toàn không đưa tới tranh luận gay gắt về giá trị mới hay cũ. Và nói chung, các nhạc sĩ sáng tác đều biết trân quý và kính trọng nhau trong từng bước sáng tác ban đầu của họ.
Giữa hai khuynh hướng mới và cũ nói trên, người ta còn thấy xuất hiện một xu hướng khác lạ, vì vừa mới lại vừa cũ, đó là việc cải biên một số bài dân ca quen thuộc tại thôn quê bằng nhạc ngữ mới để đem tân nhạc từ thành thị về tới nông thôn.
Nếu không kể Lê Thương với bài Bản Ðàn Xuân, có lẽ Phạm Duy đã đầu tiên mở ra xu hướng đó, với các bài dân ca ông viết vào thập niên 40-50, trước tiên là bài Nhớ Người Thương Binh, sáng tác trên núi rừng Việt Bắc vào năm 1947.
Về lời ca, người ta cũng thấy các nhạc sĩ tiền phong đã sớm phổ nhạc các bài thơ mới, như Lê Thương với bài Bông Hoa Rừng của Thế Lữ, bài Ngậm Ngùi của Huy Cận, hoặc Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, là những bài ca mới đó mà đã thất truyền.
Nhưng, vào cùng thời kỳ, không thiếu người đã đưa các hình tượng và điển cố của thi ca Ðông phương vào nhạc. Với Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và nhất là Cung Ðàn Xưa, Văn Cao là người tài hoa nhất trong việc đưa tứ thơ của cổ thi vào tân nhạc, trước khi ông được cả nước biết đến sau này qua hai tuyệt tác Thiên Thai hay Trương Chi.
Nhưng, giữa khi các nhạc sĩ còn say mê với cảnh vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi như vậy, thì đất trời đã dậy phong ba... rồi chiến chinh tràn lan khắp nẻo. Từ đó, thời cuộc đã đi vào nhạc, để tân nhạc cũng có lúc lên đường đáp lời sông núi. Quỳnh Giao muốn nói tới những xu hướng sáng tác không thuộc về nhạc thuật, về hình tượng hay ngôn ngữ, mà về thể tài, về chủ đề...
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tân nhạc đã bốc khỏi chốn hoa cỏ mây trời để thổi bùng ngọn lửa yêu nước vào phong trào kháng chiến. Ðây là thời kỳ mà các bản chiến trường ca bất hủ như Trường Ca Sông Lô của Văn Cao, Du Kích Sông Thao của Ðỗ Nhuận hay Mùa Ðông Binh Sĩ của Phan Huỳnh Ðiểu đã thôi thúc toàn dân tham gia kháng chiến.
Cũng chính là trong thời kỳ này, Phạm Duy đã tung ra những bài dân ca mới, mà ông gọi là dân ca kháng chiến, trong đó có bài Bà Mẹ Gio Linh là gây xúc động mạnh mẽ nhất mà chúng ra sẽ nghe Thái Thanh trình bày sau đây.
Lồng trong xu hướng sáng tác các ca khúc kháng chiến, và có lẽ đã mở đầu cho phong trào viết nhạc yêu nước, là những khúc hát ngợi ca thanh niên, bài ca hướng đạo hay các bản hùng ca lấy đề tài từ tranh đấu sử. Trong xu hướng này, chúng ta có Hùng Lân, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, và một người trẻ sau này sẽ còn nổi danh ở các thể tài khác là Phạm Ðình Chương.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn sục sôi khí thế đấu tranh đó, tân
nhạc Việt Nam vẫn có những sáng tác trữ tình như phần hồn không thể
thiếu của một dân tộc lãng mạn. Cho nên, cùng với xu hướng kháng chiến
ca và các hành khúc lên đường, ta vẫn thấy xuất hiện nhiều tình khúc.
Trong
thời kỳ này, xu hướng nhạc tình của Việt Nam mới chỉ e ấp kín đáo, nhẹ
nhàng mượn cảnh để nói về tình, và có nhiều khi nhạc sĩ còn ngợi ca tình
yêu để ngợi ca quê hương. Ðây là thời kỳ sáng tác mạnh mẽ của một lớp
người đông đảo, như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Văn Cao, Phạm Duy, Ngọc
Bích, Tô Vũ, Hoàng Trọng, Lâm Tuyền, Hoàng Giác, Ðặng Thế Phong, Vũ
Thành và Ðoàn Chuẩn, người thường ghép với tên bạn thân là Từ Linh...
Thưa quý vị...
Năm mươi năm sau thời kỳ phát huy này, nếu có phải làm một tổng kết sơ khởi, người ta có thể cho rằng thập niên 45-54 chính là thời vàng son của tân nhạc Việt Nam. Quả thật vậy, đây là lúc mà các ca khúc thuộc nhiều thể loại và đề tài đều cùng xuất hiện, ở ngoài tiền tuyến hay tại hậu phương, mà đa số đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật để vượt cả thời gian lẫn thời sự trở thành những ca khúc bất hủ. Một điều đáng nói khác, là đa số những tình khúc mà ngày nay ta gọi là “tiền chiến” và đang được lưu truyền trở lại ở cả trong và ngoài nước, đều đã được sáng tác trong thời kỳ phát huy rực rỡ này...
Sau đây, xin quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn nữ ca sĩ Thái Thanh, người đã khởi nghiệp ca hát từ thời kỳ vàng son này, và vừa trình bày cho chúng ta bài Bà Mẹ Gio Linh...
Trong chương trình hôm nay, quý thính giả đã nghe những trích đoạn của Trường Ca Sông Lô của Văn Cao qua tiếng hát Cao Minh; Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy qua tiếng hát Thái Thanh; Việt Nam Minh Châu Trời Ðông của Hùng Lân, trình bày hợp ca; Bạch Ðằng Giang của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ, trình bày hợp ca; Ra Ði Khi Trời Vừa Sáng của Phạm Ðình Chương do ban Thăng Long hợp ca; Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Ðoàn Chuẩn và Từ Linh, qua tiếng hát Ánh Tuyết; và Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ, do Quỳnh Giao và Anh Dũng song ca...
Quỳnh Giao xin kính chào tạm biệt quý vị, và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc.
Người Việt