Sức khỏe và đời sống
Suy nghĩ trước khi vào phòng soi ruột!
Đây là lần thứ hai tôi phải đi soi ruột. Lần trước cách đây 12 năm mà lẽ ra thì cứ một thập niên phải đi soi một lần bắt đầu vào tuổi 60. Năm nay vào tuổi 72 rồi mới đi soi ruột lần thứ hai kể cũng đã là hơi trễ, có lẽ do tôi vốn lười biếng về chuyện đi bác sĩ, thử máu hay kiểm nghiệm sức khỏe thường niên. Chỉ khi nào vợ cằn nhằn, rầy rà và làm áp lực thì mới chịu đi. Bạn bè tôi ra đi vì ung thư ngày một nhiều hơn. Mấy tháng trước, tôi phải bay sang Virginia dự tang lễ Lê Thiệp một trong bốn người bạn chơi thân với nhau từ 50 năm nay, đứng nghe người cháu của Thiệp đọc bài điếu văn mà nước mắt tự nhiên cứ dàn dụa, lòng nhủ thầm “Rồi cũng sẽ gặp lại nhau cả thôi, Thiệp ạ!”
Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, nhưng lần đi soi ruột thứ hai tôi vẫn cảm thấy một mối lo sợ. Dường như lần trước tôi không hề có cảm giác này. Ở tuổi 60 rồi nhưng tôi vẫn tự tin mình không có bệnh, sáng nào cũng đánh tennis hoặc chạy bộ, làm ở tờ Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo đến 10 giờ đêm báo mới xong, sáng sớm hôm sau lại phải lái xe đến VNCR làm điểm báo, điểm tin đúng 5 giờ 30 sáng, nhưng mọi chuyện vẫn ổn thỏa và không có đau ốm gì nghiêm trọng. Ngay từ thời thanh niên, tôi đã hiểu là con người ta cũng như cái đầu máy xe hơi. Cái máy ấy chạy mãi cũng phải có lúc long, mòn.
Biết thế, nhưng phải đến tuổi 70, cái cảm giác máy móc của mình long mòn mới là hiện thực. Mỗi lần bạn bè gặp nhau, nhìn mái tóc mỗi ngày một bạc trắng của nhau cũng vẫn cứ tự an ủi: “Mình sống được cho đến tuổi này đã là bonus rồi, lẽ ra đã chết ngay trong các trại cải tạo”. Nói với nhau như thế nhưng tôi biết người nào cũng vẫn còn ham sống và sợ chết dù đã ở tuổi gần đất xa trời.
Thực ra thì việc soi ruột chỉ là việc kiểm tra thường kỳ cứ 10 năm một lần. Ai cũng nói rằng ngày nay những phương tiện để làm công việc này rất tối tân, tránh được những tai biến bất thường. Khi vị bác sĩ chuyên môn khám tổng quát và cho toa sang tiệm sang tiệm thuốc Âu dược ngay bên cạnh mua loại thuốc rửa ruột, tôi vẫn nghĩ chuyện này là bình thường. Người dược sĩ còn rất trẻ chỉ dẫn cách sử dụng khá kỹ lưỡng, ngoài tờ giấy in mô tả chi tiết việc nhịn ăn và thời gian phải uống cho hết 1 gallon thuốc do văn phòng bác sĩ chuyên môn cung cấp. Hai ngày trước khi đến hẹn soi ruột, văn phòng của vị bác sĩ Hòa lại nhắc lại chi tiết này một lần nữa qua điện thoại.
Chuyện nhịn ăn một ngày trước khi vào phòng soi ruột là chuyện tưởng như dễ dàng, nhưng thực tế không phải như vậy. Do bảo hoàng hơn vua, sau bữa ăn nhẹ vào lúc 7 giờ tối ngày Thứ Bẩy cho đến buổi sáng Thứ Hai là ngày soi ruột tôi chỉ uống nước và một ít nước trái cây nấu, lấy nước trong không có xác trái cây. Nhưng từ buổi trưa hôm Chủ Nhật là lúc tôi phải pha thuốc vào chiếc bình một gallon và phải uống hết vào lúc 7 giờ tối.
Thú thực, uống một gallon nước trong 7 tiếng đồng hồ là một điều không khó, nhưng uống hết một gallon nước thuốc rửa ruột tôi nghĩ là rất khó. Dù đã bỏ vào trong đó một gói bột mùi dứa, uống chất nước ngọt lờ lợ được nửa gallon là tôi muốn “dội” rồi. Uống xong 4 lần mỗi lần nửa lít thì bụng bắt đầu chuyển và dường như chỉ lần đầu tiên đại tiện, tôi có cảm giác là bao nhiêu cặn bã còn chứa chất trong ruột già bị đẩy ra ngoài hết, và lần thứ hai chỉ ra toàn nước nhưng vẫn phải tiếp tục uống hết 1 gallon, vào restroom liên tục. Cứ như thế cho đến nửa khuya thì những lần mở cửa restroom mới thưa dần.
Trước đó vào lúc 8 giờ tối, tôi cảm thấy đói và thèm ăn không thể nào tả được. Trong suốt hơn 13 năm trong tù cải tạo, chưa có một ngày nào mà sau bữa cơm tù cái cảm giác là vừa ăn cơm tối hay cơm trưa đến với tôi cả. Vừa mới ăn xong mà vẫn nghĩ, vẫn có cái cảm giác là mình chưa ăn và vẫn còn đói. Ấy vậy mà còn đỡ hơn cái đói và thèm ăn thốc vào dạ dày sau khi uống xong một gallon thuốc rửa ruột. Có lúc tôi muốn bỏ cuộc, vồ lấy một trái táo hay trái chuối cứ ăn cái đã rồi ra sao thì ra.
Cái đói trong tù Cộng sản là cái đói ăn chưa đủ lấp một phần mười bao tử, có muốn thêm cũng không đào đâu ra. Còn cái đói ở trường hợp rửa ruột để đi soi ruột là cái đói của bao tử trống rỗng trong khi trước mặt mình bày ra đủ thứ thực phẩm đầy cám dỗ. Một đàng có ăn nhưng vẫn đói triền miên từ năm này qua năm khác vẫn chịu được, còn một đằng chỉ phải nhịn khoảng một ngày rưỡi cho một nhu cầu y khoa mà không vượt qua được thì hèn quá. Nghĩ thế, tôi ngồi dậy hoạt động một chút, quả nhiên thấy dễ chịu hơn. Giấc ngủ của tôi từ 9 giờ tối cho đến 6 giờ sáng hôm sau bị gián đoạn rất nhiều lần vì phải vào nhà cầu chứ không phải vì đói nữa.
Buổi sáng thức dậy, bước xuống giường, cái cảm tưởng đầu gối, các khớp xương lỏng ra khiến tôi cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi trong cơ thể đang bị lão hóa của mình, nhưng đồng thời tôi thấy khoan khoái hơn. Mở cửa bước ra khu vườn sau nhà, nghe được tiếng chim hót trên những cành cây trong vườn, cảm được hơi lạnh của mùa thu đang trở về, tôi chợt nghĩ rằng chiến tranh có thể đang diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất, nhưng khu vườn sau nhà tôi thì vẫn thể hiện được đầy đủ sự tuần hoàn hòa bình của trời đất. Vậy thì có gì phải lo nghĩ về biên giới của cái sống và sự chết hay ít ra là biên giới của điều bình thường và bất thường.
Gần 7 giờ sáng tôi trở vào nhà, tắm gội thật kỹ theo lời dặn của bác sĩ, mặc vào người trang phục giản dị thì cũng là lúc một nhân viên của Bolsa Medical Groups gọi điện thoại nhắc nhở tôi giờ hẹn soi ruột. Đến nơi, những y tá ở đây niềm nở đưa ra những forms mà tôi phải điền vào. Cho đến lúc đó tôi mới cảm thấy cơ thể tôi yếu hẳn đi vì cầm cây viết mà tay run không thể viết chữ cho ngay ngắn được và phải nhở đến vợ.
Tất cả mọi chuyện đều ổn thỏa cho tới khi người nữ y đưa ra một điểm pháp lý mà tôi khai trong form. Đó là tờ “Five Wills” mà tôi đã làm với mục đích để cho vợ và con tôi có dễ quyết định khi tôi lâm vào tình trạng không còn hy vọng gì vượt qua được những khó khăn của tình trạng nan y. Đây là một thực tế mà tôi nghĩ rằng lớp lão ông, lão bà chúng ta cũng nên suy nghĩ xem liệu mình có thể thay đổi nếp văn hóa cũ mà chúng ta mang sang đây từ Việt Nam không.
Con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Điều này theo tôi không có gì xa lạ với lớp trẻ Việt Nam sinh ra hay lớn lên ở Mỹ đâu. Những lần có cơ hội nói chuyện với những người trẻ ở đây, tôi thấy họ cũng ý thức rất rõ được bổn phận này. Nhưng do hoàn cảnh họ không thể thực hiện được trọn vẹn bổn phận làm con vì nhiều lý do khác khau: Công việc làm, hoàn cảnh kinh tế, đời sống vận tốc và sự phát triển không bao giờ ngừng của xã hội Mỹ. Chúng ta cứ nhìn con cái của chính mình thì sẽ thấy rõ. Chúng lớn lên, học hành, tốt nghiệp có được công ăn việc làm là đời sống của chúng bị trói chặt vào lối sống mà chúng đã thấm nhuần ngay từ nhỏ ở trường mẫu giáo hay tiểu học. Đời sống Mỹ là như thế và chúng ta không có cách nào đi ngược lại nó.
Cá nhân, vợ chồng tôi lúc nào cũng muốn những đứa con ở quanh mình nhưng đồng thời ý thức rất rõ rệt là khi chúng đã tốt nghiệp đại học và khi chúng đã có công việc làm là lúc chúng đã đủ lông đủ cánh để bước ra đi học ở chợ đời. Như thế rõ ràng là chúng đã tự lập và ý thức tự lập cũng như tuổi thanh niên, thanh nữ hừng hực sức sống khiến chúng sẽ bay xa hơn. Tuy nhiên, có thể biết chắc được rằng khi nào bố hay mẹ gặp hoạn nạn, chúng sẽ lần lượt bay về nơi chúng đã từng được bố mẹ bảo bọc che chở rồi lớn lên để chia sẻ những khó khăn ấy với bố mẹ.
Ý thức được rất rõ hoàn cảnh con cái mình khi chúng trưởng thành, vợ chồng tôi cũng đã tự lo hậu sự cho mình và viết sẵn “Five Wills” để đỡ gánh nặng cho những người thân ruột thịt còn lại trong gia đình. Điều này không phải dễ làm đối với những người còn nặng dị đoan hay kiêng cữ . Cho nên những điều tôi viết ra ở đây cũng chỉ là những suy nghĩ và việc làm của cá nhân tôi khi ngồi ở phòng đợi chờ nhà tôi lái xe về nhà lấy tờ “Five Wills” hoàn tất thủ tục trước khi tôi vào phòng soi ruột.
Sau khi được mặc chiếc áo dành cho bệnh nhân ở bệnh viện và nằm trên giường để “vào” một bịch nước biển, tự nhiên tôi thấy mình ham sống hơn bao giờ hết ở tuổi 72. Sao lại kỳ lạ như thế chứ! Đời mình đã trải qua hơn 7 thập niên rồi, lũ bạn tôi nói sống như thế đã là bonus rồi, tiếc làm gì nữa.
Nằm nhìn những giọt nước biển tí tách nhỏ xuống cái van của ống dẫn nước vào mạch máu, tự nhiên những kỷ niệm thời trai trẻ làm phóng viên mặt trận, lang thang đủ mọi chiến trường, lao vào những vùng lửa đạn chỉ để gởi về hậu phương có khi chỉ vài phút tường thuật những gì đang diễn ra trước mặt mà chẳng bao giờ tiếc mạng sống của mình đã sống lại, rồi đến những ngày sắp tàn cuộc chiến với bao ngậm ngùi và đau thương cho một dân tộc bé nhỏ bị đẩy vào sự lừa gạt của các thế lực lớn quốc tế, cho đến những năm dài đằng đẵng cắn răng chịu đựng sự đầy dọa trong những cánh cổng nhà tù Cộng sản. Không thiếu một hình ảnh nào.
Khi thực sự được hưởng tự do tại Mỹ thì cũng là lúc nhìn thấy cái giá của tự do không phải chỉ có chiến tranh và tù đầy. Cái giá đó còn bao gồm cả việc đối phó khó khăn với đời sống tại quốc gia đã được kỹ nghệ hóa toàn phần như Mỹ, cộng thêm với đầy rẫy những ngộ nhận của một cộng đồng vẫn còn mang nặng những hình ảnh của một cuộc chiến cũ. Nghĩ miên man như thế tức là còn tiếc, còn ân hận là mình chưa làm được việc gì cho ra hồn cả. Toàn là những thất bại nên còn muốn sống thêm nữa để làm theo suy nghĩ của mình và tôi nhẩm đọc vài lời cầu nguyện.
Đang nghĩ vẩn vơ thì cô y tá bước vào và đẩy chiếc giường tôi đang nằm vào phòng mổ ở sát ngay phòng chờ. Cô y tá chuyên viên thuốc mê sửa soạn dụng cụ xong báo cho bác sĩ Hòa biết là tôi có “Five Wills”. Xong, cô nói: “Cháu bắt đầu vào thuốc mê cho bác đấy”. Khi cô rời khỏi giường bệnh là tôi không còn biết gì nữa và khi tỉnh dậy thì tôi vẫn còn nằm trên giường bệnh nhưng ở trong phòng chờ hồi sinh chứ không phải phòng mổ. Thuốc mê làm cho tôi không ý thức được khoảng cách của thời gian cũng như công việc soi ruột của bác sĩ. Tôi hơi có cảm tưởng là mình đang sống trong một thế giới khác cho đến khi cũng cô y tá hồi nãy bước vào tháo tất cả những giây nhợ trên người tôi và nói tôi ngồi dậy và vào phòng mặc lại trang phục. Chỉ lúc đó tôi mới ý thức được rằng công việc soi ruột đã xong và tôi vẫn sống trong cái thế giới mà tôi đang sống. Sau đó cô y tá dẫn tôi ra ngoài giao cho vợ tôi đưa về nhà với tờ giấy ghi hình chụp tình trạng bình thường của ruột già.
Sáng Thứ Ba tôi đã đến làm việc với Đỗ Dzũng trong chương trình Phân Tích Thời Sự của đài SBTN. Đang nói chuyện với khán thính giả thì điện thoại reo, nhưng tôi không thể trả lời ngay lúc đó. Sau khi kết thúc việc thu hình, tôi nhìn điện thoại thì mới biết đó là cú gọi từ Bolsa Medical Groups. Tôi gọi lại, người trả lời điện thoại cho biết họ gọi là để hỏi thăm về tình trạng của tôi sau khi soi ruột, xem có biến chứng gì không. Cô y tá còn lịch sự cám ơn tôi về sự cộng tác của tôi đối với công cuộc soi ruột vừa qua. Tôi nói rằng tôi phải cám ơn sự chu đáo của cô cũng như các nhân viên làm việc ở Bolsa Medical Groups và của bác sĩ Hòa trong buổi sáng Thứ Hai mới phải. Họ rất chuyên nghiệp và tinh thần phục vụ cao. Dĩ nhiên, đây chỉ là cảm xúc cá nhân tôi, nghĩ sao, thấy sao thì nói vậy và tôi không phản đối những ai nghĩ khác.
Cố Nhà Báo Vũ Ánh
http://songnews.net/D_1-2_2-184_4-791_15-2/suy-nghi-truoc-khi-vao-phong-soi-ruot.htmlSuy nghĩ trước khi vào phòng soi ruột!
Đây là lần thứ hai tôi phải đi soi ruột. Lần trước cách đây 12 năm mà lẽ ra thì cứ một thập niên phải đi soi một lần bắt đầu vào tuổi 60. Năm nay vào tuổi 72 rồi mới đi soi ruột lần thứ hai kể cũng đã là hơi trễ, có lẽ do tôi vốn lười biếng về chuyện đi bác sĩ, thử máu hay kiểm nghiệm sức khỏe thường niên. Chỉ khi nào vợ cằn nhằn, rầy rà và làm áp lực thì mới chịu đi. Bạn bè tôi ra đi vì ung thư ngày một nhiều hơn. Mấy tháng trước, tôi phải bay sang Virginia dự tang lễ Lê Thiệp một trong bốn người bạn chơi thân với nhau từ 50 năm nay, đứng nghe người cháu của Thiệp đọc bài điếu văn mà nước mắt tự nhiên cứ dàn dụa, lòng nhủ thầm “Rồi cũng sẽ gặp lại nhau cả thôi, Thiệp ạ!”
Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, nhưng lần đi soi ruột thứ hai tôi vẫn cảm thấy một mối lo sợ. Dường như lần trước tôi không hề có cảm giác này. Ở tuổi 60 rồi nhưng tôi vẫn tự tin mình không có bệnh, sáng nào cũng đánh tennis hoặc chạy bộ, làm ở tờ Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo đến 10 giờ đêm báo mới xong, sáng sớm hôm sau lại phải lái xe đến VNCR làm điểm báo, điểm tin đúng 5 giờ 30 sáng, nhưng mọi chuyện vẫn ổn thỏa và không có đau ốm gì nghiêm trọng. Ngay từ thời thanh niên, tôi đã hiểu là con người ta cũng như cái đầu máy xe hơi. Cái máy ấy chạy mãi cũng phải có lúc long, mòn.
Biết thế, nhưng phải đến tuổi 70, cái cảm giác máy móc của mình long mòn mới là hiện thực. Mỗi lần bạn bè gặp nhau, nhìn mái tóc mỗi ngày một bạc trắng của nhau cũng vẫn cứ tự an ủi: “Mình sống được cho đến tuổi này đã là bonus rồi, lẽ ra đã chết ngay trong các trại cải tạo”. Nói với nhau như thế nhưng tôi biết người nào cũng vẫn còn ham sống và sợ chết dù đã ở tuổi gần đất xa trời.
Thực ra thì việc soi ruột chỉ là việc kiểm tra thường kỳ cứ 10 năm một lần. Ai cũng nói rằng ngày nay những phương tiện để làm công việc này rất tối tân, tránh được những tai biến bất thường. Khi vị bác sĩ chuyên môn khám tổng quát và cho toa sang tiệm sang tiệm thuốc Âu dược ngay bên cạnh mua loại thuốc rửa ruột, tôi vẫn nghĩ chuyện này là bình thường. Người dược sĩ còn rất trẻ chỉ dẫn cách sử dụng khá kỹ lưỡng, ngoài tờ giấy in mô tả chi tiết việc nhịn ăn và thời gian phải uống cho hết 1 gallon thuốc do văn phòng bác sĩ chuyên môn cung cấp. Hai ngày trước khi đến hẹn soi ruột, văn phòng của vị bác sĩ Hòa lại nhắc lại chi tiết này một lần nữa qua điện thoại.
Chuyện nhịn ăn một ngày trước khi vào phòng soi ruột là chuyện tưởng như dễ dàng, nhưng thực tế không phải như vậy. Do bảo hoàng hơn vua, sau bữa ăn nhẹ vào lúc 7 giờ tối ngày Thứ Bẩy cho đến buổi sáng Thứ Hai là ngày soi ruột tôi chỉ uống nước và một ít nước trái cây nấu, lấy nước trong không có xác trái cây. Nhưng từ buổi trưa hôm Chủ Nhật là lúc tôi phải pha thuốc vào chiếc bình một gallon và phải uống hết vào lúc 7 giờ tối.
Thú thực, uống một gallon nước trong 7 tiếng đồng hồ là một điều không khó, nhưng uống hết một gallon nước thuốc rửa ruột tôi nghĩ là rất khó. Dù đã bỏ vào trong đó một gói bột mùi dứa, uống chất nước ngọt lờ lợ được nửa gallon là tôi muốn “dội” rồi. Uống xong 4 lần mỗi lần nửa lít thì bụng bắt đầu chuyển và dường như chỉ lần đầu tiên đại tiện, tôi có cảm giác là bao nhiêu cặn bã còn chứa chất trong ruột già bị đẩy ra ngoài hết, và lần thứ hai chỉ ra toàn nước nhưng vẫn phải tiếp tục uống hết 1 gallon, vào restroom liên tục. Cứ như thế cho đến nửa khuya thì những lần mở cửa restroom mới thưa dần.
Trước đó vào lúc 8 giờ tối, tôi cảm thấy đói và thèm ăn không thể nào tả được. Trong suốt hơn 13 năm trong tù cải tạo, chưa có một ngày nào mà sau bữa cơm tù cái cảm giác là vừa ăn cơm tối hay cơm trưa đến với tôi cả. Vừa mới ăn xong mà vẫn nghĩ, vẫn có cái cảm giác là mình chưa ăn và vẫn còn đói. Ấy vậy mà còn đỡ hơn cái đói và thèm ăn thốc vào dạ dày sau khi uống xong một gallon thuốc rửa ruột. Có lúc tôi muốn bỏ cuộc, vồ lấy một trái táo hay trái chuối cứ ăn cái đã rồi ra sao thì ra.
Cái đói trong tù Cộng sản là cái đói ăn chưa đủ lấp một phần mười bao tử, có muốn thêm cũng không đào đâu ra. Còn cái đói ở trường hợp rửa ruột để đi soi ruột là cái đói của bao tử trống rỗng trong khi trước mặt mình bày ra đủ thứ thực phẩm đầy cám dỗ. Một đàng có ăn nhưng vẫn đói triền miên từ năm này qua năm khác vẫn chịu được, còn một đằng chỉ phải nhịn khoảng một ngày rưỡi cho một nhu cầu y khoa mà không vượt qua được thì hèn quá. Nghĩ thế, tôi ngồi dậy hoạt động một chút, quả nhiên thấy dễ chịu hơn. Giấc ngủ của tôi từ 9 giờ tối cho đến 6 giờ sáng hôm sau bị gián đoạn rất nhiều lần vì phải vào nhà cầu chứ không phải vì đói nữa.
Buổi sáng thức dậy, bước xuống giường, cái cảm tưởng đầu gối, các khớp xương lỏng ra khiến tôi cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi trong cơ thể đang bị lão hóa của mình, nhưng đồng thời tôi thấy khoan khoái hơn. Mở cửa bước ra khu vườn sau nhà, nghe được tiếng chim hót trên những cành cây trong vườn, cảm được hơi lạnh của mùa thu đang trở về, tôi chợt nghĩ rằng chiến tranh có thể đang diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất, nhưng khu vườn sau nhà tôi thì vẫn thể hiện được đầy đủ sự tuần hoàn hòa bình của trời đất. Vậy thì có gì phải lo nghĩ về biên giới của cái sống và sự chết hay ít ra là biên giới của điều bình thường và bất thường.
Gần 7 giờ sáng tôi trở vào nhà, tắm gội thật kỹ theo lời dặn của bác sĩ, mặc vào người trang phục giản dị thì cũng là lúc một nhân viên của Bolsa Medical Groups gọi điện thoại nhắc nhở tôi giờ hẹn soi ruột. Đến nơi, những y tá ở đây niềm nở đưa ra những forms mà tôi phải điền vào. Cho đến lúc đó tôi mới cảm thấy cơ thể tôi yếu hẳn đi vì cầm cây viết mà tay run không thể viết chữ cho ngay ngắn được và phải nhở đến vợ.
Tất cả mọi chuyện đều ổn thỏa cho tới khi người nữ y đưa ra một điểm pháp lý mà tôi khai trong form. Đó là tờ “Five Wills” mà tôi đã làm với mục đích để cho vợ và con tôi có dễ quyết định khi tôi lâm vào tình trạng không còn hy vọng gì vượt qua được những khó khăn của tình trạng nan y. Đây là một thực tế mà tôi nghĩ rằng lớp lão ông, lão bà chúng ta cũng nên suy nghĩ xem liệu mình có thể thay đổi nếp văn hóa cũ mà chúng ta mang sang đây từ Việt Nam không.
Con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Điều này theo tôi không có gì xa lạ với lớp trẻ Việt Nam sinh ra hay lớn lên ở Mỹ đâu. Những lần có cơ hội nói chuyện với những người trẻ ở đây, tôi thấy họ cũng ý thức rất rõ được bổn phận này. Nhưng do hoàn cảnh họ không thể thực hiện được trọn vẹn bổn phận làm con vì nhiều lý do khác khau: Công việc làm, hoàn cảnh kinh tế, đời sống vận tốc và sự phát triển không bao giờ ngừng của xã hội Mỹ. Chúng ta cứ nhìn con cái của chính mình thì sẽ thấy rõ. Chúng lớn lên, học hành, tốt nghiệp có được công ăn việc làm là đời sống của chúng bị trói chặt vào lối sống mà chúng đã thấm nhuần ngay từ nhỏ ở trường mẫu giáo hay tiểu học. Đời sống Mỹ là như thế và chúng ta không có cách nào đi ngược lại nó.
Cá nhân, vợ chồng tôi lúc nào cũng muốn những đứa con ở quanh mình nhưng đồng thời ý thức rất rõ rệt là khi chúng đã tốt nghiệp đại học và khi chúng đã có công việc làm là lúc chúng đã đủ lông đủ cánh để bước ra đi học ở chợ đời. Như thế rõ ràng là chúng đã tự lập và ý thức tự lập cũng như tuổi thanh niên, thanh nữ hừng hực sức sống khiến chúng sẽ bay xa hơn. Tuy nhiên, có thể biết chắc được rằng khi nào bố hay mẹ gặp hoạn nạn, chúng sẽ lần lượt bay về nơi chúng đã từng được bố mẹ bảo bọc che chở rồi lớn lên để chia sẻ những khó khăn ấy với bố mẹ.
Ý thức được rất rõ hoàn cảnh con cái mình khi chúng trưởng thành, vợ chồng tôi cũng đã tự lo hậu sự cho mình và viết sẵn “Five Wills” để đỡ gánh nặng cho những người thân ruột thịt còn lại trong gia đình. Điều này không phải dễ làm đối với những người còn nặng dị đoan hay kiêng cữ . Cho nên những điều tôi viết ra ở đây cũng chỉ là những suy nghĩ và việc làm của cá nhân tôi khi ngồi ở phòng đợi chờ nhà tôi lái xe về nhà lấy tờ “Five Wills” hoàn tất thủ tục trước khi tôi vào phòng soi ruột.
Sau khi được mặc chiếc áo dành cho bệnh nhân ở bệnh viện và nằm trên giường để “vào” một bịch nước biển, tự nhiên tôi thấy mình ham sống hơn bao giờ hết ở tuổi 72. Sao lại kỳ lạ như thế chứ! Đời mình đã trải qua hơn 7 thập niên rồi, lũ bạn tôi nói sống như thế đã là bonus rồi, tiếc làm gì nữa.
Nằm nhìn những giọt nước biển tí tách nhỏ xuống cái van của ống dẫn nước vào mạch máu, tự nhiên những kỷ niệm thời trai trẻ làm phóng viên mặt trận, lang thang đủ mọi chiến trường, lao vào những vùng lửa đạn chỉ để gởi về hậu phương có khi chỉ vài phút tường thuật những gì đang diễn ra trước mặt mà chẳng bao giờ tiếc mạng sống của mình đã sống lại, rồi đến những ngày sắp tàn cuộc chiến với bao ngậm ngùi và đau thương cho một dân tộc bé nhỏ bị đẩy vào sự lừa gạt của các thế lực lớn quốc tế, cho đến những năm dài đằng đẵng cắn răng chịu đựng sự đầy dọa trong những cánh cổng nhà tù Cộng sản. Không thiếu một hình ảnh nào.
Khi thực sự được hưởng tự do tại Mỹ thì cũng là lúc nhìn thấy cái giá của tự do không phải chỉ có chiến tranh và tù đầy. Cái giá đó còn bao gồm cả việc đối phó khó khăn với đời sống tại quốc gia đã được kỹ nghệ hóa toàn phần như Mỹ, cộng thêm với đầy rẫy những ngộ nhận của một cộng đồng vẫn còn mang nặng những hình ảnh của một cuộc chiến cũ. Nghĩ miên man như thế tức là còn tiếc, còn ân hận là mình chưa làm được việc gì cho ra hồn cả. Toàn là những thất bại nên còn muốn sống thêm nữa để làm theo suy nghĩ của mình và tôi nhẩm đọc vài lời cầu nguyện.
Đang nghĩ vẩn vơ thì cô y tá bước vào và đẩy chiếc giường tôi đang nằm vào phòng mổ ở sát ngay phòng chờ. Cô y tá chuyên viên thuốc mê sửa soạn dụng cụ xong báo cho bác sĩ Hòa biết là tôi có “Five Wills”. Xong, cô nói: “Cháu bắt đầu vào thuốc mê cho bác đấy”. Khi cô rời khỏi giường bệnh là tôi không còn biết gì nữa và khi tỉnh dậy thì tôi vẫn còn nằm trên giường bệnh nhưng ở trong phòng chờ hồi sinh chứ không phải phòng mổ. Thuốc mê làm cho tôi không ý thức được khoảng cách của thời gian cũng như công việc soi ruột của bác sĩ. Tôi hơi có cảm tưởng là mình đang sống trong một thế giới khác cho đến khi cũng cô y tá hồi nãy bước vào tháo tất cả những giây nhợ trên người tôi và nói tôi ngồi dậy và vào phòng mặc lại trang phục. Chỉ lúc đó tôi mới ý thức được rằng công việc soi ruột đã xong và tôi vẫn sống trong cái thế giới mà tôi đang sống. Sau đó cô y tá dẫn tôi ra ngoài giao cho vợ tôi đưa về nhà với tờ giấy ghi hình chụp tình trạng bình thường của ruột già.
Sáng Thứ Ba tôi đã đến làm việc với Đỗ Dzũng trong chương trình Phân Tích Thời Sự của đài SBTN. Đang nói chuyện với khán thính giả thì điện thoại reo, nhưng tôi không thể trả lời ngay lúc đó. Sau khi kết thúc việc thu hình, tôi nhìn điện thoại thì mới biết đó là cú gọi từ Bolsa Medical Groups. Tôi gọi lại, người trả lời điện thoại cho biết họ gọi là để hỏi thăm về tình trạng của tôi sau khi soi ruột, xem có biến chứng gì không. Cô y tá còn lịch sự cám ơn tôi về sự cộng tác của tôi đối với công cuộc soi ruột vừa qua. Tôi nói rằng tôi phải cám ơn sự chu đáo của cô cũng như các nhân viên làm việc ở Bolsa Medical Groups và của bác sĩ Hòa trong buổi sáng Thứ Hai mới phải. Họ rất chuyên nghiệp và tinh thần phục vụ cao. Dĩ nhiên, đây chỉ là cảm xúc cá nhân tôi, nghĩ sao, thấy sao thì nói vậy và tôi không phản đối những ai nghĩ khác.
Cố Nhà Báo Vũ Ánh
http://songnews.net/D_1-2_2-184_4-791_15-2/suy-nghi-truoc-khi-vao-phong-soi-ruot.html