Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
TAO LÀ LUẬT _ Việt Nhân
(HNPĐ) Chỉ có tại cái nước cộng sản này mới có cái thứ luật pháp ‘mù mờ bói toán’ mà thôi! Cái câu luật pháp mù mờ bói toán thoạt nghe thấy nó tức cười, mỗ tôi lần đầu nghe cũng thế, nhưng khi nghe người nói giải thích thì không còn cười được nữa, mà thấy nó là thứ luật độc ác man rợ. Khi đó là lúc mỗ tôi còn trong tù tại một trại cải tạo miền Bắc, được gặp ông già Phô mà mỗ tôi đã có dịp thưa trong chuyện ‘con bìm bịp’, vào đầu tháng ba lúc vụ đầm Văn Vươn đang ồn ào. Ông Phô là một lính hiến binh của Pháp, lúc đất nước chia đôi ông không chịu vào Nam mà quyến luyến ở lại miền Bắc, thế là ông bị bắt đi tù từ 1954 đến khi gặp mỗ tôi, tính đốt ngón tay là ông đã ăn cơm cải tạo được trên hai mươi lăm năm.
Khi nghe ông gọi pháp luật của Vẹm là thứ pháp luật mù mờ bói toán, mỗ tôi phì cười vì nghĩ rằng ông đùa, nhưng không phải vậy mặt ông đanh lại khi nói nó, khiến mỗ tôi ngượng vì cái cười lạc quẻ vô duyên của mình. Để giải thích cho tôi những chữ đó, ông nói nó không tự ông mà có, mà nó đến từ thực tế nhà tù, bởi tù quá lâu ông chung đụng không biết bao nhiêu là thứ tù, ông nói chỉ xin lôi ra vài chuyện điển hình, để mà giải cái chữ mù mờ bói toán. Ông kể chuyện thằng bé dân ngủ bụi vườn hoa, đói quá ăn quịt cái bánh đúc ngô cho đến anh túng tiền cướp cái xe đạp Phượng Hoàng. Và thêm nữa chuyện anh nông dân chửi bí thư xã đến hai chú láng giềng vì tranh nhau cái bờ mương sinh xô sát chết người, ông nói thằng bé lang thang ăn quịt cái bánh đúc ngô bị ném vào trại với cái án tập trung cải tạo, nó ở đúng hai mốc là sáu năm mới được tha.
Tên cướp xe đạp bị kêu án 5 năm, nó được ra về trước thời hạn, anh đánh nhau chết người bị án mười năm, ở được tám năm đã về, nhưng anh chửi bí thư xã bị tập trung hết mốc thứ ba là chín năm, địa phương không nhận nên cứ còn ở lại ăn cơm tù. Vậy có luật pháp nước nào mà khiến cái bánh đúc ngô giá trị to hơn cái xe, và câu chửi nặng tội hơn làm chết mạng người? Những chuyện thật mà nghe cứ ngỡ là đùa, cái ấy thế gian bình thường thì làm sao có được, đấy là không nói đến đầy rẫy những chuyện oan khiên, mà chả dám lên tiếng, vì biết rằng trong rọ càng vùng vẫy chỉ thêm thiệt mà thôi. Còn gọi nó là thứ bói toán là vì chữ nghĩa luật định mù mờ hiểu sao cũng được, nặng nhẹ tùy người diễn giải vì thế tùy tiện bói cho nó một khung tội và cuối cùng tính toán xem định án là bao lâu(?).
Số phận phạm nhân nằm trong tay nhà nước nặng nhẹ mặc lòng, ai cũng sợ cái án tập trung, bị ném vào tù ở một hai hay ba mốc là thường. Còn tội thì nặng hơn hết ấy là tội phản động, dù là chỉ bị kêu án tập trung thì cũng phải ở trên mười năm, như anh chửi bí thư xã, câu chửi thì tội có nặng là bao, nhưng vì người bị chửi là cán bộ nhà nước, nên tòa nhẹ nhàng định cho cái tội chống đối cùng phản động (?). Vào trại là phải an tâm cải tạo, lâu quá không thấy được cho về thì phải hiểu là cải tạo chưa tốt, còn thế nào gọi là tốt cứ tìm già Hồ mà hỏi, thật đau cho người dân phải sống trong cái xứ có cái pháp luật mù mờ bói toán này. Ông Phô cay đắng nói rằng, cộng sản không bao giờ có được điều gì rõ ràng, chúng không chấp nhận sự minh bạch, luôn mù mờ để dễ bề tùy tiện đấy là chủ trương đường lối cai trị của chúng.
Theo thời gian, những nghĩ cái thứ pháp luật man rợ ấy đã bị khai tử, nhưng tháng qua với vụ án của ba nhà báo tự do bày tỏ ý kiến mà thấy xứ xã nghĩa cho tới hôm nay không có chi thay đổi mà còn tệ hơn xưa. Trước khi ba anh chị blogger, bị đem ra xử cái gọi là tội phản động chống đối nhà nước, với mức án chung 26 năm tù, thì Nguyễn Văn Hải cùng Phan Thanh Hải đã bị giam trước đúng 2 năm, còn Tạ Phong Tần thì cũng hơn 1 năm không xét xử. Nay tin đài VOA, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang bị cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vừa gửi thư tới Quốc hội yêu cầu giải thích rõ về điều 88 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Bà nói với đài VOA “Tôi yêu cầu những người viết ra luật nầy giải thích thế nào là hành vi ‘chống nhà nước’, ‘tuyên truyền’, ‘phỉ báng chính quyền’, ‘luận điệu chiến tranh tâm lý’, ‘phao tin bịa đặt’. Chứ bây giờ cứ nói chung chung rồi khi cảm thấy không hài lòng thì bắt người ta và quy cho người ta, nếu sự việc không rõ ràng như thế này thì rất khổ cho dân. Họ phải giải thích rõ ràng ra…” Người ta nói ở Việt Nam các đơn khiếu nại, thỉnh nguyện, hay kiến nghị của người dân không có hy vọng được chính quyền hồi đáp, nên chuyện kiến nghị của LS Hà rồi lại cũng rơi vào im lặng thôi – Vả nhà nước chưa ngu mà đi giải thích, vì rồi đây liệu có ai sập bẫy?
Còn ý kiến về điều luật 88 thì ý kiến của luật sư Hà Huy Sơn từng biện hộ cho blogger Điếu Cày cùng tiến sĩ luật CHHVũ phát biểu “Điều 88 không rõ ràng, cụ thể nên việc thực hiện, áp dụng vào thực tế thì khó khách quan và dễ bị lạm dụng”. Và ngay cả một người nước ngoài Bà Lorretta Sanchez, bà DB Mỹ này cũng đã nói “Chúng tôi đã gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, nói với ông rằng việc áp dụng các điều luật 79 và 88 là hoàn toàn sai trái, ông ấy cần duyệt lại, suy nghĩ lại về những điều đó…”.
Các nước tiến bộ, khi làm luật người ta cố gắng làm cho thật sáng tỏ, để tránh mọi suy diễn đưa đến kết án sai, trường hợp bị giới hạn của ngôn ngữ trong luật mà các tòa dưới xử không thuận thì đã có Tòa án Tối cao phán quyết. Còn xứ xã nghĩa cái pháp luật ‘mù mờ bói toán’ mà ông tù già tên Phô đã ví, nó nói lên hết cái mưu mô xảo trá của một nhà nước, là làm sao cho điều luật càng tối nghĩa càng tốt - Và Tòa án chỉ là nơi nhà nước tùy tiện quyết định!
Việt Nhân (HNPĐ)
TAO LÀ LUẬT _ Việt Nhân
(HNPĐ) Chỉ có tại cái nước cộng sản này mới có cái thứ luật pháp ‘mù mờ bói toán’ mà thôi! Cái câu luật pháp mù mờ bói toán thoạt nghe thấy nó tức cười, mỗ tôi lần đầu nghe cũng thế, nhưng khi nghe người nói giải thích thì không còn cười được nữa, mà thấy nó là thứ luật độc ác man rợ. Khi đó là lúc mỗ tôi còn trong tù tại một trại cải tạo miền Bắc, được gặp ông già Phô mà mỗ tôi đã có dịp thưa trong chuyện ‘con bìm bịp’, vào đầu tháng ba lúc vụ đầm Văn Vươn đang ồn ào. Ông Phô là một lính hiến binh của Pháp, lúc đất nước chia đôi ông không chịu vào Nam mà quyến luyến ở lại miền Bắc, thế là ông bị bắt đi tù từ 1954 đến khi gặp mỗ tôi, tính đốt ngón tay là ông đã ăn cơm cải tạo được trên hai mươi lăm năm.
Khi nghe ông gọi pháp luật của Vẹm là thứ pháp luật mù mờ bói toán, mỗ tôi phì cười vì nghĩ rằng ông đùa, nhưng không phải vậy mặt ông đanh lại khi nói nó, khiến mỗ tôi ngượng vì cái cười lạc quẻ vô duyên của mình. Để giải thích cho tôi những chữ đó, ông nói nó không tự ông mà có, mà nó đến từ thực tế nhà tù, bởi tù quá lâu ông chung đụng không biết bao nhiêu là thứ tù, ông nói chỉ xin lôi ra vài chuyện điển hình, để mà giải cái chữ mù mờ bói toán. Ông kể chuyện thằng bé dân ngủ bụi vườn hoa, đói quá ăn quịt cái bánh đúc ngô cho đến anh túng tiền cướp cái xe đạp Phượng Hoàng. Và thêm nữa chuyện anh nông dân chửi bí thư xã đến hai chú láng giềng vì tranh nhau cái bờ mương sinh xô sát chết người, ông nói thằng bé lang thang ăn quịt cái bánh đúc ngô bị ném vào trại với cái án tập trung cải tạo, nó ở đúng hai mốc là sáu năm mới được tha.
Tên cướp xe đạp bị kêu án 5 năm, nó được ra về trước thời hạn, anh đánh nhau chết người bị án mười năm, ở được tám năm đã về, nhưng anh chửi bí thư xã bị tập trung hết mốc thứ ba là chín năm, địa phương không nhận nên cứ còn ở lại ăn cơm tù. Vậy có luật pháp nước nào mà khiến cái bánh đúc ngô giá trị to hơn cái xe, và câu chửi nặng tội hơn làm chết mạng người? Những chuyện thật mà nghe cứ ngỡ là đùa, cái ấy thế gian bình thường thì làm sao có được, đấy là không nói đến đầy rẫy những chuyện oan khiên, mà chả dám lên tiếng, vì biết rằng trong rọ càng vùng vẫy chỉ thêm thiệt mà thôi. Còn gọi nó là thứ bói toán là vì chữ nghĩa luật định mù mờ hiểu sao cũng được, nặng nhẹ tùy người diễn giải vì thế tùy tiện bói cho nó một khung tội và cuối cùng tính toán xem định án là bao lâu(?).
Số phận phạm nhân nằm trong tay nhà nước nặng nhẹ mặc lòng, ai cũng sợ cái án tập trung, bị ném vào tù ở một hai hay ba mốc là thường. Còn tội thì nặng hơn hết ấy là tội phản động, dù là chỉ bị kêu án tập trung thì cũng phải ở trên mười năm, như anh chửi bí thư xã, câu chửi thì tội có nặng là bao, nhưng vì người bị chửi là cán bộ nhà nước, nên tòa nhẹ nhàng định cho cái tội chống đối cùng phản động (?). Vào trại là phải an tâm cải tạo, lâu quá không thấy được cho về thì phải hiểu là cải tạo chưa tốt, còn thế nào gọi là tốt cứ tìm già Hồ mà hỏi, thật đau cho người dân phải sống trong cái xứ có cái pháp luật mù mờ bói toán này. Ông Phô cay đắng nói rằng, cộng sản không bao giờ có được điều gì rõ ràng, chúng không chấp nhận sự minh bạch, luôn mù mờ để dễ bề tùy tiện đấy là chủ trương đường lối cai trị của chúng.
Theo thời gian, những nghĩ cái thứ pháp luật man rợ ấy đã bị khai tử, nhưng tháng qua với vụ án của ba nhà báo tự do bày tỏ ý kiến mà thấy xứ xã nghĩa cho tới hôm nay không có chi thay đổi mà còn tệ hơn xưa. Trước khi ba anh chị blogger, bị đem ra xử cái gọi là tội phản động chống đối nhà nước, với mức án chung 26 năm tù, thì Nguyễn Văn Hải cùng Phan Thanh Hải đã bị giam trước đúng 2 năm, còn Tạ Phong Tần thì cũng hơn 1 năm không xét xử. Nay tin đài VOA, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang bị cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vừa gửi thư tới Quốc hội yêu cầu giải thích rõ về điều 88 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Bà nói với đài VOA “Tôi yêu cầu những người viết ra luật nầy giải thích thế nào là hành vi ‘chống nhà nước’, ‘tuyên truyền’, ‘phỉ báng chính quyền’, ‘luận điệu chiến tranh tâm lý’, ‘phao tin bịa đặt’. Chứ bây giờ cứ nói chung chung rồi khi cảm thấy không hài lòng thì bắt người ta và quy cho người ta, nếu sự việc không rõ ràng như thế này thì rất khổ cho dân. Họ phải giải thích rõ ràng ra…” Người ta nói ở Việt Nam các đơn khiếu nại, thỉnh nguyện, hay kiến nghị của người dân không có hy vọng được chính quyền hồi đáp, nên chuyện kiến nghị của LS Hà rồi lại cũng rơi vào im lặng thôi – Vả nhà nước chưa ngu mà đi giải thích, vì rồi đây liệu có ai sập bẫy?
Còn ý kiến về điều luật 88 thì ý kiến của luật sư Hà Huy Sơn từng biện hộ cho blogger Điếu Cày cùng tiến sĩ luật CHHVũ phát biểu “Điều 88 không rõ ràng, cụ thể nên việc thực hiện, áp dụng vào thực tế thì khó khách quan và dễ bị lạm dụng”. Và ngay cả một người nước ngoài Bà Lorretta Sanchez, bà DB Mỹ này cũng đã nói “Chúng tôi đã gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, nói với ông rằng việc áp dụng các điều luật 79 và 88 là hoàn toàn sai trái, ông ấy cần duyệt lại, suy nghĩ lại về những điều đó…”.
Các nước tiến bộ, khi làm luật người ta cố gắng làm cho thật sáng tỏ, để tránh mọi suy diễn đưa đến kết án sai, trường hợp bị giới hạn của ngôn ngữ trong luật mà các tòa dưới xử không thuận thì đã có Tòa án Tối cao phán quyết. Còn xứ xã nghĩa cái pháp luật ‘mù mờ bói toán’ mà ông tù già tên Phô đã ví, nó nói lên hết cái mưu mô xảo trá của một nhà nước, là làm sao cho điều luật càng tối nghĩa càng tốt - Và Tòa án chỉ là nơi nhà nước tùy tiện quyết định!
Việt Nhân (HNPĐ)