Truyện Ngắn & Phóng Sự
THIẾU SINH QUÂN MỘT NGÀY, THIẾU SINH QUÂN MỘT ĐỜICTSQ - Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC LONG, M.D- Montreal-Canada
THIẾU SINH QUÂN MỘT NGÀY, THIẾU SINH QUÂN MỘT ĐỜI
CTSQ Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC LONG, M.D- Montreal-Canada
Từ những năm trung học, qua những năm đại học, cho tới lúc đã ra trường, mỗi lần có dịp là tôi ghé Nha Trang thăm nhà. Tôi nói là ghé thăm với lý do dễ hiểu, cuộc đời Thiếu sinh quân đã chiếm đến 90% sinh họat hàng ngày của hầu hết các TSQ. Gọi là đã chiếm mất với tất cả sự thích thú, giao động của tuổi trẻ. Sôi nổi, đứng ngồi không yên. Một ngày phải có 36 giờ, có lẽ vẫn chưa đủ, cho vuông tròn công chuyện của 24 tiếng. Đó là bản tính trời cho của TSQ. TSQ là hiếu động. TSQ là kỷ luật trong cởi mở. TSQ là bao dung, trong nghiêm trang. TSQ là khôi hài hơn ai hết. Nhưng TSQ không ưa bị ai qua mặt. Nếu không như thế, không còn là TSQ nữa. Má tôi là một bà mẹ đầy tình cảm, mau nước mắt. Mỗi lần tôi về, rồi mỗi lần tôi đi, bà đều khóc. Bà đã nhiều lần nhắc lại cùng một câu hỏi:” Cha mẹ cho con vào TSQ, con phải xa gia đình, con có bao giờ oán giận cha mẹ không.” Chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta trước câu hỏi này, cũng sẽ trả lời :” Nếu ở nhà với cha mẹ, con sẽ làm cái gì đây?”
Tuổi nhập học TSQ là 11, 12 tuổi. Nếu còn sống với gia đình, các chú nhỏ này, ngoài việc tới trường học hành, chỉ biết vui chơi, đùa nghịch, chạy nhẩy, chơi khăng, đánh bi, nhưng vẫn vô tư, nhút nhát, như con gái, phụ thuộc vào cha mẹ. Đêm đêm, có khi không dám ngủ một mình, vì sợ ma, sợ bóng tối. Nhưng khi đã nhập trường TSQ, tất cả như đã được thóat xác. Suốt ngày, có chuyện phải làm, mệt nhoài, không một phút ngừng tay, nghỉ ngơi để nghĩ vẫn vơ….Học chữ. Tập quân sự, xử dụng vũ khí đủ lọai, diễn hành, tác xạ, bò dưới hỏa lực. Học võ nghệ, chơi thể dục, thể thao, bóng rỗ, bóng tròn, bóng bàn. Thêm các món như truyền tin, quân cụ. Tất cả được uốn nắn, trong kỷ luật, tôi luyện chí kiên cường. Tính tự lập. Tinh thần trách nhiệm. Tháo vát. Song lạ, là hầu hết vẫn rất lãng mạn, đa tình.
TSQ lớn khôn, hiểu đời, già dặn, trưởng thành, cuồng nhiệt. vui nhộn, hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Trong cuốn cẩm nang của mỗi TSQ, chỉ có chữ lạc quan, chỉ có chữ yêu đời, chỉ có chữ hãnh diện, chỉ có chữ quyết tâm, tương thân tương ái. Và cuốn cẩm nang này, dù bây giờ, hay mãi về sau, có được nhuận sắc tái bản bao nhiêu lần đi nữa, chắc chắn cũng chẳng khi nào có những chữ như bi quan, thất vọng, ích kỷ, tự mãn, tự kiêu. TSQ mang trong tiềm thức, ở mỗi tế bào, trong mạch máu hồng luân lưu, tất cả như chuyên chở một cái gì vừa giản dị, tuyệt vời, nhưng không kém phần quan trọng kiêu sa. Máu từ tim phải qua trái tới phổi để chan hòa, hấp thụ dưỡng khí, mang đi phân phối nuôi dưỡng cơ thể. Máu từ khắp nơi, khi trở về đã trở thành máu đen, vì đã hết dưỡng khí…Máu từ tim ra đi chứa đầy dưỡng khí. Máu từ các bộ phận trở về, nơi TSQ, cũng vẫn đầy ắp dưỡng khí. Đó là biểu tượng, là sức sống mãnh liệt, là động lực thúc đẩy tập thể TSQ tiến tới. TSQ là như thế đó. Các soeurs, các linh mục được triệu vời, phải có một vocation tuyệt vời, mới đi tu, mới hiến đời mình cho Chúa. TSQ từ khắp nơi đổ về trường, trong mọi lứa tuổi, thuộc đủ giai cấp xã hội cũng như có một vocation tương tự, dể được uốn nắn, trong kỷ luật nghiêm minh, đôi khi trong roi vọt. Tất cả để đạt tới một cái gì, nghe hư huyền diệu, tuyệt vời, mênh mông trong bình minh. Để nhất định đạt được một cái gì đó, thực mát mắt, ngọt ngào ở đầu lưỡi…như reo vui trong mỗi tế bào, trong xương tủy, như trong Tiếng Sáo Thiên Thai “ thiên tiên chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian, có một mùa đào giòng, ngày tháng chưa tàn qua một lần”. Như một bông bưởi, như nụ hồng trước một thử thách, bên cạnh những nguy hiểm , bông bưởi này , nụ hồng này, chỉ biết nở, chỉ biết nối tiếp trường tồn, chỉ biết tỏa hương thơm ra, gần thì ở trong tầm tay, mà ra xa, cũng chưa bao giờ xa như thế, bên kia chân trời, ngút mắt. Tất cả như một. Tất cả để có được một điều gì, nghe như tầm thường, thực ra là quí giá vô vàn, nếu không phải là niềm hãnh diện, sáng trưng như mặt trời, thơ mộng như mặt trăng, long lanh như sao Bắc Đẩu. Đó là cái gì như nam châm thu hút, như sợi chỉ hồng ràng buộc định mệnh êm ái. Đó là gì, nếu không phải là một niềm hãnh diện là một Thiếu Sinh Quân. Thiếu Sinh Quân một ngày. Thiếu Sinh Quân một đời.
Các giáo sư, cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, đã tiến lại gần, tự nguyện, quên đi bản thân mình để tạo dựng, hình thành tập thể TSQ. Những giáo sư Ứng Cảnh Quang, Phạm Văn Viết, Đào Văn Tố, Nguyễn Hữu Hùng, Dương Quán, Bùi Thiệu Tường, Vũ Thị Minh Dung. Bà Nguyệt, Bà Đậu, kể cả nhạc sĩ Lê Hoàng Long với “ Thiếu Sinh Quân Hành Khúc”, cùng bao nhiêu vị khác nữa trong quân đội cũng như trong các trường công lập ở khắp nơi, đã tới với TSQ, thử một lần, để rồi lưu lại một đời, với duyên tuyệt vời và nợ cũng tuyệt vời.
Nhân đây, tôi muốn kính cẩn, ân cần nhắc tới một người hơn cha mẹ ruột. Một người vừa là cấp chỉ huy, vừa như cha, như anh. Đại tá Phan Như Hiên tuyệt với thân ái. Với niềm ước mơ xin được gặp lại Ông một lần. Tôi tốt nghiệp ra trường. Lên làm Y sĩ trường Trung Đoàn 42 Biệt Lập tại Tân Cảnh, Dakto. Sau đó, đổi về làm y sĩ điều trị tại Bệnh xá Sư Đoàn 2 Không Quân Nha Trang. Tại đây, có một lần. Một lần, tôi đã không nên thân, nên một lần phải ân hận suốt đời. Được tin Đại tá Phan Như Hiên đi công vụ ghé qua Nha Trang. Tôi đến nơi hẹn trễ nên không gặp được Ông. Ông là người tôn trọng người khác. Từ những chú TSQ bé nhỏ đến các quân nhân cán bộ đủ mọi cấp bậc. Ông tôn trọng lời hứa. Quyết tâm, khi làm điều gì là phải làm cho tới cùng. Tại Mỹ Tho, lúc chúng tôi sắp thi trung học, Ông nói “ Các em ráng học, lên trên đậu xong tú tài, tôi sẽ bằng mọi cách vận động cho các em học Đại học Sư phạm hay Quân Y..”. Đại Tướng Lê Văn Tỵ phản đối với lý do “ chúng nó là lính hiện dịch, dù đậu tú tài toàn phần đi nữa thì cũng phải đi học Đà Lạt”. Lúc đó Đà Lạt chưa đòi tú tài. Ông yêu thương TSQ như con ruột của Ông. Một người cha chính hiệu, thực hiền từ, bao dung. Nhưng khi cần nghiêm khắc thì cũng thực là nghiêm khắc. Chúng tôi trọ học ở Sài Gòn. Mỗi năm, trước khi tựu trường, chúng tôi phải về Vũng Tàu một tuần lễ. Sinh họat trong kỷ luật như mọi TSQ khác. Một buổi trưa, còi tập họp để nghe nhật lệnh trước khi đi ăn cơm, chúng tôi sắp hàng trễ. Ông đã ra lệnh, bắt chúng tôi quỳ trước mặt toàn trường. Sau đó, gọi chúng tôi lên trình diện. Ông nói, trong niềm xúc động, không với địa vị chỉ huy trưởng “ Qua rất yêu thương các em. Sở dĩ Qua bắt các em quỳ trước mặt toàn trường, là muốn các em phải làm gương cho mấy đứa nhỏ”.
Không có Đại tá Phan Như Hiên nài nỉ, “ tranh đấu” với Đại Tướng Lê Văn Tỵ và Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì bên cạnh những TSQ xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Trường Thủ Đức, Trường Đồng Đế, Trường Không Quân, Hải Quân, sẽ không có những TSQ tốt nghiệp Quân Y hay Đại Học Sư Phạm. Hầu hết các vị Ân nhân vừa nêu trên kể cả Đại tá Phan Như Hiên, không hề xuất thân từ bất cứ trường TSQ nào. Nhưng các Quý vị đã cư xử, hành động, trong cung cách cao quý của những cựu TSQ chính hiệu và đa hiệu. Đại tá Phan Như Hiên, vị đại Sư Phụ, Ông có duyên với TSQ. Ông có nợ với TSQ. Một món nợ tình. Một mối tình cao hơn tất cả mọi mối tình. Không ai định nghĩa được tình yêu. Không nên tìm tòi để mà định nghĩa. Vì định nghĩa là đóng khung, buộc chặt. Và tình yêu không còn là tình yêu nữa. Tình yêu trở thành tĩnh vật. Chỉ cần tâm niệm một điều. Đại tá Phan Như Hiên, đã không hẹn mà tới, tới đúng lúc, dừng chân tại nơi này, đã tạo dựng lên, gây căn bản vững chắc cho một điều gì, có lẽ đã làm cho Ông thực sự hãnh diện. Tập thể TSQ hãnh diện. Và sự hãnh diện này, đã mãi mãi trở thành kim chỉ nam, hướng dẫn cho cuộc đời binh lửa, cũng như cách linh động của mỗi TSQ. Câu chuyện Bà Tiên với Cô Bé Lọ Lem. Làm sao Tri Ân, Vinh Danh Đại tá Phan Như Hiên. Biết bao nhiêu lời mới gọi là vừa. Xin cám ơn Định mệnh. Định mệnh yêu dấu. Thay vì áp đặt, Định mệnh đã một lần đồng lõa, nên cho phép sự tự ý lựa chọn. Với sự tự ý lựa chọn. Thiếu Sinh Quân một đời, sinh hoa nẩy lộc từ Thiếu Sinh Quân một ngày. Một ngày, một đời ngang dọc.
Ctsq Bác sĩ Nguyễn Đức Long, M.D D Nguyen chuyen
THIẾU SINH QUÂN MỘT NGÀY, THIẾU SINH QUÂN MỘT ĐỜICTSQ - Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC LONG, M.D- Montreal-Canada
THIẾU SINH QUÂN MỘT NGÀY, THIẾU SINH QUÂN MỘT ĐỜI
CTSQ Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC LONG, M.D- Montreal-Canada
Từ những năm trung học, qua những năm đại học, cho tới lúc đã ra trường, mỗi lần có dịp là tôi ghé Nha Trang thăm nhà. Tôi nói là ghé thăm với lý do dễ hiểu, cuộc đời Thiếu sinh quân đã chiếm đến 90% sinh họat hàng ngày của hầu hết các TSQ. Gọi là đã chiếm mất với tất cả sự thích thú, giao động của tuổi trẻ. Sôi nổi, đứng ngồi không yên. Một ngày phải có 36 giờ, có lẽ vẫn chưa đủ, cho vuông tròn công chuyện của 24 tiếng. Đó là bản tính trời cho của TSQ. TSQ là hiếu động. TSQ là kỷ luật trong cởi mở. TSQ là bao dung, trong nghiêm trang. TSQ là khôi hài hơn ai hết. Nhưng TSQ không ưa bị ai qua mặt. Nếu không như thế, không còn là TSQ nữa. Má tôi là một bà mẹ đầy tình cảm, mau nước mắt. Mỗi lần tôi về, rồi mỗi lần tôi đi, bà đều khóc. Bà đã nhiều lần nhắc lại cùng một câu hỏi:” Cha mẹ cho con vào TSQ, con phải xa gia đình, con có bao giờ oán giận cha mẹ không.” Chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta trước câu hỏi này, cũng sẽ trả lời :” Nếu ở nhà với cha mẹ, con sẽ làm cái gì đây?”
Tuổi nhập học TSQ là 11, 12 tuổi. Nếu còn sống với gia đình, các chú nhỏ này, ngoài việc tới trường học hành, chỉ biết vui chơi, đùa nghịch, chạy nhẩy, chơi khăng, đánh bi, nhưng vẫn vô tư, nhút nhát, như con gái, phụ thuộc vào cha mẹ. Đêm đêm, có khi không dám ngủ một mình, vì sợ ma, sợ bóng tối. Nhưng khi đã nhập trường TSQ, tất cả như đã được thóat xác. Suốt ngày, có chuyện phải làm, mệt nhoài, không một phút ngừng tay, nghỉ ngơi để nghĩ vẫn vơ….Học chữ. Tập quân sự, xử dụng vũ khí đủ lọai, diễn hành, tác xạ, bò dưới hỏa lực. Học võ nghệ, chơi thể dục, thể thao, bóng rỗ, bóng tròn, bóng bàn. Thêm các món như truyền tin, quân cụ. Tất cả được uốn nắn, trong kỷ luật, tôi luyện chí kiên cường. Tính tự lập. Tinh thần trách nhiệm. Tháo vát. Song lạ, là hầu hết vẫn rất lãng mạn, đa tình.
TSQ lớn khôn, hiểu đời, già dặn, trưởng thành, cuồng nhiệt. vui nhộn, hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Trong cuốn cẩm nang của mỗi TSQ, chỉ có chữ lạc quan, chỉ có chữ yêu đời, chỉ có chữ hãnh diện, chỉ có chữ quyết tâm, tương thân tương ái. Và cuốn cẩm nang này, dù bây giờ, hay mãi về sau, có được nhuận sắc tái bản bao nhiêu lần đi nữa, chắc chắn cũng chẳng khi nào có những chữ như bi quan, thất vọng, ích kỷ, tự mãn, tự kiêu. TSQ mang trong tiềm thức, ở mỗi tế bào, trong mạch máu hồng luân lưu, tất cả như chuyên chở một cái gì vừa giản dị, tuyệt vời, nhưng không kém phần quan trọng kiêu sa. Máu từ tim phải qua trái tới phổi để chan hòa, hấp thụ dưỡng khí, mang đi phân phối nuôi dưỡng cơ thể. Máu từ khắp nơi, khi trở về đã trở thành máu đen, vì đã hết dưỡng khí…Máu từ tim ra đi chứa đầy dưỡng khí. Máu từ các bộ phận trở về, nơi TSQ, cũng vẫn đầy ắp dưỡng khí. Đó là biểu tượng, là sức sống mãnh liệt, là động lực thúc đẩy tập thể TSQ tiến tới. TSQ là như thế đó. Các soeurs, các linh mục được triệu vời, phải có một vocation tuyệt vời, mới đi tu, mới hiến đời mình cho Chúa. TSQ từ khắp nơi đổ về trường, trong mọi lứa tuổi, thuộc đủ giai cấp xã hội cũng như có một vocation tương tự, dể được uốn nắn, trong kỷ luật nghiêm minh, đôi khi trong roi vọt. Tất cả để đạt tới một cái gì, nghe hư huyền diệu, tuyệt vời, mênh mông trong bình minh. Để nhất định đạt được một cái gì đó, thực mát mắt, ngọt ngào ở đầu lưỡi…như reo vui trong mỗi tế bào, trong xương tủy, như trong Tiếng Sáo Thiên Thai “ thiên tiên chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian, có một mùa đào giòng, ngày tháng chưa tàn qua một lần”. Như một bông bưởi, như nụ hồng trước một thử thách, bên cạnh những nguy hiểm , bông bưởi này , nụ hồng này, chỉ biết nở, chỉ biết nối tiếp trường tồn, chỉ biết tỏa hương thơm ra, gần thì ở trong tầm tay, mà ra xa, cũng chưa bao giờ xa như thế, bên kia chân trời, ngút mắt. Tất cả như một. Tất cả để có được một điều gì, nghe như tầm thường, thực ra là quí giá vô vàn, nếu không phải là niềm hãnh diện, sáng trưng như mặt trời, thơ mộng như mặt trăng, long lanh như sao Bắc Đẩu. Đó là cái gì như nam châm thu hút, như sợi chỉ hồng ràng buộc định mệnh êm ái. Đó là gì, nếu không phải là một niềm hãnh diện là một Thiếu Sinh Quân. Thiếu Sinh Quân một ngày. Thiếu Sinh Quân một đời.
Các giáo sư, cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, đã tiến lại gần, tự nguyện, quên đi bản thân mình để tạo dựng, hình thành tập thể TSQ. Những giáo sư Ứng Cảnh Quang, Phạm Văn Viết, Đào Văn Tố, Nguyễn Hữu Hùng, Dương Quán, Bùi Thiệu Tường, Vũ Thị Minh Dung. Bà Nguyệt, Bà Đậu, kể cả nhạc sĩ Lê Hoàng Long với “ Thiếu Sinh Quân Hành Khúc”, cùng bao nhiêu vị khác nữa trong quân đội cũng như trong các trường công lập ở khắp nơi, đã tới với TSQ, thử một lần, để rồi lưu lại một đời, với duyên tuyệt vời và nợ cũng tuyệt vời.
Nhân đây, tôi muốn kính cẩn, ân cần nhắc tới một người hơn cha mẹ ruột. Một người vừa là cấp chỉ huy, vừa như cha, như anh. Đại tá Phan Như Hiên tuyệt với thân ái. Với niềm ước mơ xin được gặp lại Ông một lần. Tôi tốt nghiệp ra trường. Lên làm Y sĩ trường Trung Đoàn 42 Biệt Lập tại Tân Cảnh, Dakto. Sau đó, đổi về làm y sĩ điều trị tại Bệnh xá Sư Đoàn 2 Không Quân Nha Trang. Tại đây, có một lần. Một lần, tôi đã không nên thân, nên một lần phải ân hận suốt đời. Được tin Đại tá Phan Như Hiên đi công vụ ghé qua Nha Trang. Tôi đến nơi hẹn trễ nên không gặp được Ông. Ông là người tôn trọng người khác. Từ những chú TSQ bé nhỏ đến các quân nhân cán bộ đủ mọi cấp bậc. Ông tôn trọng lời hứa. Quyết tâm, khi làm điều gì là phải làm cho tới cùng. Tại Mỹ Tho, lúc chúng tôi sắp thi trung học, Ông nói “ Các em ráng học, lên trên đậu xong tú tài, tôi sẽ bằng mọi cách vận động cho các em học Đại học Sư phạm hay Quân Y..”. Đại Tướng Lê Văn Tỵ phản đối với lý do “ chúng nó là lính hiện dịch, dù đậu tú tài toàn phần đi nữa thì cũng phải đi học Đà Lạt”. Lúc đó Đà Lạt chưa đòi tú tài. Ông yêu thương TSQ như con ruột của Ông. Một người cha chính hiệu, thực hiền từ, bao dung. Nhưng khi cần nghiêm khắc thì cũng thực là nghiêm khắc. Chúng tôi trọ học ở Sài Gòn. Mỗi năm, trước khi tựu trường, chúng tôi phải về Vũng Tàu một tuần lễ. Sinh họat trong kỷ luật như mọi TSQ khác. Một buổi trưa, còi tập họp để nghe nhật lệnh trước khi đi ăn cơm, chúng tôi sắp hàng trễ. Ông đã ra lệnh, bắt chúng tôi quỳ trước mặt toàn trường. Sau đó, gọi chúng tôi lên trình diện. Ông nói, trong niềm xúc động, không với địa vị chỉ huy trưởng “ Qua rất yêu thương các em. Sở dĩ Qua bắt các em quỳ trước mặt toàn trường, là muốn các em phải làm gương cho mấy đứa nhỏ”.
Không có Đại tá Phan Như Hiên nài nỉ, “ tranh đấu” với Đại Tướng Lê Văn Tỵ và Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì bên cạnh những TSQ xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Trường Thủ Đức, Trường Đồng Đế, Trường Không Quân, Hải Quân, sẽ không có những TSQ tốt nghiệp Quân Y hay Đại Học Sư Phạm. Hầu hết các vị Ân nhân vừa nêu trên kể cả Đại tá Phan Như Hiên, không hề xuất thân từ bất cứ trường TSQ nào. Nhưng các Quý vị đã cư xử, hành động, trong cung cách cao quý của những cựu TSQ chính hiệu và đa hiệu. Đại tá Phan Như Hiên, vị đại Sư Phụ, Ông có duyên với TSQ. Ông có nợ với TSQ. Một món nợ tình. Một mối tình cao hơn tất cả mọi mối tình. Không ai định nghĩa được tình yêu. Không nên tìm tòi để mà định nghĩa. Vì định nghĩa là đóng khung, buộc chặt. Và tình yêu không còn là tình yêu nữa. Tình yêu trở thành tĩnh vật. Chỉ cần tâm niệm một điều. Đại tá Phan Như Hiên, đã không hẹn mà tới, tới đúng lúc, dừng chân tại nơi này, đã tạo dựng lên, gây căn bản vững chắc cho một điều gì, có lẽ đã làm cho Ông thực sự hãnh diện. Tập thể TSQ hãnh diện. Và sự hãnh diện này, đã mãi mãi trở thành kim chỉ nam, hướng dẫn cho cuộc đời binh lửa, cũng như cách linh động của mỗi TSQ. Câu chuyện Bà Tiên với Cô Bé Lọ Lem. Làm sao Tri Ân, Vinh Danh Đại tá Phan Như Hiên. Biết bao nhiêu lời mới gọi là vừa. Xin cám ơn Định mệnh. Định mệnh yêu dấu. Thay vì áp đặt, Định mệnh đã một lần đồng lõa, nên cho phép sự tự ý lựa chọn. Với sự tự ý lựa chọn. Thiếu Sinh Quân một đời, sinh hoa nẩy lộc từ Thiếu Sinh Quân một ngày. Một ngày, một đời ngang dọc.
Ctsq Bác sĩ Nguyễn Đức Long, M.D D Nguyen chuyen