Di Sản Hồ Chí Minh
THỜI BAO CẤP - Vĩnh An
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo XHCN.
Lang thang trên mạng thì thấy bài này, rất nhiều ảnh đặc sắc thời bao cấp. Xem để biết thôi, không nên suy diễn lung tung mất quan điểm mỗi thời đều có giá trị riêng của nó, một giai đoạn lịch sử.
Nội dung bài viết: Miền Bắc Thời Kỳ Bao Cấp (1975 - 1987)
Vĩnh An
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo XHCN. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20. (Giai đoạn VN bị cấm vận kinh tế và phải đối phó với 2 cuộc chiến tranh dây dưa kéo dài với TQ và Khơ me Đỏ - VA)
Sau hơn 30 năm, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhưng những hình ảnh về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống mãi trong ký ức của nhiều người. Đối với thế hệ 8X, đặc biệt là thế hệ 9X, thật khó có thể hình dung và cảm nhận được một cách trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này.
Hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Thuật ngữ "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này. Mất sổ gạo còn khủng khiếp hơn cả... mất tiền.
Chính trong giai đoạn khó khăn như thế, xuất hiện rất nhiều những ngành nghề mà giờ đây khi nhắc đến chúng, người ta như được nghe truyện cổ tích vậy.
Gia công qui gai xốp
Lộn cổ áo sơ mi
Dán vỏ nilon rách
Bơm mực bút chì bi
Đó chính là bốn câu thơ ứng tác của Chế Lan Viên tả về tình hình kinh tế và thị trường Thủ Đô năm 1986.
Đó là những hệ quả của một thời kỳ thiếu thốn khi áo sơ mi mặc lâu cổ đã sờn, không có tiền may áo mới, người ta ra hiệu lộn lại cổ áo cho sang. Thế rồi những cây bút bi dùng hết mực lại được đem ra bơm lại mực mới, áo mưa rách lung tung thì cứ rách đâu vá đó. Có khi một chiếc áo mưa có đến hàng chục miếng vá, cứ như tổ đỉa!
Hàng hóa rất khan hiếm, mà dù có tem phiếu người mua có thể sắp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì không còn hàng, đành về tay không. Hàng hóa thì ngoài phẩm chất kém, lượng hàng rất hạn chế, chỉ đủ dùng một thời gian ngắn, đến cuối tháng thì đã cạn kiệt, phải mua ở chợ đen, thế nên phần thưởng cho người lao động chính là chiếc lốp, chiếc nồi...
Chế độ tem phiếu thời bao cấp được phân loại A,B,C... tùy theo chức vụ, mức lương, phân ra tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp cũng lắm nhiêu khê - rằng: Ta không giàu, nhưng cũng có mức sống hơn kẻ nghèo khác. Loại "bìa" (tem phiếu) theo chế độ cao-thấp mua ở cửa hàng nào đã có sự tách biệt.
Người Hà Nội một thời coi cửa hàng cung cấp Tôn Đản là chợ vua quan nên đã có đồng dao:
“Tôn Đản là chợ vua quan
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng”.
Lại có câu đố châm biếm, nói lên sự không công bằng trong chế độ cung cấp, phân phối, có "đặc quyền đặc lợi": “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản là con gì?”... ./.
Thời nay mở cửa, kinh tế thị trường, tư bản, kinh tế tư nhân trăm hoa đua nở, đời sống khá hơn rất nhiều, nhưng lại nảy sinh hàng loạt vấn đề khác đòi hỏi cơ cấu chính trị cũng phải thay đổi để thích ứng.
Còn nhân dân nghĩ sao nhỉ ? hình như vẫn còn khá mơ hồ với các khái niệm mới. Bị rơi tõm vào đại dương thông tin nhiễu loạn, không chết đuối thì cũng sặc nước thương thay !!!
Vĩnh An
DD chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
THỜI BAO CẤP - Vĩnh An
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo XHCN.
Lang thang trên mạng thì thấy bài này, rất nhiều ảnh đặc sắc thời bao cấp. Xem để biết thôi, không nên suy diễn lung tung mất quan điểm mỗi thời đều có giá trị riêng của nó, một giai đoạn lịch sử.
Nội dung bài viết: Miền Bắc Thời Kỳ Bao Cấp (1975 - 1987)
Vĩnh An
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo XHCN. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20. (Giai đoạn VN bị cấm vận kinh tế và phải đối phó với 2 cuộc chiến tranh dây dưa kéo dài với TQ và Khơ me Đỏ - VA)
Sau hơn 30 năm, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhưng những hình ảnh về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống mãi trong ký ức của nhiều người. Đối với thế hệ 8X, đặc biệt là thế hệ 9X, thật khó có thể hình dung và cảm nhận được một cách trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này.
Hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Thuật ngữ "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này. Mất sổ gạo còn khủng khiếp hơn cả... mất tiền.
Chính trong giai đoạn khó khăn như thế, xuất hiện rất nhiều những ngành nghề mà giờ đây khi nhắc đến chúng, người ta như được nghe truyện cổ tích vậy.
Gia công qui gai xốp
Lộn cổ áo sơ mi
Dán vỏ nilon rách
Bơm mực bút chì bi
Đó chính là bốn câu thơ ứng tác của Chế Lan Viên tả về tình hình kinh tế và thị trường Thủ Đô năm 1986.
Đó là những hệ quả của một thời kỳ thiếu thốn khi áo sơ mi mặc lâu cổ đã sờn, không có tiền may áo mới, người ta ra hiệu lộn lại cổ áo cho sang. Thế rồi những cây bút bi dùng hết mực lại được đem ra bơm lại mực mới, áo mưa rách lung tung thì cứ rách đâu vá đó. Có khi một chiếc áo mưa có đến hàng chục miếng vá, cứ như tổ đỉa!
Hàng hóa rất khan hiếm, mà dù có tem phiếu người mua có thể sắp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì không còn hàng, đành về tay không. Hàng hóa thì ngoài phẩm chất kém, lượng hàng rất hạn chế, chỉ đủ dùng một thời gian ngắn, đến cuối tháng thì đã cạn kiệt, phải mua ở chợ đen, thế nên phần thưởng cho người lao động chính là chiếc lốp, chiếc nồi...
Chế độ tem phiếu thời bao cấp được phân loại A,B,C... tùy theo chức vụ, mức lương, phân ra tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp cũng lắm nhiêu khê - rằng: Ta không giàu, nhưng cũng có mức sống hơn kẻ nghèo khác. Loại "bìa" (tem phiếu) theo chế độ cao-thấp mua ở cửa hàng nào đã có sự tách biệt.
Người Hà Nội một thời coi cửa hàng cung cấp Tôn Đản là chợ vua quan nên đã có đồng dao:
“Tôn Đản là chợ vua quan
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng”.
Lại có câu đố châm biếm, nói lên sự không công bằng trong chế độ cung cấp, phân phối, có "đặc quyền đặc lợi": “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản là con gì?”... ./.
Thời nay mở cửa, kinh tế thị trường, tư bản, kinh tế tư nhân trăm hoa đua nở, đời sống khá hơn rất nhiều, nhưng lại nảy sinh hàng loạt vấn đề khác đòi hỏi cơ cấu chính trị cũng phải thay đổi để thích ứng.
Còn nhân dân nghĩ sao nhỉ ? hình như vẫn còn khá mơ hồ với các khái niệm mới. Bị rơi tõm vào đại dương thông tin nhiễu loạn, không chết đuối thì cũng sặc nước thương thay !!!
Vĩnh An
DD chuyen