Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
TRIỆT THOÁI
Địa-phương quân "đứa con không được chăm sóc của QLVNCH" người dân thành thị hầu như quên lãng họ, đã chiến-đấu trong cô-đơn, trong điều-kiện trang-bị và hỏa-lực yểm-trợ quá thiếu thốn.
Tướng giỏi nghiến răng nén bất bình
Chiến trận bao năm chưa chiến bại
Một ngày buông súng quỉ thần kinh !
Ghìm súng đêm đen đồi Bảo-Đại
Quân đi ngậm thẻ nuốt hờn căm
Hoài-Đức pháo rơi như đậu vãi
Về đâu Quốc lộ 1 mù tăm !
Băng rừng vượt chốt mở đường máu
Tiểu-đoàn ba trăm còn ba mươi
Bi đông cạn nước tay lựu đạn
Máu trộn mồ hôi lẫn xác người.
Sông núi rùng mình Biển-Lạc khóc
Ba-lô nón sắt vững lòng dân
Hình vợ, thẻ bài đeo trước ngực
Lăng-Quăng cầu gãy lính chồn chân.
La-Ngà, Gia-Huynh địch vây khổn
Tánh-Linh tràn ngập bầy Kên-Kên
Quan nghinh đầu súng, Lính đoạn hậu
Sống chết trời cho súng nổ rền.
Vợ trẻ chờ chồng con chờ cha
Giặc ruồng thôn xóm nát tan nhà
Võ-Xu, Chính-Đức rồi Võ-Đắt
Về đâu La-Gi xa thật xa.
Người lính can trường vuốt mắt bạn
Cắn nát môi nuốt lệ rưng rưng
Hỡi ơi chiến trận anh hùng tận
Vùi thây đánh dấu gốc bằng-lăng.
Đêm sao Bắc-đẩu soi mắt thần
Mỗi bước chân mìn bẫy giăng ngầm
Suối-Kiết, Láng-Gòn, Tân-Long bến
Hải-đội đâu mà biển lặng câm !
Tiểu-đoàn ba trăm còn ba mươi
Mất tích thương vong lính tả tơi
Tận nhân lực anh hùng mạt vận
Xuôi đời theo vận nước nổi trôi.
Lui binh, lui binh hề lui binh
Tướng giỏi nghiến răng nén bất bình
Trăm trận ra quân trăm trận thắng
Tháng tư bẻ súng đất trời kinh !
TVS 03/2012
Sinh Tồn chuyển
(Những cứ điểm mà việt cộng cần phải triệt-hạ trước khi tiến đánh Xuân-Lộc, Long-Khánh)
I/ Tháng 12/1974 Việt cộng mở chiến dịch
"Tánh-Linh & Hoài-Đức" với mục đích đánh chiếm hai quận Tánh-Linh và
Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy. Nếu thành công chúng sẽ cắt đứt được
Quân-khu II và Quân-khu III tại cây số 125 thuộc Quốc lộ 20 đường đi
Đà-Lạt và chúng cũng sẽ kiểm soát được ngã ba Ông Đồn nằm trên Quốc lộ I
đây là con đường huyết mạch đi các tỉnh miền Trung, đồng thời bao vây
và cô lập trước khi đánh chiếm thị xã Xuân-Lộc cửa ngỏ vào Saigon.
Nhưng ý đồ của việt cộng thất bại vì
chúng chỉ chiếm được quận Tánh-Linh nhưng không chiếm được quận
Hoài-Đức. Vì thế, Quân khu 6 việt cộng xin bổ sung thêm 2,000* quân
(*tài liệu của Dr. Nguyễn-đức-Phương tác giả "Chiến-tranh VN toàn tập").
Việt cộng tương đương cấp sư-đoàn mở cuộc tấn công Hoài-Đức đợt II bắt
đầu từ tuần lễ thứ nhì của tháng 03 năm 1975, lực-lượng phòng thủ của ta
ban đầu gồm có tiểu-đoàn 369/Địa Phương phòng thủ nội vi chi-khu,
tiểu-đoàn 3/43 thuộc sư-đoàn 18/BB tăng phái đóng quân tại phi trường
L.19 nằm về phía tây của chi-khu 1,000m. Khi áp lực địch trở nên quá
nặng, tiểu-đoàn 344/ĐP đang nghỉ dưỡng quân tại tỉnh lỵ sau trận đánh
tháng 12/1974 được lịnh khẩn cấp nhảy vào Hoài-Đức để tăng cường phòng
thủ (cũng trong thời gian này việt cộng với nhiều trung-đoàn chúng tấn
công quận Định-Quán thuộc tỉnh Long-khánh). Địch quân với quân số nhiều
hơn ta năm lần với hỏa lực yểm-trợ của cả một trung-đoàn pháo, trong khi
đó phía ta chỉ có vũ-khí cơ-hữu của mỗi tiểu-đoàn. Hoài-Đức (Bình-Tuy)
và Định-Quán (Long-khánh) thất thủ rạng sáng ngày 20 tháng 03 năm 1975.
II/ LUI BINH: Sau khi cứ điểm chi-khu
Hoài-Đức bị địch tràn ngập, tôi cố gắng liên lạc với cánh B của tôi,
đồng thời liên lạc với các cánh quân khác gồm có TĐ3/43/BB, Bộ chỉ huy
chi-khu, trung đội Pháo binh 105 ly nhưng không nơi nào trả lời, tôi
đoán là các đơn vị bạn bị thiệt hại nặng nên mới mất liên lạc như thế và
lợi dụng việt cộng ngưng tiếng súng, cánh A do tôi chỉ huy đoạn
chiến... lùi lại đồi đá thật nhanh để sẳn sàng trận đánh cuối cùng.
Kiểm soát vũ khí đạn dược, chỉ đủ để cầm
cự được vài giờ vì không được tiếp tế. Chung quanh tôi bán kính khoảng
70 cây số không có bạn, không có pháo binh và phi cơ yểm trợ, mọi liên
lạc vô tuyến đều im bặt, tôi mất liên lạc hẳn với cánh B... lương thực
cũng chỉ dùng được hai ngày, nước uống rất khan hiếm vì mùa nắng... và
đang bị địch bao vây kêu gọi chúng tôi đầu hàng !
Tôi khẩn cấp cho tu bổ hệ thống phòng thủ
nhưng vẫn sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiểu đội Tình báo còn được
7 người do sĩ-quan trưởng ban 2 tiểu-đoàn chỉ huy chia làm hai toán
nương theo đường thông thủy trườn xuống đồi theo hướng tây, hướng nầy
toàn gai tre và trũng nước... nhiều đoạn phải bò sát đất nên việt cộng
không thể phục kích ở đây được. Nhưng đây là tử địa, nếu địch phát giác
mà nã pháo vào thì chỉ có chết... không cách nào vùng vẫy được. Đến
06:00 giờ chiều các toán cảnh giới báo đã vào vị trí an toàn, hoàn toàn
không có dấu vết của địch quân... tôi mừng rỡ vì đây là con đường thoát
hiểm duy nhất. Nhưng muốn thoát bằng lối nầy không phải là dễ, tuyệt đối
không được gây tiếng động và cũng cần phải rút thật nhanh, đoạn đường
tử-thần này dài gần 1.000m. Tôi ra lịnh hai toán cảnh giới này bám sát
trận địa, mỗi một sơ hở cánh A chúng tôi chắn chắn sẽ bị xoá sổ.
7:00 giờ tối, cảnh vật bắt đầu lờ mờ, tôi
cho gài mìn Claymore và lựu đạn tối đa xung quanh khu vực đóng quân,
tất cả lều võng đều giữ nguyên để địch không nghi ngờ mình bỏ đồi, chọn
một tiểu đội tình nguyện ở lại và sẽ rút sau khi có lệnh.
8:00 giờ, trời tối đen như mực, chúng tôi
bỏ đồi, từng người một nhẹ nhàng nương theo cỏ tranh trườn xuống như
một đàn rắn. Di chuyển được 500 thước, tôi bấm ống liên hợp ra hiệu cho
tiểu đội còn trên đồi rút bỏ... đến khi tiểu đội này theo kịp, tôi cho
cánh A tiếp tục di chuyển. Nửa đêm chúng tôi thoát khỏi rừng tre và tiếp
tục di chuyển thêm 500 thước thì dừng lại. Phía đồi đá, nơi chúng tôi
vừa rút bỏ có tiếng mìn claymore và lựu đạn nổ... ngưng chừng 10 phút
lại có tiếng mìn và lựu đạn nổ, nhưng lần nầy lại có cả tiếng súng AK.47
nổ vang cả góc rừng, tiếp theo là tiếng hò hét xung phong. Tôi gọi các
cánh quân của tôi để xác nhận thì không ai chạm địch cả, có thể các cánh
quân của VC khi tấn công lên đồi đã ngộ nhận mà bắn lẫn nhau, như thế
càng tốt.
Mờ sáng ngày 21/03/75 tôi cho rải mỏng
quân với hy vọng đón nhận được quân bạn thất lạc... nhưng cho đến chiều
chỉ nhận thêm được 20 người thuộc gia đình quân nhân và vài người lính
của chi khu vẫn còn súng đạn. Không thể chần chờ thêm nữa, để đánh lạc
hướng địch, tôi cho cánh A nhắm hướng chính Tây di chuyển, gần nửa đêm
chúng tôi gặp sông La-Ngà ranh giới giữa Bình-Tuy và Long-khánh, tôi cho
chuyển hướng chính Nam (dọc theo sông La-Ngà) tiếp tục đi cho đến mờ
sáng, như vậy chúng tôi đã đi xa khỏi vòng vây của địch hơn mười cây số.
Tôi lại lấy hướng Đông Nam băng qua tỉnh lộ 333 thuộc ấp Trà-Tân 2 (nơi
đây cách hơn hai tháng trước LĐ7/BĐQ đã chạm nặng với địch) hướng này
sẽ về căn cứ 6 nằm trên Quốc lộ I cách đây 60 cây số. Đến 9:00 giờ sáng
ngày 22/03/1975 chúng tôi gặp suối Gia-Huynh, mùa này nước cạn nên cố
đào để lấy nước... ăn uống qua loa rồi tiếp tục lên đường.
Khoảng 2:00 giờ trưa chúng tôi gặp đường
rầy xe lửa ga Gia-Huynh với những toa tàu còn sót lại, cảnh vật hoang
phế vì lâu năm không có bóng người. Nhà ga, toa tàu và đường ray cỏ và
giây leo mọc che kín, nơi đây là vùng hoạt động tự do của việt cộng từ
khi đường xe lửa không còn xử dụng, tôi cẩn thận chia đoàn quân làm hai
cánh. Đến 5:00 giờ chiều gặp vài đường mòn đầy vết giày và dép râu của
địch. Đi thêm nửa giờ trời bắt đầu nhá nhem tối... phía trước có nhiều
tiếng động khả nghi, tất cả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong tình
thế di tản chiến-thuật đơn độc, tôi cố tình tránh né giao chiến với
địch, vừa đổi hướng tiến quân, bất ngờ một toán việt cộng đã nhìn thấy
chúng tôi nên bắt buộc chúng tôi phải nổ súng.
Tiếng súng giao tranh nổ vang cả một góc
rừng, tôi cho lịnh xung phong bất kể địch quân là bao nhiêu, những tên
việt cộng gần nhất bị bắn hạ ngay loạt đạn đầu tiên... chúng tôi đánh
tràn qua thuận đường rút lui. Trên chiếc xe Truck chứa đầy thùng gỗ
không biết vũ-khí hay lương thực vì trời quá tối, xác vài tên việt cộng
nằm vắt ngang... mặc kệ chiến lợi phẩm, tôi chỉ tịch thu một chiếc cặp
da chứa tài liệu và phóng đi thật nhanh. Vì đêm tối, chúng tôi sợ lạc
nhau nên chỉ đi một hàng dọc, cả hai cánh liên lạc chặc chẽ với nhau,
đoàn người cứ lặng lẽ đi như những bóng ma. Gần nửa đêm, vì quá tối nên
chúng tôi dùng những mảnh cây mục có lân tinh cắm vào ba lô để người đi
sau nhìn thấy người đi trước cho khỏi lạc. Khoảng 03:00 giờ sáng chúng
tôi dừng lại nghỉ vì quá mệt, đến 05:00 giờ sáng lại tiếp tục di chuyển.
Cuộc chạm súng lúc chiều coi như chúng
tôi đã bị lộ, tôi biết chắc là địch sẽ truy kích, vùng này từ nhiều năm
nay là của bọn chúng, nơi dưỡng quân của trung-đoàn 33 Quyết thắng VC,
chúng tôi phải thoát ra khỏi đây thật nhanh. Tôi cho lịnh đại-đội 1/344
đại-đội trưởng là trung-úy Quảng (gốc TQLC) cùng đại-bác 57 ly, cối 81
ly (cả hai đều hết đạn) với 20 người dân cùng đại-đội Chỉ-huy đi trước
sau khi đã dặn dò những điểm tập trung trong trường hợp thất lạc nhau.
Tôi và đại-đội 2/344 của trung-úy Vương đi sau để cản hậu trong trường
hợp bị địch tập kích.
06:00 giờ sáng ngày 23/03/1975 rừng còn
mờ sương, cánh quân đại-đội 1/344 vừa di chuyển được 15 phút thì chạm
địch... bọn việt cộng bỏ chạy, tôi đoán đây chỉ là tổ báo động của địch,
như thế chúng tôi lại bị lộ lần nữa, chắc chắn địch cố truy lùng để
tiêu diệt chúng tôi, một trận ác chiến sẻ không tránh khỏi. Tôi cho đại
đội 1/344, đại-đội Chỉ-huy và 20 đồng bào chạy thoát thật nhanh, tôi và
đại-đội 2/344 của trung-úy Vương mở cuộc phục-kích chớp nhoáng... chờ
địch.
Đúng như dự đoán, bọn việt cộng đã theo
kịp và một cuộc chạm súng ác liệt xảy ra. Vì đã chuẩn bị trước nên chúng
tôi đốn ngã từng đợt việt cộng xuất hiện dễ dàng. Việt cộng muốn trả
thù đồng bọn bị chúng tôi giết chết ngày hôm qua nên bọn chúng cứ tràn
tới, ngã lớp này lớp khác lại tiến lên như loài thiêu thân, xác địch nằm
chồng lên xác lính của ta. Trở ngại lớn là chúng tôi không còn nhiều
đạn, không có tiếp viện, không có phi pháo yểm trợ, mọi liên lạc đều bị
cắt đứt... nếu tiếp tục giao chiến chắc chắn sẽ bị địch tiêu diệt !
Lợi dụng khoảnh khắc áp lực địch tương
đối yếu, tôi cho đại-đội 2/344 thành lập nhiều tổ tam "tam chế", áp dụng
cá nhân chiến đấu và chỉ xử dụng lựu đạn đánh địch để bọn chúng không
phát hiện chúng ta ở đâu, vừa đánh vừa lui dần do đó bọn chúng không dám
bám gắt, nhưng cho dù đánh kiểu nào đi nữa thì chúng tôi cũng không còn
đủ đạn dược để cầm cự, địch đông cấp tiểu-đoàn hoặc nhiều hơn có thể cả
trung-đoàn 33 Quyết-thắng ở đây. Trung-úy Vương đại-đội trưởng bị
thương, ngực thấm máu nhưng không nặng vì tôi thấy anh còn di-chuyển
được, chúng tôi đau lòng khi thấy anh em mình bị thương nặng nằm chờ
chết mà không cứu được !
Bọn việt cộng bắt đầu pháo, trong rừng bị
pháo rất nguy hiểm... đạn có thể chạm nhánh cây phát nổ và mảnh đạn phủ
chụp xuống... nhưng hình như bọn việt cộng không biết rõ đội hình và
hướng lui quân của ta nên đạn pháo nổ chệch hướng. Chiến trường khói lửa
mịt mùng, đạn pháo phá nát một vùng rộng lớn mà phần nhiều nổ chận
đường rút lui chúng tôi về hướng căn cứ 6 Bình-Tuy, tôi chợt hiểu, bọn
việt cộng đoán biết được hướng lui binh của ta, tôi ra lệnh đổi hướng,
tất cả nhắm hướng căn cứ 2 thuộc Long-Khánh rút thật nhanh. Chúng tôi
nương theo những con suối cạn rộng khoảng 2 thước và sâu tới ngực... cố
chạy thật nhanh, đến 02:00 giờ trưa không còn nghe tiếng súng của việt
cộng, tôi biết chắc bọn chúng bị lừa nên vẫn tiếp tục truy kích chúng
tôi theo hướng căn cứ 6.
Hết sức thận trọng chúng tôi tiếp tục di
chuyển về căn cứ 2. Đến 04:00 giờ chiều, cánh quân đi đầu báo "có
người", tôi cho dàn quân thật nhanh chuẩn bị trận đánh cuối cùng vì đạn
dược người có người không và tất cả hầu như kiệt sức.
Đại-đội 1/344 báo không phải việt cộng mà
là người dân đang bắt cá ở một con suối, anh này cho biết ở đây thuộc
căn cứ 2... từ đây ra đó hơn một cây số. Dân số ở đây khoảng 10 ngàn
nhưng đã di tản chỉ còn lại vài trăm người (căn cứ 1 và căn cứ 3 đã lọt
vào tay việt cộng cách đây vài ngày), nơi đây vẫn còn lính Quốc-gia.
Thật không có nỗi vui nào bằng, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết,
chúng tôi uà xuống dòng suối trong xanh như một đàn vịt. Sau khi uống và
lấy nước xong, tôi thận trọng cho một toán lính cùng người dân bắt cá
đi trước, hai cánh quân theo sau khoảng cách hai trăm thước. Không bao
lâu chúng tôi đã nhìn thấy lác đác vài mái nhà... tôi cho lịnh toán quân
đi đầu bắn một quả chiếu sáng dù và giương cao lá cờ Quốc-gia để tránh
ngộ nhận. Phía bên trái cách chúng tôi vài trăm mét là lá cờ vàng ba sọc
đỏ đang tung bay trong gió chiều lồng lộng, lá cờ thật oai nghiêm, lòng
tôi rộn lên một niềm vui khôn tả ! Nén xúc động... tôi cho lệnh rải
quân thật mỏng, canh gác cẩn thận.
Dân chúng chạy ra xem rất đông, họ mang
cả bắp, khoai mì, khoai lang luộc, mì gói và cả cơm mới nấu mà gia đình
chưa kịp ăn đem cho lính... tình Quân Dân như thế đó ! Người lính cảm
thấy nhỏ bé trước tình cảm đồng bào dành cho họ !!! Trong số đồng bào
còn có vài anh lính của căn cứ 2, tôi theo họ vào gặp vị Thiếu-tá
Tiểu-đoàn trưởng để xin nhờ máy gọi về Tiểu-khu Bình-Tuy. Tôi nhận được
lịnh ngày mai 24/03/1975 trực-thăng sẽ bốc chúng tôi. Kiểm điểm quân số
chúng tôi còn 200 người, như thế chúng tôi đã mất 40 người trong trận
chạm súng suốt ngày hôm nay với việt cộng.
(Vài ngày sau tôi được biết cánh B của
tôi gồm có đại-đội 3/344 của Đại-úy Trương-Kiêm trực thăng tìm thấy
trong rừng và bốc về Long-khánh tổng cộng 36 người. Đại-đội 4/344 của
Đại-úy Nguyễn-châu-Luyện về được căn cứ 5 tổng cộng 15 người. Tiểu-đoàn
369/ĐP phòng thủ bên trong Chi-khu về được 99 người, Thiếu-tá Xinh
Chi-khu trưởng chỉ một mình Ông về tới căn cứ 6 thuộc Bình-Tuy cách xa
Hoài-Đức 70 cây số. Riêng Tiểu-đoàn 2/43 của Sư-đoàn 18BB tăng phái cho
Hoài-Đức về được Long-Khánh, thiệt hại không rõ. Như vậy Tiểu-đoàn
344/ĐP của tôi thiệt hại hơn phân nửa, khoảng 260 người).
08:00 giờ tối ngày 24/03/1975, chúng tôi
về đến Bình-Tuy, tôi vào trình diện Đại-tá Trần-bá-Thành Tiểu-khu trưởng
(Ông hiện định cư tại nam California, trước khi về BT làm Tỉnh trưởng
kiêm Tiểu-khu trưởng, Đ/tá Thành là Trung đoàn trưởng Tr/đoàn 48/18BB).
Tôi trình bày sơ lược tình trạng hiện nay của tiểu-đoàn, sau đó Ông bảo
tôi về nghỉ ngơi mai sẽ tính... nhưng khi ra tới cổng tiểu-khu tôi bị
ngất xỉu phải chở vào bệnh viện vì kiệt sức. Đêm đó, bạn tôi Lê-Hùng
tiểu-đoàn trưởng TĐ341/ĐP vào bệnh viện mang tôi về hậu-cứ của anh ấy
cho y-tá chăm sóc mặc tiếng phản đối của nhân viên bệnh viện và Bác-sĩ
(anh Lê-Hùng hiện đang cư ngụ tại nam California).
Địa-phương quân "đứa con không được chăm
sóc của QLVNCH" người dân thành thị hầu như quên lãng họ, đã chiến-đấu
trong cô-đơn, trong điều-kiện trang-bị và hỏa-lực yểm-trợ quá thiếu
thốn... nhưng họ vẫn phải chiến-đấu để bảo-vệ Tổ-quốc và đồng bào,
chiến-công không ai biết và cái chết của họ cũng lặng lẽ theo tiếng kèn
truy-điệu. Tiếc thương họ có chăng là những tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ,
con và những người thân thuộc, của những đồng đội đứng cúi đầu với dòng
lệ tiếc thương !
"Họ là những anh-hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can-đảm và tận tình giúp nước !”
(thơ Giáo-sư Nguyễn-ngọc-Huy)
Viết tại San Jose, California cuối Thu 2011
Lê Phi Ô
Tiểu-đoàn trưởng TĐ344/ Địa phương
Tiểu-khu Bình-Tuy - (cựu tù A20).
*******************
LUI BINH HÀNH
(Tặng 2 vị Tiểu-đoàn trưởng của tôi: Lê phi Ô & Lê Hùng)
Lui binh, lui binh hề lui binh(Tặng 2 vị Tiểu-đoàn trưởng của tôi: Lê phi Ô & Lê Hùng)
Tướng giỏi nghiến răng nén bất bình
Chiến trận bao năm chưa chiến bại
Một ngày buông súng quỉ thần kinh !
Ghìm súng đêm đen đồi Bảo-Đại
Quân đi ngậm thẻ nuốt hờn căm
Hoài-Đức pháo rơi như đậu vãi
Về đâu Quốc lộ 1 mù tăm !
Băng rừng vượt chốt mở đường máu
Tiểu-đoàn ba trăm còn ba mươi
Bi đông cạn nước tay lựu đạn
Máu trộn mồ hôi lẫn xác người.
Sông núi rùng mình Biển-Lạc khóc
Ba-lô nón sắt vững lòng dân
Hình vợ, thẻ bài đeo trước ngực
Lăng-Quăng cầu gãy lính chồn chân.
La-Ngà, Gia-Huynh địch vây khổn
Tánh-Linh tràn ngập bầy Kên-Kên
Quan nghinh đầu súng, Lính đoạn hậu
Sống chết trời cho súng nổ rền.
Vợ trẻ chờ chồng con chờ cha
Giặc ruồng thôn xóm nát tan nhà
Võ-Xu, Chính-Đức rồi Võ-Đắt
Về đâu La-Gi xa thật xa.
Người lính can trường vuốt mắt bạn
Cắn nát môi nuốt lệ rưng rưng
Hỡi ơi chiến trận anh hùng tận
Vùi thây đánh dấu gốc bằng-lăng.
Đêm sao Bắc-đẩu soi mắt thần
Mỗi bước chân mìn bẫy giăng ngầm
Suối-Kiết, Láng-Gòn, Tân-Long bến
Hải-đội đâu mà biển lặng câm !
Tiểu-đoàn ba trăm còn ba mươi
Mất tích thương vong lính tả tơi
Tận nhân lực anh hùng mạt vận
Xuôi đời theo vận nước nổi trôi.
Lui binh, lui binh hề lui binh
Tướng giỏi nghiến răng nén bất bình
Trăm trận ra quân trăm trận thắng
Tháng tư bẻ súng đất trời kinh !
TVS 03/2012
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
TRIỆT THOÁI
Địa-phương quân "đứa con không được chăm sóc của QLVNCH" người dân thành thị hầu như quên lãng họ, đã chiến-đấu trong cô-đơn, trong điều-kiện trang-bị và hỏa-lực yểm-trợ quá thiếu thốn.
(Những cứ điểm mà việt cộng cần phải triệt-hạ trước khi tiến đánh Xuân-Lộc, Long-Khánh)
I/ Tháng 12/1974 Việt cộng mở chiến dịch
"Tánh-Linh & Hoài-Đức" với mục đích đánh chiếm hai quận Tánh-Linh và
Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy. Nếu thành công chúng sẽ cắt đứt được
Quân-khu II và Quân-khu III tại cây số 125 thuộc Quốc lộ 20 đường đi
Đà-Lạt và chúng cũng sẽ kiểm soát được ngã ba Ông Đồn nằm trên Quốc lộ I
đây là con đường huyết mạch đi các tỉnh miền Trung, đồng thời bao vây
và cô lập trước khi đánh chiếm thị xã Xuân-Lộc cửa ngỏ vào Saigon.
Nhưng ý đồ của việt cộng thất bại vì
chúng chỉ chiếm được quận Tánh-Linh nhưng không chiếm được quận
Hoài-Đức. Vì thế, Quân khu 6 việt cộng xin bổ sung thêm 2,000* quân
(*tài liệu của Dr. Nguyễn-đức-Phương tác giả "Chiến-tranh VN toàn tập").
Việt cộng tương đương cấp sư-đoàn mở cuộc tấn công Hoài-Đức đợt II bắt
đầu từ tuần lễ thứ nhì của tháng 03 năm 1975, lực-lượng phòng thủ của ta
ban đầu gồm có tiểu-đoàn 369/Địa Phương phòng thủ nội vi chi-khu,
tiểu-đoàn 3/43 thuộc sư-đoàn 18/BB tăng phái đóng quân tại phi trường
L.19 nằm về phía tây của chi-khu 1,000m. Khi áp lực địch trở nên quá
nặng, tiểu-đoàn 344/ĐP đang nghỉ dưỡng quân tại tỉnh lỵ sau trận đánh
tháng 12/1974 được lịnh khẩn cấp nhảy vào Hoài-Đức để tăng cường phòng
thủ (cũng trong thời gian này việt cộng với nhiều trung-đoàn chúng tấn
công quận Định-Quán thuộc tỉnh Long-khánh). Địch quân với quân số nhiều
hơn ta năm lần với hỏa lực yểm-trợ của cả một trung-đoàn pháo, trong khi
đó phía ta chỉ có vũ-khí cơ-hữu của mỗi tiểu-đoàn. Hoài-Đức (Bình-Tuy)
và Định-Quán (Long-khánh) thất thủ rạng sáng ngày 20 tháng 03 năm 1975.
II/ LUI BINH: Sau khi cứ điểm chi-khu
Hoài-Đức bị địch tràn ngập, tôi cố gắng liên lạc với cánh B của tôi,
đồng thời liên lạc với các cánh quân khác gồm có TĐ3/43/BB, Bộ chỉ huy
chi-khu, trung đội Pháo binh 105 ly nhưng không nơi nào trả lời, tôi
đoán là các đơn vị bạn bị thiệt hại nặng nên mới mất liên lạc như thế và
lợi dụng việt cộng ngưng tiếng súng, cánh A do tôi chỉ huy đoạn
chiến... lùi lại đồi đá thật nhanh để sẳn sàng trận đánh cuối cùng.
Kiểm soát vũ khí đạn dược, chỉ đủ để cầm
cự được vài giờ vì không được tiếp tế. Chung quanh tôi bán kính khoảng
70 cây số không có bạn, không có pháo binh và phi cơ yểm trợ, mọi liên
lạc vô tuyến đều im bặt, tôi mất liên lạc hẳn với cánh B... lương thực
cũng chỉ dùng được hai ngày, nước uống rất khan hiếm vì mùa nắng... và
đang bị địch bao vây kêu gọi chúng tôi đầu hàng !
Tôi khẩn cấp cho tu bổ hệ thống phòng thủ
nhưng vẫn sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiểu đội Tình báo còn được
7 người do sĩ-quan trưởng ban 2 tiểu-đoàn chỉ huy chia làm hai toán
nương theo đường thông thủy trườn xuống đồi theo hướng tây, hướng nầy
toàn gai tre và trũng nước... nhiều đoạn phải bò sát đất nên việt cộng
không thể phục kích ở đây được. Nhưng đây là tử địa, nếu địch phát giác
mà nã pháo vào thì chỉ có chết... không cách nào vùng vẫy được. Đến
06:00 giờ chiều các toán cảnh giới báo đã vào vị trí an toàn, hoàn toàn
không có dấu vết của địch quân... tôi mừng rỡ vì đây là con đường thoát
hiểm duy nhất. Nhưng muốn thoát bằng lối nầy không phải là dễ, tuyệt đối
không được gây tiếng động và cũng cần phải rút thật nhanh, đoạn đường
tử-thần này dài gần 1.000m. Tôi ra lịnh hai toán cảnh giới này bám sát
trận địa, mỗi một sơ hở cánh A chúng tôi chắn chắn sẽ bị xoá sổ.
7:00 giờ tối, cảnh vật bắt đầu lờ mờ, tôi
cho gài mìn Claymore và lựu đạn tối đa xung quanh khu vực đóng quân,
tất cả lều võng đều giữ nguyên để địch không nghi ngờ mình bỏ đồi, chọn
một tiểu đội tình nguyện ở lại và sẽ rút sau khi có lệnh.
8:00 giờ, trời tối đen như mực, chúng tôi
bỏ đồi, từng người một nhẹ nhàng nương theo cỏ tranh trườn xuống như
một đàn rắn. Di chuyển được 500 thước, tôi bấm ống liên hợp ra hiệu cho
tiểu đội còn trên đồi rút bỏ... đến khi tiểu đội này theo kịp, tôi cho
cánh A tiếp tục di chuyển. Nửa đêm chúng tôi thoát khỏi rừng tre và tiếp
tục di chuyển thêm 500 thước thì dừng lại. Phía đồi đá, nơi chúng tôi
vừa rút bỏ có tiếng mìn claymore và lựu đạn nổ... ngưng chừng 10 phút
lại có tiếng mìn và lựu đạn nổ, nhưng lần nầy lại có cả tiếng súng AK.47
nổ vang cả góc rừng, tiếp theo là tiếng hò hét xung phong. Tôi gọi các
cánh quân của tôi để xác nhận thì không ai chạm địch cả, có thể các cánh
quân của VC khi tấn công lên đồi đã ngộ nhận mà bắn lẫn nhau, như thế
càng tốt.
Mờ sáng ngày 21/03/75 tôi cho rải mỏng
quân với hy vọng đón nhận được quân bạn thất lạc... nhưng cho đến chiều
chỉ nhận thêm được 20 người thuộc gia đình quân nhân và vài người lính
của chi khu vẫn còn súng đạn. Không thể chần chờ thêm nữa, để đánh lạc
hướng địch, tôi cho cánh A nhắm hướng chính Tây di chuyển, gần nửa đêm
chúng tôi gặp sông La-Ngà ranh giới giữa Bình-Tuy và Long-khánh, tôi cho
chuyển hướng chính Nam (dọc theo sông La-Ngà) tiếp tục đi cho đến mờ
sáng, như vậy chúng tôi đã đi xa khỏi vòng vây của địch hơn mười cây số.
Tôi lại lấy hướng Đông Nam băng qua tỉnh lộ 333 thuộc ấp Trà-Tân 2 (nơi
đây cách hơn hai tháng trước LĐ7/BĐQ đã chạm nặng với địch) hướng này
sẽ về căn cứ 6 nằm trên Quốc lộ I cách đây 60 cây số. Đến 9:00 giờ sáng
ngày 22/03/1975 chúng tôi gặp suối Gia-Huynh, mùa này nước cạn nên cố
đào để lấy nước... ăn uống qua loa rồi tiếp tục lên đường.
Khoảng 2:00 giờ trưa chúng tôi gặp đường
rầy xe lửa ga Gia-Huynh với những toa tàu còn sót lại, cảnh vật hoang
phế vì lâu năm không có bóng người. Nhà ga, toa tàu và đường ray cỏ và
giây leo mọc che kín, nơi đây là vùng hoạt động tự do của việt cộng từ
khi đường xe lửa không còn xử dụng, tôi cẩn thận chia đoàn quân làm hai
cánh. Đến 5:00 giờ chiều gặp vài đường mòn đầy vết giày và dép râu của
địch. Đi thêm nửa giờ trời bắt đầu nhá nhem tối... phía trước có nhiều
tiếng động khả nghi, tất cả trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong tình
thế di tản chiến-thuật đơn độc, tôi cố tình tránh né giao chiến với
địch, vừa đổi hướng tiến quân, bất ngờ một toán việt cộng đã nhìn thấy
chúng tôi nên bắt buộc chúng tôi phải nổ súng.
Tiếng súng giao tranh nổ vang cả một góc
rừng, tôi cho lịnh xung phong bất kể địch quân là bao nhiêu, những tên
việt cộng gần nhất bị bắn hạ ngay loạt đạn đầu tiên... chúng tôi đánh
tràn qua thuận đường rút lui. Trên chiếc xe Truck chứa đầy thùng gỗ
không biết vũ-khí hay lương thực vì trời quá tối, xác vài tên việt cộng
nằm vắt ngang... mặc kệ chiến lợi phẩm, tôi chỉ tịch thu một chiếc cặp
da chứa tài liệu và phóng đi thật nhanh. Vì đêm tối, chúng tôi sợ lạc
nhau nên chỉ đi một hàng dọc, cả hai cánh liên lạc chặc chẽ với nhau,
đoàn người cứ lặng lẽ đi như những bóng ma. Gần nửa đêm, vì quá tối nên
chúng tôi dùng những mảnh cây mục có lân tinh cắm vào ba lô để người đi
sau nhìn thấy người đi trước cho khỏi lạc. Khoảng 03:00 giờ sáng chúng
tôi dừng lại nghỉ vì quá mệt, đến 05:00 giờ sáng lại tiếp tục di chuyển.
Cuộc chạm súng lúc chiều coi như chúng
tôi đã bị lộ, tôi biết chắc là địch sẽ truy kích, vùng này từ nhiều năm
nay là của bọn chúng, nơi dưỡng quân của trung-đoàn 33 Quyết thắng VC,
chúng tôi phải thoát ra khỏi đây thật nhanh. Tôi cho lịnh đại-đội 1/344
đại-đội trưởng là trung-úy Quảng (gốc TQLC) cùng đại-bác 57 ly, cối 81
ly (cả hai đều hết đạn) với 20 người dân cùng đại-đội Chỉ-huy đi trước
sau khi đã dặn dò những điểm tập trung trong trường hợp thất lạc nhau.
Tôi và đại-đội 2/344 của trung-úy Vương đi sau để cản hậu trong trường
hợp bị địch tập kích.
06:00 giờ sáng ngày 23/03/1975 rừng còn
mờ sương, cánh quân đại-đội 1/344 vừa di chuyển được 15 phút thì chạm
địch... bọn việt cộng bỏ chạy, tôi đoán đây chỉ là tổ báo động của địch,
như thế chúng tôi lại bị lộ lần nữa, chắc chắn địch cố truy lùng để
tiêu diệt chúng tôi, một trận ác chiến sẻ không tránh khỏi. Tôi cho đại
đội 1/344, đại-đội Chỉ-huy và 20 đồng bào chạy thoát thật nhanh, tôi và
đại-đội 2/344 của trung-úy Vương mở cuộc phục-kích chớp nhoáng... chờ
địch.
Đúng như dự đoán, bọn việt cộng đã theo
kịp và một cuộc chạm súng ác liệt xảy ra. Vì đã chuẩn bị trước nên chúng
tôi đốn ngã từng đợt việt cộng xuất hiện dễ dàng. Việt cộng muốn trả
thù đồng bọn bị chúng tôi giết chết ngày hôm qua nên bọn chúng cứ tràn
tới, ngã lớp này lớp khác lại tiến lên như loài thiêu thân, xác địch nằm
chồng lên xác lính của ta. Trở ngại lớn là chúng tôi không còn nhiều
đạn, không có tiếp viện, không có phi pháo yểm trợ, mọi liên lạc đều bị
cắt đứt... nếu tiếp tục giao chiến chắc chắn sẽ bị địch tiêu diệt !
Lợi dụng khoảnh khắc áp lực địch tương
đối yếu, tôi cho đại-đội 2/344 thành lập nhiều tổ tam "tam chế", áp dụng
cá nhân chiến đấu và chỉ xử dụng lựu đạn đánh địch để bọn chúng không
phát hiện chúng ta ở đâu, vừa đánh vừa lui dần do đó bọn chúng không dám
bám gắt, nhưng cho dù đánh kiểu nào đi nữa thì chúng tôi cũng không còn
đủ đạn dược để cầm cự, địch đông cấp tiểu-đoàn hoặc nhiều hơn có thể cả
trung-đoàn 33 Quyết-thắng ở đây. Trung-úy Vương đại-đội trưởng bị
thương, ngực thấm máu nhưng không nặng vì tôi thấy anh còn di-chuyển
được, chúng tôi đau lòng khi thấy anh em mình bị thương nặng nằm chờ
chết mà không cứu được !
Bọn việt cộng bắt đầu pháo, trong rừng bị
pháo rất nguy hiểm... đạn có thể chạm nhánh cây phát nổ và mảnh đạn phủ
chụp xuống... nhưng hình như bọn việt cộng không biết rõ đội hình và
hướng lui quân của ta nên đạn pháo nổ chệch hướng. Chiến trường khói lửa
mịt mùng, đạn pháo phá nát một vùng rộng lớn mà phần nhiều nổ chận
đường rút lui chúng tôi về hướng căn cứ 6 Bình-Tuy, tôi chợt hiểu, bọn
việt cộng đoán biết được hướng lui binh của ta, tôi ra lệnh đổi hướng,
tất cả nhắm hướng căn cứ 2 thuộc Long-Khánh rút thật nhanh. Chúng tôi
nương theo những con suối cạn rộng khoảng 2 thước và sâu tới ngực... cố
chạy thật nhanh, đến 02:00 giờ trưa không còn nghe tiếng súng của việt
cộng, tôi biết chắc bọn chúng bị lừa nên vẫn tiếp tục truy kích chúng
tôi theo hướng căn cứ 6.
Hết sức thận trọng chúng tôi tiếp tục di
chuyển về căn cứ 2. Đến 04:00 giờ chiều, cánh quân đi đầu báo "có
người", tôi cho dàn quân thật nhanh chuẩn bị trận đánh cuối cùng vì đạn
dược người có người không và tất cả hầu như kiệt sức.
Đại-đội 1/344 báo không phải việt cộng mà
là người dân đang bắt cá ở một con suối, anh này cho biết ở đây thuộc
căn cứ 2... từ đây ra đó hơn một cây số. Dân số ở đây khoảng 10 ngàn
nhưng đã di tản chỉ còn lại vài trăm người (căn cứ 1 và căn cứ 3 đã lọt
vào tay việt cộng cách đây vài ngày), nơi đây vẫn còn lính Quốc-gia.
Thật không có nỗi vui nào bằng, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết,
chúng tôi uà xuống dòng suối trong xanh như một đàn vịt. Sau khi uống và
lấy nước xong, tôi thận trọng cho một toán lính cùng người dân bắt cá
đi trước, hai cánh quân theo sau khoảng cách hai trăm thước. Không bao
lâu chúng tôi đã nhìn thấy lác đác vài mái nhà... tôi cho lịnh toán quân
đi đầu bắn một quả chiếu sáng dù và giương cao lá cờ Quốc-gia để tránh
ngộ nhận. Phía bên trái cách chúng tôi vài trăm mét là lá cờ vàng ba sọc
đỏ đang tung bay trong gió chiều lồng lộng, lá cờ thật oai nghiêm, lòng
tôi rộn lên một niềm vui khôn tả ! Nén xúc động... tôi cho lệnh rải
quân thật mỏng, canh gác cẩn thận.
Dân chúng chạy ra xem rất đông, họ mang
cả bắp, khoai mì, khoai lang luộc, mì gói và cả cơm mới nấu mà gia đình
chưa kịp ăn đem cho lính... tình Quân Dân như thế đó ! Người lính cảm
thấy nhỏ bé trước tình cảm đồng bào dành cho họ !!! Trong số đồng bào
còn có vài anh lính của căn cứ 2, tôi theo họ vào gặp vị Thiếu-tá
Tiểu-đoàn trưởng để xin nhờ máy gọi về Tiểu-khu Bình-Tuy. Tôi nhận được
lịnh ngày mai 24/03/1975 trực-thăng sẽ bốc chúng tôi. Kiểm điểm quân số
chúng tôi còn 200 người, như thế chúng tôi đã mất 40 người trong trận
chạm súng suốt ngày hôm nay với việt cộng.
(Vài ngày sau tôi được biết cánh B của
tôi gồm có đại-đội 3/344 của Đại-úy Trương-Kiêm trực thăng tìm thấy
trong rừng và bốc về Long-khánh tổng cộng 36 người. Đại-đội 4/344 của
Đại-úy Nguyễn-châu-Luyện về được căn cứ 5 tổng cộng 15 người. Tiểu-đoàn
369/ĐP phòng thủ bên trong Chi-khu về được 99 người, Thiếu-tá Xinh
Chi-khu trưởng chỉ một mình Ông về tới căn cứ 6 thuộc Bình-Tuy cách xa
Hoài-Đức 70 cây số. Riêng Tiểu-đoàn 2/43 của Sư-đoàn 18BB tăng phái cho
Hoài-Đức về được Long-Khánh, thiệt hại không rõ. Như vậy Tiểu-đoàn
344/ĐP của tôi thiệt hại hơn phân nửa, khoảng 260 người).
08:00 giờ tối ngày 24/03/1975, chúng tôi
về đến Bình-Tuy, tôi vào trình diện Đại-tá Trần-bá-Thành Tiểu-khu trưởng
(Ông hiện định cư tại nam California, trước khi về BT làm Tỉnh trưởng
kiêm Tiểu-khu trưởng, Đ/tá Thành là Trung đoàn trưởng Tr/đoàn 48/18BB).
Tôi trình bày sơ lược tình trạng hiện nay của tiểu-đoàn, sau đó Ông bảo
tôi về nghỉ ngơi mai sẽ tính... nhưng khi ra tới cổng tiểu-khu tôi bị
ngất xỉu phải chở vào bệnh viện vì kiệt sức. Đêm đó, bạn tôi Lê-Hùng
tiểu-đoàn trưởng TĐ341/ĐP vào bệnh viện mang tôi về hậu-cứ của anh ấy
cho y-tá chăm sóc mặc tiếng phản đối của nhân viên bệnh viện và Bác-sĩ
(anh Lê-Hùng hiện đang cư ngụ tại nam California).
Địa-phương quân "đứa con không được chăm
sóc của QLVNCH" người dân thành thị hầu như quên lãng họ, đã chiến-đấu
trong cô-đơn, trong điều-kiện trang-bị và hỏa-lực yểm-trợ quá thiếu
thốn... nhưng họ vẫn phải chiến-đấu để bảo-vệ Tổ-quốc và đồng bào,
chiến-công không ai biết và cái chết của họ cũng lặng lẽ theo tiếng kèn
truy-điệu. Tiếc thương họ có chăng là những tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ,
con và những người thân thuộc, của những đồng đội đứng cúi đầu với dòng
lệ tiếc thương !
"Họ là những anh-hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can-đảm và tận tình giúp nước !”
(thơ Giáo-sư Nguyễn-ngọc-Huy)
Viết tại San Jose, California cuối Thu 2011
Lê Phi Ô
Tiểu-đoàn trưởng TĐ344/ Địa phương
Tiểu-khu Bình-Tuy - (cựu tù A20).
*******************
LUI BINH HÀNH
(Tặng 2 vị Tiểu-đoàn trưởng của tôi: Lê phi Ô & Lê Hùng)
Lui binh, lui binh hề lui binh(Tặng 2 vị Tiểu-đoàn trưởng của tôi: Lê phi Ô & Lê Hùng)
Tướng giỏi nghiến răng nén bất bình
Chiến trận bao năm chưa chiến bại
Một ngày buông súng quỉ thần kinh !
Ghìm súng đêm đen đồi Bảo-Đại
Quân đi ngậm thẻ nuốt hờn căm
Hoài-Đức pháo rơi như đậu vãi
Về đâu Quốc lộ 1 mù tăm !
Băng rừng vượt chốt mở đường máu
Tiểu-đoàn ba trăm còn ba mươi
Bi đông cạn nước tay lựu đạn
Máu trộn mồ hôi lẫn xác người.
Sông núi rùng mình Biển-Lạc khóc
Ba-lô nón sắt vững lòng dân
Hình vợ, thẻ bài đeo trước ngực
Lăng-Quăng cầu gãy lính chồn chân.
La-Ngà, Gia-Huynh địch vây khổn
Tánh-Linh tràn ngập bầy Kên-Kên
Quan nghinh đầu súng, Lính đoạn hậu
Sống chết trời cho súng nổ rền.
Vợ trẻ chờ chồng con chờ cha
Giặc ruồng thôn xóm nát tan nhà
Võ-Xu, Chính-Đức rồi Võ-Đắt
Về đâu La-Gi xa thật xa.
Người lính can trường vuốt mắt bạn
Cắn nát môi nuốt lệ rưng rưng
Hỡi ơi chiến trận anh hùng tận
Vùi thây đánh dấu gốc bằng-lăng.
Đêm sao Bắc-đẩu soi mắt thần
Mỗi bước chân mìn bẫy giăng ngầm
Suối-Kiết, Láng-Gòn, Tân-Long bến
Hải-đội đâu mà biển lặng câm !
Tiểu-đoàn ba trăm còn ba mươi
Mất tích thương vong lính tả tơi
Tận nhân lực anh hùng mạt vận
Xuôi đời theo vận nước nổi trôi.
Lui binh, lui binh hề lui binh
Tướng giỏi nghiến răng nén bất bình
Trăm trận ra quân trăm trận thắng
Tháng tư bẻ súng đất trời kinh !
TVS 03/2012
Sinh Tồn chuyển