Truyện Ngắn & Phóng Sự
TRÒ CHƠI
Ở Sài Gòn, anh rất ngại đi đám cưới tại các nhà hàng. Với anh đó là nơi trưng bày thô thiển nhất về sự phù phiếm, thô tục, ồn ào và mất thời gian
N.Đ.B. (Trong tập KIỀU- NXB
Sống Hoa Kỳ)
Ở Sài Gòn, anh rất ngại đi đám cưới tại các nhà hàng. Với anh đó là nơi trưng bày thô thiển nhất về sự
phù phiếm, thô tục, ồn ào và mất thời gian. Chính vì vậy, một khi có thể từ
chối hay trốn tránh là anh làm ngay. Hoặc là anh “nhường” cho vợ, dù anh biết
nàng đôi khi cũng rất miễn cưỡng.
Hôm nay là một buổi tối như
vậy. Thế nhưng đứa con gái bé nhỏ của anh không thể đi theo mẹ vì còn quá bé.
Nó vừa qua sinh nhật lần thứ ba. Và nó cũng không chịu ở nhà một khi mẹ ra đi.
Vậy là anh đành chọn giải pháp đưa con đi chơi trong lúc nàng một thân một mình
đi đến “cái chốn phù phiếm và thô tục” đó.
- Con
muốn đi đâu? Anh hỏi con bé khi đã đặt nó lên phía trước của yên xe máy.
- Con
thích đi thú nhún, với lại đi câu cá nữa!
Xe chạy ra khỏi hẻm hòa vào
con đường lớn, hòa vào tiếng động đinh tai nhức óc của muôn loại kèn
xe,
thế nhưng con bé lại rất phấn khích. Nó bi bô hát, có lẽ vui mừng vì
được ba
đưa đi chơi, một điều khá hiếm hoi. Cách nhà anh khoảng hơn cây số có
một khu
vui chơi và anh chạy xe đến đó. Đó là một công viên nhỏ, được chính
quyền
“trưng dụng” để cho người ta thuê làm dịch vụ phục vụ trẻ em bằng các
trò chơi
đơn giản, rẻ tiền. Khu vui chơi khá đông đúc, ồn ào. Một quầy bán vé
hình lục
giác nằm trên lối đi. Anh tấp xe vào bên hông, cạnh một chiếc ghế đá
trống,
khóa xe và vào mua cho con hai vé thú nhún và một vé “câu cá”. Đặt con
bé
vào con thú có hình con công, cho “đồng tiền” vào máy, bấm nút, "con
công" sẽ trồi lên, tụt xuống, lắc qua lắc lại.... Anh vừa canh
chừng con vừa canh chừng xe và sau khi đi hết hai vòng “thú nhún” anh
dắt
con qua chỗ câu cá cũng gần đó. Trò chơi này khá đơn giản với một cái hồ
bằng
nhựa tròn, đường kính khoảng 1m5, trong chứa đầy nước và những con cá,
tôm,
cua… bằng nhựa. Mỗi đứa bé tham gia trò chơi sẽ được phát một cần câu
cũng bằng
nhựa, cuối dây câu có một thỏi nam châm và một cái rỗ. Khi quăng dây cây
xuống
nước, các thỏi nam châm này sẽ hút vào các thỏi nam châm gắn trên miệng
cá và
các bé sẽ nhấc nó lên, gỡ cá bỏ vào rỗ. Chỉ vậy thôi nhưng các cô cậu bé
cỡ
tuổi con anh, hoặc lớn hơn chút cũng rất hào hứng với cuộc chơi.
Thấy con đã an toàn ngồi chắc
trên ghế câu, anh yên tâm bước lại gần ghế đá, lơ đãng ngắm nhìn xung quanh.
Không xa chỗ anh là các trò chơi khác cũng khá nhộn nhịp. Một vòng đu quay, một
vòng đua ngựa gỗ và xa hơn chút là trò xe lửa chạy trên đường ray sắt. Anh nhìn
thấy khá đông những người “đồng cảnh ngộ” như mình. Trên một “toa tàu”, một
người cha trẻ mặc áo màu sáng ngồi với một cậu con trai, phía sau là một thiếu
phụ mặc áo khoác sẫm màu cùng với cô con gái. Bỗng anh nghe những tiếng sầm sập
như tiếng chân chạy vội và nhìn ra xa hơn. Gần sát mép đường, ngoài khuôn viên
của công viên nhỏ các người buôn bán bất hợp pháp trên lề đường đang gom hàng
giấu vào đằng sau các bức tường thấp. Có lẽ họ vừa nhận tín hiệu sẽ có lực
lượng công an trật tự sắp đến. Cả một lề đường dài bị lấn chiếm bán mũ bảo hiểm
và các loại giấy kiếng dán xe, dán điện thoại di động… đã nhanh chóng
được dọn sạch…
Ngay lúc đó có một cô gái mặc
áo công nhân màu xanh từ bên ngoài đi vào chăm chú nhìn anh. Hơi ngạc nhiên,
anh ngước nhìn thì cô lãng đi. Cô gái còn khá trẻ, cỡ chừng 22, 23 tuổi, thân
hình khá đầy đặn. Cô đến cách anh chừng 3m và ngồi xuống trên bậc thềm của bồn
hoa. Một lát anh thấy cô lấy ra một chiếc điện thoại cũ và bắt đầu nhắn tin.
Anh mỉm cười vì nghĩ chắc cô đang hẹn hò và đang nhắn cho bạn trai của mình. Cô
ngồi quay lưng lại phía anh, mắt nhìn ra đường trông đợi…
Mấy phút sau điện thoại cô
gái có tín hiệu tin nhắn mà âm thanh tút tút lớn đến nỗi anh nghe rất rõ. Cô
gái đọc tin và nhoay nhoáy trả lới. Anh lại mỉm cười. Bỗng dưng anh nhớ đến một
thời rất xa của mình, thời anh trên dưới 20 tuổi. Hồi đó làm gì có điện thoại
di động khi mà điện thoại bàn cũng là của hiếm. Đôi khi muốn gặp nhau phải hẹn
hò, chờ đợi khá là vất vả. Thế nhưng nó lãng mạn. Nhưng đã là tình yêu thì thời
nào mà không lãng mạn? Cô công nhân trước mặt anh đang náo nức chờ một chàng
trai đến đón, hẹn hò với chiếc điện thoại di động trên tay cũng lãng mạn có kém
chi thế hệ anh thuở xưa?
Một người đàn ông trạc tuổi
anh chạy một chiếc tay ga từ ngoài vào, mắt dáo dát tìm. Ông ta đi một mình, có
lẽ ông ta đến đón vợ con đang chơi ở đây? Người đàn ông ấy dừng lại gần quầy vé
và đưa tay vào túi quần móc ra chiếc điện thoại di động đời mới và bấm máy. Mấy giây
sau anh nhìn thấy cô công nhân trẻ đang cầm máy của mình nhìn chăm chăm vào
người đàn ông và tiến lại gần ông ta. Cô gái hỏi nhỏ, nhưng anh vẫn nghe:
- Anh
là anh Thịnh?
- OK,
em là Vy?
Cô gái khẽ khàng gật đầu.
Người đàn ông đưa tay lấy chiếc mũ bảo hiểm cài sẵn trên móc xe, đưa cô gái.
Ông ta hỏi, không cần thấp giọng:
- Em
đi chơi được bao lâu?
Anh nghe tiếng cô gái loáng
thoáng: “Một giờ. Anh trả em nhiêu?”
TRÒ CHƠI
Ở Sài Gòn, anh rất ngại đi đám cưới tại các nhà hàng. Với anh đó là nơi trưng bày thô thiển nhất về sự phù phiếm, thô tục, ồn ào và mất thời gian
Ở Sài Gòn, anh rất ngại đi đám cưới tại các nhà hàng. Với anh đó là nơi trưng bày thô thiển nhất về sự
phù phiếm, thô tục, ồn ào và mất thời gian. Chính vì vậy, một khi có thể từ
chối hay trốn tránh là anh làm ngay. Hoặc là anh “nhường” cho vợ, dù anh biết
nàng đôi khi cũng rất miễn cưỡng.
Hôm nay là một buổi tối như
vậy. Thế nhưng đứa con gái bé nhỏ của anh không thể đi theo mẹ vì còn quá bé.
Nó vừa qua sinh nhật lần thứ ba. Và nó cũng không chịu ở nhà một khi mẹ ra đi.
Vậy là anh đành chọn giải pháp đưa con đi chơi trong lúc nàng một thân một mình
đi đến “cái chốn phù phiếm và thô tục” đó.
- Con
muốn đi đâu? Anh hỏi con bé khi đã đặt nó lên phía trước của yên xe máy.
- Con
thích đi thú nhún, với lại đi câu cá nữa!
Xe chạy ra khỏi hẻm hòa vào
con đường lớn, hòa vào tiếng động đinh tai nhức óc của muôn loại kèn
xe,
thế nhưng con bé lại rất phấn khích. Nó bi bô hát, có lẽ vui mừng vì
được ba
đưa đi chơi, một điều khá hiếm hoi. Cách nhà anh khoảng hơn cây số có
một khu
vui chơi và anh chạy xe đến đó. Đó là một công viên nhỏ, được chính
quyền
“trưng dụng” để cho người ta thuê làm dịch vụ phục vụ trẻ em bằng các
trò chơi
đơn giản, rẻ tiền. Khu vui chơi khá đông đúc, ồn ào. Một quầy bán vé
hình lục
giác nằm trên lối đi. Anh tấp xe vào bên hông, cạnh một chiếc ghế đá
trống,
khóa xe và vào mua cho con hai vé thú nhún và một vé “câu cá”. Đặt con
bé
vào con thú có hình con công, cho “đồng tiền” vào máy, bấm nút, "con
công" sẽ trồi lên, tụt xuống, lắc qua lắc lại.... Anh vừa canh
chừng con vừa canh chừng xe và sau khi đi hết hai vòng “thú nhún” anh
dắt
con qua chỗ câu cá cũng gần đó. Trò chơi này khá đơn giản với một cái hồ
bằng
nhựa tròn, đường kính khoảng 1m5, trong chứa đầy nước và những con cá,
tôm,
cua… bằng nhựa. Mỗi đứa bé tham gia trò chơi sẽ được phát một cần câu
cũng bằng
nhựa, cuối dây câu có một thỏi nam châm và một cái rỗ. Khi quăng dây cây
xuống
nước, các thỏi nam châm này sẽ hút vào các thỏi nam châm gắn trên miệng
cá và
các bé sẽ nhấc nó lên, gỡ cá bỏ vào rỗ. Chỉ vậy thôi nhưng các cô cậu bé
cỡ
tuổi con anh, hoặc lớn hơn chút cũng rất hào hứng với cuộc chơi.
Thấy con đã an toàn ngồi chắc
trên ghế câu, anh yên tâm bước lại gần ghế đá, lơ đãng ngắm nhìn xung quanh.
Không xa chỗ anh là các trò chơi khác cũng khá nhộn nhịp. Một vòng đu quay, một
vòng đua ngựa gỗ và xa hơn chút là trò xe lửa chạy trên đường ray sắt. Anh nhìn
thấy khá đông những người “đồng cảnh ngộ” như mình. Trên một “toa tàu”, một
người cha trẻ mặc áo màu sáng ngồi với một cậu con trai, phía sau là một thiếu
phụ mặc áo khoác sẫm màu cùng với cô con gái. Bỗng anh nghe những tiếng sầm sập
như tiếng chân chạy vội và nhìn ra xa hơn. Gần sát mép đường, ngoài khuôn viên
của công viên nhỏ các người buôn bán bất hợp pháp trên lề đường đang gom hàng
giấu vào đằng sau các bức tường thấp. Có lẽ họ vừa nhận tín hiệu sẽ có lực
lượng công an trật tự sắp đến. Cả một lề đường dài bị lấn chiếm bán mũ bảo hiểm
và các loại giấy kiếng dán xe, dán điện thoại di động… đã nhanh chóng
được dọn sạch…
Ngay lúc đó có một cô gái mặc
áo công nhân màu xanh từ bên ngoài đi vào chăm chú nhìn anh. Hơi ngạc nhiên,
anh ngước nhìn thì cô lãng đi. Cô gái còn khá trẻ, cỡ chừng 22, 23 tuổi, thân
hình khá đầy đặn. Cô đến cách anh chừng 3m và ngồi xuống trên bậc thềm của bồn
hoa. Một lát anh thấy cô lấy ra một chiếc điện thoại cũ và bắt đầu nhắn tin.
Anh mỉm cười vì nghĩ chắc cô đang hẹn hò và đang nhắn cho bạn trai của mình. Cô
ngồi quay lưng lại phía anh, mắt nhìn ra đường trông đợi…
Mấy phút sau điện thoại cô
gái có tín hiệu tin nhắn mà âm thanh tút tút lớn đến nỗi anh nghe rất rõ. Cô
gái đọc tin và nhoay nhoáy trả lới. Anh lại mỉm cười. Bỗng dưng anh nhớ đến một
thời rất xa của mình, thời anh trên dưới 20 tuổi. Hồi đó làm gì có điện thoại
di động khi mà điện thoại bàn cũng là của hiếm. Đôi khi muốn gặp nhau phải hẹn
hò, chờ đợi khá là vất vả. Thế nhưng nó lãng mạn. Nhưng đã là tình yêu thì thời
nào mà không lãng mạn? Cô công nhân trước mặt anh đang náo nức chờ một chàng
trai đến đón, hẹn hò với chiếc điện thoại di động trên tay cũng lãng mạn có kém
chi thế hệ anh thuở xưa?
Một người đàn ông trạc tuổi
anh chạy một chiếc tay ga từ ngoài vào, mắt dáo dát tìm. Ông ta đi một mình, có
lẽ ông ta đến đón vợ con đang chơi ở đây? Người đàn ông ấy dừng lại gần quầy vé
và đưa tay vào túi quần móc ra chiếc điện thoại di động đời mới và bấm máy. Mấy giây
sau anh nhìn thấy cô công nhân trẻ đang cầm máy của mình nhìn chăm chăm vào
người đàn ông và tiến lại gần ông ta. Cô gái hỏi nhỏ, nhưng anh vẫn nghe:
- Anh
là anh Thịnh?
- OK,
em là Vy?
Cô gái khẽ khàng gật đầu.
Người đàn ông đưa tay lấy chiếc mũ bảo hiểm cài sẵn trên móc xe, đưa cô gái.
Ông ta hỏi, không cần thấp giọng:
- Em
đi chơi được bao lâu?
Anh nghe tiếng cô gái loáng
thoáng: “Một giờ. Anh trả em nhiêu?”