Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
TUỔI TRẺ HÔM NAY _ Việt Nhân
(HNPĐ) Tin trong nước - Nếu chỉ vì ghét Trung Quốc, mà cô gái nữ sinh tên Nguyễn Phượng Uyên, bị công an quận Tân Phú TP HCM bắt đi mất tích, như sự nghi ngờ của gia đình cùng dư luận, thì quả thật cái nhà nước xã nghĩa bên nhà không còn biết dùng từ gì để gọi chúng, hết chữ hết nghĩa cho loại chó săn của giặc Tầu này. Sự nghi ngờ bắt Phương Uyên đem đi của công an, mà nguyên nhân theo người nhà của cô gái cùng bạn học của cô, thì lý do không gì ngoài chuyện cô ghét Trung Quốc, như câu cô xác nhận thẳng tại đồn công an.
Mẹ cô đã nói cùng BBC 18/10 rằng “Nếu thực chất mà cháu ghét Trung Quốc, thì điều đó theo tôi nghĩ không có vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng. Là vì một công dân yêu nước là chuyện bình thường - Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện mà phải nói là không ai mà không biết, thì sinh viên và học sinh mà suy nghĩ như thế, theo tôi không có gì là nghiêm trọng”. Đó là cái suy nghĩ chân thành của một bà mẹ và cũng là một người dân Việt đơn thuần, nhưng có phải hôm nay trong cái nhà nước xã nghĩa không còn coi đó là sự suy nghĩ đúng, và cái quan niệm về lòng yêu nước tưởng như đơn giản tự nhiên nhất cũng đã phải đổi thay, cho đúng với những gì bọn bán nước muốn?
"Lý do công an bắt Uyên là Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Quốc ở Bình Thuận, công an thu được những tấm hình bất lợi cho bạn đó ở ngay phòng trọ lúc kiểm tra điện thoại" một người trọ chung phòng cho biết – Những truyền đơn này có thể là những bài thơ chống TQ của em! Như vậy đã rõ ràng nơi cô gái nữ sinh này chuyện cô ghét Tầu cộng là đương nhiên, nó phát xuất bởi lòng yêu quê hương của cô, một tình cảm yêu ghét tự nhiên, nhưng đối với bọn vong nô nó lại là cái tội (?). Đứa con là phiên bản của người mẹ, một người mẹ nghĩ về quê hương ra sao thì đứa con nào khác, vậy rõ ràng nơi cô Uyên chuyện chống hành vi ngang tàng bạo ngược của Tầu cộng là sự bình thường, cô nói bằng thơ đem cho mọi người biết – Vả lại tại sao phải dấu diếm?
Cô nữ sinh nay đúng 20 tuổi, không một chút gì gọi là ảnh hưởng của ngày tháng cũ, cô hoàn toàn là con người của hôm nay, Uyên đang là Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp mà cô theo học, đồng thời là phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố. Tuy trong môi trường như thế, nhưng ta thấy hành động yêu nước của cô là sự thôi thúc bởi những gì tự nhiên tình đất nước mà có, không một ảnh hưởng nào khiến nó biến dạng, khiến cho ta vui và vững tin vào tương lai dân tộc. Một lớp trẻ mà cộng sản cố đem những giáo điều cộng sản mong nhuộm đỏ, nay cho thấy cái thất bại của chúng trước những cái rất tự nhiên, đó là cái gien yêu nước mang sẵn trong dòng máu của những người Việt trẻ hôm nay.
Tin hải ngoại - Trong sự dè dặt chúng tôi xin được đưa đến quí vị một tin đáng suy nghĩ - Cũng trong đấu tranh chống TQ, những người trẻ Việt Nam ở bên Đức, tuổi đều dưới 40 có thể gọi là lớn lên từ chế độ xã nghĩa, ở quê nhà sống rải khắp đủ cả ba miền Nam Trung Bắc, các em đến Đức dưới nhiều dạng, thành phần du sinh có, lao động có, thuyền nhân có. Và hiện sống ở thành phố Munchen - Munich, phía Tây Nam của Cộng hòa Liên bang Đức, các em đã kêu gọi đồng hương tập họp vào ngày mai thứ bảy 20-10-2012, cho một buổi tuần hành với khẩu hiệu “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”. Những bạn trẻ này xóa bỏ tất cả mọi dị biệt tìm đến với nhau vì sự tồn vong của dân tộc, sự vẹn toàn của lãnh thổ trước sự xâm lăng của TQ, các em là tuổi trẻ VN đang mang cái đau của đất nước bị xâm lăng, của dân tộc bị áp bức.
“Chúng tôi là Nhân dân!”, “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”, “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam”, đó là khẩu hiệu cho cuộc tuần hành - Và bản đồ Tổ Quốc biểu tượng cho ý chí bảo vệ đất nước, các em nêu lên sức mạnh của lớp trẻ. Mọi cờ, ảnh, khẩu hiệu, biểu ngữ khác những thứ trên sẽ không chấp nhận để tạo nên một sự đoàn kết cao, cho mục tiêu bảo vệ đất nước chống TQ bành trướng, đúng đây là một thể hiện rõ nét tình yêu nước, yêu dân tộc thuần khiết. Không mang bất cứ một màu sắc chính trị nào, một phe phái nào, đây là một biểu tỏ của người Việt Nam chỉ đơn thuần tự lòng yêu nước chân chính, và nó rõ ràng là một thông điệp bằng hành động cụ thể của sự đoàn kết tuổi trẻ trong đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc Dân Tộc.
Chúng ta đã từng thấy các người biểu tình trong các cuộc xuống đường chống TQ xâm lược trong nước, thậm chí cả các dân oan khiếu kiện đất đai đã phải vay mượn màu cờ máu, để tránh bị đàn áp của chính quyền cộng sản. Tuy thông cảm trong cái khó khăn để đạt được mục đích đấu tranh, nhưng không phải những lá cờ máu trong các cuộc biểu tình không gây phản cảm, và trong thâm tâm chúng ta vẫn mong phải chi đừng có nó, thì hình ảnh các cuộc xuống đường sẽ đẹp biết bao - Còn ở hải ngoại một em du sinh tuổi đôi mươi đã tâm sự, khi ra được tới nước ngoài biết tận tường chuyện TQ xâm lược, em muốn lắm được hòa mình vào những cuộc biểu tình chống TQ của đồng hương, nhưng những lá cờ như thể hàng rào đã ngăn em lại.
Khi nghe em du sinh nói về chuyện những lá cờ, đúng là em đã đặt một câu hỏi khó cho chúng tôi, vì bao năm chiến đấu chính bản thân máu cũng đã đổ cho ngọn cờ, nó như hình với bóng làm sao tách đôi, câu nói làm nỗi bận lòng vẫn còn đeo mãi đến hôm nay. Rồi cái vui chân thành của em sau đó ít lâu, khi em cho tôi xem ảnh một cuộc cuộc xuống đường chống TQ có cả hai lá cờ, và một bé gái nhỏ người Đức khoảng 5 tuổi tham dự trên tay cầm hai lá cờ nhỏ của hai bên… Hôm nay chuyện các em trẻ bên Munchen-Đức với cuộc tuần hành đoàn kết, có phải chăng những người trẻ Việt Nam hôm nay đã nhìn thấy cái khó của cha anh mà đứng lên kê vai gánh lấy trách nhiệm về phần mình – Thực tâm chúng ta phải thấy chúng ta rồi phải qua đi, và đất nước sẽ là của những người trẻ như thế.
Được biết sau cuộc tuần hành ngày mai 20-10-2012, các bạn trẻ mong ước sẽ vận động rộng rãi, lấy ngày này hàng năm làm ngày đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, ở trong nước kết hợp cùng người Việt hải ngoại. Mong lắm thay những ước muốn các ban trẻ Việt thành hiện thực, và chúc cuộc tuần hành này sẽ được như sự kiện lịch sử của nhân dân Đức - Ngày 09-10-1989 - Ngày đó liên tục dân Đức xuống đường tuần hành với câu “Chúng tôi là Nhân Dân!” và lực lượng đàn áp cộng sản phải lui bước trước khí thế đấu tranh, để đúng một tháng sau ngày 09-11-1989 bức tường ô nhục Berlin sụp đổ kéo theo chế độ CS.
Việt Nhân (HNPĐ)
TUỔI TRẺ HÔM NAY _ Việt Nhân
(HNPĐ) Tin trong nước - Nếu chỉ vì ghét Trung Quốc, mà cô gái nữ sinh tên Nguyễn Phượng Uyên, bị công an quận Tân Phú TP HCM bắt đi mất tích, như sự nghi ngờ của gia đình cùng dư luận, thì quả thật cái nhà nước xã nghĩa bên nhà không còn biết dùng từ gì để gọi chúng, hết chữ hết nghĩa cho loại chó săn của giặc Tầu này. Sự nghi ngờ bắt Phương Uyên đem đi của công an, mà nguyên nhân theo người nhà của cô gái cùng bạn học của cô, thì lý do không gì ngoài chuyện cô ghét Trung Quốc, như câu cô xác nhận thẳng tại đồn công an.
Mẹ cô đã nói cùng BBC 18/10 rằng “Nếu thực chất mà cháu ghét Trung Quốc, thì điều đó theo tôi nghĩ không có vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng. Là vì một công dân yêu nước là chuyện bình thường - Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện mà phải nói là không ai mà không biết, thì sinh viên và học sinh mà suy nghĩ như thế, theo tôi không có gì là nghiêm trọng”. Đó là cái suy nghĩ chân thành của một bà mẹ và cũng là một người dân Việt đơn thuần, nhưng có phải hôm nay trong cái nhà nước xã nghĩa không còn coi đó là sự suy nghĩ đúng, và cái quan niệm về lòng yêu nước tưởng như đơn giản tự nhiên nhất cũng đã phải đổi thay, cho đúng với những gì bọn bán nước muốn?
"Lý do công an bắt Uyên là Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Quốc ở Bình Thuận, công an thu được những tấm hình bất lợi cho bạn đó ở ngay phòng trọ lúc kiểm tra điện thoại" một người trọ chung phòng cho biết – Những truyền đơn này có thể là những bài thơ chống TQ của em! Như vậy đã rõ ràng nơi cô gái nữ sinh này chuyện cô ghét Tầu cộng là đương nhiên, nó phát xuất bởi lòng yêu quê hương của cô, một tình cảm yêu ghét tự nhiên, nhưng đối với bọn vong nô nó lại là cái tội (?). Đứa con là phiên bản của người mẹ, một người mẹ nghĩ về quê hương ra sao thì đứa con nào khác, vậy rõ ràng nơi cô Uyên chuyện chống hành vi ngang tàng bạo ngược của Tầu cộng là sự bình thường, cô nói bằng thơ đem cho mọi người biết – Vả lại tại sao phải dấu diếm?
Cô nữ sinh nay đúng 20 tuổi, không một chút gì gọi là ảnh hưởng của ngày tháng cũ, cô hoàn toàn là con người của hôm nay, Uyên đang là Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp mà cô theo học, đồng thời là phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố. Tuy trong môi trường như thế, nhưng ta thấy hành động yêu nước của cô là sự thôi thúc bởi những gì tự nhiên tình đất nước mà có, không một ảnh hưởng nào khiến nó biến dạng, khiến cho ta vui và vững tin vào tương lai dân tộc. Một lớp trẻ mà cộng sản cố đem những giáo điều cộng sản mong nhuộm đỏ, nay cho thấy cái thất bại của chúng trước những cái rất tự nhiên, đó là cái gien yêu nước mang sẵn trong dòng máu của những người Việt trẻ hôm nay.
Tin hải ngoại - Trong sự dè dặt chúng tôi xin được đưa đến quí vị một tin đáng suy nghĩ - Cũng trong đấu tranh chống TQ, những người trẻ Việt Nam ở bên Đức, tuổi đều dưới 40 có thể gọi là lớn lên từ chế độ xã nghĩa, ở quê nhà sống rải khắp đủ cả ba miền Nam Trung Bắc, các em đến Đức dưới nhiều dạng, thành phần du sinh có, lao động có, thuyền nhân có. Và hiện sống ở thành phố Munchen - Munich, phía Tây Nam của Cộng hòa Liên bang Đức, các em đã kêu gọi đồng hương tập họp vào ngày mai thứ bảy 20-10-2012, cho một buổi tuần hành với khẩu hiệu “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”. Những bạn trẻ này xóa bỏ tất cả mọi dị biệt tìm đến với nhau vì sự tồn vong của dân tộc, sự vẹn toàn của lãnh thổ trước sự xâm lăng của TQ, các em là tuổi trẻ VN đang mang cái đau của đất nước bị xâm lăng, của dân tộc bị áp bức.
“Chúng tôi là Nhân dân!”, “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”, “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam”, đó là khẩu hiệu cho cuộc tuần hành - Và bản đồ Tổ Quốc biểu tượng cho ý chí bảo vệ đất nước, các em nêu lên sức mạnh của lớp trẻ. Mọi cờ, ảnh, khẩu hiệu, biểu ngữ khác những thứ trên sẽ không chấp nhận để tạo nên một sự đoàn kết cao, cho mục tiêu bảo vệ đất nước chống TQ bành trướng, đúng đây là một thể hiện rõ nét tình yêu nước, yêu dân tộc thuần khiết. Không mang bất cứ một màu sắc chính trị nào, một phe phái nào, đây là một biểu tỏ của người Việt Nam chỉ đơn thuần tự lòng yêu nước chân chính, và nó rõ ràng là một thông điệp bằng hành động cụ thể của sự đoàn kết tuổi trẻ trong đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc Dân Tộc.
Chúng ta đã từng thấy các người biểu tình trong các cuộc xuống đường chống TQ xâm lược trong nước, thậm chí cả các dân oan khiếu kiện đất đai đã phải vay mượn màu cờ máu, để tránh bị đàn áp của chính quyền cộng sản. Tuy thông cảm trong cái khó khăn để đạt được mục đích đấu tranh, nhưng không phải những lá cờ máu trong các cuộc biểu tình không gây phản cảm, và trong thâm tâm chúng ta vẫn mong phải chi đừng có nó, thì hình ảnh các cuộc xuống đường sẽ đẹp biết bao - Còn ở hải ngoại một em du sinh tuổi đôi mươi đã tâm sự, khi ra được tới nước ngoài biết tận tường chuyện TQ xâm lược, em muốn lắm được hòa mình vào những cuộc biểu tình chống TQ của đồng hương, nhưng những lá cờ như thể hàng rào đã ngăn em lại.
Khi nghe em du sinh nói về chuyện những lá cờ, đúng là em đã đặt một câu hỏi khó cho chúng tôi, vì bao năm chiến đấu chính bản thân máu cũng đã đổ cho ngọn cờ, nó như hình với bóng làm sao tách đôi, câu nói làm nỗi bận lòng vẫn còn đeo mãi đến hôm nay. Rồi cái vui chân thành của em sau đó ít lâu, khi em cho tôi xem ảnh một cuộc cuộc xuống đường chống TQ có cả hai lá cờ, và một bé gái nhỏ người Đức khoảng 5 tuổi tham dự trên tay cầm hai lá cờ nhỏ của hai bên… Hôm nay chuyện các em trẻ bên Munchen-Đức với cuộc tuần hành đoàn kết, có phải chăng những người trẻ Việt Nam hôm nay đã nhìn thấy cái khó của cha anh mà đứng lên kê vai gánh lấy trách nhiệm về phần mình – Thực tâm chúng ta phải thấy chúng ta rồi phải qua đi, và đất nước sẽ là của những người trẻ như thế.
Được biết sau cuộc tuần hành ngày mai 20-10-2012, các bạn trẻ mong ước sẽ vận động rộng rãi, lấy ngày này hàng năm làm ngày đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, ở trong nước kết hợp cùng người Việt hải ngoại. Mong lắm thay những ước muốn các ban trẻ Việt thành hiện thực, và chúc cuộc tuần hành này sẽ được như sự kiện lịch sử của nhân dân Đức - Ngày 09-10-1989 - Ngày đó liên tục dân Đức xuống đường tuần hành với câu “Chúng tôi là Nhân Dân!” và lực lượng đàn áp cộng sản phải lui bước trước khí thế đấu tranh, để đúng một tháng sau ngày 09-11-1989 bức tường ô nhục Berlin sụp đổ kéo theo chế độ CS.
Việt Nhân (HNPĐ)