TIN CỘNG ĐỒNG

Tại Mỹ, hệ thống phòng chống khủng bố bị chỉ trích gay gắt

Cuộc điều tra vụ nổ bom tại Boston cho thấy mạng lưới truy lùng, phòng chống khủng bố tại Hoa Kỳ hoạt động kém, không có hiệu quả. Theo giới chuyên gia, hệ thống này
Tamerlan Tsarnaev (đội nón kết đen) và em là Djokhar (nón trắng) trong ngày tiến hành khủng bố 18/04/2013.
Tamerlan Tsarnaev (đội nón kết đen) và em là Djokhar (nón trắng) trong ngày tiến hành khủng bố 18/04/2013.
REUTERS

Đức Tâm

Cuộc điều tra vụ nổ bom tại Boston cho thấy mạng lưới truy lùng, phòng chống khủng bố tại Hoa Kỳ hoạt động kém, không có hiệu quả. Theo giới chuyên gia, hệ thống này tổ chức chồng chéo, các cơ quan không phối hợp chặt, thậm chí còn cạnh tranh với nhau.

Khi Tamerlan Tsarnaev - một trong hai nghi phạm đã thiệt mạng khi bị cảnh sát truy đuổi - từ Mỹ sang Nga vào năm 2012, Cơ quan an ninh quốc nội Hoa Kỳ (DHS) đã phát hiện ra chuyến đi này, thế nhưng Cục điều trang liên bang FBI lại không hề biết.

Mặc dù an ninh Nga đã thông báo và theo yêu cầu của CIA, tên của Tamerlan được ghi vào danh sách cần theo dõi những kẻ có nguy cơ trở thành khủng bố, nhưng, không một cơ quan an ninh, tình báo nào của Mỹ để ý đến việc kẻ này quay lại Hoa Kỳ.

Ông Christian Beckner, phó giám đốc Viện Chính sách an ninh quốc gia tại đại học George Washington, giải thích vụ việc này với AFP : Hệ thống theo dõi không hoạt động vì tên của đương sự viết khác. Người ta đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện ra một vụ khủng bố chỉ vì hệ thống quá phức tạp.

Trong khi đó, ông Michael German, cựu nhân viên FBI, hiện là chuyên gia chống khủng bố thuộc Hiệp hội bảo vệ các quyền tự do dân sự Hoa Kỳ (ACLU) cho biết : « Vấn đề là không phải chỉ có một mà có nhiều danh sách » và các danh sách này lại có rất nhiều người vô tội với các thông tin sai lạc đến mức bản thân các cơ quan chức năng cũng không tin tưởng vào đó nữa.

Vẫn theo chuyên gia này, danh sách chính của Trung tâm chống khủng bố quốc gia (NTC), có tới nửa triệu người. Ông nói : « Tôi cho rằng không một ai nghĩ một cách nghiêm túc là có tới nửa triệu kẻ khủng bố ».

Sự chồng chéo còn thể hiện qua việc FBI, DHS, hải quan Mỹ, mỗi cơ quan có danh sách riêng, thậm chí còn có danh sách cấm bay (No Fly List). Chỉ cần một chút nghi ngờ, tên của đương sự sẽ nằm trong danh sách. Chuyên gia German mỉa mai, « nếu tên của bạn giống tên một kẻ khủng bố thật, thì chính phủ Mỹ lại quan tâm đến bạn thay vì để ý đến các mối đe dọa thực sự ».

Đó là chưa kể trường hợp những người có bí danh, tên tục, trùng nhân diện, tên viết giống nhau … tất cả những yếu tố này làm cho việc theo dõi trở nên rối bời, dẫn đến những đánh giá sai lầm.

Ông Jeffrey Addicott, giám đốc trung tâm pháp luật và chống khủng bố của St Mary’s University ở Texas chỉ trích, bất chấp những nỗ lực đồng nhất hệ thống theo dõi, chống khủng bố, sau biến cố 11/09 « vấn đề chính là thiếu phối hợp ». Các cơ quan an ninh, tình báo cạnh tranh với nhau để có được thông tin đầu tiên, để được khen ngợi là đã phát hiện, ngăn chặn được một âm mưu khủng bố nào đó.

Ông nhắc lại trường hợp Umar Farouk Abdulmutallab, người Nigeria, trong vụ khủng bố không thành trên một chuyến bay vào dịp Giáng sinh 2009 : Người cha đã báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ biết con trai của ông có thể là một kẻ khủng bố, nhưng thông tin này không được chuyển cho các cơ quan chức năng khác. Kẻ này đã giấu thuốc nổ trong quần lót và lên được máy bay, nhưng không thực hiện được vụ khủng bố tự sát vì bị các hành khách trên chuyến bay Amsterdam-Detroit kịp thời phát hiện và vô hiệu hóa.

Một yếu tố khác khiến cho hoạt động phòng chống khủng bố không hiệu quả : Mỗi cơ quan an ninh, tình báo đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau để theo dõi một đối tượng. Đó là những tiêu chuẩn không rõ ràng, « chủ quan », bên này thì nhận định là có nguy cơ khủng bố, bên kia lại bảo không.

Năm 2010, báo cáo của cơ quan thanh tra Mỹ nhấn mạnh là trong danh sách những nhân vật khủng bố của FBI có cả tên của các nhà hoạt động, tranh đấu chính trị, những người không hề gây ra một mối đe dọa nào về an ninh đối với nước Mỹ. Danh sách lại không được cập nhật, có những tên người được ghi không đúng lúc, trong khi đó, có những người, sau khi thẩm tra không có vấn đề gì, vẫn không được rút tên ra khỏi danh sách.

Theo giới chuyên gia, để có thể theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ khủng bố, truy lùng thủ phạm, phải chăng Hoa Kỳ nên có một hệ thống duy nhất, tập hợp các thông tin, nhân diện, làm chứng minh thư, giống như Pháp.

RFI

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tại Mỹ, hệ thống phòng chống khủng bố bị chỉ trích gay gắt

Cuộc điều tra vụ nổ bom tại Boston cho thấy mạng lưới truy lùng, phòng chống khủng bố tại Hoa Kỳ hoạt động kém, không có hiệu quả. Theo giới chuyên gia, hệ thống này
Tamerlan Tsarnaev (đội nón kết đen) và em là Djokhar (nón trắng) trong ngày tiến hành khủng bố 18/04/2013.
Tamerlan Tsarnaev (đội nón kết đen) và em là Djokhar (nón trắng) trong ngày tiến hành khủng bố 18/04/2013.
REUTERS

Đức Tâm

Cuộc điều tra vụ nổ bom tại Boston cho thấy mạng lưới truy lùng, phòng chống khủng bố tại Hoa Kỳ hoạt động kém, không có hiệu quả. Theo giới chuyên gia, hệ thống này tổ chức chồng chéo, các cơ quan không phối hợp chặt, thậm chí còn cạnh tranh với nhau.

Khi Tamerlan Tsarnaev - một trong hai nghi phạm đã thiệt mạng khi bị cảnh sát truy đuổi - từ Mỹ sang Nga vào năm 2012, Cơ quan an ninh quốc nội Hoa Kỳ (DHS) đã phát hiện ra chuyến đi này, thế nhưng Cục điều trang liên bang FBI lại không hề biết.

Mặc dù an ninh Nga đã thông báo và theo yêu cầu của CIA, tên của Tamerlan được ghi vào danh sách cần theo dõi những kẻ có nguy cơ trở thành khủng bố, nhưng, không một cơ quan an ninh, tình báo nào của Mỹ để ý đến việc kẻ này quay lại Hoa Kỳ.

Ông Christian Beckner, phó giám đốc Viện Chính sách an ninh quốc gia tại đại học George Washington, giải thích vụ việc này với AFP : Hệ thống theo dõi không hoạt động vì tên của đương sự viết khác. Người ta đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện ra một vụ khủng bố chỉ vì hệ thống quá phức tạp.

Trong khi đó, ông Michael German, cựu nhân viên FBI, hiện là chuyên gia chống khủng bố thuộc Hiệp hội bảo vệ các quyền tự do dân sự Hoa Kỳ (ACLU) cho biết : « Vấn đề là không phải chỉ có một mà có nhiều danh sách » và các danh sách này lại có rất nhiều người vô tội với các thông tin sai lạc đến mức bản thân các cơ quan chức năng cũng không tin tưởng vào đó nữa.

Vẫn theo chuyên gia này, danh sách chính của Trung tâm chống khủng bố quốc gia (NTC), có tới nửa triệu người. Ông nói : « Tôi cho rằng không một ai nghĩ một cách nghiêm túc là có tới nửa triệu kẻ khủng bố ».

Sự chồng chéo còn thể hiện qua việc FBI, DHS, hải quan Mỹ, mỗi cơ quan có danh sách riêng, thậm chí còn có danh sách cấm bay (No Fly List). Chỉ cần một chút nghi ngờ, tên của đương sự sẽ nằm trong danh sách. Chuyên gia German mỉa mai, « nếu tên của bạn giống tên một kẻ khủng bố thật, thì chính phủ Mỹ lại quan tâm đến bạn thay vì để ý đến các mối đe dọa thực sự ».

Đó là chưa kể trường hợp những người có bí danh, tên tục, trùng nhân diện, tên viết giống nhau … tất cả những yếu tố này làm cho việc theo dõi trở nên rối bời, dẫn đến những đánh giá sai lầm.

Ông Jeffrey Addicott, giám đốc trung tâm pháp luật và chống khủng bố của St Mary’s University ở Texas chỉ trích, bất chấp những nỗ lực đồng nhất hệ thống theo dõi, chống khủng bố, sau biến cố 11/09 « vấn đề chính là thiếu phối hợp ». Các cơ quan an ninh, tình báo cạnh tranh với nhau để có được thông tin đầu tiên, để được khen ngợi là đã phát hiện, ngăn chặn được một âm mưu khủng bố nào đó.

Ông nhắc lại trường hợp Umar Farouk Abdulmutallab, người Nigeria, trong vụ khủng bố không thành trên một chuyến bay vào dịp Giáng sinh 2009 : Người cha đã báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ biết con trai của ông có thể là một kẻ khủng bố, nhưng thông tin này không được chuyển cho các cơ quan chức năng khác. Kẻ này đã giấu thuốc nổ trong quần lót và lên được máy bay, nhưng không thực hiện được vụ khủng bố tự sát vì bị các hành khách trên chuyến bay Amsterdam-Detroit kịp thời phát hiện và vô hiệu hóa.

Một yếu tố khác khiến cho hoạt động phòng chống khủng bố không hiệu quả : Mỗi cơ quan an ninh, tình báo đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau để theo dõi một đối tượng. Đó là những tiêu chuẩn không rõ ràng, « chủ quan », bên này thì nhận định là có nguy cơ khủng bố, bên kia lại bảo không.

Năm 2010, báo cáo của cơ quan thanh tra Mỹ nhấn mạnh là trong danh sách những nhân vật khủng bố của FBI có cả tên của các nhà hoạt động, tranh đấu chính trị, những người không hề gây ra một mối đe dọa nào về an ninh đối với nước Mỹ. Danh sách lại không được cập nhật, có những tên người được ghi không đúng lúc, trong khi đó, có những người, sau khi thẩm tra không có vấn đề gì, vẫn không được rút tên ra khỏi danh sách.

Theo giới chuyên gia, để có thể theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ khủng bố, truy lùng thủ phạm, phải chăng Hoa Kỳ nên có một hệ thống duy nhất, tập hợp các thông tin, nhân diện, làm chứng minh thư, giống như Pháp.

RFI

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm