Tham Khảo
Tại sao Mỹ có thể buộc Trung Quốc phải giải quyết vấn đề Bắc Hàn?
Về căng thẳng Triều tiên, Mỹ đã từng chỉ trích rằng Trung Quốc từ trước đến nay chỉ thể hiện thái độ, chưa bao giờ thực sự trừng phạt mạnh tay để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ hạt nhân. Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến lợi ích của Bắc Kinh như hệ thống ý thức hệ, an ninh biên giới và lá chắn địa chính trị. Chính quyền Trung Quốc càng không muốn chứng kiến cảnh chế độ nhà Kim sụp đổ, Hàn Quốc thống nhất tức là quân đội Mỹ có khả năng áp sát tới sông Áp Lục biên giới Trung – Triều. Nhưng với tình hình hiện nay, Mỹ đã có thể buộc Trung Quốc phải làm theo ý họ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đưới đây là một số lý do:
Thứ nhất, dù không để tâm nhiều đến mâu thuẫn Mỹ – Triều, nhưng Trung Quốc nhất quyết không muốn chiến tranh xảy ra. Mục tiêu cốt lõi của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh Triều Tiên. Do đó, khi nhận thấy chính quyền Trump kiên quyết xử lý tận gốc vấn đề hạt nhân và tên lửa Bắc Hàn, Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.
Trung Quốc hiểu rằng mối đe dọa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân (ICBM) mà Bình Nhưỡng đang tập trung phát triển là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với người Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump đã coi đó là “lằn ranh đỏ” để đi đến dùng biện pháp quân sự với Bắc Hàn. Khác với chính quyền Obama, vụ tấn công Syria và Afghanistan, cùng hành động điều cụm tàu tác chiến đến bán đảo Triều Tiên đã cho thấy, lằn ranh đỏ của ông Trump không phải là được vạch trên cát.
Việc Bắc Hàn tuyên bố đã có tên lửa ICBM chưa được kiểm chứng độc lập, nhưng nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã thừa nhận rằng Bắc Triều Tiên thực sự đang hướng tới một cuộc cách mạng hạt nhân. Cuộc cách mạng đó chính là việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ và khi đó, có thể phá hủy một thành phố của Mỹ chỉ bằng một cú nhấn nút của Kim Jong Un.
Bắc Triều Tiên không giả vờ. Họ đã đạt được tiến bộ đáng kể với tên lửa nhiên liệu rắn, nhanh hơn và dễ triển khai hơn, do đó cũng dễ dàng để ngụy trang và hạn chế được việc bị đánh chặn. Thời điểm hiện tại, Bình Nhưỡng cũng liên tục tăng cường phát triển bomb hạt nhân. Giới quan sát ước tính nước này có thể đang sở hữu từ 10 – 16 quả bomb hạt nhật. Dự đoán, tới năm 2020 số bomb hạt nhân mà chế độ Kim Jong Un sở hữu sẽ lên tới hàng trăm quả. Do đó, chính quyền Mỹ không cho phép chế độ Kim Jong Un tiếp tục làm điều này, nó đe dọa trực tiếp đến an ninh nội địa của nước Mỹ.
Một tên lửa ICBM của Bắc Triều Tiên, một khi phát triển hoàn thiện, sẽ phóng xa khoảng 9.000 km. ICBM có một phạm vi tối thiểu của khoảng 5.500 km, nhưng một số được thiết kế để di chuyển 10.000 km hoặc xa hơn nữa.
Ông Michael Hayden, cựu Giám đốc CIA đã cảnh báo rằng, chính phủ Bắc Triều Tiên có thể sẽ phát triển được một loại tên lửa hạt nhân đủ khả năng vươn tới thành phố Seattle (Mỹ) vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump.
“Tôi thật sự cho rằng, rất có khả năng vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Bắc Triều Tiên sẽ có đủ khả năng vươn tới Seattle bằng một loại vũ khí hạt nhân lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa do nước này chế tạo”. Ông Hayden nhấn mạnh.
Thông điệp của Tổng thống Trump hiện tại là: “Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc sẽ quyết định giúp đỡ chúng tôi giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên hoặc họ không làm như vậy. Nếu họ giúp chúng tôi thì điều đó sẽ là rất tốt đối với bản thân họ nhưng nếu họ không làm vậy thì điều này ảnh hưởng không tốt tới tất cả chúng ta”. Và ông Trump cũng nhấn mạnh nếu Trung Quốc không hợp tác, Hoa Kỳ sẽ đơn phương giải quyết vấn đề Bắc Hàn.
Thứ hai, Trung Quốc vốn đã sợ Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, nếu căng thẳng với Bắc Hàn không được tháo ngòi, có thể Nhật Bản cũng sẽ đòi lặp một hệ thống này.
Thực tế thì Hàn Quốc cùng Mỹ đang gấp rút để triển khai THAAD. Nhiệm vụ chính của THAAD là theo dõi và bắn hạ tên lửa từ Bắc Triều Tiên, nhưng giống như bất kỳ lá chắn tên lửa nào, nó hoàn toàn có khả năng làm giảm sức mạnh và sự xâm nhập của kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Vào đầu tháng 3 vừa qua, Quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ đã chính thức bắt đầu triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc. Hệ thống này đã được triển khai thành công tại căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Hoa Kỳ triển khai THAAD tại Hàn Quốc từ thời kỳ chính quyền của cựu Tổng thống Obama. Nhưng bất chấp điều này, ông Trump đã đồng ý với người tiền nhiệm của mình rằng việc triển khai THAAD là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ đồng minh thân cận của Hoa Kỳ khỏi mọi mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Thứ ba, Trung Quốc không muốn căng thẳng Triều Tiên dâng lên quá cao, dẫn tới khả năng Hoa Kỳ sẽ tái triển khai chương trình hạt nhân chiến thuật tại Hàn Quốc như thời kỳ trước năm 1991.
Hoa Kỳ đã rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc vào tháng 12 năm 1991. Đây là kết quả của sáng kiến giảm quân đơn phương của cựu Tổng thống George H. Bush vào tháng 9 năm 1991, loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật từ tất cả các địa điểm ở ngoài nước Mỹ.
Vào năm 2016, Hội đồng Tư vấn Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc (NUAC), đã đề xuất tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ như là một biện pháp để “duy trì sự phối hợp quốc tế mạnh mẽ và ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên”.
Thứ 4, nếu chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đi quá xa, nhiều khả năng Hàn Quốc và sau đó là cả Nhật Bản sẽ tính tới việc tự phát triển vụ khí hạt nhân để bảo vệ mình. Đó thực sự là cơn ác mộng đối với Trung Quốc.
Thực tế, điều này đã được thảo luận khá rộng rãi ở Hàn Quốc từ sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của Bắc Hàn vào 6/1/2016.
Một số chính trị gia nổi tiếng và các chuyên gia tại Hàn Quốc khi đó đã kêu gọi Seoul tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân của riêng mình. Đứng đầu nhóm này là ông Won Yoo-chul, lãnh đạo Quốc hội và là thành viên đảng Saenuri cầm quyền, kêu gọi người Hàn Quốc hãy “suy nghĩ về chiến lược sống còn của chúng ta và đưa ra các biện pháp đối phó bao gồm các chương trình hạt nhân và tên lửa hòa bình nhằm mục đích tự vệ”.
Chính trị gia Kim Jung-hoon, đảng Saenuri cũng nói: “Để chuẩn bị cho việc Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc ít nhất cũng có khả năng đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào”.
Trung Quốc chắc chắn không để viễn cảnh khu vực Đông Á tràn ngập vũ khí hạt nhân và họ sẽ phải mạnh tay với Bắc Hàn.
Hoa Kỳ, các nước đồng minh cùng cộng đồng quốc tế đang giao cho Trung Quốc tháo gỡ ngòi nổ hạt nhân Bắc Hàn. Trái bóng đang nằm trong sân của chính quyền Bắc Kinh và họ sẽ buộc phải lựa chọn: bóp nghẹt kinh tế Bắc Hàn để nước này buộc phải cam kết dừng chương trình hạt nhân và tên lửa hoặc sẽ phải chấp nhận để Hoa Kỳ dùng vũ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tân Bình
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Mỹ có thể buộc Trung Quốc phải giải quyết vấn đề Bắc Hàn?
Về căng thẳng Triều tiên, Mỹ đã từng chỉ trích rằng Trung Quốc từ trước đến nay chỉ thể hiện thái độ, chưa bao giờ thực sự trừng phạt mạnh tay để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ hạt nhân. Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến lợi ích của Bắc Kinh như hệ thống ý thức hệ, an ninh biên giới và lá chắn địa chính trị. Chính quyền Trung Quốc càng không muốn chứng kiến cảnh chế độ nhà Kim sụp đổ, Hàn Quốc thống nhất tức là quân đội Mỹ có khả năng áp sát tới sông Áp Lục biên giới Trung – Triều. Nhưng với tình hình hiện nay, Mỹ đã có thể buộc Trung Quốc phải làm theo ý họ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đưới đây là một số lý do:
Thứ nhất, dù không để tâm nhiều đến mâu thuẫn Mỹ – Triều, nhưng Trung Quốc nhất quyết không muốn chiến tranh xảy ra. Mục tiêu cốt lõi của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh Triều Tiên. Do đó, khi nhận thấy chính quyền Trump kiên quyết xử lý tận gốc vấn đề hạt nhân và tên lửa Bắc Hàn, Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.
Trung Quốc hiểu rằng mối đe dọa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân (ICBM) mà Bình Nhưỡng đang tập trung phát triển là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với người Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump đã coi đó là “lằn ranh đỏ” để đi đến dùng biện pháp quân sự với Bắc Hàn. Khác với chính quyền Obama, vụ tấn công Syria và Afghanistan, cùng hành động điều cụm tàu tác chiến đến bán đảo Triều Tiên đã cho thấy, lằn ranh đỏ của ông Trump không phải là được vạch trên cát.
Việc Bắc Hàn tuyên bố đã có tên lửa ICBM chưa được kiểm chứng độc lập, nhưng nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã thừa nhận rằng Bắc Triều Tiên thực sự đang hướng tới một cuộc cách mạng hạt nhân. Cuộc cách mạng đó chính là việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ và khi đó, có thể phá hủy một thành phố của Mỹ chỉ bằng một cú nhấn nút của Kim Jong Un.
Bắc Triều Tiên không giả vờ. Họ đã đạt được tiến bộ đáng kể với tên lửa nhiên liệu rắn, nhanh hơn và dễ triển khai hơn, do đó cũng dễ dàng để ngụy trang và hạn chế được việc bị đánh chặn. Thời điểm hiện tại, Bình Nhưỡng cũng liên tục tăng cường phát triển bomb hạt nhân. Giới quan sát ước tính nước này có thể đang sở hữu từ 10 – 16 quả bomb hạt nhật. Dự đoán, tới năm 2020 số bomb hạt nhân mà chế độ Kim Jong Un sở hữu sẽ lên tới hàng trăm quả. Do đó, chính quyền Mỹ không cho phép chế độ Kim Jong Un tiếp tục làm điều này, nó đe dọa trực tiếp đến an ninh nội địa của nước Mỹ.
Một tên lửa ICBM của Bắc Triều Tiên, một khi phát triển hoàn thiện, sẽ phóng xa khoảng 9.000 km. ICBM có một phạm vi tối thiểu của khoảng 5.500 km, nhưng một số được thiết kế để di chuyển 10.000 km hoặc xa hơn nữa.
Ông Michael Hayden, cựu Giám đốc CIA đã cảnh báo rằng, chính phủ Bắc Triều Tiên có thể sẽ phát triển được một loại tên lửa hạt nhân đủ khả năng vươn tới thành phố Seattle (Mỹ) vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump.
“Tôi thật sự cho rằng, rất có khả năng vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Bắc Triều Tiên sẽ có đủ khả năng vươn tới Seattle bằng một loại vũ khí hạt nhân lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa do nước này chế tạo”. Ông Hayden nhấn mạnh.
Thông điệp của Tổng thống Trump hiện tại là: “Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc sẽ quyết định giúp đỡ chúng tôi giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên hoặc họ không làm như vậy. Nếu họ giúp chúng tôi thì điều đó sẽ là rất tốt đối với bản thân họ nhưng nếu họ không làm vậy thì điều này ảnh hưởng không tốt tới tất cả chúng ta”. Và ông Trump cũng nhấn mạnh nếu Trung Quốc không hợp tác, Hoa Kỳ sẽ đơn phương giải quyết vấn đề Bắc Hàn.
Thứ hai, Trung Quốc vốn đã sợ Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, nếu căng thẳng với Bắc Hàn không được tháo ngòi, có thể Nhật Bản cũng sẽ đòi lặp một hệ thống này.
Thực tế thì Hàn Quốc cùng Mỹ đang gấp rút để triển khai THAAD. Nhiệm vụ chính của THAAD là theo dõi và bắn hạ tên lửa từ Bắc Triều Tiên, nhưng giống như bất kỳ lá chắn tên lửa nào, nó hoàn toàn có khả năng làm giảm sức mạnh và sự xâm nhập của kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Vào đầu tháng 3 vừa qua, Quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ đã chính thức bắt đầu triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc. Hệ thống này đã được triển khai thành công tại căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Hoa Kỳ triển khai THAAD tại Hàn Quốc từ thời kỳ chính quyền của cựu Tổng thống Obama. Nhưng bất chấp điều này, ông Trump đã đồng ý với người tiền nhiệm của mình rằng việc triển khai THAAD là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ đồng minh thân cận của Hoa Kỳ khỏi mọi mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Thứ ba, Trung Quốc không muốn căng thẳng Triều Tiên dâng lên quá cao, dẫn tới khả năng Hoa Kỳ sẽ tái triển khai chương trình hạt nhân chiến thuật tại Hàn Quốc như thời kỳ trước năm 1991.
Hoa Kỳ đã rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc vào tháng 12 năm 1991. Đây là kết quả của sáng kiến giảm quân đơn phương của cựu Tổng thống George H. Bush vào tháng 9 năm 1991, loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật từ tất cả các địa điểm ở ngoài nước Mỹ.
Vào năm 2016, Hội đồng Tư vấn Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc (NUAC), đã đề xuất tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ như là một biện pháp để “duy trì sự phối hợp quốc tế mạnh mẽ và ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên”.
Thứ 4, nếu chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đi quá xa, nhiều khả năng Hàn Quốc và sau đó là cả Nhật Bản sẽ tính tới việc tự phát triển vụ khí hạt nhân để bảo vệ mình. Đó thực sự là cơn ác mộng đối với Trung Quốc.
Thực tế, điều này đã được thảo luận khá rộng rãi ở Hàn Quốc từ sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của Bắc Hàn vào 6/1/2016.
Một số chính trị gia nổi tiếng và các chuyên gia tại Hàn Quốc khi đó đã kêu gọi Seoul tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân của riêng mình. Đứng đầu nhóm này là ông Won Yoo-chul, lãnh đạo Quốc hội và là thành viên đảng Saenuri cầm quyền, kêu gọi người Hàn Quốc hãy “suy nghĩ về chiến lược sống còn của chúng ta và đưa ra các biện pháp đối phó bao gồm các chương trình hạt nhân và tên lửa hòa bình nhằm mục đích tự vệ”.
Chính trị gia Kim Jung-hoon, đảng Saenuri cũng nói: “Để chuẩn bị cho việc Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc ít nhất cũng có khả năng đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào”.
Trung Quốc chắc chắn không để viễn cảnh khu vực Đông Á tràn ngập vũ khí hạt nhân và họ sẽ phải mạnh tay với Bắc Hàn.
Hoa Kỳ, các nước đồng minh cùng cộng đồng quốc tế đang giao cho Trung Quốc tháo gỡ ngòi nổ hạt nhân Bắc Hàn. Trái bóng đang nằm trong sân của chính quyền Bắc Kinh và họ sẽ buộc phải lựa chọn: bóp nghẹt kinh tế Bắc Hàn để nước này buộc phải cam kết dừng chương trình hạt nhân và tên lửa hoặc sẽ phải chấp nhận để Hoa Kỳ dùng vũ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tân Bình
MM chuyển