Tham Khảo
Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?
Nguồn: “Why doesn’t China rein in North Korea?”, The Economist, 05/04/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Quốc.
Theo tuyên bố chính thức, Trung Quốc muốn bán đảo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên đã đột ngột tăng cường chương trình vũ khí của mình. Cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung vào ngày 5 tháng 4 đã đưa số cuộc thử nghiệm tên lửa trong năm nay của Triều Tiên lên đến con số bảy, một trong số đó đã thất bại. Quốc gia này cũng đã thử nghiệm tên lửa giai đoạn đầu tiên của của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có khả năng bắn đến đất liền nước Mỹ. Năm ngoái, quốc gia này đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân, đưa một vệ tinh vào quỹ đạo và lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm. Trung Quốc không được lợi gì từ việc có một nước láng giềng hung hăng, được vũ trang hạt nhân và cực kỳ khó dự đoán. Vậy tại sao Trung Quốc lại không hành động nhiều hơn để kiềm chế ông Kim?
Thực tế, Trung Quốc đã có hành động. Quốc gia này đã đồng ý tuân theo các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc gần đây nhất được áp đặt lên Triều Tiên, và vào tháng 2 vừa qua, Trung Quốc đã ngừng mua than của Triều Tiên trong suốt thời gian còn lại của năm. Than là nguồn ngoại hối lớn nhất cho đất nước bị cô lập này. Phần lớn người ta cho rằng ông Tập đang nổi giận với ông Kim, đổ lỗi cho ông ta về vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông là Kim Jong Nam, người có quan hệ gần gũi với Trung Quốc và đã sống ở Macau dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù chính sách của Trung Quốc thay đổi rất ít, thì chính sách của Mỹ dường như lại đang thay đổi rất nhiều. “Nếu Trung Quốc không giải quyết được Triều Tiên, chúng tôi sẽ làm điều đó”, Donald Trump đã phát biểu như vậy gần đây với tờ Financial Times. “Chính sách kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc”, Rex Tillerson, Ngoại trưởng của Trump, đã phát biểu vào hồi tháng 3, và ông còn nói thêm, “Tất cả các phương án đều đang được đưa ra xem xét.” Đối với người Mỹ, mối đe dọa từ việc một tên lửa ICBM của Triều Tiên có khả năng bắn trúng California đang chứng minh là một nhân tố thay đổi cuộc chơi.
Mặc dù Trung Quốc lo ngại hành động đơn phương của Hoa Kỳ, có vẻ như quốc gia này sẽ không có những thay đổi chính sách triệt để để ngăn chặn điều này. Hai lý do xưa cũ để Trung Quốc ủng hộ chế độ Triều Tiên lại càng mang nhiều động lực hơn bao giờ hết: Trung Quốc không muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên nếu điều đó tạo ra một đồng minh lớn hơn của Hoa Kỳ trên biên giới của mình. Và hàng triệu người Triều Tiên có thể chạy trốn sự sụp đổ của đất nước bằng cách chạy vào Trung Quốc, mang lại bất ổn cho ba tỉnh đông bắc Trung Quốc, đồng thời là ba tỉnh nằm trong số những khu vực có tình hình kinh tế trì trệ nhất nước này.
Ngoài ra còn có ba lý do mới hơn. Thứ nhất, tên lửa của Triều Tiên, vào thời điểm hiện nay, không nhắm vào Trung Quốc. Nhưng chúng sẽ nhắm vào Trung Quốc nếu Trung Quốc tấn công quốc gia mà mình bảo trợ. Thứ hai, Trung Quốc không xem ICBM của Triều Tiên như là một mối đe dọa sâu sắc theo cách nhìn của người Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đang lo lắng về các kế hoạch của Hàn Quốc nhằm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được gọi là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối , hay THAAD, mà Trung Quốc tuyên bố thực ra là nhằm vào các tên lửa của nước này. Vì vậy, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Triều Tiên chống lại Hàn Quốc. Dường như Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến phản ứng của các nước khác đối với sự hiếu chiến của Triều Tiên hơn là vào chính thái độ hung hăng của quốc gia này.
Đó là lý do tại sao Triều Tiên, cùng với thương mại, là nhân tố giúp kiểm chứng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 6 tháng 4 năm 2017. Nếu Trung Quốc chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy lùi sự hiếu chiến của ông Kim, nó có thể khiến những hệ quả nguy hiểm nhiều khả năng xảy ra hơn – mặc dù đó vẫn còn là những khả năng xa xôi. Những hệ quả này có thể là bất cứ điều gì, từ một cuộc tấn công quân sự của Mỹ chống lại các cứ điểm tên lửa của Triều Tiên, đến quyết định của Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Thay vì phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, hậu quả có thể sẽ là sự phổ biến vũ khí hạt nhân tại khu vực này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?
Nguồn: “Why doesn’t China rein in North Korea?”, The Economist, 05/04/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Quốc.
Theo tuyên bố chính thức, Trung Quốc muốn bán đảo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên đã đột ngột tăng cường chương trình vũ khí của mình. Cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung vào ngày 5 tháng 4 đã đưa số cuộc thử nghiệm tên lửa trong năm nay của Triều Tiên lên đến con số bảy, một trong số đó đã thất bại. Quốc gia này cũng đã thử nghiệm tên lửa giai đoạn đầu tiên của của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có khả năng bắn đến đất liền nước Mỹ. Năm ngoái, quốc gia này đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân, đưa một vệ tinh vào quỹ đạo và lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm. Trung Quốc không được lợi gì từ việc có một nước láng giềng hung hăng, được vũ trang hạt nhân và cực kỳ khó dự đoán. Vậy tại sao Trung Quốc lại không hành động nhiều hơn để kiềm chế ông Kim?
Thực tế, Trung Quốc đã có hành động. Quốc gia này đã đồng ý tuân theo các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc gần đây nhất được áp đặt lên Triều Tiên, và vào tháng 2 vừa qua, Trung Quốc đã ngừng mua than của Triều Tiên trong suốt thời gian còn lại của năm. Than là nguồn ngoại hối lớn nhất cho đất nước bị cô lập này. Phần lớn người ta cho rằng ông Tập đang nổi giận với ông Kim, đổ lỗi cho ông ta về vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông là Kim Jong Nam, người có quan hệ gần gũi với Trung Quốc và đã sống ở Macau dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù chính sách của Trung Quốc thay đổi rất ít, thì chính sách của Mỹ dường như lại đang thay đổi rất nhiều. “Nếu Trung Quốc không giải quyết được Triều Tiên, chúng tôi sẽ làm điều đó”, Donald Trump đã phát biểu như vậy gần đây với tờ Financial Times. “Chính sách kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc”, Rex Tillerson, Ngoại trưởng của Trump, đã phát biểu vào hồi tháng 3, và ông còn nói thêm, “Tất cả các phương án đều đang được đưa ra xem xét.” Đối với người Mỹ, mối đe dọa từ việc một tên lửa ICBM của Triều Tiên có khả năng bắn trúng California đang chứng minh là một nhân tố thay đổi cuộc chơi.
Mặc dù Trung Quốc lo ngại hành động đơn phương của Hoa Kỳ, có vẻ như quốc gia này sẽ không có những thay đổi chính sách triệt để để ngăn chặn điều này. Hai lý do xưa cũ để Trung Quốc ủng hộ chế độ Triều Tiên lại càng mang nhiều động lực hơn bao giờ hết: Trung Quốc không muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên nếu điều đó tạo ra một đồng minh lớn hơn của Hoa Kỳ trên biên giới của mình. Và hàng triệu người Triều Tiên có thể chạy trốn sự sụp đổ của đất nước bằng cách chạy vào Trung Quốc, mang lại bất ổn cho ba tỉnh đông bắc Trung Quốc, đồng thời là ba tỉnh nằm trong số những khu vực có tình hình kinh tế trì trệ nhất nước này.
Ngoài ra còn có ba lý do mới hơn. Thứ nhất, tên lửa của Triều Tiên, vào thời điểm hiện nay, không nhắm vào Trung Quốc. Nhưng chúng sẽ nhắm vào Trung Quốc nếu Trung Quốc tấn công quốc gia mà mình bảo trợ. Thứ hai, Trung Quốc không xem ICBM của Triều Tiên như là một mối đe dọa sâu sắc theo cách nhìn của người Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đang lo lắng về các kế hoạch của Hàn Quốc nhằm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được gọi là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối , hay THAAD, mà Trung Quốc tuyên bố thực ra là nhằm vào các tên lửa của nước này. Vì vậy, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Triều Tiên chống lại Hàn Quốc. Dường như Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến phản ứng của các nước khác đối với sự hiếu chiến của Triều Tiên hơn là vào chính thái độ hung hăng của quốc gia này.
Đó là lý do tại sao Triều Tiên, cùng với thương mại, là nhân tố giúp kiểm chứng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 6 tháng 4 năm 2017. Nếu Trung Quốc chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy lùi sự hiếu chiến của ông Kim, nó có thể khiến những hệ quả nguy hiểm nhiều khả năng xảy ra hơn – mặc dù đó vẫn còn là những khả năng xa xôi. Những hệ quả này có thể là bất cứ điều gì, từ một cuộc tấn công quân sự của Mỹ chống lại các cứ điểm tên lửa của Triều Tiên, đến quyết định của Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Thay vì phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, hậu quả có thể sẽ là sự phổ biến vũ khí hạt nhân tại khu vực này.