Kinh Đời
Tại sao có những trái cây khổng lồ? - BBC
Đâu là loại quả lớn nhất từng có trên thế giới và trái cây có thể lớn được bao nhiêu?
Đối với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời rất dễ dàng và đơn giản.
Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi thứ hai thú vị hơn nhiều. Nó thu hút sự quan tâm của một số nhà thực vật học hàng đầu thế giới.
Họ đã xuất bản những nghiên cứu mới tìm hiểu cây trái khổng lồ có thể lớn đến mức nào.
Quả bí đỏ lớn nhất
Nghiên cứu mới nhất này không những cho thấy những gì đang xảy ra bên trong những trái cây khổng lồ này mà còn khẳng định chúng ta còn phải hiểu bao nhiêu về quá trình cây tạo ra quả ngọt.
Cho đến nay, quả lớn nhất mà chúng ta biết được là một quả bí do con người trồng chứ không phải mọc trong tự nhiên. Quả này ra mắt hồi năm 2014 với cân nặng hơn một tấn. Khi đặt trên cân đồng hồ chỉ 1.056 kí lô.
Thật ra kỷ lục về loại trái lớn nhất bị liên tục phá đến nỗi các nhà khoa học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, đã quyết định nghiên cứu kỹ hơn để tìm hiểu xem chúng ta có thể học được những gì.
“Một đồng nghiệp của chúng tôi có tên là Kaare Jensen, đã cho chúng tôi biết hồi năm 212 rằng ở Topsfield gần đó đã có một kỷ lục thế giới được xác lập là một quả bí nặng 913 kí lô,” Tiến sỹ Jessica Savage ở Đại học Harvard nói với BBC.
“Kỷ lục này đã gây ra một cuộc tranh luận về việc làm sao có thể trồng được những loại cây trái khổng lồ như thế.”
Phần lớn những quả bí khổng lồ đều là xuất phát từ một số giống bí quen thuộc.
“Những quả bí mà người trồng cạnh tranh nhau như thế được nhân từ giống Hubbard Squash và dòng dõi của chúng có thể truy qua một số giống khác nhau và các giống này có kích thước quả ngày một lớn,” Tiến sỹ Savage giải thích.
Tuy nhiên, những loại trái khổng lồ này lại không có ích nhiều lắm.
Với khoảng 98% là nước, chúng có tương đối ít đường và tinh bột và do đó hương vị cũng dở.
“Một số người ăn chúng nhưng chúng thường được sử dụng cho mục đích trang trí hay cho những sản phẩm sáng tạo như thuyền đua,” Tiến sỹ Savage nói.
Bởi vì những giống cây ra trái to thường được cắt tỉa để mỗi cây chỉ cho ra một quả và do chúng được chăm bón và tưới rất nhiều nên trồng những loại cây trái như vậy thì không hề kinh tế chút nào đối với các nhà nông.
“Trồng những cây trái lớn, nhất là bí khổng lồ, không phải lúc nào cũng đem lại thu hoạch nhiều hơn tính trên tỷ lệ đất canh tác,” bà nói thêm.
Nhiều mạch dẫn hơn
“Nhưng chúng là một công cụ tuyệt vời để tìm hiểu về việc cây trái sinh trưởng như thế nào.”
Tiến sỹ Savage và các đồng sự đã làm việc đó bằng cách so sánh cấu tạo và sinh lý của các giống bí cho quả khổng lồ với một giống tổ tiên với mục đích tìm hiểu xem tại sao lại sinh ra được những quả bí khổng lồ.
Họ đặc biệt quan tâm đến hệ thống mạch dẫn giúp vận chuyển chất dinh dưỡng như đường và nước giúp cho cây sinh trưởng.
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng các cây ra quả khổng lồ có cấu tạo các mô dẫn (phloem) và tốc độ vận chuyển chất dinh dưỡng không thay đổi.
Tuy nhiên, chúng có kích thước lớn hơn.
“Bạn có thể mường tượng cách vận chuyển ở giống bí bình thường và giống bí khổng lồ khác nhau như thế nào bằng tưởng tượng đến giao thông trên một con đường,” Tiến sỹ Savage diễn giải.
“Nếu có nhiều xe hơi hơn đi lại giữa hai thành phố thì cần phải có hoặc là nhiều đường hơn hoặc là đường có nhiều làn hơn cho xe chạy. Trong trường hợp quả bí khổng lồ, giải pháp rất đơn giản: xây thêm nhiều đường một làn xe.”
“Cấu tạo của các tế bào mô dẫn không thay đổi nhưng tổng số các mô dẫn tăng lên,” bà nói thêm.
Điều vẫn còn chưa rõ là có giới hạn hay không về số lượng mô dẫn ở cây bí đỏ.
Chúng ta cũng chưa biết là quả to thì có thể to đến mức nào.
“Khó mà nói có thể dự đoán trái cây có thể lớn đến mức nào bởi vì chúng ta không biết điều gì quyết định khi nào thì chúng dừng phát triển,” Tiến sỹ Savage nói.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Earth
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Con người và tư tưởng thời bao cấp" - by Vương Trí Nhàn / Trần Văn Giang (ghi lại).
Tại sao có những trái cây khổng lồ? - BBC
Đâu là loại quả lớn nhất từng có trên thế giới và trái cây có thể lớn được bao nhiêu?
Đối với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời rất dễ dàng và đơn giản.
Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi thứ hai thú vị hơn nhiều. Nó thu hút sự quan tâm của một số nhà thực vật học hàng đầu thế giới.
Họ đã xuất bản những nghiên cứu mới tìm hiểu cây trái khổng lồ có thể lớn đến mức nào.
Quả bí đỏ lớn nhất
Nghiên cứu mới nhất này không những cho thấy những gì đang xảy ra bên trong những trái cây khổng lồ này mà còn khẳng định chúng ta còn phải hiểu bao nhiêu về quá trình cây tạo ra quả ngọt.
Cho đến nay, quả lớn nhất mà chúng ta biết được là một quả bí do con người trồng chứ không phải mọc trong tự nhiên. Quả này ra mắt hồi năm 2014 với cân nặng hơn một tấn. Khi đặt trên cân đồng hồ chỉ 1.056 kí lô.
Thật ra kỷ lục về loại trái lớn nhất bị liên tục phá đến nỗi các nhà khoa học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, đã quyết định nghiên cứu kỹ hơn để tìm hiểu xem chúng ta có thể học được những gì.
“Một đồng nghiệp của chúng tôi có tên là Kaare Jensen, đã cho chúng tôi biết hồi năm 212 rằng ở Topsfield gần đó đã có một kỷ lục thế giới được xác lập là một quả bí nặng 913 kí lô,” Tiến sỹ Jessica Savage ở Đại học Harvard nói với BBC.
“Kỷ lục này đã gây ra một cuộc tranh luận về việc làm sao có thể trồng được những loại cây trái khổng lồ như thế.”
Phần lớn những quả bí khổng lồ đều là xuất phát từ một số giống bí quen thuộc.
“Những quả bí mà người trồng cạnh tranh nhau như thế được nhân từ giống Hubbard Squash và dòng dõi của chúng có thể truy qua một số giống khác nhau và các giống này có kích thước quả ngày một lớn,” Tiến sỹ Savage giải thích.
Tuy nhiên, những loại trái khổng lồ này lại không có ích nhiều lắm.
Với khoảng 98% là nước, chúng có tương đối ít đường và tinh bột và do đó hương vị cũng dở.
“Một số người ăn chúng nhưng chúng thường được sử dụng cho mục đích trang trí hay cho những sản phẩm sáng tạo như thuyền đua,” Tiến sỹ Savage nói.
Bởi vì những giống cây ra trái to thường được cắt tỉa để mỗi cây chỉ cho ra một quả và do chúng được chăm bón và tưới rất nhiều nên trồng những loại cây trái như vậy thì không hề kinh tế chút nào đối với các nhà nông.
“Trồng những cây trái lớn, nhất là bí khổng lồ, không phải lúc nào cũng đem lại thu hoạch nhiều hơn tính trên tỷ lệ đất canh tác,” bà nói thêm.
Nhiều mạch dẫn hơn
“Nhưng chúng là một công cụ tuyệt vời để tìm hiểu về việc cây trái sinh trưởng như thế nào.”
Tiến sỹ Savage và các đồng sự đã làm việc đó bằng cách so sánh cấu tạo và sinh lý của các giống bí cho quả khổng lồ với một giống tổ tiên với mục đích tìm hiểu xem tại sao lại sinh ra được những quả bí khổng lồ.
Họ đặc biệt quan tâm đến hệ thống mạch dẫn giúp vận chuyển chất dinh dưỡng như đường và nước giúp cho cây sinh trưởng.
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng các cây ra quả khổng lồ có cấu tạo các mô dẫn (phloem) và tốc độ vận chuyển chất dinh dưỡng không thay đổi.
Tuy nhiên, chúng có kích thước lớn hơn.
“Bạn có thể mường tượng cách vận chuyển ở giống bí bình thường và giống bí khổng lồ khác nhau như thế nào bằng tưởng tượng đến giao thông trên một con đường,” Tiến sỹ Savage diễn giải.
“Nếu có nhiều xe hơi hơn đi lại giữa hai thành phố thì cần phải có hoặc là nhiều đường hơn hoặc là đường có nhiều làn hơn cho xe chạy. Trong trường hợp quả bí khổng lồ, giải pháp rất đơn giản: xây thêm nhiều đường một làn xe.”
“Cấu tạo của các tế bào mô dẫn không thay đổi nhưng tổng số các mô dẫn tăng lên,” bà nói thêm.
Điều vẫn còn chưa rõ là có giới hạn hay không về số lượng mô dẫn ở cây bí đỏ.
Chúng ta cũng chưa biết là quả to thì có thể to đến mức nào.
“Khó mà nói có thể dự đoán trái cây có thể lớn đến mức nào bởi vì chúng ta không biết điều gì quyết định khi nào thì chúng dừng phát triển,” Tiến sỹ Savage nói.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Earth