Hình Ảnh & Sự Kiện

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông


Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”.

Thực tế “khó khăn” đó đã bị lật ngược bởi Hiệp định Abraham, được ký mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Tuy nhiên, thay vì thừa nhận sai lầm của mình, ngành công nghiệp hòa bình hiện khẳng định rằng hiệp ước mới thực tế không tạo ra hòa bình giữa Israel và hai quốc gia vùng Vịnh có ảnh hưởng mà chỉ đơn thuần là giúp bình thường hóa quan hệ giữa họ với nhau. Trái ngược với “phát biểu vui mừng về việc đạt được mục tiêu ‘lấy hòa bình đổi hòa bình’” của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, tờ New York Timesviết bài xã luận cho rằng “hiện tại,‘bình thường hóa’ là đã đủ.”

Tuyên bố rằng việc bình thường hoá quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả Rập là ít quan trọng hơn so với hòa bình không chỉ là không có cơ sở mà còn hoàn toàn lạc hậu. Trong khi bình thường hóa hàm ý sẽ có một nền hòa bình an toàn và lâu dài, thì hòa bình mà không có bình thường hóa quan hệ sẽ viễn vông và thù địch vẫn sẽ tiếp diễn.

Đó là bài học của Hiệp định Trại David, được ký năm 1978 giữa Ai Cập và Israel nhờ sự trung gian của Hoa Kỳ. Hiệp ước hòa bình được ký sau đó vào năm 1979 đã chấm dứt hàng thập niên xung đột giữa hai quốc gia và quy định việc trao đổi đại sứ. Quá trình bình thường hóa dự kiến ​​sẽ diễn ra dần dần, song song với việc Israel tiếp tục nhượng bộ và giải quyết vấn đề Palestine.

Vài tháng sau, người ta có thể thấy người Ai Cập đến các cửa hàng ở Tel Aviv, nhưng họ đã sớm ngừng đến thăm Israel. Quân đội Ai Cập tiếp tục huấn luyện chuẩn bị chiến tranh với Israel, và báo chí nhà nước chuyển sang giọng điệu chống Israel và bài Do Thái mạnh mẽ. Các thuyết âm mưu về Israel trở nên phổ biến trên truyền hình Ai Cập, và các thảm họa quốc gia thường được đổ lỗi là do Israel. Sau Mùa xuân Ả Rập năm 2011, một đám đông người Ai Cập gần như đã tàn sát các nhân viên của Đại sứ quán Israel, và chính phủ Đảng Huynh đệ Hồi giáo đe dọa sẽ tái lập tình trạng chiến tranh.

Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi kể từ đó đã mở rộng hợp tác quốc phòng và năng lượng với Israel và thừa nhận quá khứ Do Thái của Ai Cập. Tuy nhiên, nước này vẫn hết sức thù địch với nhà nước Do Thái. Hiệpđịnh Trại David không dẫn đến bình thường hóa mà ngược lại, là sự xa cách trong quan hệ giữa hai nước.

Một quá trình tương tự cũng xảy ra với hiệp ước hòa bình giữa Israel và Jordan, được ký năm 1994, một lần nữa dưới sự bảo trợ của Mỹ. Sau kỳ trăng mật ngắn ngủi, người Jordan ngừng đến thăm Israel và dư luận trở nên ngày càng bài Do Thái dữ dội. Hai mươi lăm năm sau, sau hai cuộc nổi dậy của người Palestine ở Bờ Tây và căng thẳng lặp đi lặp lại ở Jerusalem, hòa ước gần như đã sụp đổ. Quốc vương Abdullah từ chối gia hạn hợp đồng thuê đất tại các khu vực biên giới cho nông dân Israel canh tác, và các nhà lãnh đạo quốc hội kêu gọi hủy bỏ hiệp ước hòa bình. Các nhà ngoại giao Israel ở Amman chỉ rời khu nhà của họ vào các ngày thứ Sáu, khi một đoàn xe bọc thép hộ tống họ trở về Israel.

Việc các hiệp ước của Israel với Ai Cập và Jordan không có khả năng đem lại bình thường hóa quan hệ là kết quả trực tiếp của việc các hiệp định này không giải quyết được vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột — không phải là các khu định cư hay địa vị của Jerusalem như ngành công nghiệp hòa bình vẫn nghĩ, mà là việc từ chối công nhận một dân tộc Do Thái bản địa sinh sống ở Trung Đông và có quyền tự quyết ở quê hương của họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Khalid bin Ahmed Al Khalifa tuyên bố: “Israel là một phần di sản của toàn khu vực này. Người Do Thái có một vị trí trong [vùng đất của] chúng ta.” Những lời như vậy chưa bao giờ được nghe thấy từ Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat năm 1978-1979 hay Vua Hussein của Jordan năm 1994. Quyết tâm của cả Bahrain và U.A.E. để trao đổi không chỉ các đại sứ mà còn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tôn giáo, nhà báo và khách du lịch với Israel là điều chưa từng có. Nó cung cấp một mô hình cho tất cả các thỏa thuận Ả Rập-Israel khác trong tương lai.

Đáng buồn thay, thực tế này sẽ có rất ít ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hòa bình. Ngoài việc bác bỏ tầm quan trọng của việc bình thường hóa, các chuyên gia trong ngành còn hạ thấp tầm quan trọng của Hiệp định Abraham, cho rằng Israel chưa bao giờ có chiến tranh với U.A.E. và Bahrain. Điều đó cũng sai. Chẳng hạn, khi tham gia vào lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Ả Rập năm 1973-74, cả hai nước này thực tế đã tiến hành một cuộc tấn công kinh tế và ngoại giao nhằm vào Israel, gây ra những thiệt hại khôn lường.

May mắn thay, ký ức về cuộc đụng độ đó sẽ phai mờ dần khi việc bình thường hóa tăng tốc. Bất chấp sựnghi ngờ của những người phản đối, Israel sẽ thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ về tài chính, chiến lược và cá nhân với người dân U.A.E. và Bahrain. Ngành công nghiệp hòa bình chắc chắn sẽ tiếp tục càm ràm khi hòa bình thực sự đến với phần lớn Trung Đông.

Michael Oren từng là đại sứ của Israel tại Hoa Kỳ, nghị sĩ quốc hội và là thứ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Israel.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông


Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”.

Thực tế “khó khăn” đó đã bị lật ngược bởi Hiệp định Abraham, được ký mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Tuy nhiên, thay vì thừa nhận sai lầm của mình, ngành công nghiệp hòa bình hiện khẳng định rằng hiệp ước mới thực tế không tạo ra hòa bình giữa Israel và hai quốc gia vùng Vịnh có ảnh hưởng mà chỉ đơn thuần là giúp bình thường hóa quan hệ giữa họ với nhau. Trái ngược với “phát biểu vui mừng về việc đạt được mục tiêu ‘lấy hòa bình đổi hòa bình’” của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, tờ New York Timesviết bài xã luận cho rằng “hiện tại,‘bình thường hóa’ là đã đủ.”

Tuyên bố rằng việc bình thường hoá quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả Rập là ít quan trọng hơn so với hòa bình không chỉ là không có cơ sở mà còn hoàn toàn lạc hậu. Trong khi bình thường hóa hàm ý sẽ có một nền hòa bình an toàn và lâu dài, thì hòa bình mà không có bình thường hóa quan hệ sẽ viễn vông và thù địch vẫn sẽ tiếp diễn.

Đó là bài học của Hiệp định Trại David, được ký năm 1978 giữa Ai Cập và Israel nhờ sự trung gian của Hoa Kỳ. Hiệp ước hòa bình được ký sau đó vào năm 1979 đã chấm dứt hàng thập niên xung đột giữa hai quốc gia và quy định việc trao đổi đại sứ. Quá trình bình thường hóa dự kiến ​​sẽ diễn ra dần dần, song song với việc Israel tiếp tục nhượng bộ và giải quyết vấn đề Palestine.

Vài tháng sau, người ta có thể thấy người Ai Cập đến các cửa hàng ở Tel Aviv, nhưng họ đã sớm ngừng đến thăm Israel. Quân đội Ai Cập tiếp tục huấn luyện chuẩn bị chiến tranh với Israel, và báo chí nhà nước chuyển sang giọng điệu chống Israel và bài Do Thái mạnh mẽ. Các thuyết âm mưu về Israel trở nên phổ biến trên truyền hình Ai Cập, và các thảm họa quốc gia thường được đổ lỗi là do Israel. Sau Mùa xuân Ả Rập năm 2011, một đám đông người Ai Cập gần như đã tàn sát các nhân viên của Đại sứ quán Israel, và chính phủ Đảng Huynh đệ Hồi giáo đe dọa sẽ tái lập tình trạng chiến tranh.

Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi kể từ đó đã mở rộng hợp tác quốc phòng và năng lượng với Israel và thừa nhận quá khứ Do Thái của Ai Cập. Tuy nhiên, nước này vẫn hết sức thù địch với nhà nước Do Thái. Hiệpđịnh Trại David không dẫn đến bình thường hóa mà ngược lại, là sự xa cách trong quan hệ giữa hai nước.

Một quá trình tương tự cũng xảy ra với hiệp ước hòa bình giữa Israel và Jordan, được ký năm 1994, một lần nữa dưới sự bảo trợ của Mỹ. Sau kỳ trăng mật ngắn ngủi, người Jordan ngừng đến thăm Israel và dư luận trở nên ngày càng bài Do Thái dữ dội. Hai mươi lăm năm sau, sau hai cuộc nổi dậy của người Palestine ở Bờ Tây và căng thẳng lặp đi lặp lại ở Jerusalem, hòa ước gần như đã sụp đổ. Quốc vương Abdullah từ chối gia hạn hợp đồng thuê đất tại các khu vực biên giới cho nông dân Israel canh tác, và các nhà lãnh đạo quốc hội kêu gọi hủy bỏ hiệp ước hòa bình. Các nhà ngoại giao Israel ở Amman chỉ rời khu nhà của họ vào các ngày thứ Sáu, khi một đoàn xe bọc thép hộ tống họ trở về Israel.

Việc các hiệp ước của Israel với Ai Cập và Jordan không có khả năng đem lại bình thường hóa quan hệ là kết quả trực tiếp của việc các hiệp định này không giải quyết được vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột — không phải là các khu định cư hay địa vị của Jerusalem như ngành công nghiệp hòa bình vẫn nghĩ, mà là việc từ chối công nhận một dân tộc Do Thái bản địa sinh sống ở Trung Đông và có quyền tự quyết ở quê hương của họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Khalid bin Ahmed Al Khalifa tuyên bố: “Israel là một phần di sản của toàn khu vực này. Người Do Thái có một vị trí trong [vùng đất của] chúng ta.” Những lời như vậy chưa bao giờ được nghe thấy từ Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat năm 1978-1979 hay Vua Hussein của Jordan năm 1994. Quyết tâm của cả Bahrain và U.A.E. để trao đổi không chỉ các đại sứ mà còn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tôn giáo, nhà báo và khách du lịch với Israel là điều chưa từng có. Nó cung cấp một mô hình cho tất cả các thỏa thuận Ả Rập-Israel khác trong tương lai.

Đáng buồn thay, thực tế này sẽ có rất ít ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hòa bình. Ngoài việc bác bỏ tầm quan trọng của việc bình thường hóa, các chuyên gia trong ngành còn hạ thấp tầm quan trọng của Hiệp định Abraham, cho rằng Israel chưa bao giờ có chiến tranh với U.A.E. và Bahrain. Điều đó cũng sai. Chẳng hạn, khi tham gia vào lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Ả Rập năm 1973-74, cả hai nước này thực tế đã tiến hành một cuộc tấn công kinh tế và ngoại giao nhằm vào Israel, gây ra những thiệt hại khôn lường.

May mắn thay, ký ức về cuộc đụng độ đó sẽ phai mờ dần khi việc bình thường hóa tăng tốc. Bất chấp sựnghi ngờ của những người phản đối, Israel sẽ thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ về tài chính, chiến lược và cá nhân với người dân U.A.E. và Bahrain. Ngành công nghiệp hòa bình chắc chắn sẽ tiếp tục càm ràm khi hòa bình thực sự đến với phần lớn Trung Đông.

Michael Oren từng là đại sứ của Israel tại Hoa Kỳ, nghị sĩ quốc hội và là thứ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Israel.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm