Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Thà chết, không hàng giặc - Bảo Ðịnh
Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang.
Ðại Úy Hoàng Bôi phục vụ tại Phi Ðoàn 247, Trực Thăng Vận Tải Chinook CH47, Sư Ðoàn 1 Không Quân, QLVNCH.
Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang. Phá Tam Giang nổi tiếng, không những vì là con phá lớn nhất của đất nước, mà nổi tiếng nhờ qua những câu thơ:
“Ðường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Làng Lai Hà thuộc quận Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên, dù không có một lịch sử lâu dài, chỉ mới thành hình kể từ sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa năm 1558, dưới đời vua Lê Anh Tôn, nhưng cũng đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Ðiển hình là một người thuộc vào hàng chú bác của Bôi, vào khoảng thập niên 1930, hoạt động chống chính quyền Bảo Hộ Pháp, bị bắt, nhưng đã tuyệt thực cho đến chết ở trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, khi quân viễn chinh Pháp, theo thỏa hiệp sơ bộ với chính phủ Hồ chí Minh, đưa quân vào Việt Nam để lập lại sự đô hộ, một người thuộc vào hàng ông của Bôi bị giặc Pháp bắt, không chịu đầu hàng, đã hô câu: “Việt Nam muôn năm” trước khi một tràng đạn oan nghiệt của quân xâm lược nổ vào người ông, kết liễu cuộc đời của một lão nông anh dũng.
Làng Lai Hà đã cưu mang con cháu họ Nguyễn thuộc hệ phái Tiền quân Nguyễn Văn Thành, một trong những vị khai quốc công thần nhà Nguyễn.
Phía Bắc của làng là Chí Long, quê hương của cụ Nguyễn Tri Phương, một vị đại thần anh hùng của nhà Nguyễn. Khi quân Pháp hạ thành Hà Nội, con là phò mã Nguyễn Lâm tử trận, cụ bị thương nặng, bị giặc Pháp bắt, nhưng cụ không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết vào năm 1873. Những tấm gương anh hùng đó đã ăn sâu vào tâm khảm của Bôi, và nó đã định hướng cuộc đời của Bôi, cuộc đời của một vị anh hùng “Thà chết không hàng giặc.”
Là phi công trực thăng, trước khi trở thành phi công lái Chinook, anh đã từng bay yểm trợ cho mặt trận vùng giới tuyến, anh đã bay qua phá Tam Giang, nơi chôn nhau cắt rốn. Bài hát “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Trần Thiện Thanh phổ nhạc, thơ Tô Thùy Yên, làm cho anh chợt nhớ Sài Gòn, chợt nhớ làng quê nhỏ bé đang điêu linh vì cuộc chiến vô nghĩa do bọn Cộng Sản Bắc phương đang tiến hành từ mấy chục năm nay. Ngôi giáo đường Lai Hà, và trường trung học Tam Giang ẩn mình sau lũy tre xanh, nơi đã chôn giấu biết bao kỷ niệm của thời niên thiếu, với vị linh mục khả kính, Cha Nguyễn Phùng Tuệ, giờ chỉ còn trơ lại những bức tường loang lổ. Dấu vết chiến tranh đang tàn phá làng quê anh.
Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, thành phố Ðà Nẵng hầu như lính nhiều hơn dân. Dưới quyền tư lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đáng lý phải xảy ra một trận thư hùng giữa quân CSBV với quân của Tướng Trưởng, mà phần thắng bại chưa biết nghiêng về bên nào, dù quân viện do ông bạn đồng minh Hoa Kỳ cắt giảm, nhưng lòng anh dũng, ý chí quyết chiến quyết thắng của người lính Cộng Hòa vẫn có thừa. Nhưng cuối cùng… Ðà Nẵng đã bị bỏ ngỏ, toàn quân, toàn dân đành tháo chạy. Hoàng Bôi cũng như tất cả mọi người, tháo chạy trong cảnh bát nháo, hỗn loạn, hơn cả những ngày tháng của mùa Hè đỏ lửa năm 1972, khi quân CSBV, với xe tăng và đại pháo, ngang nhiên vượt sông Bến Hải, ranh giới chia đôi đất nước theo Hiệp định Ðình Chiến Geneva tháng 7 năm 1954.
Sáng sớm ngày 29 tháng 3 năm 1975, trời Ðà Nẵng trở mưa. Cơn mưa Xuân cuối mùa lất phất nhẹ, như những cơn mưa phùn dầm dề xứ Huế, nhưng cũng đủ thấm ướt và làm lạnh lòng những ai phải rời thành phố, ra đi trong vội vã trước làn sóng đỏ đang đổ ập vào từ phương Bắc, như cơn đại hồng thủy, đang nhận chìm một đô thị rộng lớn vào hàng thứ hai của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sân bay Ðà Nẵng hỗn loạn, đạn khói mù trời. Người dân từ các vùng lân cận, từ Huế đổ vào, tìm cách vào phi trường kiếm một chỗ bay để thoát thân.
Những ngày trước, chính phủ đã thuê bao nhiều chuyến bay của máy bay ngoại quốc để di tản dân tỵ nạn, nhưng số lượng người đông đảo, chen lấn nhau, ai cũng muốn nhanh chóng được ra đi, nên đã xảy ra nhiều cảnh thương tâm. Trung Tá Hùng, thuộc Trung Tâm Hành Quân Sư Ðoàn 1 KQ, sau khi không còn liên lạc được với ai – gọi qua quân đoàn hay các đơn vị bạn, chỉ nghe tiếng chuông reo, không có ai trả lời – anh vội vã chạy ra phi đạo, ẵm theo hai đứa con thơ, vì vợ anh đã tử nạn trong một trận pháo kích của Cộng quân. Anh leo lên một chiếc L19 còn sót lại, nhưng không thể nào khởi động được máy. Anh vội tìm một chiếc xe để câu bình điện. Cuối cùng, máy bay nổ máy, anh bay được, thoát vào Nam (theo lời kể lại của Hùng, khi ở tù chung một đội tại thành Ông Năm, Hóc Môn, năm 1975).
Ðại Úy Hoàng Bôi và một số đồng đội cùng thân nhân của họ lên một trong những chiếc Chinook cuối cùng vội vã rời bến. Khi phi cơ của anh bay ngang bãi biển Sa Huỳnh, bị súng VC bắn lên trúng đạn, không thể bay tiếp, đành phải đáp khẩn cấp. Ðó là một xóm làng ven biển, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Phú Thạnh. Ngoài phi hành đoàn, còn có 17 hành khách. Hầu hết họ là quân nhân thuộc SÐ1KQ và thân nhân. Một toán VC gồm du kích địa phương và quân CSBV tiến ra kêu gọi đầu hàng. Trong hoàn cảnh không thể chống cự, đụn cát trắng trống trải không nơi ẩn núp, tất cả hành khách đành tuân thủ. Nhưng phi hành đoàn gồm Ðại Úy Hoàng Bôi và một thiếu úy, hoa tiêu phó, đã “thà chết, không hàng giặc.”
Hoàng Bôi là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo. Theo giới luật, người tín hữu Thiên Chúa Giáo không được tự sát. Anh không muốn phạm vào giới luật. Nhưng đứng trước tình thế khẩn trương, một bên là giới luật, một bên là danh dự của một sĩ quan QLVNCH. Anh bắt buộc phải có sự lựa chọn. Là người dân xứ Huế, đã trải qua những giờ phút kinh hoàng hồi Tết Mậu Thân năm 1968, với những cảnh giết người không gớm tay của bọn Việt Cộng, nhất là đối với những quân nhân, công chức VNCH khi bị lọt vào tay giặc. Linh Mục Bửu Dưỡng, Thượng Nghị Sĩ Trần Ðiền, những vị giáo sư người Ðức dạy tại Ðại hHọc Y khoa Huế, cùng hàng ngàn người dân vô tội đã bị giặc bắt đi chôn sống. Một thoáng suy nghĩ trôi qua. Quyết định của anh là chọn lựa cái chết.
Người lính ra đi không hẹn ngày về. Là một sĩ quan QLVNCH, với lời thề bảo vệ “Tổ Quốc,” tôn trọng “Danh Dự,” và chu toàn “Trách Nhiệm,” anh đã “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.” Ðại Úy Hoàng Bôi và người hoa tiêu phó, rút vội khẩu súng lục tùy thân đang đeo trước ngực ra, mở khóa an toàn, kê vào đầu của nhau (có nghĩa là anh đã không tự sát!), và đếm: 1, 2, 3. Hai tiếng nổ chát chúa nhưng nghe như một vang lên, hai viên đạn cùng rời khỏi nòng súng một lượt. Hai thây người gục ngã. Máu của họ ướt đẫm đất Việt, tô thắm màu cờ vàng ba sọc đỏ. Thân xác của họ làm phân bón cho quê hương nghèo xơ nghèo xác vì đạn bom của chiến tranh.
Trong số hành khách, có một thiếu phụ là vợ của một HSQ/KQ cùng phi đoàn (nghe nói người thiếu phụ hiện đang sống tại Mỹ). Người thiếu phụ khẩn khoản tên du kích có vẻ là tên chỉ huy, sau này được biết là tên Lê Tiền, và một du kích gái tên Phan Thị Cư, biếu họ hai chỉ vàng, xin được chôn cất tử tế hai người lính vừa chết. Một trong số những hành khách, Trung Sĩ Kháng, thuộc một đơn vị ÐPQ cùng vài người khác, sau khi được bọn du kích cho phép, đào vội hai cái hố. Hai nấm mồ chôn vội, không có gỗ ván để làm quan tài, chỉ là bộ đồ bay làm cổ áo quan (theo lời kể lại của người anh người quá cố, một đại đội phó Cảnh Sát Dã Chiến, hiện định cư tại Orange County, và anh Nguyễn Ðiền, từ Việt Nam). Như là một chiến lợi phẩm, tên du kích mang hai chiếc nón bay về nhà.
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, những quân nhân và công chức còn kẹt lại Ðà Nẵng được lệnh tập trung để nghe Ủy Ban Quân Quản thành phố nói chuyện… Nhưng rồi họ được chở đi những nơi nào không ai biết. Vài tháng sau, trong số những cựu quân nhân được gọi đi “thi hành nghĩa vụ lao động,” có anh Nguyễn Văn Linh, BÐQ, Nguyễn Ðiền, QC, được điều động đi sửa chữa đường sắt ở vùng Sa Huỳnh, được phân chia ngủ nghỉ ở nhà một tên du kích. Tình cờ họ thấy hai chiếc nón bay trong cái tủ thờ của người chủ nhà. Ðến gần nhìn kỹ, họ sững sờ khi thấy bảng tên đề “Hoàng Bôi.” Họ là những người bạn học của Bôi, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau nhậu nhẹt tại Ðà Nẵng, tìm cách lân la làm quen người chủ nhà để tìm hiểu. Người chủ nhà cũng là tên du kích, đã kể lại toàn bộ câu chuyện, và còn hướng dẫn hai người lính ra ngoài đụn cát ven biển, chỉ hai nấm mồ “vô chủ ai mà viếng thăm.” Nhưng lạ lùng thay, ngoài sự tưởng tượng của hai người lính. Hai nấm mồ vô chủ, nhưng không phải như nấm mồ Ðạm Tiên của cụ Nguyễn Du:
“Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
Hai nấm mồ đã được tên du kích, thôn đội trưởng, đắp cao, và có mộ bia (bằng gỗ) đàng hoàng. Có một lý do nào đó lớn lao như một phép nhiệm mầu đã biến đổi một tên du kích vô thần thành một gã giữ “từ đường,” lo hương khói, mồ mả cho đến ngày cải táng.
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã làm sụp đổ toàn bộ cuộc sống của người dân miền Nam, mà nạn nhân trực tiếp là thân nhân, gia đình “ngụy quân ngụy quyền.” Vợ của Bôi, một giáo viên tốt nghiệp trường Sư Phạm Qui Nhơn, đang dạy học, bị đuổi việc, ôm đứa con còn đang măng sữa tìm về nương tựa nơi nhà ngoại. “Tấn về nội, thối về ngoại.” Nhưng khốn nỗi, ngôi nhà ngoại đã bị kẻ chiến thắng chiếm đoạt – cho đến bây giờ. Bên nội cũng ly tán. Người đi tù, kẻ đi “kinh tế mới,” một số trở về quê. Quê nội, một làng quê nhỏ, cách kinh thành Huế lối nửa ngày đường. Những ngày Hè, gió nồm lồng lộng thổi từ phá Tam Giang, xua đi cái nóng bức do cơn gió hạ Lào nung nấu. Sau những tháng năm điêu tàn vì chiến tranh, giờ quê nội cũng đang chịu khốn khổ vì bọn VC ngu dốt tập kết trở về trong việc làm thủy lợi, bắt đập và ngăn phá, làm cho ruộng đồng khô cằn. Quê hương miền Trung nghèo, vốn cày lên sỏi đá, nay sỏi đá cũng không còn để mà cày! Người dân phải tha phương cầu thực. Người sống đã không lo được miếng cơm manh áo, làm sao lo được cho người chết. Cũng có vài lần, những người thân tìm đến mộ phần của anh thăm viếng và có ý muốn cải táng. Nhưng người dân địa phương tìm cách ngăn cản không cho di dời, vì họ tin vào những ơn ích có được mỗi khi họ đến cầu xin.
Thời gian đã đi qua khá lâu, vợ con và thân nhân của Ðại Úy Bôi quyết định cải táng, nhất quyết đem nắm xương tàn về gởi gấm nơi cố hương. Người nhà đã đến gặp tên chủ tịch xã, cũng chính là tên du kích, thôn đội trưởng ngày xưa. Chẳng biết có đút lót hay quà cáp gì không, nhưng hắn đã dễ dàng đồng ý, với sự thân thiện khác thường. Thay bộ áo quần đang mặc (không còn chân đi dép râu, đầu đội nón tai bèo), trịnh trọng trong chiếc áo dài đen, khăn đóng, dẫn đoàn người hướng về độn cát ven biển. Vừa đi, hắn vừa kể lại những gì đã xảy ra từ 30 năm trước. Câu chuyện sống động tưởng chừng như thể mới xảy ra hôm qua. Giọng kể đều đều, pha đôi chút ngậm ngùi, ăn năn. Hắn xin phép gia đình được thắp nén hương, và lâm râm khấn nguyện trước phần mộ. Sau đó hắn lại xin phép được tự tay đào tìm hài cốt vị anh hùng, như để đền bù lại cái ngày hắn đã “say men chiến thắng” một cách lầm lỡ, với những xúc động nghẹn ngào…
“Hơn 30 năm, bộ áo bay còn giữ màu cứt ngựa, gói trọn bộ xương tàn của một người thỏa chí tang bồng” (‘Lối Về’, Ðặc San Phượng Hoàng, Nguyễn Văn Thống, người anh em bà con). Mộ phần của viên thiếu úy hoa tiêu phó đã được cải táng trước – rất tiếc, người viết không được tin tức gì về vị anh hùng này.
Hai người phi công tuẫn nạn đã được người dân địa phương thờ phụng, và hương khói quanh năm. Và chính tên chủ tịch xã cũng rất sùng bái hai “tên sĩ quan ngụy” mà hắn đã trút hết những hận thù năm xưa! Nhưng bây giờ đã trở thành hai vị Thần Làng.
Michigan, mùa tuyết phủ
Bảo Ðịnh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Thà chết, không hàng giặc - Bảo Ðịnh
Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang.
Ðại Úy Hoàng Bôi phục vụ tại Phi Ðoàn 247, Trực Thăng Vận Tải Chinook CH47, Sư Ðoàn 1 Không Quân, QLVNCH.
Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang. Phá Tam Giang nổi tiếng, không những vì là con phá lớn nhất của đất nước, mà nổi tiếng nhờ qua những câu thơ:
“Ðường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Làng Lai Hà thuộc quận Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên, dù không có một lịch sử lâu dài, chỉ mới thành hình kể từ sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa năm 1558, dưới đời vua Lê Anh Tôn, nhưng cũng đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Ðiển hình là một người thuộc vào hàng chú bác của Bôi, vào khoảng thập niên 1930, hoạt động chống chính quyền Bảo Hộ Pháp, bị bắt, nhưng đã tuyệt thực cho đến chết ở trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, khi quân viễn chinh Pháp, theo thỏa hiệp sơ bộ với chính phủ Hồ chí Minh, đưa quân vào Việt Nam để lập lại sự đô hộ, một người thuộc vào hàng ông của Bôi bị giặc Pháp bắt, không chịu đầu hàng, đã hô câu: “Việt Nam muôn năm” trước khi một tràng đạn oan nghiệt của quân xâm lược nổ vào người ông, kết liễu cuộc đời của một lão nông anh dũng.
Làng Lai Hà đã cưu mang con cháu họ Nguyễn thuộc hệ phái Tiền quân Nguyễn Văn Thành, một trong những vị khai quốc công thần nhà Nguyễn.
Phía Bắc của làng là Chí Long, quê hương của cụ Nguyễn Tri Phương, một vị đại thần anh hùng của nhà Nguyễn. Khi quân Pháp hạ thành Hà Nội, con là phò mã Nguyễn Lâm tử trận, cụ bị thương nặng, bị giặc Pháp bắt, nhưng cụ không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết vào năm 1873. Những tấm gương anh hùng đó đã ăn sâu vào tâm khảm của Bôi, và nó đã định hướng cuộc đời của Bôi, cuộc đời của một vị anh hùng “Thà chết không hàng giặc.”
Là phi công trực thăng, trước khi trở thành phi công lái Chinook, anh đã từng bay yểm trợ cho mặt trận vùng giới tuyến, anh đã bay qua phá Tam Giang, nơi chôn nhau cắt rốn. Bài hát “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Trần Thiện Thanh phổ nhạc, thơ Tô Thùy Yên, làm cho anh chợt nhớ Sài Gòn, chợt nhớ làng quê nhỏ bé đang điêu linh vì cuộc chiến vô nghĩa do bọn Cộng Sản Bắc phương đang tiến hành từ mấy chục năm nay. Ngôi giáo đường Lai Hà, và trường trung học Tam Giang ẩn mình sau lũy tre xanh, nơi đã chôn giấu biết bao kỷ niệm của thời niên thiếu, với vị linh mục khả kính, Cha Nguyễn Phùng Tuệ, giờ chỉ còn trơ lại những bức tường loang lổ. Dấu vết chiến tranh đang tàn phá làng quê anh.
Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, thành phố Ðà Nẵng hầu như lính nhiều hơn dân. Dưới quyền tư lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đáng lý phải xảy ra một trận thư hùng giữa quân CSBV với quân của Tướng Trưởng, mà phần thắng bại chưa biết nghiêng về bên nào, dù quân viện do ông bạn đồng minh Hoa Kỳ cắt giảm, nhưng lòng anh dũng, ý chí quyết chiến quyết thắng của người lính Cộng Hòa vẫn có thừa. Nhưng cuối cùng… Ðà Nẵng đã bị bỏ ngỏ, toàn quân, toàn dân đành tháo chạy. Hoàng Bôi cũng như tất cả mọi người, tháo chạy trong cảnh bát nháo, hỗn loạn, hơn cả những ngày tháng của mùa Hè đỏ lửa năm 1972, khi quân CSBV, với xe tăng và đại pháo, ngang nhiên vượt sông Bến Hải, ranh giới chia đôi đất nước theo Hiệp định Ðình Chiến Geneva tháng 7 năm 1954.
Sáng sớm ngày 29 tháng 3 năm 1975, trời Ðà Nẵng trở mưa. Cơn mưa Xuân cuối mùa lất phất nhẹ, như những cơn mưa phùn dầm dề xứ Huế, nhưng cũng đủ thấm ướt và làm lạnh lòng những ai phải rời thành phố, ra đi trong vội vã trước làn sóng đỏ đang đổ ập vào từ phương Bắc, như cơn đại hồng thủy, đang nhận chìm một đô thị rộng lớn vào hàng thứ hai của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sân bay Ðà Nẵng hỗn loạn, đạn khói mù trời. Người dân từ các vùng lân cận, từ Huế đổ vào, tìm cách vào phi trường kiếm một chỗ bay để thoát thân.
Những ngày trước, chính phủ đã thuê bao nhiều chuyến bay của máy bay ngoại quốc để di tản dân tỵ nạn, nhưng số lượng người đông đảo, chen lấn nhau, ai cũng muốn nhanh chóng được ra đi, nên đã xảy ra nhiều cảnh thương tâm. Trung Tá Hùng, thuộc Trung Tâm Hành Quân Sư Ðoàn 1 KQ, sau khi không còn liên lạc được với ai – gọi qua quân đoàn hay các đơn vị bạn, chỉ nghe tiếng chuông reo, không có ai trả lời – anh vội vã chạy ra phi đạo, ẵm theo hai đứa con thơ, vì vợ anh đã tử nạn trong một trận pháo kích của Cộng quân. Anh leo lên một chiếc L19 còn sót lại, nhưng không thể nào khởi động được máy. Anh vội tìm một chiếc xe để câu bình điện. Cuối cùng, máy bay nổ máy, anh bay được, thoát vào Nam (theo lời kể lại của Hùng, khi ở tù chung một đội tại thành Ông Năm, Hóc Môn, năm 1975).
Ðại Úy Hoàng Bôi và một số đồng đội cùng thân nhân của họ lên một trong những chiếc Chinook cuối cùng vội vã rời bến. Khi phi cơ của anh bay ngang bãi biển Sa Huỳnh, bị súng VC bắn lên trúng đạn, không thể bay tiếp, đành phải đáp khẩn cấp. Ðó là một xóm làng ven biển, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Phú Thạnh. Ngoài phi hành đoàn, còn có 17 hành khách. Hầu hết họ là quân nhân thuộc SÐ1KQ và thân nhân. Một toán VC gồm du kích địa phương và quân CSBV tiến ra kêu gọi đầu hàng. Trong hoàn cảnh không thể chống cự, đụn cát trắng trống trải không nơi ẩn núp, tất cả hành khách đành tuân thủ. Nhưng phi hành đoàn gồm Ðại Úy Hoàng Bôi và một thiếu úy, hoa tiêu phó, đã “thà chết, không hàng giặc.”
Hoàng Bôi là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo. Theo giới luật, người tín hữu Thiên Chúa Giáo không được tự sát. Anh không muốn phạm vào giới luật. Nhưng đứng trước tình thế khẩn trương, một bên là giới luật, một bên là danh dự của một sĩ quan QLVNCH. Anh bắt buộc phải có sự lựa chọn. Là người dân xứ Huế, đã trải qua những giờ phút kinh hoàng hồi Tết Mậu Thân năm 1968, với những cảnh giết người không gớm tay của bọn Việt Cộng, nhất là đối với những quân nhân, công chức VNCH khi bị lọt vào tay giặc. Linh Mục Bửu Dưỡng, Thượng Nghị Sĩ Trần Ðiền, những vị giáo sư người Ðức dạy tại Ðại hHọc Y khoa Huế, cùng hàng ngàn người dân vô tội đã bị giặc bắt đi chôn sống. Một thoáng suy nghĩ trôi qua. Quyết định của anh là chọn lựa cái chết.
Người lính ra đi không hẹn ngày về. Là một sĩ quan QLVNCH, với lời thề bảo vệ “Tổ Quốc,” tôn trọng “Danh Dự,” và chu toàn “Trách Nhiệm,” anh đã “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.” Ðại Úy Hoàng Bôi và người hoa tiêu phó, rút vội khẩu súng lục tùy thân đang đeo trước ngực ra, mở khóa an toàn, kê vào đầu của nhau (có nghĩa là anh đã không tự sát!), và đếm: 1, 2, 3. Hai tiếng nổ chát chúa nhưng nghe như một vang lên, hai viên đạn cùng rời khỏi nòng súng một lượt. Hai thây người gục ngã. Máu của họ ướt đẫm đất Việt, tô thắm màu cờ vàng ba sọc đỏ. Thân xác của họ làm phân bón cho quê hương nghèo xơ nghèo xác vì đạn bom của chiến tranh.
Trong số hành khách, có một thiếu phụ là vợ của một HSQ/KQ cùng phi đoàn (nghe nói người thiếu phụ hiện đang sống tại Mỹ). Người thiếu phụ khẩn khoản tên du kích có vẻ là tên chỉ huy, sau này được biết là tên Lê Tiền, và một du kích gái tên Phan Thị Cư, biếu họ hai chỉ vàng, xin được chôn cất tử tế hai người lính vừa chết. Một trong số những hành khách, Trung Sĩ Kháng, thuộc một đơn vị ÐPQ cùng vài người khác, sau khi được bọn du kích cho phép, đào vội hai cái hố. Hai nấm mồ chôn vội, không có gỗ ván để làm quan tài, chỉ là bộ đồ bay làm cổ áo quan (theo lời kể lại của người anh người quá cố, một đại đội phó Cảnh Sát Dã Chiến, hiện định cư tại Orange County, và anh Nguyễn Ðiền, từ Việt Nam). Như là một chiến lợi phẩm, tên du kích mang hai chiếc nón bay về nhà.
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, những quân nhân và công chức còn kẹt lại Ðà Nẵng được lệnh tập trung để nghe Ủy Ban Quân Quản thành phố nói chuyện… Nhưng rồi họ được chở đi những nơi nào không ai biết. Vài tháng sau, trong số những cựu quân nhân được gọi đi “thi hành nghĩa vụ lao động,” có anh Nguyễn Văn Linh, BÐQ, Nguyễn Ðiền, QC, được điều động đi sửa chữa đường sắt ở vùng Sa Huỳnh, được phân chia ngủ nghỉ ở nhà một tên du kích. Tình cờ họ thấy hai chiếc nón bay trong cái tủ thờ của người chủ nhà. Ðến gần nhìn kỹ, họ sững sờ khi thấy bảng tên đề “Hoàng Bôi.” Họ là những người bạn học của Bôi, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau nhậu nhẹt tại Ðà Nẵng, tìm cách lân la làm quen người chủ nhà để tìm hiểu. Người chủ nhà cũng là tên du kích, đã kể lại toàn bộ câu chuyện, và còn hướng dẫn hai người lính ra ngoài đụn cát ven biển, chỉ hai nấm mồ “vô chủ ai mà viếng thăm.” Nhưng lạ lùng thay, ngoài sự tưởng tượng của hai người lính. Hai nấm mồ vô chủ, nhưng không phải như nấm mồ Ðạm Tiên của cụ Nguyễn Du:
“Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
Hai nấm mồ đã được tên du kích, thôn đội trưởng, đắp cao, và có mộ bia (bằng gỗ) đàng hoàng. Có một lý do nào đó lớn lao như một phép nhiệm mầu đã biến đổi một tên du kích vô thần thành một gã giữ “từ đường,” lo hương khói, mồ mả cho đến ngày cải táng.
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã làm sụp đổ toàn bộ cuộc sống của người dân miền Nam, mà nạn nhân trực tiếp là thân nhân, gia đình “ngụy quân ngụy quyền.” Vợ của Bôi, một giáo viên tốt nghiệp trường Sư Phạm Qui Nhơn, đang dạy học, bị đuổi việc, ôm đứa con còn đang măng sữa tìm về nương tựa nơi nhà ngoại. “Tấn về nội, thối về ngoại.” Nhưng khốn nỗi, ngôi nhà ngoại đã bị kẻ chiến thắng chiếm đoạt – cho đến bây giờ. Bên nội cũng ly tán. Người đi tù, kẻ đi “kinh tế mới,” một số trở về quê. Quê nội, một làng quê nhỏ, cách kinh thành Huế lối nửa ngày đường. Những ngày Hè, gió nồm lồng lộng thổi từ phá Tam Giang, xua đi cái nóng bức do cơn gió hạ Lào nung nấu. Sau những tháng năm điêu tàn vì chiến tranh, giờ quê nội cũng đang chịu khốn khổ vì bọn VC ngu dốt tập kết trở về trong việc làm thủy lợi, bắt đập và ngăn phá, làm cho ruộng đồng khô cằn. Quê hương miền Trung nghèo, vốn cày lên sỏi đá, nay sỏi đá cũng không còn để mà cày! Người dân phải tha phương cầu thực. Người sống đã không lo được miếng cơm manh áo, làm sao lo được cho người chết. Cũng có vài lần, những người thân tìm đến mộ phần của anh thăm viếng và có ý muốn cải táng. Nhưng người dân địa phương tìm cách ngăn cản không cho di dời, vì họ tin vào những ơn ích có được mỗi khi họ đến cầu xin.
Thời gian đã đi qua khá lâu, vợ con và thân nhân của Ðại Úy Bôi quyết định cải táng, nhất quyết đem nắm xương tàn về gởi gấm nơi cố hương. Người nhà đã đến gặp tên chủ tịch xã, cũng chính là tên du kích, thôn đội trưởng ngày xưa. Chẳng biết có đút lót hay quà cáp gì không, nhưng hắn đã dễ dàng đồng ý, với sự thân thiện khác thường. Thay bộ áo quần đang mặc (không còn chân đi dép râu, đầu đội nón tai bèo), trịnh trọng trong chiếc áo dài đen, khăn đóng, dẫn đoàn người hướng về độn cát ven biển. Vừa đi, hắn vừa kể lại những gì đã xảy ra từ 30 năm trước. Câu chuyện sống động tưởng chừng như thể mới xảy ra hôm qua. Giọng kể đều đều, pha đôi chút ngậm ngùi, ăn năn. Hắn xin phép gia đình được thắp nén hương, và lâm râm khấn nguyện trước phần mộ. Sau đó hắn lại xin phép được tự tay đào tìm hài cốt vị anh hùng, như để đền bù lại cái ngày hắn đã “say men chiến thắng” một cách lầm lỡ, với những xúc động nghẹn ngào…
“Hơn 30 năm, bộ áo bay còn giữ màu cứt ngựa, gói trọn bộ xương tàn của một người thỏa chí tang bồng” (‘Lối Về’, Ðặc San Phượng Hoàng, Nguyễn Văn Thống, người anh em bà con). Mộ phần của viên thiếu úy hoa tiêu phó đã được cải táng trước – rất tiếc, người viết không được tin tức gì về vị anh hùng này.
Hai người phi công tuẫn nạn đã được người dân địa phương thờ phụng, và hương khói quanh năm. Và chính tên chủ tịch xã cũng rất sùng bái hai “tên sĩ quan ngụy” mà hắn đã trút hết những hận thù năm xưa! Nhưng bây giờ đã trở thành hai vị Thần Làng.
Michigan, mùa tuyết phủ
Bảo Ðịnh