Truyện Ngắn & Phóng Sự

Tháng mười đã về…

Cơn mưa chiều tháng mười không giông gió như mưa hạ, mưa chỉ là mưa giải nhiệt mùa nóng đã qua; mưa nhẹ hều trên lá… mới hay lá đã vàng.


Ngoài cửa sổ phòng làm việc của tôi có cây gì ngồ ngộ mà tôi không biết tên. Hồi mua nhà vào mùa hạ nên chỉ thấy lá xanh rì, và không biết là cây gì, rồi quên luôn theo dòng sống đầy ắp những chuyện phải lo toan. Năm ấy mùa thu đến với mấy trận cảm cúm liên miên nên tôi không ra ngoài, nên không biết gì luôn.

Nhưng rồi một sáng mùa xuân còn mới lắm vì trời hãy còn lạnh. Cây ra lá non thật đẹp, đẹp đến phải rời thư phòng để ra nhìn tận mắt. Tôi nhìn dáng cây như một người có dáng lắm đây, cao ráo nhưng không gầy,lá non và nụ điểm trang những cành nhánh mảnh dẻ thật đẹp. Nhưng tôi linh cảm được giống cây này mang tên phái nữ vì vẻ đẹp đài các chứ không kiêu ngạo như mấy giống cây tùng chung quanh nhà. Tôi chụp tấm hình để vào hãng hỏi xem có ai biết là cây gì không?

Mới hỏi người đầu tiên thì ông bạn già đã trả lời: “Ôi. Cây này là cây lại cái mà cũng khoe. Hồng chẳng ra hồng mà cúc cũng không ra cúc, hương chẳng ra hương mà sắc cũng tầm thường…”
Tôi nghe anh bạn trả lời mà buồn lòng vì trước khi hỏi, tôi đã đi một vòng nhà mình, đếm được cả chục cây. Không lẽ về nhổ hết thì tốn tiền mua cây khác trồng thay lắm đây! Tôi đi hỏi một bà chị cho chắc ăn. Chị xem ảnh và trà lời: “Trời ơi! Cây trà hoa nữ đó em. Cây mắc tiền chứ không rẻ đâu. Đừng có nhổ bỏ. Hơi đâu nghe lời… ông già mắc dịch.”

Từ đó, cứ mỗi độ xuân về. Tôi lại vặn màn cửa sổ để từng ngày nhìn ngắm từ những cành nhánh khẳng khiu kia sẽ đâm chồi, nảy lộc. Những hôm hoa bói nụ thật kiêu sa, rồi những bông hoa hàm tiếu sẽ e ấp với gió đông tàn, hoa đỏ hồng mãn khai vào xuân. Những bông hoa nhìn vừa dân dã, vừa kiêu sa. Kể ra ai đặt cho cái tên trà hoa nữ cũng vừa. Vì mùa hoa tàn thì tôi khép màn cửa sổ bởi mỗi bông hoa trên cây chỉ còn là một vết thương lòng, bầm giập, tím đen… tới khô héo, rồi rụng.

Năm nay ngoại lệ, vì ông bạn già mới mất hôm tháng trước. Chiều nay ngang qua nhà anh, nhìn mấy món anh thường dùng được chất gọn bên cạnh thùng thơ nhà anh cho xe rác đến lấy. Gió tháng mười hiu hắt vào thu, mưa tháng mười không gào thét như những cơn mưa hạ, lá tháng mười nhuốm vàng…

… về hé màn cửa sổ thư phòng nhìn cây lại cái nhớ bạn. Lá trà hoa nữ đã nhuốm vàng như đời người sang thu. Mai đông đến, lá rụng về cội. Bốn mùa của trời đất như những giai đoạn của đời người. Tưng bừng nhập cuộc như mùa xuân, tung hoành mùa hạ, rồi lặng lẽ như thu, tan biến theo đông… Sống cả đời xuôi ngược với cơm áo gạo tiền, nhưng khi hai mắt khép lại là cả cuộc đời chìm vào hư vô.

Chiều tháng mười, mưa thu về nhẹ hều ngoài khung cửa. Ngồi nhìn lá trà hoa nữ úa vàng, mai đông đến, lá rụng về cội. Sang xuân cây lại đâm chồi nẩy lộc. Tuần tự của vũ trụ bất biến từ tạo thiên lập địa, nhưng tuần tự của đời người thì đừng lập lại cho anh bạn tôi. Khi bỗng dưng nhớ anh và nhớ tới câu văn của nhà văn quân đội Lâm Chương, đọc một lần rồi không thề quên: “đời người ta đẹp nhất ở tuổi hai mươi lăm tới bốn mươi lăm thì mười năm khoác áo lính, mười năm khoác áo tù. Bây giờ không nhậu thì làm gì cho hết nửa đời sau…”

Tháng mười. Mùa thu đến hay mùa thu về? Tâm thức mỗi người đã khác nhau, hoàn cảnh càng não nề. Tuổi trẻ mong mùa thu đến để tận hưởng không gian lãng mạn cho lứa đôi, thời tiết diệu êm cho tình chàng ý thiếp…. Nhưng qua rồi nông nỗi đời thường thì mùa thu về, cứ mỗi mùa thu về sẽ hằn thêm một vết chân chim nơi khoé mắt, rãnh môi cười sâu thêm từ giã những cuộc vui…

Tôi đọc, cho bớt nghĩ suy…

 Năm 1921, ông Lewis Lawes trở thành giám đốc nhà tù khủng khiếp nhất ở Hoa Kỳ. Nhưng Catherine là vợ của Lawes cũng là một phụ nữ rất đặc biệt. Lúc Lawes tiếp nhận nhà tù, Catherine vẫn còn khá trẻ dù họ đã có ba mặt con. Khi đó tình trạng trại giam khá hỗn loạn và nguy hiểm, nhưng bà lại thường xuyên đến đó. Dường như bà không thấy có bất kỳ sự nguy hiểm nào trước các tù nhân, ngay cả những tù nhân bất trị, đã phạm những tội ác tày trời… Các tù nhân thường thấy bà đến, gương mặt bình thản, thân thiện, bà đẹp và dịu dàng, mỗi căn phòng nơi giam giữ các phạm nhân bà đều ân cần dừng lại, hỏi thăm, chia sẻ với họ đôi câu chuyện.

 Một hôm, nhà tù tổ chức thi đấu bóng rổ. Bà đưa 3 con nhỏ của mình đến xem, bà ngồi xem trận đấu chung với các tù nhân. Bà nói: “Vợ chồng tôi đều rất quan tâm đến họ. Và tôi tin họ cũng sẽ quan tâm đến chúng tôi. Tôi không thấy có điều gì cần đáng lo cả!” Bà nói khi ai đó lo ngại cho bà.

 Trong số tù nhân có một người mù, từng bị kết tội giết người, Catherine đã đích thân đến thăm anh ta và hỏi han… “Anh có được học chữ dành cho người mù không?”
Anh ta trả lời: “Người mù đọc chữ là sao, tôi không hiểu?”

 Vậy là bà bắt đầu dạy anh ta chữ nổi. Nhiều năm sau, anh vẫn thường khóc mỗi khi nhắc đến bà.

 Một người tù khác bị câm điếc, anh không thể giao tiếp với mọi người. Thế là bà lặn lội đi học ngôn ngữ của người câm điếc để về dạy cho anh. Trong gần 20 năm, bà thường xuyên lui tới nhà tù để giúp đỡ các tù nhân.

 Nhưng không may, một ngày trên đường, bà bị tai nạn giao thông và qua đời. Ông Lawes phải nghỉ việc vài hôm để lo đám tang cho vợ nên người phó của ông ta đã tạm thời quản lý nhà tù thay ông. Ngay lập tức có chuyện không ổn xảy ra, một đám đông tù nhân đã tập trung ở cổng lớn vào buổi sáng hôm mai táng Catherine, nhất định không chịu giải tán. Trong đó có cả những tù nhân đã phạm tội ác tày trời…

 Người tạm quyền trưởng trại giam hiểu được tình cảm của tù nhân dành cho Catherine nên quyết định: “Được rồi, các bạn có thể đi tiễn Catherine, nhưng nhớ quay về trại trước khi trời tối!”

 Sau đó, ông ra lệnh mở cổng chính để tất cả tù nhân đến nhà ông Lawes để nhìn mặt Catherine lần cuối. Không có bất kỳ giám thị trại giam nào đi theo họ cả. Nhưng dòng người xếp hàng ngay ngắn, đi bộ cả dặm đến nhà ông Lawes.

 Đêm ấy, họ trở về đông đủ, không thiếu một ai…

Vậy tội nhân phạm pháp ở đâu ra khi chính những tội phạm có cơ hội lại không đào thoát?

Nhân tri sơ tánh bổn thiện là văn hoá phương đông nhưng lại chứng minh cho văn minh phương tây! Khi con người phân chia địa lý với những tấm bản đồ, nhưng chung quy vẫn là con cái của thượng đế sinh ra. Chỉ do cuộc đời may mắn hay không, trải qua những thăng trầm mà nhiều người biến đổi thành tàn ác, xấu xa, để người đời cũng không tôn trọng hay yêu mến họ nữa.

Vậy tại sao Catherine có thể đối xử với họ như thế? Không sợ hãi, không khinh bỉ những người đã phạm phải sai lầm đáng khinh. Bà đủ khôn ngoan để có nghĩ đến những tội ác họ đã từng làm. Nhưng bà hơn người ở điểm nhìn thấy ở những tù nhân một sinh mệnh vốn dĩ là lương thiện, và bà tin rằng cội rễ của sự lương thiện ấy vẫn ở sâu thẳm trong tâm hồn họ và không bao giờ mất đi. Bà hiểu rằng không ai hoàn mỹ, ai cũng có thể mắc sai lầm từ lớn tới nhỏ. Nhưng chỉ nhìn vào sai lầm hay cái xấu của người khác thì tâm trí ta cũng tràn ngập bóng tối như họ, không thể khiến họ khác đi một cách tốt đẹp hơn…

Catherine đã hiểu được nhà tù có thể giam giữ thân thể, nhưng bao dung và từ bi mới cứu chuộc được tâm hồn. Mới có thể thực sự đưa con người từ địa ngục trở về và thấu hiểu đến tận cùng giá trị của tình yêu thương, sự chân thành, và tấm lòng lương thiện.

Những người tù ấy, vào buổi sáng trên con đường đến tiễn đưa Catherine, trong tâm hồn họ chẳng phải sẽ tràn ngập ánh sáng chiếu rọi từ thiên đường, nơi: tình yêu, sự chân thành, nhân hậu mà bà đã dành cho họ là có thật trong đời. Bà đã gieo vào tâm hồn cùng quẫn, bế tắc và thù hận của họ nhiều hạt giống yêu thương trong những năm tháng bà còn sống, bằng những ân cần, trìu mến và bao dung ấy đã nảy nở và đơm hoa trong tâm hồn những con người tội lỗi.

Thương thay những tội phạm nguy hiển khi không có quản ngục nào đi theo, không song sắt nào giam giữ… thì có phải chính sức mạnh vô hình của lòng nhân ái đã khiến họ không làm điều xấu xa là bỏ chạy.

Khi con người được sống với sự từ bi, cao thượng mà bà dành cho tù nhân thì tù nhân không còn nữa trên đời mà nhà tù là nhà thờ của đạo làm người. Tương thích với Phật sách cho rằng: “Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh đời người chính là quay trở về, trở về với bản tính nguyên sơ trong mỗi người.”

Chân – Thiện – Nhẫn là cội nguồn của những điều tốt đẹp. Có nhẫn mới có thể bao dung với lỗi lầm của người khác, có thiện mới có thể đem điều tốt lành đến cho người khác, có chân mới có thể làm mọi việc không giả tạo.

Tháng mười mưa bay ngoài khung cửa, không gian chưa hết cạm bẫy của dị ứng muôn trùng – mùa nào dị ứng nấy! Nhưng bước qua tư duy mùa hạ thì suy nghĩ mùa thu sẵn sàng hơn với sự trở về. Quy luật của muôn đời là lá rụng về cội. Sao không tận hưởng mùa thu với không gian để cho lắm điều chợt hiểu trước khi đông đến…

Phan

ST chuyen


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tháng mười đã về…

Cơn mưa chiều tháng mười không giông gió như mưa hạ, mưa chỉ là mưa giải nhiệt mùa nóng đã qua; mưa nhẹ hều trên lá… mới hay lá đã vàng.


Ngoài cửa sổ phòng làm việc của tôi có cây gì ngồ ngộ mà tôi không biết tên. Hồi mua nhà vào mùa hạ nên chỉ thấy lá xanh rì, và không biết là cây gì, rồi quên luôn theo dòng sống đầy ắp những chuyện phải lo toan. Năm ấy mùa thu đến với mấy trận cảm cúm liên miên nên tôi không ra ngoài, nên không biết gì luôn.

Nhưng rồi một sáng mùa xuân còn mới lắm vì trời hãy còn lạnh. Cây ra lá non thật đẹp, đẹp đến phải rời thư phòng để ra nhìn tận mắt. Tôi nhìn dáng cây như một người có dáng lắm đây, cao ráo nhưng không gầy,lá non và nụ điểm trang những cành nhánh mảnh dẻ thật đẹp. Nhưng tôi linh cảm được giống cây này mang tên phái nữ vì vẻ đẹp đài các chứ không kiêu ngạo như mấy giống cây tùng chung quanh nhà. Tôi chụp tấm hình để vào hãng hỏi xem có ai biết là cây gì không?

Mới hỏi người đầu tiên thì ông bạn già đã trả lời: “Ôi. Cây này là cây lại cái mà cũng khoe. Hồng chẳng ra hồng mà cúc cũng không ra cúc, hương chẳng ra hương mà sắc cũng tầm thường…”
Tôi nghe anh bạn trả lời mà buồn lòng vì trước khi hỏi, tôi đã đi một vòng nhà mình, đếm được cả chục cây. Không lẽ về nhổ hết thì tốn tiền mua cây khác trồng thay lắm đây! Tôi đi hỏi một bà chị cho chắc ăn. Chị xem ảnh và trà lời: “Trời ơi! Cây trà hoa nữ đó em. Cây mắc tiền chứ không rẻ đâu. Đừng có nhổ bỏ. Hơi đâu nghe lời… ông già mắc dịch.”

Từ đó, cứ mỗi độ xuân về. Tôi lại vặn màn cửa sổ để từng ngày nhìn ngắm từ những cành nhánh khẳng khiu kia sẽ đâm chồi, nảy lộc. Những hôm hoa bói nụ thật kiêu sa, rồi những bông hoa hàm tiếu sẽ e ấp với gió đông tàn, hoa đỏ hồng mãn khai vào xuân. Những bông hoa nhìn vừa dân dã, vừa kiêu sa. Kể ra ai đặt cho cái tên trà hoa nữ cũng vừa. Vì mùa hoa tàn thì tôi khép màn cửa sổ bởi mỗi bông hoa trên cây chỉ còn là một vết thương lòng, bầm giập, tím đen… tới khô héo, rồi rụng.

Năm nay ngoại lệ, vì ông bạn già mới mất hôm tháng trước. Chiều nay ngang qua nhà anh, nhìn mấy món anh thường dùng được chất gọn bên cạnh thùng thơ nhà anh cho xe rác đến lấy. Gió tháng mười hiu hắt vào thu, mưa tháng mười không gào thét như những cơn mưa hạ, lá tháng mười nhuốm vàng…

… về hé màn cửa sổ thư phòng nhìn cây lại cái nhớ bạn. Lá trà hoa nữ đã nhuốm vàng như đời người sang thu. Mai đông đến, lá rụng về cội. Bốn mùa của trời đất như những giai đoạn của đời người. Tưng bừng nhập cuộc như mùa xuân, tung hoành mùa hạ, rồi lặng lẽ như thu, tan biến theo đông… Sống cả đời xuôi ngược với cơm áo gạo tiền, nhưng khi hai mắt khép lại là cả cuộc đời chìm vào hư vô.

Chiều tháng mười, mưa thu về nhẹ hều ngoài khung cửa. Ngồi nhìn lá trà hoa nữ úa vàng, mai đông đến, lá rụng về cội. Sang xuân cây lại đâm chồi nẩy lộc. Tuần tự của vũ trụ bất biến từ tạo thiên lập địa, nhưng tuần tự của đời người thì đừng lập lại cho anh bạn tôi. Khi bỗng dưng nhớ anh và nhớ tới câu văn của nhà văn quân đội Lâm Chương, đọc một lần rồi không thề quên: “đời người ta đẹp nhất ở tuổi hai mươi lăm tới bốn mươi lăm thì mười năm khoác áo lính, mười năm khoác áo tù. Bây giờ không nhậu thì làm gì cho hết nửa đời sau…”

Tháng mười. Mùa thu đến hay mùa thu về? Tâm thức mỗi người đã khác nhau, hoàn cảnh càng não nề. Tuổi trẻ mong mùa thu đến để tận hưởng không gian lãng mạn cho lứa đôi, thời tiết diệu êm cho tình chàng ý thiếp…. Nhưng qua rồi nông nỗi đời thường thì mùa thu về, cứ mỗi mùa thu về sẽ hằn thêm một vết chân chim nơi khoé mắt, rãnh môi cười sâu thêm từ giã những cuộc vui…

Tôi đọc, cho bớt nghĩ suy…

 Năm 1921, ông Lewis Lawes trở thành giám đốc nhà tù khủng khiếp nhất ở Hoa Kỳ. Nhưng Catherine là vợ của Lawes cũng là một phụ nữ rất đặc biệt. Lúc Lawes tiếp nhận nhà tù, Catherine vẫn còn khá trẻ dù họ đã có ba mặt con. Khi đó tình trạng trại giam khá hỗn loạn và nguy hiểm, nhưng bà lại thường xuyên đến đó. Dường như bà không thấy có bất kỳ sự nguy hiểm nào trước các tù nhân, ngay cả những tù nhân bất trị, đã phạm những tội ác tày trời… Các tù nhân thường thấy bà đến, gương mặt bình thản, thân thiện, bà đẹp và dịu dàng, mỗi căn phòng nơi giam giữ các phạm nhân bà đều ân cần dừng lại, hỏi thăm, chia sẻ với họ đôi câu chuyện.

 Một hôm, nhà tù tổ chức thi đấu bóng rổ. Bà đưa 3 con nhỏ của mình đến xem, bà ngồi xem trận đấu chung với các tù nhân. Bà nói: “Vợ chồng tôi đều rất quan tâm đến họ. Và tôi tin họ cũng sẽ quan tâm đến chúng tôi. Tôi không thấy có điều gì cần đáng lo cả!” Bà nói khi ai đó lo ngại cho bà.

 Trong số tù nhân có một người mù, từng bị kết tội giết người, Catherine đã đích thân đến thăm anh ta và hỏi han… “Anh có được học chữ dành cho người mù không?”
Anh ta trả lời: “Người mù đọc chữ là sao, tôi không hiểu?”

 Vậy là bà bắt đầu dạy anh ta chữ nổi. Nhiều năm sau, anh vẫn thường khóc mỗi khi nhắc đến bà.

 Một người tù khác bị câm điếc, anh không thể giao tiếp với mọi người. Thế là bà lặn lội đi học ngôn ngữ của người câm điếc để về dạy cho anh. Trong gần 20 năm, bà thường xuyên lui tới nhà tù để giúp đỡ các tù nhân.

 Nhưng không may, một ngày trên đường, bà bị tai nạn giao thông và qua đời. Ông Lawes phải nghỉ việc vài hôm để lo đám tang cho vợ nên người phó của ông ta đã tạm thời quản lý nhà tù thay ông. Ngay lập tức có chuyện không ổn xảy ra, một đám đông tù nhân đã tập trung ở cổng lớn vào buổi sáng hôm mai táng Catherine, nhất định không chịu giải tán. Trong đó có cả những tù nhân đã phạm tội ác tày trời…

 Người tạm quyền trưởng trại giam hiểu được tình cảm của tù nhân dành cho Catherine nên quyết định: “Được rồi, các bạn có thể đi tiễn Catherine, nhưng nhớ quay về trại trước khi trời tối!”

 Sau đó, ông ra lệnh mở cổng chính để tất cả tù nhân đến nhà ông Lawes để nhìn mặt Catherine lần cuối. Không có bất kỳ giám thị trại giam nào đi theo họ cả. Nhưng dòng người xếp hàng ngay ngắn, đi bộ cả dặm đến nhà ông Lawes.

 Đêm ấy, họ trở về đông đủ, không thiếu một ai…

Vậy tội nhân phạm pháp ở đâu ra khi chính những tội phạm có cơ hội lại không đào thoát?

Nhân tri sơ tánh bổn thiện là văn hoá phương đông nhưng lại chứng minh cho văn minh phương tây! Khi con người phân chia địa lý với những tấm bản đồ, nhưng chung quy vẫn là con cái của thượng đế sinh ra. Chỉ do cuộc đời may mắn hay không, trải qua những thăng trầm mà nhiều người biến đổi thành tàn ác, xấu xa, để người đời cũng không tôn trọng hay yêu mến họ nữa.

Vậy tại sao Catherine có thể đối xử với họ như thế? Không sợ hãi, không khinh bỉ những người đã phạm phải sai lầm đáng khinh. Bà đủ khôn ngoan để có nghĩ đến những tội ác họ đã từng làm. Nhưng bà hơn người ở điểm nhìn thấy ở những tù nhân một sinh mệnh vốn dĩ là lương thiện, và bà tin rằng cội rễ của sự lương thiện ấy vẫn ở sâu thẳm trong tâm hồn họ và không bao giờ mất đi. Bà hiểu rằng không ai hoàn mỹ, ai cũng có thể mắc sai lầm từ lớn tới nhỏ. Nhưng chỉ nhìn vào sai lầm hay cái xấu của người khác thì tâm trí ta cũng tràn ngập bóng tối như họ, không thể khiến họ khác đi một cách tốt đẹp hơn…

Catherine đã hiểu được nhà tù có thể giam giữ thân thể, nhưng bao dung và từ bi mới cứu chuộc được tâm hồn. Mới có thể thực sự đưa con người từ địa ngục trở về và thấu hiểu đến tận cùng giá trị của tình yêu thương, sự chân thành, và tấm lòng lương thiện.

Những người tù ấy, vào buổi sáng trên con đường đến tiễn đưa Catherine, trong tâm hồn họ chẳng phải sẽ tràn ngập ánh sáng chiếu rọi từ thiên đường, nơi: tình yêu, sự chân thành, nhân hậu mà bà đã dành cho họ là có thật trong đời. Bà đã gieo vào tâm hồn cùng quẫn, bế tắc và thù hận của họ nhiều hạt giống yêu thương trong những năm tháng bà còn sống, bằng những ân cần, trìu mến và bao dung ấy đã nảy nở và đơm hoa trong tâm hồn những con người tội lỗi.

Thương thay những tội phạm nguy hiển khi không có quản ngục nào đi theo, không song sắt nào giam giữ… thì có phải chính sức mạnh vô hình của lòng nhân ái đã khiến họ không làm điều xấu xa là bỏ chạy.

Khi con người được sống với sự từ bi, cao thượng mà bà dành cho tù nhân thì tù nhân không còn nữa trên đời mà nhà tù là nhà thờ của đạo làm người. Tương thích với Phật sách cho rằng: “Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh đời người chính là quay trở về, trở về với bản tính nguyên sơ trong mỗi người.”

Chân – Thiện – Nhẫn là cội nguồn của những điều tốt đẹp. Có nhẫn mới có thể bao dung với lỗi lầm của người khác, có thiện mới có thể đem điều tốt lành đến cho người khác, có chân mới có thể làm mọi việc không giả tạo.

Tháng mười mưa bay ngoài khung cửa, không gian chưa hết cạm bẫy của dị ứng muôn trùng – mùa nào dị ứng nấy! Nhưng bước qua tư duy mùa hạ thì suy nghĩ mùa thu sẵn sàng hơn với sự trở về. Quy luật của muôn đời là lá rụng về cội. Sao không tận hưởng mùa thu với không gian để cho lắm điều chợt hiểu trước khi đông đến…

Phan

ST chuyen


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm