Truyện Ngắn & Phóng Sự
Thanh Gươm Bí Mật
Khoảng tháng 5, 1970 đơn vị tôi hành quân vùng đồn điền Chup thuộc tỉnh Kompong Cham, Kampuchia. Các đơn vị tham chiến tại đây gồm có môt Chi Đoàn M-113, một Tiểu Đoàn BĐQ, và một Trung Đoàn Bộ Binh. Từ cuối năm 1969 đến giữa năm 1971, đơn vị chúng tôi đi đi, về về rất nhiều lần từ Việt Nam đến tỉnh Kompong Cham.
Tại đây, chúng tôi đã đụng với khoảng một Tiểu Đoàn VC. Chúng chiếm một làng nhỏ, có vài căn nhà và một chùa Miên, nhưng dân đã di tản đi hết. Chúng đào hầm rất kiên cố. Chúng tôi phải dùng tất cả hỏa lực cơ hữu cùng một lúc để tiến chiếm mục tiêu, cán lên những miệng hầm và quăng lựu đạn xuống. Sau nhiều giờ giao tranh, chúng tôi đã làm chủ chiến trường. Những căn nhà đổ nát, chùa Miên bây giờ chỉ còn là một đống gạch vụn.
Địch để lại nhiều xác chết cùng chiến lợi phẩm. Một anh tài xế M-113 lấy được một khẩu súng K-54 và một thanh gươm rất đẹp, được cột trên vai của một xác VC, những nét điêu khắc trên bao kiếm bằng gỗ quí rất sắc sảo. Anh mang về xe, cột thanh gươm vào chung với những nòng súng đại liên 50 và 30 ở vị trí bên hông trái cạnh tài xế. Vài ngày sau đó, trên đường đi hành quân, xe M-113 của anh cán lên một trái mìn chống chiến xa, anh bị chết tại chỗ vì mìn nổ đúng ngay vị trí đặt thanh kiếm.Trưởng xa và các xạ thủ đại liên văng xuống đất, bị thương nhẹ. Một điều rất lạ là những nòng súng đại liên cột chung với thanh gươm đều bị cong hết, nhưng thanh bửu kiếm kể cả bao bằng gỗ còn y nguyên, không hề hấn chi!
Ông Chi Đoàn Trưởng lấy thanh bửu kiếm về để trong xe ông. Những ngày sau đó, Chi Đoàn bị đánh đặc công. Việt Cộng quăng Beta (lựu đạn nội hóa của VC) vào xe, làm ông bị thương ngay bàn chân, may mắn không chết.
Ông Trung Đoàn Trưởng cùng Tư Lệnh Sư Đoàn bay vào thị sát mặt trận. Vì CSBV nhìn thấy Trực Thăng đáp xuống vị trí đơn vị tôi nên chúng pháo kích. Hai ông vào xe chỉ huy tránh pháo thấy bửu kiếm đẹp quá, ông Trung Đoàn Trưởng liền xin về. Một thời gian ngắn sau đó, ông Trung Đoàn Trưởng bị đổi về trường Cảnh Sát ở Thủ Đức với một chức vụ ngồi chơi xơi nước.
Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ đến tham dự lễ bàn giao Trung Đoàn Trưởng. Sau buổi lễ bàn giao, Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ cùng các Sĩ Quan than mưu tham quan Trung Đoàn. Ông Trung Đoàn Trưởng tặng bửu kiếm cho Trung Tướng Đỗ Cao Trí mang về treo trong văn phòng Tư Lệnh Quân Đoàn. Vào khoảng tháng 3, 1971 Trung Tướng Đỗ Cao Trí tử thương vì chiếc trưc thăng chở ông bị nổ tung. Tháng 4, 1972 Tướng Lâm Quang Thơ đổi về trường Võ Bị Đà Lạt, Đại Tá Lê Minh Đảo về làm Tư Lệnh Sư Đoàn.
Sau khi Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị tử thương, phu nhân Trung Tướng mới đem bửu kiếm lên trường Võ Bị Đà Lạt và nói rằng bửu kiếm này sẽ được tặng cho người nào trong khóa 16 VBĐL vinh thăng Chuẩn Tướng đâu tiên.Thanh Bảo Kiếm được lưu giữ tại Viện Bảo Tàng Trường Võ Bị Đà Lạt.
Thiếu Tá T., tùy viên của Tướng Trí sau đó có lên đơn vị tôi hỏi thăm về thanh gươm bí mật này, vì ông cũng tình cờ nghe được chuyện này từ một anh lính trong đơn vị chúng tôi. Ông cũng có dịp qua đồn điền Chúp, tỉnh Kompong Cham tìm hiểu về nguồn gốc của bửu kiếm này. Ông nói là đầu tiên một anh lính BV lấy thanh gươm này trong một chùa Miên thuộc tỉnh Kompong Cham. Ông còn nói rằng có tờ Nhật Báo ở Sài Gòn đăng về thanh bửu kiếm. Tờ báo kết luận rằng thanh kiếm này là một Bảo kiếm có từ lâu đời được thờ trong Chùa của người Miên, mỗi khi ai là sở hữu chủ nó mà không có duyên, sẽ bị tai nạn thảm khốc. Sau ngày 30-4-1975 không ai biết thanh gươm bí mật này vào tay ai!
(Quý vị nào biết thêm về bửu kiếm này, xin vui lòng bổ túc.)
Hieunguyen11
Năm 73 khi đang theo học khóa Tham mưu Trung cấp của KQ tại Nha Trang chúng tôi được đưa lên ĐàLạt thăm viếng trường VBQG và nơi đây tôi có nhìn thấy thanh bảo kiếm nầy và bộ lể phục trắng của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và có lời ghi của phu nhân cố Đại Tướng là thanh gươm nầy sẽ được trao cho một cựu SVSQ khóa 16 được thăng cấp tướng trước nhất. Lúc đó tôi nghĩ ngay đến hai vị Đại Tá Thông và Thiều của SĐ22BB.
thienbang
Tân Sơn Hòa chuyển
Thanh Gươm Bí Mật
Khoảng tháng 5, 1970 đơn vị tôi hành quân vùng đồn điền Chup thuộc tỉnh Kompong Cham, Kampuchia. Các đơn vị tham chiến tại đây gồm có môt Chi Đoàn M-113, một Tiểu Đoàn BĐQ, và một Trung Đoàn Bộ Binh. Từ cuối năm 1969 đến giữa năm 1971, đơn vị chúng tôi đi đi, về về rất nhiều lần từ Việt Nam đến tỉnh Kompong Cham.
Tại đây, chúng tôi đã đụng với khoảng một Tiểu Đoàn VC. Chúng chiếm một làng nhỏ, có vài căn nhà và một chùa Miên, nhưng dân đã di tản đi hết. Chúng đào hầm rất kiên cố. Chúng tôi phải dùng tất cả hỏa lực cơ hữu cùng một lúc để tiến chiếm mục tiêu, cán lên những miệng hầm và quăng lựu đạn xuống. Sau nhiều giờ giao tranh, chúng tôi đã làm chủ chiến trường. Những căn nhà đổ nát, chùa Miên bây giờ chỉ còn là một đống gạch vụn.
Địch để lại nhiều xác chết cùng chiến lợi phẩm. Một anh tài xế M-113 lấy được một khẩu súng K-54 và một thanh gươm rất đẹp, được cột trên vai của một xác VC, những nét điêu khắc trên bao kiếm bằng gỗ quí rất sắc sảo. Anh mang về xe, cột thanh gươm vào chung với những nòng súng đại liên 50 và 30 ở vị trí bên hông trái cạnh tài xế. Vài ngày sau đó, trên đường đi hành quân, xe M-113 của anh cán lên một trái mìn chống chiến xa, anh bị chết tại chỗ vì mìn nổ đúng ngay vị trí đặt thanh kiếm.Trưởng xa và các xạ thủ đại liên văng xuống đất, bị thương nhẹ. Một điều rất lạ là những nòng súng đại liên cột chung với thanh gươm đều bị cong hết, nhưng thanh bửu kiếm kể cả bao bằng gỗ còn y nguyên, không hề hấn chi!
Ông Chi Đoàn Trưởng lấy thanh bửu kiếm về để trong xe ông. Những ngày sau đó, Chi Đoàn bị đánh đặc công. Việt Cộng quăng Beta (lựu đạn nội hóa của VC) vào xe, làm ông bị thương ngay bàn chân, may mắn không chết.
Ông Trung Đoàn Trưởng cùng Tư Lệnh Sư Đoàn bay vào thị sát mặt trận. Vì CSBV nhìn thấy Trực Thăng đáp xuống vị trí đơn vị tôi nên chúng pháo kích. Hai ông vào xe chỉ huy tránh pháo thấy bửu kiếm đẹp quá, ông Trung Đoàn Trưởng liền xin về. Một thời gian ngắn sau đó, ông Trung Đoàn Trưởng bị đổi về trường Cảnh Sát ở Thủ Đức với một chức vụ ngồi chơi xơi nước.
Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ đến tham dự lễ bàn giao Trung Đoàn Trưởng. Sau buổi lễ bàn giao, Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ cùng các Sĩ Quan than mưu tham quan Trung Đoàn. Ông Trung Đoàn Trưởng tặng bửu kiếm cho Trung Tướng Đỗ Cao Trí mang về treo trong văn phòng Tư Lệnh Quân Đoàn. Vào khoảng tháng 3, 1971 Trung Tướng Đỗ Cao Trí tử thương vì chiếc trưc thăng chở ông bị nổ tung. Tháng 4, 1972 Tướng Lâm Quang Thơ đổi về trường Võ Bị Đà Lạt, Đại Tá Lê Minh Đảo về làm Tư Lệnh Sư Đoàn.
Sau khi Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị tử thương, phu nhân Trung Tướng mới đem bửu kiếm lên trường Võ Bị Đà Lạt và nói rằng bửu kiếm này sẽ được tặng cho người nào trong khóa 16 VBĐL vinh thăng Chuẩn Tướng đâu tiên.Thanh Bảo Kiếm được lưu giữ tại Viện Bảo Tàng Trường Võ Bị Đà Lạt.
Thiếu Tá T., tùy viên của Tướng Trí sau đó có lên đơn vị tôi hỏi thăm về thanh gươm bí mật này, vì ông cũng tình cờ nghe được chuyện này từ một anh lính trong đơn vị chúng tôi. Ông cũng có dịp qua đồn điền Chúp, tỉnh Kompong Cham tìm hiểu về nguồn gốc của bửu kiếm này. Ông nói là đầu tiên một anh lính BV lấy thanh gươm này trong một chùa Miên thuộc tỉnh Kompong Cham. Ông còn nói rằng có tờ Nhật Báo ở Sài Gòn đăng về thanh bửu kiếm. Tờ báo kết luận rằng thanh kiếm này là một Bảo kiếm có từ lâu đời được thờ trong Chùa của người Miên, mỗi khi ai là sở hữu chủ nó mà không có duyên, sẽ bị tai nạn thảm khốc. Sau ngày 30-4-1975 không ai biết thanh gươm bí mật này vào tay ai!
(Quý vị nào biết thêm về bửu kiếm này, xin vui lòng bổ túc.)
Hieunguyen11
Năm 73 khi đang theo học khóa Tham mưu Trung cấp của KQ tại Nha Trang chúng tôi được đưa lên ĐàLạt thăm viếng trường VBQG và nơi đây tôi có nhìn thấy thanh bảo kiếm nầy và bộ lể phục trắng của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và có lời ghi của phu nhân cố Đại Tướng là thanh gươm nầy sẽ được trao cho một cựu SVSQ khóa 16 được thăng cấp tướng trước nhất. Lúc đó tôi nghĩ ngay đến hai vị Đại Tá Thông và Thiều của SĐ22BB.
thienbang
Tân Sơn Hòa chuyển