Di Sản Hồ Chí Minh
Thấy gì từ việc Ban tuyên giáo trung ương lần đầu tiên trả lời ‘đài địch’ RFA?
Một hiện tượng “chuyển tư tưởng” đáng chú ý là chỉ 3 tuần sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, một viên chức cao cấp của đảng là Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn đài RFA.
Một hiện tượng “chuyển tư tưởng” đáng chú ý là chỉ 3 tuần sau đại hội
12 của đảng cầm quyền, một viên chức cao cấp của đảng là Vũ Ngọc Hoàng,
Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn
đài RFA.
Viên chức Vũ Ngọc Hoàng. Hình Internet
Trong số các đài Việt ngữ quốc tế, RFA luôn bị bị xem là “đài địch” đầu
bảng. Trong một lần bắt giữ trái phép rồi hỏi cung nhà báo độc lập Phạm
Chí Dũng vào giữa năm 2015, Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP.HCM –
đã tuyên bố “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC… là trả lời giặc”.
Nhưng không những trả lời “giặc”, dường như ông Vũ Ngọc Hoàng còn không né tránh những câu hỏi nhạy cảm của RFA.
Khi được hỏi “Đảng đã đề cập rất nhiều đến chuyện kiểm soát quyền
lực, một Bộ trưởng đề cập thẳng ở đại hội chuyện độc lập giữa ba nhánh
chính của nhà nước. Vậy cụ thể sẽ có gì mới trong việc kiểm soát quyền
lực sắp tới?”, ông Vũ Ngọc Hoàng trả lời: “Kiểm soát quyền lực là việc
nhất thiết phải làm. Đại hội 12 vừa rồi đã khẳng định như vậy. Trong đó,
theo tôi nghĩ, cần thiết và quan trong hàng đầu là việc phân quyền giữa
3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cho hợp lý nhằm bảo đảm độc lập
tương đối và thực hiện kiểm soát quyền lực lẫn nhau để hạn chế tối đa
các sai sót hoặc sớm phát hiện và sớm điều chỉnh khi có sai, bảo đảm xử
dụng quyền lực đúng quyền hạn và đúng mục đích, không lạm quyền, không
lộng quyền, không để tha hóa quyền lực”.
Cũng là lần đầu tiên, cụm từ “độc lập tương đối” được một quan chức cao
cấp của đảng áp dụng cho cơ chế kiểm soát quyền lực ba nhánh, mặc dù vẫn
chưa nói thẳng về tính “tam quyền phân lập’ mà phương Tây đã áp dụng
rất nhiều năm.
Cần nhắc lại, ngay trong thời gian diễn ra đại hội 12, ông Vũ Ngọc
Hoàng - đã trả lời phỏng vấn báo Người Lao Ðộng, mà theo báo này tường
thuật thì ông Hoàng “tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động
thì có thể tiến tới bầu trực tiếp tổng bí thư tại đại hội đảng.”
Khi được hỏi, “Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong Ðảng sẽ giúp
đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?,” ông Vũ
Ngọc Hoàng đã bộc lộ: “Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong đảng
nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước
đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì... Sau
đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Ðó là một cơ
chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai.”
Có thể cho rằng, đây là lần rất hiếm hoi một tờ báo nhà nước dám vượt
qua rào cản tuyên giáo để đặt câu hỏi về vấn đề tranh cử trong đảng mà
thực chất là “tranh cử kiểu phương Tây.” Nhưng là lần đầu tiên, một quan
chức có trách nhiệm và lại là lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương - cơ
quan nổi tiếng là xơ cứng và giáo điều - không phủ nhận tính cần thiết
của cơ chế tranh cử trong đảng, cho dù vẫn chưa hứa hẹn khi nào đảng
Cộng Sản sẽ thực thi cơ chế này.
Ðược xem là cánh tay mặt của tổng bí thư, phát ngôn của Ban Tuyên Giáo
Trung Ương có thể mang tính “định hướng” về những việc mà đảng Cộng Sản
có thể thực hiện trong tương lai. Logic có thể hình dung là nếu não
trạng của ông Vũ Ngọc Hoàng có thể “chuyển” thì điều đó có nghĩa là tư
duy của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hơi hướng thay đổi.
Lê Dung
(SBTN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thấy gì từ việc Ban tuyên giáo trung ương lần đầu tiên trả lời ‘đài địch’ RFA?
Một hiện tượng “chuyển tư tưởng” đáng chú ý là chỉ 3 tuần sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, một viên chức cao cấp của đảng là Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn đài RFA.
Một hiện tượng “chuyển tư tưởng” đáng chú ý là chỉ 3 tuần sau đại hội
12 của đảng cầm quyền, một viên chức cao cấp của đảng là Vũ Ngọc Hoàng,
Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn
đài RFA.
Viên chức Vũ Ngọc Hoàng. Hình Internet
Trong số các đài Việt ngữ quốc tế, RFA luôn bị bị xem là “đài địch” đầu
bảng. Trong một lần bắt giữ trái phép rồi hỏi cung nhà báo độc lập Phạm
Chí Dũng vào giữa năm 2015, Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP.HCM –
đã tuyên bố “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC… là trả lời giặc”.
Nhưng không những trả lời “giặc”, dường như ông Vũ Ngọc Hoàng còn không né tránh những câu hỏi nhạy cảm của RFA.
Khi được hỏi “Đảng đã đề cập rất nhiều đến chuyện kiểm soát quyền
lực, một Bộ trưởng đề cập thẳng ở đại hội chuyện độc lập giữa ba nhánh
chính của nhà nước. Vậy cụ thể sẽ có gì mới trong việc kiểm soát quyền
lực sắp tới?”, ông Vũ Ngọc Hoàng trả lời: “Kiểm soát quyền lực là việc
nhất thiết phải làm. Đại hội 12 vừa rồi đã khẳng định như vậy. Trong đó,
theo tôi nghĩ, cần thiết và quan trong hàng đầu là việc phân quyền giữa
3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cho hợp lý nhằm bảo đảm độc lập
tương đối và thực hiện kiểm soát quyền lực lẫn nhau để hạn chế tối đa
các sai sót hoặc sớm phát hiện và sớm điều chỉnh khi có sai, bảo đảm xử
dụng quyền lực đúng quyền hạn và đúng mục đích, không lạm quyền, không
lộng quyền, không để tha hóa quyền lực”.
Cũng là lần đầu tiên, cụm từ “độc lập tương đối” được một quan chức cao
cấp của đảng áp dụng cho cơ chế kiểm soát quyền lực ba nhánh, mặc dù vẫn
chưa nói thẳng về tính “tam quyền phân lập’ mà phương Tây đã áp dụng
rất nhiều năm.
Cần nhắc lại, ngay trong thời gian diễn ra đại hội 12, ông Vũ Ngọc
Hoàng - đã trả lời phỏng vấn báo Người Lao Ðộng, mà theo báo này tường
thuật thì ông Hoàng “tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động
thì có thể tiến tới bầu trực tiếp tổng bí thư tại đại hội đảng.”
Khi được hỏi, “Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong Ðảng sẽ giúp
đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?,” ông Vũ
Ngọc Hoàng đã bộc lộ: “Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong đảng
nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước
đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì... Sau
đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Ðó là một cơ
chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai.”
Có thể cho rằng, đây là lần rất hiếm hoi một tờ báo nhà nước dám vượt
qua rào cản tuyên giáo để đặt câu hỏi về vấn đề tranh cử trong đảng mà
thực chất là “tranh cử kiểu phương Tây.” Nhưng là lần đầu tiên, một quan
chức có trách nhiệm và lại là lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương - cơ
quan nổi tiếng là xơ cứng và giáo điều - không phủ nhận tính cần thiết
của cơ chế tranh cử trong đảng, cho dù vẫn chưa hứa hẹn khi nào đảng
Cộng Sản sẽ thực thi cơ chế này.
Ðược xem là cánh tay mặt của tổng bí thư, phát ngôn của Ban Tuyên Giáo
Trung Ương có thể mang tính “định hướng” về những việc mà đảng Cộng Sản
có thể thực hiện trong tương lai. Logic có thể hình dung là nếu não
trạng của ông Vũ Ngọc Hoàng có thể “chuyển” thì điều đó có nghĩa là tư
duy của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hơi hướng thay đổi.
Lê Dung
(SBTN)