Tin nóng trong ngày

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Trong đợt biểu tình cuối tuần thứ 19 ở Hồng Kông, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã xuống đường.


Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước.

Trong đợt biểu tình cuối tuần thứ 19 ở Hồng Kông, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã xuống đường. Mặc dù nhiều cuộc tuần hành diễn ra trong hòa bình, nhưng một số nhà hoạt động và cảnh sát chống bạo động đã đụng độ trong hỗn loạn, thể hiện qua các bức ảnh cảnh sát với trang bị chống bạo động bám đuổi người biểu tình giữa đám đông người mua sắm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào gây chia rẽ Trung Quốc sẽ nhận kết cục “thịt nát xương tan”.

Hôm qua, người Ba Lan đã đi bầu quốc hội mới. Một cuộc thăm dò ý kiến dự báo đảng Luật pháp và Công lý cánh hữu sẽ giành được 43,6% số phiếu. Từng đó có thể là đủ để đạt đa số tuyệt đối. Liên minh Dân sự, một đảng trung dung, dường như sẽ tiếp tục là đảng đối lập chính với 27,4% số phiếu bầu.

Tunisia đã tổ chức vòng hai cuộc bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên nhiều phiếu nhất của vòng đầu tiên: Nabil Karoui, một doanh nhân, và Kais Saied, một học giả. Cuộc bầu cử tổng thống năm nay là cuộc bầu cử thứ hai kể từ cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài lâu năm hồi 2011. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​dự kiến ông Saied thắng lớn với khoảng 72% số phiếu.

Giáo hoàng Francis đã tuyên năm vị thánh, bao gồm Hồng y John Henry Newman, một người Anh giáo hàng đầu của thế kỷ 19 cải đạo sang Công giáo. Newman trở thành người Anh đầu tiên sống sau thế kỷ 17 được phong thánh. Ông được biết đến với ảnh hưởng tri thức lên thần học Anh giáo và Công giáo, cũng như quan điểm bảo vệ nền giáo dục đại chúng trong cuốn sách của ông “The Idea of a University”.

Lyft, một công ty chia sẻ xe, xác nhận họ sẽ làm theo đối thủ Uber trong việc kiện thành phố New York nhằm đảo ngược quy định mới giới hạn thời gian các tài xế của họ được phép lái xe ở Manhattan mà trong xe không có hành khách. “Giới hạn dạo xe” quy định các phương tiện sử dụng ứng dụng này không được phép lái xe hơn 31% thời gian mà không có hành khách ở Manhattan phía nam đường 96.

TIÊU ĐIỂM

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một

Sự kiện kinh tế đáng chú ý nhất trong tuần có thể là sự kiện sẽ không xảy ra. Mỹ sẽ không tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, như kế hoạch trước đó, vào ngày mai. Đó là kết quả cụ thể nhất của “thỏa thuận giai đoạn một” mà Tổng thống Donald Trump nói hồi thứ Sáu tuần trước. Mỹ đã nhận lại được gì? Câu trả lời rõ ràng là Trung Quốc hứa sẽ mua 40-50 tỷ đô la hàng nông sản Mỹ. Nhưng lợi ích lớn hơn cho Mỹ có thể ít hữu hình hơn. Thỏa thuận đình chiến có thể xoa dịu thị trường tài chính và nỗi bất an vốn làm suy yếu thương mại, đầu tư và sản xuất của Mỹ.

Cuối tuần này IMF sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu và Cục Dự trữ Liên bang khả năng cao sẽ công bố số liệu cho thấy sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp (so với cùng kì năm trước). Trong bối cảnh đó, thỏa thuận đình chiến là một dấu hiệu đáng hoan nghênh cho thấy ông Trump đã không còn hứng thú với thuế quan nữa. Khi chiến đấu với Trung Quốc, có những giới hạn về thiệt hại kinh tế mà Mỹ sẵn lòng gánh chịu.

Thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc.

Pakistan và vấn đề kiểm soát rửa tiền

Lực lượng Hành động Tài Chính về Rửa tiền (FATF), một cơ quan liên chính phủ, sẽ họp tại Paris trong tuần này. Pakistan khả năng cao sẽ là bên lo lắng nhất khi bước vào cuộc họp. Tháng 6 năm ngoái, FATF đã đưa Pakistan vào “Danh sách Xám” vì kiểm soát lỏng lẻo đối với tài trợ khủng bố. Họ được chỉ dẫn thực hiện theo một kế hoạch hành động 27 điểm để tránh bị đưa vào “Danh sách Đen” của FATF, điều sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt khiến các ngân hàng khó chuyển tiền vào và ra khỏi đất nước.

Cuộc họp tuần này sẽ xem xét liệu Pakistan đã làm đủ để tránh bị đưa vào danh sách đen hay chưa. Các dấu hiệu cho đến nay là không. Một báo cáo gần đây của FATF đã phát hiện ra những lỗ hổng trong nỗ lực của Pakistan nhằm kiềm chế hoạt động rửa tiền, cho rằng “không có sự nhận thức chung nào giữa các cơ quan thực thi pháp luật” về sự cần thiết phải chống lại tai họa (rửa tiền). Và, vào tháng 8, Cơ quan Châu Á/Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền, một cơ quan liên chính phủ khác, đã đưa nước này vào “danh sách đen mở rộng” của tổ chức này.

Thổ Nhĩ Kỳ vấp phải phản đối mạnh mẽ khi đưa quân vào Syria

Chiến dịch quân sự ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu nhắm vào quân nổi dậy người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố, đã gây ra một cơn bão phản đối từ quốc tế. Các báo cáo về vụ xử tử 9 thường dân bởi lính đánh thuê người Syria chiến đấu bên cạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ thêm dầu vào lửa. Sự lên án đến từ Mỹ, Châu Âu, Liên đoàn Ả Rập và thậm chí là nhà lãnh đạo của Bắc Síp, đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một cuộc họp ngày hôm nay, các bộ trưởng châu Âu sẽ thảo luận về một đề xuất của Thụy Điển nhằm cấm bán vũ khí trên toàn EU cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số quốc gia, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Na Uy, đã tạm ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi trừng phạt các quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cũng như các ngành năng lượng và quốc phòng. Nhiều năm trước, một trong các cố vấn của ông Erdogan đã gọi chính sách đối ngoại của nước này là một “sự cô đơn quý giá”. Và Thổ Nhĩ Kỳ hiếm khi cô đơn như bây giờ.

Tây Ban Nha xét xử các lãnh đạo li khai Catalonia

Tây Ban Nha hôm nay chuẩn bị nghe phán quyết của phiên tòa hình sự kéo dài tại Tòa Tối cao chống lại hàng chục nhà lãnh đạo ly khai xứ Catalonia. Họ đang bị xét xử về các cáo buộc liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp và tuyên bố độc lập ở Catalonia, một trong những khu vực thịnh vượng và lớn nhất của Tây Ban Nha, vào tháng 10 năm 2017. Khả năng cao hầu hết các bị cáo, một số người là thành viên chính quyền khu vực Catalonia, sẽ bị kết tội xúi giục nổi loạn và lạm dụng quỹ công, nhưng không bị kết một tội nghiêm trọng hơn là tội nổi loạn. Họ có khả năng nhận bản án lên tới 12 năm tù.

Những người ủng hộ họ đã hứa sẽ “bất tuân dân sự”. Khả năng cao sẽ có nhiều ngày biểu tình, một số sẽ hỗn loạn. Tuy nhiên, phe ly khai đang chia rẽ và dần hụt hơi. Đặc biệt trong bối cảnh hỗn loạn xoay quanh cuộc trưng cầu dân ý của Anh về tư cách thành viên EU, không có chính phủ châu Âu nào tỏ ra ủng hộ yêu cầu của Catalonia. Nhưng vấn đề họ gây ra vẫn còn nguyên ở đó.

Bài phát biểu của nữ hoàng và Brexit

Hôm nay, Đảng Bảo thủ sẽ đặt ra chương trình cho chính phủ trong một bài phát biểu của nữ hoàng mà họ sẽ không có nhiều cơ hội để thông qua. Cải cách dịch vụ y tế già cỗi của Anh, nghiêm khắc hơn với tội phạm bạo lực và “hoàn thành Brexit” khả năng cao đều sẽ được đề cập. Điều đó nghe có vẻ giống như những câu từ chính trị tiêu chuẩn, nhưng đây không phải là bài phát biểu bình thường của nữ hoàng. Trong bối cảnh bầu cử sắp đến, nữ hoàng sẽ như đọc phiên bản ban đầu cương lĩnh tranh cử của Đảng Bảo thủ.

Đây quả là một tình huống khó xử đối với một vị nguyên thủ quốc gia phi chính trị. Thêm vào đó, với việc thiếu 43 ghế để đạt mức đa số hiệu quả, người ta nghi ngờ chính phủ của ông Boris Johnson sẽ không giành được đủ số phiếu nhằm thông qua bài phát biểu vào cuối tuần này. Lần cuối cùng một chính phủ thất bại như vậy là vào tháng 1 năm 1924. Theo truyền thống, chính phủ sẽ từ chức và một cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngay sau đó. Nhưng do nhiều nghị sĩ muốn trì hoãn Brexit trước khi tổ chức bầu cử, đây không phải là khoảng thời gian bình thường.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Trong đợt biểu tình cuối tuần thứ 19 ở Hồng Kông, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã xuống đường.


Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước.

Trong đợt biểu tình cuối tuần thứ 19 ở Hồng Kông, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã xuống đường. Mặc dù nhiều cuộc tuần hành diễn ra trong hòa bình, nhưng một số nhà hoạt động và cảnh sát chống bạo động đã đụng độ trong hỗn loạn, thể hiện qua các bức ảnh cảnh sát với trang bị chống bạo động bám đuổi người biểu tình giữa đám đông người mua sắm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào gây chia rẽ Trung Quốc sẽ nhận kết cục “thịt nát xương tan”.

Hôm qua, người Ba Lan đã đi bầu quốc hội mới. Một cuộc thăm dò ý kiến dự báo đảng Luật pháp và Công lý cánh hữu sẽ giành được 43,6% số phiếu. Từng đó có thể là đủ để đạt đa số tuyệt đối. Liên minh Dân sự, một đảng trung dung, dường như sẽ tiếp tục là đảng đối lập chính với 27,4% số phiếu bầu.

Tunisia đã tổ chức vòng hai cuộc bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên nhiều phiếu nhất của vòng đầu tiên: Nabil Karoui, một doanh nhân, và Kais Saied, một học giả. Cuộc bầu cử tổng thống năm nay là cuộc bầu cử thứ hai kể từ cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài lâu năm hồi 2011. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​dự kiến ông Saied thắng lớn với khoảng 72% số phiếu.

Giáo hoàng Francis đã tuyên năm vị thánh, bao gồm Hồng y John Henry Newman, một người Anh giáo hàng đầu của thế kỷ 19 cải đạo sang Công giáo. Newman trở thành người Anh đầu tiên sống sau thế kỷ 17 được phong thánh. Ông được biết đến với ảnh hưởng tri thức lên thần học Anh giáo và Công giáo, cũng như quan điểm bảo vệ nền giáo dục đại chúng trong cuốn sách của ông “The Idea of a University”.

Lyft, một công ty chia sẻ xe, xác nhận họ sẽ làm theo đối thủ Uber trong việc kiện thành phố New York nhằm đảo ngược quy định mới giới hạn thời gian các tài xế của họ được phép lái xe ở Manhattan mà trong xe không có hành khách. “Giới hạn dạo xe” quy định các phương tiện sử dụng ứng dụng này không được phép lái xe hơn 31% thời gian mà không có hành khách ở Manhattan phía nam đường 96.

TIÊU ĐIỂM

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một

Sự kiện kinh tế đáng chú ý nhất trong tuần có thể là sự kiện sẽ không xảy ra. Mỹ sẽ không tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, như kế hoạch trước đó, vào ngày mai. Đó là kết quả cụ thể nhất của “thỏa thuận giai đoạn một” mà Tổng thống Donald Trump nói hồi thứ Sáu tuần trước. Mỹ đã nhận lại được gì? Câu trả lời rõ ràng là Trung Quốc hứa sẽ mua 40-50 tỷ đô la hàng nông sản Mỹ. Nhưng lợi ích lớn hơn cho Mỹ có thể ít hữu hình hơn. Thỏa thuận đình chiến có thể xoa dịu thị trường tài chính và nỗi bất an vốn làm suy yếu thương mại, đầu tư và sản xuất của Mỹ.

Cuối tuần này IMF sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu và Cục Dự trữ Liên bang khả năng cao sẽ công bố số liệu cho thấy sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp (so với cùng kì năm trước). Trong bối cảnh đó, thỏa thuận đình chiến là một dấu hiệu đáng hoan nghênh cho thấy ông Trump đã không còn hứng thú với thuế quan nữa. Khi chiến đấu với Trung Quốc, có những giới hạn về thiệt hại kinh tế mà Mỹ sẵn lòng gánh chịu.

Thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc.

Pakistan và vấn đề kiểm soát rửa tiền

Lực lượng Hành động Tài Chính về Rửa tiền (FATF), một cơ quan liên chính phủ, sẽ họp tại Paris trong tuần này. Pakistan khả năng cao sẽ là bên lo lắng nhất khi bước vào cuộc họp. Tháng 6 năm ngoái, FATF đã đưa Pakistan vào “Danh sách Xám” vì kiểm soát lỏng lẻo đối với tài trợ khủng bố. Họ được chỉ dẫn thực hiện theo một kế hoạch hành động 27 điểm để tránh bị đưa vào “Danh sách Đen” của FATF, điều sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt khiến các ngân hàng khó chuyển tiền vào và ra khỏi đất nước.

Cuộc họp tuần này sẽ xem xét liệu Pakistan đã làm đủ để tránh bị đưa vào danh sách đen hay chưa. Các dấu hiệu cho đến nay là không. Một báo cáo gần đây của FATF đã phát hiện ra những lỗ hổng trong nỗ lực của Pakistan nhằm kiềm chế hoạt động rửa tiền, cho rằng “không có sự nhận thức chung nào giữa các cơ quan thực thi pháp luật” về sự cần thiết phải chống lại tai họa (rửa tiền). Và, vào tháng 8, Cơ quan Châu Á/Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền, một cơ quan liên chính phủ khác, đã đưa nước này vào “danh sách đen mở rộng” của tổ chức này.

Thổ Nhĩ Kỳ vấp phải phản đối mạnh mẽ khi đưa quân vào Syria

Chiến dịch quân sự ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu nhắm vào quân nổi dậy người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố, đã gây ra một cơn bão phản đối từ quốc tế. Các báo cáo về vụ xử tử 9 thường dân bởi lính đánh thuê người Syria chiến đấu bên cạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ thêm dầu vào lửa. Sự lên án đến từ Mỹ, Châu Âu, Liên đoàn Ả Rập và thậm chí là nhà lãnh đạo của Bắc Síp, đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một cuộc họp ngày hôm nay, các bộ trưởng châu Âu sẽ thảo luận về một đề xuất của Thụy Điển nhằm cấm bán vũ khí trên toàn EU cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số quốc gia, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Na Uy, đã tạm ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hai thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi trừng phạt các quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cũng như các ngành năng lượng và quốc phòng. Nhiều năm trước, một trong các cố vấn của ông Erdogan đã gọi chính sách đối ngoại của nước này là một “sự cô đơn quý giá”. Và Thổ Nhĩ Kỳ hiếm khi cô đơn như bây giờ.

Tây Ban Nha xét xử các lãnh đạo li khai Catalonia

Tây Ban Nha hôm nay chuẩn bị nghe phán quyết của phiên tòa hình sự kéo dài tại Tòa Tối cao chống lại hàng chục nhà lãnh đạo ly khai xứ Catalonia. Họ đang bị xét xử về các cáo buộc liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp và tuyên bố độc lập ở Catalonia, một trong những khu vực thịnh vượng và lớn nhất của Tây Ban Nha, vào tháng 10 năm 2017. Khả năng cao hầu hết các bị cáo, một số người là thành viên chính quyền khu vực Catalonia, sẽ bị kết tội xúi giục nổi loạn và lạm dụng quỹ công, nhưng không bị kết một tội nghiêm trọng hơn là tội nổi loạn. Họ có khả năng nhận bản án lên tới 12 năm tù.

Những người ủng hộ họ đã hứa sẽ “bất tuân dân sự”. Khả năng cao sẽ có nhiều ngày biểu tình, một số sẽ hỗn loạn. Tuy nhiên, phe ly khai đang chia rẽ và dần hụt hơi. Đặc biệt trong bối cảnh hỗn loạn xoay quanh cuộc trưng cầu dân ý của Anh về tư cách thành viên EU, không có chính phủ châu Âu nào tỏ ra ủng hộ yêu cầu của Catalonia. Nhưng vấn đề họ gây ra vẫn còn nguyên ở đó.

Bài phát biểu của nữ hoàng và Brexit

Hôm nay, Đảng Bảo thủ sẽ đặt ra chương trình cho chính phủ trong một bài phát biểu của nữ hoàng mà họ sẽ không có nhiều cơ hội để thông qua. Cải cách dịch vụ y tế già cỗi của Anh, nghiêm khắc hơn với tội phạm bạo lực và “hoàn thành Brexit” khả năng cao đều sẽ được đề cập. Điều đó nghe có vẻ giống như những câu từ chính trị tiêu chuẩn, nhưng đây không phải là bài phát biểu bình thường của nữ hoàng. Trong bối cảnh bầu cử sắp đến, nữ hoàng sẽ như đọc phiên bản ban đầu cương lĩnh tranh cử của Đảng Bảo thủ.

Đây quả là một tình huống khó xử đối với một vị nguyên thủ quốc gia phi chính trị. Thêm vào đó, với việc thiếu 43 ghế để đạt mức đa số hiệu quả, người ta nghi ngờ chính phủ của ông Boris Johnson sẽ không giành được đủ số phiếu nhằm thông qua bài phát biểu vào cuối tuần này. Lần cuối cùng một chính phủ thất bại như vậy là vào tháng 1 năm 1924. Theo truyền thống, chính phủ sẽ từ chức và một cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngay sau đó. Nhưng do nhiều nghị sĩ muốn trì hoãn Brexit trước khi tổ chức bầu cử, đây không phải là khoảng thời gian bình thường.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm