Kinh Đời
Thế giới sẽ ra sao vào ngày có 10 tỷ dân?
(Dân Việt) - Theo Liên Hợp Quốc, sản xuất lương thực cần phải tăng tới 70% mới nuôi đủ hơn 9 tỷ người. Đầu tư vào nông nghiệp không theo kịp với tăng trưởng dân số và một tỷ người đang phải chịu đựng cảnh thiếu đói.
Ngày 13.6, trong báo cáo trình Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Hội đồng Kinh tế và Xã hội của LHQ (ECOSOC) cho biết hiện nay trên thế giới đang có khoảng 7,2 tỷ người, dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm 800 triệu người nữa, và sau đó 25 năm, tức là năm 2050, dân số toàn cầu sẽ đạt mức 9,6 tỷ người.
Sản xuất lương thực cần phải tăng tới 70% mới nuôi đủ hơn 9 tỷ người
|
Báo cáo dự đoán, Ấn Độ sẽ đuổi kịp và vượt Trung Quốc vào năm 2028, trở thành nước đông dân nhất thế giới, và sẽ vượt 1,6 tỷ người vào năm 2050. Dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm vào năm 2030, đến cuối thế kỷ này giảm xuống 1,1 tỷ người. Dân số Nigeria dự kiến sẽ vượt Mỹ nước đông dân thứ 3 thế giới hiện nay, đồng thời bắt đầu "tranh giành" vị trí nước đông dân thứ 2 thế giới với Trung Quốc.
Báo cáo còn dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới sẽ lên tới 76 tuổi. Theo báo cáo của ECOSOC, sự tăng dân số thế giới chủ yếu nằm ở các nước đang phát triển, trong khi dân số tại các quốc gia phát triển dường như không thay đổi trong quãng thời gian trên, riêng tại một số nước ở Châu Âu, số dân sẽ giảm. ECOSOC cho rằng sở dĩ dân số thế giới tiếp tục tăng là do tỷ lệ sinh đẻ cao tại các nước đang phát triển, cộng thêm tuổi thọ tại hầu hết các quốc gia đều tăng đáng kể trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Theo ECOSOC, giai đoạn từ 1950-1955 tuổi thọ trung bình của nhân loại chỉ là 47 tuổi, song đến giai đoạn 2005-2010 con người đã sống thêm được 22 năm nữa, một mức tăng rất đáng ghi nhận nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Theo Liên Hợp Quốc, sản xuất lương thực cần phải tăng tới 70% mới nuôi đủ hơn 9 tỷ người. Đầu tư vào nông nghiệp không theo kịp với tăng trưởng dân số và một tỷ người đang phải chịu đựng cảnh thiếu đói.
Việc sử dụng nước cũng tăng gấp 2 lần tỷ lệ dân số trong thế kỷ qua và sẽ tăng lên 50% vào năm 2025 ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngày nay, có hơn 1 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch.Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá chúng ta đang sống trong một "thế giới trái ngược khi lương thực thừa mứa, nhưng vẫn có một tỷ người phải đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm. Nhiều người hưởng thụ lối sống xa hoa nhưng không ít người vẫn đang nghèo khổ".
Thanh Hải
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thế giới sẽ ra sao vào ngày có 10 tỷ dân?
(Dân Việt) - Theo Liên Hợp Quốc, sản xuất lương thực cần phải tăng tới 70% mới nuôi đủ hơn 9 tỷ người. Đầu tư vào nông nghiệp không theo kịp với tăng trưởng dân số và một tỷ người đang phải chịu đựng cảnh thiếu đói.
Ngày 13.6, trong báo cáo trình Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Hội đồng Kinh tế và Xã hội của LHQ (ECOSOC) cho biết hiện nay trên thế giới đang có khoảng 7,2 tỷ người, dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm 800 triệu người nữa, và sau đó 25 năm, tức là năm 2050, dân số toàn cầu sẽ đạt mức 9,6 tỷ người.
Sản xuất lương thực cần phải tăng tới 70% mới nuôi đủ hơn 9 tỷ người
|
Báo cáo dự đoán, Ấn Độ sẽ đuổi kịp và vượt Trung Quốc vào năm 2028, trở thành nước đông dân nhất thế giới, và sẽ vượt 1,6 tỷ người vào năm 2050. Dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm vào năm 2030, đến cuối thế kỷ này giảm xuống 1,1 tỷ người. Dân số Nigeria dự kiến sẽ vượt Mỹ nước đông dân thứ 3 thế giới hiện nay, đồng thời bắt đầu "tranh giành" vị trí nước đông dân thứ 2 thế giới với Trung Quốc.
Báo cáo còn dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới sẽ lên tới 76 tuổi. Theo báo cáo của ECOSOC, sự tăng dân số thế giới chủ yếu nằm ở các nước đang phát triển, trong khi dân số tại các quốc gia phát triển dường như không thay đổi trong quãng thời gian trên, riêng tại một số nước ở Châu Âu, số dân sẽ giảm. ECOSOC cho rằng sở dĩ dân số thế giới tiếp tục tăng là do tỷ lệ sinh đẻ cao tại các nước đang phát triển, cộng thêm tuổi thọ tại hầu hết các quốc gia đều tăng đáng kể trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Theo ECOSOC, giai đoạn từ 1950-1955 tuổi thọ trung bình của nhân loại chỉ là 47 tuổi, song đến giai đoạn 2005-2010 con người đã sống thêm được 22 năm nữa, một mức tăng rất đáng ghi nhận nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Theo Liên Hợp Quốc, sản xuất lương thực cần phải tăng tới 70% mới nuôi đủ hơn 9 tỷ người. Đầu tư vào nông nghiệp không theo kịp với tăng trưởng dân số và một tỷ người đang phải chịu đựng cảnh thiếu đói.
Việc sử dụng nước cũng tăng gấp 2 lần tỷ lệ dân số trong thế kỷ qua và sẽ tăng lên 50% vào năm 2025 ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngày nay, có hơn 1 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch.Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá chúng ta đang sống trong một "thế giới trái ngược khi lương thực thừa mứa, nhưng vẫn có một tỷ người phải đi ngủ với cái bụng đói mỗi đêm. Nhiều người hưởng thụ lối sống xa hoa nhưng không ít người vẫn đang nghèo khổ".
Thanh Hải