Tham Khảo

Thêm một ấm rồng Chu Đậu. Trần Anh Tuấn

Trong thế giới sưu tầm cổ vật, người ta quan niệm “nhất kỳ nhì cổ.” Ấm hình rồng Chu Đậu không những đã “kỳ” mà còn “cổ” nữa.

Ấm hình rồng là một loại hình rất độc đáo thuộc dòng gốm Chu Đậu trong thế kỷ XV ở nước ta. Công trình nghiên cứu quốc tế đề cập đầu tiên đến hiện vật quý hiếm này là bài “Vietnamese Ceramics and Cultural Identity” mà tác giả là John Guy cho đăng trong hợp tuyển Vietnamese Ceramics. A Separate Tradition xuất bản năm 1997, trang 18. John Guy giới thiệu chiếc ấm gốm hiện tàng trữ tại Cleveland Museum of Art, Hoa Kỳ.

Tạm gọi đây là chiếc ấm Chu Đậu hình rồng thứ nhất (1) và cao nhất.

Hình 1: Ấm rồng số 1,  cao 28,30 cm (TAT) DCVOnline: Việt Nam (Annam), thế kỷ 15, sứ màu xanh cao 28,30 cm; rộng 15,00 cm (h: 11 1/8 w: 5 7/8 inch). Do bà Severance A. Millikin A. Millikin viết chúc thư 1989.359 để lại. Cleveland Museum of Art. Nguồn: Trần Tĩnh/pinterest.com
Trái: Hình 1: Ấm rồng số 1, cao 28,30 cm (TAT)
Phải: Việt Nam (Annam), thế kỷ 15, sứ màu xanh cao 28,30 cm; rộng 15,00 cm (h: 11 1/8 w: 5 7/8 inch). Do bà Severance A. Millikin A. Millikin viết chúc thư 1989.359 để lại. Cleveland Museum of Art. Nguồn: Trần Tĩnh/pinterest.com

Cũng năm 1997, sách Chinese and Vietnamese Blue and White Wares Found in the Philippines của ba tác giả Larry Gotuaco, Rita C. Tan, và Allison I. Diem giới thiệu chiếc ấm thứ hai (2). Nhưng điều đáng tiếc là các tác giả đã không cho biết xuất xứ của chiếc ấm này từ đâu và hiện ai lưu giữ.

Hình 2: ấm rồng số 2, cao 17.8 cm. (TAT)
Hình 2: ấm rồng số 2, cao 17.8 cm. (TAT)

Sau đó, từ năm 1997 kéo dài tới năm 1999, công cuộc trục vớt chiếc thuyền đắm ở Cù Lao Chàm đã đem lên bờ 250,000 món nhưng chỉ có ba (3) ấm rồng. Tạm gọi là ấm thứ ba (3), thứ tư (4), và thứ năm (5).

Trái: Hình 3: Lô 71. Ấm rồng số 3, cao 21.7 cm. (TAT) Phải: Ấm rồng 3, giữa thế kỷ thứ 15, Hội An, Việt Nam. Triển lãm Nghệ thuật New South Wales sứ, đúc, màu xanh và trắng. Nguồn: pinterest.com/blakejardine34 (DCVOnline)
Trái: Hình 3: Lô 71. Ấm rồng số 3, cao 21.7 cm. (TAT)
Phải: Ấm rồng, giữa thế kỷ thứ 15, Hội An, Việt Nam. Triển lãm Nghệ thuật New South Wales sứ, đúc, màu xanh và trắng. Nguồn: pinterest.com/blakejardine34

Hình 4: Lô 74. Ấm rồng số 4, cao 22.1 cm. (TAT)
Hình 4: Lô 74. Ấm rồng số 4, cao 22.1 cm. (TAT)

Hình 5: Lô 78. Ấm rồng số 5, cao 22.7 cm. (TAT)
Hình 5: Lô 78. Ấm rồng số 5, cao 22.7 cm. (TAT)

Ba chiếc ấm này đã được công ty Butterfields bán trong phiên đấu giá tháng 10 năm 2000 tại San Francisco. Đó là các lô 71, 74, và 78.

Lô số 71 ấm ngã giá US$57,500.00. Lô số 74 ấm ngã giá $US80,500.00. Và lô số 78 ấm ngã giá $US63,250.00.

Kiểu dáng giống nhau với chiều cao ngang nhau và được phát hiện cùng một chỗ dưới đáy biển cho thấy ba chiếc ấm này là sản phẩm của cùng một lò gốm, cùng một mẻ nung, và trong cùng một lần xuất cảng.

Đến năm 2004, tác giả Kerry Nguyen-Long giới thiệu chiếc ấm thứ sáu (6) và thứ bẩy (7) qua bài“An Indonesian Collection: Vietnam’s Painted Ceramics” trong Ấn Bản Đặc Biệt (tháng 3-4 năm 2004) của tạp chí Arts of Asia xuất bản tại Hong Kong, trang 95.

Nguồn: Arts of Asia Magazine.
Nguồn: Arts of Asia Magazine.

Theo thông tin của Kerry Nguyen-Long thì một tư nhân ở Indonesia tên Abdul Ganie đã bỏ tiền mua được bộ sưu tập hiện vật cao cấp để đối phó với nạn cổ vật quý hiếm thoát ra khỏi nước Indonesia. Bộ sưu tập đặc biệt đó có cả thẩy 15 đồ gốm Việt cổ. Hai chiếc ấm rồng thứ sáu và thứ bẩy đề cập ở đây là 2 trong tổng số 15 món đó, vốn là gia bảo của tiểu vương miền Nam Sulawesi, Indonesia được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Hình 6: Ấm rồng số 6, cao 25.3 cm. (TAT)
Hình 6: Ấm rồng số 6, cao 25.3 cm. (TAT)

Hình 8b: Ấm số 8, chi tiết đầu rồng. (TAT)
Hình 7: Ấm rồng số 7, cao 23.5 cm. (TAT)

Thực ra, chiếc ấm thứ sáu đã được Kerry Nguyen-Long giới thiệu trước đó, năm 2001 trong thiên nghiên cứu dài hơi Gốm Hoa Lam Việt Nam. Vietnamese Blue & White Ceramics với đồng tác giả Bùi Minh Trí nơi trang 326.

Còn ấm rồng thứ bẩy sau đó được Nancy Tingley giới thiệu trong sách Arts of Ancient Viet Nam From River Plain to Open Sea xuất bản năm 2010, trang 259.

Tất cả những ấm kể trên đều là cổ vật Chu Đậu trong tình trạng nguyên toàn, không có dấu vết bị chôn dấu hay bị hủy hoại kể cả ba chiếc ấm trục vớt gần Cù Lao Chàm (vì được xếp trong lòng các đồ gốm lớn khác nên không một ấm nào bị thấm nước biển hay có dấu vết bị hà ăn.)


Mới đây nhất, xuất hiện chiếc ấm thứ tám (8). Đặc biệt chiếc ấm này bị hà ăn toàn thể cho phép hiểu rằng ấm này cũng thuộc lô gốm Chu Đậu trong chiếc thuyền đắm.

Hình 8a: Ấm số 8, cao 24.6 cm. (TAT)
Hình 8a: Ấm số 8, cao 24.6 cm. (TAT)

Nhưng chiếc ấm này có vẻ không cùng một mẻ nung với ba chiếc ấm nguyên toàn vì kích thước cao hơn 2 cm so với ba ấm kia (24.6 cm so với 21.7 cm, 22.1 cm và 22.7 cm), và nhất là kiểu dáng của hai loại ấm khác nhau. Trong khi đầu và đuôi rồng của ba chiếc ấm nguyên toàn thuộc chiếc thuyền đắm và bốn chiếc khác rải rắc trên thế giới (Indonesia, USA…) được nghệ nhân nung nặn theo hướng đối nghịch nhau hay song song nhau thì đầu và đuôi rồng của chiếc ấm đơn lẻ này chụm sát nhau.

Đó là những chi tiết khác biệt về kiểu dáng và về tình trạng hiện tại của chiếc ấm mới phát hiện này so với bẩy chiếc ấm khác đã được quảng bá trong các cuộc đấu giá hay trong những thiên nghiên cứu của các chuyên viên quốc tế về gốm Việt cổ trước đây.

Chính vì thế, đây cũng là chiếc ấm độc nhất có dấu vết sâu đậm của mẻ gốm Việt khổng lồ xuất cảng trong thế kỷ XV mà nửa đường bị nạn, chìm sâu dưới đáy biển miền Trung nước ta. Có lẽ khi thuyền bị chìm vì hỏa hoạn, ấm bị văng ra và nằm dưới lòng biển hàng năm sáu thế kỷ nên các loại hải vật bám đầy, rồi một ngư dân nào đó may mắn lưới được trong một ngày đi biển?

Thật vậy, ngay từ năm 1993, dân đánh cá địa phương đã lén lút kéo lưới tìm vớt cổ vật dưới đáy biển để bán rẻ bán đắt cho dân chơi cổ vật trong nước và nhất là cho giới buôn bán cổ vật người Nhật Bản, Đại Hàn, Hong Kong… đã chờ chực sẵn ở phố cổ Hội An. Không ít tư gia tại Hội An hiện nay có những bộ sưu tập phong phú gốm Chu Đậu là vì lý do đó. Mãi đến năm 1997, chính quyền Việt Nam mới ký giao kèo với Saga Horizon, một công ty Mã Lai Á, để trục vớt chiếc thuyền đắm chứa đầy cổ vật Việt tại Cù Lao Chàm.

Hình 8b: Ấm số 8, chi tiết đầu rồng. (TAT)
Hình 8b: Ấm số 8, chi tiết đầu rồng. (TAT)

Ấm hình rồng là loại gốm độc đáo dẫn xuất từ óc sáng tạo của nghệ nhân người Việt thế kỷ XV. Ấm rất bắt mắt với kiểu dáng đặc biệt hình rồng uốn khúc, bụng phình và ngang ra làm tăng thể tích chứa trà hay rượu (?), đuôi vươn cao là nơi đổ chất lỏng vào ấm và miệng rồng làm vòi ngang với đuôi theo nguyên tắc bình thông nhau.

Nghệ nhân Chu Đậu dùng đất sét nung nặn và men xanh vẽ rồng theo một mẫu chung nhưng mỗi chiếc một khác nhau về chi tiết. Nhìn thì mẫu ấm nào cũng nhẹ nhàng thanh thoát, toát ra vẻ đẹp quý phái và sang trọng̉. Đặc biệt, rồng ở đây là mẫu rồng Việt Nam hiền hòa, linh vật tượng trưng cho vua chúa, khác hẳn vẻ hung dữ đe dọa của mẫu rồng Tầu.

Về tình trạng của các hiện vật thì bờm, râu, và vẩy lưng là những chỗ gốm mảnh và mỏng, nhưng may mắn cho người thưởng ngoạn đời nay là cả tám ấm hình rồng đều không bị gẫy hay sứt.

Theo thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và công ty trục vớt Saga Horizon thì những gốm độc bản sẽ thuộc bảo tàng quốc gia và thêm 10% lượng gốm trục vớt được sẽ chia cho các bảo tàng địa phương. Cụ thể như Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Bảo Tà̉ng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội, và Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam tại Sài Gòn được chia mỗi nơi 4,362 hiện vật. Hay Bảo Tàng Quảng Nam (nơi phát hiện) và Bảo Tàng Hải Dương (nơi sản xuất) mỗi nơi được chia 5,562 hiện vật. Còn hiện vật độc bản có 779 món thì đưa về lưu giữ cũng tại Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội.

Nguồn: Tạp chí Cổ vật Tinh hoa.
Nguồn: Tạp chí Cổ vật Tinh hoa | Vietnam Antiques & Art

Nhưng ấm rồng thì tôi không thấy bảo tàng nào ở Việt Nam có. Ý kiến của người trong nước qua tạp chí Cổ Vật Tinh Hoa (số 10, tháng 12.2004) là than tiếc chuyện Việt Nam không giữ được một ấm rồng nào, vốn là món “oách nhất” (sic!) trong toàn thể cổ vật Chu Đậu trục vớt được ở Cù Lao Chàm (tr. 5). Cũng vì thế, Cổ Vật Tinh Hoa xuất bản tại Hà Nội phong phú những thông tin và hình ảnh về đủ mọi thể loại cổ vật Việt Nam do hội viên các hội cổ vật khắp nước chia sẻ, nhưng tuyệt nhiên không có một bài viết nào về chiếc ấm hình rồng trong dòng gổm cổ Việt suốt từ số đầu tiên (số 1, tháng 6.2003) đến nay (số 50, tháng 1.2016).

Hình 8c: Ấm số 8, chi tiết đuôi rồng. (TÂT)
Hình 8c: Ấm số 8, chi tiết đuôi rồng. (TAT)

Có thể kết luận ấm rồng Chu Đậu là món cổ vật vô giá. Giới sưu tập tư nhân, các nhà buôn bán cổ vật, và các viện bảo tàng quốc tế đều theo dõi và ganh đua đấu giá mỗi khi có cơ hội tạo mãi ấm rồng là vì thế.

Trong thế giới sưu tầm cổ vật, người ta quan niệm “nhất kỳ nhì cổ.” Ấm hình rồng Chu Đậu không những đã “kỳ” mà còn “cổ” nữa. Còn theo tiêu chuẩn “nhất dáng, nhì men, tam nguyên, tứ chế” thì ấm rồng cũng ứng vào tiêu chuẩn đầu tiên, với cái “dáng” độc đáo của ấm!


Mời đọc thêm về Gốm Chu Đậu....

Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chu Dau ceramic plate 2.JPG Chu Dau ceramic plate 1.JPG

Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng (Hải Dương ngày nay). Tuy nhiên, gốm Chu Đâu tại Việt Nam ít người biết đến cho đến khi có sự việc ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải là Trung Quốcvà sự việc khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam)

Xuất xứ
Dòng gốm sứ này có thể đã được hình thành và phát triển trong khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Có nguồn nói, nó bị hủy diệt do chiến tranh Lê-Mạc cuối thế kỷ 16.

Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu. Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một sốnước men người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu.

Tại Mỹ Xágia phả dòng họ Vương có ghi câu "...tổ tiên...lấy nghề nung bát làm nghiệp". Câu này hiện được lưu lại trong bảng ghi lịch sử dòng gốm sứ này tại Xí nghiệp gốm sứ Chu Đậu.

Cả hai vùng Mỹ Xá và Chu Đậu đều coi ông Đặng Huyền Thông, người Hùng ThắngMinh Tân là ông tổ (đã biết) của dòng gốm sứ này. Nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành, nguyên giám đốc Bảo tàng Hải Dương cho rằng, một nhân vật là bà Bùi Thị Hý là tổ nghề gốm Chu Đậu. TS Nguyễn Đình Chiến, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN, lại cho đó chỉ là một gán ép, vì những bằng chứng không thuyết phục.

Kết quả khai quật ấy được báo cáo tại hội nghị khảo cổ học toàn quốc tổ chức vào tháng 9 1986. Nó trở thành một nhận thức mới về gốm Việt Nam trong lịch sử và tên gọi Chu Đậu - lấy theo tên ngôi làng đầu tiên phát hiện gốm - được ghi vào bản đồ khảo cổ học là một di tích quan trọng bậc nhất của gốm sứ Việt Nam

Nổi tiếng trong nước và xuất khẩu
Nhiều lập luận về sự phát triển rực rỡ gốm Chu Đậu đều xuất phát từ sự bế quan tỏa cảng đương thời của nhà Minh, giai đoạn đầu và giữa của triều đại này đã thực thi chính sách cấm biển và nghiêm cấm người dân ra nước ngoài. Triều đình chỉ cho phép những tàu nước ngoài đến buôn bán kèm theo những vật dâng cống cho triều đình. Gốm sứ Trung Quốc xuất khẩu theo đường biển sang phương Tây đang hồi hưng thịnh bị chặn dòng. Trước tình trạng đó, các nhà buôn chuyển hướng sang các nước lân cận. Những lò gốm vùng Hải Dương và Thăng Long đã nắm lấy thời cơ, đẩy gốm Việt Nam phát triển rực rỡ, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Thứ đến là đội ngũ thợ thủ công người Việt, cả gốm sứ và nhiều ngành nghề khác rất khéo tay và lành nghề. Mặt khác, về vị trí địa kinh tế, Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu thương mại quốc tế, trong đó có gốm sứ.

Trong nước
Năm 1997, trong quá trình khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) của người Bồ Đào Nha. Đó là cuộc khai quật tốn tiền nhất từ trước đến nay (hơn 6 triệu USD), kéo dài nhất (trong bốn năm), huy động nhiều nhà nghiên cứu nhất (chừng 40 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước), dùng những thiết bị tối tân và hiện đại nhất, khai quật ở độ sâu nhất (hơn 70m) và số lượng hiện vật nhiều nhất (hơn 240.000 trong đó có nhiều bát, đĩa, hộp, lọ, bình, ang là gốm Chu Đậu), trong đó có nhiều tuyệt tác độc bản như chiếc bình gốm vẽ hình bốn con thiên nga trong bốn tư thế khác nhau, cao 56,5cm, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong số 779 hiện vật độc bản trong con tàu đắm, được xem là tinh hoa của làng gốm Chu Đậu ở thế kỷ XV cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật

Sau năm 1975, đội ngũ đông đảo dân vạn đò trên sông Hương của Huế đã trục vớt được rất nhiều những hiện vật gốm vẽ lam, trắng ngà phong cách đáy màu sôcôla nhưng không ai biết xuất xứ. Mãi cho đến khi có kết quả các cuộc khai quật khảo cổ ở Nam Sách (Hải Dương) và con tàu đắm Cù Lao Chàm thì mới biết đây là gốm Chu Đậu Có rất nhiều đồ gốm nước ngoài, từ Hán, Đường, Minh, Thanh xuất xứ từ Trung Quốc, hay gốm Thái Lan, Nhật Bản và các nước phương Tây giai đoạn trung đại... Nhưng chiếm số lượng nhiều bậc nhất trong bộ sưu tập vẫn là những bình vôi, chén, đĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu. Hiện nay bộ sưu tập này do nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan sở hữu tại nhà riêng 28/5 Cao Bá Quát.

Xuất khẩu
Gốm Chu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã từng xuất khẩu sang nhiều nước. Từ cuối thế kỷ XIV đến cuối đầu thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu cùng với những dòng gốm khác của Việt Nam đã có một vị thế quan trọng trong thị trường gốm sứ ở Nhật Bảnvà ở các nước Đông Nam Á hải đảo đương thời, bằng chứng là sự hiện diện của vô số hiện vật gốm Chu Đậu trong các di chỉ khảo cổ học và trong các con tàu đắm được phát hiện ở Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua: Malaysia có 9 di chỉ, Brunei có 2 di chỉ,Philippines có 10 di chỉ, Indonesia có 11 di chỉ và Nhật Bản có 30 di chỉ khảo cổ

Trong cuốn sách Vietnamese ceramics A separate tradition do John Stevenson và John Guy chủ biên (Art Media Resources with Avery Press, 1997) có giới thiệu nhiều món đồ gốm Chu Đậu từ sưu tập của những bảo tàng lớn trên thế giới như: Metropolitan Museum of Art (New York), Denver Museum of Art (Denver), Seattle Art Museum (Seattle), Museum of Fine Arts (Boston), Birmingham Art Museum (Alabama) và Asian Art Museum of San Francisco (San Francisco) ở Mỹ; Society of Ancient Southeast Asian Ceramics, Kyoto National Museum, Machida Municipal Museum ở Nhật Bản; British Museum of London ở Anh; Museum of East Asian (Bath) và Art Gallery of South Australia (Adelaide) ở Úc; Museum het Princesshof (Leewarden) ở Hà Lan; Bảo tàng Nghệ thuật Dresden, Bảo tàng Dân tộc học Muenchen ở Đức; Bảo tàng Lịch sử và nghệ thuật Hoàng gia Mariemont ở Bỉ. Tuy nhiên, hiện vật gốm Chu Đậu nổi danh nhất thế giới là chiếc bình hoa lam ở Bảo tàng Tokapi Saray tại Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ

Suy tàn
Suốt nhiều năm qua, một câu hỏi lớn là vì sao đang phát triển rực rỡ như gốm Chu Đậu bỗng chốc lụi tàn như chưa từng tồn tại là rất kỳ lạ.

Nhiều cách lý giải đã được đưa ra gồm cả chiến tranh Lê-Mạc và sự mở cửa trở lại vào cuối thời Minh chính là nguyên nhân khiến dòng gốm này vào quên lãng. Việc truy quét của triều Lê - Trịnh đối với nhà Mạc đã làm ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất gốm Chu Đậu. Nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành cũng cho rằng bởi cuộc chiến tranh Lê-Mạc, và năm kết thúc nhà Mạc 1592 cũng chính là năm kết thúc của gốm Chu Đậu.

Ngoài ra, gốm Chu Đậu vẫn còn những điểm hạn chế về trình độ kỹ thuật chưa thật sự đạt đến mức độ hoàn mỹ. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường cũng kém cạnh. Khi người Trung Quốc mở cửa để dòng gốm của họ tái xuất khẩu ra thị trường thế giới thì không những về mặt ngoại thương tàn lụi mà hàng loạt gốm sứ Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Phục hồi và phát triển
Gốm Chu Đậu sau mấy trăm năm biến mất đang dần trở lại với thị trường trong nước và quốc tế. Ngay sau lô sản phẩm gốm Chu Đậu đầu tiên xuất lò vào năm 2003, cùng với thị trường trong nước, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu cung ứng sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới. Việc mạnh dạn đưa sản phẩm xuất sang thị trường châu Âu như một hướng đi moi. Trong nhiều năm liền, thị trường này vẫn tiêu thụ khá đều đặn. Tiếp đến là thị trường Nga, Nhật Bản cũng như một thị trường mới gồm cả nhiều nước châu Phi


Bình gốm Chu Đậu

Hoang Phạm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thêm một ấm rồng Chu Đậu. Trần Anh Tuấn

Trong thế giới sưu tầm cổ vật, người ta quan niệm “nhất kỳ nhì cổ.” Ấm hình rồng Chu Đậu không những đã “kỳ” mà còn “cổ” nữa.

Ấm hình rồng là một loại hình rất độc đáo thuộc dòng gốm Chu Đậu trong thế kỷ XV ở nước ta. Công trình nghiên cứu quốc tế đề cập đầu tiên đến hiện vật quý hiếm này là bài “Vietnamese Ceramics and Cultural Identity” mà tác giả là John Guy cho đăng trong hợp tuyển Vietnamese Ceramics. A Separate Tradition xuất bản năm 1997, trang 18. John Guy giới thiệu chiếc ấm gốm hiện tàng trữ tại Cleveland Museum of Art, Hoa Kỳ.

Tạm gọi đây là chiếc ấm Chu Đậu hình rồng thứ nhất (1) và cao nhất.

Hình 1: Ấm rồng số 1,  cao 28,30 cm (TAT) DCVOnline: Việt Nam (Annam), thế kỷ 15, sứ màu xanh cao 28,30 cm; rộng 15,00 cm (h: 11 1/8 w: 5 7/8 inch). Do bà Severance A. Millikin A. Millikin viết chúc thư 1989.359 để lại. Cleveland Museum of Art. Nguồn: Trần Tĩnh/pinterest.com
Trái: Hình 1: Ấm rồng số 1, cao 28,30 cm (TAT)
Phải: Việt Nam (Annam), thế kỷ 15, sứ màu xanh cao 28,30 cm; rộng 15,00 cm (h: 11 1/8 w: 5 7/8 inch). Do bà Severance A. Millikin A. Millikin viết chúc thư 1989.359 để lại. Cleveland Museum of Art. Nguồn: Trần Tĩnh/pinterest.com

Cũng năm 1997, sách Chinese and Vietnamese Blue and White Wares Found in the Philippines của ba tác giả Larry Gotuaco, Rita C. Tan, và Allison I. Diem giới thiệu chiếc ấm thứ hai (2). Nhưng điều đáng tiếc là các tác giả đã không cho biết xuất xứ của chiếc ấm này từ đâu và hiện ai lưu giữ.

Hình 2: ấm rồng số 2, cao 17.8 cm. (TAT)
Hình 2: ấm rồng số 2, cao 17.8 cm. (TAT)

Sau đó, từ năm 1997 kéo dài tới năm 1999, công cuộc trục vớt chiếc thuyền đắm ở Cù Lao Chàm đã đem lên bờ 250,000 món nhưng chỉ có ba (3) ấm rồng. Tạm gọi là ấm thứ ba (3), thứ tư (4), và thứ năm (5).

Trái: Hình 3: Lô 71. Ấm rồng số 3, cao 21.7 cm. (TAT) Phải: Ấm rồng 3, giữa thế kỷ thứ 15, Hội An, Việt Nam. Triển lãm Nghệ thuật New South Wales sứ, đúc, màu xanh và trắng. Nguồn: pinterest.com/blakejardine34 (DCVOnline)
Trái: Hình 3: Lô 71. Ấm rồng số 3, cao 21.7 cm. (TAT)
Phải: Ấm rồng, giữa thế kỷ thứ 15, Hội An, Việt Nam. Triển lãm Nghệ thuật New South Wales sứ, đúc, màu xanh và trắng. Nguồn: pinterest.com/blakejardine34

Hình 4: Lô 74. Ấm rồng số 4, cao 22.1 cm. (TAT)
Hình 4: Lô 74. Ấm rồng số 4, cao 22.1 cm. (TAT)

Hình 5: Lô 78. Ấm rồng số 5, cao 22.7 cm. (TAT)
Hình 5: Lô 78. Ấm rồng số 5, cao 22.7 cm. (TAT)

Ba chiếc ấm này đã được công ty Butterfields bán trong phiên đấu giá tháng 10 năm 2000 tại San Francisco. Đó là các lô 71, 74, và 78.

Lô số 71 ấm ngã giá US$57,500.00. Lô số 74 ấm ngã giá $US80,500.00. Và lô số 78 ấm ngã giá $US63,250.00.

Kiểu dáng giống nhau với chiều cao ngang nhau và được phát hiện cùng một chỗ dưới đáy biển cho thấy ba chiếc ấm này là sản phẩm của cùng một lò gốm, cùng một mẻ nung, và trong cùng một lần xuất cảng.

Đến năm 2004, tác giả Kerry Nguyen-Long giới thiệu chiếc ấm thứ sáu (6) và thứ bẩy (7) qua bài“An Indonesian Collection: Vietnam’s Painted Ceramics” trong Ấn Bản Đặc Biệt (tháng 3-4 năm 2004) của tạp chí Arts of Asia xuất bản tại Hong Kong, trang 95.

Nguồn: Arts of Asia Magazine.
Nguồn: Arts of Asia Magazine.

Theo thông tin của Kerry Nguyen-Long thì một tư nhân ở Indonesia tên Abdul Ganie đã bỏ tiền mua được bộ sưu tập hiện vật cao cấp để đối phó với nạn cổ vật quý hiếm thoát ra khỏi nước Indonesia. Bộ sưu tập đặc biệt đó có cả thẩy 15 đồ gốm Việt cổ. Hai chiếc ấm rồng thứ sáu và thứ bẩy đề cập ở đây là 2 trong tổng số 15 món đó, vốn là gia bảo của tiểu vương miền Nam Sulawesi, Indonesia được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Hình 6: Ấm rồng số 6, cao 25.3 cm. (TAT)
Hình 6: Ấm rồng số 6, cao 25.3 cm. (TAT)

Hình 8b: Ấm số 8, chi tiết đầu rồng. (TAT)
Hình 7: Ấm rồng số 7, cao 23.5 cm. (TAT)

Thực ra, chiếc ấm thứ sáu đã được Kerry Nguyen-Long giới thiệu trước đó, năm 2001 trong thiên nghiên cứu dài hơi Gốm Hoa Lam Việt Nam. Vietnamese Blue & White Ceramics với đồng tác giả Bùi Minh Trí nơi trang 326.

Còn ấm rồng thứ bẩy sau đó được Nancy Tingley giới thiệu trong sách Arts of Ancient Viet Nam From River Plain to Open Sea xuất bản năm 2010, trang 259.

Tất cả những ấm kể trên đều là cổ vật Chu Đậu trong tình trạng nguyên toàn, không có dấu vết bị chôn dấu hay bị hủy hoại kể cả ba chiếc ấm trục vớt gần Cù Lao Chàm (vì được xếp trong lòng các đồ gốm lớn khác nên không một ấm nào bị thấm nước biển hay có dấu vết bị hà ăn.)


Mới đây nhất, xuất hiện chiếc ấm thứ tám (8). Đặc biệt chiếc ấm này bị hà ăn toàn thể cho phép hiểu rằng ấm này cũng thuộc lô gốm Chu Đậu trong chiếc thuyền đắm.

Hình 8a: Ấm số 8, cao 24.6 cm. (TAT)
Hình 8a: Ấm số 8, cao 24.6 cm. (TAT)

Nhưng chiếc ấm này có vẻ không cùng một mẻ nung với ba chiếc ấm nguyên toàn vì kích thước cao hơn 2 cm so với ba ấm kia (24.6 cm so với 21.7 cm, 22.1 cm và 22.7 cm), và nhất là kiểu dáng của hai loại ấm khác nhau. Trong khi đầu và đuôi rồng của ba chiếc ấm nguyên toàn thuộc chiếc thuyền đắm và bốn chiếc khác rải rắc trên thế giới (Indonesia, USA…) được nghệ nhân nung nặn theo hướng đối nghịch nhau hay song song nhau thì đầu và đuôi rồng của chiếc ấm đơn lẻ này chụm sát nhau.

Đó là những chi tiết khác biệt về kiểu dáng và về tình trạng hiện tại của chiếc ấm mới phát hiện này so với bẩy chiếc ấm khác đã được quảng bá trong các cuộc đấu giá hay trong những thiên nghiên cứu của các chuyên viên quốc tế về gốm Việt cổ trước đây.

Chính vì thế, đây cũng là chiếc ấm độc nhất có dấu vết sâu đậm của mẻ gốm Việt khổng lồ xuất cảng trong thế kỷ XV mà nửa đường bị nạn, chìm sâu dưới đáy biển miền Trung nước ta. Có lẽ khi thuyền bị chìm vì hỏa hoạn, ấm bị văng ra và nằm dưới lòng biển hàng năm sáu thế kỷ nên các loại hải vật bám đầy, rồi một ngư dân nào đó may mắn lưới được trong một ngày đi biển?

Thật vậy, ngay từ năm 1993, dân đánh cá địa phương đã lén lút kéo lưới tìm vớt cổ vật dưới đáy biển để bán rẻ bán đắt cho dân chơi cổ vật trong nước và nhất là cho giới buôn bán cổ vật người Nhật Bản, Đại Hàn, Hong Kong… đã chờ chực sẵn ở phố cổ Hội An. Không ít tư gia tại Hội An hiện nay có những bộ sưu tập phong phú gốm Chu Đậu là vì lý do đó. Mãi đến năm 1997, chính quyền Việt Nam mới ký giao kèo với Saga Horizon, một công ty Mã Lai Á, để trục vớt chiếc thuyền đắm chứa đầy cổ vật Việt tại Cù Lao Chàm.

Hình 8b: Ấm số 8, chi tiết đầu rồng. (TAT)
Hình 8b: Ấm số 8, chi tiết đầu rồng. (TAT)

Ấm hình rồng là loại gốm độc đáo dẫn xuất từ óc sáng tạo của nghệ nhân người Việt thế kỷ XV. Ấm rất bắt mắt với kiểu dáng đặc biệt hình rồng uốn khúc, bụng phình và ngang ra làm tăng thể tích chứa trà hay rượu (?), đuôi vươn cao là nơi đổ chất lỏng vào ấm và miệng rồng làm vòi ngang với đuôi theo nguyên tắc bình thông nhau.

Nghệ nhân Chu Đậu dùng đất sét nung nặn và men xanh vẽ rồng theo một mẫu chung nhưng mỗi chiếc một khác nhau về chi tiết. Nhìn thì mẫu ấm nào cũng nhẹ nhàng thanh thoát, toát ra vẻ đẹp quý phái và sang trọng̉. Đặc biệt, rồng ở đây là mẫu rồng Việt Nam hiền hòa, linh vật tượng trưng cho vua chúa, khác hẳn vẻ hung dữ đe dọa của mẫu rồng Tầu.

Về tình trạng của các hiện vật thì bờm, râu, và vẩy lưng là những chỗ gốm mảnh và mỏng, nhưng may mắn cho người thưởng ngoạn đời nay là cả tám ấm hình rồng đều không bị gẫy hay sứt.

Theo thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và công ty trục vớt Saga Horizon thì những gốm độc bản sẽ thuộc bảo tàng quốc gia và thêm 10% lượng gốm trục vớt được sẽ chia cho các bảo tàng địa phương. Cụ thể như Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Bảo Tà̉ng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội, và Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam tại Sài Gòn được chia mỗi nơi 4,362 hiện vật. Hay Bảo Tàng Quảng Nam (nơi phát hiện) và Bảo Tàng Hải Dương (nơi sản xuất) mỗi nơi được chia 5,562 hiện vật. Còn hiện vật độc bản có 779 món thì đưa về lưu giữ cũng tại Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội.

Nguồn: Tạp chí Cổ vật Tinh hoa.
Nguồn: Tạp chí Cổ vật Tinh hoa | Vietnam Antiques & Art

Nhưng ấm rồng thì tôi không thấy bảo tàng nào ở Việt Nam có. Ý kiến của người trong nước qua tạp chí Cổ Vật Tinh Hoa (số 10, tháng 12.2004) là than tiếc chuyện Việt Nam không giữ được một ấm rồng nào, vốn là món “oách nhất” (sic!) trong toàn thể cổ vật Chu Đậu trục vớt được ở Cù Lao Chàm (tr. 5). Cũng vì thế, Cổ Vật Tinh Hoa xuất bản tại Hà Nội phong phú những thông tin và hình ảnh về đủ mọi thể loại cổ vật Việt Nam do hội viên các hội cổ vật khắp nước chia sẻ, nhưng tuyệt nhiên không có một bài viết nào về chiếc ấm hình rồng trong dòng gổm cổ Việt suốt từ số đầu tiên (số 1, tháng 6.2003) đến nay (số 50, tháng 1.2016).

Hình 8c: Ấm số 8, chi tiết đuôi rồng. (TÂT)
Hình 8c: Ấm số 8, chi tiết đuôi rồng. (TAT)

Có thể kết luận ấm rồng Chu Đậu là món cổ vật vô giá. Giới sưu tập tư nhân, các nhà buôn bán cổ vật, và các viện bảo tàng quốc tế đều theo dõi và ganh đua đấu giá mỗi khi có cơ hội tạo mãi ấm rồng là vì thế.

Trong thế giới sưu tầm cổ vật, người ta quan niệm “nhất kỳ nhì cổ.” Ấm hình rồng Chu Đậu không những đã “kỳ” mà còn “cổ” nữa. Còn theo tiêu chuẩn “nhất dáng, nhì men, tam nguyên, tứ chế” thì ấm rồng cũng ứng vào tiêu chuẩn đầu tiên, với cái “dáng” độc đáo của ấm!


Mời đọc thêm về Gốm Chu Đậu....

Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chu Dau ceramic plate 2.JPG Chu Dau ceramic plate 1.JPG

Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng (Hải Dương ngày nay). Tuy nhiên, gốm Chu Đâu tại Việt Nam ít người biết đến cho đến khi có sự việc ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải là Trung Quốcvà sự việc khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam)

Xuất xứ
Dòng gốm sứ này có thể đã được hình thành và phát triển trong khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Có nguồn nói, nó bị hủy diệt do chiến tranh Lê-Mạc cuối thế kỷ 16.

Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu. Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một sốnước men người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu.

Tại Mỹ Xágia phả dòng họ Vương có ghi câu "...tổ tiên...lấy nghề nung bát làm nghiệp". Câu này hiện được lưu lại trong bảng ghi lịch sử dòng gốm sứ này tại Xí nghiệp gốm sứ Chu Đậu.

Cả hai vùng Mỹ Xá và Chu Đậu đều coi ông Đặng Huyền Thông, người Hùng ThắngMinh Tân là ông tổ (đã biết) của dòng gốm sứ này. Nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành, nguyên giám đốc Bảo tàng Hải Dương cho rằng, một nhân vật là bà Bùi Thị Hý là tổ nghề gốm Chu Đậu. TS Nguyễn Đình Chiến, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN, lại cho đó chỉ là một gán ép, vì những bằng chứng không thuyết phục.

Kết quả khai quật ấy được báo cáo tại hội nghị khảo cổ học toàn quốc tổ chức vào tháng 9 1986. Nó trở thành một nhận thức mới về gốm Việt Nam trong lịch sử và tên gọi Chu Đậu - lấy theo tên ngôi làng đầu tiên phát hiện gốm - được ghi vào bản đồ khảo cổ học là một di tích quan trọng bậc nhất của gốm sứ Việt Nam

Nổi tiếng trong nước và xuất khẩu
Nhiều lập luận về sự phát triển rực rỡ gốm Chu Đậu đều xuất phát từ sự bế quan tỏa cảng đương thời của nhà Minh, giai đoạn đầu và giữa của triều đại này đã thực thi chính sách cấm biển và nghiêm cấm người dân ra nước ngoài. Triều đình chỉ cho phép những tàu nước ngoài đến buôn bán kèm theo những vật dâng cống cho triều đình. Gốm sứ Trung Quốc xuất khẩu theo đường biển sang phương Tây đang hồi hưng thịnh bị chặn dòng. Trước tình trạng đó, các nhà buôn chuyển hướng sang các nước lân cận. Những lò gốm vùng Hải Dương và Thăng Long đã nắm lấy thời cơ, đẩy gốm Việt Nam phát triển rực rỡ, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Thứ đến là đội ngũ thợ thủ công người Việt, cả gốm sứ và nhiều ngành nghề khác rất khéo tay và lành nghề. Mặt khác, về vị trí địa kinh tế, Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu thương mại quốc tế, trong đó có gốm sứ.

Trong nước
Năm 1997, trong quá trình khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) của người Bồ Đào Nha. Đó là cuộc khai quật tốn tiền nhất từ trước đến nay (hơn 6 triệu USD), kéo dài nhất (trong bốn năm), huy động nhiều nhà nghiên cứu nhất (chừng 40 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước), dùng những thiết bị tối tân và hiện đại nhất, khai quật ở độ sâu nhất (hơn 70m) và số lượng hiện vật nhiều nhất (hơn 240.000 trong đó có nhiều bát, đĩa, hộp, lọ, bình, ang là gốm Chu Đậu), trong đó có nhiều tuyệt tác độc bản như chiếc bình gốm vẽ hình bốn con thiên nga trong bốn tư thế khác nhau, cao 56,5cm, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong số 779 hiện vật độc bản trong con tàu đắm, được xem là tinh hoa của làng gốm Chu Đậu ở thế kỷ XV cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật

Sau năm 1975, đội ngũ đông đảo dân vạn đò trên sông Hương của Huế đã trục vớt được rất nhiều những hiện vật gốm vẽ lam, trắng ngà phong cách đáy màu sôcôla nhưng không ai biết xuất xứ. Mãi cho đến khi có kết quả các cuộc khai quật khảo cổ ở Nam Sách (Hải Dương) và con tàu đắm Cù Lao Chàm thì mới biết đây là gốm Chu Đậu Có rất nhiều đồ gốm nước ngoài, từ Hán, Đường, Minh, Thanh xuất xứ từ Trung Quốc, hay gốm Thái Lan, Nhật Bản và các nước phương Tây giai đoạn trung đại... Nhưng chiếm số lượng nhiều bậc nhất trong bộ sưu tập vẫn là những bình vôi, chén, đĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu. Hiện nay bộ sưu tập này do nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan sở hữu tại nhà riêng 28/5 Cao Bá Quát.

Xuất khẩu
Gốm Chu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã từng xuất khẩu sang nhiều nước. Từ cuối thế kỷ XIV đến cuối đầu thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu cùng với những dòng gốm khác của Việt Nam đã có một vị thế quan trọng trong thị trường gốm sứ ở Nhật Bảnvà ở các nước Đông Nam Á hải đảo đương thời, bằng chứng là sự hiện diện của vô số hiện vật gốm Chu Đậu trong các di chỉ khảo cổ học và trong các con tàu đắm được phát hiện ở Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua: Malaysia có 9 di chỉ, Brunei có 2 di chỉ,Philippines có 10 di chỉ, Indonesia có 11 di chỉ và Nhật Bản có 30 di chỉ khảo cổ

Trong cuốn sách Vietnamese ceramics A separate tradition do John Stevenson và John Guy chủ biên (Art Media Resources with Avery Press, 1997) có giới thiệu nhiều món đồ gốm Chu Đậu từ sưu tập của những bảo tàng lớn trên thế giới như: Metropolitan Museum of Art (New York), Denver Museum of Art (Denver), Seattle Art Museum (Seattle), Museum of Fine Arts (Boston), Birmingham Art Museum (Alabama) và Asian Art Museum of San Francisco (San Francisco) ở Mỹ; Society of Ancient Southeast Asian Ceramics, Kyoto National Museum, Machida Municipal Museum ở Nhật Bản; British Museum of London ở Anh; Museum of East Asian (Bath) và Art Gallery of South Australia (Adelaide) ở Úc; Museum het Princesshof (Leewarden) ở Hà Lan; Bảo tàng Nghệ thuật Dresden, Bảo tàng Dân tộc học Muenchen ở Đức; Bảo tàng Lịch sử và nghệ thuật Hoàng gia Mariemont ở Bỉ. Tuy nhiên, hiện vật gốm Chu Đậu nổi danh nhất thế giới là chiếc bình hoa lam ở Bảo tàng Tokapi Saray tại Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ

Suy tàn
Suốt nhiều năm qua, một câu hỏi lớn là vì sao đang phát triển rực rỡ như gốm Chu Đậu bỗng chốc lụi tàn như chưa từng tồn tại là rất kỳ lạ.

Nhiều cách lý giải đã được đưa ra gồm cả chiến tranh Lê-Mạc và sự mở cửa trở lại vào cuối thời Minh chính là nguyên nhân khiến dòng gốm này vào quên lãng. Việc truy quét của triều Lê - Trịnh đối với nhà Mạc đã làm ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất gốm Chu Đậu. Nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành cũng cho rằng bởi cuộc chiến tranh Lê-Mạc, và năm kết thúc nhà Mạc 1592 cũng chính là năm kết thúc của gốm Chu Đậu.

Ngoài ra, gốm Chu Đậu vẫn còn những điểm hạn chế về trình độ kỹ thuật chưa thật sự đạt đến mức độ hoàn mỹ. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường cũng kém cạnh. Khi người Trung Quốc mở cửa để dòng gốm của họ tái xuất khẩu ra thị trường thế giới thì không những về mặt ngoại thương tàn lụi mà hàng loạt gốm sứ Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Phục hồi và phát triển
Gốm Chu Đậu sau mấy trăm năm biến mất đang dần trở lại với thị trường trong nước và quốc tế. Ngay sau lô sản phẩm gốm Chu Đậu đầu tiên xuất lò vào năm 2003, cùng với thị trường trong nước, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu cung ứng sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới. Việc mạnh dạn đưa sản phẩm xuất sang thị trường châu Âu như một hướng đi moi. Trong nhiều năm liền, thị trường này vẫn tiêu thụ khá đều đặn. Tiếp đến là thị trường Nga, Nhật Bản cũng như một thị trường mới gồm cả nhiều nước châu Phi


Bình gốm Chu Đậu

Hoang Phạm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm