Thân Hữu Tiếp Tay...
"Thói hư tật xấu của người Việt" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
Nhiều nhận xét về tật xấu của người Việt được tôi ghi lại dưới đây đã cũ trên 110 năm (từ 1914?) thế mà đọc lại thấy vẫn đúng như thường (?); Chứng tỏ, qua trên một thế kỷ dài, người Việt mình cũng không thay đổi gì!
Còn hồn thiêng sông núi, có lẽ ta đâu xấu xí mãi như thế này nhỉ..
TVG
*
A- Tha hóa tự nhiên, đáng chê cười
1. Chưa trưởng thành trên phương diện công dân
(Phạm Quang Sán, “Nước ta đã dùng được phép luật văn minh chưa?”, Đông dương Tạp chí, năm 1914)
Nước ta theo đạo thánh hiền, dân khai hóa cũng đã lâu nhưng ví với các nước văn minh thì trí khôn còn thiếu, tư cách chưa toàn, chưa hiểu nghĩa vụ riêng là thế nào, chưa biết trách nhiệm chung ra sao. Nộp thuế là của tiêu chung mà còn có người dân ẩn lậu; đi lính là giữ cho mình mà còn có người trốn tránh, đê điều cấm phòng thân lừa ưa nặng không đánh không đi; lại có những kẻ nay trộm mai cướp không để cho dân yên nghiệp.
2. Nhìn đâu cũng thấy chuyện đáng chê cười
(Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, “Sự xấu hổ,” Hữu thanh, năm 1921
Trong một họ tôn trưởng thời lèm nhèm, con em thời vô lại, trai ăn trộm đánh bạc, gái làm biếng chửa hoang; nhà thờ tổ có kẻ rỡ ngói bán; ngày giỗ tổ uống rượu để rức nhau (*), nhà bác cưới con gái nhưng nhà chú không được tiền thời sinh sự để trở hôn; người này chết thì vợ con người kia có sự bất bình thời sinh sự để ngăn cản việc tống táng... ấy là những sự xấu hổ của một dòng họ.
Trong một làng đàn anh chỉ ăn bẫm, đàn em chỉ kiện nhau; đình điếm tồi tàn, đường bến rác uế, tiếng chửi mất mạ ở ngoài đồng, tiếng chửi mất gà ở trong xóm; nhà nào có tang ma thời quan viên hạch sách sự ăn uống, nhà nào có thất hỏa (**) thời hàng xóm láng giềng đến hôi đồ... ấy là những sự xấu hổ của một làng...
(*) Móc nhiếc nhau.
(**) Bị cháy
3. Tha hóa một cách tự nhiên
(Võ Liêm Sơn, “Văn minh nước Việt Nam,” năm 1929)
Nước ta, đạo Khổng Mạnh “dĩ đức báo oán” là chữ nhãn, “dĩ tiểu sự đại" là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung (*), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay. Này anh thử xem, cúi đầu tận ngực phú quý không hay kiêu, đánh bạc phá nhà tiền tài không biết lặn (**), thờ kẻ trên có lễ phép thì mồng năm ngày Tết đưa miếng tới quan, đãi kẻ dưới có lòng thành thì chú bếp cậu bồi ngồi xe chung cùng vợ, cha mẹ nói ngang quan sang nói trái con dân cũng cứ phụng tùng (***), ăn giỗ đi trước lội nước đi sau xã hội chỉ theo trật tự (****). Ánh thử thắp đuốc văn minh mà soi khắp thế giới coi thử có nước nào như nước Việt Nam ta không?
(*)
Đoạn này có ý mỉa mai, cho rằng người mình thường hiểu sai đạo lý Khổng
Mạnh. Những chữ nhân, chữ trí cũng như chữ kiêm ái chữ trung dung thật
ra không phải có nghĩa như tác giả dẫn ra ở đây mà nhiều khi ngược lại.
(**) Ăn gian.
(***) Phụng ở đây có nghĩa là tin theo, tùng cũng là theo.
(****) Vẫn tiếp tục dùng cách nói mỉa.
4. Quá thiết thực hóa tầm thường
(Lương Đức Thiệp, “Việt Nam tiến hóa sử,” năm 1944)
Người Việt không quan niệm cái gì thái quá. Từ cung điện lăng tẩm của vua chúa đến đền đài miếu mạo của dân gian mọi thứ đều khuôn theo sở năng kinh tế và xã hội. Khuôn khổ chùa Đế Thiên Đế Thích và thành Đồ Bàn đều ra ngoài trí tưởng tượng. Về học thuật cùng tư tưởng không có chủ nghĩa siêu hình nào. Vật lộn với cuộc sống quả eo hẹp hàng ngày nơi đồng ruộng hoặc miệt mài vào sách thánh kinh hiền thành ra người ta ít rảnh thời giờ theo cuộc suy tưởng triền miên. Cũng vì thiết thực mà người Việt dùng tín ngưỡng để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo tại ngay kiếp này, nhiều hơn là mong linh hồn được giải thoát mãi tận kiếp sau.
B- Thủ cựu, ngại thay đổi
1. Thủ cựu và ngại thay đổi.
(Nghiêm Xuân Yêm, “Nông dân mới trong nghề nông xứ ta,” Thanh Nghị, năm 1945)
Trước hết nông dân ta ngày nay (bài này viết tháng 02/1945) đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối. Họ cần những hoa lợi mau chóng chắc chắn và dễ dàng, dẫu rằng ít ỏi. Họ nhận thấy ruộng thiếu phân bón nhưng họ chẳng biết làm thế nào cho có nhiều phân. Vì hình như họ cho sự thiếu thốn ấy là sự dĩ nhiên. Họ nghiệm thấy những giống thóc họ thường cấy là loại không cứng cây, không chịu được nước ngập... nhưng họ chẳng muốn tìm các giống tốt hơn và giả sử có tìm thấy họ cũng không dám cấy thí nghiệm. Họ cũng từng biết nghĩ rằng nếu rất nhiều người họp lại chung công của để đắp một khúc đê, xây vài ba cửa cống thi hờ lê giữ được nước mưa để cả một cánh đồng bằng khô khan trở nên chan hòa nước và cây cối tươi tốt. Nhưng họ cũng lại tin rằng đó là một sự chẳng bao giờ nên dám làm, vì chắc đâu đã được lợi (?) Vả lại trong đó có việc khó khăn và lâu dài lắm. Thà rằng chẳng nghĩ đến chuyện hề làm còn hơn (!) Dốt nát, thủ cựu, nghèo, ưa thực tế, hay ngờ vực nhút nhát, mọi nhẽ ấy đã tạo thành những người nông dân khó hiểu, khó dìu dắt và khiến cho người nào nông nổi ương tính phải bực mình, có khi đến phải cáu phải ghét.
2. Người có tài cán mải chuyện đâu đâu.
(Nguyễn Văn Vĩnh, “Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Người nước ta bao nhiêu kẻ có học thức, có khoa mục, có tài cán. Người thì ganh đua khoa bảng, kê thì luồn cúi cửa công hầu, người thì lo việc doanh sinh, kẻ thì chực tung hoành sơn thuỷ. Có tài có trí không ai ngồi lo tới việc làng. Có tưởng đến chẳng qua là lúc về nhà quê muốn nhân cái thế mình mà ăn trên ngói chốc, mà người dạ kẻ vâng, cho nó mát mặt mấy thím đàn bà vô tri vô giác mà thôi, chớ ít người biết lấy cái tài lực quyền thế mình ra mà chỉnh đốn việc dân xã.
3. Óc tồn cổ.
(Hoàng Đạo, “Bùn lầy nước đọng,” năm 1939)
Trong làng, hễ động mưu công cuộc gì thoát ra ngoài lề lối tục lệ trong làng người ta đều bị coi như những sự quái gở, những tội ác đáng phạt. Khi óc tồn cổ tha hồ còn hoành hành thì bao nhiêu sáng kiến đều bị dìm dập.
4. Lễ nghi phong tục phiền phức.
(Nam Cổ, “Sự biến đổi của hương thôn từ xưa đến nay,” Nam Phong, năm 1923)
Trong xã hội ta ở chốn thốn quê ngày xưa, hầu hết mọi người dẫu là không học mà trong sự cư xử hàng ngày cũng không lạc ra ngoài đường gia tộc luân lý. Tiền nhân ta nhiễm cái học chuyên chế của Tàu, đặt ra những lê nghi phong tục rất là phiền phức, đặt ra trật tự thượng hạ tôn ti bằng cái nóng quyền công chức, khiến con người ta có cũng như không, sống cũng như chết...
5. Chỉ biết lo thân.
(Vũ Văn Hiền, “Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ,” Thanh Nghị, năm 1944)
Công tâm (*) là một thứ khó tìm thấy ở mọi người. Nghĩ cho cùng không nên trách dân quê là thiếu công tâm, vì họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Vả chăng trước mắt họ nào có ai treo một tấm gương sáng về việc nghĩ đến cái chung?!
(*) Ngày nay có nghĩa ngay thẳng không thiên vị, nhưng trước đây, ở đây hiểu là sự lo lắng cho công việc chung.
C- Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng
1. Tham gia các hội nghề nghiệp chỉ cốt hư danh.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay, mà lại có thể sinh lợi để làm được sự công ích nữa.
Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi ở trong các đồ sự thần (*), cho ai nấy trong thấy đồ thờ thì lại nhớ đến tên mình, thế cho là vinh hạnh rồi. Giả sử hội nào cũng gây lấy một cái vốn to rồi cùng nhau mà mở một nghề buôn bán hoặc công xưởng gì cho có ích lợi thì chẳng hay lắm ru?
(*) Thờ thần.
2. Kém óc hợp quần.
(Nguyễn Bân, “Tình hữu ái quan hệ cho xã hội như thế nào?” Hữu Thanh, năm 1921)
Đem so sánh nước ta và các nước khác như nước Tàu, nước Nhật, xưa chẳng hơn ta là mấy, mà sao nay ta kém người ta xa thế? Người ta mười mình chưa được một. Từ tư tưởng, văn chương, học thuật, công nghệ, đến thương nghiệp... đều kém hết cả. Thế thì tại cớ làm sao? Dám quả quyết rằng chỉ tại người mình ít biết kính trọng mấy chữ "xã hội đồng bào" không coi mấy chữ đó làm quan hệ đến sự sinh tồn tiến hóa, nên trong xã hội không có tình tương thân tương ái, không có đoàn thể hợp quần. Có xã hội mà vẫn lẻ loi, ai biết phận nấy, khôn sống mống chết.
3. Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp.
(Khuyết danh, “Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,” Thực nghiệp dân báo, năm 1923)
Những nhà nông trồng ra cây mía, nấu thành muống đường (*). Những người làm nên đường cát mà mang đi bán lại là người khác, tức là nhà buôn đường. Người có tư bản xuất vốn ra và làm chủ rồi rủ dăm ba người trai tráng làm bạn (**), gọi là "công-xi" (***), một bên xuất tài (****) một bên xuất lực. Mãn mùa rồi tính trừ tiền vốn và tiền tổn ra còn lãi bao nhiêu chia thành hai, chủ phần nửa, các bạn phần nửa. Song ở trong có sự rất xấu là những người chủ thường ăn lấn các bạn. Hạng trai tráng đi làm bạn phần nhiều là ngu dốt không biết gì, chủ tính trời tính đất chi thì tính, họ cứ việc dạ, miễn còn dư đôi ba đồng đem về cho vợ đã là quý rồi. Thường thấy những “công-xi” làm đường chủ nhân làm nhà gạch mua đất tư còn các bạn thì khố một vẫn hoàn khố một.
(*) Tạm hiểu là đường sơ chế.
(**) Người đàn ông đi làm thuê theo mùa, theo công.
(***) Khái niệm Công ty ngày nay.
(****) Tài ở đây không phải tài năng, mà là tiền của.
4. Thiếu niên hư hỏng.
(Thái Phỉ-Nguyễn Đức Phong, “Một nền giáo dục Việt Nam mới,” năm 1941)
Đa số thiếu niên lầm tưởng rằng tuổi trẻ là tuổi có thể nói hay làm bất cứ cái gì chướng tai gai mắt mà có tính cách vui đùa, chẳng sợ ai chấp trách gì cả. Họ sỗ sàng cấc lấc. Họ nói bô bô ở ngoài phố những chuyện người ta thường chỉ nói nhỏ ở trong buồng kín. Đứng trước những bậc huynh trưởng, họ cũng vô tình buột ra những ngôn ngữ hay lộ ra những cử chỉ rất khả ố. Bị các báo chí hài hước và trào phúng làm hại, họ không còn coi cái gì là nghiêm trang đứng đắn cả, họ hoài nghi tất cả. Cái gì đối với họ cũng như trò đùa.
Gặp việc gì hơi khó nhọc, có tính cách trừu tượng hay cần đến kiên nhẫn là họ ngại ngùng. Đi học, họ thích nghe thầy giáo nói chuyện hơn là nghe giảng bài hay phải chép bài. Họ không thể và không muốn nỗ lực. Ở nhà họ không muốn mó đến một công việc gì, dù là việc rất nhẹ nhàng.
D- Quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông cạn
1. Quá tin ở những điều viển vông.
(Phan Bội Châu, “Cao đẳng quốc dân,” năm 1928)
Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bầy định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu...
2. Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (*) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ (**), sùng tín cái vỏ xác ngoài cón cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến. Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
(*) Xét đoán, tra hỏi.
(**) Cũ kỹ, không hợp thời.
3. Vớ được sách nào theo sách ấy.
(Nguyễn Văn Vĩnh, “Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả hoặc lá đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.
Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.
Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc pháp ở trong tay mấy anh sư mô, thầy cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tùy bện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tùy cách lịch sự tùy gia tư (*) mà theo lễ này hay lễ kia, chứ không theo tôn chỉ nào cả.
Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thể nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút. Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư ông vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời.
(*) Của cải, tài sản trong gia đình.
4. Đời sống tôn giáo hời hợt.
(Nguyễn Văn Huyên, “Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức.
Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất. Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài. Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc. Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài.
E- Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước
1. Con ma cử nghiệp giết chết sự học.
(Nguyễn Trọng Thuật, “Điều đình cái án quốc học,” năm 1931)
Bệnh căn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thả mà toàn mô phỏng, một nữa là vì kẻ học giả ham cái cận lợi (*) khoa cử.
Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng ta phải hết sức từ bỏ căn bệnh cẩu thả đi, trừ bỏ cái tính tự tiện tự khí đi (**). Không thì về xã hội lại cứ lười biếng a dua không suy xét lựa chọn không có cái tinh thần tự giác tự tín, về kẻ học giả lại cứ tham cái cận lợi nhai văn nuốt chữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh. Bộ “Lều chiếu chõng lọ" đã phá đập ở trường thi rồi, con ma nghiện cử nghiệp lại bò vào nơi “mễ đỏ bảng đen" ám ảnh. Thì học đến bao giờ cũng chung vô sở đắc (***), mà dù có sở đắc được tí gì cũng chẳng để ý đến.
(*) Cái lợi trước mắt.
(**) Tự minh coi rẻ, coi thường mình.
(***) Cuối cùng không thu được cái gì.
2. Ỷ lại, chỉ lo học mót.
(Phạm Quỳnh, “Bàn về quốc học,” Nam Phong, năm 1931)
Địa lý lịch sử, chính trị đều như hiệp sức nhau lại mà gây cho nước ta một cái tình thể rất bất lợi cho sự học vấn tư tường. Bao nhiêu những người khá trong nước đều bị cái tình thể ấy nó áp bách trong mấy mươi đời nên dần dần lập thành một cái tâm lý riêng. Đó là cái tâm lý ỷ lại vào người chứ không dám tự lập một mình; trong việc học vấn thỉ cái tâm lý ấy là tâm lý làm học trò suốt đời. Nước ta ở ngay cạnh nách nước Tàu, từ hồi ấu trĩ cho đến lúc trưởng thành đểu nấp bóng nước Tàu mà sinh trưởng, khác nào như một cái cây nhỏ mọc bên mọt cài cây lớn, bị nó "cớm" không thể nào nẩy nở lên được.
Nhật Bản cũng là học trò của Tàu, cũng mõ phỏng văn hóa Tàu trong mấy mươi đời, nhưng họ biết lựa lọc kén chọn, họ không có phóng chép một cách nô lệ như mình, cho nên tuy về đường tư tưởng vẫn chịu ảnh hưởng của Tàu nhiều, nhưng họ cũng có một nền quốc học của họ dầu không rực rỡ cho lắm, vẫn có đặc sắc khác người.
Đến như ta thì khác hẳn. Ta học của Tàu mà chỉ học thuần về một phương diện cử nghiệp là cái học rất thô thiển, không có giá trị gì về nghĩa lý tinh thần, mài miệt về một đường đó trong mấy mươi đời, thành ra cái óc tê liệt đi mà không sản xuất ra được tư tưởng gì mới lạ nữa.
3. Bắt chước đến đánh mất cả bản ngã.
(Đặng Thái Mai, “Văn học bình dân và Văn học cao cấp,” năm 1948
Cái mà ta gọi là tư trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tất cả tư trào văn học chính thức là nhặt vét trên mép mấy bộ kinh, sử, tử, tập của Trung Hoa đưa qua. Sau đó là những vẩy sơn hào nhoáng nhặt được trong văn học cổ điển Pháp đã hoàn toàn biến chất trên tập chương trình các trường Pháp Việt khắp các cấp. Công tác nghiên cứu văn học cổ không có cơ sở, không có phương pháp. Bắt chước người ngoài chỉ đi đến chỗ hy sinh tất cả bản ngã. Cho nên trong công cuộc sáng tác, so với người ngoài thể nhà văn Việt Nam là những lực sĩ đi dự một cuốc chạy việt dã mà đều phải bắt chạy sau người ta đến mấy thể kỷ.
F- Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục
1. Tinh hoa trở thành phù phiếm.
(Lương Đức Thiệp, “Xã hội Việt Nam,” năm 1944)
Lệ trường quy rắc rối và hà khắc. Một nét phẩy bỏ sót, một chữ tên húy lỡ phạm phải một vết mực làm tì ố quyển thi, một lời bình luận trái với tư tưởng Tống nho (*), hoặc một ý kiến mạnh dạn cũng đủ làm cho kẻ ứng thí (**) nếu không bị đánh hỏng cũng bị khép vào một tội vu vơ. Sáng kiến của mỗi cá nhân bị dập tắt, tư tưởng của cá nhân bị đàn áp. Cả các phần tinh hoa của dân chúng Việt Nam chỉ còn một lối duy nhất để tiết ra: Văn chương phù phiếm.
(*) Bộ phận bảo thủ công nhắc nhất trong đạo Nho.
(**) Dự thi.
2. Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu.
(Phan Khôi, “Hạng quân tử giả dối,” Phổ thông, năm 1930)
Tống nho dạy người ta phải “thúc nhãn quả quá,” nghĩa là phải bó mình cho ít lỗi chừng nào hay chừng nấy.
Hạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
Thế nhưng có phải họ giữ mình thật được như vậy đâu. Trong đám họ có nhiều người giả hình làm bộ đạo mạo. Sở dĩ giữ mình là chỉ sợ mang tiếng, nếu khi thấy không ai biết việc mình làm, chắc khỏi mang tiếng thì việc bậy gì chẳng làm. Ấy là hạng quân tử giả dối tiểu nhân đặc.
3. Điếc không sợ súng, nói liều làm ẩu.
(Hoài Thanh, “Một cái họa,” Văn chương và hành động năm 1936)
Không biết nói không biết, đó là nghĩa vụ thứ nhất của người muốn học muốn hiểu. Đằng này nhiều người ở ta lại làm như trong thế giới này cái gì cũng rõ ràng minh bạch, tựa hai lần hai là bốn. Ai không tin là thế họ liền phê cho hai chữ: Thần bí. Hai chữ ấy trong trí họ tức là ngu xuẩn điên rồ. Họ không ngờ rằng họ lại thần bí hơn ai hết. Có những vấn đề xưa nay bao người tài giỏi suốt đời nghiền ngẫm chưa tìm ra manh mối. Thế mà cái điều một ông Pasteur một ông Einstein không dám nói. Ngày nay ở xứ ta những cậu học sinh vừa mới bước chân ra khỏi trường Sơ học (*), đã giảng giải được lên sách, lên báo, theo những phương pháp cuối cùng của khoa học. Thế giới còn chờ gì mà không khắc bia xây tượng để đền ơn họ.
Nói chơi vậy thôi, chớ cái việc họ làm đó là một sự tủi nhục vô cùng cho nòi giống. Cả một đám thanh niên chưa có lấy cái học phổ thông cũng tấp tểnh chạy theo những lý thuyết cao thâm của siêu hình học. Có lần chúng tôi thấy một thiếu nữ trước đâu mới học đến lớp ba lớp tư gì đó đương hăng hái giảng giải về duy tâm và duy vật. Chúng tôi chán ngán không biết nên khóc hay nên cười. Thực là một cái họa!
(*) Như trường cấp một, trường tiểu học hiện nay.
4. Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác.
(Hoa Bằng, “Vìa cái liệt điểm (*) của một số nhà văn ta,” Tri tân, năm 1942)
Lắm kẻ, chỉ vì hám cái phù danh, đang tâm lê gót giày lên trên tình bạn hữu, hạ chân lý xuống tận bùn đen. Tưởng mình như thánh như thần, ngoài ra, nhất là những địch thủ, toàn là đàn chim chưa vỡ bọng cả. Chưa đọc hết, có khi không thèm xem qua bài văn của người khác, họ đã dài mồm chê bai. Chưa mở lấy một trang sách, chưa rờ đến một tờ báo của bạn đồng nghiệp, họ đã yên trí là viết không thành câu, hạ ngay những lời mạt sát thậm tệ. Trong khi trò chuyện, chỉ hết sức khoe khoang về mình, còn những người khác dù đã lập được biết bao chiến công trên trận bút trường văn, cũng chỉ đáng một con số không, theo ý họ.
(*) Điểm xấu, yếu kém.
G- Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận
1. Lối tính toán thiển cận.
(Lương Dũ Thúc, “Nông cổ mím đàm,” năm 1901)
Cách đại thương (*) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (**) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm. Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (***) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.
(*) Buôn bán lớn.
(**) Bỏ tiền của ra sử dụng.
(***) Bán hoa quả bông trái.
2. Mê tín gây nhiều lãng phí.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Lễ kỳ (*) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết, bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(*) Kỳ ở đây nghĩa là cầu.
*Ghi chú thêm của TVG:
Có lẽ cụ Phan Kế Bính hiểu lầm về Phật thuyết chỗ này?! Chuyện “vàng mã” là của đạo Lão bên Tàu, không phải của đạo Phật.
3. Không ai chuyên nhất việc gì.
(Tân Việt (*), “Mỗi người một việc,” Đông Pháp thời báo, năm 1928)
Các nước phú cường, người nào làm việc nay61y: Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm bồi và chính trị (?)
Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.
(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe văn phong thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ (?)
4. Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc.
(Phạm Quỳnh, “Giải nghĩa đồng hóa,” Nam Phong, năm 1931)
Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa (*), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa (**) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh (***), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để (****) chỗ tinh túy.
Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.
Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.
Một người trí não khô cạn hay là và không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.
Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.
Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?
(*) Tiếp nhận.
(**) Biến cải.
(***) Ngón nghề, mánh lới.
(****) Gốc rễ, cơ bản.
H- Một nền văn chương bấp bênh, thiếu tư tưởng, nhu nhược, phô trương
1. Kiếp người bấp bênh, văn chương sầu não.
(Nguyễn Văn Huyên, “Văn minh Việt Nam,” năm 1944)
Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não. Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng nhắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình. Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán. Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như tác phẩm của Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khắc Hiếu chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhãn loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ánh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh , một cuộc sống chật hẹp.
2. Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng.
(Hoài Thanh, “Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)
Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.
Ta không có một nền quốc học nếu hiểu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật. Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.
Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có “Tứ thư Ngũ kinh” mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tường không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta. Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.
3. Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa. Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương !"
4. Xu thế trang sức quá nặng.
(Đào Duy Anh, “Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)
Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghê tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.
Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỏi bắt chước những kiểu mẫu có sẵn. Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.
Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.
I- Không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt
1. Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi.
(Phan Chu Trinh, “Đạo đức và luân lý Đông Tây,” năm 1925)
Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn (*) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế. Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay (**) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.
(*) Cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán.
(**) Tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp chỉ mới đô hộ nước ta được 60 năm.
2. Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách.
(Trần Trọng Kim,” Nho giáo,” năm 1930)
Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều. Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ (*) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.
Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.
Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm. Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.
(*) Xuất theo, tự nguyện chấp nhận.
3. Nặng tính hiếu kỳ.
(Dương Quảng Hàn, “Học sao cho phải đường,” Hữu Thanh, năm 1921)
Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta. Xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay; danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường; lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp (*) mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù; phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...
(*) Cũng có hiểu ít nhiều.
4. Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt.
(Lương Đức Thiệp, “Việt Nam tiến hóa sử,” năm 1944)
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.
J- Một quan niệm đơn sơ về thế giới
1. Một quan niệm đơn sơ về thế giới.
(Nhất Linh?)
Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội.
Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra ngày 30/11/1934, người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết: "Mấy gian hàng Hải Dương, Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ. Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp, phần nhiều là bắt chước Tàu.”
Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà người Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thể còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái điều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc, Nhật Bản mả cả các nước phương Tây những cái điều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra, tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.
Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.
Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoài, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Việt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.
Tự bằng lòng về cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị. Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tường tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.
Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Còn những ước mơ của chúng ta thì sao? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa," mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.
Còn hôm nay, có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái xe “Honda” để đi, nhà có cái tủ lạnh “Hitachi,” cái máy giặt “Sanyo” để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài. Hết biết!
Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.
Câu thơ của Chế Lan Viên - "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp. Giấc mơ con đẻ nát cuộc đời con" - không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.
K- Khéo tay mà trí không khôn, thiếu tinh thần cầu học
1. Học vấn một đẳng, công nghệ một nẻo.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.
Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phấn ông hàn ông bá mới là vẻ vang.
2. Khéo tay mà trí không khôn.
(Phạm Quỳnh, “Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (*) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt. Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.
Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (**), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (***) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần
(*) Bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
(**) Quan hệ của những cái liên tiếp nhau. Cũng nghĩa như hệ thống.
(***) Duyên (có khi đọc diên) ở đây là thủ cựu, Cách là đổi mới. "Duyên cách" là tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.
Trần Văn Giang (ghi lại)
"Thói hư tật xấu của người Việt" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
Nhiều nhận xét về tật xấu của người Việt được tôi ghi lại dưới đây đã cũ trên 110 năm (từ 1914?) thế mà đọc lại thấy vẫn đúng như thường (?); Chứng tỏ, qua trên một thế kỷ dài, người Việt mình cũng không thay đổi gì!
Còn hồn thiêng sông núi, có lẽ ta đâu xấu xí mãi như thế này nhỉ..
TVG
*
A- Tha hóa tự nhiên, đáng chê cười
1. Chưa trưởng thành trên phương diện công dân
(Phạm Quang Sán, “Nước ta đã dùng được phép luật văn minh chưa?”, Đông dương Tạp chí, năm 1914)
Nước ta theo đạo thánh hiền, dân khai hóa cũng đã lâu nhưng ví với các nước văn minh thì trí khôn còn thiếu, tư cách chưa toàn, chưa hiểu nghĩa vụ riêng là thế nào, chưa biết trách nhiệm chung ra sao. Nộp thuế là của tiêu chung mà còn có người dân ẩn lậu; đi lính là giữ cho mình mà còn có người trốn tránh, đê điều cấm phòng thân lừa ưa nặng không đánh không đi; lại có những kẻ nay trộm mai cướp không để cho dân yên nghiệp.
2. Nhìn đâu cũng thấy chuyện đáng chê cười
(Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, “Sự xấu hổ,” Hữu thanh, năm 1921
Trong một họ tôn trưởng thời lèm nhèm, con em thời vô lại, trai ăn trộm đánh bạc, gái làm biếng chửa hoang; nhà thờ tổ có kẻ rỡ ngói bán; ngày giỗ tổ uống rượu để rức nhau (*), nhà bác cưới con gái nhưng nhà chú không được tiền thời sinh sự để trở hôn; người này chết thì vợ con người kia có sự bất bình thời sinh sự để ngăn cản việc tống táng... ấy là những sự xấu hổ của một dòng họ.
Trong một làng đàn anh chỉ ăn bẫm, đàn em chỉ kiện nhau; đình điếm tồi tàn, đường bến rác uế, tiếng chửi mất mạ ở ngoài đồng, tiếng chửi mất gà ở trong xóm; nhà nào có tang ma thời quan viên hạch sách sự ăn uống, nhà nào có thất hỏa (**) thời hàng xóm láng giềng đến hôi đồ... ấy là những sự xấu hổ của một làng...
(*) Móc nhiếc nhau.
(**) Bị cháy
3. Tha hóa một cách tự nhiên
(Võ Liêm Sơn, “Văn minh nước Việt Nam,” năm 1929)
Nước ta, đạo Khổng Mạnh “dĩ đức báo oán” là chữ nhãn, “dĩ tiểu sự đại" là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung (*), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay. Này anh thử xem, cúi đầu tận ngực phú quý không hay kiêu, đánh bạc phá nhà tiền tài không biết lặn (**), thờ kẻ trên có lễ phép thì mồng năm ngày Tết đưa miếng tới quan, đãi kẻ dưới có lòng thành thì chú bếp cậu bồi ngồi xe chung cùng vợ, cha mẹ nói ngang quan sang nói trái con dân cũng cứ phụng tùng (***), ăn giỗ đi trước lội nước đi sau xã hội chỉ theo trật tự (****). Ánh thử thắp đuốc văn minh mà soi khắp thế giới coi thử có nước nào như nước Việt Nam ta không?
(*)
Đoạn này có ý mỉa mai, cho rằng người mình thường hiểu sai đạo lý Khổng
Mạnh. Những chữ nhân, chữ trí cũng như chữ kiêm ái chữ trung dung thật
ra không phải có nghĩa như tác giả dẫn ra ở đây mà nhiều khi ngược lại.
(**) Ăn gian.
(***) Phụng ở đây có nghĩa là tin theo, tùng cũng là theo.
(****) Vẫn tiếp tục dùng cách nói mỉa.
4. Quá thiết thực hóa tầm thường
(Lương Đức Thiệp, “Việt Nam tiến hóa sử,” năm 1944)
Người Việt không quan niệm cái gì thái quá. Từ cung điện lăng tẩm của vua chúa đến đền đài miếu mạo của dân gian mọi thứ đều khuôn theo sở năng kinh tế và xã hội. Khuôn khổ chùa Đế Thiên Đế Thích và thành Đồ Bàn đều ra ngoài trí tưởng tượng. Về học thuật cùng tư tưởng không có chủ nghĩa siêu hình nào. Vật lộn với cuộc sống quả eo hẹp hàng ngày nơi đồng ruộng hoặc miệt mài vào sách thánh kinh hiền thành ra người ta ít rảnh thời giờ theo cuộc suy tưởng triền miên. Cũng vì thiết thực mà người Việt dùng tín ngưỡng để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo tại ngay kiếp này, nhiều hơn là mong linh hồn được giải thoát mãi tận kiếp sau.
B- Thủ cựu, ngại thay đổi
1. Thủ cựu và ngại thay đổi.
(Nghiêm Xuân Yêm, “Nông dân mới trong nghề nông xứ ta,” Thanh Nghị, năm 1945)
Trước hết nông dân ta ngày nay (bài này viết tháng 02/1945) đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối. Họ cần những hoa lợi mau chóng chắc chắn và dễ dàng, dẫu rằng ít ỏi. Họ nhận thấy ruộng thiếu phân bón nhưng họ chẳng biết làm thế nào cho có nhiều phân. Vì hình như họ cho sự thiếu thốn ấy là sự dĩ nhiên. Họ nghiệm thấy những giống thóc họ thường cấy là loại không cứng cây, không chịu được nước ngập... nhưng họ chẳng muốn tìm các giống tốt hơn và giả sử có tìm thấy họ cũng không dám cấy thí nghiệm. Họ cũng từng biết nghĩ rằng nếu rất nhiều người họp lại chung công của để đắp một khúc đê, xây vài ba cửa cống thi hờ lê giữ được nước mưa để cả một cánh đồng bằng khô khan trở nên chan hòa nước và cây cối tươi tốt. Nhưng họ cũng lại tin rằng đó là một sự chẳng bao giờ nên dám làm, vì chắc đâu đã được lợi (?) Vả lại trong đó có việc khó khăn và lâu dài lắm. Thà rằng chẳng nghĩ đến chuyện hề làm còn hơn (!) Dốt nát, thủ cựu, nghèo, ưa thực tế, hay ngờ vực nhút nhát, mọi nhẽ ấy đã tạo thành những người nông dân khó hiểu, khó dìu dắt và khiến cho người nào nông nổi ương tính phải bực mình, có khi đến phải cáu phải ghét.
2. Người có tài cán mải chuyện đâu đâu.
(Nguyễn Văn Vĩnh, “Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Người nước ta bao nhiêu kẻ có học thức, có khoa mục, có tài cán. Người thì ganh đua khoa bảng, kê thì luồn cúi cửa công hầu, người thì lo việc doanh sinh, kẻ thì chực tung hoành sơn thuỷ. Có tài có trí không ai ngồi lo tới việc làng. Có tưởng đến chẳng qua là lúc về nhà quê muốn nhân cái thế mình mà ăn trên ngói chốc, mà người dạ kẻ vâng, cho nó mát mặt mấy thím đàn bà vô tri vô giác mà thôi, chớ ít người biết lấy cái tài lực quyền thế mình ra mà chỉnh đốn việc dân xã.
3. Óc tồn cổ.
(Hoàng Đạo, “Bùn lầy nước đọng,” năm 1939)
Trong làng, hễ động mưu công cuộc gì thoát ra ngoài lề lối tục lệ trong làng người ta đều bị coi như những sự quái gở, những tội ác đáng phạt. Khi óc tồn cổ tha hồ còn hoành hành thì bao nhiêu sáng kiến đều bị dìm dập.
4. Lễ nghi phong tục phiền phức.
(Nam Cổ, “Sự biến đổi của hương thôn từ xưa đến nay,” Nam Phong, năm 1923)
Trong xã hội ta ở chốn thốn quê ngày xưa, hầu hết mọi người dẫu là không học mà trong sự cư xử hàng ngày cũng không lạc ra ngoài đường gia tộc luân lý. Tiền nhân ta nhiễm cái học chuyên chế của Tàu, đặt ra những lê nghi phong tục rất là phiền phức, đặt ra trật tự thượng hạ tôn ti bằng cái nóng quyền công chức, khiến con người ta có cũng như không, sống cũng như chết...
5. Chỉ biết lo thân.
(Vũ Văn Hiền, “Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ,” Thanh Nghị, năm 1944)
Công tâm (*) là một thứ khó tìm thấy ở mọi người. Nghĩ cho cùng không nên trách dân quê là thiếu công tâm, vì họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Vả chăng trước mắt họ nào có ai treo một tấm gương sáng về việc nghĩ đến cái chung?!
(*) Ngày nay có nghĩa ngay thẳng không thiên vị, nhưng trước đây, ở đây hiểu là sự lo lắng cho công việc chung.
C- Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng
1. Tham gia các hội nghề nghiệp chỉ cốt hư danh.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay, mà lại có thể sinh lợi để làm được sự công ích nữa.
Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi ở trong các đồ sự thần (*), cho ai nấy trong thấy đồ thờ thì lại nhớ đến tên mình, thế cho là vinh hạnh rồi. Giả sử hội nào cũng gây lấy một cái vốn to rồi cùng nhau mà mở một nghề buôn bán hoặc công xưởng gì cho có ích lợi thì chẳng hay lắm ru?
(*) Thờ thần.
2. Kém óc hợp quần.
(Nguyễn Bân, “Tình hữu ái quan hệ cho xã hội như thế nào?” Hữu Thanh, năm 1921)
Đem so sánh nước ta và các nước khác như nước Tàu, nước Nhật, xưa chẳng hơn ta là mấy, mà sao nay ta kém người ta xa thế? Người ta mười mình chưa được một. Từ tư tưởng, văn chương, học thuật, công nghệ, đến thương nghiệp... đều kém hết cả. Thế thì tại cớ làm sao? Dám quả quyết rằng chỉ tại người mình ít biết kính trọng mấy chữ "xã hội đồng bào" không coi mấy chữ đó làm quan hệ đến sự sinh tồn tiến hóa, nên trong xã hội không có tình tương thân tương ái, không có đoàn thể hợp quần. Có xã hội mà vẫn lẻ loi, ai biết phận nấy, khôn sống mống chết.
3. Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp.
(Khuyết danh, “Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,” Thực nghiệp dân báo, năm 1923)
Những nhà nông trồng ra cây mía, nấu thành muống đường (*). Những người làm nên đường cát mà mang đi bán lại là người khác, tức là nhà buôn đường. Người có tư bản xuất vốn ra và làm chủ rồi rủ dăm ba người trai tráng làm bạn (**), gọi là "công-xi" (***), một bên xuất tài (****) một bên xuất lực. Mãn mùa rồi tính trừ tiền vốn và tiền tổn ra còn lãi bao nhiêu chia thành hai, chủ phần nửa, các bạn phần nửa. Song ở trong có sự rất xấu là những người chủ thường ăn lấn các bạn. Hạng trai tráng đi làm bạn phần nhiều là ngu dốt không biết gì, chủ tính trời tính đất chi thì tính, họ cứ việc dạ, miễn còn dư đôi ba đồng đem về cho vợ đã là quý rồi. Thường thấy những “công-xi” làm đường chủ nhân làm nhà gạch mua đất tư còn các bạn thì khố một vẫn hoàn khố một.
(*) Tạm hiểu là đường sơ chế.
(**) Người đàn ông đi làm thuê theo mùa, theo công.
(***) Khái niệm Công ty ngày nay.
(****) Tài ở đây không phải tài năng, mà là tiền của.
4. Thiếu niên hư hỏng.
(Thái Phỉ-Nguyễn Đức Phong, “Một nền giáo dục Việt Nam mới,” năm 1941)
Đa số thiếu niên lầm tưởng rằng tuổi trẻ là tuổi có thể nói hay làm bất cứ cái gì chướng tai gai mắt mà có tính cách vui đùa, chẳng sợ ai chấp trách gì cả. Họ sỗ sàng cấc lấc. Họ nói bô bô ở ngoài phố những chuyện người ta thường chỉ nói nhỏ ở trong buồng kín. Đứng trước những bậc huynh trưởng, họ cũng vô tình buột ra những ngôn ngữ hay lộ ra những cử chỉ rất khả ố. Bị các báo chí hài hước và trào phúng làm hại, họ không còn coi cái gì là nghiêm trang đứng đắn cả, họ hoài nghi tất cả. Cái gì đối với họ cũng như trò đùa.
Gặp việc gì hơi khó nhọc, có tính cách trừu tượng hay cần đến kiên nhẫn là họ ngại ngùng. Đi học, họ thích nghe thầy giáo nói chuyện hơn là nghe giảng bài hay phải chép bài. Họ không thể và không muốn nỗ lực. Ở nhà họ không muốn mó đến một công việc gì, dù là việc rất nhẹ nhàng.
D- Quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông cạn
1. Quá tin ở những điều viển vông.
(Phan Bội Châu, “Cao đẳng quốc dân,” năm 1928)
Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bầy định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu...
2. Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (*) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ (**), sùng tín cái vỏ xác ngoài cón cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến. Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
(*) Xét đoán, tra hỏi.
(**) Cũ kỹ, không hợp thời.
3. Vớ được sách nào theo sách ấy.
(Nguyễn Văn Vĩnh, “Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả hoặc lá đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.
Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.
Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc pháp ở trong tay mấy anh sư mô, thầy cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tùy bện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tùy cách lịch sự tùy gia tư (*) mà theo lễ này hay lễ kia, chứ không theo tôn chỉ nào cả.
Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thể nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút. Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư ông vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời.
(*) Của cải, tài sản trong gia đình.
4. Đời sống tôn giáo hời hợt.
(Nguyễn Văn Huyên, “Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức.
Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất. Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài. Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc. Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài.
E- Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước
1. Con ma cử nghiệp giết chết sự học.
(Nguyễn Trọng Thuật, “Điều đình cái án quốc học,” năm 1931)
Bệnh căn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thả mà toàn mô phỏng, một nữa là vì kẻ học giả ham cái cận lợi (*) khoa cử.
Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng ta phải hết sức từ bỏ căn bệnh cẩu thả đi, trừ bỏ cái tính tự tiện tự khí đi (**). Không thì về xã hội lại cứ lười biếng a dua không suy xét lựa chọn không có cái tinh thần tự giác tự tín, về kẻ học giả lại cứ tham cái cận lợi nhai văn nuốt chữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh. Bộ “Lều chiếu chõng lọ" đã phá đập ở trường thi rồi, con ma nghiện cử nghiệp lại bò vào nơi “mễ đỏ bảng đen" ám ảnh. Thì học đến bao giờ cũng chung vô sở đắc (***), mà dù có sở đắc được tí gì cũng chẳng để ý đến.
(*) Cái lợi trước mắt.
(**) Tự minh coi rẻ, coi thường mình.
(***) Cuối cùng không thu được cái gì.
2. Ỷ lại, chỉ lo học mót.
(Phạm Quỳnh, “Bàn về quốc học,” Nam Phong, năm 1931)
Địa lý lịch sử, chính trị đều như hiệp sức nhau lại mà gây cho nước ta một cái tình thể rất bất lợi cho sự học vấn tư tường. Bao nhiêu những người khá trong nước đều bị cái tình thể ấy nó áp bách trong mấy mươi đời nên dần dần lập thành một cái tâm lý riêng. Đó là cái tâm lý ỷ lại vào người chứ không dám tự lập một mình; trong việc học vấn thỉ cái tâm lý ấy là tâm lý làm học trò suốt đời. Nước ta ở ngay cạnh nách nước Tàu, từ hồi ấu trĩ cho đến lúc trưởng thành đểu nấp bóng nước Tàu mà sinh trưởng, khác nào như một cái cây nhỏ mọc bên mọt cài cây lớn, bị nó "cớm" không thể nào nẩy nở lên được.
Nhật Bản cũng là học trò của Tàu, cũng mõ phỏng văn hóa Tàu trong mấy mươi đời, nhưng họ biết lựa lọc kén chọn, họ không có phóng chép một cách nô lệ như mình, cho nên tuy về đường tư tưởng vẫn chịu ảnh hưởng của Tàu nhiều, nhưng họ cũng có một nền quốc học của họ dầu không rực rỡ cho lắm, vẫn có đặc sắc khác người.
Đến như ta thì khác hẳn. Ta học của Tàu mà chỉ học thuần về một phương diện cử nghiệp là cái học rất thô thiển, không có giá trị gì về nghĩa lý tinh thần, mài miệt về một đường đó trong mấy mươi đời, thành ra cái óc tê liệt đi mà không sản xuất ra được tư tưởng gì mới lạ nữa.
3. Bắt chước đến đánh mất cả bản ngã.
(Đặng Thái Mai, “Văn học bình dân và Văn học cao cấp,” năm 1948
Cái mà ta gọi là tư trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tất cả tư trào văn học chính thức là nhặt vét trên mép mấy bộ kinh, sử, tử, tập của Trung Hoa đưa qua. Sau đó là những vẩy sơn hào nhoáng nhặt được trong văn học cổ điển Pháp đã hoàn toàn biến chất trên tập chương trình các trường Pháp Việt khắp các cấp. Công tác nghiên cứu văn học cổ không có cơ sở, không có phương pháp. Bắt chước người ngoài chỉ đi đến chỗ hy sinh tất cả bản ngã. Cho nên trong công cuộc sáng tác, so với người ngoài thể nhà văn Việt Nam là những lực sĩ đi dự một cuốc chạy việt dã mà đều phải bắt chạy sau người ta đến mấy thể kỷ.
F- Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục
1. Tinh hoa trở thành phù phiếm.
(Lương Đức Thiệp, “Xã hội Việt Nam,” năm 1944)
Lệ trường quy rắc rối và hà khắc. Một nét phẩy bỏ sót, một chữ tên húy lỡ phạm phải một vết mực làm tì ố quyển thi, một lời bình luận trái với tư tưởng Tống nho (*), hoặc một ý kiến mạnh dạn cũng đủ làm cho kẻ ứng thí (**) nếu không bị đánh hỏng cũng bị khép vào một tội vu vơ. Sáng kiến của mỗi cá nhân bị dập tắt, tư tưởng của cá nhân bị đàn áp. Cả các phần tinh hoa của dân chúng Việt Nam chỉ còn một lối duy nhất để tiết ra: Văn chương phù phiếm.
(*) Bộ phận bảo thủ công nhắc nhất trong đạo Nho.
(**) Dự thi.
2. Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu.
(Phan Khôi, “Hạng quân tử giả dối,” Phổ thông, năm 1930)
Tống nho dạy người ta phải “thúc nhãn quả quá,” nghĩa là phải bó mình cho ít lỗi chừng nào hay chừng nấy.
Hạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
Thế nhưng có phải họ giữ mình thật được như vậy đâu. Trong đám họ có nhiều người giả hình làm bộ đạo mạo. Sở dĩ giữ mình là chỉ sợ mang tiếng, nếu khi thấy không ai biết việc mình làm, chắc khỏi mang tiếng thì việc bậy gì chẳng làm. Ấy là hạng quân tử giả dối tiểu nhân đặc.
3. Điếc không sợ súng, nói liều làm ẩu.
(Hoài Thanh, “Một cái họa,” Văn chương và hành động năm 1936)
Không biết nói không biết, đó là nghĩa vụ thứ nhất của người muốn học muốn hiểu. Đằng này nhiều người ở ta lại làm như trong thế giới này cái gì cũng rõ ràng minh bạch, tựa hai lần hai là bốn. Ai không tin là thế họ liền phê cho hai chữ: Thần bí. Hai chữ ấy trong trí họ tức là ngu xuẩn điên rồ. Họ không ngờ rằng họ lại thần bí hơn ai hết. Có những vấn đề xưa nay bao người tài giỏi suốt đời nghiền ngẫm chưa tìm ra manh mối. Thế mà cái điều một ông Pasteur một ông Einstein không dám nói. Ngày nay ở xứ ta những cậu học sinh vừa mới bước chân ra khỏi trường Sơ học (*), đã giảng giải được lên sách, lên báo, theo những phương pháp cuối cùng của khoa học. Thế giới còn chờ gì mà không khắc bia xây tượng để đền ơn họ.
Nói chơi vậy thôi, chớ cái việc họ làm đó là một sự tủi nhục vô cùng cho nòi giống. Cả một đám thanh niên chưa có lấy cái học phổ thông cũng tấp tểnh chạy theo những lý thuyết cao thâm của siêu hình học. Có lần chúng tôi thấy một thiếu nữ trước đâu mới học đến lớp ba lớp tư gì đó đương hăng hái giảng giải về duy tâm và duy vật. Chúng tôi chán ngán không biết nên khóc hay nên cười. Thực là một cái họa!
(*) Như trường cấp một, trường tiểu học hiện nay.
4. Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác.
(Hoa Bằng, “Vìa cái liệt điểm (*) của một số nhà văn ta,” Tri tân, năm 1942)
Lắm kẻ, chỉ vì hám cái phù danh, đang tâm lê gót giày lên trên tình bạn hữu, hạ chân lý xuống tận bùn đen. Tưởng mình như thánh như thần, ngoài ra, nhất là những địch thủ, toàn là đàn chim chưa vỡ bọng cả. Chưa đọc hết, có khi không thèm xem qua bài văn của người khác, họ đã dài mồm chê bai. Chưa mở lấy một trang sách, chưa rờ đến một tờ báo của bạn đồng nghiệp, họ đã yên trí là viết không thành câu, hạ ngay những lời mạt sát thậm tệ. Trong khi trò chuyện, chỉ hết sức khoe khoang về mình, còn những người khác dù đã lập được biết bao chiến công trên trận bút trường văn, cũng chỉ đáng một con số không, theo ý họ.
(*) Điểm xấu, yếu kém.
G- Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận
1. Lối tính toán thiển cận.
(Lương Dũ Thúc, “Nông cổ mím đàm,” năm 1901)
Cách đại thương (*) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (**) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm. Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (***) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.
(*) Buôn bán lớn.
(**) Bỏ tiền của ra sử dụng.
(***) Bán hoa quả bông trái.
2. Mê tín gây nhiều lãng phí.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Lễ kỳ (*) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết, bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(*) Kỳ ở đây nghĩa là cầu.
*Ghi chú thêm của TVG:
Có lẽ cụ Phan Kế Bính hiểu lầm về Phật thuyết chỗ này?! Chuyện “vàng mã” là của đạo Lão bên Tàu, không phải của đạo Phật.
3. Không ai chuyên nhất việc gì.
(Tân Việt (*), “Mỗi người một việc,” Đông Pháp thời báo, năm 1928)
Các nước phú cường, người nào làm việc nay61y: Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm bồi và chính trị (?)
Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.
(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe văn phong thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ (?)
4. Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc.
(Phạm Quỳnh, “Giải nghĩa đồng hóa,” Nam Phong, năm 1931)
Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa (*), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa (**) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh (***), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để (****) chỗ tinh túy.
Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.
Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.
Một người trí não khô cạn hay là và không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.
Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.
Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?
(*) Tiếp nhận.
(**) Biến cải.
(***) Ngón nghề, mánh lới.
(****) Gốc rễ, cơ bản.
H- Một nền văn chương bấp bênh, thiếu tư tưởng, nhu nhược, phô trương
1. Kiếp người bấp bênh, văn chương sầu não.
(Nguyễn Văn Huyên, “Văn minh Việt Nam,” năm 1944)
Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não. Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng nhắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình. Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán. Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như tác phẩm của Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khắc Hiếu chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhãn loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ánh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh , một cuộc sống chật hẹp.
2. Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng.
(Hoài Thanh, “Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)
Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.
Ta không có một nền quốc học nếu hiểu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật. Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.
Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có “Tứ thư Ngũ kinh” mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tường không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta. Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.
3. Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa. Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương !"
4. Xu thế trang sức quá nặng.
(Đào Duy Anh, “Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)
Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghê tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.
Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỏi bắt chước những kiểu mẫu có sẵn. Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.
Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.
I- Không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt
1. Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi.
(Phan Chu Trinh, “Đạo đức và luân lý Đông Tây,” năm 1925)
Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn (*) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế. Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay (**) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.
(*) Cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán.
(**) Tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp chỉ mới đô hộ nước ta được 60 năm.
2. Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách.
(Trần Trọng Kim,” Nho giáo,” năm 1930)
Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều. Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ (*) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.
Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.
Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm. Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.
(*) Xuất theo, tự nguyện chấp nhận.
3. Nặng tính hiếu kỳ.
(Dương Quảng Hàn, “Học sao cho phải đường,” Hữu Thanh, năm 1921)
Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta. Xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay; danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường; lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp (*) mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù; phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...
(*) Cũng có hiểu ít nhiều.
4. Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt.
(Lương Đức Thiệp, “Việt Nam tiến hóa sử,” năm 1944)
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.
J- Một quan niệm đơn sơ về thế giới
1. Một quan niệm đơn sơ về thế giới.
(Nhất Linh?)
Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội.
Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra ngày 30/11/1934, người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết: "Mấy gian hàng Hải Dương, Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ. Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp, phần nhiều là bắt chước Tàu.”
Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà người Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thể còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái điều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc, Nhật Bản mả cả các nước phương Tây những cái điều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra, tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.
Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.
Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoài, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Việt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.
Tự bằng lòng về cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị. Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tường tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.
Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Còn những ước mơ của chúng ta thì sao? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa," mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.
Còn hôm nay, có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái xe “Honda” để đi, nhà có cái tủ lạnh “Hitachi,” cái máy giặt “Sanyo” để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài. Hết biết!
Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.
Câu thơ của Chế Lan Viên - "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp. Giấc mơ con đẻ nát cuộc đời con" - không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.
K- Khéo tay mà trí không khôn, thiếu tinh thần cầu học
1. Học vấn một đẳng, công nghệ một nẻo.
(Phan Kế Bính, “Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.
Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phấn ông hàn ông bá mới là vẻ vang.
2. Khéo tay mà trí không khôn.
(Phạm Quỳnh, “Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (*) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt. Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.
Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (**), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (***) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần
(*) Bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
(**) Quan hệ của những cái liên tiếp nhau. Cũng nghĩa như hệ thống.
(***) Duyên (có khi đọc diên) ở đây là thủ cựu, Cách là đổi mới. "Duyên cách" là tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.
Trần Văn Giang (ghi lại)