Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Thư ký của Mao Trạch Đông: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ
Ngày 13/4 là sinh nhật lần thứ 100 của Lý Duệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông. Cùng ngày này, trong cuộc phỏng vấn với BBC, Lý Duệ vẫn giữ tính cách mạnh mẽ không thay đổi của một “người nổi loạn” mà thẳng thắn nói rằng vấn đề lớn nhất của Trung Quốc chính là thiếu dân chủ.
Lý Duệ: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ
Theo BBC, Lý Duệ sinh ngày 13/4/1917 và ông từng đảm nhận chức vụ thư ký của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Sau này, khi hình dung lại, ông thấy rằng đó là những ngày tháng hết sức đáng sợ và vô nhân đạo.
Do Lý Duệ năm đó dám lên tiếng chỉ ra sai lầm của Mao Trạch Đông, kết quả là ông đã bị khai trừ khỏi đảng, còn bị biệt giam suốt 8 năm.
Thời điểm diễn ra vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Lý Duệ một lần nữa công khai lên tiếng: “Mười người chúng tôi đã viết một bức thư gửi lên trung ương, bảo họ đừng có cấm đoán vận động chính trị, đừng có tiến hành đàn áp học sinh sinh viên.” Lý Duệ nói: “Khi nhân tính và đảng tính có sự mâu thuẫn, tôi đứng về phía nhân tính.”
Lý Duệ còn nhắc đến chuyện, khi bản thân ông bị khai trừ khỏi đảng thì “Trung ương đã phái người tới nói chuyện với tôi, các bộ ban ngành tổ chức cũng phái người tới nói chuyện với tôi, muốn tôi làm kiểm điểm, thì sẽ được ở lại đảng. Tôi không làm kiểm điểm, tôi nói rằng tôi không sai.”
Ông cũng thẳng thắn phát biểu: “Trung Quốc thực sự thiếu dân chủ, đây là vấn đề lớn nhất.”
Bài báo nêu rõ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ai thích những cuốn sách mà Lý Duệ viết, nhưng ông vẫn dồn hết sức lực để viết, và đến giờ thì ông “vẫn tiếp tục nói, vẫn tiếp tục viết, tiếp tục nổi loạn”.
Lý Duệ sinh ra ở Bắc Kinh, gốc gác ở Bình Giang, tỉnh Hồ Nam. Năm 1958, ông nhận chức thư ký cho Mao Trạch Đông. Đến năm 1959, tại Hội nghị Lư Sơn, ông bị quy vào “thành viên của nhóm phản đảng Bành Đức Hoài”, bị chụp mũ “phần tử theo chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”, bị cách chức vị, khai trừ khỏi đảng, bị đưa đi lao động khai hoang vùng Bắc Đại. Từ năm 1967 đến 1975, Lý Duệ bị giam giữ tại nhà tù Tần Thành. Đến năm 1979, ông được minh oan. Lý Duệ còn là một nhân vật đại biểu cho phái phản đối dự án Đập Tam Hiệp trong nước, cũng từng nhiều năm lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thực thi dân chủ hiến chính (chính phủ vận hành theo hiến pháp).
Trong ngày sinh nhật năm ngoái, Lý Duệ đã viết một bài báo có tựa đề “Nhìn lại một trăm năm” và được giới truyền thông nước ngoài chú ý. Trong bài viết của mình, ông đề cập đến “Điều tôi lo lắng nhất trên thế giới là đến khi nào chính trị dân chủ mới thực sự khai mở”, cho rằng Trung Quốc nên tuân theo “quy luật phổ biến”, “không nên tách rời với thế giới”.
Giải thể ĐCSTQ thì mới có dân chủ thực sự
Năm ngoái, giáo sư, học giả Trung Quốc Bùi Mẫn Hân tại Đại học Claremont McKenna đã viết một bài báo xuất bản trên tờ New York Times có tựa đề: “Sự hủ bại sẽ buộc Trung Quốc phải kết thúc chế độ một đảng chuyên chính”, trong đó nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc muốn tiến tới dân chủ hóa, thì ắt phải loại bỏ chính quyền ĐCSTQ chuyên chế.
Bùi Mẫn Hân chỉ rõ rằng, từ những kinh nghiệm lịch sử tích lũy trong quá khứ mà nhìn nhận, ước tích có khoảng 80 quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi từ những hình thức xã hội thống trị chuyên chế khác nhau thành xã hội dân chủ. Khi đối mặt với suy thoái môi trường, dịch vụ công yếu kém, bất bình đẳng xã hội, tham nhũng tràn lan và hàng loạt vấn đề khác, chế độ độc đảng ở Trung Quốc đang đứng trước những thử thách rất lớn. Do đó, việc Trung Quốc thoát khỏi chế độ chuyên chế này có thể là một lựa chọn tất yếu.
Bình luận viên truyền thông Mạnh Kiệt cũng từng phát biểu: “Chính phủ của một xã hội thực sự tự do thường phải có ‘đảng chính trị luân phiên’, đảng nào làm tốt sẽ được lên cầm quyền, đảng nào không tốt thì sẽ bị hạ bệ.”
“Cho dù xã hội biến đổi như thế nào, cho dù đảng chấp chính luân phiên thay đổi ra sao, đều không thể hủy đi những giá trị cơ bản, một khi mà có đảng chính trị nào đó hủy đi những giá trị phổ quát, gây tổn hại đến tự do và nhân quyền của người dân, thì tính hợp pháp của chính phủ sẽ bị lung lay và phá hủy, người dân cũng sẽ được quyền yêu cầu hạ bệ đảng cầm quyền đó hay để cho họ tái đắc cử, thậm chí có thể dùng biện pháp ‘công dân kháng mệnh’ hay các biện pháp ngoài thể chế khác để đối đầu với chính phủ, mượn điều đó để bảo vệ quyền lợi của người dân.”
“Công dân kháng mệnh” được định nghĩa là “hành động công khai, phi bạo lực, tự giác nhưng trái pháp luật, mục đích là để cải biến pháp luật hoặc chính sách của chính phủ”
An Nhiên
http://trithucvn.net/trung-quoc/thu-ky-cua-mao-trach-dong-van-de-lon-nhat-cua-trung-quoc-la-thieu-dan-chu.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Thư ký của Mao Trạch Đông: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ
Ngày 13/4 là sinh nhật lần thứ 100 của Lý Duệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông. Cùng ngày này, trong cuộc phỏng vấn với BBC, Lý Duệ vẫn giữ tính cách mạnh mẽ không thay đổi của một “người nổi loạn” mà thẳng thắn nói rằng vấn đề lớn nhất của Trung Quốc chính là thiếu dân chủ.
Lý Duệ: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ
Theo BBC, Lý Duệ sinh ngày 13/4/1917 và ông từng đảm nhận chức vụ thư ký của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Sau này, khi hình dung lại, ông thấy rằng đó là những ngày tháng hết sức đáng sợ và vô nhân đạo.
Do Lý Duệ năm đó dám lên tiếng chỉ ra sai lầm của Mao Trạch Đông, kết quả là ông đã bị khai trừ khỏi đảng, còn bị biệt giam suốt 8 năm.
Thời điểm diễn ra vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Lý Duệ một lần nữa công khai lên tiếng: “Mười người chúng tôi đã viết một bức thư gửi lên trung ương, bảo họ đừng có cấm đoán vận động chính trị, đừng có tiến hành đàn áp học sinh sinh viên.” Lý Duệ nói: “Khi nhân tính và đảng tính có sự mâu thuẫn, tôi đứng về phía nhân tính.”
Lý Duệ còn nhắc đến chuyện, khi bản thân ông bị khai trừ khỏi đảng thì “Trung ương đã phái người tới nói chuyện với tôi, các bộ ban ngành tổ chức cũng phái người tới nói chuyện với tôi, muốn tôi làm kiểm điểm, thì sẽ được ở lại đảng. Tôi không làm kiểm điểm, tôi nói rằng tôi không sai.”
Ông cũng thẳng thắn phát biểu: “Trung Quốc thực sự thiếu dân chủ, đây là vấn đề lớn nhất.”
Bài báo nêu rõ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ai thích những cuốn sách mà Lý Duệ viết, nhưng ông vẫn dồn hết sức lực để viết, và đến giờ thì ông “vẫn tiếp tục nói, vẫn tiếp tục viết, tiếp tục nổi loạn”.
Lý Duệ sinh ra ở Bắc Kinh, gốc gác ở Bình Giang, tỉnh Hồ Nam. Năm 1958, ông nhận chức thư ký cho Mao Trạch Đông. Đến năm 1959, tại Hội nghị Lư Sơn, ông bị quy vào “thành viên của nhóm phản đảng Bành Đức Hoài”, bị chụp mũ “phần tử theo chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”, bị cách chức vị, khai trừ khỏi đảng, bị đưa đi lao động khai hoang vùng Bắc Đại. Từ năm 1967 đến 1975, Lý Duệ bị giam giữ tại nhà tù Tần Thành. Đến năm 1979, ông được minh oan. Lý Duệ còn là một nhân vật đại biểu cho phái phản đối dự án Đập Tam Hiệp trong nước, cũng từng nhiều năm lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thực thi dân chủ hiến chính (chính phủ vận hành theo hiến pháp).
Trong ngày sinh nhật năm ngoái, Lý Duệ đã viết một bài báo có tựa đề “Nhìn lại một trăm năm” và được giới truyền thông nước ngoài chú ý. Trong bài viết của mình, ông đề cập đến “Điều tôi lo lắng nhất trên thế giới là đến khi nào chính trị dân chủ mới thực sự khai mở”, cho rằng Trung Quốc nên tuân theo “quy luật phổ biến”, “không nên tách rời với thế giới”.
Giải thể ĐCSTQ thì mới có dân chủ thực sự
Năm ngoái, giáo sư, học giả Trung Quốc Bùi Mẫn Hân tại Đại học Claremont McKenna đã viết một bài báo xuất bản trên tờ New York Times có tựa đề: “Sự hủ bại sẽ buộc Trung Quốc phải kết thúc chế độ một đảng chuyên chính”, trong đó nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc muốn tiến tới dân chủ hóa, thì ắt phải loại bỏ chính quyền ĐCSTQ chuyên chế.
Bùi Mẫn Hân chỉ rõ rằng, từ những kinh nghiệm lịch sử tích lũy trong quá khứ mà nhìn nhận, ước tích có khoảng 80 quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi từ những hình thức xã hội thống trị chuyên chế khác nhau thành xã hội dân chủ. Khi đối mặt với suy thoái môi trường, dịch vụ công yếu kém, bất bình đẳng xã hội, tham nhũng tràn lan và hàng loạt vấn đề khác, chế độ độc đảng ở Trung Quốc đang đứng trước những thử thách rất lớn. Do đó, việc Trung Quốc thoát khỏi chế độ chuyên chế này có thể là một lựa chọn tất yếu.
Bình luận viên truyền thông Mạnh Kiệt cũng từng phát biểu: “Chính phủ của một xã hội thực sự tự do thường phải có ‘đảng chính trị luân phiên’, đảng nào làm tốt sẽ được lên cầm quyền, đảng nào không tốt thì sẽ bị hạ bệ.”
“Cho dù xã hội biến đổi như thế nào, cho dù đảng chấp chính luân phiên thay đổi ra sao, đều không thể hủy đi những giá trị cơ bản, một khi mà có đảng chính trị nào đó hủy đi những giá trị phổ quát, gây tổn hại đến tự do và nhân quyền của người dân, thì tính hợp pháp của chính phủ sẽ bị lung lay và phá hủy, người dân cũng sẽ được quyền yêu cầu hạ bệ đảng cầm quyền đó hay để cho họ tái đắc cử, thậm chí có thể dùng biện pháp ‘công dân kháng mệnh’ hay các biện pháp ngoài thể chế khác để đối đầu với chính phủ, mượn điều đó để bảo vệ quyền lợi của người dân.”
“Công dân kháng mệnh” được định nghĩa là “hành động công khai, phi bạo lực, tự giác nhưng trái pháp luật, mục đích là để cải biến pháp luật hoặc chính sách của chính phủ”
An Nhiên
http://trithucvn.net/trung-quoc/thu-ky-cua-mao-trach-dong-van-de-lon-nhat-cua-trung-quoc-la-thieu-dan-chu.html