Di Sản Hồ Chí Minh
Thu phí BOT: Khác gì ép 'mãi lộ'?
Xây dựng và triển khai thu phí BOT giao thông đường bộ hiện nay là 'sai lè lè' về mặt chủ trương ở nhiều nơi và cách thu phí chẳng khác gì ép người tham gia giao thông phải 'trả tiền mãi lộ', theo một cựu quan chức ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam và luật sư từ Sài Gòn.
Bình luận với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm 07/12/2017 về các dự án BOT đang gây tranh cãi ở trong nước, trong đó có BOT thu phí giao thông đường bộ ở Cai Lậy, Tiền Giang, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
"Đây là "Đây là một vụ mà cách bức xúc của người dân cũng hao hao như vụ Đồng Tâm ở Hà Nội trước đây về đất đai mà hiện bây giờ vẫn chưa giải quyết được. Tại vì, người dân, đẩy họ vào con đường cùng mà trong khi đó chủ trương của mình [Việt Nam] nói thế nào đó là sai lè lè.
"Mà cái sai điển hình nhất là vụ xảy ra người ta đã phản ánh từ tháng 8/2017 thì đình, thì Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/10 vừa qua đã ra Nghị quyết 437 nêu rõ hình thức hợp đồng BOT áp dụng với các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện nay.
"Như vậy thì làm BOT để người ta chọn lựa để người ta muốn đi BOT thì người ta trả tiền, còn đi trên độc đạo quốc lộ thì không phải trả tiền, vì cái đó người ta đã đóng thuế bảo dưỡng đường bộ này, kia rồi.
"Ví dụ bây giờ như Đèo Cả giữa Khánh Hòa với Phú Yên có đường hầm, ai muốn đi đường hầm phải trả tiền, còn ai muốn đi đường đèo thì không phải trả tiền, đó có một sự chọn lựa."
'Thỏa hiệp không đúng nguyên tắc'
Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày 'hỗn loạn'
Tại cuộc tọa đàm, một khách mời khác của BBC, ông Huỳnh Bảo Long, doanh nhân và là người tham gia giao thông trả phí tại trạm BOT đường bộ Cai Lậy đề nghị về việc cho phép lập hai trạm thu phí BOT, về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm:
"Ông Huỳnh Bảo Long nói đặt hai trạm, một trạm ở Quốc lộ, một trạm ở bên đường tránh để mà tính giá, chẳng hạn bảy nghìn [đồng] rồi mấy nghìn đó, tôi cho rằng đó cũng là cách thỏa hiệp không đúng nguyên tắc.
"Bởi vì trên quốc lộ không được đặt, khi nào mở rộng quốc lộ đó, gấp hai, gấp ba bề rộng ra, thì lúc đó mới tính đến phải thu phí bù lại tiền mở rộng.
"Nếu trong quốc lộ mà nâng cấp, đó là tiền đường người dân đã đóng rồi, thì không phải trả tiền gì cả," Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm.
Phản hồi ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận, ông Huỳnh Bửu Long, nhân vật chính trong một video clip sử dụng tiền lẻ trả phí BOT giao thông gần đây ở Cai Lậy, Tiền Giang, nói với BBC:
"Việc xảy ra vừa qua giữa cánh tài xế với nhà đầu tư gần như là chúng tôi đang đối đầu với nhau, khi xảy ra tình trạng như vậy, cả hai bên đều thiệt hại và nó sẽ xảy ra những hệ lụy bất ổn về kinh tế, bất ổn xã hội và chính trị.
"Ý của tôi muốn đề nghị hai trạm thu phí như vậy [là] chúng tôi muốn san sẻ với nhà đầu tư để mình kết thúc đi sự việc đối đầu với nhau như thế này để nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn, anh em tài xế có thời gian chăm lo cho cuộc sống gia đình.
"Điều đó mình nhịn một bước để mình tiến đến một sự hài hòa, thì tại sao lại không thể?" ông Huỳnh Bửu Long nói với Bàn Tròn thứ Năm
.BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thu phí BOT: Khác gì ép 'mãi lộ'?
Xây dựng và triển khai thu phí BOT giao thông đường bộ hiện nay là 'sai lè lè' về mặt chủ trương ở nhiều nơi và cách thu phí chẳng khác gì ép người tham gia giao thông phải 'trả tiền mãi lộ', theo một cựu quan chức ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam và luật sư từ Sài Gòn.
Bình luận với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm 07/12/2017 về các dự án BOT đang gây tranh cãi ở trong nước, trong đó có BOT thu phí giao thông đường bộ ở Cai Lậy, Tiền Giang, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
"Đây là "Đây là một vụ mà cách bức xúc của người dân cũng hao hao như vụ Đồng Tâm ở Hà Nội trước đây về đất đai mà hiện bây giờ vẫn chưa giải quyết được. Tại vì, người dân, đẩy họ vào con đường cùng mà trong khi đó chủ trương của mình [Việt Nam] nói thế nào đó là sai lè lè.
"Mà cái sai điển hình nhất là vụ xảy ra người ta đã phản ánh từ tháng 8/2017 thì đình, thì Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/10 vừa qua đã ra Nghị quyết 437 nêu rõ hình thức hợp đồng BOT áp dụng với các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện nay.
"Như vậy thì làm BOT để người ta chọn lựa để người ta muốn đi BOT thì người ta trả tiền, còn đi trên độc đạo quốc lộ thì không phải trả tiền, vì cái đó người ta đã đóng thuế bảo dưỡng đường bộ này, kia rồi.
"Ví dụ bây giờ như Đèo Cả giữa Khánh Hòa với Phú Yên có đường hầm, ai muốn đi đường hầm phải trả tiền, còn ai muốn đi đường đèo thì không phải trả tiền, đó có một sự chọn lựa."
'Thỏa hiệp không đúng nguyên tắc'
Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày 'hỗn loạn'
Tại cuộc tọa đàm, một khách mời khác của BBC, ông Huỳnh Bảo Long, doanh nhân và là người tham gia giao thông trả phí tại trạm BOT đường bộ Cai Lậy đề nghị về việc cho phép lập hai trạm thu phí BOT, về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm:
"Ông Huỳnh Bảo Long nói đặt hai trạm, một trạm ở Quốc lộ, một trạm ở bên đường tránh để mà tính giá, chẳng hạn bảy nghìn [đồng] rồi mấy nghìn đó, tôi cho rằng đó cũng là cách thỏa hiệp không đúng nguyên tắc.
"Bởi vì trên quốc lộ không được đặt, khi nào mở rộng quốc lộ đó, gấp hai, gấp ba bề rộng ra, thì lúc đó mới tính đến phải thu phí bù lại tiền mở rộng.
"Nếu trong quốc lộ mà nâng cấp, đó là tiền đường người dân đã đóng rồi, thì không phải trả tiền gì cả," Luật sư Trần Quốc Thuận nêu quan điểm.
Phản hồi ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận, ông Huỳnh Bửu Long, nhân vật chính trong một video clip sử dụng tiền lẻ trả phí BOT giao thông gần đây ở Cai Lậy, Tiền Giang, nói với BBC:
"Việc xảy ra vừa qua giữa cánh tài xế với nhà đầu tư gần như là chúng tôi đang đối đầu với nhau, khi xảy ra tình trạng như vậy, cả hai bên đều thiệt hại và nó sẽ xảy ra những hệ lụy bất ổn về kinh tế, bất ổn xã hội và chính trị.
"Ý của tôi muốn đề nghị hai trạm thu phí như vậy [là] chúng tôi muốn san sẻ với nhà đầu tư để mình kết thúc đi sự việc đối đầu với nhau như thế này để nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn, anh em tài xế có thời gian chăm lo cho cuộc sống gia đình.
"Điều đó mình nhịn một bước để mình tiến đến một sự hài hòa, thì tại sao lại không thể?" ông Huỳnh Bửu Long nói với Bàn Tròn thứ Năm
.BBC