TIN CỘNG ĐỒNG
Thượng viện Mỹ đồng ý triển hạn luật nghe lén không có trát tòa
Với đa số áp đảo, Thượng viện Mỹ đồng ý triển hạn thêm 5 năm một đạo luật cho phép chính phủ nghe lén điện thoại của công dân nước ngoài mà không có trát tòa.
Luật Theo dõi Tình báo Nước ngoài, mà Hạ viện đã thông qua trước đây trong năm nay, đã được Thượng viện chấp thuận hôm thứ Sáu với 73 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Luật này đang chờ Tổng thống Barack Obama ký ban hành.
Đạo luật, được thông qua lần đầu sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, cũng cho phép thu thập tình báo đối với những người Mỹ khi họ liên lạc với những người nước ngoài mà các cơ quan an ninh xem là những người có thể là nghi can khủng bố.
Đạo luật này cho phép giới hữu trách nghe lén điện thoại, email và những phương tiện liên lạc điện tử khác.
Những người chỉ trích, trong đó có những người tranh đấu cho quyền riêng tư, lập luận rằng luật này làm nảy sinh những hành vi lạm quyền của chính phủ vì các nhà điều tra không cần sự chấp thuận của cơ quan tư pháp để thực hiện hoạt động theo dõi.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Thượng viện Mỹ đồng ý triển hạn luật nghe lén không có trát tòa
Với đa số áp đảo, Thượng viện Mỹ đồng ý triển hạn thêm 5 năm một đạo luật cho phép chính phủ nghe lén điện thoại của công dân nước ngoài mà không có trát tòa.
Luật Theo dõi Tình báo Nước ngoài, mà Hạ viện đã thông qua trước đây trong năm nay, đã được Thượng viện chấp thuận hôm thứ Sáu với 73 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Luật này đang chờ Tổng thống Barack Obama ký ban hành.
Đạo luật, được thông qua lần đầu sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, cũng cho phép thu thập tình báo đối với những người Mỹ khi họ liên lạc với những người nước ngoài mà các cơ quan an ninh xem là những người có thể là nghi can khủng bố.
Đạo luật này cho phép giới hữu trách nghe lén điện thoại, email và những phương tiện liên lạc điện tử khác.
Những người chỉ trích, trong đó có những người tranh đấu cho quyền riêng tư, lập luận rằng luật này làm nảy sinh những hành vi lạm quyền của chính phủ vì các nhà điều tra không cần sự chấp thuận của cơ quan tư pháp để thực hiện hoạt động theo dõi.
VOA