Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tiếng Trực Thăng HUEY
Lần đầu tiên tôi nghe tiếng trực thăng khi chiếc máy bay đã gần hết nhiên liệu. Lúc đó Hành Quân Delta cùng với phi đoàn trực thăng tấn công 281 biệt phái, ra hành quân ngoài vùng 1 chiến thuật, tháng Sáu năm 1969.
Chúng tôi thiết lập căn cứ hành quân tiền phương trong một căn cứ của TQLC/HK ở An Hòa, để cho các toán biệt kích xâm nhập, dò thám đường biên giới Lào-Việt, gần trại LLĐB bỏ hoang Khâm Đức. Một buổi sáng giữa tháng Sáu, toán biệt kích do tôi chỉ huy được “mời” vào trung tâm hành quân, nghe sĩ quan tham mưu Delta thuyết trình và nhận lệnh hành quân xâm nhập. Chúng tôi nhận nhiệm vụ dò thám một khu vực hành quân (AO) với lệnh hành quân thật rõ ràng, phải lên đường xâm nhập lúc trời sắp tôi trong vòng ba ngày, và phải ở trong vùng hành quân năm ngày.
Khu vực hành quân xâm nhập giao phó cho chúng tôi có bề rộng 15×15 cây số vuông, trong vùng rừng núi rậm rạp, khoảng giữa trại LLĐB Khâm Đức và biên giới Lào-Việt. Và mục tiêu cho toán biệt kích dò thám là hệ thông đường, quân đội Bắc Việt mới xây dựng từ Lào chạy vào miền nam Việt Nam. Ngoài việc tìm kiếm những con đường, chúng tôi còn phải đo lường mức độ xử dụng (chuyển quân, đồ trang bị, tiếp vận, vũ khí).
Sau khi nhận lệnh hành quân, toán biệt kích được giới thiệu với phi hành đoàn trực thăng 281, mà có nhiệm vụ đưa chúng tôi đi thám thính, xâm nhập, triệt xuất, và tất cả những khi chúng tôi cần đến. Họ không làm việc với các toán biệt kích khác, cho đến khi chúng tôi xong nhiệm vụ và trở về. Nói một cách khác, phi hành đoàn cũng là thành viên trong toán biệt kích. Tiếp theo, là người trưởng toán biệt kích, tôi phải đi bay thám sát khu vực hành quân trước, trên một máy bay quan sát O-2 (FAC). Phi công lái máy bay quan sát FAC làm việc cho Hành Quân Delta rất quen thuộc với nhiệm vụ, thiện nghệ. Anh ta sẽ đưa tôi đi dò thám hệ thống đường mòn, tìm bãi đáp trực thăng chính, phụ để xâm nhập và để triệt xuất. Và nếu được tìm những khoảng đất trống cho trực thăng đáp, có thể cần đến trong trường hợp khẩn cấp
Sau khi trở về, tôi sẽ thuyết trình cho cả toán biệt kích biết những gì tôi trông thấy, những tin tức liên quan tới chuyến hành quân xâm nhập. Và bàn thảo kế hoạch thám sát khu vực được giao phó, thời khóa biểu hàng ngày và lộ trình di chuyển. Cuối cùng chúng tôi cùng nhau ôn lại những việc phải làm từ lúc rời căn cứ hành quân tiền phương cho đến khi quay về.
Tất cả chi tiết hành quân, mọi người trong toán biệt kích phải thuộc lòng, tốc độ di chuyển, lúc ngừng lại, nghỉ ngơi, ăn uống, canh phòng, ngủ, đồ “nghề” (trang bị đặc biệt cho mỗi chuyến hành quân, tùy theo nhiệm vụ) mang theo, và quan trọng nhất, phản ứng cấp thời khi chạm địch bất ngờ. Chúng tôi thực tập phục kích, bắt sống tù binh. Tin tức đầy đủ nhất khi đem về một tù binh. Khi đã xâm nhập khu vực hoạt động của địch, chúng tôi ít xử dụng lời nói, chỉ cần ra dấu bằng thủ hiệu vì ai cũng biết rõ nhiệm vụ của mình.
Trong lúc di chuyển hay tạm dừng quân, mỗi biệt kích được phân chia một góc độ trách nhiệm, để tác xạ và quan sát. Ngay cả lúc đóng quân đêm, toán biệt kích lúc nào cũng phải sẵn sàng tác chiến trong một vòng tròn 360 độ. Đang di chuyển, theo thủ lệnh của người đi đầu, toán biệt kích có thể thay đổi đội hình để phục kích trong vòng một vài giây đồng hồ, và sẵn sàng chiến đấu trong bất cứ đội hình nào.
Một ngày trước khi lên đường xâm nhập, cả toán biệt kích sẽ đi bay với phi hành đoàn trực thăng Huey để thám sát điạ thế khu vực hành quân. Toán biệt kích cần nhìn thấy khu vực hành quân, mục tiêu, bãi đáp trực thăng. Riêng người phi công bắt buộc phải nhìn rõ, biết rõ bãi đáp trực thăng dự trù có thể thả toán biệt kích xâm nhập hay không.
Bãi đáp trực thăng cho toán biệt kích của tôi xâm nhập, cũng như hầu hết, thường là một hố bom, trong một cánh rừng rậm rạp, và trên một sườn núi. Bao giờ cũng có một nghi vấn cho viên phi công, có thể đáp được trên hố bom hay không? Điều này tùy thuộc vào khả năng lái máy bay, lòng can đảm, tự tin. Những cây cao xung quanh hố bom thường cao khoảng 200 bộ, toán biệt kích cần phi công cho trực thăng hạ thấp cao độ xuống 155 bộ để leo xuống bằng thang dây dài 35 bộ, rồi nhẩy xuống khi còn cách mặt đất khoảng 10 bộ.
Bình thường các toán biệt kích Delta lên đường xâm nhập trong những tia nắng cuối cùng của một ngày (hoàng hôn, lúc trời sắp tắt nắng). Chiếc trực thăng chở toán biệt kích sẽ bay trong hợp đoàn “thả biệt kích”, gồm có: trực thăng chỉ huy (C&C), trực thăng chở toán biệt kích xâm nhập, trực thăng phụ (bay theo sau, để cấp cứu), hai chiếc trực thăng võ trang Cobra hộ tống, phi cơ quan sát O-2 (FAC), và trực thăng chở toán của tôi đi thám sát điạ thế.
Khi hợp đoàn trực thăng đang bay, chợt nghe trên hệ thống truyền tin, toán biệt kích của Ted Perkin, mới xâm nhập hôm qua. Ted báo cáo toán biệt kích đã chạm súng với địch, bị tổn thấy và yêu cầu cấp cứu bằng dây McGuire Rig. Cấp chỉ huy Delta ngồi trên trực thăng chỉ huy quyết định nhanh chóng, chia đôi hợp đoàn trực thăng. Một nửa tiếp tục nhiệm vụ thả toán biệt kích, nửa kia bay đi cứu toán biệt kích Perkin.
Viên phi công hỏi tôi, tìm một bãi đáp tạm, thả toán biệt kích của tôi xuống để đi cứu toán Perkin rồi sẽ quay lại đón bọn tôi. Tôi nhìn xuống, chỉ thấy mỗi phi đạo của trại LLĐB Khâm Đức đã bỏ hoang có thể làm bãi đáp, nên trả lời, cho toán biệt kích của tôi xuống đó. Lập tức, viên phi công chở chúng tôi rời đội hình, bay về hướng trại LLĐB Khâm Đức.
Theo trí nhớ của tôi, trại LLĐB Khâm Đức đã bị bỏ hoang, sau khi bị bao vây và tấn công với cả một sư đoàn chính quy Bắc Việt. Căn cứ đã hoang tàn đổ nát, nhưng phi đạo vẫn còn đó. Phi đạo Khâm Đức rất đặc biệt, dài khoảng một dặm, tráng nhựa đường, có lằn sơn trắng chạy dài ở giữa. Từ trên không nhìn xuống một vùng thung lũng, rừng núi rậm rạp bao quanh, phi đạo nổi bật lên. Không thấy dấu hiệu có người, hay dân cư sinh sống trong khu vực.
Chiếc trực thăng bay sát đầu ngọn cây, từ hướng đông, khi gần đến trại LLĐB Khân Đức, có tiếng súng nhỏ bắn lên, làm viên phi công vội vã bẻ góc bay tránh theo hướng khác. Tôi nhìn xuống quan sát trại LLĐB hoang tàn, phủ rêu xanh, cây cỏ đã mọc lên nhanh chóng… và có nhiều đường mòn rõ ràng, được xử dụng thường xuyên chạy đến và ngang qua căn cứ. Trong căn cứ có nhiều dấu vết mới đào xới của địch.
Khi trực thăng bay là là trên phi đạo, toán biệt kích chúng tôi nhẩy ra khỏi phi cơ, chạy biến vào hàng cây cạnh phi đạo. Ngay trước mắt toán biệt kích là một con đường mòn, có dấu chân người, chạy dọc theo phi đạo. Khi chiếc trực thăng bốc lên, chúng tôi nghe nhiều loạt tiếng súng nhỏ trên những ngọn đồi xung quanh và tiếng người la hét bên kia phi đạo. Tôi thoáng nhận ra rằng, mình đã chọn một bãi đáp xấu nhất, nguy hiểm nhất ngoài vùng 1 chiến thuật.
Mới năm trước một sư đoàn Bắc Việt tấn công trại LLĐB Khâm Đức và có lẽ… họ vẫn còn đóng quân ở trong khu vực. Biết vậy, toán biệt kích vẫn phải ở gần phi đạo và hy vọng (cầu nguyện) chiếc trực thăng quay trở lại đón chúng tôi, trước khi quân Bắc Việt đến. Ngay lập tức, toán biệt kích tổ chức phục kích ngay trên con đường mòn, chạy song song với phi đạo. Tôi cũng nhận thức rằng… trường hợp chạm địch, toán biệt kích phải rút ra xa phi đạo và trong khu vực rừng núi âm u, chưa biết sẽ tìm được một khoảng đất trống để làm bãi đáp để trực thăng vào cứu.
Mặc dầu đây mới chỉ là chuyến bay do thám, nhưng mỗi biệt kích vẫn bắt buộc phải mang theo súng đạn đầy đủ, hai bi đông nuớc, máy truyền tin PRC-25, đề phòng trường hợp trực thăng bị ngộ nạn, lúc đó toán biệt kích mới có khả năng “mưu sinh, thoát hiểm và đào tẩu”. Một điều tôi không có là tấm bản đồ hành quân 1/50.000 khu vực Khâm Đức. Bốn mươi lăm phút sau, trời xập tối, tôi tính nhẩm… chiếc trực thăng đã phải bay về căn cứ vì không đủ nhiên liệu, nên không quay trở lại đón toán biệt kích. Nghĩ vậy nên chúng tôi chuẩn bị lui ra xa khỏi phi đạo, trước khi trời trở nên hoàn toàn tối.
Nhưng khi toán biệt kích chuẩn bị di chuyển, tai tôi nghe được tiếng động cơ của một chiếc trực thăng cô đơn, và tiếng trực thăng nghe lớn dần, lớn dần. Toán biệt kích rời khu rừng, chạy ra phi đạo, vừa đúng lúc chiếc trực thăng bay đến từ hướng đông. Có tiếng súng nhỏ của địch bắn lên, nhưng viên phi công gan dạ, bình tĩnh bay đến chỗ toán biệt kích đang gom lại. Mọi người nhanh nhẹn leo lên, và chiếc trực thăng cất cánh bay về căn cứ hành quân tiền phương An Hòa.
Chúng tôi bay qua những rặng núi trong màn đêm, cách trại LLĐB Thường Đức khoảng 10 cấy số về hướng tây nam. Bỗng một nhân viên phi hành, vỗ vai tôi nói lớn (vì tiếng trực thăng) “Nói với toán viên của anh bình tĩnh. Mình sẽ phải đáp xuống”. Tôi trả lời của tôi là “Tại sao?”, “Phi cơ hết xăng! Anh không nghe tiếng động cơ hay sao?”. Lúc đó tôi mới để ý tiếng động cơ trực thăng không đều, vì hết xăng.
Viên phi công nói cho tôi biết, toán biệt kích Perkin chưa sẵn sàng để triệt xuất (tìm bãi đáp chưa ra, bị địch quân bao vây). Các trực thăng võ trang phải bay vào bắn phá xung quanh vị trí toán biệt kích để địch quân “de” lui. Mất một thời gian (cũng vì vậy trực thăng hết xăng), cả hai trực thăng, chiếc trực thăng của anh ta và chiếc “theo đuôi” mới vào, dùng dây McGuire Rig câu toán biệt kích Perkin ra. Sau đó anh ta đáp xuống một nơi an toàn để cho mấy người biệt kích qua trực thăng khác, bay về căn cứ. Anh ta biết không đủ xăng, nhưng hy vọng sẽ cứu được toán biệt kích của tôi rồi bay lết về, đáp trong trại LLĐB Thường Đức…
Viên phi công biết rằng (bị bắn lúc đáp, cất cánh), toán biệt kích “của anh ta” sẽ không sống sót qua đêm nếu bị bỏ rơi trên phi đạo Khâm Đức… Và người phi công can đảm đã anh dũng, một mình cô đơn, trên chiếc trực thăng gần hết xăng, bay trong màn đêm, trở lại Khâm Đức đón toán biệt kích. Anh ta quay trở lại vì đã hứa… tôi sẽ quay trở lại. Tôi không nhớ tên người phi công can đảm, nhưng sẽ nhớ mãi tiếng động cơ trực thăng gần hết xăng của anh ta.
Ngày hôm sau, tôi thuyết trình kế hoạch xâm nhập, dò thám vùng hành quân cho vị chỉ huy trưởng Delta cùng ban tham mưu. Chúng tôi lên đường theo đúng kế hoạch vào lúc hoàng hôn. Phi hành đoàn đưa chúng tôi đến bãi đáp chính. Hố bom đủ rộng để cho chiếc trực thăng hạ thấp xuống, rồi toán biệt kích leo xuống bằng thang dây.
Chuyến xâm nhập êm xuôi, toán biệt kích di chuyển đến gần hệ thống đường mòn của địch thì bị một toán canh gác của địch phát giác. Kết qủa gần giống như những toán biệt kích xâm nhập trước đây. Bị săn đuổi và trực thăng phải vào cấp cứu, triệt xuất.
Vũ Đình Hiếu
Theo tài liệu:
http://www.projectdelta.net/the_huey.htm
Dallas, TX. April 16, 2010
Tiếng Trực Thăng HUEY
Lần đầu tiên tôi nghe tiếng trực thăng khi chiếc máy bay đã gần hết nhiên liệu. Lúc đó Hành Quân Delta cùng với phi đoàn trực thăng tấn công 281 biệt phái, ra hành quân ngoài vùng 1 chiến thuật, tháng Sáu năm 1969.
Chúng tôi thiết lập căn cứ hành quân tiền phương trong một căn cứ của TQLC/HK ở An Hòa, để cho các toán biệt kích xâm nhập, dò thám đường biên giới Lào-Việt, gần trại LLĐB bỏ hoang Khâm Đức. Một buổi sáng giữa tháng Sáu, toán biệt kích do tôi chỉ huy được “mời” vào trung tâm hành quân, nghe sĩ quan tham mưu Delta thuyết trình và nhận lệnh hành quân xâm nhập. Chúng tôi nhận nhiệm vụ dò thám một khu vực hành quân (AO) với lệnh hành quân thật rõ ràng, phải lên đường xâm nhập lúc trời sắp tôi trong vòng ba ngày, và phải ở trong vùng hành quân năm ngày.
Khu vực hành quân xâm nhập giao phó cho chúng tôi có bề rộng 15×15 cây số vuông, trong vùng rừng núi rậm rạp, khoảng giữa trại LLĐB Khâm Đức và biên giới Lào-Việt. Và mục tiêu cho toán biệt kích dò thám là hệ thông đường, quân đội Bắc Việt mới xây dựng từ Lào chạy vào miền nam Việt Nam. Ngoài việc tìm kiếm những con đường, chúng tôi còn phải đo lường mức độ xử dụng (chuyển quân, đồ trang bị, tiếp vận, vũ khí).
Sau khi nhận lệnh hành quân, toán biệt kích được giới thiệu với phi hành đoàn trực thăng 281, mà có nhiệm vụ đưa chúng tôi đi thám thính, xâm nhập, triệt xuất, và tất cả những khi chúng tôi cần đến. Họ không làm việc với các toán biệt kích khác, cho đến khi chúng tôi xong nhiệm vụ và trở về. Nói một cách khác, phi hành đoàn cũng là thành viên trong toán biệt kích. Tiếp theo, là người trưởng toán biệt kích, tôi phải đi bay thám sát khu vực hành quân trước, trên một máy bay quan sát O-2 (FAC). Phi công lái máy bay quan sát FAC làm việc cho Hành Quân Delta rất quen thuộc với nhiệm vụ, thiện nghệ. Anh ta sẽ đưa tôi đi dò thám hệ thống đường mòn, tìm bãi đáp trực thăng chính, phụ để xâm nhập và để triệt xuất. Và nếu được tìm những khoảng đất trống cho trực thăng đáp, có thể cần đến trong trường hợp khẩn cấp
Sau khi trở về, tôi sẽ thuyết trình cho cả toán biệt kích biết những gì tôi trông thấy, những tin tức liên quan tới chuyến hành quân xâm nhập. Và bàn thảo kế hoạch thám sát khu vực được giao phó, thời khóa biểu hàng ngày và lộ trình di chuyển. Cuối cùng chúng tôi cùng nhau ôn lại những việc phải làm từ lúc rời căn cứ hành quân tiền phương cho đến khi quay về.
Tất cả chi tiết hành quân, mọi người trong toán biệt kích phải thuộc lòng, tốc độ di chuyển, lúc ngừng lại, nghỉ ngơi, ăn uống, canh phòng, ngủ, đồ “nghề” (trang bị đặc biệt cho mỗi chuyến hành quân, tùy theo nhiệm vụ) mang theo, và quan trọng nhất, phản ứng cấp thời khi chạm địch bất ngờ. Chúng tôi thực tập phục kích, bắt sống tù binh. Tin tức đầy đủ nhất khi đem về một tù binh. Khi đã xâm nhập khu vực hoạt động của địch, chúng tôi ít xử dụng lời nói, chỉ cần ra dấu bằng thủ hiệu vì ai cũng biết rõ nhiệm vụ của mình.
Trong lúc di chuyển hay tạm dừng quân, mỗi biệt kích được phân chia một góc độ trách nhiệm, để tác xạ và quan sát. Ngay cả lúc đóng quân đêm, toán biệt kích lúc nào cũng phải sẵn sàng tác chiến trong một vòng tròn 360 độ. Đang di chuyển, theo thủ lệnh của người đi đầu, toán biệt kích có thể thay đổi đội hình để phục kích trong vòng một vài giây đồng hồ, và sẵn sàng chiến đấu trong bất cứ đội hình nào.
Một ngày trước khi lên đường xâm nhập, cả toán biệt kích sẽ đi bay với phi hành đoàn trực thăng Huey để thám sát điạ thế khu vực hành quân. Toán biệt kích cần nhìn thấy khu vực hành quân, mục tiêu, bãi đáp trực thăng. Riêng người phi công bắt buộc phải nhìn rõ, biết rõ bãi đáp trực thăng dự trù có thể thả toán biệt kích xâm nhập hay không.
Bãi đáp trực thăng cho toán biệt kích của tôi xâm nhập, cũng như hầu hết, thường là một hố bom, trong một cánh rừng rậm rạp, và trên một sườn núi. Bao giờ cũng có một nghi vấn cho viên phi công, có thể đáp được trên hố bom hay không? Điều này tùy thuộc vào khả năng lái máy bay, lòng can đảm, tự tin. Những cây cao xung quanh hố bom thường cao khoảng 200 bộ, toán biệt kích cần phi công cho trực thăng hạ thấp cao độ xuống 155 bộ để leo xuống bằng thang dây dài 35 bộ, rồi nhẩy xuống khi còn cách mặt đất khoảng 10 bộ.
Bình thường các toán biệt kích Delta lên đường xâm nhập trong những tia nắng cuối cùng của một ngày (hoàng hôn, lúc trời sắp tắt nắng). Chiếc trực thăng chở toán biệt kích sẽ bay trong hợp đoàn “thả biệt kích”, gồm có: trực thăng chỉ huy (C&C), trực thăng chở toán biệt kích xâm nhập, trực thăng phụ (bay theo sau, để cấp cứu), hai chiếc trực thăng võ trang Cobra hộ tống, phi cơ quan sát O-2 (FAC), và trực thăng chở toán của tôi đi thám sát điạ thế.
Khi hợp đoàn trực thăng đang bay, chợt nghe trên hệ thống truyền tin, toán biệt kích của Ted Perkin, mới xâm nhập hôm qua. Ted báo cáo toán biệt kích đã chạm súng với địch, bị tổn thấy và yêu cầu cấp cứu bằng dây McGuire Rig. Cấp chỉ huy Delta ngồi trên trực thăng chỉ huy quyết định nhanh chóng, chia đôi hợp đoàn trực thăng. Một nửa tiếp tục nhiệm vụ thả toán biệt kích, nửa kia bay đi cứu toán biệt kích Perkin.
Viên phi công hỏi tôi, tìm một bãi đáp tạm, thả toán biệt kích của tôi xuống để đi cứu toán Perkin rồi sẽ quay lại đón bọn tôi. Tôi nhìn xuống, chỉ thấy mỗi phi đạo của trại LLĐB Khâm Đức đã bỏ hoang có thể làm bãi đáp, nên trả lời, cho toán biệt kích của tôi xuống đó. Lập tức, viên phi công chở chúng tôi rời đội hình, bay về hướng trại LLĐB Khâm Đức.
Theo trí nhớ của tôi, trại LLĐB Khâm Đức đã bị bỏ hoang, sau khi bị bao vây và tấn công với cả một sư đoàn chính quy Bắc Việt. Căn cứ đã hoang tàn đổ nát, nhưng phi đạo vẫn còn đó. Phi đạo Khâm Đức rất đặc biệt, dài khoảng một dặm, tráng nhựa đường, có lằn sơn trắng chạy dài ở giữa. Từ trên không nhìn xuống một vùng thung lũng, rừng núi rậm rạp bao quanh, phi đạo nổi bật lên. Không thấy dấu hiệu có người, hay dân cư sinh sống trong khu vực.
Chiếc trực thăng bay sát đầu ngọn cây, từ hướng đông, khi gần đến trại LLĐB Khân Đức, có tiếng súng nhỏ bắn lên, làm viên phi công vội vã bẻ góc bay tránh theo hướng khác. Tôi nhìn xuống quan sát trại LLĐB hoang tàn, phủ rêu xanh, cây cỏ đã mọc lên nhanh chóng… và có nhiều đường mòn rõ ràng, được xử dụng thường xuyên chạy đến và ngang qua căn cứ. Trong căn cứ có nhiều dấu vết mới đào xới của địch.
Khi trực thăng bay là là trên phi đạo, toán biệt kích chúng tôi nhẩy ra khỏi phi cơ, chạy biến vào hàng cây cạnh phi đạo. Ngay trước mắt toán biệt kích là một con đường mòn, có dấu chân người, chạy dọc theo phi đạo. Khi chiếc trực thăng bốc lên, chúng tôi nghe nhiều loạt tiếng súng nhỏ trên những ngọn đồi xung quanh và tiếng người la hét bên kia phi đạo. Tôi thoáng nhận ra rằng, mình đã chọn một bãi đáp xấu nhất, nguy hiểm nhất ngoài vùng 1 chiến thuật.
Mới năm trước một sư đoàn Bắc Việt tấn công trại LLĐB Khâm Đức và có lẽ… họ vẫn còn đóng quân ở trong khu vực. Biết vậy, toán biệt kích vẫn phải ở gần phi đạo và hy vọng (cầu nguyện) chiếc trực thăng quay trở lại đón chúng tôi, trước khi quân Bắc Việt đến. Ngay lập tức, toán biệt kích tổ chức phục kích ngay trên con đường mòn, chạy song song với phi đạo. Tôi cũng nhận thức rằng… trường hợp chạm địch, toán biệt kích phải rút ra xa phi đạo và trong khu vực rừng núi âm u, chưa biết sẽ tìm được một khoảng đất trống để làm bãi đáp để trực thăng vào cứu.
Mặc dầu đây mới chỉ là chuyến bay do thám, nhưng mỗi biệt kích vẫn bắt buộc phải mang theo súng đạn đầy đủ, hai bi đông nuớc, máy truyền tin PRC-25, đề phòng trường hợp trực thăng bị ngộ nạn, lúc đó toán biệt kích mới có khả năng “mưu sinh, thoát hiểm và đào tẩu”. Một điều tôi không có là tấm bản đồ hành quân 1/50.000 khu vực Khâm Đức. Bốn mươi lăm phút sau, trời xập tối, tôi tính nhẩm… chiếc trực thăng đã phải bay về căn cứ vì không đủ nhiên liệu, nên không quay trở lại đón toán biệt kích. Nghĩ vậy nên chúng tôi chuẩn bị lui ra xa khỏi phi đạo, trước khi trời trở nên hoàn toàn tối.
Nhưng khi toán biệt kích chuẩn bị di chuyển, tai tôi nghe được tiếng động cơ của một chiếc trực thăng cô đơn, và tiếng trực thăng nghe lớn dần, lớn dần. Toán biệt kích rời khu rừng, chạy ra phi đạo, vừa đúng lúc chiếc trực thăng bay đến từ hướng đông. Có tiếng súng nhỏ của địch bắn lên, nhưng viên phi công gan dạ, bình tĩnh bay đến chỗ toán biệt kích đang gom lại. Mọi người nhanh nhẹn leo lên, và chiếc trực thăng cất cánh bay về căn cứ hành quân tiền phương An Hòa.
Chúng tôi bay qua những rặng núi trong màn đêm, cách trại LLĐB Thường Đức khoảng 10 cấy số về hướng tây nam. Bỗng một nhân viên phi hành, vỗ vai tôi nói lớn (vì tiếng trực thăng) “Nói với toán viên của anh bình tĩnh. Mình sẽ phải đáp xuống”. Tôi trả lời của tôi là “Tại sao?”, “Phi cơ hết xăng! Anh không nghe tiếng động cơ hay sao?”. Lúc đó tôi mới để ý tiếng động cơ trực thăng không đều, vì hết xăng.
Viên phi công nói cho tôi biết, toán biệt kích Perkin chưa sẵn sàng để triệt xuất (tìm bãi đáp chưa ra, bị địch quân bao vây). Các trực thăng võ trang phải bay vào bắn phá xung quanh vị trí toán biệt kích để địch quân “de” lui. Mất một thời gian (cũng vì vậy trực thăng hết xăng), cả hai trực thăng, chiếc trực thăng của anh ta và chiếc “theo đuôi” mới vào, dùng dây McGuire Rig câu toán biệt kích Perkin ra. Sau đó anh ta đáp xuống một nơi an toàn để cho mấy người biệt kích qua trực thăng khác, bay về căn cứ. Anh ta biết không đủ xăng, nhưng hy vọng sẽ cứu được toán biệt kích của tôi rồi bay lết về, đáp trong trại LLĐB Thường Đức…
Viên phi công biết rằng (bị bắn lúc đáp, cất cánh), toán biệt kích “của anh ta” sẽ không sống sót qua đêm nếu bị bỏ rơi trên phi đạo Khâm Đức… Và người phi công can đảm đã anh dũng, một mình cô đơn, trên chiếc trực thăng gần hết xăng, bay trong màn đêm, trở lại Khâm Đức đón toán biệt kích. Anh ta quay trở lại vì đã hứa… tôi sẽ quay trở lại. Tôi không nhớ tên người phi công can đảm, nhưng sẽ nhớ mãi tiếng động cơ trực thăng gần hết xăng của anh ta.
Ngày hôm sau, tôi thuyết trình kế hoạch xâm nhập, dò thám vùng hành quân cho vị chỉ huy trưởng Delta cùng ban tham mưu. Chúng tôi lên đường theo đúng kế hoạch vào lúc hoàng hôn. Phi hành đoàn đưa chúng tôi đến bãi đáp chính. Hố bom đủ rộng để cho chiếc trực thăng hạ thấp xuống, rồi toán biệt kích leo xuống bằng thang dây.
Chuyến xâm nhập êm xuôi, toán biệt kích di chuyển đến gần hệ thống đường mòn của địch thì bị một toán canh gác của địch phát giác. Kết qủa gần giống như những toán biệt kích xâm nhập trước đây. Bị săn đuổi và trực thăng phải vào cấp cứu, triệt xuất.
Vũ Đình Hiếu
Theo tài liệu:
http://www.projectdelta.net/the_huey.htm
Dallas, TX. April 16, 2010