Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 07 -06 -2023.

xxx


HoaLuc Dep
************

bbc.com

Vỡ đập Ukraine: Liên Hiệp Quốc cảnh báo về 'hậu quả cực kỳ nghiêm trọng'


Ảnh vệ tinh

Nguồn hình ảnh, Maxar

Chụp lại hình ảnh,

Đập Kakhovka, ở hạ lưu hồ chứa Kakhovka khổng lồ, đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực, một bức ảnh từ công ty vệ tinh Maxar

  • Tác giả, Alex Binley từ London và Paul Adams từ Kyiv
  • Vai trò, BBC News

Liên Hiệp Quốc cảnh báo việc phá hủy con đập lớn ở Ukraine sẽ gây ra "hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến hàng ngàn người".

Giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc, Martin Griffiths, cho biết quy mô của thảm họa tại đập Kakhovka ở miền nam Ukraine sẽ trở nên rõ ràng trong những ngày tới.

Hàng ngàn người phải chạy đi lánh nạn sau khi nhà của họ bị ngập lụt trong khu vực đang xảy ra chiến sự. Có những lo ngại mực nước có thể tăng cao hơn nữa.

Ukraine và Nga cáo buộc nhau cho vụ nổ con đập hôm thứ Ba 6/6.

Tuy nhiên, tuyên bố của các bên chưa được BBC kiểm chứng.

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào cuối ngày thứ Ba, ông Griffiths cảnh báo rằng hàng ngàn người ở miền nam Ukraine đang phải đối mặt với "mất nhà cửa, lương thực, nước sạch và sinh kế".

Khi các cuộc sơ tán hàng loạt tiếp tục diễn ra vào sáng thứ Tư 7/6 tại khu vực Kherson của Ukraine, các hình ảnh vệ tinh đã xuất hiện cho thấy sức tàn phá trên diện rộng.

Một trong những bức ảnh cho thấy một khu cảng và khu công nghiệp bị ngập lụt ở thủ phủ Kherson của khu vực, hiện do Ukraine kiểm soát.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một số cư dân địa phương tuyệt vọng đã cố gắng cứu vớt bất cứ thứ gì họ có thể

Hàng ngàn người đang được sơ tán ở hạ nguồn của một con đập lớn bị vỡ ở Ukraine do Nga nắm quyền kiểm soát.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết 80 thị trấn và làng mạc có thể bị ngập lụt sau khi con đập Nova Kakhovka bị phá hủy mà ông Zelensky do Nga gây ra.

Nước đang dâng cao trên sông Dnipro và được cho là có nguy cơ gây lũ lụt thảm khốc cho thành phố Kherson.

Nga đã phủ nhận việc phá hủy con đập - mà Nga đang kiểm soát - thay vào đó nguyên nhân là từ cuộc pháo kích của Ukraine.

Cả tuyên bố của Ukraine và Nga đều chưa được BBC kiểm chứng.

Đập Kakhovka, ở hạ lưu hồ chứa Kakhovka khổng lồ, đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực.

Con đập này cung cấp nước cho nông dân và người dân, cũng như cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Đây cũng là một kênh quan trọng dẫn nước về phía nam tới Crimea do Nga chiếm đóng.

Bên quản lý các nhà máy thủy điện thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine - công ty Ukrhydroenergo cảnh báo rằng lượng nước tràn xuống hạ lưu từ hồ chứa dự kiến đạt đỉnh ​​​​vào sáng thứ Tư.

Công ty này cho biết sau đó là một giai đoạn "ổn định", với nước dự kiến ​​sẽ rút nhanh trong vòng bốn đến năm ngày.

Có những lo ngại về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - lớn nhất châu Âu - sử dụng nước hồ chứa để làm mát.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tình hình đang trong tầm kiểm soát và "không có nguy cơ về an toàn hạt nhân ngay tức thì" đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Nguồn hình ảnh, HÌNH ẢNH VỆ TINH ©2022 MAXAR TECHNOLOGIES

Chụp lại hình ảnh,

Một bức ảnh từ công ty vệ tinh Maxar cho thấy cảng và khu công nghiệp bị ngập lụt thuộc thành phố Kherson

Đoạn băng ghi hình cho thấy một dòng nước lũ chảy qua một lỗ thủng trong đập. Một số thị trấn đã bị ngập lụt, trong khi người dân ở các khu vực xa hơn ở hạ lưu buộc phải di tản bằng xe buýt và xe lửa.

Khoảng 40.000 người cần được sơ tán, Phó Tổng công tố Viktoriya Lytvynova cho biết trên truyền hình Ukraine - 17.000 người ở lãnh thổ do Ukraine kiểm soát ở phía tây sông Dnipro và 25.000 ở phía đông do Nga kiểm soát.

Phát biểu trên truyền hình Ukraine, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Ihor Klymenko cho biết đến nay khoảng 1.000 người đã được sơ tán và 24 khu định cư đã bị ngập lụt.

Ông cáo buộc Nga đã nã pháo vào khu vực phía nam Kherson, nơi người dân đang được sơ tán, đồng thời đưa ra cảnh báo về những mối nguy hiểm khi bom mìn bị lộ ra do mực nước dâng cao.

Andriy, một cư dân địa phương, sống gần con đập - nơi bị lực lượng Nga chiếm giữ ngay sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 - cho biết ông tin rằng Nga muốn "nhấn chìm" thành phố của ông.

Tại thành phố Kherson do Ukraine kiểm soát, một phụ nữ tên là Lyudmyla - người đang chất đồ đạc của mình, trong đó có máy giặt, lên xe kéo gắn vào một chiếc ô tô cũ - cho biết: "Chúng tôi sợ lũ lụt. Chúng tôi đang gom đồ đạc của mình lên cao hơn chút."

Bà kêu gọi các lực lượng Nga "cút khỏi đây... họ đang bắn vào chúng tôi. Họ đang làm chúng tôi ngập lụt hoặc làm điều gì đó khác".

Một cư dân khác của thành phố, Serhiy, cho biết anh sợ "mọi thứ sẽ chết đi ở đây".

"Tất cả các sinh vật sống và con người sẽ phải rời đi vì lũ," ông nói, chỉ vào những ngôi nhà và khu vườn gần đó.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Thành phố Kherson cách con đập 50 dặm về phía hạ lưu

Trên bờ sông Nova Kakhovka do Nga chiếm giữ, người đứng đầu thị trấn này do Moscow bổ nhiệm, ông Vladimir Leontyev, cho biết nơi này chìm trong biển nước và 900 người đã được sơ tán.

Ông cho biết 53 xe buýt đã được chính quyền điều động để đưa người dân từ thành phố và hai khu định cư khác gần đó đến nơi an toàn.

Ông cũng thông tin rằng mực nước đã dâng cao hơn 11m và một số cư dân đã được đưa đến bệnh viện.

Các quan chức do Kremlin chỉ định nói thị trấn nhỏ Oeshky cũng bị ngập nặng.

Vườn thú Kazkova Dibrova trên bờ sông do Nga quản lý đã bị ngập hoàn toàn và tất cả 300 loài vật đã chết, theo thông tin từ Facebook của cơ quan này.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ vỡ đập vào đầu giờ hôm thứ Ba, nhưng cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã cáo buộc Nga cố tình làm nổ tung con đập.

Điều này có vẻ hợp lý, vì Moscow có thể đã lo sợ rằng các lực lượng Ukraine sẽ sử dụng con đường qua con đập để tiến vào lãnh thổ do Nga đang chiếm đóng, theo một phần của cuộc phản công từ Ukraine.

Đối với Nga, lo lắng bảo vệ phần lãnh thổ đã chiếm giữ ở miền nam Ukraine, thì con đập rõ ràng là một vấn.

Giống như khi lực lượng Ukraine tấn công các cầu đường bộ và đường sắt ở hạ lưu vào mùa thu năm ngoái trong một nỗ lực nhằm cô lập lực lượng Nga trong và xung quanh Kherson, Nga có thể đã quyết định phá hủy con đập để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine - điều mà họ lo sợ có thể đến từ nhiều hướng.

Tuy nhiên, một quan chức Nga tuyên bố Ukraine thực hiện cuộc tấn công vào con đập để làm giảm thiểu những gì mà Nga cho là thất bại trong cuộc phản công và lấy lại Crimea, bán đảo phía nam Ukraine bị Nga sáp nhập trái phép vào năm 2014.

Một chiến dịch phản công của Ukraine đã được mong đợi từ lâu. Kyiv cho biết họ sẽ không đưa ra cảnh báo trước về việc bắt đầu cuộc tấn công nhưng sự gia tăng hoạt động quân sự gần đây đang được xem là một dấu hiệu mới cho thấy cuộc phản công có thể đã bắt đầu.

Vào tối thứ Ba 6/6, Tổng thống Zelensky cho biết việc phá hủy con đập sẽ không ngăn cản được Ukraine. "Chúng tôi vẫn sẽ giải phóng toàn bộ các vùng đất của mình", ông nói trong một bài phát biểu qua video.

Trước đó cùng ngày, ông Zelensky đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh và quốc phòng của đất nước để thảo luận về vấn đề này.

Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến công xung quanh "điểm nóng chiến sự" ở Bakhmut, nhưng không thông tin liệu cuộc phản công đã bắt đầu hay chưa.

Bakhmut trong nhiều tháng qua là điểm nóng giao tranh ác liệt vì tuy có ít giá trị chiến lược nhưng lại quan trọng về mặt biểu tượng đối với cả Kyiv lẫn Moscow.

Yuri Sak, một cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, nói với chương trình Today của BBC Radio 4 rằng các cuộc nghe lén điện thoại cho thấy Nga muốn nhắm tới nhiều con đập hơn nữa.

"Họ thực sự đang kêu gọi cho nổ thêm nhiều đập trên sông Dnipro," ông nói.

Ukraine gọi vụ tấn công vào con đập là "tàn phá sinh thái" và nói rằng 150 tấn dầu động cơ đã tràn ra sông Dnipro.

Công ty Ukrhydroenergo cho biết một nhà máy điện liên kết với con đập đã "bị phá hủy hoàn toàn... cấu trúc thủy lực đang bị cuốn trôi".

Các nhà lãnh đạo thế giới đã đổ lỗi cho vụ nổ cho nhà nước Nga, một số gọi đây là tội ác chiến tranh.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng nếu Nga bị phát hiện chịu trách nhiệm về sự cố vỡ đập thì điều đó sẽ "chứng tỏ mức thấp mới mà chúng ta sẽ chứng kiến đến ​​từ sự gây hấn của Nga".

Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg, cho biết việc phá hủy con đập một lần nữa cho thấy sự tàn bạo của cuộc chiến của Nga ở Ukraine, trong khi Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết ông "bị sốc trước cuộc tấn công chưa từng có".

Công ước Geneva rõ ràng cấm việc nhắm mục tiêu vào các con đập trong chiến tranh do mối nguy hiểm có thể xảy đến cho dân thường.


************

rfi.fr

TT Zelensky : « Vụ vỡ đập Kakhovka không ảnh hưởng đến kế hoạch phản công của Ukraina »

Ngay trong ngày 06/06/2023, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trấn an công luận: « Khả năng giải phóng đất nước của Kiev vẫn nguyên vẹn » bất chấp vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka. Các lực lượng Ukraina đã được chuẩn bị « tối đa » về việc phản công giành lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Giới phân tích quân sự tỏ ra thận trọng hơn.

Đăng ngày:


Một số nhà quan sát cho rằng việc đập Kakhovka bị phá hủy một phần đang « thu hẹp những khả năng của quân đội Ukraina trong mục đích » đẩy lùi quân Nga. Chuyên gia về quân sự Stéphane Audrand được nhiều phương tiện truyền thông của Pháp trích dẫn đánh giá : « Thêm một cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraina về điện lực bị phá hủy, gây thêm thảm họa cho thường dân Ukraina, đồng thời thu hẹp những phương án phản công cũng như về mặt hậu cần của Ukraina ». Hơn nữa, vẫn theo chuyên gia này, chính quyền Kiev sẽ phải huy động một phần quân đội và các lực lượng cứu hộ để sơ tán dân cư trong các vùng bị ngập lụt, giải quyết khủng hoảng về y tế do vụ vỡ đập gây ra. Khả năng can thiệp quân sự phản công của Ukraina qua đó sẽ bị « thu hẹp lại ».

Về phần giáo sư Sergey Radchenko, giảng dậy tại đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, ông cho rằng, « những nỗ lực của binh sĩ Ukraina băng qua con sông Dniepr sẽ thêm khó khăn, phía Nga nhờ vậy có thêm thời gian để chuẩn bị và thậm chí là để tập trung vào những khu vực khác trong vùng ». Đập bị vỡ làm ít nhất hơn 2500 km vuông bị nhận chìm, xe thiết giáp của Ukraina không thể di chuyển trong một khu vực khá rộng lớn và chiến tranh « không thể xảy ra trong khoảng 160 cây số » ở khu vực đang có giao tranh. Tuy nhiên vẫn giáo sư Radchenko nhắc lại là trước vụ vỡ đập, do toàn khu vực này khá ẩm ướt, thường xuyên bị ngập lụt, cho nên quân đội Ukraina không mấy thiên về giả thuyết chọn địa điểm này để phản công. 

Trên cơ sở này, tờ báo mạng Oukrainska Pravda từ Kiev kết luận : Vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka « không ảnh hưởng gì đến khả năng phản công của quân đội Ukraina ». Trái lại, một tờ báo mạng của Nga Astra đăng tải nhiều hình ảnh một phần đập Kakhovka bị vỡ và trích lời bình của nhiều blogger quân sự Nga theo đó « khách quan mà nói, quân đội Nga có lợi trong vụ này » nhờ ngăn chặn được kế hoạch « tấn công bằng đường thủy » của Ukraina.


***********

Tại Tòa án Công lý Quốc tế, Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’

Trọng Thành

Ukraina và Nga một lần nữa đối mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, hôm qua, 06/06/2023. Kiev cáo buộc Matxcơva vi phạm các công ước về chống tài trợ khủng bố, và công ước chống kỳ thị chủng tộc. Đơn kiện được đệ trình năm 2017.

Đăng ngày:


2 phút

Ngoại trưởng Ukraina Oksana Zolotaryova (G) cùng với các luật sư của Ukraina tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye, Hà Lan ngày 06/06/2023.
Ngoại trưởng Ukraina Oksana Zolotaryova (G) cùng với các luật sư của Ukraina tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye, Hà Lan ngày 06/06/2023. AFP - REMKO DE WAAL

Trước các thẩm phán của Tòa Công lý Quốc Tế, đại diện Ukraina cũng tố cáo Nga ‘‘không thể giành chiến thắng trên chiến trường’’, đã nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự ‘‘để buộc Ukraina phải khuất phục’’, cụ thể là vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka ở Kherson, ít giờ trước khi diễn ra phiên tòa.

Thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình từ La Haye :

‘‘Đây là ‘‘một chiến dịch hù dọa, reo rắc sợ hãi’’. Trước 16 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế, các luật sư của Ukraina đã tố cáo như trên. Đại sứ chuyên trách về tư pháp quốc tế của Ukraina, Anton Korynevitch, nhắc lại rằng cuộc chiến – với ‘‘quy mô’’ chưa từng có kể từ Thế chiến Hai – đã khởi sự ngay từ năm 2014. Ba năm sau, Ukraina đệ đơn kiện Nga.

Ông Anton Korynevitch cũng nhắc lại rằng, kể từ đó đã có thêm vụ thảm sát Butcha, trung tâm tra tấn ở Kherson, các trại giam được lập ra nhằm cưỡng bức người Ukraina sang Nga, cho đến vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka, vài giờ trước khi diễn ra phiên xử, điều mà đại diện Ukraina gọi là ‘‘hành động khủng bố’’. 

Về nội dung, đơn kiện của Ukraina đặc biệt nhắm vào việc Nga ủng hộ và tài trợ cho các lực lượng ly khai thân Nga tại các vùng đất mà họ kiểm soát ở Donbass, kể từ năm 2014. Các luật sư cũng nêu lên vấn đề các vũ khí Nga cung cấp, không phân biệt giữa dân sự và quân sự.

Các luật sư cũng nhấn mạnh rằng trước mỗi cuộc họp nhằm thực thi các thỏa thuận Minsk, lại có nhiều vụ tấn công. Ukraina cáo buộc Nga đã vi phạm công ước chống kỳ thị chủng tộc. Hôm qua, 06/06, Ukraina cáo buộc Matxcơva có chính sách sách ‘‘Nga hóa’’ dân cư các vùng đất chiếm đóng. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai, thứ Năm 08/06. Đến lượt phía Nga trình bày quan điểm’’.


********

rfi.fr

Ukraina : Hậu quả của thảm họa vỡ đập thủy điện Kakhovka

Phan Minh

Đập thủy điện Nova Kakhovka ở miền nam Ukraina hôm 06/06/2023 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ nổ chưa rõ nguồn gốc, khiến ngập lụt nghiêm trọng dọc theo bờ sông Dniepr đang là mối bận tâm của cả Nga lẫn Ukraina. RFI xin liệt kê vài nét chính về con đập được AFP tổng hợp.

Vai trò của đập Kakhovka 

Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina, đập Kakhovka là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý vì cơ sở hạ tầng này là mục tiêu chiến lược đối với cả hai bên tham chiến ở nhiều khía cạnh. 

Đập Kakhovka là một công trình mang tính chiến lược cao. Kiev và Matxcơva cáo buộc nhau làm vỡ đập Kakhovka ở miền nam Ukraina, vốn là nguồn cung cấp nước chính cho bán đảo Crimée, và đây cũng là mục tiêu quan trọng của Nga kể từ khi nước này phát động chiến tranh chống lại Ukraina. 

Đập thủy điện trên sông Dniepr nằm ở chiến tuyến giữa các khu vực ở Ukraina do Matxcơva kiểm soát và phần còn lại của đất nước, bị vỡ vào thời điểm mà Kiev đang tích cực "khiêu khích" hệ thống phòng thủ của Nga để chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn. 

Nguồn cung cấp nước cho Crimée bị ảnh hưởng 

Nằm cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, đập Kakhovka là công trình được xây dựng một phần bằng bê tông và đất, dài 3.273 mét. Đây là một trong những cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Ukraina. Theo trang web của công ty Ukrhydroenergo, công suất của nhà máy thủy điện là 334,8 megawatt (MW). 

Được xây dựng vào những năm 1950, dưới thời Liên Xô, đập Kakhovka cho phép đưa nước vào Kênh đào Bắc Crimée, xuất phát từ miền nam Ukraina và đi qua toàn bộ bán đảo Crimée, bị Matxcơva chiếm đóng và sáp nhập từ năm 2014. 

Do đó, việc phá hủy con đập này sẽ gây ra những khó khăn đáng kể cho việc cung cấp nước cho Crimée, nơi mà Kiev tuyên bố muốn tái chiếm. 

Thượng nguồn của con đập là hồ chứa nước Kakhovka, một hồ chứa nước nhân tạo được hình thành trên dòng chảy của sông Dniepr, dài 240 km và rộng 23 km. 

Cả con đập Kakhovka lẫn nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia đều do quân đội Nga chiếm giữ trong những ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24/02/2022. 

Những rủi ro đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 

Do chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, hồ chứa nước Kakhovka phục vụ việc làm mát nhiên liệu nguyên tử của nhà máy. Việc con đập bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về việc mực nước ở thượng nguồn bị giảm, gây ra mối đe dọa mới đối với an toàn của nhà máy. Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina cảnh báo rằng mối nguy hiểm "hiện đang gia tăng nhanh chóng"

Mặc dù vậy, các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có mặt tại hiện trường, thẩm định vào hôm 06/06 rằng "không có mối nguy hạt nhân tức thì". Giám đốc nhà máy Zaporijjia, Yuri Tchernichuk cũng không tỏ ra bi quan khi ông viết trên mạng Telegram rằng hệ thống làm mát của nhà máy có thể được duy trì bởi "một số nguồn thay thế". Ông nói thêm rằng 6 lò phản ứng của nhà máy đã ngừng hoạt động với 5 lò đã "nguội" và lò còn lại vẫn còn "nóng". Đối với IAEA, bể làm mát "sẽ đủ để cung cấp nước cho nhà máy trong vòng nhiều tháng", nhưng không loại trừ khả năng xảy ra rủi ro trong dài hạn. 

Hướng tới một thảm họa sinh thái ? 

Các quan chức Ukraina cho biết 150 tấn dầu động cơ đã đổ xuống sông Dniepr hôm 06/06. Daria Zarivna, cố vấn truyền thông của cố vấn tổng thống Ukraina Andriy Yermak, cho biết trên mạng Telegram rằng dầu vẫn tiếp tục có thể rò rỉ và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Trong một thông cáo báo chí, phủ tổng thống Ukraina đã định lượng "nguy cơ rò rỉ bổ sung" đạt mức "hơn 300 tấn dầu". Vẫn trên Telegram, Andriy Yermak đã lên án Nga là "một kẻ hủy diệt sinh thái" phạm tội ác chống lại môi trường. 

Việc đập Kakhovka bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về những hậu quả đáng kể đối với hệ động vật và thực vật của khu vực phía nam Ukraina này. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cho biết rằng thiệt hại về môi trường đặc biệt đáng lo ngại khi toàn bộ hệ sinh thái đang phải đối mặt với thiệt hại lâu dài và không thể đảo ngược do lũ lụt. 

Kiev nhấn mạnh đến "tội ác chiến tranh" 

Với những ngôi làng "bị ngập hoàn toàn hoặc một phần", chính quyền Ukraina đã nhanh chóng lên án Nga phạm "tội ác chiến tranh" và tổng thống Volodymyr Zelensky đã triệu tập khẩn cấp Hội đồng An ninh Ukraina để bàn về chủ đề này. 

Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Zelensky chỉ trích Nga : "Mục tiêu của những kẻ khủng bố rõ ràng là tạo chướng ngại vật nhằm kìm hãm các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraina." 

Theo Kiev, "khoảng 16.000 người hiện đang sống trong khu vực nguy cấp" bị đe dọa bởi lũ lụt, trong khi Matxcơva đánh giá 14 địa phương, nơi có "hơn 22.000 người sinh sống" đang ở trong tình trạng như vậy, nhưng "tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát". 

Hồi tháng 10/2022, khi giao tranh nổ ra trong khu vực với cuộc phản công thắng lợi của Kiev, tổng thống Zelensky đã cáo buộc quân đội Nga phá hoại con đập và các cơ sở của nhà máy Zaporijjia. 

Ai hưởng lợi từ việc đập Kakhovka bị phá hủy ? 

Nhiều nhà quan sát phương Tây nghiêng về giả thuyết Nga phá hoại đập Kakhovka để làm chậm đà tiến của quân đội Ukraina, vào thời điểm mà Kiev đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. 

Những trận lũ lụt sau khi con đập bị phá hủy đã khiến hàng ngàn người phải sơ tán trong giai đoạn nhạy cảm này, đồng thời có nguy cơ gây cản trở các hoạt động quân sự mà quân đội Ukraina đang tiến hành. Về mặt quân sự, mực nước dâng cao ở khu vực Kherson sẽ gây khó khăn trong việc vượt sông trong khuôn khổ một chiến dịch đổ bộ có thể được thực hiện bởi quân đội Ukraina nhằm tìm cách chiếm lại hữu ngạn sông Dniepr. 

Nhà sử học người Anh Sergey Radchencko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins nhận định trên mạng Twitter là về mặt logic, Matxcơva sẽ là thủ phạm hợp lý bởi với việc gây lũ lụt ở hạ lưu Nova Kakhovka, quân đội Nga sẽ làm chậm đà phản công của quân đội Ukraina. Matxcơva có điều kiện câu giờ và có thể tập trung vào các khu vực khác của mặt trận, kéo dài khoảng 1.000 km. 

Stéphane Audrand, chuyên gia tư vấn độc lập của Pháp thì nhận thấy rằng Ukraina không hưởng lợi gì trong trường hợp này khi thêm một cơ sở hạ tầng – một công cụ sản xuất điện của họ bị phá hủy, đồng thời lũ lụt mang lại thêm khổ đau cho thường dân và làm hạn chế các khả năng tấn công và hậu cần của Ukraina.

Nguồn : AFP, France 24, Franceinfo

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Nga-Trung tuần tra không quân chung tại Thái Bình Dương. Chiến dịch diễn ra trong ngày hôm nay, 06/06/2023, trên không phận biển Nhật Bản và biển Hoa Đông. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nêu rõ cuộc tuần tra chung này được tiến hành trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác thường niên với quân đội Nga được bắt đầu từ năm 2019. Tuy nhiên, không quân Hàn Quốc phải cho cất cánh các chiếc tiêm kích sau khi bốn chiến đấu cơ của Nga và bốn máy bay Trung Quốc thâm nhập vào vùng phòng không nước này ở phía Nam và Đông bán đảo Triều Tiên.  

(AFP) – Iran tiết lộ tên lửa siêu thanh mới. Hôm nay, 06/06/2023, lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran, đã phô bày tên lửa siêu thanh, được đặt tên là Fattah, trước sự hiện diện của tổng thống Ebrahim Raissi, tại một địa điểm không được nêu tên. Theo truyền thông Nhà nước, chiếc tên lửa này, do lực lượng Hàng không – Không gian chế tạo, có tầm bắn đến 1.400 km, và vận tốc đạt được trước khi đánh trúng mục tiêu là nhanh hơn vận tốc âm thanh từ 13-15 lần. 

(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ đến Ả Rập Xê Út. Ngoại trưởng Anthony Blinken từ hôm nay, 06/06/2023, có chuyến công du ba ngày Ả Rập Xê Út, và gặp hoàng thái tử Mohammed ben Salmane tại Jeddah, bên bờ Biển Đỏ. Mục tiêu là nhằm hâm nóng quan hệ Mỹ - Ả Rập Xê Út. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Ryad vừa nối lại bang giao với hai kẻ thù của Mỹ là Iran và Syria, làm thay đổi diện mạo địa chính trị khu vực. 

(AFP) – Pháp: Một phần mười người trẻ tuổi gặp « khó khăn » trong đọc hiểu. Nghiên cứu do bộ Giáo Dục công bố hôm nay, 06/06/2023, cho biết thêm là gần một nửa trong số này hiện trong tình trạng mù chữ. Khảo sát này được tiến hành nơi 750.000 người trong độ tuổi từ 16-25 nhân Ngày Quốc Phòng Công Dân năm 2022.  

(Yonhap) – Hàn Quốc tìm cách giành ghế trong Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngành ngoại giao Hàn Quốc đang chạy nước rút để Hàn Quốc có được một ghế không thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2024-2025. Nếu được bầu, đây sẽ là lần thứ ba Hàn Quốc nằm trong số 10 thành viên không thường trực của HĐBA LHQ sau các nhiệm kỳ 1996-1997 và 2013-2014. Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu vào hôm nay 06/06/2023 tại New York.

(AFP) – Singapore chuẩn bị « dẹp » hoạt động đua ngựa. Sau hơn 180 năm, hoạt động đua ngựa ở Singapore sắp kết thúc với việc trường đua ngựa duy nhất của đảo quốc sư tử sắp đóng cửa để tái thiết kế làm nhà ở cho người dân. Câu lạc bộ Turf Singapore (STC) cho biết chặng đua cuối cùng, Grand Singapore Gold Cup lần thứ 100, sẽ diễn ra vào tháng 10/2024. STC được thành lập vào năm 1842 bởi một thương gia người Scotland và những người đam mê đua ngựa khác.

(RFI) – Hơn 30 người bị cáo buộc « tổ chức bạo loạn và đảo chính » ở Kyrgyzstan bị bắt. GKNB, cơ quan mật vụ của Kyrgyzstan, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị trong nước, hôm nay 06/06/2023 thông báo rằng hơn 30 người bị cáo buộc muốn "tổ chức bạo loạn và đảo chính" ở Kyrgyzstan đã bị bắt giữ. Ủy ban Nhà nước về An ninh Quốc gia của Kyrgyzstan đã triệt phá các hoạt động bất hợp pháp của một nhóm người đang bí mật chuẩn bị tổ chức bạo loạn trong nước nhằm giành chính quyền bằng vũ lực.


***********

voatiengviet.com

Ukraine lên án Nga là ‘nhà nước khủng bố’ tại Tòa án Thế giới

Reuters

Ukraine ngày 6/6 gọi Nga là một quốc gia khủng bố tại tòa án hàng đầu của Liên hiệp quốc khi các phiên điều trần bắt đầu trong vụ kiện về việc Moscow ủng hộ phe ly khai thân Nga bị cáo giác bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Đây là lần đầu tiên luật sư của Ukraine và Nga gặp nhau tại Tòa án Công lý Quốc tế ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hôm 24/2/2022. Các toán pháp lý với hàng chục đại diện đã được mỗi bên cử đến.

Một hội đồng gồm 16 thẩm phán tại ICJ bắt đầu nghe tuyên bố của Ukraine rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước chống khủng bố của Liên hiệp quốc bằng cách trang bị và tài trợ cho các lực lượng thân Nga vốn đã bắn hạ chiếc máy bay phản lực, giết chết tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn.

Ukraine cũng yêu cầu tòa án có trụ sở tại The Hague ra lệnh cho Nga ngừng phân biệt đối xử với nhóm sắc tộc Tatar ở Crimea, một bán đảo Ukraine bị Nga chiếm đóng từ năm 2014.

Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ lưu động Ukraine Anton Korynevych đã bình luận về việc đập thủy điện Nova Kakhovka vừa bị nổ tung vài giờ trước đó trên lãnh thổ do Nga kiểm soát ở vùng Kherson phía nam Ukraine. Kyiv nói Nga cho nổ con đập; Điện Kremlin đã đổ lỗi cho những gì họ nói là sự phá hoại của Ukraine.

“Nga không thể đánh bại chúng tôi trên chiến trường, vì vậy họ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự để cố gắng khiến chúng tôi phải khuất phục”, ông Korynevych nói trong các phiên điều trần, mô tả hành động của Nga là “hành động của một quốc gia khủng bố.”

“Mới hôm nay Nga đã cho nổ tung một con đập lớn..., gây ra nhiều cuộc sơ tán thường dân, thiệt hại sinh thái và đe dọa sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.”

Moscow đã tìm cách bác bỏ vụ kiện, cho rằng ICJ không có thẩm quyền.

Chuyến bay MH17 bị một phi đạn do Nga sản xuất bắn hạ vào ngày 17/7/2014 trên bầu trời phía đông Ukraine do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát.

Tháng 11 năm ngoái, một tòa án Hà Lan đã kết án vắng mặt hai người Nga và một người Ukraine theo phe ly khai vì vai trò của họ và kết án họ tù chung thân. Tòa án phát hiện ra rằng Nga có “sự kiểm soát tổng thể” đối với các lực lượng ly khai.

Ukraine muốn tòa án phán rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước chống khủng bố bằng cách cung cấp tiền và vũ khí cho các lực lượng thân Nga ở Ukraine kể từ năm 2014, bao gồm cả nhóm bị cáo buộc bắn hạ MH17.

Nga đã tẩy chay các phiên điều trần tại tòa án vào tháng 3 năm 2022 giải quyết yêu cầu của Ukraine áp dụng các biện pháp khẩn cấp, trong một vụ kiện khác của ICJ, trong đó Kyiv đang phản bác cáo buộc của Nga về tội diệt chủng đối với những người nói tiếng Nga ở Ukraine. Kyiv gọi tuyên bố đó là sự biện minh không có thật cho cuộc xâm lược của Nga.

Ukraine cũng lập luận rằng Nga đang phân biệt đối xử với người sắc tộc Ukraine và người Tatar ở Crimea trong nỗ lực xóa bỏ nền văn hóa của họ.

“(Nga) đang theo đuổi một dự án dài hạn nhằm xóa bỏ các quyền và nền văn hóa đã khiến Ukraine trở thành một quốc gia đa sắc tộc đáng tự hào, để xóa sạch những gì tạo nên người Ukraine và những gì tạo nên người Tatar ở Crimea,” ông Harold Koh, một luật sư của chính phủ Ukraine, nói.

Nga phủ nhận các vi phạm nhân quyền có hệ thống trên lãnh thổ Ukraine mà nước này chiếm đóng.

Tòa án đã hoãn lại vào ngày 6/6 sau khi Ukraine kết thúc phần trình bày của mình. Nga sẽ có cơ hội trả lời vụ kiện của Kyiv vào ngày 8/6 tại tòa.

Các phán quyết của ICJ, tòa án hàng đầu của Liên hiệp quốc về tranh chấp giữa các quốc gia, có tính ràng buộc nhưng không có cơ chế thực thi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng là đối tượng của lệnh bắt giữ từ Tòa án Hình sự Quốc tế, cũng ở The Hague, với cáo buộc tội ác chiến tranh liên quan đến việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine. Điện Kremlin phủ nhận điều này.


**********

Tính toán của Anh khi tiên phong gửi nhiều vũ khí tiên tiến cho Ukraine?

Khánh Như

Trong hơn 15 tháng kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Anh đã gửi nhiều loại vũ khí cho chính quyền Kyiv. Đây cũng là nước đầu tiên cung cấp viện trợ sát thương và các hệ thống tiên tiến như xe tăng phương Tây cho Ukraine.

Anh cho đến nay đã hỗ trợ tổng cộng 4,6 tỉ USD (107 nghìn tỉ đồng) cho chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky, nhiều thứ hai trong số các đồng minh của Ukraine sau Mỹ (37,6 tỉ USD), Forces đưa tin.

Tính toán của Anh khi tiên phong gửi nhiều vũ khí tiên tiến cho Ukraine? - Ảnh 1.

Anh đã gửi tổng cộng 14 xe tăng Challenger II cho Ukraine

AFP

Theo giới phân tích, ngoài việc thúc đẩy chiến sự kết thúc, thông qua các gói viện trợ quân sự, các quan chức Anh cũng đang gây áp lực lên các chính phủ khác, bao gồm Mỹ. Tất cả điều này nhằm đảm bảo cho Ukraine chiếm thế chủ động trong bất kỳ cuộc hòa đàm nào với Nga.

Thúc giục đồng minh

Theo đài NBC News, minh chứng cho tính toán của Anh có thể thấy từ việc nước này gửi 14 xe tăng chiến đấu Challenger 2 tới Ukraine vào tháng 3. Khi đó, một số nhà phân tích nói rằng động thái này chỉ mang tính tượng trưng vì số lượng xe tăng quá ít để tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt quân sự, và Ukraine không có nguồn cung hậu cần về lâu dài cho những chiếc này. Tuy nhiên, ngay sau khi Anh gửi xe tăng tiên tiến đến Ukraine thì Đức và Mỹ cũng đã làm điều tương tự.

Tên lửa Storm Shadow sẽ thay HIMARS gây sức ép lên lực lượng Nga ở Ukraine?

Ông Tobias Ellwood, một thành viên bảo thủ của quốc hội và chủ tịch của Ủy ban Tuyển chọn Quốc phòng Anh nhận định rằng xe tăng Challenger không nhất thiết phải là hệ thống mà Ukraine cần. Tuy nhiên, theo ông, việc cung cấp loại vũ khí này sẽ cho phép "những người khác làm theo".

Tính toán của Anh khi tiên phong gửi nhiều vũ khí tiên tiến cho Ukraine? - Ảnh 2.

Tên lửa Storm Shadow được trưng bày tại Triển lãm hàng không Farnborough hồi năm 2018

AFP

Ông William Taylor, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, nhận định Anh đang đi tiên phong trong hỗ trợ chính quyền ông Zelensky. Anh là một trong những nước đầu tiên cung cấp các hệ thống vũ khí tinh vi khác, bao gồm xe bọc thép, hệ thống tên lửa phóng loạt, vũ khí chống tăng hạng nhẹ, tên lửa dẫn đường tầm ngắn và tên lửa phòng không cho Ukraine.

Dập tắt nỗi lo leo thang xung đột?

Anh cũng là quốc gia duy nhất cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadows với tầm hoạt động 250 km và máy bay không người lái có thể bay xa 200 km cho Ukraine. Theo Tướng đã về hưu Ben Hodges, người từng là Tư lệnh Lục quân Mỹ ở châu Âu, điều này đã làm giảm bớt lo ngại từ các đồng minh về việc gửi cho Ukraine vũ khí tầm xa có tầm bắn vươn đến Nga.

Các quan chức Anh cũng cho biết nước này hy vọng sẽ phá vỡ thế bế tắc ngoại giao khi đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo ngại rằng việc cung cấp cho Kyiv những loại vũ khí có thể kéo nhóm này cuộc chiến trực tiếp với Nga.

Ngoài ra, theo ông Daniel Vajdich, chủ tịch công ty tư vấn Yorktown Solutions (Mỹ), việc Anh chuyển giao vũ khí tiên tiến cũng phản bác những nghi ngại rằng việc quyết định của London là "không thực tế" vì Ukraine không thể sử dụng và bảo trì chúng một cách hiệu quả. 

Vấn đề của Anh

Tuy nhiên, các quan chức Anh thừa nhận rằng việc cung cấp vũ khí một cách chắp vá như vậy cho Ukraine sẽ không đảm bảo Kyiv có một chiến thắng cuối cùng. 

Theo tờ Daily Mall, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace mới đây cũng thừa nhận rằng phương Tây đang "cạn kiệt" nguồn viện trợ quân sự và phải mua thêm để kịp gửi vũ khí cho Ukraine. 

Một báo cáo được công bố vào tháng 3 nêu rõ rằng nếu các khoản viện trợ cho Ukraine tiếp tục với tốc độ hiện tại, thì sẽ mất 10 năm để kho vũ khí của Anh đạt đến mức chấp nhận được.

Trong bối cảnh đó, phát biểu tại Hội nghị Quốc phòng London tuần trước, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết vẫn cam kết cung cấp vũ khí cho Ukraine trong thời gian dài, London vẫn đang "dẫn đầu cuộc đàm phán" với các đồng minh về những thỏa thuận dài hạn để đảm bảo an ninh cho Kyiv.


***********

Iran giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên của đất nước

Reuters

Iran hôm 6/6 giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên do Iran sản xuất, theo lời mô tả của các quan chức nước này, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin. Đây được xem là một thông báo có khả năng làm tăng mối lo ngại của phương Tây về khả năng tên lửa của Tehran, theo Reuters.

Truyền thông nhà nước Iran công bố hình ảnh tên lửa Fattah tại một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ebrahim Rahisi và các chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran.

“Tên lửa siêu thanh được dẫn đường chính xác Fattah có tầm bắn 1.400 km và nó có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ”, Amirali Hajizadeh, người đứng đầu lực lượng hàng không vũ trụ của Vệ binh, được truyền thông nhà nước Iran trích dẫn.

Tên lửa siêu thanh có thể bay nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh và bay theo quỹ đạo phức tạp, khiến chúng khó bị đánh chặn.

Năm ngoái, quốc gia Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ đã chế tạo được một tên lửa đạn đạo siêu thanh có thể di chuyển vào và ra khỏi bầu khí quyển.

Truyền hình nhà nước cho biết tên lửa Fattah của Iran có thể nhắm mục tiêu vào “các hệ thống chống tên lửa tiên tiến của kẻ thù và là một bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa”.

“Nó có thể vượt qua các hệ thống tên lửa chống đạn đạo tiên tiến nhất của Hoa Kỳ và chế độ phục quốc Do Thái, bao gồm cả hệ thống đánh chặn tên lửa ‘Vòm sắt’ (Iron Dome) của Israel”, đài truyền hình nhà nước Iran nói.

Tốc độ tối đa của Fattah đạt mức mach 14 (15.000km/h).

Bất chấp sự phản đối của Mỹ và châu Âu, nước Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa phòng thủ. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Iran đôi khi phóng đại khả năng tên lửa của mình.

Những lo ngại về tên lửa đạn đạo của Iran đã góp phần vào quyết định của tổng thống Mỹ vào năm 2018, khi đó là ông Donald Trump, từ bỏ hiệp ước hạt nhân năm 2015 của Tehran với sáu cường quốc.

Ông Trump đã áp dụng lại các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân, khiến Tehran tiếp tục công việc hạt nhân bị cấm trước đó và hồi sinh những mối lo ngại của Hoa Kỳ, châu Âu và Israel rằng Iran có thể tìm cách chế tạo bom nguyên tử. Iran đã liên tục phủ nhận chuyện có tham vọng như vậy.

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Tehran và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đã bị đình trệ kể từ tháng 9 năm ngoái.

Israel, là nước mà quốc gia Cộng hòa Hồi giáo từ chối công nhận, phản đối nỗ lực của các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Tehran và từ lâu đã đe dọa sẽ hành động quân sự nếu các biện pháp ngoại giao thất bại.


************

Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt



Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt - Ảnh 1.

Bức ảnh rõ nét ngày 6-6 cho thấy thiệt hại với đập Nova Kakhovka - Ảnh: REUTERS

Chiến sự Ukraine trở lại tâm điểm sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka. Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc bên còn lại là thủ phạm. Giới chuyên gia trung lập vẫn đang chờ thêm dữ liệu cho bình luận khách quan.

* Tình báo Mỹ chuẩn bị có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine?

Theo Đài NBC, Mỹ có thông tin tình báo cho thấy Nga là thủ phạm phá đập Nova Kakhovka. Hiện Washington đang giải mật một số thông tin tình báo và sẽ chia sẻ sớm nhất vào cuối ngày 6-6 (giờ Mỹ, tức trưa nay 7-6 theo giờ Việt Nam).

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) của Mỹ thừa nhận chưa thể đánh giá ai là thủ phạm. Tuy nhiên, ISW dẫn ra một nhận định của chính trung tâm này hồi tháng 10 năm ngoái. Trong đó ISW tin rằng Nga sẽ phá đập để cản bước tiến của Ukraine. 

ISW cũng cho rằng Ukraine không có lợi gì trong việc phá đập. Thời điểm vỡ đập, Nga được cho là vẫn đang kiểm soát khu vực này. Twitter của ISW là địa chỉ tìm đến của những người quan tâm tình hình chiến sự Nga - Ukraine, với các cập nhật mỗi ngày.

Sông Dnipro, nơi đập Nova Kakhovka nằm vắt ngang, giữ vai trò như một ranh giới tự nhiên chia cắt các khu vực Nga và Ukraine kiểm soát. Hiện Nga vẫn đang giữ các khu vực phía đông sông Dnipro. 

* Nhà Trắng từ chối đưa ra kết luận

Trong cuộc họp báo rạng sáng 7-6, Nhà Trắng khẳng định đang theo dõi sát ảnh hưởng của vụ vỡ đập Nova Kakhovka. Một khu vực rộng lớn phía tây nam con đập đã chìm trong nước.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Nhà Trắng, ông John Kirby, cho biết Mỹ chưa có kết luận điều gì đã khiến đập Nova Kakhovka bị vỡ. Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood cùng ngày cũng đưa ra thông điệp tương tự.

"Chúng tôi đã xem các tin tức nói Nga chịu trách nhiệm cho vụ việc. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đánh giá những thông tin trên, phối hợp với phía Ukraine để thu thập thêm dữ liệu. Tuy nhiên, hiện thời chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận chuyện gì đã xảy ra", ông Kirby trả lời báo chí.

Cũng theo ông Kirby, vụ vỡ đập có thể đã khiến "nhiều người thiệt mạng" và hàng ngàn người Ukraine phải di tản. Cả Nga và Ukraine đều chưa công bố thiệt hại nhân mạng.

* Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn

Trong tuyên bố rạng sáng 7-6, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya tuyên bố Nga "chắc chắn không bao giờ phá đập Nova Kakhovka". Đại diện của Nga cũng tiết lộ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn nhưng không cho biết thời gian.

Bộ Ngoại giao Nga xác nhận đã yêu cầu Hội đồng Bảo an và nhiều tổ chức quốc tế khác thảo luận về vụ việc. Bộ Quốc phòng Nga trước đó cáo buộc Ukraine đã sử dụng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tấn công đập Nova Kakhovka.

Theo Hãng thông tấn Tass của Nga, giai đoạn nguy hiểm sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka đã qua. Cảnh báo lụt đã được phát tại các khu vực do Nga kiểm soát nằm ven sông Dnipro. 

Tass cũng dẫn lời các quan chức địa phương do Nga chỉ định cho biết thiệt hại với con đập dài khoảng 3km là rất lớn. Việc sửa chữa sẽ giống như xây lại một con đập mới hoàn toàn.

* Ukraine củng cố quyết tâm "giải phóng đất nước"

Trong thông điệp video cuối ngày 6-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi vụ vỡ đập Nova Kakhovka là "một quả bom môi trường có sức hủy diệt hàng loạt". Ông Zelensky cũng cáo buộc Nga chủ ý phá hủy con đập và nhà máy thủy điện.

Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh việc phá hủy đập sẽ không ngăn được nước này "giải phóng toàn bộ đất đai thuộc về mình". Ông cũng khẳng định chỉ có thu hồi tất cả các vùng lãnh thổ đang bị Nga chiếm đóng mới ngăn được các vụ việc như ở đập Nova Kakhovka tái diễn.

Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt - Ảnh 3.

Vị trí đập Nova Kakhovka và các khu vực bị lụt sau khi đập bị vỡ - Nguồn: New York Times, ISW. Việt hóa: DUY LINH

* Ngoại trưởng Mỹ sắp tới Trung Quốc

Ngày 6-6, truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sắp tới Trung Quốc "trong vài tuần nữa". Hãng tin Bloomberg dẫn lời một quan chức tiết lộ, song không nói rõ thời gian.

Bộ Ngoại giao Mỹ không xác nhận nhưng cũng chẳng phủ nhận thông tin. Thay vào đó, bộ này cho biết chưa có thông tin để cung cấp. Hồi tháng 2 rồi, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã hoãn đến Bắc Kinh sau vụ khinh khí cầu Trung Quốc "đi lạc" vào không phận Mỹ.

Chính quyền Washington sau đó cho biết chuyến đi sẽ diễn ra vào thời điểm phù hợp khác. Thông tin ông Blinken sắp đến Bắc Kinh được hé lộ không lâu sau chuyến đi của một quan chức ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đến Trung Quốc.

* Hàn Quốc trở lại Hội đồng Bảo an

Với 180/192 phiếu ủng hộ, Hàn Quốc đã trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong cuộc bỏ phiếu kín ngày 6-6 (giờ Mỹ). Nhiệm kỳ thứ ba của Hàn Quốc tại cơ quan quyền lực nhất Liên Hiệp Quốc sẽ bắt đầu từ ngày 1-1-2024.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc sẽ được tiếp cận các tài liệu của Hội đồng Bảo an từ tháng 8-2023. Từ tháng 10-2023, Hàn Quốc sẽ được dự những cuộc họp của cơ quan này. 

Các nước khác cũng trúng cử ngày 6-6 gồm Algeria (184/192), Guyana (191/192) và Sierra Leone (188/192). Hàn Quốc là ứng viên duy nhất đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong đợt này. 

Nhiệm kỳ của Hàn Quốc sẽ có 1 năm chứng kiến 3 nước Đông Bắc Á cùng có ghế trong Hội đồng Bảo an, gồm Trung Quốc (thành viên thường trực), Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhiệm kỳ của Nhật Bản sẽ kết thúc vào cuối năm 2024.

Lần đầu xứ kim chi làm ủy viên không thường trực là vào năm 1996, theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc. Lần thứ hai là năm 2013. Seoul sẽ giữ ghế chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an vào tháng 6-2024.

Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt - Ảnh 5.

Niềm vui của phái đoàn đại diện Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc sau khi có kết quả - Ảnh: YONHAP

* Hàng chục công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt

Ngày 6-6, cùng ngày Iran công bố tên lửa đạn đạo siêu vượt âm đầu tiên, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với hơn một chục cá nhân và công ty ở Trung Quốc. Danh sách trừng phạt gồm ông Davoud Damghani, tùy viên quân sự Iran tại đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh.

Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc ông Damghani giữ vai trò điều phối, tìm kiếm máy móc từ các công ty Trung Quốc. Số thiết bị này được dùng cho chương trình tên lửa của Iran. Bộ Ngoại giao Iran và Trung Quốc cùng các công ty bị trừng phạt chưa bình luận.

* Căng thẳng ở Kosovo có lối thoát

Ngày 6-6, giới chức Kosovo thông báo đang tính khả năng tổ chức bầu cử lại ở 4 thành phố có đông người Serb. Tuy nhiên, Kosovo cần nhận được một số cam kết từ các bên, trong đó có Serbia, nước vẫn xem Kosovo là một phần lãnh thổ.

Bạo lực bùng phát khi chính quyền Kosovo bổ nhiệm các thị trưởng gốc Albania ở các thành phố có đông người Serbia. Tỉ lệ cử tri đi bầu chỉ là 3,5%. Vụ việc khiến người Serb tức giận, dẫn tới việc NATO đưa quân hỗ trợ Kosovo lập lại trật tự.

Kosovo có diện tích gần 11.000km2. Năm 2008, vùng lãnh thổ này tuyên bố độc lập khỏi Serbia nhưng Belgrade không công nhận. Khoảng 100 nước thành viên Liên Hiệp Quốc cũng không thừa nhận Kosovo. 

Thành phố xe đạp

Ảnh của Anadolu Agency/Getty Images

Ảnh của Anadolu Agency/Getty Images

Những chiếc xe đạp đã xếp lại với nhau thành một chiếc xe đạp khổng lồ tại thành phố Bogotá ở Colombia. Với khoảng 8 triệu dân, thành phố Bogotá có quãng đường dành cho xe đạp bao phủ hơn 360km. Gần 84.000 người sử dụng mạng lưới xe đạp của Bogotá mỗi ngày để tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm.


*********

Singapore quyết định chấm dứt đua ngựa sau hơn 180 năm


Trong thông cáo phát đi cuối ngày 5/6, Câu lạc bộ Đua ngựa Singapore, đơn vị vận hành Kranji, trường đua ngựa duy nhất ở quốc đảo sư tử, cho biết: “Đua ngựa có một lịch sử lâu đời và nổi bật ở Singapore. Các cuộc đua sẽ tiếp tục cho đến giải Cúp vàng Grand Singapore lần thứ 100 vào ngày 5/10/2024. Câu lạc bộ sẽ tiếp tục đảm bảo tinh thần thể thao, sự an toàn và tính toàn vẹn của mọi cuộc đua".

Kranji, trường đua ngựa duy nhất ở Singapore. Ảnh: Racing and Sports

Theo BBC, đua ngựa bắt đầu du nhập vào Singapore năm 1842, khi thương gia người Scotland William Henry Macleod Read và một số người cùng đam mê thành lập Câu lạc bộ Thể thao Singapore. Họ đã biến một khu đất bán đầm lầy ở Farrer Park, trung tâm hòn đảo thành một trường đua ngựa. Năm 1924, địa điểm được đổi tên thành Câu lạc bộ Đua ngựa Singapore.

Đua ngựa đã chứng minh không chỉ hấp dẫn với người châu Âu, mà còn thu hút cả những tay đua giàu có người Hoa và Mã Lai. Năm 1933, khi đua ngựa trở thành môn thể thao ngày càng phổ biến trên đảo, trường đua đã được chuyển đến một địa điểm lớn hơn tại Bukit Timah, phía tây Singapore.

Tháng 3/2000, Câu lạc bộ Đua ngựa Singapore đã chuyển đến địa điểm hiện tại của Kranji, phía bắc đảo quốc. Trường đua ngựa trị giá 500 triệu đôla Singapore (370,9 triệu USD) này có khán đài 5 tầng, với sức chứa 30.000 khán giả. Tuy nhiên, câu lạc bộ đã chứng kiến​​ số khán giả sụt giảm đáng kể trong thập kỷ qua.

Chính phủ Singapore thông báo sẽ lấy lại khu đất rộng 120 héc-ta của trường đua để làm nhà ở công cộng và tư nhân, “nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như đảm bảo đủ quỹ đất cho các thế hệ tương lai”. Bộ Phát triển quốc gia Singapore cũng cho biết sẽ cân nhắc cả các nhu cầu sử dụng khác, bao gồm vui chơi và giải trí.


********

voatiengviet.com

Ukraine đề nghị họp Hội đồng Bảo an LHQ, có thêm lệnh trừng phạt về vụ phá đập

Reuters

Ukraine hôm thứ Ba (6/6) kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp để thảo luận “cuộc tấn công khủng bố của Nga”, theo cách gọi của họ, vào đập Kakhovka ở miền nam Ukraine.

Ukraine cũng nói rằng họ muốn hội đồng quản trị của cơ quan giám sát hạt nhân thuộc Liên Hiệp Quốc thảo luận về vụ việc và yêu cầu có các biện pháp trừng phạt quốc tế mới đối với Nga, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp tên lửa và lĩnh vực hạt nhân của Nga.

Các quan chức Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau về vụ vỡ con đập nằm trong vòng kiểm soát của Nga hôm 6/6, khiến người dân sống ở vùng lân cận đập phải sơ tán.

“Chúng tôi coi việc Liên bang Nga cho nổ con đập... là một hành động khủng bố chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, nhằm mục đích gây ra càng nhiều thương vong dân sự và hủy hoại (càng nhiều) càng tốt”, Bộ Ngoại giao Ukraine nói trong một tuyên bố.

“Vụ tấn công khủng bố vào (nhà máy thủy điện) Kakhovka trước đây đã được thảo luận sôi nổi ở cấp lực lượng chiếm đóng ở vùng Kherson (miền nam Ukraine) và những người tuyên truyền trên truyền hình Nga, điều này cho thấy nó đã được lên kế hoạch từ trước”.

Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án Nga về vụ việc và yêu cầu Moscow bồi thường hậu quả.

“Chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia thuộc Nhóm G7 và EU khẩn trương xem xét việc áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng mới đối với Liên bang Nga, đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp tên lửa và lĩnh vực hạt nhân của Nga”, tuyên bố nói thêm.

Bộ này cho biết một loạt các hành động do họ soạn thảo “bao gồm Ukraine triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đưa vấn đề về cuộc tấn công khủng bố của Nga vào cuộc họp của Hội đồng Thống đốc IAEA (Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế)”.

Bộ cũng kêu gọi Cơ chế Bảo vệ Dân sự của Liên minh Châu Âu tham gia. Một quốc gia có thể yêu cầu được hỗ trợ thông qua cơ chế này khi gặp trường hợp khẩn cấp.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 07 -06 -2023.

xxx


HoaLuc Dep
************

bbc.com

Vỡ đập Ukraine: Liên Hiệp Quốc cảnh báo về 'hậu quả cực kỳ nghiêm trọng'


Ảnh vệ tinh

Nguồn hình ảnh, Maxar

Chụp lại hình ảnh,

Đập Kakhovka, ở hạ lưu hồ chứa Kakhovka khổng lồ, đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực, một bức ảnh từ công ty vệ tinh Maxar

  • Tác giả, Alex Binley từ London và Paul Adams từ Kyiv
  • Vai trò, BBC News

Liên Hiệp Quốc cảnh báo việc phá hủy con đập lớn ở Ukraine sẽ gây ra "hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến hàng ngàn người".

Giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc, Martin Griffiths, cho biết quy mô của thảm họa tại đập Kakhovka ở miền nam Ukraine sẽ trở nên rõ ràng trong những ngày tới.

Hàng ngàn người phải chạy đi lánh nạn sau khi nhà của họ bị ngập lụt trong khu vực đang xảy ra chiến sự. Có những lo ngại mực nước có thể tăng cao hơn nữa.

Ukraine và Nga cáo buộc nhau cho vụ nổ con đập hôm thứ Ba 6/6.

Tuy nhiên, tuyên bố của các bên chưa được BBC kiểm chứng.

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào cuối ngày thứ Ba, ông Griffiths cảnh báo rằng hàng ngàn người ở miền nam Ukraine đang phải đối mặt với "mất nhà cửa, lương thực, nước sạch và sinh kế".

Khi các cuộc sơ tán hàng loạt tiếp tục diễn ra vào sáng thứ Tư 7/6 tại khu vực Kherson của Ukraine, các hình ảnh vệ tinh đã xuất hiện cho thấy sức tàn phá trên diện rộng.

Một trong những bức ảnh cho thấy một khu cảng và khu công nghiệp bị ngập lụt ở thủ phủ Kherson của khu vực, hiện do Ukraine kiểm soát.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một số cư dân địa phương tuyệt vọng đã cố gắng cứu vớt bất cứ thứ gì họ có thể

Hàng ngàn người đang được sơ tán ở hạ nguồn của một con đập lớn bị vỡ ở Ukraine do Nga nắm quyền kiểm soát.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết 80 thị trấn và làng mạc có thể bị ngập lụt sau khi con đập Nova Kakhovka bị phá hủy mà ông Zelensky do Nga gây ra.

Nước đang dâng cao trên sông Dnipro và được cho là có nguy cơ gây lũ lụt thảm khốc cho thành phố Kherson.

Nga đã phủ nhận việc phá hủy con đập - mà Nga đang kiểm soát - thay vào đó nguyên nhân là từ cuộc pháo kích của Ukraine.

Cả tuyên bố của Ukraine và Nga đều chưa được BBC kiểm chứng.

Đập Kakhovka, ở hạ lưu hồ chứa Kakhovka khổng lồ, đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực.

Con đập này cung cấp nước cho nông dân và người dân, cũng như cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Đây cũng là một kênh quan trọng dẫn nước về phía nam tới Crimea do Nga chiếm đóng.

Bên quản lý các nhà máy thủy điện thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine - công ty Ukrhydroenergo cảnh báo rằng lượng nước tràn xuống hạ lưu từ hồ chứa dự kiến đạt đỉnh ​​​​vào sáng thứ Tư.

Công ty này cho biết sau đó là một giai đoạn "ổn định", với nước dự kiến ​​sẽ rút nhanh trong vòng bốn đến năm ngày.

Có những lo ngại về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - lớn nhất châu Âu - sử dụng nước hồ chứa để làm mát.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tình hình đang trong tầm kiểm soát và "không có nguy cơ về an toàn hạt nhân ngay tức thì" đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Nguồn hình ảnh, HÌNH ẢNH VỆ TINH ©2022 MAXAR TECHNOLOGIES

Chụp lại hình ảnh,

Một bức ảnh từ công ty vệ tinh Maxar cho thấy cảng và khu công nghiệp bị ngập lụt thuộc thành phố Kherson

Đoạn băng ghi hình cho thấy một dòng nước lũ chảy qua một lỗ thủng trong đập. Một số thị trấn đã bị ngập lụt, trong khi người dân ở các khu vực xa hơn ở hạ lưu buộc phải di tản bằng xe buýt và xe lửa.

Khoảng 40.000 người cần được sơ tán, Phó Tổng công tố Viktoriya Lytvynova cho biết trên truyền hình Ukraine - 17.000 người ở lãnh thổ do Ukraine kiểm soát ở phía tây sông Dnipro và 25.000 ở phía đông do Nga kiểm soát.

Phát biểu trên truyền hình Ukraine, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Ihor Klymenko cho biết đến nay khoảng 1.000 người đã được sơ tán và 24 khu định cư đã bị ngập lụt.

Ông cáo buộc Nga đã nã pháo vào khu vực phía nam Kherson, nơi người dân đang được sơ tán, đồng thời đưa ra cảnh báo về những mối nguy hiểm khi bom mìn bị lộ ra do mực nước dâng cao.

Andriy, một cư dân địa phương, sống gần con đập - nơi bị lực lượng Nga chiếm giữ ngay sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 - cho biết ông tin rằng Nga muốn "nhấn chìm" thành phố của ông.

Tại thành phố Kherson do Ukraine kiểm soát, một phụ nữ tên là Lyudmyla - người đang chất đồ đạc của mình, trong đó có máy giặt, lên xe kéo gắn vào một chiếc ô tô cũ - cho biết: "Chúng tôi sợ lũ lụt. Chúng tôi đang gom đồ đạc của mình lên cao hơn chút."

Bà kêu gọi các lực lượng Nga "cút khỏi đây... họ đang bắn vào chúng tôi. Họ đang làm chúng tôi ngập lụt hoặc làm điều gì đó khác".

Một cư dân khác của thành phố, Serhiy, cho biết anh sợ "mọi thứ sẽ chết đi ở đây".

"Tất cả các sinh vật sống và con người sẽ phải rời đi vì lũ," ông nói, chỉ vào những ngôi nhà và khu vườn gần đó.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Thành phố Kherson cách con đập 50 dặm về phía hạ lưu

Trên bờ sông Nova Kakhovka do Nga chiếm giữ, người đứng đầu thị trấn này do Moscow bổ nhiệm, ông Vladimir Leontyev, cho biết nơi này chìm trong biển nước và 900 người đã được sơ tán.

Ông cho biết 53 xe buýt đã được chính quyền điều động để đưa người dân từ thành phố và hai khu định cư khác gần đó đến nơi an toàn.

Ông cũng thông tin rằng mực nước đã dâng cao hơn 11m và một số cư dân đã được đưa đến bệnh viện.

Các quan chức do Kremlin chỉ định nói thị trấn nhỏ Oeshky cũng bị ngập nặng.

Vườn thú Kazkova Dibrova trên bờ sông do Nga quản lý đã bị ngập hoàn toàn và tất cả 300 loài vật đã chết, theo thông tin từ Facebook của cơ quan này.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ vỡ đập vào đầu giờ hôm thứ Ba, nhưng cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã cáo buộc Nga cố tình làm nổ tung con đập.

Điều này có vẻ hợp lý, vì Moscow có thể đã lo sợ rằng các lực lượng Ukraine sẽ sử dụng con đường qua con đập để tiến vào lãnh thổ do Nga đang chiếm đóng, theo một phần của cuộc phản công từ Ukraine.

Đối với Nga, lo lắng bảo vệ phần lãnh thổ đã chiếm giữ ở miền nam Ukraine, thì con đập rõ ràng là một vấn.

Giống như khi lực lượng Ukraine tấn công các cầu đường bộ và đường sắt ở hạ lưu vào mùa thu năm ngoái trong một nỗ lực nhằm cô lập lực lượng Nga trong và xung quanh Kherson, Nga có thể đã quyết định phá hủy con đập để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine - điều mà họ lo sợ có thể đến từ nhiều hướng.

Tuy nhiên, một quan chức Nga tuyên bố Ukraine thực hiện cuộc tấn công vào con đập để làm giảm thiểu những gì mà Nga cho là thất bại trong cuộc phản công và lấy lại Crimea, bán đảo phía nam Ukraine bị Nga sáp nhập trái phép vào năm 2014.

Một chiến dịch phản công của Ukraine đã được mong đợi từ lâu. Kyiv cho biết họ sẽ không đưa ra cảnh báo trước về việc bắt đầu cuộc tấn công nhưng sự gia tăng hoạt động quân sự gần đây đang được xem là một dấu hiệu mới cho thấy cuộc phản công có thể đã bắt đầu.

Vào tối thứ Ba 6/6, Tổng thống Zelensky cho biết việc phá hủy con đập sẽ không ngăn cản được Ukraine. "Chúng tôi vẫn sẽ giải phóng toàn bộ các vùng đất của mình", ông nói trong một bài phát biểu qua video.

Trước đó cùng ngày, ông Zelensky đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh và quốc phòng của đất nước để thảo luận về vấn đề này.

Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến công xung quanh "điểm nóng chiến sự" ở Bakhmut, nhưng không thông tin liệu cuộc phản công đã bắt đầu hay chưa.

Bakhmut trong nhiều tháng qua là điểm nóng giao tranh ác liệt vì tuy có ít giá trị chiến lược nhưng lại quan trọng về mặt biểu tượng đối với cả Kyiv lẫn Moscow.

Yuri Sak, một cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, nói với chương trình Today của BBC Radio 4 rằng các cuộc nghe lén điện thoại cho thấy Nga muốn nhắm tới nhiều con đập hơn nữa.

"Họ thực sự đang kêu gọi cho nổ thêm nhiều đập trên sông Dnipro," ông nói.

Ukraine gọi vụ tấn công vào con đập là "tàn phá sinh thái" và nói rằng 150 tấn dầu động cơ đã tràn ra sông Dnipro.

Công ty Ukrhydroenergo cho biết một nhà máy điện liên kết với con đập đã "bị phá hủy hoàn toàn... cấu trúc thủy lực đang bị cuốn trôi".

Các nhà lãnh đạo thế giới đã đổ lỗi cho vụ nổ cho nhà nước Nga, một số gọi đây là tội ác chiến tranh.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng nếu Nga bị phát hiện chịu trách nhiệm về sự cố vỡ đập thì điều đó sẽ "chứng tỏ mức thấp mới mà chúng ta sẽ chứng kiến đến ​​từ sự gây hấn của Nga".

Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg, cho biết việc phá hủy con đập một lần nữa cho thấy sự tàn bạo của cuộc chiến của Nga ở Ukraine, trong khi Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết ông "bị sốc trước cuộc tấn công chưa từng có".

Công ước Geneva rõ ràng cấm việc nhắm mục tiêu vào các con đập trong chiến tranh do mối nguy hiểm có thể xảy đến cho dân thường.


************

rfi.fr

TT Zelensky : « Vụ vỡ đập Kakhovka không ảnh hưởng đến kế hoạch phản công của Ukraina »

Ngay trong ngày 06/06/2023, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trấn an công luận: « Khả năng giải phóng đất nước của Kiev vẫn nguyên vẹn » bất chấp vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka. Các lực lượng Ukraina đã được chuẩn bị « tối đa » về việc phản công giành lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Giới phân tích quân sự tỏ ra thận trọng hơn.

Đăng ngày:


Một số nhà quan sát cho rằng việc đập Kakhovka bị phá hủy một phần đang « thu hẹp những khả năng của quân đội Ukraina trong mục đích » đẩy lùi quân Nga. Chuyên gia về quân sự Stéphane Audrand được nhiều phương tiện truyền thông của Pháp trích dẫn đánh giá : « Thêm một cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraina về điện lực bị phá hủy, gây thêm thảm họa cho thường dân Ukraina, đồng thời thu hẹp những phương án phản công cũng như về mặt hậu cần của Ukraina ». Hơn nữa, vẫn theo chuyên gia này, chính quyền Kiev sẽ phải huy động một phần quân đội và các lực lượng cứu hộ để sơ tán dân cư trong các vùng bị ngập lụt, giải quyết khủng hoảng về y tế do vụ vỡ đập gây ra. Khả năng can thiệp quân sự phản công của Ukraina qua đó sẽ bị « thu hẹp lại ».

Về phần giáo sư Sergey Radchenko, giảng dậy tại đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, ông cho rằng, « những nỗ lực của binh sĩ Ukraina băng qua con sông Dniepr sẽ thêm khó khăn, phía Nga nhờ vậy có thêm thời gian để chuẩn bị và thậm chí là để tập trung vào những khu vực khác trong vùng ». Đập bị vỡ làm ít nhất hơn 2500 km vuông bị nhận chìm, xe thiết giáp của Ukraina không thể di chuyển trong một khu vực khá rộng lớn và chiến tranh « không thể xảy ra trong khoảng 160 cây số » ở khu vực đang có giao tranh. Tuy nhiên vẫn giáo sư Radchenko nhắc lại là trước vụ vỡ đập, do toàn khu vực này khá ẩm ướt, thường xuyên bị ngập lụt, cho nên quân đội Ukraina không mấy thiên về giả thuyết chọn địa điểm này để phản công. 

Trên cơ sở này, tờ báo mạng Oukrainska Pravda từ Kiev kết luận : Vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka « không ảnh hưởng gì đến khả năng phản công của quân đội Ukraina ». Trái lại, một tờ báo mạng của Nga Astra đăng tải nhiều hình ảnh một phần đập Kakhovka bị vỡ và trích lời bình của nhiều blogger quân sự Nga theo đó « khách quan mà nói, quân đội Nga có lợi trong vụ này » nhờ ngăn chặn được kế hoạch « tấn công bằng đường thủy » của Ukraina.


***********

Tại Tòa án Công lý Quốc tế, Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’

Trọng Thành

Ukraina và Nga một lần nữa đối mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, hôm qua, 06/06/2023. Kiev cáo buộc Matxcơva vi phạm các công ước về chống tài trợ khủng bố, và công ước chống kỳ thị chủng tộc. Đơn kiện được đệ trình năm 2017.

Đăng ngày:


2 phút

Ngoại trưởng Ukraina Oksana Zolotaryova (G) cùng với các luật sư của Ukraina tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye, Hà Lan ngày 06/06/2023.
Ngoại trưởng Ukraina Oksana Zolotaryova (G) cùng với các luật sư của Ukraina tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye, Hà Lan ngày 06/06/2023. AFP - REMKO DE WAAL

Trước các thẩm phán của Tòa Công lý Quốc Tế, đại diện Ukraina cũng tố cáo Nga ‘‘không thể giành chiến thắng trên chiến trường’’, đã nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự ‘‘để buộc Ukraina phải khuất phục’’, cụ thể là vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka ở Kherson, ít giờ trước khi diễn ra phiên tòa.

Thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình từ La Haye :

‘‘Đây là ‘‘một chiến dịch hù dọa, reo rắc sợ hãi’’. Trước 16 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế, các luật sư của Ukraina đã tố cáo như trên. Đại sứ chuyên trách về tư pháp quốc tế của Ukraina, Anton Korynevitch, nhắc lại rằng cuộc chiến – với ‘‘quy mô’’ chưa từng có kể từ Thế chiến Hai – đã khởi sự ngay từ năm 2014. Ba năm sau, Ukraina đệ đơn kiện Nga.

Ông Anton Korynevitch cũng nhắc lại rằng, kể từ đó đã có thêm vụ thảm sát Butcha, trung tâm tra tấn ở Kherson, các trại giam được lập ra nhằm cưỡng bức người Ukraina sang Nga, cho đến vụ tấn công vào ngôi đập Kakhovka, vài giờ trước khi diễn ra phiên xử, điều mà đại diện Ukraina gọi là ‘‘hành động khủng bố’’. 

Về nội dung, đơn kiện của Ukraina đặc biệt nhắm vào việc Nga ủng hộ và tài trợ cho các lực lượng ly khai thân Nga tại các vùng đất mà họ kiểm soát ở Donbass, kể từ năm 2014. Các luật sư cũng nêu lên vấn đề các vũ khí Nga cung cấp, không phân biệt giữa dân sự và quân sự.

Các luật sư cũng nhấn mạnh rằng trước mỗi cuộc họp nhằm thực thi các thỏa thuận Minsk, lại có nhiều vụ tấn công. Ukraina cáo buộc Nga đã vi phạm công ước chống kỳ thị chủng tộc. Hôm qua, 06/06, Ukraina cáo buộc Matxcơva có chính sách sách ‘‘Nga hóa’’ dân cư các vùng đất chiếm đóng. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai, thứ Năm 08/06. Đến lượt phía Nga trình bày quan điểm’’.


********

rfi.fr

Ukraina : Hậu quả của thảm họa vỡ đập thủy điện Kakhovka

Phan Minh

Đập thủy điện Nova Kakhovka ở miền nam Ukraina hôm 06/06/2023 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ nổ chưa rõ nguồn gốc, khiến ngập lụt nghiêm trọng dọc theo bờ sông Dniepr đang là mối bận tâm của cả Nga lẫn Ukraina. RFI xin liệt kê vài nét chính về con đập được AFP tổng hợp.

Vai trò của đập Kakhovka 

Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina, đập Kakhovka là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý vì cơ sở hạ tầng này là mục tiêu chiến lược đối với cả hai bên tham chiến ở nhiều khía cạnh. 

Đập Kakhovka là một công trình mang tính chiến lược cao. Kiev và Matxcơva cáo buộc nhau làm vỡ đập Kakhovka ở miền nam Ukraina, vốn là nguồn cung cấp nước chính cho bán đảo Crimée, và đây cũng là mục tiêu quan trọng của Nga kể từ khi nước này phát động chiến tranh chống lại Ukraina. 

Đập thủy điện trên sông Dniepr nằm ở chiến tuyến giữa các khu vực ở Ukraina do Matxcơva kiểm soát và phần còn lại của đất nước, bị vỡ vào thời điểm mà Kiev đang tích cực "khiêu khích" hệ thống phòng thủ của Nga để chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn. 

Nguồn cung cấp nước cho Crimée bị ảnh hưởng 

Nằm cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, đập Kakhovka là công trình được xây dựng một phần bằng bê tông và đất, dài 3.273 mét. Đây là một trong những cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Ukraina. Theo trang web của công ty Ukrhydroenergo, công suất của nhà máy thủy điện là 334,8 megawatt (MW). 

Được xây dựng vào những năm 1950, dưới thời Liên Xô, đập Kakhovka cho phép đưa nước vào Kênh đào Bắc Crimée, xuất phát từ miền nam Ukraina và đi qua toàn bộ bán đảo Crimée, bị Matxcơva chiếm đóng và sáp nhập từ năm 2014. 

Do đó, việc phá hủy con đập này sẽ gây ra những khó khăn đáng kể cho việc cung cấp nước cho Crimée, nơi mà Kiev tuyên bố muốn tái chiếm. 

Thượng nguồn của con đập là hồ chứa nước Kakhovka, một hồ chứa nước nhân tạo được hình thành trên dòng chảy của sông Dniepr, dài 240 km và rộng 23 km. 

Cả con đập Kakhovka lẫn nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia đều do quân đội Nga chiếm giữ trong những ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24/02/2022. 

Những rủi ro đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 

Do chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia 150 km, hồ chứa nước Kakhovka phục vụ việc làm mát nhiên liệu nguyên tử của nhà máy. Việc con đập bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về việc mực nước ở thượng nguồn bị giảm, gây ra mối đe dọa mới đối với an toàn của nhà máy. Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina cảnh báo rằng mối nguy hiểm "hiện đang gia tăng nhanh chóng"

Mặc dù vậy, các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có mặt tại hiện trường, thẩm định vào hôm 06/06 rằng "không có mối nguy hạt nhân tức thì". Giám đốc nhà máy Zaporijjia, Yuri Tchernichuk cũng không tỏ ra bi quan khi ông viết trên mạng Telegram rằng hệ thống làm mát của nhà máy có thể được duy trì bởi "một số nguồn thay thế". Ông nói thêm rằng 6 lò phản ứng của nhà máy đã ngừng hoạt động với 5 lò đã "nguội" và lò còn lại vẫn còn "nóng". Đối với IAEA, bể làm mát "sẽ đủ để cung cấp nước cho nhà máy trong vòng nhiều tháng", nhưng không loại trừ khả năng xảy ra rủi ro trong dài hạn. 

Hướng tới một thảm họa sinh thái ? 

Các quan chức Ukraina cho biết 150 tấn dầu động cơ đã đổ xuống sông Dniepr hôm 06/06. Daria Zarivna, cố vấn truyền thông của cố vấn tổng thống Ukraina Andriy Yermak, cho biết trên mạng Telegram rằng dầu vẫn tiếp tục có thể rò rỉ và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Trong một thông cáo báo chí, phủ tổng thống Ukraina đã định lượng "nguy cơ rò rỉ bổ sung" đạt mức "hơn 300 tấn dầu". Vẫn trên Telegram, Andriy Yermak đã lên án Nga là "một kẻ hủy diệt sinh thái" phạm tội ác chống lại môi trường. 

Việc đập Kakhovka bị phá hủy làm dấy lên lo ngại về những hậu quả đáng kể đối với hệ động vật và thực vật của khu vực phía nam Ukraina này. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cho biết rằng thiệt hại về môi trường đặc biệt đáng lo ngại khi toàn bộ hệ sinh thái đang phải đối mặt với thiệt hại lâu dài và không thể đảo ngược do lũ lụt. 

Kiev nhấn mạnh đến "tội ác chiến tranh" 

Với những ngôi làng "bị ngập hoàn toàn hoặc một phần", chính quyền Ukraina đã nhanh chóng lên án Nga phạm "tội ác chiến tranh" và tổng thống Volodymyr Zelensky đã triệu tập khẩn cấp Hội đồng An ninh Ukraina để bàn về chủ đề này. 

Mykhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Zelensky chỉ trích Nga : "Mục tiêu của những kẻ khủng bố rõ ràng là tạo chướng ngại vật nhằm kìm hãm các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraina." 

Theo Kiev, "khoảng 16.000 người hiện đang sống trong khu vực nguy cấp" bị đe dọa bởi lũ lụt, trong khi Matxcơva đánh giá 14 địa phương, nơi có "hơn 22.000 người sinh sống" đang ở trong tình trạng như vậy, nhưng "tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát". 

Hồi tháng 10/2022, khi giao tranh nổ ra trong khu vực với cuộc phản công thắng lợi của Kiev, tổng thống Zelensky đã cáo buộc quân đội Nga phá hoại con đập và các cơ sở của nhà máy Zaporijjia. 

Ai hưởng lợi từ việc đập Kakhovka bị phá hủy ? 

Nhiều nhà quan sát phương Tây nghiêng về giả thuyết Nga phá hoại đập Kakhovka để làm chậm đà tiến của quân đội Ukraina, vào thời điểm mà Kiev đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. 

Những trận lũ lụt sau khi con đập bị phá hủy đã khiến hàng ngàn người phải sơ tán trong giai đoạn nhạy cảm này, đồng thời có nguy cơ gây cản trở các hoạt động quân sự mà quân đội Ukraina đang tiến hành. Về mặt quân sự, mực nước dâng cao ở khu vực Kherson sẽ gây khó khăn trong việc vượt sông trong khuôn khổ một chiến dịch đổ bộ có thể được thực hiện bởi quân đội Ukraina nhằm tìm cách chiếm lại hữu ngạn sông Dniepr. 

Nhà sử học người Anh Sergey Radchencko, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins nhận định trên mạng Twitter là về mặt logic, Matxcơva sẽ là thủ phạm hợp lý bởi với việc gây lũ lụt ở hạ lưu Nova Kakhovka, quân đội Nga sẽ làm chậm đà phản công của quân đội Ukraina. Matxcơva có điều kiện câu giờ và có thể tập trung vào các khu vực khác của mặt trận, kéo dài khoảng 1.000 km. 

Stéphane Audrand, chuyên gia tư vấn độc lập của Pháp thì nhận thấy rằng Ukraina không hưởng lợi gì trong trường hợp này khi thêm một cơ sở hạ tầng – một công cụ sản xuất điện của họ bị phá hủy, đồng thời lũ lụt mang lại thêm khổ đau cho thường dân và làm hạn chế các khả năng tấn công và hậu cần của Ukraina.

Nguồn : AFP, France 24, Franceinfo

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Nga-Trung tuần tra không quân chung tại Thái Bình Dương. Chiến dịch diễn ra trong ngày hôm nay, 06/06/2023, trên không phận biển Nhật Bản và biển Hoa Đông. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nêu rõ cuộc tuần tra chung này được tiến hành trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác thường niên với quân đội Nga được bắt đầu từ năm 2019. Tuy nhiên, không quân Hàn Quốc phải cho cất cánh các chiếc tiêm kích sau khi bốn chiến đấu cơ của Nga và bốn máy bay Trung Quốc thâm nhập vào vùng phòng không nước này ở phía Nam và Đông bán đảo Triều Tiên.  

(AFP) – Iran tiết lộ tên lửa siêu thanh mới. Hôm nay, 06/06/2023, lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran, đã phô bày tên lửa siêu thanh, được đặt tên là Fattah, trước sự hiện diện của tổng thống Ebrahim Raissi, tại một địa điểm không được nêu tên. Theo truyền thông Nhà nước, chiếc tên lửa này, do lực lượng Hàng không – Không gian chế tạo, có tầm bắn đến 1.400 km, và vận tốc đạt được trước khi đánh trúng mục tiêu là nhanh hơn vận tốc âm thanh từ 13-15 lần. 

(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ đến Ả Rập Xê Út. Ngoại trưởng Anthony Blinken từ hôm nay, 06/06/2023, có chuyến công du ba ngày Ả Rập Xê Út, và gặp hoàng thái tử Mohammed ben Salmane tại Jeddah, bên bờ Biển Đỏ. Mục tiêu là nhằm hâm nóng quan hệ Mỹ - Ả Rập Xê Út. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Ryad vừa nối lại bang giao với hai kẻ thù của Mỹ là Iran và Syria, làm thay đổi diện mạo địa chính trị khu vực. 

(AFP) – Pháp: Một phần mười người trẻ tuổi gặp « khó khăn » trong đọc hiểu. Nghiên cứu do bộ Giáo Dục công bố hôm nay, 06/06/2023, cho biết thêm là gần một nửa trong số này hiện trong tình trạng mù chữ. Khảo sát này được tiến hành nơi 750.000 người trong độ tuổi từ 16-25 nhân Ngày Quốc Phòng Công Dân năm 2022.  

(Yonhap) – Hàn Quốc tìm cách giành ghế trong Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngành ngoại giao Hàn Quốc đang chạy nước rút để Hàn Quốc có được một ghế không thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2024-2025. Nếu được bầu, đây sẽ là lần thứ ba Hàn Quốc nằm trong số 10 thành viên không thường trực của HĐBA LHQ sau các nhiệm kỳ 1996-1997 và 2013-2014. Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu vào hôm nay 06/06/2023 tại New York.

(AFP) – Singapore chuẩn bị « dẹp » hoạt động đua ngựa. Sau hơn 180 năm, hoạt động đua ngựa ở Singapore sắp kết thúc với việc trường đua ngựa duy nhất của đảo quốc sư tử sắp đóng cửa để tái thiết kế làm nhà ở cho người dân. Câu lạc bộ Turf Singapore (STC) cho biết chặng đua cuối cùng, Grand Singapore Gold Cup lần thứ 100, sẽ diễn ra vào tháng 10/2024. STC được thành lập vào năm 1842 bởi một thương gia người Scotland và những người đam mê đua ngựa khác.

(RFI) – Hơn 30 người bị cáo buộc « tổ chức bạo loạn và đảo chính » ở Kyrgyzstan bị bắt. GKNB, cơ quan mật vụ của Kyrgyzstan, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị trong nước, hôm nay 06/06/2023 thông báo rằng hơn 30 người bị cáo buộc muốn "tổ chức bạo loạn và đảo chính" ở Kyrgyzstan đã bị bắt giữ. Ủy ban Nhà nước về An ninh Quốc gia của Kyrgyzstan đã triệt phá các hoạt động bất hợp pháp của một nhóm người đang bí mật chuẩn bị tổ chức bạo loạn trong nước nhằm giành chính quyền bằng vũ lực.


***********

voatiengviet.com

Ukraine lên án Nga là ‘nhà nước khủng bố’ tại Tòa án Thế giới

Reuters

Ukraine ngày 6/6 gọi Nga là một quốc gia khủng bố tại tòa án hàng đầu của Liên hiệp quốc khi các phiên điều trần bắt đầu trong vụ kiện về việc Moscow ủng hộ phe ly khai thân Nga bị cáo giác bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Đây là lần đầu tiên luật sư của Ukraine và Nga gặp nhau tại Tòa án Công lý Quốc tế ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hôm 24/2/2022. Các toán pháp lý với hàng chục đại diện đã được mỗi bên cử đến.

Một hội đồng gồm 16 thẩm phán tại ICJ bắt đầu nghe tuyên bố của Ukraine rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước chống khủng bố của Liên hiệp quốc bằng cách trang bị và tài trợ cho các lực lượng thân Nga vốn đã bắn hạ chiếc máy bay phản lực, giết chết tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn.

Ukraine cũng yêu cầu tòa án có trụ sở tại The Hague ra lệnh cho Nga ngừng phân biệt đối xử với nhóm sắc tộc Tatar ở Crimea, một bán đảo Ukraine bị Nga chiếm đóng từ năm 2014.

Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ lưu động Ukraine Anton Korynevych đã bình luận về việc đập thủy điện Nova Kakhovka vừa bị nổ tung vài giờ trước đó trên lãnh thổ do Nga kiểm soát ở vùng Kherson phía nam Ukraine. Kyiv nói Nga cho nổ con đập; Điện Kremlin đã đổ lỗi cho những gì họ nói là sự phá hoại của Ukraine.

“Nga không thể đánh bại chúng tôi trên chiến trường, vì vậy họ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự để cố gắng khiến chúng tôi phải khuất phục”, ông Korynevych nói trong các phiên điều trần, mô tả hành động của Nga là “hành động của một quốc gia khủng bố.”

“Mới hôm nay Nga đã cho nổ tung một con đập lớn..., gây ra nhiều cuộc sơ tán thường dân, thiệt hại sinh thái và đe dọa sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.”

Moscow đã tìm cách bác bỏ vụ kiện, cho rằng ICJ không có thẩm quyền.

Chuyến bay MH17 bị một phi đạn do Nga sản xuất bắn hạ vào ngày 17/7/2014 trên bầu trời phía đông Ukraine do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát.

Tháng 11 năm ngoái, một tòa án Hà Lan đã kết án vắng mặt hai người Nga và một người Ukraine theo phe ly khai vì vai trò của họ và kết án họ tù chung thân. Tòa án phát hiện ra rằng Nga có “sự kiểm soát tổng thể” đối với các lực lượng ly khai.

Ukraine muốn tòa án phán rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước chống khủng bố bằng cách cung cấp tiền và vũ khí cho các lực lượng thân Nga ở Ukraine kể từ năm 2014, bao gồm cả nhóm bị cáo buộc bắn hạ MH17.

Nga đã tẩy chay các phiên điều trần tại tòa án vào tháng 3 năm 2022 giải quyết yêu cầu của Ukraine áp dụng các biện pháp khẩn cấp, trong một vụ kiện khác của ICJ, trong đó Kyiv đang phản bác cáo buộc của Nga về tội diệt chủng đối với những người nói tiếng Nga ở Ukraine. Kyiv gọi tuyên bố đó là sự biện minh không có thật cho cuộc xâm lược của Nga.

Ukraine cũng lập luận rằng Nga đang phân biệt đối xử với người sắc tộc Ukraine và người Tatar ở Crimea trong nỗ lực xóa bỏ nền văn hóa của họ.

“(Nga) đang theo đuổi một dự án dài hạn nhằm xóa bỏ các quyền và nền văn hóa đã khiến Ukraine trở thành một quốc gia đa sắc tộc đáng tự hào, để xóa sạch những gì tạo nên người Ukraine và những gì tạo nên người Tatar ở Crimea,” ông Harold Koh, một luật sư của chính phủ Ukraine, nói.

Nga phủ nhận các vi phạm nhân quyền có hệ thống trên lãnh thổ Ukraine mà nước này chiếm đóng.

Tòa án đã hoãn lại vào ngày 6/6 sau khi Ukraine kết thúc phần trình bày của mình. Nga sẽ có cơ hội trả lời vụ kiện của Kyiv vào ngày 8/6 tại tòa.

Các phán quyết của ICJ, tòa án hàng đầu của Liên hiệp quốc về tranh chấp giữa các quốc gia, có tính ràng buộc nhưng không có cơ chế thực thi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng là đối tượng của lệnh bắt giữ từ Tòa án Hình sự Quốc tế, cũng ở The Hague, với cáo buộc tội ác chiến tranh liên quan đến việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine. Điện Kremlin phủ nhận điều này.


**********

Tính toán của Anh khi tiên phong gửi nhiều vũ khí tiên tiến cho Ukraine?

Khánh Như

Trong hơn 15 tháng kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Anh đã gửi nhiều loại vũ khí cho chính quyền Kyiv. Đây cũng là nước đầu tiên cung cấp viện trợ sát thương và các hệ thống tiên tiến như xe tăng phương Tây cho Ukraine.

Anh cho đến nay đã hỗ trợ tổng cộng 4,6 tỉ USD (107 nghìn tỉ đồng) cho chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky, nhiều thứ hai trong số các đồng minh của Ukraine sau Mỹ (37,6 tỉ USD), Forces đưa tin.

Tính toán của Anh khi tiên phong gửi nhiều vũ khí tiên tiến cho Ukraine? - Ảnh 1.

Anh đã gửi tổng cộng 14 xe tăng Challenger II cho Ukraine

AFP

Theo giới phân tích, ngoài việc thúc đẩy chiến sự kết thúc, thông qua các gói viện trợ quân sự, các quan chức Anh cũng đang gây áp lực lên các chính phủ khác, bao gồm Mỹ. Tất cả điều này nhằm đảm bảo cho Ukraine chiếm thế chủ động trong bất kỳ cuộc hòa đàm nào với Nga.

Thúc giục đồng minh

Theo đài NBC News, minh chứng cho tính toán của Anh có thể thấy từ việc nước này gửi 14 xe tăng chiến đấu Challenger 2 tới Ukraine vào tháng 3. Khi đó, một số nhà phân tích nói rằng động thái này chỉ mang tính tượng trưng vì số lượng xe tăng quá ít để tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt quân sự, và Ukraine không có nguồn cung hậu cần về lâu dài cho những chiếc này. Tuy nhiên, ngay sau khi Anh gửi xe tăng tiên tiến đến Ukraine thì Đức và Mỹ cũng đã làm điều tương tự.

Tên lửa Storm Shadow sẽ thay HIMARS gây sức ép lên lực lượng Nga ở Ukraine?

Ông Tobias Ellwood, một thành viên bảo thủ của quốc hội và chủ tịch của Ủy ban Tuyển chọn Quốc phòng Anh nhận định rằng xe tăng Challenger không nhất thiết phải là hệ thống mà Ukraine cần. Tuy nhiên, theo ông, việc cung cấp loại vũ khí này sẽ cho phép "những người khác làm theo".

Tính toán của Anh khi tiên phong gửi nhiều vũ khí tiên tiến cho Ukraine? - Ảnh 2.

Tên lửa Storm Shadow được trưng bày tại Triển lãm hàng không Farnborough hồi năm 2018

AFP

Ông William Taylor, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, nhận định Anh đang đi tiên phong trong hỗ trợ chính quyền ông Zelensky. Anh là một trong những nước đầu tiên cung cấp các hệ thống vũ khí tinh vi khác, bao gồm xe bọc thép, hệ thống tên lửa phóng loạt, vũ khí chống tăng hạng nhẹ, tên lửa dẫn đường tầm ngắn và tên lửa phòng không cho Ukraine.

Dập tắt nỗi lo leo thang xung đột?

Anh cũng là quốc gia duy nhất cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadows với tầm hoạt động 250 km và máy bay không người lái có thể bay xa 200 km cho Ukraine. Theo Tướng đã về hưu Ben Hodges, người từng là Tư lệnh Lục quân Mỹ ở châu Âu, điều này đã làm giảm bớt lo ngại từ các đồng minh về việc gửi cho Ukraine vũ khí tầm xa có tầm bắn vươn đến Nga.

Các quan chức Anh cũng cho biết nước này hy vọng sẽ phá vỡ thế bế tắc ngoại giao khi đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo ngại rằng việc cung cấp cho Kyiv những loại vũ khí có thể kéo nhóm này cuộc chiến trực tiếp với Nga.

Ngoài ra, theo ông Daniel Vajdich, chủ tịch công ty tư vấn Yorktown Solutions (Mỹ), việc Anh chuyển giao vũ khí tiên tiến cũng phản bác những nghi ngại rằng việc quyết định của London là "không thực tế" vì Ukraine không thể sử dụng và bảo trì chúng một cách hiệu quả. 

Vấn đề của Anh

Tuy nhiên, các quan chức Anh thừa nhận rằng việc cung cấp vũ khí một cách chắp vá như vậy cho Ukraine sẽ không đảm bảo Kyiv có một chiến thắng cuối cùng. 

Theo tờ Daily Mall, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace mới đây cũng thừa nhận rằng phương Tây đang "cạn kiệt" nguồn viện trợ quân sự và phải mua thêm để kịp gửi vũ khí cho Ukraine. 

Một báo cáo được công bố vào tháng 3 nêu rõ rằng nếu các khoản viện trợ cho Ukraine tiếp tục với tốc độ hiện tại, thì sẽ mất 10 năm để kho vũ khí của Anh đạt đến mức chấp nhận được.

Trong bối cảnh đó, phát biểu tại Hội nghị Quốc phòng London tuần trước, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết vẫn cam kết cung cấp vũ khí cho Ukraine trong thời gian dài, London vẫn đang "dẫn đầu cuộc đàm phán" với các đồng minh về những thỏa thuận dài hạn để đảm bảo an ninh cho Kyiv.


***********

Iran giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên của đất nước

Reuters

Iran hôm 6/6 giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên do Iran sản xuất, theo lời mô tả của các quan chức nước này, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin. Đây được xem là một thông báo có khả năng làm tăng mối lo ngại của phương Tây về khả năng tên lửa của Tehran, theo Reuters.

Truyền thông nhà nước Iran công bố hình ảnh tên lửa Fattah tại một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ebrahim Rahisi và các chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran.

“Tên lửa siêu thanh được dẫn đường chính xác Fattah có tầm bắn 1.400 km và nó có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ”, Amirali Hajizadeh, người đứng đầu lực lượng hàng không vũ trụ của Vệ binh, được truyền thông nhà nước Iran trích dẫn.

Tên lửa siêu thanh có thể bay nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh và bay theo quỹ đạo phức tạp, khiến chúng khó bị đánh chặn.

Năm ngoái, quốc gia Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ đã chế tạo được một tên lửa đạn đạo siêu thanh có thể di chuyển vào và ra khỏi bầu khí quyển.

Truyền hình nhà nước cho biết tên lửa Fattah của Iran có thể nhắm mục tiêu vào “các hệ thống chống tên lửa tiên tiến của kẻ thù và là một bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa”.

“Nó có thể vượt qua các hệ thống tên lửa chống đạn đạo tiên tiến nhất của Hoa Kỳ và chế độ phục quốc Do Thái, bao gồm cả hệ thống đánh chặn tên lửa ‘Vòm sắt’ (Iron Dome) của Israel”, đài truyền hình nhà nước Iran nói.

Tốc độ tối đa của Fattah đạt mức mach 14 (15.000km/h).

Bất chấp sự phản đối của Mỹ và châu Âu, nước Cộng hòa Hồi giáo cho biết họ sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa phòng thủ. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Iran đôi khi phóng đại khả năng tên lửa của mình.

Những lo ngại về tên lửa đạn đạo của Iran đã góp phần vào quyết định của tổng thống Mỹ vào năm 2018, khi đó là ông Donald Trump, từ bỏ hiệp ước hạt nhân năm 2015 của Tehran với sáu cường quốc.

Ông Trump đã áp dụng lại các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân, khiến Tehran tiếp tục công việc hạt nhân bị cấm trước đó và hồi sinh những mối lo ngại của Hoa Kỳ, châu Âu và Israel rằng Iran có thể tìm cách chế tạo bom nguyên tử. Iran đã liên tục phủ nhận chuyện có tham vọng như vậy.

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Tehran và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đã bị đình trệ kể từ tháng 9 năm ngoái.

Israel, là nước mà quốc gia Cộng hòa Hồi giáo từ chối công nhận, phản đối nỗ lực của các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Tehran và từ lâu đã đe dọa sẽ hành động quân sự nếu các biện pháp ngoại giao thất bại.


************

Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt



Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt - Ảnh 1.

Bức ảnh rõ nét ngày 6-6 cho thấy thiệt hại với đập Nova Kakhovka - Ảnh: REUTERS

Chiến sự Ukraine trở lại tâm điểm sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka. Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc bên còn lại là thủ phạm. Giới chuyên gia trung lập vẫn đang chờ thêm dữ liệu cho bình luận khách quan.

* Tình báo Mỹ chuẩn bị có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine?

Theo Đài NBC, Mỹ có thông tin tình báo cho thấy Nga là thủ phạm phá đập Nova Kakhovka. Hiện Washington đang giải mật một số thông tin tình báo và sẽ chia sẻ sớm nhất vào cuối ngày 6-6 (giờ Mỹ, tức trưa nay 7-6 theo giờ Việt Nam).

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) của Mỹ thừa nhận chưa thể đánh giá ai là thủ phạm. Tuy nhiên, ISW dẫn ra một nhận định của chính trung tâm này hồi tháng 10 năm ngoái. Trong đó ISW tin rằng Nga sẽ phá đập để cản bước tiến của Ukraine. 

ISW cũng cho rằng Ukraine không có lợi gì trong việc phá đập. Thời điểm vỡ đập, Nga được cho là vẫn đang kiểm soát khu vực này. Twitter của ISW là địa chỉ tìm đến của những người quan tâm tình hình chiến sự Nga - Ukraine, với các cập nhật mỗi ngày.

Sông Dnipro, nơi đập Nova Kakhovka nằm vắt ngang, giữ vai trò như một ranh giới tự nhiên chia cắt các khu vực Nga và Ukraine kiểm soát. Hiện Nga vẫn đang giữ các khu vực phía đông sông Dnipro. 

* Nhà Trắng từ chối đưa ra kết luận

Trong cuộc họp báo rạng sáng 7-6, Nhà Trắng khẳng định đang theo dõi sát ảnh hưởng của vụ vỡ đập Nova Kakhovka. Một khu vực rộng lớn phía tây nam con đập đã chìm trong nước.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Nhà Trắng, ông John Kirby, cho biết Mỹ chưa có kết luận điều gì đã khiến đập Nova Kakhovka bị vỡ. Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood cùng ngày cũng đưa ra thông điệp tương tự.

"Chúng tôi đã xem các tin tức nói Nga chịu trách nhiệm cho vụ việc. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đánh giá những thông tin trên, phối hợp với phía Ukraine để thu thập thêm dữ liệu. Tuy nhiên, hiện thời chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận chuyện gì đã xảy ra", ông Kirby trả lời báo chí.

Cũng theo ông Kirby, vụ vỡ đập có thể đã khiến "nhiều người thiệt mạng" và hàng ngàn người Ukraine phải di tản. Cả Nga và Ukraine đều chưa công bố thiệt hại nhân mạng.

* Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn

Trong tuyên bố rạng sáng 7-6, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya tuyên bố Nga "chắc chắn không bao giờ phá đập Nova Kakhovka". Đại diện của Nga cũng tiết lộ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn nhưng không cho biết thời gian.

Bộ Ngoại giao Nga xác nhận đã yêu cầu Hội đồng Bảo an và nhiều tổ chức quốc tế khác thảo luận về vụ việc. Bộ Quốc phòng Nga trước đó cáo buộc Ukraine đã sử dụng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tấn công đập Nova Kakhovka.

Theo Hãng thông tấn Tass của Nga, giai đoạn nguy hiểm sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka đã qua. Cảnh báo lụt đã được phát tại các khu vực do Nga kiểm soát nằm ven sông Dnipro. 

Tass cũng dẫn lời các quan chức địa phương do Nga chỉ định cho biết thiệt hại với con đập dài khoảng 3km là rất lớn. Việc sửa chữa sẽ giống như xây lại một con đập mới hoàn toàn.

* Ukraine củng cố quyết tâm "giải phóng đất nước"

Trong thông điệp video cuối ngày 6-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi vụ vỡ đập Nova Kakhovka là "một quả bom môi trường có sức hủy diệt hàng loạt". Ông Zelensky cũng cáo buộc Nga chủ ý phá hủy con đập và nhà máy thủy điện.

Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh việc phá hủy đập sẽ không ngăn được nước này "giải phóng toàn bộ đất đai thuộc về mình". Ông cũng khẳng định chỉ có thu hồi tất cả các vùng lãnh thổ đang bị Nga chiếm đóng mới ngăn được các vụ việc như ở đập Nova Kakhovka tái diễn.

Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt - Ảnh 3.

Vị trí đập Nova Kakhovka và các khu vực bị lụt sau khi đập bị vỡ - Nguồn: New York Times, ISW. Việt hóa: DUY LINH

* Ngoại trưởng Mỹ sắp tới Trung Quốc

Ngày 6-6, truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sắp tới Trung Quốc "trong vài tuần nữa". Hãng tin Bloomberg dẫn lời một quan chức tiết lộ, song không nói rõ thời gian.

Bộ Ngoại giao Mỹ không xác nhận nhưng cũng chẳng phủ nhận thông tin. Thay vào đó, bộ này cho biết chưa có thông tin để cung cấp. Hồi tháng 2 rồi, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã hoãn đến Bắc Kinh sau vụ khinh khí cầu Trung Quốc "đi lạc" vào không phận Mỹ.

Chính quyền Washington sau đó cho biết chuyến đi sẽ diễn ra vào thời điểm phù hợp khác. Thông tin ông Blinken sắp đến Bắc Kinh được hé lộ không lâu sau chuyến đi của một quan chức ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đến Trung Quốc.

* Hàn Quốc trở lại Hội đồng Bảo an

Với 180/192 phiếu ủng hộ, Hàn Quốc đã trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong cuộc bỏ phiếu kín ngày 6-6 (giờ Mỹ). Nhiệm kỳ thứ ba của Hàn Quốc tại cơ quan quyền lực nhất Liên Hiệp Quốc sẽ bắt đầu từ ngày 1-1-2024.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc sẽ được tiếp cận các tài liệu của Hội đồng Bảo an từ tháng 8-2023. Từ tháng 10-2023, Hàn Quốc sẽ được dự những cuộc họp của cơ quan này. 

Các nước khác cũng trúng cử ngày 6-6 gồm Algeria (184/192), Guyana (191/192) và Sierra Leone (188/192). Hàn Quốc là ứng viên duy nhất đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong đợt này. 

Nhiệm kỳ của Hàn Quốc sẽ có 1 năm chứng kiến 3 nước Đông Bắc Á cùng có ghế trong Hội đồng Bảo an, gồm Trung Quốc (thành viên thường trực), Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhiệm kỳ của Nhật Bản sẽ kết thúc vào cuối năm 2024.

Lần đầu xứ kim chi làm ủy viên không thường trực là vào năm 1996, theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc. Lần thứ hai là năm 2013. Seoul sẽ giữ ghế chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an vào tháng 6-2024.

Tin tức thế giới 7-6: Mỹ sắp có câu trả lời vụ vỡ đập Ukraine; Công ty Trung Quốc bị trừng phạt - Ảnh 5.

Niềm vui của phái đoàn đại diện Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc sau khi có kết quả - Ảnh: YONHAP

* Hàng chục công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt

Ngày 6-6, cùng ngày Iran công bố tên lửa đạn đạo siêu vượt âm đầu tiên, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với hơn một chục cá nhân và công ty ở Trung Quốc. Danh sách trừng phạt gồm ông Davoud Damghani, tùy viên quân sự Iran tại đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh.

Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc ông Damghani giữ vai trò điều phối, tìm kiếm máy móc từ các công ty Trung Quốc. Số thiết bị này được dùng cho chương trình tên lửa của Iran. Bộ Ngoại giao Iran và Trung Quốc cùng các công ty bị trừng phạt chưa bình luận.

* Căng thẳng ở Kosovo có lối thoát

Ngày 6-6, giới chức Kosovo thông báo đang tính khả năng tổ chức bầu cử lại ở 4 thành phố có đông người Serb. Tuy nhiên, Kosovo cần nhận được một số cam kết từ các bên, trong đó có Serbia, nước vẫn xem Kosovo là một phần lãnh thổ.

Bạo lực bùng phát khi chính quyền Kosovo bổ nhiệm các thị trưởng gốc Albania ở các thành phố có đông người Serbia. Tỉ lệ cử tri đi bầu chỉ là 3,5%. Vụ việc khiến người Serb tức giận, dẫn tới việc NATO đưa quân hỗ trợ Kosovo lập lại trật tự.

Kosovo có diện tích gần 11.000km2. Năm 2008, vùng lãnh thổ này tuyên bố độc lập khỏi Serbia nhưng Belgrade không công nhận. Khoảng 100 nước thành viên Liên Hiệp Quốc cũng không thừa nhận Kosovo. 

Thành phố xe đạp

Ảnh của Anadolu Agency/Getty Images

Ảnh của Anadolu Agency/Getty Images

Những chiếc xe đạp đã xếp lại với nhau thành một chiếc xe đạp khổng lồ tại thành phố Bogotá ở Colombia. Với khoảng 8 triệu dân, thành phố Bogotá có quãng đường dành cho xe đạp bao phủ hơn 360km. Gần 84.000 người sử dụng mạng lưới xe đạp của Bogotá mỗi ngày để tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm.


*********

Singapore quyết định chấm dứt đua ngựa sau hơn 180 năm


Trong thông cáo phát đi cuối ngày 5/6, Câu lạc bộ Đua ngựa Singapore, đơn vị vận hành Kranji, trường đua ngựa duy nhất ở quốc đảo sư tử, cho biết: “Đua ngựa có một lịch sử lâu đời và nổi bật ở Singapore. Các cuộc đua sẽ tiếp tục cho đến giải Cúp vàng Grand Singapore lần thứ 100 vào ngày 5/10/2024. Câu lạc bộ sẽ tiếp tục đảm bảo tinh thần thể thao, sự an toàn và tính toàn vẹn của mọi cuộc đua".

Kranji, trường đua ngựa duy nhất ở Singapore. Ảnh: Racing and Sports

Theo BBC, đua ngựa bắt đầu du nhập vào Singapore năm 1842, khi thương gia người Scotland William Henry Macleod Read và một số người cùng đam mê thành lập Câu lạc bộ Thể thao Singapore. Họ đã biến một khu đất bán đầm lầy ở Farrer Park, trung tâm hòn đảo thành một trường đua ngựa. Năm 1924, địa điểm được đổi tên thành Câu lạc bộ Đua ngựa Singapore.

Đua ngựa đã chứng minh không chỉ hấp dẫn với người châu Âu, mà còn thu hút cả những tay đua giàu có người Hoa và Mã Lai. Năm 1933, khi đua ngựa trở thành môn thể thao ngày càng phổ biến trên đảo, trường đua đã được chuyển đến một địa điểm lớn hơn tại Bukit Timah, phía tây Singapore.

Tháng 3/2000, Câu lạc bộ Đua ngựa Singapore đã chuyển đến địa điểm hiện tại của Kranji, phía bắc đảo quốc. Trường đua ngựa trị giá 500 triệu đôla Singapore (370,9 triệu USD) này có khán đài 5 tầng, với sức chứa 30.000 khán giả. Tuy nhiên, câu lạc bộ đã chứng kiến​​ số khán giả sụt giảm đáng kể trong thập kỷ qua.

Chính phủ Singapore thông báo sẽ lấy lại khu đất rộng 120 héc-ta của trường đua để làm nhà ở công cộng và tư nhân, “nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như đảm bảo đủ quỹ đất cho các thế hệ tương lai”. Bộ Phát triển quốc gia Singapore cũng cho biết sẽ cân nhắc cả các nhu cầu sử dụng khác, bao gồm vui chơi và giải trí.


********

voatiengviet.com

Ukraine đề nghị họp Hội đồng Bảo an LHQ, có thêm lệnh trừng phạt về vụ phá đập

Reuters

Ukraine hôm thứ Ba (6/6) kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp để thảo luận “cuộc tấn công khủng bố của Nga”, theo cách gọi của họ, vào đập Kakhovka ở miền nam Ukraine.

Ukraine cũng nói rằng họ muốn hội đồng quản trị của cơ quan giám sát hạt nhân thuộc Liên Hiệp Quốc thảo luận về vụ việc và yêu cầu có các biện pháp trừng phạt quốc tế mới đối với Nga, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp tên lửa và lĩnh vực hạt nhân của Nga.

Các quan chức Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau về vụ vỡ con đập nằm trong vòng kiểm soát của Nga hôm 6/6, khiến người dân sống ở vùng lân cận đập phải sơ tán.

“Chúng tôi coi việc Liên bang Nga cho nổ con đập... là một hành động khủng bố chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, nhằm mục đích gây ra càng nhiều thương vong dân sự và hủy hoại (càng nhiều) càng tốt”, Bộ Ngoại giao Ukraine nói trong một tuyên bố.

“Vụ tấn công khủng bố vào (nhà máy thủy điện) Kakhovka trước đây đã được thảo luận sôi nổi ở cấp lực lượng chiếm đóng ở vùng Kherson (miền nam Ukraine) và những người tuyên truyền trên truyền hình Nga, điều này cho thấy nó đã được lên kế hoạch từ trước”.

Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án Nga về vụ việc và yêu cầu Moscow bồi thường hậu quả.

“Chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia thuộc Nhóm G7 và EU khẩn trương xem xét việc áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng mới đối với Liên bang Nga, đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp tên lửa và lĩnh vực hạt nhân của Nga”, tuyên bố nói thêm.

Bộ này cho biết một loạt các hành động do họ soạn thảo “bao gồm Ukraine triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đưa vấn đề về cuộc tấn công khủng bố của Nga vào cuộc họp của Hội đồng Thống đốc IAEA (Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế)”.

Bộ cũng kêu gọi Cơ chế Bảo vệ Dân sự của Liên minh Châu Âu tham gia. Một quốc gia có thể yêu cầu được hỗ trợ thông qua cơ chế này khi gặp trường hợp khẩn cấp.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm