Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 10 - 11 -2024:
*************
Hải quân Pháp triển khai nhóm tàu sân bay đến khu vực châu Á -Thái Bình Dương
Pháp đang chuẩn bị triển khai tàu sân bay chỉ huy Charles de Gaulle trong vòng bốn tuần nữa, theo thông báo từ hải quân nước này, vào khi có những thông tin cho rằng nhóm tàu sân bay sẽ hướng đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hải quân Pháp trong thông cáo báo chí mới đây cho biết, các thuyền viên trên tàu sân bay Charles de Gaulle đã thực hiện khoá huấn luyện ba tuần từ ngày 4 đến 25 tháng 10 ở khu vực Địa Trung Hải nhằm có lại được khả năng hoạt động sau một thời gian ngưng hoạt động kỹ thuật kéo dài gần bốn tháng.
Các thuỷ thủ giờ đây bước vào việc chuẩn bị hoạt động và hậu cần bốn tuần cuối trên bờ trước đợt triển khai mới của tàu trong nhóm tàu tác chiến bao gồm tàu sân bay, hải quân Pháp cho biết nhưng không nói rõ chi tiết nhóm tàu tấn công sẽ đi đâu.
Trước khi có thông báo của hải quân Pháp, trang tin Navy News đã dẫn lời một sĩ quan cấp cao của Pháp cho biết, lần triển khai kéo dài nhiều tháng sắp tới sẽ diễn ra ở vùng đông Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, “và có thể vươn xa tới Thái Bình Dương”.
Nhóm tàu tấn công bao gồm tàu sân bay có thể sẽ có chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Nhật Bản và Philippines, trang tin có trụ sở ở Paris cho biết.
Ngoài tàu sân bay Charles de Gaulle, nhóm tàu tấn công còn có thể bao gồm nhiều tàu chiến, một tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, một tàu hỗ trợ hậu cần, một số tàu hỗ trợ khác. Máy bay tham gia nhóm tàu sẽ bao gồm hai chiếc E-2C Hawkeye AEW, 24 chiếc Rafale Marine, và bốn máy bay trực thăng.
Khoảng 3.000 thuỷ thủ và phi công sẽ tham gia vào nhiều cuộc tập trận trong lần triển khai này, bao gồm cả một cuộc tập trận chung quốc tế “tập trung vào chủ đề an ninh biển ở eo Indonesia” - trang Navy News cho biết.
Phản ứng của Trung Quốc
“Lần triển khai này có ý nghĩa lớn vì nó đánh dấu một sự mở rộng quan trọng sự hiện diện của Pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” - ông Benjamin Blandin, người điều phối của Hội đồng Yokosuka nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.
“Kể từ sau thông báo về Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp vào năm 2019, sự hiện diện quân sự của Pháp trong khu vực đã thực sự gia tăng và đa dạng hoá” - ông Blandin nói với RFA.
Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, một tàu của hải quân Pháp đã đi qua Eo biển Đài Loan từ phía nam lên phía bắc. Đáng chú ý, tàu hộ vệ hạng Floreal là Prairial (F731) đã đi qua phần phía tây của đường ranh giới gần với Trung Quốc, không giống như các tàu của Mỹ và Canada thường chỉ đi qua phần phía đông của đường ranh giới gần với Đài Loan.
Bắc Kinh không đưa ra phản đối ngay lập tức với chuyến đi này nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc có bài viết lên án việc triển khai nhóm tàu sân bay Charle d Gaulle đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời các nhà phân tích nói rằng việc triển khai này là “một nỗ lực của NATO nhằm mở rộng vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phá hoại hoà bình và ổn định khu vực”.
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc nói với Hoàn Cầu Thời Báo rằng dù Pháp là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có tàu sân bay chạy bằng hạt nhân, sức mạnh của Pháp trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế.
Zhang cảnh báo rằng “không có quốc gia hay người dân nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương muốn các lực lượng từ bên ngài vào xây dựng sự hiện diện quân sự trong khu vực để gieo bất đồng và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Người Pháp quay lại
Paris đã có một lịch sử can thiệp lâu dài vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau một giai đoạn khá yên lặng, dường như nước này đang thực hiện một sự quay lại chiến lược.
Pháp có nhiều thoả thuận về vũ khí ở châu Á - Thái Bình Dương, với Indonesia và Singapore, và gần đây nhất là dự án trợ giúp trị giá 438 triệu đô la nhằm cung cấp 40 tàu tuần duyên và trợ giúp hậu cần cho Tuần duyên Philippines.
“Philippines có thể coi đây là bước quan trọng trong sự hiện diện chiến lược của Pháp ở khu vực” - ông Blandin nhận định.
Pháp và Philippines đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác vào tháng 12/2023, và vị trí tham tán quân sự của Pháp đã được thiết lập ở Philippines vào tháng 5 năm nay.
Tàu khu trục Vendémiaire đã tham gia cuộc tập trận Balikatan (Vai Kề Vai) vào tháng 4 và khu trục hạm Bretagne đã ghé cảng ở Manila từ ngày 31/5 đến ngày 4/6 vừa qua. Tàu hộ vệ Prairial gần đây đi qua Eo biển Đài Loan cũng đã thực hiện một chuyến thăm thiện chí đến Cebu (Philippines) từ ngày 22 đến 25/10.
“Quân đội Pháp đang trong quá trình đàm phán về một thoả thuận cho các chuyến thăm tới Philippines, hy vọng sẽ hoàn tất vào quý đầu năm 2025”, ông Blandin cho biết. “Paris muốn đặt tên của mình trở lại vào bản đồ khu vực” - ông nói thêm.
***********
Philippines ra luật củng cố yêu sách ở Biển Đông, Trung Quốc triệu đại sứ phản đối
Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 8/11 chính phủ nước này đã triệu tập đại sứ Philippines để bày tỏ sự phản đối đối với hai luật mới của Manila, khẳng định quyền hàng hải và chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đã đưa ra "những lời phản đối nghiêm khắc" với đại sứ ngay sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ký Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển Quần đảo thành luật để củng cố các yêu sách hàng hải của nước này và củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Reuters dẫn tuyên bố của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Bắc Kinh Mao Ninh cho biết, luật Vùng biển "bao gồm bất hợp pháp hầu hết Đảo Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough) và Quần đảo Nam Sa (Trường Sa-VN) của Trung Quốc cùng các khu vực hàng hải liên quan trong các vùng biển của Philippines".
Marcos cho biết hai luật mà ông ký, trong đó xác định các quyền hàng hải và thiết lập các tuyến đường biển và đường hàng không được chỉ định, là một minh chứng cho cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và bảo vệ quyền khai thác tài nguyên một cách hòa bình của Manila trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Ông Marcos khẳng định:
"Người dân của chúng tôi, đặc biệt là ngư dân, phải được phép theo đuổi sinh kế của mình mà không bị bất ổn và quấy rối.
Chúng tôi phải có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng dưới đáy biển của mình".
Nhưng Bắc Kinh cho biết các luật này là "vi phạm nghiêm trọng" các yêu sách của họ đối với các khu vực đang tranh chấp. Bà Mao Ninh nói:
"Trung Quốc kêu gọi phía Philippines thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, ngay lập tức ngừng thực hiện bất kỳ hành động đơn phương nào có thể dẫn đến việc mở rộng tranh chấp và làm phức tạp thêm tình hình".
Trung Quốc, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác trong khu vực, đã ban hành luật trong nước liên quan đến Biển Đông, chẳng hạn như luật bảo vệ bờ biển vào năm 2021 cho phép họ bắt giữ người nước ngoài bị tình nghi xâm phạm.
Bắc Kinh, quốc gia sử dụng một đội tàu tuần duyên để khẳng định yêu sách của mình, thường xuyên cáo buộc các tàu xâm phạm vào các khu vực của Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng và đã nhiều lần đụng độ với Philippines trong năm qua.
Các quan chức Philippines thừa nhận những thách thức mà họ phải đối mặt trong việc thực hiện các luật mới, với một tác giả, Thượng nghị sĩ Francis Tolentino, cho biết ông không mong đợi căng thẳng sẽ giảm bớt.
"Trung Quốc sẽ không công nhận những điều này, nhưng sự chấp thuận mà chúng tôi sẽ nhận được từ cộng đồng quốc tế sẽ củng cố vị thế của chúng tôi", Tolentino phát biểu tại một cuộc họp báo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ Philippines trong một tuyên bố hôm thứ Sáu:
"Việc Philippines thông qua Đạo luật vùng biển là vấn đề thường lệ và làm rõ thêm luật hàng hải của Philippines".
*******
Nga không thấy có cơ sở để đàm phán chiến lược hoặc kiểm soát vũ khí với Mỹ
Bộ ngoại giao Nga không thấy có cơ sở nào để thảo luận về việc nối lại đối thoại về ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí với Mỹ vào thời điểm hiện tại, thông tấn xã Interfax đưa tin vào ngày thứ Bảy, dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nga.
Sergei Ryabkov cho biết Moscow và Washington "đang trao đổi tín hiệu về Ukraine" thông qua các kênh đóng ở cấp độ quân sự và chính trị, theo Interfax.
Ông cũng nói Nga sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời nói thêm rằng không thể có giải pháp đơn giản.
"Chúng tôi cực kì kĩ lưỡng, có trách nhiệm và chú ý đến mọi ý tưởng mà các quốc gia đề xuất trong lĩnh vực này," Interfax dẫn lời ông Ryabkov nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày thứ Năm chúc mừng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ, ca ngợi ông cho thấy sự can trường khi một tay súng ám sát hụt ông vào tháng 7, và nói Moscow sẵn sàng đối thoại với ông Trump. Ông nói những bình luận mà ông Trump đưa ra về việc cố gắng chấm dứt chiến tranh là đáng chú ý.
Ông Trump nói với đài NBC rằng ông chưa nói chuyện với ông Putin kể từ khi đắc cử nhưng "Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nói chuyện."
Ông Ryabkov nói mối đe dọa của việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vẫn còn nếu tài sản bị phong tỏa của Nga bị tịch thu hoặc Washington leo thang căng thẳng về Ukraine.
Ông Ryabkov cũng bình luận về học thuyết hạt nhân được cập nhật của Nga, nói rằng nó sẽ giúp "chuyển sang lựa chọn hạt nhân" trở thành hiện thực nếu có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ với phương Tây và tình hình ở Ukraine, Interfax đưa tin.
"Quá trình này sẽ được chung quyết. Tổng thống Liên bang Nga với tư cách là tổng tư lệnh tối cao chắc chắn sẽ đưa ra các quyết định nhằm cải thiện nền tảng khái niệm của các hoạt động của chúng tôi trong lĩnh vực này," ông Ryabkov nói với Interfax.
Ông Putin cảnh báo phương Tây vào tháng 9 rằng theo những thay đổi được đề xuất đối với học thuyết, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng phi đạn chính quy và sẽ coi bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào họ được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấn công tập thể.
*************
Quân đội Hàn Quốc nói Triều Tiên tiến hành can thiệp GPS
Triều Tiên đã tiến hành can thiệp GPS vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và máy bay tư nhân, quân đội Hàn Quốc nói.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) khuyến cáo các tàu thuyền và máy bay hoạt động ở khu vực Biển Tây nên thận trọng với hành động gây nhiễu tín hiệu GPS của Triều Tiên.
JCS kêu gọi Triều Tiên ngay lập tức dừng hành động khiêu khích mới nhất này và cảnh báo rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
GPS là viết tắt của Hệ thống Định vị Toàn cầu, một mạng lưới vệ tinh và thiết bị thu được sử dụng để điều hướng.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã bùng phát trở lại kể từ khi Triều Tiên bắt đầu thả khí cầu chở rác sang Hàn Quốc vào cuối tháng 5, khiến Hàn Quốc phải khởi động lại phát thanh tuyên truyền bằng loa phóng thanh.
Các chuyên gia hàng không nói việc Triều Tiên tiến hành chiến dịch thả khí cầu chở rác, phóng phi đạn và can thiệp GPS đã làm gia tăng rủi ro trong không phận Hàn Quốc, làm phức tạp thêm hoạt động của các hãng hàng không khi căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia đối địch.
Sự gián đoạn gây ra bởi chiến dịch khí cầu đang trở nên trầm trọng hơn do các dấu hiệu can thiệp GPS gia tăng.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, khoảng 500 máy bay và hàng trăm tàu thuyền đã gặp sự cố về GPS. Họ đã khiếu nại lên cơ quan hàng không của Liên Hợp Quốc ICAO, và cơ quan này đã cảnh báo Triều Tiên dừng lại.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 10 - 11 -2024:
*************
Hải quân Pháp triển khai nhóm tàu sân bay đến khu vực châu Á -Thái Bình Dương
Pháp đang chuẩn bị triển khai tàu sân bay chỉ huy Charles de Gaulle trong vòng bốn tuần nữa, theo thông báo từ hải quân nước này, vào khi có những thông tin cho rằng nhóm tàu sân bay sẽ hướng đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hải quân Pháp trong thông cáo báo chí mới đây cho biết, các thuyền viên trên tàu sân bay Charles de Gaulle đã thực hiện khoá huấn luyện ba tuần từ ngày 4 đến 25 tháng 10 ở khu vực Địa Trung Hải nhằm có lại được khả năng hoạt động sau một thời gian ngưng hoạt động kỹ thuật kéo dài gần bốn tháng.
Các thuỷ thủ giờ đây bước vào việc chuẩn bị hoạt động và hậu cần bốn tuần cuối trên bờ trước đợt triển khai mới của tàu trong nhóm tàu tác chiến bao gồm tàu sân bay, hải quân Pháp cho biết nhưng không nói rõ chi tiết nhóm tàu tấn công sẽ đi đâu.
Trước khi có thông báo của hải quân Pháp, trang tin Navy News đã dẫn lời một sĩ quan cấp cao của Pháp cho biết, lần triển khai kéo dài nhiều tháng sắp tới sẽ diễn ra ở vùng đông Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, “và có thể vươn xa tới Thái Bình Dương”.
Nhóm tàu tấn công bao gồm tàu sân bay có thể sẽ có chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Nhật Bản và Philippines, trang tin có trụ sở ở Paris cho biết.
Ngoài tàu sân bay Charles de Gaulle, nhóm tàu tấn công còn có thể bao gồm nhiều tàu chiến, một tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, một tàu hỗ trợ hậu cần, một số tàu hỗ trợ khác. Máy bay tham gia nhóm tàu sẽ bao gồm hai chiếc E-2C Hawkeye AEW, 24 chiếc Rafale Marine, và bốn máy bay trực thăng.
Khoảng 3.000 thuỷ thủ và phi công sẽ tham gia vào nhiều cuộc tập trận trong lần triển khai này, bao gồm cả một cuộc tập trận chung quốc tế “tập trung vào chủ đề an ninh biển ở eo Indonesia” - trang Navy News cho biết.
Phản ứng của Trung Quốc
“Lần triển khai này có ý nghĩa lớn vì nó đánh dấu một sự mở rộng quan trọng sự hiện diện của Pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” - ông Benjamin Blandin, người điều phối của Hội đồng Yokosuka nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.
“Kể từ sau thông báo về Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp vào năm 2019, sự hiện diện quân sự của Pháp trong khu vực đã thực sự gia tăng và đa dạng hoá” - ông Blandin nói với RFA.
Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, một tàu của hải quân Pháp đã đi qua Eo biển Đài Loan từ phía nam lên phía bắc. Đáng chú ý, tàu hộ vệ hạng Floreal là Prairial (F731) đã đi qua phần phía tây của đường ranh giới gần với Trung Quốc, không giống như các tàu của Mỹ và Canada thường chỉ đi qua phần phía đông của đường ranh giới gần với Đài Loan.
Bắc Kinh không đưa ra phản đối ngay lập tức với chuyến đi này nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc có bài viết lên án việc triển khai nhóm tàu sân bay Charle d Gaulle đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời các nhà phân tích nói rằng việc triển khai này là “một nỗ lực của NATO nhằm mở rộng vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phá hoại hoà bình và ổn định khu vực”.
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc nói với Hoàn Cầu Thời Báo rằng dù Pháp là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có tàu sân bay chạy bằng hạt nhân, sức mạnh của Pháp trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế.
Zhang cảnh báo rằng “không có quốc gia hay người dân nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương muốn các lực lượng từ bên ngài vào xây dựng sự hiện diện quân sự trong khu vực để gieo bất đồng và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Người Pháp quay lại
Paris đã có một lịch sử can thiệp lâu dài vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau một giai đoạn khá yên lặng, dường như nước này đang thực hiện một sự quay lại chiến lược.
Pháp có nhiều thoả thuận về vũ khí ở châu Á - Thái Bình Dương, với Indonesia và Singapore, và gần đây nhất là dự án trợ giúp trị giá 438 triệu đô la nhằm cung cấp 40 tàu tuần duyên và trợ giúp hậu cần cho Tuần duyên Philippines.
“Philippines có thể coi đây là bước quan trọng trong sự hiện diện chiến lược của Pháp ở khu vực” - ông Blandin nhận định.
Pháp và Philippines đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác vào tháng 12/2023, và vị trí tham tán quân sự của Pháp đã được thiết lập ở Philippines vào tháng 5 năm nay.
Tàu khu trục Vendémiaire đã tham gia cuộc tập trận Balikatan (Vai Kề Vai) vào tháng 4 và khu trục hạm Bretagne đã ghé cảng ở Manila từ ngày 31/5 đến ngày 4/6 vừa qua. Tàu hộ vệ Prairial gần đây đi qua Eo biển Đài Loan cũng đã thực hiện một chuyến thăm thiện chí đến Cebu (Philippines) từ ngày 22 đến 25/10.
“Quân đội Pháp đang trong quá trình đàm phán về một thoả thuận cho các chuyến thăm tới Philippines, hy vọng sẽ hoàn tất vào quý đầu năm 2025”, ông Blandin cho biết. “Paris muốn đặt tên của mình trở lại vào bản đồ khu vực” - ông nói thêm.
***********
Philippines ra luật củng cố yêu sách ở Biển Đông, Trung Quốc triệu đại sứ phản đối
Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 8/11 chính phủ nước này đã triệu tập đại sứ Philippines để bày tỏ sự phản đối đối với hai luật mới của Manila, khẳng định quyền hàng hải và chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đã đưa ra "những lời phản đối nghiêm khắc" với đại sứ ngay sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ký Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển Quần đảo thành luật để củng cố các yêu sách hàng hải của nước này và củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Reuters dẫn tuyên bố của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Bắc Kinh Mao Ninh cho biết, luật Vùng biển "bao gồm bất hợp pháp hầu hết Đảo Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough) và Quần đảo Nam Sa (Trường Sa-VN) của Trung Quốc cùng các khu vực hàng hải liên quan trong các vùng biển của Philippines".
Marcos cho biết hai luật mà ông ký, trong đó xác định các quyền hàng hải và thiết lập các tuyến đường biển và đường hàng không được chỉ định, là một minh chứng cho cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và bảo vệ quyền khai thác tài nguyên một cách hòa bình của Manila trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Ông Marcos khẳng định:
"Người dân của chúng tôi, đặc biệt là ngư dân, phải được phép theo đuổi sinh kế của mình mà không bị bất ổn và quấy rối.
Chúng tôi phải có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng dưới đáy biển của mình".
Nhưng Bắc Kinh cho biết các luật này là "vi phạm nghiêm trọng" các yêu sách của họ đối với các khu vực đang tranh chấp. Bà Mao Ninh nói:
"Trung Quốc kêu gọi phía Philippines thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, ngay lập tức ngừng thực hiện bất kỳ hành động đơn phương nào có thể dẫn đến việc mở rộng tranh chấp và làm phức tạp thêm tình hình".
Trung Quốc, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác trong khu vực, đã ban hành luật trong nước liên quan đến Biển Đông, chẳng hạn như luật bảo vệ bờ biển vào năm 2021 cho phép họ bắt giữ người nước ngoài bị tình nghi xâm phạm.
Bắc Kinh, quốc gia sử dụng một đội tàu tuần duyên để khẳng định yêu sách của mình, thường xuyên cáo buộc các tàu xâm phạm vào các khu vực của Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng và đã nhiều lần đụng độ với Philippines trong năm qua.
Các quan chức Philippines thừa nhận những thách thức mà họ phải đối mặt trong việc thực hiện các luật mới, với một tác giả, Thượng nghị sĩ Francis Tolentino, cho biết ông không mong đợi căng thẳng sẽ giảm bớt.
"Trung Quốc sẽ không công nhận những điều này, nhưng sự chấp thuận mà chúng tôi sẽ nhận được từ cộng đồng quốc tế sẽ củng cố vị thế của chúng tôi", Tolentino phát biểu tại một cuộc họp báo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ Philippines trong một tuyên bố hôm thứ Sáu:
"Việc Philippines thông qua Đạo luật vùng biển là vấn đề thường lệ và làm rõ thêm luật hàng hải của Philippines".
*******
Nga không thấy có cơ sở để đàm phán chiến lược hoặc kiểm soát vũ khí với Mỹ
Bộ ngoại giao Nga không thấy có cơ sở nào để thảo luận về việc nối lại đối thoại về ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí với Mỹ vào thời điểm hiện tại, thông tấn xã Interfax đưa tin vào ngày thứ Bảy, dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nga.
Sergei Ryabkov cho biết Moscow và Washington "đang trao đổi tín hiệu về Ukraine" thông qua các kênh đóng ở cấp độ quân sự và chính trị, theo Interfax.
Ông cũng nói Nga sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời nói thêm rằng không thể có giải pháp đơn giản.
"Chúng tôi cực kì kĩ lưỡng, có trách nhiệm và chú ý đến mọi ý tưởng mà các quốc gia đề xuất trong lĩnh vực này," Interfax dẫn lời ông Ryabkov nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày thứ Năm chúc mừng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ, ca ngợi ông cho thấy sự can trường khi một tay súng ám sát hụt ông vào tháng 7, và nói Moscow sẵn sàng đối thoại với ông Trump. Ông nói những bình luận mà ông Trump đưa ra về việc cố gắng chấm dứt chiến tranh là đáng chú ý.
Ông Trump nói với đài NBC rằng ông chưa nói chuyện với ông Putin kể từ khi đắc cử nhưng "Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nói chuyện."
Ông Ryabkov nói mối đe dọa của việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vẫn còn nếu tài sản bị phong tỏa của Nga bị tịch thu hoặc Washington leo thang căng thẳng về Ukraine.
Ông Ryabkov cũng bình luận về học thuyết hạt nhân được cập nhật của Nga, nói rằng nó sẽ giúp "chuyển sang lựa chọn hạt nhân" trở thành hiện thực nếu có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ với phương Tây và tình hình ở Ukraine, Interfax đưa tin.
"Quá trình này sẽ được chung quyết. Tổng thống Liên bang Nga với tư cách là tổng tư lệnh tối cao chắc chắn sẽ đưa ra các quyết định nhằm cải thiện nền tảng khái niệm của các hoạt động của chúng tôi trong lĩnh vực này," ông Ryabkov nói với Interfax.
Ông Putin cảnh báo phương Tây vào tháng 9 rằng theo những thay đổi được đề xuất đối với học thuyết, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng phi đạn chính quy và sẽ coi bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào họ được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấn công tập thể.
*************
Quân đội Hàn Quốc nói Triều Tiên tiến hành can thiệp GPS
Triều Tiên đã tiến hành can thiệp GPS vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và máy bay tư nhân, quân đội Hàn Quốc nói.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) khuyến cáo các tàu thuyền và máy bay hoạt động ở khu vực Biển Tây nên thận trọng với hành động gây nhiễu tín hiệu GPS của Triều Tiên.
JCS kêu gọi Triều Tiên ngay lập tức dừng hành động khiêu khích mới nhất này và cảnh báo rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
GPS là viết tắt của Hệ thống Định vị Toàn cầu, một mạng lưới vệ tinh và thiết bị thu được sử dụng để điều hướng.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã bùng phát trở lại kể từ khi Triều Tiên bắt đầu thả khí cầu chở rác sang Hàn Quốc vào cuối tháng 5, khiến Hàn Quốc phải khởi động lại phát thanh tuyên truyền bằng loa phóng thanh.
Các chuyên gia hàng không nói việc Triều Tiên tiến hành chiến dịch thả khí cầu chở rác, phóng phi đạn và can thiệp GPS đã làm gia tăng rủi ro trong không phận Hàn Quốc, làm phức tạp thêm hoạt động của các hãng hàng không khi căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia đối địch.
Sự gián đoạn gây ra bởi chiến dịch khí cầu đang trở nên trầm trọng hơn do các dấu hiệu can thiệp GPS gia tăng.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, khoảng 500 máy bay và hàng trăm tàu thuyền đã gặp sự cố về GPS. Họ đã khiếu nại lên cơ quan hàng không của Liên Hợp Quốc ICAO, và cơ quan này đã cảnh báo Triều Tiên dừng lại.
***********