Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tình Bạn Thời Chinh Chiến...
Tôi Và Anh (Cố đại úy Vũ đình Long, người anh hùng đã nằm xuống trước giờ thứ 25 trong cuộc chiến 1975. Anh đã để cho tôi và 8 người đồng đội của phi hành đoàn Tinh Long 821 được cứu sống, an toàn trở về với gia đình.)
Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ,
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên?
Đó là câu chuyện tình mười năm qua thơ nhạc, nghe như nhói lên một kỷ niệm buồn khôn tả! Còn câu chuyện đời lính phi hành chúng tôi, bi thảm đau xót hơn nhiều, như “vết thù trên lưng ngựa hoang”, nỗi hằn thời chinh chiến, đớn đau thâm sâu chạm vào tim gan và không bao giờ bình phục dù đã trãi qua thời gian hơn 37 năm cố lãng quên. Cuộc đời nhiều thay đổi vì phải vật lộn vất vả tại quê nhà để tồn tại, nhưng tôi không thể quên được hình ảnh người bạn cấp chỉ huy đã anh hùng chiến đấu đến giây phút cuối cùng trên vùng trời khói lửa quê hương. Tôi nghĩ, thân xác hào hùng của anh giờ đây có lẽ đã được hòa nhập, thấm vào lòng đất mẹ. Anh đã bay vào cõi trời vô tận hư không, vĩnh viễn rời xa bạn bè, người thân như những anh hùng phi công niên trưởng không quân, miền Nam Việt Nam đáng kính và tiếc thương: Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, Lưu Kim Cương… Chứng tích lịch sử không quân miền Nam Việt Nam trãi dài thật oai hùng, sáng chói trong những ngày cuối cùng kết thúc cuộc chiến. Anh đã thêm vào một chiến tích vẻ vang nữa trong trang quân sử hùng tráng của chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, người anh hùng phi công trong cuộc chiến tranh, chiến đấu vì tự do, danh dự và trách nhiệm. Tên anh, cố đại úy anh hùng phi công Vũ Đình Long sẽ được bạn bè cùng khóa 69A Không quân, phi đoàn Tinh Long 821, người thân, bạn hữu… khắp thế giới ghi nhớ chiến công và tưởng niệm.
Tôi, người bạn cùng bay chung phi hành đoàn, một nhân chứng trong số 9 người còn sống sót, xin kể về anh Đại Úy phi công Vũ Đình Long. Đã 37 năm về trước, hay nói chính xác hơn đêm 16 rạng sáng ngày 17/4/1975. Cái ngày định mệnh ấy, anh ta với chức vụ trưởng phi cơ (Aircraft Commander) cùng tôi, hoa tiêu chánh (Co-pilot) và 8 người phi hành đoàn trên phi vụ Tinh Long 7 của Phi Đoàn 821, Sư Đoàn 5 Không Quân, đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Cứ như thông lệ, sau khi nhận lệnh hành quân, chúng tôi, phi đoàn gồm 10 người vội vã ra phi đạo tìm chiếc phi cơ AC 119K có tên trong phi vụ lệnh, kiểm tra bên ngoài, bên trong chiếc máy bay, quay máy cất cách làm tròn sứ vụ… Trung úy trưởng phi cơ Vũ Đình Long ngồi ghế trái chỉ huy trên phòng lái, còn tôi, hoa tiêu chánh (Co-pilot) ngồi ghế bên phải cùng điều khiển chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119K trong suốt phi vụ hành quân. Đây là loại máy bay vận tải lớn dùng tải quân, thả dù tiếp tế chế tạo từ đệ nhị thế chiến, được tân trang lại từ loại máy bay AC 119G, gắn thêm 2 động cơ phản lực hai bên cánh tăng thêm lực đẩy mạnh cất cánh trên đường bay ngắn được dễ dàng. Thời gian hoạt động trên không trung khoảng 3-4 giờ, hỏa lực yềm trợ hay tấn công quân địch rất hùng hậu, gồm 4 khẩu súng đại liên 7 ly 62(mini gun) và 2 khẩu đại bác 20 ly, tất cả đều 6 nòng dài mỗi phút bắn ra hằng ngàn viên đạn lớn nhỏ xuống mặt đất. Giàn phóng chiếu sáng 24 trái hỏa châu, máy ngắm Hồng ngoại tuyến (nhìn ban đêm), giàn trang thiết bị IR (Radar nhìn thấy rõ mục tiêu di chuyển trên mặt đất dù đêm hay ban ngày) xác định mục tiêu, giàn máy phóng đạn flairs chống hỏa tiển tầm nhiệt SA7. Với hỏa lực hùng mạnh như vậy cũng đủ trấn át tinh thần địch quân một cách hiệu quả. Đơn vị phi đoàn 821 có danh hiệu Stinger (bò cạp về đêm) khi còn bay huấn luyện với người Mỹ, sau đó đổi lại danh hiệu mới Tinh Long cho mỗi phi vụ.
Những con Rồng tinh khôn cất cánh hành quân khi ánh Thái dương đã khuất hẳn về cuối chân trời phía Tây, bóng tối không gian bắt đầu với ánh trăng, sao sáng lung linh về đêm, mặt đất thấp thoáng lấp lánh ánh đèn điện của đô thị. Trong khi đó, suốt đêm từng phi hành đoàn Tinh Long của phi đoàn 821 âm thầm lặng lẻ bay sâu vào vùng trời khói lửa đầy hiểm nguy khắp miền Nam Việt Nam. Những chuyến hành quân bay đêm đôi khi cũng an nhàn như du hành trên không trung vài ba giờ, ngắm nhìn ánh đèn đường thủ đô Sài Gòn rực sáng bên dưới cánh máy bay, đầu óc đầy mộng đẹp nghĩ về gia đình, người thân, người tình, người em gái mới quen hôm này…đó là những lúc tình hình chiến sự vùng III yên tĩnh. Một khi chiến sự sôi động, lệnh hành quân khẩn cấp tiếp cứu các đơn vị bạn đang bị Việt cộng bao vây, tấn công hoặc tràn ngập, chúng tôi có nhiệm vụ nhanh chóng cất cánh vào vùng chiến sự, dùng hỏa châu soi sáng và sẳn sàng trút hết tất cả bom đạn mang theo trong chiếc vận tải cơ chiến đấu AC 119K dội xuống đầu quân thù. Địch quân phản ứng bằng những loạt đạn phòng không 12.7ly, 37 ly…đủ loại đạn, nổ chớp nhoáng tua tủa nhắm vào chiếc máy bay như những đóm pháo bông chào mừng ngày lễ hội, hoặc bắn hỏa tiển tầm nhiệt SA 7 bay với tốc độ cực nhanh về hướng phía sau phi cơ gây nhiều nguy hiểm tính mạng tất cả phi hành đoàn. Người trưởng phi cơ phải khéo léo điểu khiển máy bay an toàn cho tất cả người phi hành đoàn cũng như tác xạ chính xác các mục tiêu Việt Cộng dưới mặt đất để bảo vệ quân bạn. Thật ra cuộc đời người phi công trong thời chiến không ai dám tự cho mình tài giỏi, có thể an toàn trở về sau mỗi phi vụ hành quân. Biết bao hiểm nguy lúc nào cũng có thể xãy ra, như trục trặc kỹ thuật động cơ máy bay, thời tiết xấu, tránh né đạn đạo pháo binh của quân bạn đang bắn yểm trợ các tọa độ có địch quân, tránh được đạn phòng không đủ loại của quân thù đang nhã đạn vào chiếc phi cơ…mà người phi công có thể gặp phải trong mỗi phi vụ hành quân đêm hay ngày. Nếu chiếc máy bay bị lâm nạn, tan tác trên bầu trời khói lửa…chắc chắn thân xác người phi công, phi hành đoàn hay hành khách tháp tùng trên chuyến bay cũng không vẹn toàn. Người phi công trưởng phi cơ có nhiệm vụ và trách nhiệm rất nặng nề hoàn tất phi vụ, an toàn đáp xuống phi đạo, tất cả phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay được bình an vô sự khi trở về.
Từ đầu năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt đã được các quan thầy Trung cộng và Nga sô chi viện rất nhiều cho quân sự nên đã xua các binh đoàn xe tăng đại pháo vượt tuyến Bến Hải, vi phạm hiệp định ngưng bắn quốc tế năm 1954 cũng như hiệp định Paris về Việt Nam, đánh chiếm nhiều phần đất của chánh phủ miền Nam Việt Nam. Mặt trận phía Tây, Cộng quân đang uy hiếp các tỉnh Bình Long, Phước Long, rồi Ban Mê Thuột, mặt trận phía Bắc Cộng sản Bắc Việt vượt vĩ tuyến ngăn chia Nam Bắc nước Việt Nam đánh chiếm các tỉnh cực Bắc của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, mở đầu cuộc triệt thoái Tây Nguyên, rồi Huế thất thủ, rút lui khỏi Đà Nẳng. Đầu tháng 4, Qui Nhơn, Nha Trang thất thủ, rồi Cam Ranh, PhanRang thất thủ ngày 16 tháng 4 năm 1975. Tin đồn gây hoang mang lo sợ dân chúng do Việt Cộng, tin chiến sự bất lợi cho chánh phủ miền Nam Việt Nam dồn dập mỗi ngày trên báo chí, đài phát tranh, đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa, những cuộc triệt thoái quân đội ở Tây Nguyên, Vùng I chiến thuật hổn loạn không có kế hoạch chu đáo, đã khiến cho nhiều đơn vị cấp sư đoàn hoang man, tan rã. Quân đội Cộng Sản Bắc Việt chưa vào thành phố mà lực lượng quân sự của chúng ta đã rút lui, di tản chiến thuật rồi, dân chúng càng lo sợ vì không còn được bảo vệ, tin tưởng nên đã bồng bế con cháu, họ hàng… băng rừng, qua đèo, vượt suối, vượt sông, vượt biển đổ xô về phương Nam lánh nạn Cộng sản, lánh nạn chiến tranh. Nước mất, nhà tan, gia đình ly tán, tiếng khóc than ai oán thấu Trời xanh của người dân vô tội suốt chặng đường dài từ đại lộ kinh hoàng Quảng Trị, trên đèo Hải Vân…đoạn đường đầy máu và nước mắt căm hờn! Nhiều bạn bè, đồng đội của chúng ta đã bị Việt Cộng bắt làm tù binh, tử thương khi quyết tử chống trả một cách tuyệt vọng với quân thù, bỏ lại xác thân một nơi nào đó trên bước đường di tản. Nhiều vị tướng, tá cấp chỉ huy trực tiếp đơn vị vùng I, II cũng không biết lý do tại sao quân đội phải di tản liên tục, vì lý do chiến thuật, vì chính trị, hay vì quân lực không còn được tiếp tế đầy đủ nhiên liệu, vũ khí đạn dược, vì quốc hội Hoa Kỳ đã cắt hết viện trợ quân sự cho chánh phủ miền Nam Việt Nam?! Tại thủ đô Sài Gòn, tình hình chính trị bất ổn do bọn sinh viên, ký giả, nhà sư, ni cô và một số giới chức trong chính quyền thân Việt cộng hoặc đang bị Cộng Sản lợi dụng đã xuống đường, bãi thị rầm rộ áp lực thỏa hiệp với Việt Cộng. Lãnh thổ miền Nam Việt Nam thân yêu ngày một thu nhỏ lại về phía Nam, đất nước như tội đồ bị đưa ra xẻo, từng thớ thịt mất đi, ruột gan chúng tôi theo đó cùng quặn lại. Chúng tôi chỉ muốn bảo vệ tư do chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản và gìn giử lấy quê hương đang có bằng tất cả trái tim nồng cháy tuổi thanh xuân …nhưng lãnh thổ miền Trung bị mất…bây giờ …đến đâu nữa? Trong khi chúng tôi đang miệt mài chiến đấu chống lại xâm lươc của Cộng sản, tại Tân Sơn Nhất một số người đồng đội đã hèn nhát lặng lẻ âm thầm bằng mọi phương tiện… trốn chạy ra nước ngoài trước biến cố lịch sử Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Anh Vũ Đình Long với khuôn mặt hiền hòa, vui tính thường ngày với tất cả mọi người, tuy nhiên đối với bổn phận và trách nhiệm trưởng phi cơ phi vụ hành quân, anh quyết định rất dứt khoát, không bị lung lạc. Vì vậy, khi tiếp cận mục tiêu, đoàn xe địch đang di chuyển về phía Nam, những thiết giáp T 54, chiếc motova… chở đầy quân lính Việt Cộng ngụy trang cành lá cây che chung quanh di chuyển trên đường lộ như một con rắn dài đang tiến về phương Nam. Anh đã quyết định …nghiêng cánh trái máy bay, bay vòng tròn để tọa độ mục tiêu được anh nhìn thấy dễ dàng. Biết rằng nếu hủy diệt đoàn xe này, rồi còn có những đoàn xe khác, anh ấn nút màu đỏ FIRE trên cần lái, tiếng nổ ầm ầm vang lên khi loạt đạn đầu đã trút xuống như để điều chỉnh tác xạ, những ánh lửa lóe sáng của đạn đại liên sáu nòng 7.62mm, rồi tiếp theo một loạt đạn đại bác 20 ly khi chạm đất hay mục tiêu sẽ gây ra tiếng nổ lần thứ hai, tiếng reo hò của anh em phi hành đoàn đang quan sát mục tiêu dưới đất.
-Đẹp lắm! Trúng mục tiêu rồi! Bắn nữa! Bắn tiếp tục!
Lúc này đoàn xe Việt Cộng tản loạn và đã ẩn tất cả vào hai vệ đường, đồng thời địch quân bắt đầu bắn đủ loại súng đạn vào chiếc AC 119 K đang bay ù ù trên bầu trời. Trưởng phi cơ Vũ Đình Long vẫn tiếp tục bám sát mục tiêu, từng loạt đạn kế tiếp anh bắn phủ đầu địch. Như cách đánh một con rắn, anh quyết đập đầu nó trước tiên, sau đó anh sẻ đánh khoảng giữa thân rắn. Anh luôn nhắc nhở phi hành đoàn quan sát bên ngoài phi cơ và cẩn thận quan sát mục tiêu địch quân đang phía dưới mặt đất. Các xạ thủ (gunner) liên tục lắp thêm đạn (load) và sửa chữa nếu thấy súng bị trở ngại tác xạ, anh áp tải (IO) đang đứng cửa phía sau phi cơ quan sát các đạn đạo do quân địch bắn lên, các điều hành viên (Navigators) cũng chú tâm nhìn ra bên ngoài phi cơ theo dõi trận oanh kích Việt Cộng. Quá hăng say với bổn phận mà quên đi những hiểm nguy đang kề cận! Có lẽ mùi thuốc súng, tiếng súng nổ vang rền cả bầu trời đã mê hoặc đưa phi hành đoàn chúng tôi say men chiến thắng như lạc hồn vào mê cung trận. Tất cả phi hành đoàn Tinh Long 7 quên rằng phía chân trời, hừng đông đang dần ló dạng, chiếc máy bay AC 119K như một con chim Đại bàng với đôi cánh sắt khổng lồ, đang gầm thét trên vùng trời khói lửa và đã trở thành mục tiêu dễ dàng cho các xạ thủ phòng không địch.
Bầu trời sáng dần, chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119 K chỉ còn 15 phút nữa chấm dứt trách nhiệm phi vụ Tinh Long 7 trên vùng trời tỉnh Phan Rang và trở về lại căn cứ Tân Sơn Nhất. Bùm! Bùm! Bùm! Tiếng đạn phòng không loại lớn của Việt Cộng đã chạm mạnh vào thân máy bay! Một tiếng nổ thật to kinh hồn làm mọi người bàng hoàng khiếp sợ, phi cơ rùng mình lắc lư, chao mạnh về phía trái như con chim ưng đang bay trên bầu trời bị trúng đạn kêu la thảm thương! Trên phòng lái (carbin), bên phải sau lưng tôi, một lổ thủng to lớn xuyên thằng từ phía dưới lên trên trần phi cơ, tôi thấy cả mây trời trên cao và nhìn xuống thấy mặt đất sâu thăm thẳm như một cái giếng nước, rồi một động cơ chong chóng và một động cơ phản lực toác ra, xăng tuôn ra ào ạt như mưa. Giọng nói trưởng phi cơ Vũ Đình Long hốt hoảng trên máy vô tuyến trên tàu (Inter-phone)
_ Phi cơ bị trúng đạn, tất cả bình tỉnh!
Không ai nói thêm một lời! Tôi cùng anh gồng mình, ghì chặt tay lái, hai chân đạp mạnh vào bàn đạp (rudder) để giử thăng bằng phi cơ. Người cơ phi (Flight Engineer) ngồi phía sau bình tĩnh vói tay phải lên cao nơi có cái nút, khóa (tắt) xăng hai động cơ bên phải. Sức gió thổi mạnh và lạnh buốt tạo nên những âm thanh rin rít rờn rợn nơi lỗ hỏng do viên đạn phòng không của địch xuyên qua, như một trận cuồng phong, quét theo những vật dụng linh tinh trong phòng lái, cuồn cuộn tuôn theo lổ hỏng ra ngoài không gian hun hút. Rất may, không một người phi hành đoàn nào bị thương tích! Chiếc máy bay như một con Diều giấy của trẻ con đang bay cao trên bầu trời chợt đứt dây, mất cao độ, lảo đảo rơi một cách rất nhanh chóng không thể điều khiển bay về căn cứ Tân Sơn Nhất một cách an toàn. Anh ra lệnh cho trung úy Điều hành viên (Navigator) ngồi phía sau vội báo tin khẩn bằng vô tuyến điện tình trạng chiếc Tinh Long 7 đang lâm nạn về phòng Hành quân chiến cuộc Tân Sơn Nhất. Phi cơ như đang rơi từ từ xuống thấp về hướng Nam (Phan Thiết) dọc theo đường biển, phía Tây là dãy núi Trường sơn đang chạy dài về phương Nam, anh quyết định bắt buộc bỏ phi cơ để cứu lấy sinh mạng 10 phi hành đoàn. Anh để lại tín hiệu nhảy dù trên tần số khẩn cấp (Emergency) MAY DAY! MAY DAY! Hy vọng tất cả đơn vị Hải Lục Không quân Việt Nam Cọng Hòa có thể nghe thấy và tìm biết tọa độ máy bay lâm nạn đến tiếp cứu. Anh Vũ Đình Long đã nhìn thấy mặt nước đại dương màu xanh đang ở phía trước hướng Đông không xa lắm, như một tia hy vọng sinh tồn, anh đã ra lệnh theo thứ tự cho tất cả phi hành đoàn chuẩn bị kiểm tra lại cái dù an toàn, cái phao lội nước… trước khi ra cửa sau để nhảy ra ngoài không gian. Anh đã tính toán kỷ lưởng để phi hành đoàn có thể nhảy dù ra và có thể tự điều khiển đáp xuống mặt đất hoặc rất gần bờ biển, và chiếc máy phi cơ vận tải võ trang to lớn này sẽ rơi xuống đáy đại dương thay vì rơi xuống trên mặt đất gây tiếng nổ long trời lở đất, hỏa hoạn gây thiệt hại nhân mạng dân chúng nếu phi cơ rơi vào khu dân cư. Anh đã nhận ra lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trong nắng ban mai của một đơn vị bộ binh địa phương xa xa đâu đó bên dưới cánh phải chiếc máy bay…
_ Tất cả theo thứ tự, nhảy dù thoát thân! Tiếng anh hét vang đanh thép trên inter-phone như một lời cuối cùng trên cõi đời, từ giả đôi cánh bay phi hành, từ giả đời phi công chiến đấu, từ giả phi hành đoàn cuối cùng, từ giả bạn bè, từ giả người thân…cho anh được gởi lời vĩnh biệt tất cả..!
Đã hơn 37 năm qua, tôi đã không còn được nhìn thấy anh, biết thêm những tin tức liên quan đến người chiến sĩ anh hùng không quân vô danh này kể từ giây phút biệt ly, nhưng dáng oai hùng hiên ngang và giọng nói của anh trong giây phút ấy vẩn còn vang mãi trong tâm trí của tôi. Tôi mãi mãi khâm phục tài năng và đức hạnh của anh Vũ Đình Long, trưởng phi cơ phi vụ Tinh Long 7 phi đoàn 821, không đoàn 53 Chiến Thuật, sư đoàn 5 không quân. Anh đã thể hiện tinh thần trách nhiệm & danh dự cao cả của một sĩ quan cấp chỉ huy trẻ tuổi, sẳn sàng hy sinh mạng sống mình đối với tất cả đoàn viên phi hành khi chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119K bị lâm nạn. Chúng tôi đã lần lượt rời khỏi phi cơ, lao người nhào lộn tự do vào không trung tưởng chừng như vô tận. Nhìn thấy chín cái hoa dù đang bay lơ lững trên bầu trời, tôi thở phào nhẹ nhỏm thế là mình đã thoát chết. Gió rất mạnh theo hướng Tây Nam và anh Vũ Đình Long cũng đã nhảy dù ra khỏi tàu sau cùng và vẫn còn lơ lững phía trên cao, bị tác động gió trôi giạt ra xa phía biển. Chiếc vận tải cơ võ trang AC 119K không người điều khiển, cuối cùng rồi lao xuống biển sâu, tạo nên cơn chấn động mạnh trên đại dương Thái Bình, những sóng lớn trắng xóa, rung rinh mặt đất tiếp tục xô nhau tràn vào bờ cát trắng…
Chúng tôi đáp xuống mặt đất nhưng cách nhau không xa và không có thì giờ thăm hỏi nhau, lật đật xếp gọn cái dù cất dấu tạm một nơi nào đó thấy an toàn. Nơi đây dân cư thưa thớt hoặc có lẽ dân chúng cũng đã di tản lánh nạn, chúng tôi suy đoán vùng này thuộc tiểu khu Tuy Phong (Long Hương), giáp ranh Cá Ná, Công ty nước suối Vĩnh Hảo vẫn còn phần đất của Ninh thuận Phan Rang. Chúng tôi như người từ hành tinh khác rơi xuống mặt đất, một tiểu đội lính chiến với khẩu súng ngắn cá nhân, lạc đường, lẩn tránh sự truy kích của Việt Cộng, mất phương hướng, không có tiểu đội trưởng chỉ huy, không ai có bản đồ địa hình, la bàn tìm phương hướng, hay vô tuyến để liên lạc với các đơn vị bộ binh quân bạn gần khu vực xin được tiếp cứu. Khu vực Tuy Phong nằm sát bờ biển Cà-Ná, gần quốc lộ 1 chạy dài uốn cong sát chân dãy núi thấp và nơi đây cũng có đường hỏa xa chạy dọc theo bờ biển Cà Ná nên phong cảnh nơi đây rất đẹp, ngoạn mục. Lúc ấy khoảng gần 7 giờ sáng, thiếu tá Phong, tiểu khu trưởng đã cho một toán lính cùng chiếc xe GMC tìm kiếm chúng tôi khắp nơi trong vùng. May mắn họ đã gặp lại được chúng tôi, phi hành đoàn Tinh Long 7 còn sống sót và chở về tập trung tại Tiểu Khu, đồng thời tiểu khu Tuy Phong cũng cắt cử người chăm sóc những vết thương nhẹ, thuốc men, ăn uống, nghỉ ngơi chờ phương tiện máy bay trực thăng đưa về căn cứ Tân Sơn Nhất. Chúng tôi vẫn lo lắng và chưa biết tin tức trung úy trưởng phi cơ Vũ Đình Long vì công cuộc tìm cứu vẫn còn đang tiếp diễn tại khu vực đã có xuất hiện quân đội Cộng Sản cũng đang săn lùng những người đã nhảy dù khỏi chiếc phi cơ vào lúc ban sáng. Vào khoảng đầu giờ chiều, một ngư dân thả lưới gần bờ đến tiểu khu Tuy Phong báo tin, một người nhảy dù ban sáng rơi xuống biển, họ thấy một số ngư dân cho thuyền ra để cứu nhưng bị toán du kích Việt Cộng trên bờ bắn chặn không cho tiếp cứu. Như vậy anh đã bị Cộng sản sát hại, bị bắt làm tù binh hay đã vùi thân xác nơi đại dương…hay anh đang được ở một nơi đó rất bình yên không còn hận thù?!…cũng không có người nào tai nghe mắt thấy thi thể của cố đại úy Vũ Đình Long. Tất cả phi hành đoàn Tinh Long 7 vô cùng căm tức, bị kích động, bầu trời như tối hẳn, nước mắt tự nhiên rơi vì thương tiếc một người bạn, một người phi công chỉ huy trẻ tuổi, một con chim đã bay lìa tổ ấm phi đoàn Tinh Long 821. Anh ta như con chim đại bàng đơn độc, sa cơ thất thế nơi chiến trường, đã vượt qua những giây phút cực kỳ nguy hiểm thọ thương trên không trung, nhưng giây phút cuối sắp sắp được đoàn tụ với phi hành đoàn, anh đã trực diện với quân thù, thân xác anh lại không thể nào vùng vẫy qua định số tử thần. Ôi, tiếc thương thay!
Như vậy, trung úy trưởng phi cơ Vũ Đình Long đã anh dũng hy sinh trên vùng biển Cà Ná, Phan Rang, biển Thái Bình vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 1975! Thân xác anh đã hòa nhập vào mảnh đất yêu thương, anh là chứng tích, là tuyến đầu, chúng tôi phải nuốt cơn đau mỗi khi nhắc lại tên anh…Xin một nén nhang lòng tưởng niệm vong linh người nằm xuống! Tưởng nhớ đến anh những ngày chờ phi vụ trong câu lạc bộ phi đoàn, bên ly café ngồi với nhau chuyện trò rôm rả hay vài ván bida đang hồi gay cấn, hoặc bàn cờ domino…Chúng tôi còn kể nhau nghe về vui buồn trong cuộc sống, chuyện tiếu lâm hoặc thời sự lai rai…Có một bật mí mà giờ đây tôi xin thổ lộ-không biết phải chăng đây là truyền thuyết không quân. Có hai điều xui cho những phi công, thứ nhất: bay thế (bay giùm bạn, mặc dù mình không có tên trong phi vụ hành quân), thứ hai: mới lấy vợ và vợ đang bầu. Tôi rơi vào trường hợp thứ hai vì vợ tôi lúc ấy đang mang thai hơn 3 tháng. Xin cảm ơn anh, nếu không… đứa con tôi đến nay, có thể mãi mãi không thấy được mặt người cha đã từng đi bay chung với anh! Âu, tất cả cũng là cái số mệnh! Anh Vũ Đình Long, xin anh vui lòng yên nghỉ, chúng tôi những người bạn, những người đã cùng anh hiên ngang đối mặt kẻ thù sẵn sàng quyết chiến mà anh là bằng chứng hùng hồn cho mọi lý giãi. Anh, người chiến sĩ thầm lặng không được lưu danh sổ sách, tuy nhiên trong những người bạn, những người kề vai sát cánh cùng anh trong cuộc chiến luôn mãi khắc ghi tên anh. Bạn bè cùng phi đoàn 821 Tinh Long sẽ mãi nhớ tên chiến công anh, bạn hữu cùng khóa 69A Trung Tâm huấn luyện Không quân Nha Trang luôn vinh danh trong những lần hội ngộ, tượng đài tưởng niệm quân dân cán chính VNCH đã hy sinh vì lý tưởng tự do khắp nơi trên thế giới sẽ được nhắc đến chiến công sáng ngời của anh. Gương anh hùng, lòng quả cảm, danh dự & trách nhiệm của anh không thua kém những anh hùng phi công các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật…trên thế giới thời đệ nhị thế chiến. Chúng tôi những người bạn, những người sát cánh, chung vai góp sức bảo vệ mảnh đất miền Nam yêu thương, nhưng cuối cùng đành phải xuôi tay, mặc cho số phận an bài.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày tủi hờn đau thương cho tất cả quân dân cán chính miền Nam tự do, quân đội VNCH đã bị bức tử, số phận miền Nam Việt Nam đã được định đoạt do các nước Nga, Trung Cộng, Hoa Kỳ… trên bàn hội nghị và các mật ước ký kết với Cộng Sản miền Bắc, đồng minh Hoa Kỳ đã tháo chạy, kéo theo sự sụp đổ của chánh phủ Cộng Hòa Việt Nam… Thế mà đại đa số các cấp lãnh đạo và dân chúng miền Nam không hay biết và tuổi trẻ chúng ta vẫn tiếp tục hy sinh và hăng say chiến đấu để bảo vệ tiền đồn chủ nghĩa tự do.
Sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975, thêm một phi hành đoàn Tinh Long 7 nữa cũng đã tử nạn ngay trên bầu trời căn cứ Tân Sơn Nhất bởi hỏa tiễn tầm nhiệt của Việt Cộng, nhiều nhân viên trong phi đoàn 821 đã khóc òa khi chứng kiến cánh trái phi cơ nổ trên không trung, rồi một người rơi ra ngoài cửa sau, ngọn lửa đã bám theo cái dù vừa chợt bung ra… chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119K đã đâm nhào xuống mang theo tất cả thân xác phi hành đoàn còn lại vào lòng đất... Ô, thật là đau buồn! Sau đó, không quân Tân Sơn Nhất tháo chạy, phi đoàn Tinh Long 821 tan tác, mạnh ai nấy lo thoát thân, giả từ vũ khí…! Người thì ngơ ngác bay đến phương trời xa lạ, đất khách quê người, tha phương cầu thực, kẻ thì bỏ xác thân trên bước đường hốt hoảng di tản, rồi vượt biển, băng rừng, lội suối …biết bao hiểm nguy phải trả giá bằng nhiều sinh mạng trốn chạy Cộng sản để tìm tự do. Người ở lại quê hương sống cảnh đói rét, lao động khổ sai nơi chốn ngục tù Cộng Sản. Tài sản bị chúng tước đoạt, vợ con gia đình bị đe dọa, theo dõi ngày đêm, cuộc sống sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 như đang sống dưới gông cùm Cộng Sản. Câu nói mộc mạc năm xưa của tổng thống Nguyễn văn Thiệu bổng nhiên trở thành chân lý cho người miền Nam Việt Nam khi so sánh chế độ hai miền Nam Bắc,”Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà nhìn kỹ những gì cộng sản làm! “
Đinh Soạn 6/2012
Chú thích: Bài viết này được viết lại bởi TRÌNH ĐẾ ĐÁNG do những ý chính của bạn ĐINH SOẠN hiện đang còn ở quê nhà.
Biên Hùng chuyển
Tình Bạn Thời Chinh Chiến...
Tôi Và Anh (Cố đại úy Vũ đình Long, người anh hùng đã nằm xuống trước giờ thứ 25 trong cuộc chiến 1975. Anh đã để cho tôi và 8 người đồng đội của phi hành đoàn Tinh Long 821 được cứu sống, an toàn trở về với gia đình.)
Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ,
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên?
Đó là câu chuyện tình mười năm qua thơ nhạc, nghe như nhói lên một kỷ niệm buồn khôn tả! Còn câu chuyện đời lính phi hành chúng tôi, bi thảm đau xót hơn nhiều, như “vết thù trên lưng ngựa hoang”, nỗi hằn thời chinh chiến, đớn đau thâm sâu chạm vào tim gan và không bao giờ bình phục dù đã trãi qua thời gian hơn 37 năm cố lãng quên. Cuộc đời nhiều thay đổi vì phải vật lộn vất vả tại quê nhà để tồn tại, nhưng tôi không thể quên được hình ảnh người bạn cấp chỉ huy đã anh hùng chiến đấu đến giây phút cuối cùng trên vùng trời khói lửa quê hương. Tôi nghĩ, thân xác hào hùng của anh giờ đây có lẽ đã được hòa nhập, thấm vào lòng đất mẹ. Anh đã bay vào cõi trời vô tận hư không, vĩnh viễn rời xa bạn bè, người thân như những anh hùng phi công niên trưởng không quân, miền Nam Việt Nam đáng kính và tiếc thương: Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, Lưu Kim Cương… Chứng tích lịch sử không quân miền Nam Việt Nam trãi dài thật oai hùng, sáng chói trong những ngày cuối cùng kết thúc cuộc chiến. Anh đã thêm vào một chiến tích vẻ vang nữa trong trang quân sử hùng tráng của chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, người anh hùng phi công trong cuộc chiến tranh, chiến đấu vì tự do, danh dự và trách nhiệm. Tên anh, cố đại úy anh hùng phi công Vũ Đình Long sẽ được bạn bè cùng khóa 69A Không quân, phi đoàn Tinh Long 821, người thân, bạn hữu… khắp thế giới ghi nhớ chiến công và tưởng niệm.
Tôi, người bạn cùng bay chung phi hành đoàn, một nhân chứng trong số 9 người còn sống sót, xin kể về anh Đại Úy phi công Vũ Đình Long. Đã 37 năm về trước, hay nói chính xác hơn đêm 16 rạng sáng ngày 17/4/1975. Cái ngày định mệnh ấy, anh ta với chức vụ trưởng phi cơ (Aircraft Commander) cùng tôi, hoa tiêu chánh (Co-pilot) và 8 người phi hành đoàn trên phi vụ Tinh Long 7 của Phi Đoàn 821, Sư Đoàn 5 Không Quân, đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Cứ như thông lệ, sau khi nhận lệnh hành quân, chúng tôi, phi đoàn gồm 10 người vội vã ra phi đạo tìm chiếc phi cơ AC 119K có tên trong phi vụ lệnh, kiểm tra bên ngoài, bên trong chiếc máy bay, quay máy cất cách làm tròn sứ vụ… Trung úy trưởng phi cơ Vũ Đình Long ngồi ghế trái chỉ huy trên phòng lái, còn tôi, hoa tiêu chánh (Co-pilot) ngồi ghế bên phải cùng điều khiển chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119K trong suốt phi vụ hành quân. Đây là loại máy bay vận tải lớn dùng tải quân, thả dù tiếp tế chế tạo từ đệ nhị thế chiến, được tân trang lại từ loại máy bay AC 119G, gắn thêm 2 động cơ phản lực hai bên cánh tăng thêm lực đẩy mạnh cất cánh trên đường bay ngắn được dễ dàng. Thời gian hoạt động trên không trung khoảng 3-4 giờ, hỏa lực yềm trợ hay tấn công quân địch rất hùng hậu, gồm 4 khẩu súng đại liên 7 ly 62(mini gun) và 2 khẩu đại bác 20 ly, tất cả đều 6 nòng dài mỗi phút bắn ra hằng ngàn viên đạn lớn nhỏ xuống mặt đất. Giàn phóng chiếu sáng 24 trái hỏa châu, máy ngắm Hồng ngoại tuyến (nhìn ban đêm), giàn trang thiết bị IR (Radar nhìn thấy rõ mục tiêu di chuyển trên mặt đất dù đêm hay ban ngày) xác định mục tiêu, giàn máy phóng đạn flairs chống hỏa tiển tầm nhiệt SA7. Với hỏa lực hùng mạnh như vậy cũng đủ trấn át tinh thần địch quân một cách hiệu quả. Đơn vị phi đoàn 821 có danh hiệu Stinger (bò cạp về đêm) khi còn bay huấn luyện với người Mỹ, sau đó đổi lại danh hiệu mới Tinh Long cho mỗi phi vụ.
Những con Rồng tinh khôn cất cánh hành quân khi ánh Thái dương đã khuất hẳn về cuối chân trời phía Tây, bóng tối không gian bắt đầu với ánh trăng, sao sáng lung linh về đêm, mặt đất thấp thoáng lấp lánh ánh đèn điện của đô thị. Trong khi đó, suốt đêm từng phi hành đoàn Tinh Long của phi đoàn 821 âm thầm lặng lẻ bay sâu vào vùng trời khói lửa đầy hiểm nguy khắp miền Nam Việt Nam. Những chuyến hành quân bay đêm đôi khi cũng an nhàn như du hành trên không trung vài ba giờ, ngắm nhìn ánh đèn đường thủ đô Sài Gòn rực sáng bên dưới cánh máy bay, đầu óc đầy mộng đẹp nghĩ về gia đình, người thân, người tình, người em gái mới quen hôm này…đó là những lúc tình hình chiến sự vùng III yên tĩnh. Một khi chiến sự sôi động, lệnh hành quân khẩn cấp tiếp cứu các đơn vị bạn đang bị Việt cộng bao vây, tấn công hoặc tràn ngập, chúng tôi có nhiệm vụ nhanh chóng cất cánh vào vùng chiến sự, dùng hỏa châu soi sáng và sẳn sàng trút hết tất cả bom đạn mang theo trong chiếc vận tải cơ chiến đấu AC 119K dội xuống đầu quân thù. Địch quân phản ứng bằng những loạt đạn phòng không 12.7ly, 37 ly…đủ loại đạn, nổ chớp nhoáng tua tủa nhắm vào chiếc máy bay như những đóm pháo bông chào mừng ngày lễ hội, hoặc bắn hỏa tiển tầm nhiệt SA 7 bay với tốc độ cực nhanh về hướng phía sau phi cơ gây nhiều nguy hiểm tính mạng tất cả phi hành đoàn. Người trưởng phi cơ phải khéo léo điểu khiển máy bay an toàn cho tất cả người phi hành đoàn cũng như tác xạ chính xác các mục tiêu Việt Cộng dưới mặt đất để bảo vệ quân bạn. Thật ra cuộc đời người phi công trong thời chiến không ai dám tự cho mình tài giỏi, có thể an toàn trở về sau mỗi phi vụ hành quân. Biết bao hiểm nguy lúc nào cũng có thể xãy ra, như trục trặc kỹ thuật động cơ máy bay, thời tiết xấu, tránh né đạn đạo pháo binh của quân bạn đang bắn yểm trợ các tọa độ có địch quân, tránh được đạn phòng không đủ loại của quân thù đang nhã đạn vào chiếc phi cơ…mà người phi công có thể gặp phải trong mỗi phi vụ hành quân đêm hay ngày. Nếu chiếc máy bay bị lâm nạn, tan tác trên bầu trời khói lửa…chắc chắn thân xác người phi công, phi hành đoàn hay hành khách tháp tùng trên chuyến bay cũng không vẹn toàn. Người phi công trưởng phi cơ có nhiệm vụ và trách nhiệm rất nặng nề hoàn tất phi vụ, an toàn đáp xuống phi đạo, tất cả phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay được bình an vô sự khi trở về.
Từ đầu năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt đã được các quan thầy Trung cộng và Nga sô chi viện rất nhiều cho quân sự nên đã xua các binh đoàn xe tăng đại pháo vượt tuyến Bến Hải, vi phạm hiệp định ngưng bắn quốc tế năm 1954 cũng như hiệp định Paris về Việt Nam, đánh chiếm nhiều phần đất của chánh phủ miền Nam Việt Nam. Mặt trận phía Tây, Cộng quân đang uy hiếp các tỉnh Bình Long, Phước Long, rồi Ban Mê Thuột, mặt trận phía Bắc Cộng sản Bắc Việt vượt vĩ tuyến ngăn chia Nam Bắc nước Việt Nam đánh chiếm các tỉnh cực Bắc của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, mở đầu cuộc triệt thoái Tây Nguyên, rồi Huế thất thủ, rút lui khỏi Đà Nẳng. Đầu tháng 4, Qui Nhơn, Nha Trang thất thủ, rồi Cam Ranh, PhanRang thất thủ ngày 16 tháng 4 năm 1975. Tin đồn gây hoang mang lo sợ dân chúng do Việt Cộng, tin chiến sự bất lợi cho chánh phủ miền Nam Việt Nam dồn dập mỗi ngày trên báo chí, đài phát tranh, đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa, những cuộc triệt thoái quân đội ở Tây Nguyên, Vùng I chiến thuật hổn loạn không có kế hoạch chu đáo, đã khiến cho nhiều đơn vị cấp sư đoàn hoang man, tan rã. Quân đội Cộng Sản Bắc Việt chưa vào thành phố mà lực lượng quân sự của chúng ta đã rút lui, di tản chiến thuật rồi, dân chúng càng lo sợ vì không còn được bảo vệ, tin tưởng nên đã bồng bế con cháu, họ hàng… băng rừng, qua đèo, vượt suối, vượt sông, vượt biển đổ xô về phương Nam lánh nạn Cộng sản, lánh nạn chiến tranh. Nước mất, nhà tan, gia đình ly tán, tiếng khóc than ai oán thấu Trời xanh của người dân vô tội suốt chặng đường dài từ đại lộ kinh hoàng Quảng Trị, trên đèo Hải Vân…đoạn đường đầy máu và nước mắt căm hờn! Nhiều bạn bè, đồng đội của chúng ta đã bị Việt Cộng bắt làm tù binh, tử thương khi quyết tử chống trả một cách tuyệt vọng với quân thù, bỏ lại xác thân một nơi nào đó trên bước đường di tản. Nhiều vị tướng, tá cấp chỉ huy trực tiếp đơn vị vùng I, II cũng không biết lý do tại sao quân đội phải di tản liên tục, vì lý do chiến thuật, vì chính trị, hay vì quân lực không còn được tiếp tế đầy đủ nhiên liệu, vũ khí đạn dược, vì quốc hội Hoa Kỳ đã cắt hết viện trợ quân sự cho chánh phủ miền Nam Việt Nam?! Tại thủ đô Sài Gòn, tình hình chính trị bất ổn do bọn sinh viên, ký giả, nhà sư, ni cô và một số giới chức trong chính quyền thân Việt cộng hoặc đang bị Cộng Sản lợi dụng đã xuống đường, bãi thị rầm rộ áp lực thỏa hiệp với Việt Cộng. Lãnh thổ miền Nam Việt Nam thân yêu ngày một thu nhỏ lại về phía Nam, đất nước như tội đồ bị đưa ra xẻo, từng thớ thịt mất đi, ruột gan chúng tôi theo đó cùng quặn lại. Chúng tôi chỉ muốn bảo vệ tư do chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản và gìn giử lấy quê hương đang có bằng tất cả trái tim nồng cháy tuổi thanh xuân …nhưng lãnh thổ miền Trung bị mất…bây giờ …đến đâu nữa? Trong khi chúng tôi đang miệt mài chiến đấu chống lại xâm lươc của Cộng sản, tại Tân Sơn Nhất một số người đồng đội đã hèn nhát lặng lẻ âm thầm bằng mọi phương tiện… trốn chạy ra nước ngoài trước biến cố lịch sử Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Anh Vũ Đình Long với khuôn mặt hiền hòa, vui tính thường ngày với tất cả mọi người, tuy nhiên đối với bổn phận và trách nhiệm trưởng phi cơ phi vụ hành quân, anh quyết định rất dứt khoát, không bị lung lạc. Vì vậy, khi tiếp cận mục tiêu, đoàn xe địch đang di chuyển về phía Nam, những thiết giáp T 54, chiếc motova… chở đầy quân lính Việt Cộng ngụy trang cành lá cây che chung quanh di chuyển trên đường lộ như một con rắn dài đang tiến về phương Nam. Anh đã quyết định …nghiêng cánh trái máy bay, bay vòng tròn để tọa độ mục tiêu được anh nhìn thấy dễ dàng. Biết rằng nếu hủy diệt đoàn xe này, rồi còn có những đoàn xe khác, anh ấn nút màu đỏ FIRE trên cần lái, tiếng nổ ầm ầm vang lên khi loạt đạn đầu đã trút xuống như để điều chỉnh tác xạ, những ánh lửa lóe sáng của đạn đại liên sáu nòng 7.62mm, rồi tiếp theo một loạt đạn đại bác 20 ly khi chạm đất hay mục tiêu sẽ gây ra tiếng nổ lần thứ hai, tiếng reo hò của anh em phi hành đoàn đang quan sát mục tiêu dưới đất.
-Đẹp lắm! Trúng mục tiêu rồi! Bắn nữa! Bắn tiếp tục!
Lúc này đoàn xe Việt Cộng tản loạn và đã ẩn tất cả vào hai vệ đường, đồng thời địch quân bắt đầu bắn đủ loại súng đạn vào chiếc AC 119 K đang bay ù ù trên bầu trời. Trưởng phi cơ Vũ Đình Long vẫn tiếp tục bám sát mục tiêu, từng loạt đạn kế tiếp anh bắn phủ đầu địch. Như cách đánh một con rắn, anh quyết đập đầu nó trước tiên, sau đó anh sẻ đánh khoảng giữa thân rắn. Anh luôn nhắc nhở phi hành đoàn quan sát bên ngoài phi cơ và cẩn thận quan sát mục tiêu địch quân đang phía dưới mặt đất. Các xạ thủ (gunner) liên tục lắp thêm đạn (load) và sửa chữa nếu thấy súng bị trở ngại tác xạ, anh áp tải (IO) đang đứng cửa phía sau phi cơ quan sát các đạn đạo do quân địch bắn lên, các điều hành viên (Navigators) cũng chú tâm nhìn ra bên ngoài phi cơ theo dõi trận oanh kích Việt Cộng. Quá hăng say với bổn phận mà quên đi những hiểm nguy đang kề cận! Có lẽ mùi thuốc súng, tiếng súng nổ vang rền cả bầu trời đã mê hoặc đưa phi hành đoàn chúng tôi say men chiến thắng như lạc hồn vào mê cung trận. Tất cả phi hành đoàn Tinh Long 7 quên rằng phía chân trời, hừng đông đang dần ló dạng, chiếc máy bay AC 119K như một con chim Đại bàng với đôi cánh sắt khổng lồ, đang gầm thét trên vùng trời khói lửa và đã trở thành mục tiêu dễ dàng cho các xạ thủ phòng không địch.
Bầu trời sáng dần, chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119 K chỉ còn 15 phút nữa chấm dứt trách nhiệm phi vụ Tinh Long 7 trên vùng trời tỉnh Phan Rang và trở về lại căn cứ Tân Sơn Nhất. Bùm! Bùm! Bùm! Tiếng đạn phòng không loại lớn của Việt Cộng đã chạm mạnh vào thân máy bay! Một tiếng nổ thật to kinh hồn làm mọi người bàng hoàng khiếp sợ, phi cơ rùng mình lắc lư, chao mạnh về phía trái như con chim ưng đang bay trên bầu trời bị trúng đạn kêu la thảm thương! Trên phòng lái (carbin), bên phải sau lưng tôi, một lổ thủng to lớn xuyên thằng từ phía dưới lên trên trần phi cơ, tôi thấy cả mây trời trên cao và nhìn xuống thấy mặt đất sâu thăm thẳm như một cái giếng nước, rồi một động cơ chong chóng và một động cơ phản lực toác ra, xăng tuôn ra ào ạt như mưa. Giọng nói trưởng phi cơ Vũ Đình Long hốt hoảng trên máy vô tuyến trên tàu (Inter-phone)
_ Phi cơ bị trúng đạn, tất cả bình tỉnh!
Không ai nói thêm một lời! Tôi cùng anh gồng mình, ghì chặt tay lái, hai chân đạp mạnh vào bàn đạp (rudder) để giử thăng bằng phi cơ. Người cơ phi (Flight Engineer) ngồi phía sau bình tĩnh vói tay phải lên cao nơi có cái nút, khóa (tắt) xăng hai động cơ bên phải. Sức gió thổi mạnh và lạnh buốt tạo nên những âm thanh rin rít rờn rợn nơi lỗ hỏng do viên đạn phòng không của địch xuyên qua, như một trận cuồng phong, quét theo những vật dụng linh tinh trong phòng lái, cuồn cuộn tuôn theo lổ hỏng ra ngoài không gian hun hút. Rất may, không một người phi hành đoàn nào bị thương tích! Chiếc máy bay như một con Diều giấy của trẻ con đang bay cao trên bầu trời chợt đứt dây, mất cao độ, lảo đảo rơi một cách rất nhanh chóng không thể điều khiển bay về căn cứ Tân Sơn Nhất một cách an toàn. Anh ra lệnh cho trung úy Điều hành viên (Navigator) ngồi phía sau vội báo tin khẩn bằng vô tuyến điện tình trạng chiếc Tinh Long 7 đang lâm nạn về phòng Hành quân chiến cuộc Tân Sơn Nhất. Phi cơ như đang rơi từ từ xuống thấp về hướng Nam (Phan Thiết) dọc theo đường biển, phía Tây là dãy núi Trường sơn đang chạy dài về phương Nam, anh quyết định bắt buộc bỏ phi cơ để cứu lấy sinh mạng 10 phi hành đoàn. Anh để lại tín hiệu nhảy dù trên tần số khẩn cấp (Emergency) MAY DAY! MAY DAY! Hy vọng tất cả đơn vị Hải Lục Không quân Việt Nam Cọng Hòa có thể nghe thấy và tìm biết tọa độ máy bay lâm nạn đến tiếp cứu. Anh Vũ Đình Long đã nhìn thấy mặt nước đại dương màu xanh đang ở phía trước hướng Đông không xa lắm, như một tia hy vọng sinh tồn, anh đã ra lệnh theo thứ tự cho tất cả phi hành đoàn chuẩn bị kiểm tra lại cái dù an toàn, cái phao lội nước… trước khi ra cửa sau để nhảy ra ngoài không gian. Anh đã tính toán kỷ lưởng để phi hành đoàn có thể nhảy dù ra và có thể tự điều khiển đáp xuống mặt đất hoặc rất gần bờ biển, và chiếc máy phi cơ vận tải võ trang to lớn này sẽ rơi xuống đáy đại dương thay vì rơi xuống trên mặt đất gây tiếng nổ long trời lở đất, hỏa hoạn gây thiệt hại nhân mạng dân chúng nếu phi cơ rơi vào khu dân cư. Anh đã nhận ra lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trong nắng ban mai của một đơn vị bộ binh địa phương xa xa đâu đó bên dưới cánh phải chiếc máy bay…
_ Tất cả theo thứ tự, nhảy dù thoát thân! Tiếng anh hét vang đanh thép trên inter-phone như một lời cuối cùng trên cõi đời, từ giả đôi cánh bay phi hành, từ giả đời phi công chiến đấu, từ giả phi hành đoàn cuối cùng, từ giả bạn bè, từ giả người thân…cho anh được gởi lời vĩnh biệt tất cả..!
Đã hơn 37 năm qua, tôi đã không còn được nhìn thấy anh, biết thêm những tin tức liên quan đến người chiến sĩ anh hùng không quân vô danh này kể từ giây phút biệt ly, nhưng dáng oai hùng hiên ngang và giọng nói của anh trong giây phút ấy vẩn còn vang mãi trong tâm trí của tôi. Tôi mãi mãi khâm phục tài năng và đức hạnh của anh Vũ Đình Long, trưởng phi cơ phi vụ Tinh Long 7 phi đoàn 821, không đoàn 53 Chiến Thuật, sư đoàn 5 không quân. Anh đã thể hiện tinh thần trách nhiệm & danh dự cao cả của một sĩ quan cấp chỉ huy trẻ tuổi, sẳn sàng hy sinh mạng sống mình đối với tất cả đoàn viên phi hành khi chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119K bị lâm nạn. Chúng tôi đã lần lượt rời khỏi phi cơ, lao người nhào lộn tự do vào không trung tưởng chừng như vô tận. Nhìn thấy chín cái hoa dù đang bay lơ lững trên bầu trời, tôi thở phào nhẹ nhỏm thế là mình đã thoát chết. Gió rất mạnh theo hướng Tây Nam và anh Vũ Đình Long cũng đã nhảy dù ra khỏi tàu sau cùng và vẫn còn lơ lững phía trên cao, bị tác động gió trôi giạt ra xa phía biển. Chiếc vận tải cơ võ trang AC 119K không người điều khiển, cuối cùng rồi lao xuống biển sâu, tạo nên cơn chấn động mạnh trên đại dương Thái Bình, những sóng lớn trắng xóa, rung rinh mặt đất tiếp tục xô nhau tràn vào bờ cát trắng…
Chúng tôi đáp xuống mặt đất nhưng cách nhau không xa và không có thì giờ thăm hỏi nhau, lật đật xếp gọn cái dù cất dấu tạm một nơi nào đó thấy an toàn. Nơi đây dân cư thưa thớt hoặc có lẽ dân chúng cũng đã di tản lánh nạn, chúng tôi suy đoán vùng này thuộc tiểu khu Tuy Phong (Long Hương), giáp ranh Cá Ná, Công ty nước suối Vĩnh Hảo vẫn còn phần đất của Ninh thuận Phan Rang. Chúng tôi như người từ hành tinh khác rơi xuống mặt đất, một tiểu đội lính chiến với khẩu súng ngắn cá nhân, lạc đường, lẩn tránh sự truy kích của Việt Cộng, mất phương hướng, không có tiểu đội trưởng chỉ huy, không ai có bản đồ địa hình, la bàn tìm phương hướng, hay vô tuyến để liên lạc với các đơn vị bộ binh quân bạn gần khu vực xin được tiếp cứu. Khu vực Tuy Phong nằm sát bờ biển Cà-Ná, gần quốc lộ 1 chạy dài uốn cong sát chân dãy núi thấp và nơi đây cũng có đường hỏa xa chạy dọc theo bờ biển Cà Ná nên phong cảnh nơi đây rất đẹp, ngoạn mục. Lúc ấy khoảng gần 7 giờ sáng, thiếu tá Phong, tiểu khu trưởng đã cho một toán lính cùng chiếc xe GMC tìm kiếm chúng tôi khắp nơi trong vùng. May mắn họ đã gặp lại được chúng tôi, phi hành đoàn Tinh Long 7 còn sống sót và chở về tập trung tại Tiểu Khu, đồng thời tiểu khu Tuy Phong cũng cắt cử người chăm sóc những vết thương nhẹ, thuốc men, ăn uống, nghỉ ngơi chờ phương tiện máy bay trực thăng đưa về căn cứ Tân Sơn Nhất. Chúng tôi vẫn lo lắng và chưa biết tin tức trung úy trưởng phi cơ Vũ Đình Long vì công cuộc tìm cứu vẫn còn đang tiếp diễn tại khu vực đã có xuất hiện quân đội Cộng Sản cũng đang săn lùng những người đã nhảy dù khỏi chiếc phi cơ vào lúc ban sáng. Vào khoảng đầu giờ chiều, một ngư dân thả lưới gần bờ đến tiểu khu Tuy Phong báo tin, một người nhảy dù ban sáng rơi xuống biển, họ thấy một số ngư dân cho thuyền ra để cứu nhưng bị toán du kích Việt Cộng trên bờ bắn chặn không cho tiếp cứu. Như vậy anh đã bị Cộng sản sát hại, bị bắt làm tù binh hay đã vùi thân xác nơi đại dương…hay anh đang được ở một nơi đó rất bình yên không còn hận thù?!…cũng không có người nào tai nghe mắt thấy thi thể của cố đại úy Vũ Đình Long. Tất cả phi hành đoàn Tinh Long 7 vô cùng căm tức, bị kích động, bầu trời như tối hẳn, nước mắt tự nhiên rơi vì thương tiếc một người bạn, một người phi công chỉ huy trẻ tuổi, một con chim đã bay lìa tổ ấm phi đoàn Tinh Long 821. Anh ta như con chim đại bàng đơn độc, sa cơ thất thế nơi chiến trường, đã vượt qua những giây phút cực kỳ nguy hiểm thọ thương trên không trung, nhưng giây phút cuối sắp sắp được đoàn tụ với phi hành đoàn, anh đã trực diện với quân thù, thân xác anh lại không thể nào vùng vẫy qua định số tử thần. Ôi, tiếc thương thay!
Như vậy, trung úy trưởng phi cơ Vũ Đình Long đã anh dũng hy sinh trên vùng biển Cà Ná, Phan Rang, biển Thái Bình vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 1975! Thân xác anh đã hòa nhập vào mảnh đất yêu thương, anh là chứng tích, là tuyến đầu, chúng tôi phải nuốt cơn đau mỗi khi nhắc lại tên anh…Xin một nén nhang lòng tưởng niệm vong linh người nằm xuống! Tưởng nhớ đến anh những ngày chờ phi vụ trong câu lạc bộ phi đoàn, bên ly café ngồi với nhau chuyện trò rôm rả hay vài ván bida đang hồi gay cấn, hoặc bàn cờ domino…Chúng tôi còn kể nhau nghe về vui buồn trong cuộc sống, chuyện tiếu lâm hoặc thời sự lai rai…Có một bật mí mà giờ đây tôi xin thổ lộ-không biết phải chăng đây là truyền thuyết không quân. Có hai điều xui cho những phi công, thứ nhất: bay thế (bay giùm bạn, mặc dù mình không có tên trong phi vụ hành quân), thứ hai: mới lấy vợ và vợ đang bầu. Tôi rơi vào trường hợp thứ hai vì vợ tôi lúc ấy đang mang thai hơn 3 tháng. Xin cảm ơn anh, nếu không… đứa con tôi đến nay, có thể mãi mãi không thấy được mặt người cha đã từng đi bay chung với anh! Âu, tất cả cũng là cái số mệnh! Anh Vũ Đình Long, xin anh vui lòng yên nghỉ, chúng tôi những người bạn, những người đã cùng anh hiên ngang đối mặt kẻ thù sẵn sàng quyết chiến mà anh là bằng chứng hùng hồn cho mọi lý giãi. Anh, người chiến sĩ thầm lặng không được lưu danh sổ sách, tuy nhiên trong những người bạn, những người kề vai sát cánh cùng anh trong cuộc chiến luôn mãi khắc ghi tên anh. Bạn bè cùng phi đoàn 821 Tinh Long sẽ mãi nhớ tên chiến công anh, bạn hữu cùng khóa 69A Trung Tâm huấn luyện Không quân Nha Trang luôn vinh danh trong những lần hội ngộ, tượng đài tưởng niệm quân dân cán chính VNCH đã hy sinh vì lý tưởng tự do khắp nơi trên thế giới sẽ được nhắc đến chiến công sáng ngời của anh. Gương anh hùng, lòng quả cảm, danh dự & trách nhiệm của anh không thua kém những anh hùng phi công các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật…trên thế giới thời đệ nhị thế chiến. Chúng tôi những người bạn, những người sát cánh, chung vai góp sức bảo vệ mảnh đất miền Nam yêu thương, nhưng cuối cùng đành phải xuôi tay, mặc cho số phận an bài.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày tủi hờn đau thương cho tất cả quân dân cán chính miền Nam tự do, quân đội VNCH đã bị bức tử, số phận miền Nam Việt Nam đã được định đoạt do các nước Nga, Trung Cộng, Hoa Kỳ… trên bàn hội nghị và các mật ước ký kết với Cộng Sản miền Bắc, đồng minh Hoa Kỳ đã tháo chạy, kéo theo sự sụp đổ của chánh phủ Cộng Hòa Việt Nam… Thế mà đại đa số các cấp lãnh đạo và dân chúng miền Nam không hay biết và tuổi trẻ chúng ta vẫn tiếp tục hy sinh và hăng say chiến đấu để bảo vệ tiền đồn chủ nghĩa tự do.
Sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975, thêm một phi hành đoàn Tinh Long 7 nữa cũng đã tử nạn ngay trên bầu trời căn cứ Tân Sơn Nhất bởi hỏa tiễn tầm nhiệt của Việt Cộng, nhiều nhân viên trong phi đoàn 821 đã khóc òa khi chứng kiến cánh trái phi cơ nổ trên không trung, rồi một người rơi ra ngoài cửa sau, ngọn lửa đã bám theo cái dù vừa chợt bung ra… chiếc phi cơ vận tải võ trang AC 119K đã đâm nhào xuống mang theo tất cả thân xác phi hành đoàn còn lại vào lòng đất... Ô, thật là đau buồn! Sau đó, không quân Tân Sơn Nhất tháo chạy, phi đoàn Tinh Long 821 tan tác, mạnh ai nấy lo thoát thân, giả từ vũ khí…! Người thì ngơ ngác bay đến phương trời xa lạ, đất khách quê người, tha phương cầu thực, kẻ thì bỏ xác thân trên bước đường hốt hoảng di tản, rồi vượt biển, băng rừng, lội suối …biết bao hiểm nguy phải trả giá bằng nhiều sinh mạng trốn chạy Cộng sản để tìm tự do. Người ở lại quê hương sống cảnh đói rét, lao động khổ sai nơi chốn ngục tù Cộng Sản. Tài sản bị chúng tước đoạt, vợ con gia đình bị đe dọa, theo dõi ngày đêm, cuộc sống sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 như đang sống dưới gông cùm Cộng Sản. Câu nói mộc mạc năm xưa của tổng thống Nguyễn văn Thiệu bổng nhiên trở thành chân lý cho người miền Nam Việt Nam khi so sánh chế độ hai miền Nam Bắc,”Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà nhìn kỹ những gì cộng sản làm! “
Đinh Soạn 6/2012
Chú thích: Bài viết này được viết lại bởi TRÌNH ĐẾ ĐÁNG do những ý chính của bạn ĐINH SOẠN hiện đang còn ở quê nhà.
Biên Hùng chuyển