Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tổ chức Lực lượng và Lãnh thổ Quân Đoàn IV và Quân Khu 4
Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 là một đại đơn vị trấn giữ đồng bằng sông Cửu Long, trách nhiệm một Vùng Chiến Thuật có lãnh thổ trải dài trên 16 tỉnh từ Định Tường (Mỹ Tho) tới An Xuyên (Cà Mâu) dọc theo bờ biển miền cực Nam của Việt Nam Cộng Hòa sát tới biên giới Căm Bốt. Đây cũng là vùng lãnh thổ rộng lớn nhất, phì nhiêu và đông dân cư nhất (khoảng trên 6 triệu người).
Dù trong thời chiến, Cộng Sản phá phách nhiều nơi, nhưng số lượng sản xuất lúa gạo, gia súc, hải sản v.v... hàng năm vẫn dư thừa để cung cấp cho thủ đô Sài Gòn và các vùng phụ cận. Mỗi tháng một lần, Quân Đoàn và Quân Khu tổ chức họp các Tư Lệnh Sư Đoàn, các Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, các cấp chỉ huy đơn vị để lo về việc “bình định phát triển” để kiểm tra và rút ưu khuyết điểm về các chỉ tiêu đã hoạt định hàng tháng về thu mua lúa gạo, heo, gà, vịt, cá v.v... cung cấp cho thủ đô Sài Gòn, đồng thời cũng đề ra các kế hoạch và chỉ tiêu mới cần thực hiện trong tương lai.
Tổ chức Lãnh Thổ .
Vùng lãnh thổ gồm 16 tỉnh và Đặc Khu Phú Quốc thuộc Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 trách nhiệm, gọi chung là Vùng 4 Chiến Thuật được chia thành 3 Khu Chiến Thuật giao cho 3 Sư Đoàn trách nhiệm hành quân diệt địch:
1.Khu Chiến Thuật Tiền Giang do Sư Đoàn 7 Bộ Binh đảm trách gồm 5 tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Kiến Tường, Kiến Hòa, Gò Công và Sa Đéc.
2.Khu Chiến Thuật Hậu Giang do Sư Đoàn 9 Bộ Binh đảm trách gồm 5 tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiến Phong và Châu Đốc.
3.Khu Chiến Thuật 41 do Sư Đoàn 21 Bộ Binh đảm trách gồm 6 tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên và Kiên Giang.
4.Đặc Khu Phú Quốc do Bộ Tư Lệnh Đặc Nhiệm Hải Quân phụ trách tăng cường thêm 1 Tiểu Đoàn Quân Cảnh, 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân.
Tổ Chức Lực Lượng .
1.Các đơn vị chính qui:
Ba Sư Đoàn 7, 9 và 21 Bộ Binh
Sư Đoàn 4 Không Quân
Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi
Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ
Lữ Đoàn 4 Thiết Giáp
Bộ Chỉ Huy Pháo Binh (yểm trợ lãnh thổ)
Liên Đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu
Liên Đoàn 4 Công Binh Kiến Tạo
Liên Đoàn 4 Truyền Tin
Liên Đoàn 4 Vận Tải
Liên Đoàn 74 Quân Y
Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận
Sở 4 An Ninh Quân Đội
Sở 4 Hành Chánh Tài Chánh
Sở 4 Cảnh Sát Quốc gia
Tiểu Đoàn 4 Quân Cảnh
Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng
Trung Tâm 4 Tuyển Mộ và Nhập Ngũ
Đơn Vị 4 Quản Trị Địa Phương
Trung Tâm Hồi Lực
Trung Tâm Trắc Nghiệm Tâm Lý
Quân Y Viện Phan Thanh Giản
Các Sở Tuyên Úy (Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành)
Các đơn vị và đại đội thuộc các binh chủng binh sở
chuyên môn lo về các kho Quân Cụ, Quân Trang, Đạn
Dược, Xăng Nhớt v.v...
2.Địa Phương Quân và Nghĩa Quân: Quân Khu 4 còn được trang bị một lực lượng đông đảo các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đặt thuộc quyền các Tiểu Khu sử dụng gồm:
- 144 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân
- Trên 1,000 Trung Đội Nghĩa Quân
Tùy tình hình an ninh địa phương, các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân và các Trung Đội Nghĩa Quân được giao cho các Tiểu Khu sử dụng hành quân hoặc đóng đồn những nơi xung yếu, khắp vùng lãnh thổ Quân Khu 4. Tổng số các đơn vị Chủ Lực và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 khoảng gần 150,000 quân lúc bấy giờ.
Tình hình địch .
Trên bình diện lãnh thổ, Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 tương đương với Quân Khu 8 và 9 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam dưới sự chỉ đạo của Trung Ương Cục Miền Nam của Cộng Sản. Quân khu 8 gồm hai trung đoàn Đồng Tháp 1, 2 và Quân khu 9 có hai trung đoàn D-1, D-2 Chủ Lực Miền. Mỗi tỉnh có một tiểu đoàn Cơ Động Tĩnh cũng gần tương đương với số lượng Tỉnh của VNCH cọng thêm các đại đội địa phương Huyện và du kích Xã. Ngoài ra, khi tình hình biến chuyển sôi động, địch được tăng cường thêm 2 sư đoàn Công Trường 5, 9 mà bản doanh đặt sâu trong lãnh thổ Căm Bốt cho mặt trận Quân Khu 8, gây áp lực cho các tỉnh Hậu Nghĩa, Long An và Định Tường dọc theo Quốc Lộ 4, con đường giao thông huyết mạch, và sư đoàn Nông Trường 101 cho mặt trận biên giới Việt-Miên vùng Thất Sơn-Ba Chúc.
Vào thời điểm này, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thị cho Trung Ương Cục Miền Nam qua Nghị Quyết 14 là sau khi đánh chiếm vùng rừng núi, tấn công về miền đồng bằng, sau đó phối hợp với địa phương và quần chúng tiến tới bao vây thành thị dứt điểm toàn miền Nam Việt Nam, chiếm đóng toàn diện lãnh thổ để thống nhất đất nước.
Những quyết định cuối cùng .
Tình hình sôi động khắp nơi mỗi ngày một tăng từ khi mất Ban Mê Thuột, rút quân ra khỏi Cao Nguyên, khỏi miền Trung cho tới trận đánh Long Khánh. Trong các buổi họp tham mưu, tướng Nam vẫn tuyên bố: “Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 chưa mất một tấc đất, quân số và vũ khí còn nguyên vẹn.” Ông nói: “Chúng ta cứ bình tĩnh chiến đấu, không phải chạy đi đâu cả.” Ông cũng ra lệnh Bộ Tham Mưu, tùy theo phần hành khẩn cấp:
1.Chuẩn bị nhà cửa tại Trại Cửu Long để có thể nhận Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH di tản từ Sài Gòn xuống.
2.Biến Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn thành một lực lượng đồng nhất. Các đơn vị sẽ được tổ chức theo lối “tứ-tứ-chế”, nghĩa là 1 trung đội có 4 tiểu đội, 1 tiểu đoàn có 4 đại đội, 1 sư đoàn có 4 trung đoàn. Lập kế hoạch đôn quân, thành lập thêm 4 Trung Đoàn Tân Lập 60, 61, 62, 63 rút quân từ các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân.
3.Dự trù di chuyển 1 hay 2 Lữ Đoàn Dù và một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vừa rút ở miền Trung về.
4.Chuẩn bị tiếp đón các quân binh chủng rút từ miền Trung về. Tập trung tại Khu Kỹ Nghệ Trà Nóc để sẵn sàng sử dụng (khoảng 6,000 người).
5.Thả tất cả các cấp chỉ huy quân sự Hòa Hảo bị tạm giam lúc trước ra và đưa họ về tái lập các đơn vị, trang bị họ như chủ-lực-quân, để họ tự bảo vệ làng xóm Hòa Hảo khi có địch.
6.Sẽ thả tất cả các thường phạm và lao công đào binh bị giam, địa phương nào trả về địa phương nấy, sung vào hàng ngũ chiến đấu.
7.Sửa sân bay Trà Nóc cho chiến đấu cơ F5E đáp.
8.Cho tàu lên Sài Gòn chở đạn, xăng, dầu về.
9.Ra Phú Quốc tiếp nhận đồng bào di tản từ miền Trung vào, thiết lập lều tạm trú, tiếp tế thực phẩm và bảo vệ an ninh cho họ.
10.Nghe nói đã có lệnh cho các tỉnh lên Sài Gòn đem tiền từ kho bạc Trung Ương về trữ tại kho bạc các tỉnh v.v...
Tổng hợp với sự giúp đỡ của:
Cựu Đại Tá Lê Nguyên Bình,
nguyên là Trưởng Phòng 2 Bộ Tư Lệnh QĐIV-QK4.
Cựu Trung Tá Phạm Trung Nghĩa,
nguyên là Trưởng Phòng Tổng Quản Trị QĐIV-QK4.Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tổ chức Lực lượng và Lãnh thổ Quân Đoàn IV và Quân Khu 4
Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 là một đại đơn vị trấn giữ đồng bằng sông Cửu Long, trách nhiệm một Vùng Chiến Thuật có lãnh thổ trải dài trên 16 tỉnh từ Định Tường (Mỹ Tho) tới An Xuyên (Cà Mâu) dọc theo bờ biển miền cực Nam của Việt Nam Cộng Hòa sát tới biên giới Căm Bốt. Đây cũng là vùng lãnh thổ rộng lớn nhất, phì nhiêu và đông dân cư nhất (khoảng trên 6 triệu người).
Dù trong thời chiến, Cộng Sản phá phách nhiều nơi, nhưng số lượng sản xuất lúa gạo, gia súc, hải sản v.v... hàng năm vẫn dư thừa để cung cấp cho thủ đô Sài Gòn và các vùng phụ cận. Mỗi tháng một lần, Quân Đoàn và Quân Khu tổ chức họp các Tư Lệnh Sư Đoàn, các Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, các cấp chỉ huy đơn vị để lo về việc “bình định phát triển” để kiểm tra và rút ưu khuyết điểm về các chỉ tiêu đã hoạt định hàng tháng về thu mua lúa gạo, heo, gà, vịt, cá v.v... cung cấp cho thủ đô Sài Gòn, đồng thời cũng đề ra các kế hoạch và chỉ tiêu mới cần thực hiện trong tương lai.
Tổ chức Lãnh Thổ .
Vùng lãnh thổ gồm 16 tỉnh và Đặc Khu Phú Quốc thuộc Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 trách nhiệm, gọi chung là Vùng 4 Chiến Thuật được chia thành 3 Khu Chiến Thuật giao cho 3 Sư Đoàn trách nhiệm hành quân diệt địch:
1.Khu Chiến Thuật Tiền Giang do Sư Đoàn 7 Bộ Binh đảm trách gồm 5 tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Kiến Tường, Kiến Hòa, Gò Công và Sa Đéc.
2.Khu Chiến Thuật Hậu Giang do Sư Đoàn 9 Bộ Binh đảm trách gồm 5 tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiến Phong và Châu Đốc.
3.Khu Chiến Thuật 41 do Sư Đoàn 21 Bộ Binh đảm trách gồm 6 tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên và Kiên Giang.
4.Đặc Khu Phú Quốc do Bộ Tư Lệnh Đặc Nhiệm Hải Quân phụ trách tăng cường thêm 1 Tiểu Đoàn Quân Cảnh, 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân.
Tổ Chức Lực Lượng .
1.Các đơn vị chính qui:
Ba Sư Đoàn 7, 9 và 21 Bộ Binh
Sư Đoàn 4 Không Quân
Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi
Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ
Lữ Đoàn 4 Thiết Giáp
Bộ Chỉ Huy Pháo Binh (yểm trợ lãnh thổ)
Liên Đoàn 4 Công Binh Chiến Đấu
Liên Đoàn 4 Công Binh Kiến Tạo
Liên Đoàn 4 Truyền Tin
Liên Đoàn 4 Vận Tải
Liên Đoàn 74 Quân Y
Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận
Sở 4 An Ninh Quân Đội
Sở 4 Hành Chánh Tài Chánh
Sở 4 Cảnh Sát Quốc gia
Tiểu Đoàn 4 Quân Cảnh
Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng
Trung Tâm 4 Tuyển Mộ và Nhập Ngũ
Đơn Vị 4 Quản Trị Địa Phương
Trung Tâm Hồi Lực
Trung Tâm Trắc Nghiệm Tâm Lý
Quân Y Viện Phan Thanh Giản
Các Sở Tuyên Úy (Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành)
Các đơn vị và đại đội thuộc các binh chủng binh sở
chuyên môn lo về các kho Quân Cụ, Quân Trang, Đạn
Dược, Xăng Nhớt v.v...
2.Địa Phương Quân và Nghĩa Quân: Quân Khu 4 còn được trang bị một lực lượng đông đảo các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đặt thuộc quyền các Tiểu Khu sử dụng gồm:
- 144 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân
- Trên 1,000 Trung Đội Nghĩa Quân
Tùy tình hình an ninh địa phương, các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân và các Trung Đội Nghĩa Quân được giao cho các Tiểu Khu sử dụng hành quân hoặc đóng đồn những nơi xung yếu, khắp vùng lãnh thổ Quân Khu 4. Tổng số các đơn vị Chủ Lực và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 khoảng gần 150,000 quân lúc bấy giờ.
Tình hình địch .
Trên bình diện lãnh thổ, Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 tương đương với Quân Khu 8 và 9 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam dưới sự chỉ đạo của Trung Ương Cục Miền Nam của Cộng Sản. Quân khu 8 gồm hai trung đoàn Đồng Tháp 1, 2 và Quân khu 9 có hai trung đoàn D-1, D-2 Chủ Lực Miền. Mỗi tỉnh có một tiểu đoàn Cơ Động Tĩnh cũng gần tương đương với số lượng Tỉnh của VNCH cọng thêm các đại đội địa phương Huyện và du kích Xã. Ngoài ra, khi tình hình biến chuyển sôi động, địch được tăng cường thêm 2 sư đoàn Công Trường 5, 9 mà bản doanh đặt sâu trong lãnh thổ Căm Bốt cho mặt trận Quân Khu 8, gây áp lực cho các tỉnh Hậu Nghĩa, Long An và Định Tường dọc theo Quốc Lộ 4, con đường giao thông huyết mạch, và sư đoàn Nông Trường 101 cho mặt trận biên giới Việt-Miên vùng Thất Sơn-Ba Chúc.
Vào thời điểm này, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thị cho Trung Ương Cục Miền Nam qua Nghị Quyết 14 là sau khi đánh chiếm vùng rừng núi, tấn công về miền đồng bằng, sau đó phối hợp với địa phương và quần chúng tiến tới bao vây thành thị dứt điểm toàn miền Nam Việt Nam, chiếm đóng toàn diện lãnh thổ để thống nhất đất nước.
Những quyết định cuối cùng .
Tình hình sôi động khắp nơi mỗi ngày một tăng từ khi mất Ban Mê Thuột, rút quân ra khỏi Cao Nguyên, khỏi miền Trung cho tới trận đánh Long Khánh. Trong các buổi họp tham mưu, tướng Nam vẫn tuyên bố: “Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 chưa mất một tấc đất, quân số và vũ khí còn nguyên vẹn.” Ông nói: “Chúng ta cứ bình tĩnh chiến đấu, không phải chạy đi đâu cả.” Ông cũng ra lệnh Bộ Tham Mưu, tùy theo phần hành khẩn cấp:
1.Chuẩn bị nhà cửa tại Trại Cửu Long để có thể nhận Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH di tản từ Sài Gòn xuống.
2.Biến Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn thành một lực lượng đồng nhất. Các đơn vị sẽ được tổ chức theo lối “tứ-tứ-chế”, nghĩa là 1 trung đội có 4 tiểu đội, 1 tiểu đoàn có 4 đại đội, 1 sư đoàn có 4 trung đoàn. Lập kế hoạch đôn quân, thành lập thêm 4 Trung Đoàn Tân Lập 60, 61, 62, 63 rút quân từ các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân.
3.Dự trù di chuyển 1 hay 2 Lữ Đoàn Dù và một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vừa rút ở miền Trung về.
4.Chuẩn bị tiếp đón các quân binh chủng rút từ miền Trung về. Tập trung tại Khu Kỹ Nghệ Trà Nóc để sẵn sàng sử dụng (khoảng 6,000 người).
5.Thả tất cả các cấp chỉ huy quân sự Hòa Hảo bị tạm giam lúc trước ra và đưa họ về tái lập các đơn vị, trang bị họ như chủ-lực-quân, để họ tự bảo vệ làng xóm Hòa Hảo khi có địch.
6.Sẽ thả tất cả các thường phạm và lao công đào binh bị giam, địa phương nào trả về địa phương nấy, sung vào hàng ngũ chiến đấu.
7.Sửa sân bay Trà Nóc cho chiến đấu cơ F5E đáp.
8.Cho tàu lên Sài Gòn chở đạn, xăng, dầu về.
9.Ra Phú Quốc tiếp nhận đồng bào di tản từ miền Trung vào, thiết lập lều tạm trú, tiếp tế thực phẩm và bảo vệ an ninh cho họ.
10.Nghe nói đã có lệnh cho các tỉnh lên Sài Gòn đem tiền từ kho bạc Trung Ương về trữ tại kho bạc các tỉnh v.v...
Tổng hợp với sự giúp đỡ của:
Cựu Đại Tá Lê Nguyên Bình,
nguyên là Trưởng Phòng 2 Bộ Tư Lệnh QĐIV-QK4.
Cựu Trung Tá Phạm Trung Nghĩa,
nguyên là Trưởng Phòng Tổng Quản Trị QĐIV-QK4.Sinh Tồn chuyển